Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NHỮNG vấn đề lý LUẬN cơ bản xây DỰNG PHÁP LUẬT về PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH và NĂNG LƯỢNG tái tạo ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.44 KB, 35 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN XÂY DỰNG PHÁP
LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀ
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở
VIỆT NAM


- Khái niệm
Thời gian qua, trên thế giới hay ở Việt Nam đề cập nhiều
về nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng
xanh hay năng lượng bền vững. Ưu điểm của các nguồn năng
lượng là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm,
không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng
lượng và thay thế cho năng lượng hóa thạch trong tương lai.
Năng lượng sạch mang tính khoa học và được quan niệm theo
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các tên gọi khác như năng
lượng tái tạo, năng lượng xanh, năng lượng mới, năng lượng
bền vững đều có chung một cách hiểu như vậy. Trong công
trình này các cụm từ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,
năng lượng xanh đều được sử dụng và cần được hiểu là có
cùng nội hàm như nhau.
Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được
hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai
thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con
người thì vô hạn. Vô hạn ở đây có hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà
không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (ví
dụ như năng lượng Mặt trời).



Nghĩa thứ hai: là năng lượng tụ tái tạo trong thời gian
ngắn và liên tục (ví dụ năng lượng sinh khối) trong các quy
trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái đất.
Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không tự nhiên sinh
ra mà trước tiên là do mặt trời mang lại và được biển đổi
thành các dạng năng lượng hay các vật mang năng lượng khảc
nhau. Tùy theo từng trường hợp mà năng lượng này được sử
dụng ngay tức khắc hay được tạm thời dự trữ dưới một dạng
nào đó.
Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thông
thường là dùng để chi các chu kỳ tái tạo mà đối với con người
là ngắn đi rất nhiều (thí dụ như khí sinh học so với năng
lượng hóa thạch). Trong cảm giác về thời gian của con người
thì mặt trời sẽ còn là một nguồn cung cấp năng lượng trong
một thời gian gần như là vô tận. Mặt trời cũng là nguồn cung
cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong
bầu sinh quyển Trái đất. Những quy trình này có thể cung cấp
năng lượng cho con người và cũng mang lại những cái gọi là
nguyên liệu tái tăng trưởng. Luồng gió thổi, dòng nước chảy
và nhiệt lượng cùa mặt trời đã được con người sử dụng từ rất
lâu trong quá khứ cho đến khi phát hiện ra than đá, dầu mỏ,


khí đốt thì những nguồn năng lượng nói trên ít được đề cập
đến nữa.
Ở Việt Nam, khái niệm năng lượng sạch (hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm cả năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, năng
lượng bền vững) được quy định ở nhiều văn bản, tài liệu.
Đứng ở nhiều góc độ mà cách tiếp cận có thể khác nhau
nhưng không sai lệch về bản chất của cùng một đối tượng.

Trong khoa học pháp lý:
Khoản 1, Điều 43 Luật bảo vệ môi trường năm 2014
được hiểu: Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác
từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên
liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả
năng tái tạo khác.
Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 được hiểu:
1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng
thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài
nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.
2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí
than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên
năng lượng khác không có khả năng tái tạo.
3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió,
ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài
nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.


Khoản 13, Điều 2 Quyết định số 18/2008/QĐ-BTC ngày
18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ công thương quy định về biểu
giá chi phí tránh được cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng
năng lượng tái tạo, được hiểu: Năng lượng tái tạo là năng
lượng được sản xuất từ các nguồn thủy điện nhỏ, gió, mặt
trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, khí chôn lấp rác thải, khí
của các nhà máy sử lý rác thải và khí sinh học.
Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày
14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ
môi trường, được hiểu: Sản xuất năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo là việc sản xuất năng lượng từ sử dụng sức gió,

ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt.
Năng lượng sạch là năng lượng được sản xuất trên cơ
sở chuyển hoá từ các nguồn năng lượng sơ cấp tái tạo, ít tác
động tiêu cực đến môi trường như thuỷ năng, năng lượng gió,
năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ
triều, nhiên liệu sinh học... Năng lượng sạch cũng là năng
lượng được sản xuất, cung cấp từ các nguồn năng lượng sơ
cấp hóa thạch (than đá, sản phẩm dầu, khí đốt) và hạt nhân
trên cơ sở sử dụng công nghệ chuyển hoá năng lượng là công
nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường hay bảo vệ môi
trường; đồng thời, quá trình sản xuất, cung cấp năng lượng


được tiến hành trong điều kiện đảm bảo thực hiện nghiêm
ngặt công tác quản lý tác động môi trường, tổ chức hoạt động
có hiệu quả cao hệ thống giám sát, kiểm soát, phòng ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm và các tác động tiêu cực khác đến môi
trường [120].
Các định nghĩa trên mang tính nguồn gốc vì việc xác
định xét theo nguồn của năng lượng (như gió, mặt trời...),
điều này khó điều chỉnh khi phát sinh thêm dạng năng lượng
mới trong tương lai. Cùng một đối tượng nhưng khái niệm về
năng lượng sạch của nhiều quốc gia còn khác nhau. Một số
nước xác định năng lượng sạch theo căn cứ vào kết quả sử
dụng. Ví dụ Luật số 2005-781 ngày 13/1/2005 về năng lượng
của Pháp xác định, năng lượng là năng lượng sạch nếu nó cho
phép hạn chế tiếng ồn, không gây nhiễu loạn thủy năng, phá
hỏng cảnh quan, gây ra bức xạ và làm giảm thải khí nhà
kính...
Như vậy có thể hiểu, ngay trong cùng một hệ thống điều

chỉnh pháp lý các khái niệm đưa rất khác nhau và chưa hoàn
toàn đầy đủ nghĩa theo nội hàm “Năng lượng sạch”. Từ việc
đưa ra khái niệm không chính xác, không bao quát nên việc
xây dựng văn bản pháp luật của Nhà nước do vậy chưa thống


nhất, có nhiều mâu thuẫn, cần phải được hệ thống lại và thống
nhất trong áp dụng để đảm bảo pháp luật đi vào thực tế có
hiệu quả.
Theo quan điểm của tác giả, dù tiếp cận bằng cách này
hay cách khác nguồn năng lượng đó không gây ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước, không ảnh hưởng đến môi
trường sống, bảo vệ môi trường, cảnh quan và hệ sinh thái
được coi là năng lượng sạch.
- Một số dạng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo chủ
yếu
Cho đến ngày nay, con người đã tìm ra được rất nhiều
các nguồn năng nượng thay thế cho nguồn năng lượng hóa
thạch. Xét về lợi ích mà chúng đem lại ta có thể phân loại
năng lượng sạch và năng lượng tái tạo thành các dạng cơ bản
sau:
- Pin nhiêu liệu
Pin nhiên liệu là một thiết bị điện hoá mà trong đó biến
đổi hoá năng thành điện năng nhờ quá trình oxy hoá nhiên
liệu, mà nhiên liệu thường dùng ở đây là khí H 2 và khí O2
hoặc không khí. Quá trình biến đổi năng lượng trong pin


nhiên liệu ở đây là trực tiếp từ hoá năng sang điện năng theo
phản ứng H2 + O2 = H2O + dòng điện, nhờ có tác dụng của

chất xúc tác, thường là các màng platin nguyên chất hoặc hỗn
hợp platin, hoặc các chất điện phân như kiềm, muối Cacbonat,
Oxit rắn ... thực chất nó là một loại pin điện hoá. Người ta
phân loại các pin nhiên liệu theo chất điện phân, điện cực và
các chất xúc tác trong pin nhưng nguồn nguyên liệu vẫn chỉ là
H2 và O2 trên không khí. Trước đây người ta dùng khí H 2 để
biến đổi thành nhiệt năng dưới dạng đốt cháy, sau đó từ nhiệt
năng sẽ biến đổi thành cơ năng qua các tua bin khí và các tua
bin đó dẫn động các máy phát điện để biến đổi thành dòng
điện, với biến đổi gián tiếp như vậy thì hiệu suất của quá trình
sẽ thấp. Từ đó ta dễ dàng so sánh quá trình biến đổi trực tiếp
trong pin nhiên liệu là có hiệu suất rất cao.
Pin nhiên liệu sẽ có thể nắm giữ vai trò chủ đạo trong
viễn cảnh nguồn năng lượng của thế giới trong tương lai.
Những đặc điểm ưu việt của nó như hiệu suất cao, ổn định
lớn, độ phát xạ thấp, không gây ồn, không gây ô nhiễm môi
trường.


- Năng lượng mặt trời
Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ
điện từ xuất phát từ Mặt Trời, cộng với một phần nhỏ năng
lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao này.
Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng
hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm
nữa [126].
Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi
phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử
dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin
mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa

thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế,
đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế
những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt.
Đối với cuộc sống của loài người, năng lượng Mặt Trời
là một nguồn năng lượng tái tạo quý báu. Tuy nhiên hiện nay,
ứng dụng năng lượng mặt trời còn gặp một số khó khăn như:
Đầu tư chi phí lớn, cần nhiều không gian để đặt tấm năng
lượng mặt trời, phụ thuộc vào vị trí của mặt trời, bị ảnh hưởng
bởi sự hiện diện của các đám mây.
- Năng lượng gió


Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển
trong bầu khí quyển Trái Đất. Tài nguyên năng lượng gió là
nguồn năng lượng mới và phát triển mạnh nhất trên thế giới
trong thời đại ngày nay. Năng lượng gió được chuyển đổi
thành điện năng nhờ các tuốc bin gió và được chế tạo với tuổi
thọ cao hơn phù hợp với điều kiện khắc nghiệt. Loại năng
lượng này không tạo ra chất thải ô nhiễm môi trường, vì vậy
việc tận dụng lượi thế tại những khu vực có lưu lượng gió ổn
định để phát triển các nhà máy phong điện sẽ là lời giải cho
bài toán năng lượng và môi trường trong thời gian tới. Vì vậy,
phát triển năng lượng gió biển Việt Nam hướng tới mục tiêu
giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, là một trong những giải
pháp được đánh giá là khả thi hiện nay. Tuy nhiên, trong quá
trình khai thác gây ra tiếng ồn, đồng thời yêu cầu chi phí khá
cao, lệ thuộc vào tự nhiên, nên nhiều nhà đầu tư vẫn còn băn
khoăn khi đầu tư vào dạng năng lượng này.
Ở nước ta, lĩnh vực điện gió còn khá mới mẻ với các nhà
đầu tư. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại cũng có một số

lượng nhật định (khoảng 50) dự án điện gió đăng kí trên toàn
bộ lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở miền Trung. Chúng
ta có thể kể tới một số dự án điện gió tiêu biểu: Dự án điện
gió ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã


hoàn thiện giai đoạn 1 và nối lưới quốc gia tháng 3/2011; Trên
đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, dự án điện gió lai tạo với máy
phát điện diesel của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (thuộc
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam); Tại Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có dự án điên gió do Công ty EAB Cộng hòa Liên
bang Đức làm chủ đầu tư; tại tỉnh Bạc Liêu có dự án điện gió
thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Công Lý [82].
- Năng lượng sinh khối.
Sinh khối bao gồm cây cối tự nhiên, cây trồng công
nghiệp, tảo và các loài thực vật khác hoặc là những bã nông
nghiệp và lâm nghiệp. Sinh khối cũng bao gồm cả những vật
chất được xem như chất thải từ các hoạt động xã hội con
người, chất thải từ quá trình sản xuất thức ăn nước uống, bùn,
nước cống, phân bón, sản phẩm phụ gia (hữu cơ) công nghiệp
(industrial by-product) và các thành phần hữu cơ của chất thải
sinh hoạt.
Các nguồn sinh khối được chuyển thành các dạng năng
lượng khác như điện năng, nhiệt năng, hơi nước và nhiên liệu
qua các phương pháp chuyển hóa như đốt trực tiếp và turbin
hơi, phân hủy yếm khí (anaerobic digestion), đốt kết hợp (cofiring), khí hóa (gasification) và nhiệt phân (pyrolysis).


Có thể nói, năng lượng sinh khối tiềm năng rất lớn. Có
thể phân ra thành ba dạng chủ yếu:
Một là: Năng lượng sinh khối rắn, bao gồm cây cối, chất

sơ gỗ chất thải gỗ thành thị, chất thải rắn đô thị có khả năng
phân hủy và hóa nhiệt thông qua đốt.
Hai là: Năng lượng sinh khối khí, nguồn năng lượng này
được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế thải sinh hoạt.
Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể
chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí sinh học (biogas). Khí
sinh học là một hỗn hợp khí, trong đó thành phần chủ yếu là
khí Mêtan (CH4), được sản sinh ra từ sự phân huỷ những chất
hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí.
Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất, phần còn lại của các chất
hữu cơ được sử dụng để làm phân bón.
Nguyên liệu dùng để sản xuất khí sinh học được chia
làm 2 loại: Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: Các nguyên
liệu thực vật gồm phụ phẩm cây trồng như rơm rạ, thân lá
ngô, khoai, đậu…và loại cây xanh hoang dại như: bèo, các
cây cỏ sống ở dưới nước. Nguyên liệu có nguồn gốc từ động
vật: Các loại phân và phân gia súc, gia cầm là phổ biến. Vì đã
được xử lý trong bộ máy tiêu hoá nên phân dễ phân huỷ và
nhanh chóng cho khí sinh học.


Ở quy mô của một gia đình có thể dùng khí này để đun
nấu, ở quy môn lớn hơn có thể dùng để sản xuất hơi nước
hoặc trộn với khí tự nhiên trong mạng phân phối khí đốt của
thành phố. Phương pháp này cũng là một phương pháp xử lý
rác thải trong khu dân cư.
Ba là: Năng lượng sinh khối lỏng, là sự chuyển hóa năng
lượng sinh khối trong chất bã nông nghiệp. Gồm:
Xăng sinh học (Gasohol): Bao gồm Bio-metanol, Bioethanol, Bio-butanol... Trong số các dạng xăng sinh học này,
Bio-ethanol là loại nhiên liệu sinh học thông dụng nhất hiện

nay trên thế giới vì có khả năng sản xuất ở quy mô công
nghiệp từ nguyên liệu chứa đường như mía, củ cải đường và
nguyên liệu chứa tinh bột như ngũ cốc, khoai tây, sắn...
Diesel sinh học (BiọDiesel): Diesel sinh học có thể sử
dụng thay thế cho diesel vì nó cỏ tính chất tương đương với
nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu
mỏ mà được sản xuất từ dầu thực vật hay mỡ động vât bằng
phản ứng chuyển hóa este (transestérification). Các chất dấu
[còn gọi là fatty acid methyl (hay ethyl) ester (FARME)] trộn
với sodium hydroxide và methanol (hay ethanol) tạo ra dấu
diesel sinh học và glycerine bằng phản ứng chuyến hóa este.
Ethanol (hoặc là cồn ethyl): Ethanol là nhiên liệu dạng
lỏng, không màu, trong suốt, dễ cháy. Ethanol được dùng như


phụ gia cho xăng, với mục đích tăng chỉ số octane và giảm
khỉ thải hiệu ứng nhà kính. Ethanol tan trong nước và phân
hủy sinh học được. Ethanol được sản xuất từ sinh khối có
thành phần cellulose cao (như bắp), qua quá trình lên men tại
lò khô hoặc lò ướt. Tại cả hai lò này, bã men được sản xuất và
cung cấp cho gia súc tại các nông trại [127].
Năng lượng sinh khối là một nguồn năng lượng hấp dẫn
bởi đây là một nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo,
nếu chúng ta có thể bảo đảm được tốc độ trồng cây thay thế,
phân bố đồng đều, có thể được khai thác mà không cần đòi
hỏi đến các kỹ thuật hiện đại phức tạp và tốn kém. Nó tạo ra
cơ hội cho các địa phương, tự bảo đảm cho mình nguồn cung
cấp năng lượng một cách độc lập. Do đó nó vừa giảm lượng
rác thải vừa làm phân bón hữu cơ có ích.
-Năng lượng từ đại dương

-Nguồn năng lượng từ sóng biển
Sóng biển chứa đựng nguồn năng lượng rất lớn. Gió thổi
trên mặt biển tạo ra những con sóng không ngừng. Phương
pháp tạo ra dòng điện từ sóng biển là dùng máy phát điện đặt
nổi trên mặt biển như một cái bơm đặt nằm ngang, pít-tông
nối liền với phao, tùy theo sóng biển lên xuống mà píttông


cũng chuyển động lên xuống, biến động lực của sóng biển
thành động lực của không khí bị nén. Không khí bị nén dưới
áp suất cao phụt qua miệng phun của tuabin làm cho máy phát
điện hoạt động. Khi đó, năng lượng của sóng biển đã chuyển
thành điện năng. Phát điện bằng năng lượng sóng biển không
tốn một chút năng lượng khởi động nào, lại không gây ô
nhiễm môi trường, do đó nó là một nguồn năng lượng sạch,
hy vọng sẽ giúp giải quyết nguy cơ thiếu năng lượng của toàn
thế giới.
-Nguồn năng lượng từ thủy triều
Năng lượng thủy triều của toàn thế giới theo các nhà
khoa học ước chừng khoảng 3 tỷ kw. Nguyên lý phát điện
thủy triều tương tự như nguyên lý phát điện thủy lực, tức là
lợi dụng sự chênh lệch mức nước triều lên xuống để làm quay
động cơ và máy phát điện. Ở những vùng có biên độ triều
tương đối lớn, người ta xây để ngăn nước có nhiều cửa tạo
thành một hồ chứa nước và trong đê lắp tổ máy phát điện
bánh xe nước. Khi nước triều lên cao bên ngoài một cửa nào
đó thì cửa đó mở ra, nước biển chảy vào hồ chứa, dòng nước
vào làm quay bánh xe thủy động, kéo theo làm quay máy phát
điện để phát điện. Khi nước triều rút xuống thì cửa nói trên



đóng lại và cánh cửa khác mở ra, nước từ hồ chứa chảy ra
biển và dòng nước lại làm quay máy tải động. Cứ như thế,
trạm điện thủy triều không ngừng phát điện.
- Nguồn năng lượng từ dòng hải lưu
Các dòng chảy lớn trên biển thường chảy theo một
hướng tương đối ổn định và có lưu lượng lớn, do đó ẩn chứa
một nguồn năng lượng rất lớn. Hiện nay, trên thế giới đã có
nhiều nước đã áp dụng và sản xuất điện thành công. Ở Việt
Nam đang bước đầu nghiên cứu và dự kiến sẽ xây một nhà
máy phát điện hải lưu một chiều ở khu vực phía Bắc vịnh Vân
Phong (huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa). Đây là tín hiệu vui
để tìm nguồn năng lượng sạch, phát huy tiềm năng lợi thế
biển ở Việt Nam.
- Nguồn năng lượng từ sự chênh lệch độ mặn
Ở những khu vực có sự chênh lệch độ mặn lớn, đặc biệt
như vùng cửa sông đổ ra biển, thì từ sự chênh lệch độ mặn
này có thể tạo ra một nguồn năng lượng mới mà hiện nay con
người chưa khai thác.
- Nguồn năng lượng từ sự chênh lệch nhiệt độ nước biển


Nhiệt độ lớp bề mặt và lớp sâu ở biển nhiệt đới và cận
nhiệt đới chênh lệch nhau có thể tới 25 0C. Đây là nguồn năng
lượng cực kỳ to lớn mà con người muốn khai thác sử dụng.
Theo các nhà khoa học thi tiềm năng của loại năng lượng này
có thể khai thác ước tính đến 50 tỷ kw [119].
Như vậy, có thể nói nguồn năng lượng từ biển là rất lớn
và nguồn năng lượng này sẽ không ảnh hưởng đến môi
trường. So với các nguồn năng lượng khác như điện hạt nhân,

thủy điện… thì năng lượng biển có mức đầu tư ít hơn, tính an
toàn cao, không cần một bộ máy điều hành lớn và phức tạp.
Năng lượng thủy năng
Thủy năng hay năng lượng nước là năng lượng nói
chung nhận được từ lực hoặc năng lượng từ dòng nước, dùng
để sử dụng vào những mục đích có lợi. Trước khi được mở
rộng ra thương mại hóa điện năng, thủy năng đã được sử dụng
cho mục đích thủy lợi, và cung cấp năng lượng cho nhiều máy
móc khác nhau, như cối xay nước, máy dệt, máy cưa, cẩu trục
ở âu tàu, và thang máy dùng trong nhà... Thủy điện là một
trong nhiều ngành khai thác từ sức nước. Đa số năng lượng
thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập
nước. Khi nước được rơi tự do từ độ cao sẽ tạo một khối năng


lượng nhất định tương ứng với khối lượng của nước làm quay
một tuốcbin nước và máy phát điện tạo ra điện năng để sử
dụng.
Phát triển nguồn năng lượng này có nhiều lợi ích như: ít
bảo trì, không tạo ra chất thải hủy hoại môi trường, có khả
năng tái tạo. Điện năng sinh ra từ mô hình này luôn ổn định
và có khả năng tăng, giảm lượng điện tức thì nên được ứng
dụng rộng cũng như chiếm một phần quan trọng nhất trong hệ
thống điện của Việt nam hiện nay.
Nguồn năng lượng này cũng đòi hỏi phải đầu tư khá lớn.
Đồng thời việc việc đắp đập ngăn nước làm thay đổi môi
trường sinh thái vùng thượng nguồn và hạ lưu. Nó có một số
tác dụng khác như điều tiết nước và chống lũ nhưng chính bản
thân nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi do và ảnh hưởng xấu đến điều
tiết nước và gây lũ lụt vùng hạ lưu nếu không được quy hoạch

và điều tiết một cách hợp lý. Ngoài ra sự thiết hụt điện năng
trên toàn cầu đầy mạnh việc xây dựng nhà máy thủy điện
trong những năm qua khiến nguồn nước có thể sử dụng bắt
đầu trở nên khan hiếm. Nếu không có biện pháp thích hợp để
cải thiện thì những ưu điểm của mô hình này trở thành tác
nhân gây ảnh hưởng xấu đến xã hội [119].
- Năng lượng từ địa nhiệt


Là dạng năng lượng sẵn có trong lòng đất, nhằm sử
dụng trực tiếp hoặc chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng
phục vụ đời sống xã hội thông qua việc bơm nước xuống
khu vực có nhiệt độ cao trong lòng đất và luồng hơi nước đi
lên từ lòng đất.
Đây là dạng tài nguyên hồi phục được nhưng chậm do
quá trình tự nhiên tái tạo chúng cần thời gian dài. Vì thế, nếu
khai thác quá mức có thể dẫn đến không phục hồi được nữa.
Ngoài ra. loại mô hình này không chiếm diện tích rộng nên ít
ảnh hưởng đến sinh thái. Tuy nhiên, việc tìm địa điểm thích
hợp cho mô hình này không dễ, đòi hỏi kỹ thuật thăm dò vả
công nghệ cao mới định vị được khu vực địa lý phù hợp, ổn
định để thực hiện dự án đầu tư.
-Năng lượng khí Hydro
Nguyên tố Hydro gần như có mặt ở khắp mọi nơi xung
quanh cuộc sống chúng ta. Bản thân con người, các loại động
thực vật cũng chứa một lượng lớn nguyên tố này điển hình ở
dạng nước. Khí Hydro (hydrogen) là một nhiên liệu sạch, có
khả năng chuyển hóa thành nhiệt năng mà không có khí gây
hiệu ứng nhà kính. Hydrogen có thể cung cấp năng lượng cho



vận chuyển (dưới dạng các xe chạy điện dùng hydrogen) cũng
như sưởi ấm nhà ở và phát điện. Thực tiễn cho thấy, hiện nay
nhiều nước đã thành công trong việc khuyến khích, ứng dụng
nguồn năng lượng trên vào tiến trình phát triển kinh tế, xã
hội. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lớn đang là bài toán khó nên
việc ứng dụng dạng năng lượng Hydro còn chưa được phổ
biến.
-Khí Mêtan Hydrate
Khí Mêtan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm
ẩn nằm sâu dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá và
được người ta gọi là “băng cháy”. Mêtan hydrate là một chất
kết tinh bao gồm phân tử nước và mêtan, nó ổn định ở điều
kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên
dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới
lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa
và than đá rất tốt. Mới đây, Nhật Bản đã trở thành quốc gia
đầu tiên trên thế giới thành công trong việc chiết xuất khí gas
từ băng cháy, đem đến hy vọng mới cho việc tìm nguồn năng
lượng thay thế nhiên liệu hóa thạch [119].
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng
cháy khá lớn. Từ năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã


tổ chức hội nghị khoa học về băng cháy. Chính phủ cũng đã
ban hành nhiều quyết định, chương trình nghiên cứu, đánh giá
tài nguyên băng cháy. Ngày 03/6/2010, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 796/2010/QĐ-TTg phê
duyệt Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng
khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Theo

đó, sau giai đoạn nghiên cứu (2007- 2015) kết thúc giai đoạn
tiếp cận, nghiên cứu công nghệ, đến giai đoạn 2015-2020 bắt
đầu đánh giá, thăm dò băng cháy trên những vùng biển và
thềm lục địa có triển vọng.
-Chính sách phát triển năng lượng sạch và
năng lượng tái tạo trên thế giới
- Khái quát hoạt động phát triển năng lượng sạch và năng
lượng tái tạo.
Đến đầu năm 2014, đã có ít nhất 144 quốc gia đặt mục
tiêu phát triển năng lượng tái tạo và 138 quốc gia có các chính
sách hỗ trợ cho năng lượng tái tạo. Trong những năm gần đây,
các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng đang mở rộng
phát triển năng lượng tái tạo, chiếm 95 trong số các quốc gia
có các chính sách hỗ trợ, tăng từ 15 trong năm 2005. Tuy


nhiên, tốc độ thông qua vẫn chậm so với nhiều thập kỷ qua,
phần lớn là do quá nhiều nước ban hành các chính sách.
Trong năm 2013, có nhiều mục tiêu và chính sách hiện
hành đã được sửa đổi bao gồm điều chỉnh một số chính sách
nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính sách, cắt
giảm chi phí liên quan đến việc hỗ trợ phát triển năng lượng
tái tạo. Đồng thời, một số quốc gia mở rộng hỗ trợ và thông
qua các mục tiêu mới đầy tham vọng.
Các cơ chế chính sách tiếp tục được đổi mới theo công
nghệ. Chính sách biểu giá hỗ trợ được phát triển ở nhiều quốc
gia. Đặc biệt ở châu Âu, những chính sách mới đang nổi lên
nhằm thúc đẩy hay quản lý sự kết hợp của điện tái tạo vào hệ
thống điện hiện tại, bao gồm hỗ trợ cho việc tích trữ năng
lượng, quản lý nhu cầu và các công nghệ lưới điện thông

minh. Hầu hết các chính sách năng lượng tái tạo được ban
hành hoặc sửa đổi trong năm 2013. Sự kết hợp các chính sách
điều tiết, ưu đãi tài chính và cơ chế tài chính công tiếp tục
được thông qua. Chính sách biểu giá hỗ trợ và các tiêu chuẩn
năng lượng tái tạo vẫn là cơ chế hỗ trợ được sử dụng phổ biến
nhất, mặc dù tốc độ thông qua vẫn chậm. Đấu thầu cạnh tranh
công khai cũng trở nên nổi bật hơn, số lượng các quốc gia


chuyển sang đấu giá công khai tăng từ 9 trong 2009 lên 55
tính đến đầu năm 2014 [124].
Tính đến đầu năm 2014, ít nhất 24 quốc gia đã thông qua
những mục tiêu về sưởi ấm và làm lạnh bằng năng lượng tái
tạo. Hệ thống làm lạnh và sưởi ấm bằng năng lượng tái tạo
cũng được hỗ trợ thông qua những ưu đãi tài chính, cũng như
các tiêu chuẩn xây dựng và các biện pháp khác ở cấp quốc gia
và địa phương tại một số nước. Đến năm 2014, có ít nhất 63
quốc gia đã sử dụng các chính sách quản lý để thúc đẩy sản
xuất hoặc tiêu thụ nhiên liệu sinh học cho giao thông vận tải;
Một số nhiệm vụ kết hợp được tăng cường, những ưu đãi về
tài chính và tài chính công được mở rộng. Tuy nhiên, tại một
số nước, việc hỗ trợ cho nhiên liệu sinh học thế hệ đầu tiên
giảm do những mối quan tâm về bền vững môi trường và xã
hội. Mặc dù, hầu hết các chính sách liên quan đến giao thông
vận tải tập trung vào các nhiên liệu sinh học, nhưng nhiều
chính phủ vẫn tiếp tục tìm kiếm những lựa chọn khác như
tăng số lượng phương tiện sử dụng mêtan sinh học và điện từ
các nguồn tái tạo.
Các thành phố trên thế giới có các chính sách, kế hoạch
và mục tiêu để thúc đẩy năng lượng tái tạo, thường bỏ xa

những tham vọng chung của quốc gia. Các chính sách này


tiếp tục khuyến khích chính quyền thành phố và địa phương
hành động để giảm lượng khí thải, hỗ trợ và xây dựng ngành
công nghiệp địa phương, giảm áp lực cho công suất lưới điện,
và đạt mức an toàn về cung cấp điện. Để thực hiện các mục
tiêu này, họ đã sử dụng quyền lực để điều chỉnh và thực hiện
các quyết định về chi tiêu và mua sắm, tạo thuận lợi và giảm
bớt tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, đồng thời tuyên
truyền và chia sẻ thông tin về những ứng dụng thực tiễn hiệu
quả nhất, nêu bật những cam kết về năng lượng tái tạo và
những thành tựu của họ. Các chính quyền địa phương ưu tiên
những hệ thống đo đạc và báo cáo dữ liệu về khí hậu và năng
lượng [23].
Tại châu Á, Quỹ đầu tư cho năng lượng tái tạo với 50
triệu Euro đã được thiết lập và đặt trụ sở tại Thái Lan. Mục
tiêu của quỹ này là tiến hành các trợ giúp và đầu tư cho các
công ty và dự án khai thác năng lượng tái tạo tại khu vực châu
Á. Theo dự kiến, Quỹ sẽ trợ giúp cho 10-15 dự án khai khai
thác năng lượng tái tạo với tổng trị giá của các dự án khoảng
200-400 triệu Euro và sản lượng khai thác sẽ đạt 150-500
MW. Mục tiêu của quỹ đầu tư là sẽ làm giảm 20-30 triệu tấn
khí CO2 thải vào khí quyển. Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ
dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, đã có nhiều kế hoạch tham vọng


nhằm thúc đẩy năng lượng tái tạo, bao gồm việc nâng sản
lượng điện từ năng lượng gió ở mức 570 MW hiện nay lên
20.000 MW vào năm 2020 và 50.000 MW vào năm 2030

[104].
Tại Nhật Bản, một trong những nước nhập khẩu dầu
hàng đầu thế giới, các nhà sản xuất ôtô đang đầu tư mạnh vào
pin nhiên liệu hydro dành cho các loại xe thế hệ mới. Mặc dù
vậy, chi phí giá thành vẫn ngoài tầm với của những người có
thu nhập trung bình. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ vừa qua
kêu gọi các quan chức và giới khoa học tăng cường nghiên
cứu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cho quốc gia
tiêu thụ dầu lớn thứ ba châu Á này. Để giảm lượng dầu mỏ
tiêu thụ, Ấn Độ bắt đầu pha trộn xăng với ethanol cũng như
tiến hành thử nghiệm một số loại phương tiện giao thông sử
dụng hỗn hợp diesel sinh học chiết xuất từ thực vật và diesel
dầu mỏ. Theo dự tính của Bộ Tài nguyên Năng lượng phi
truyền thống của Ấn Độ, nước này có tiềm năng sản xuất
80.000 MW điện từ các nguồn tái tạo. Tuy nhiên, hiện nay
năng lượng tái tạo ở Ấn Độ mới đạt 5.000 MW, 50% trong số
này có nguồn gốc từ năng lượng gió.
Kể từ đầu những năm 1980, Malaixia cũng đã bắt đầu áp
dụng chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng.


×