Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG của u TUYẾN GIÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.04 KB, 30 trang )

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN
LÂM SÀNG CỦA U TUYẾN GIÁP


Đặc điểm về tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ
Tuổi và giới
- Về tuổi:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi hay gặp là từ 30
đến 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 70,5%, tuổi trung bình chung bệnh
nhân là 45,8±13,7 tuổi. Mọi lứa tuổi đều có thể gặp u tuyến
giáp, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 17 tuổi, cao nhất là 73 tuổi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả
của Nguyễn Thị Khánh Ly, tuổi trung bình 47,9±12,5 tuổi,
nhỏ nhất là 11tuổi và lớn nhất 73 tuổi [35]
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân lành tính là 47,2±15
tuổi. Các tác giả khác nhau có kết quả gẫn tương đương nhau,
nhìn chung lứa tuổi hay gặp nhiều nhất là tuổi trung niên và
dao động từ 30-60 tuổi (Lê Anh Đức: 46,2±12,3 [36]. Nguyễn
Giang Sơn: 50,7±10,7 [37]. Đa phần bệnh nhân ác tính ở
nhóm tuổi tương tự (30-60): chiếm 76,9%, trung bình là
44,7±12,4 tuổi. Kết quả tương đương với Trần Thị Hồng


(2016): nhóm tuổi 31-60 chiếm 77,4% trong đó nhóm tuổi
46-60 tuổi chiếm 42,2%.[38]
- Về

giới

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nữ mắc
khối u tuyến giáp là cao: trong 109 bệnh nhân, có 102 bệnh


nhân nữ (94,5), 7 bệnh nam (6,5%). Tỉ lệ nữ/nam chung là
14,4/1,trong đó nhóm lành tính tỉ lệ nữ/nam là 16/1, nhóm ác
tính tỉ lệ nữ/nam là 13/1.


- Tỷ lệ về giới theo nghiên cứu của một số tác giả [35]

Tác giả

Nữ/nam

Văn Bình

9/1

Lê Văn Quảng và CS

17,1/1

Marqusee

9/1

Framingham

4,3/1

Whinkham (Anh)

4,5/1


Công Hoàng

3,85/1

Khánh Ly

6/1

Như vậy tỷ lệ nữ/nam không tương đương giữa các
nghiên cứu với nhau. Nhưng đều chỉ ra u tuyến giáp có xu
hướng gặp chủ yếu ở nữ giới. [35]
- Yếu tố nguy cơ


U tuyến giáp đa phần không có nguyên nhân rõ ràng, có
một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh như: sống trong
vùng có bướu cổ địa phương lưu hành (ở Việt Nam có thể kể
tới các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Lai Châu, Đắc
Lắc…), gia đình có người bị ung thư tuyến giáp, bản thân có
tiền sử bị bệnh lý tuyến giáp trước đó, tiếp xúc với tia xạ vùng
đầu mặt cổ [39]
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi bệnh thường
xuất hiện tự nhiên, ở những người có tiền sử khoẻ mạnh
(79,8%). Chỉ có 9 bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp trước đó
trong tổng số 109 người (8,3%), có 3/109 bệnh nhân sống
trong vùng có bướu cổ địa phương lưu hành, không bệnh
nhân nào có tiền sử gia đình có người bị ung thư tuyến giáp
hay tiếp xúc với tia xạ vùng đầu mặt cổ. Trong số 9 bệnh nhân
có tiền sử bệnh lý tuyến giáp, thường gặp những bệnh nhân có

tiền sử như u tuyến giáp trước đó đã được điều trị, viêm tuyến
giáp, basedow. Theo Nguyễn Thị Khánh Ly bệnh lý tuyến
giáp là yếu tố nguy cơ gây ra khối u giáp hiện tại chiếm 9,8%
số bệnh nhân nghiên cứu [35]


- Đặc điểm lâm sàng
- Thời kể từ khi phát hiện bệnh đến khi vào viện điều trị
Qua nghiên cứu của chúng tôi đại đa số bệnh nhân đến
viện trong năm đầu kể từ khi phát hiện bệnh đến khi được
điểu trị (99 bệnh nhân - 90,8%), chỉ có 10 bệnh nhân (9,2%)
đến viện khám muộn trên 1 năm. Với nhóm bệnh nhân ung
thư, có tới 59 trên tổng sô 61 bệnh nhân (96,8%) đến viện
điều trị trong năm đầu kể từ khi phát hiện bệnh. Tỷ lệ này cao
hơn so với nghiên cứu của Lê Văn Quảng (2002): 9% [40],
Trịnh Xuân Dương (2012): 71,25% [41], Nguyễn Văn Hùng
(2013): 77,4% [42], Trần Văn Thông: (2014): 85,7% [43],
Hoàng Huy Hùng (2016): 83,7% [44] Con số tăng mạnh
trong giai đoạn thập kỉ đầu thế kỉ 21 và tăng đều đặn từ giai
đoạn 2012 trở lại đây: điều này cho thấy vấn đề nhận thức
và quan tâm tới bệnh tật nói chung của người dân đang dần
được nâng cao, bệnh nhân hiểu được nguy cơ của các bệnh
lý tuyến giáp và đi khám ngay khi có các triệu chứng đầu
tiên. Đây cũng là kết quả đáng ghi nhận của công tác tuyên
truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe nói riêng và y học


dự phòng nói chung; hay mặt khác thể hiện đời sống của
người dân đã được nâng cao, bệnh nhân lo lắng, quan tâm
nhiều hơn về sức khỏe của mình.

Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn có một số bệnh
nhân đến viện sau một thời gian dài có triệu chứng (3 bệnh
nhân đến viện muộn hơn 3 năm - những bệnh nhân này đều
ở các địa phương vùng núi). Ta có thể thấy rằng bệnh cảnh u
tuyến giáp tiến triển âm thầm, diễn biến chậm, ít ảnh hưởng
đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, và có
lẽ một số bệnh nhân ở xa có tâm lý ngại ngùng không đi
khám, không quan tâm đến sức khoẻ, chưa có thói quen khám
sức khoẻ định kì, chỉ khi có triệu chứng rõ thì mới đi khám
chưa bệnh. Vì vậy ta càng nên tích cực tuyên truyền để
không bỏ sót những trường hợp đáng tiếc của nhóm bệnh
nhân này. Tuy vậy, những bệnh nhân trên may mắn không ai
mắc bệnh ác tính nên sự chậm trễ trong khám và điều trị
không để lại hậu quả quá nặng nề.
- Lý do đi khám bệnh và triệu chứng cơ năng.


Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân phát
hiện bệnh nhờ khám sức khỏe định kỳ chiếm tỷ lệ 45,8%,
với nhóm bệnh nhân ác tính: 55,7% cao hơn hẳn các nghiên
cứu khác dù chỉ cách thời điểm nghiên cứu 4-5 năm:
Nguyễn Văn Hùng (2013) là 6,9% [42], Nguyễn Xuân
Phong (2011): 5% [45]. Con số này thể hiện phần nào chất
lượng và khả năng tầm soát ung thư của công tác khám sức
khỏe định kỳ ngày càng được nâng cao, không chỉ mang
tính chất hình thức, đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Điều này rất có ý nghĩa, việc phát hiện và xử lý ung thư ở
giai đoạn sớm cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh sau này.
Triệu chứng u tuyến giáp là một trong những lý do đi
khám hay gặp nhất của của cả nhóm lành tính (39,6%) và ác

tính (26,3%). Trong nhóm ác tính, theo Đinh Xuân Cường
(2010) tỷ lệ này là 73,8% [46]; Nghiên cứu của Chử Quốc
Hoàn (2013): 59,9% [47]. Trong nhóm lành tính, theo
Nguyễn Quang Hưng tỉ lệ này là 44,44% [48]. Như vậy,các
nghiên cứu đều cho thấy u giáp là triệu chứng hay gặp nhất
khiến bệnh nhân vào viện. Điều này khá dễ lí giải do vị trí
tuyến giáp nằm ở khu vực cổ tương đối dễ quan sát, Việt


Nam là đất nước nhiệt đới nên người dân ít sử dụng các loại
áo che kín cổ nên khối u dễ được chú ý bởi cả bệnh nhân lẫn
người thân.
Một số lý do khác khiến BN phải đến viện gặp ở u tuyến
giáp như nuốt nghẹn nuốt vướng (15,6%), nói khàn (2,8%),
khó thở (2,8%), thấy cổ to (0,9%) thường xuất hiện muộn hơn
khi u giáp có kích thước lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn, ảnh
hưởng đến thẩm mỹ. Nhóm triệu chứng này ít gặp có lẽ do
bệnh nhân đã đi khám và điều trị từ trước đó. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của
Nguyễn Tiến Lãng (2008): 11,8% BN có triệu chứng nuốt
vướng, 4,1% BN có khàn tiếng và tỷ lệ BN khó thở là 4,1%
[49].
Triệu chứng cơ năng cũng có nhận xét tương tự với lý do
đi khám bệnh, chỉ có điều một bệnh nhân có thể có nhiều triệu
chứng cơ năng khác nhau. Do đó việc hỏi bệnh, thăm khám kĩ
lưỡng và toàn diện là điều vô cùng quan trọng để định hướng
và phát hiện sớm bệnh. (thầy ơi em không viết nhận xét cái gì
ở đây cả)



- Triệu chứng thực thể.
a.

Phân tích đặc điểm khối u trên lâm sàng
 Khám-sờ thấy khối u trên lâm sàng’
Trong nhóm các bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, tỉ

lệ sờ thấy khối u trên các bệnh nhân ác tính là 60,6%; lành
tính là 89,6%. Ta quan sát được sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân này (p<0,001). Điều này
khẳng định là chúng ta có khả năng sàng lọc, phát hiện gần
40% các khối u ác tính chưa sờ thấy trên lâm sàng (Lê Văn
Quảng 2002, chỉ phát hiện được 3,4% các trường hợp ác tính
mà không sờ thấy khối u trên lâm sàng [40]).
 Số lượng u
Với các trường hợp sờ thấy được khối u trên lâm sàng như
đã nhắc tới ở trên, tỉ lệ phát hiện một khối u là 67,5%; nhiều
khối u là 32,5%. Có một lo lắng của bệnh nhân rằng nếu sờ
thấy nhiều khối u thì có nguy cơ ác tính cao hơn, tuy nhiên kết
quả nghiên cứu của chúng tôi không cho rằng quan điểm này là
chính xác: trong nhóm sờ được nhiều khối u (32,5% = 26 bệnh
nhân), chỉ có 6 bệnh nhân (tương đương 23,1%) là ác tính.


Thực vậy với các bệnh nhân lành tính tỉ lệ sờ thấy nhiều
khối u (46,5%) hoàn toàn vượt trội so với con số này ở nhóm
bệnh nhân ác tính (16,2%). Điều này hàm ý rằng nếu bạn có
nhiều khối u tuyến giáp sờ thấy được, khả năng cao các khối u
này là lành tính. Tuy nhiên đề tài cần được nghiên cứu sâu hơn
với những nghiên cứu qui mô hơn và cỡ mẫu lớn hơn.

 Vị trí khối u

Theo bảng 3.6, trong số u tuyến giáp phát hiện thì u
tuyến giáp ở thùy phải chiếm tỷ lệ 42,5%, u tuyến giáp ở
thùy trái là 25%, u hai thùy gặp 26,3% và u eo chiếm tỷ lệ
thấp nhất 2,5%. Tỷ lệ này gần giống so với nghiên cứu của
Hoàng Huy Hùng 2016 u tuyến giáp ở thùy phải chiếm tỷ lệ
39,8%, u tuyến giáp ở thùy trái là 33,3%, u hai thùy gặp
21,5% và u eo chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,4% [44]. Ta nhận xét
thấy khối u chủ yếu là một thùy, đôi khi ở cả 2 thuỳ nhưng ít
gặp u ở eo tuyến giáp.
Khi so sánh giữa nhóm lành tính và ác tính, ta thấy có sự
khác biệt không nhiều về mặt vị trí. U hai thuỳ tuyến giáp gặp
nhiều ở nhóm lành tính (17/21 bệnh nhân) hơn nhóm ác tính.


Điều này có thể giải thích do nhóm u lành tình thường là u đa
nang 2 thuỳ tuyến giáp, trong khi nhóm ác tính thường chỉ có
1 khối u.
 Kích thước khối u

Với các trường hợp sờ thấy được khối u trên lâm sàng như
đã nhắc tới ở bảng 3.6, thường phát hiện khối u có kích thước
2-4cm (57,5%), u có kích thước nhỏ hơn 2cm chiếm ít hơn
31,3%, chỉ phát hiện 11,3% u tuyến giáp có kích thước lớn hơn
4 cm. Con số này nói lên một điều rằng, khó phát hiện khối u
bé trên lâm sàng, ít gặp những trường hợp u có kích thước lớn
vì u tuyến giáp rất dễ phát hiện và ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên
hiếm khi bệnh nhân để một khối u qua to rồi mới đi khám.
Với nhóm bệnh nhân ác tính có tới 51,4% sờ thấy khối u

có kích thước nhỏ hơn 2 cm. Con số này hoàn toàn phù hợp với
kết quả đã đưa ra ở trên rằng các khối ung thư tuyến giáp ngày
càng được phát hiện sớm. Đại đa số chúng được phát hiện từ
khi còn chưa hoặc khó sờ được thấy trong đời sống thường
nhật.
 Mật độ khối u


Trong bảng 3.6, ta nhận xét thấy, nhóm bệnh nhân lành tính
thường có khối u mật độ mềm (65,1%), còn mật độ cứng chắc
chiếm 34,9%.
Trong nhóm bệnh nhân ác tính, có 89,1% u có mật độ cứng
chắc và 10,9% % u có mật độ mềm. Kết quả này phù hợp với
các kết quả nghiên cứu trước đó: Nguyễn Văn Hùng có 94%
u cứng, chắc [42]; Nguyễn Xuân Phong, tỷ lệ u có mật độ
cứng, chắc là 93,9% [45]. Điều này cho thấy những khối u
tuyến giáp có mật độ cứng, chắc có thể gợi ý tới một tổn
thương ác tính. Tuy nhiên những trường hợp u mềm thì cũng
chưa loại trừ một tổn thương ác tính. Qua đó ta cũng nên
khuyên bênh nhân, nếu sờ thấy khối u tuyến giáp có mật độ
cứng chắc thì cần phải đi khám ngày, vì có nguy cơ ác tính.
Giải thích cho sự khác biệt về mật độ này: đại đa số các
khối ung thư tuyến giáp trong nghiên cứu của chúng tôi là ung
thư biểu mô tuyến giáp thể nhú (59/61 bệnh nhân). Về mặt mô
học các khối ung thư thể nhú thường không có vỏ bọc rõ ràng,
dưới cấp độ vi thể ta thường quan sát được một hoặc hai hàng
tế bào ung thư bao quanh một nhân xơ mạch, không còn quan


sát được cấu trúc nang và dịch keo. Ngoài ra còn quan sát được

các tổ chức canxi hoá gọi là thể psammoma - là trạng thái sẹo
hoá của các nhú ung thư đã hoại tử do thiếu máu. Hai yếu tố
trên dẫn tới ung thư tuyến giáp thể nhú thường có mật độ chắc.
- Cấp độ vi thể của ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú.
 Ranh giới u và di động u

Về ranh giới và di động u ta thấy, khối u ranh giới rõ và di
động rõ chiếm tỉ lệ lần lượt 95%, 91,2%. Con số này tương
đương nhau ở cả hai nhóm lành tính và ác tính. Ranh giới và độ
di động u thể hiện mức độ xâm lấn của khối u với các tổ chức
cơ, mô liên kết, mạch máu... xung quanh. Tính chất có ý nghĩa
với nhóm u ác tính thể hiện phần nào giai đoạn và độ ác tính
của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số khối u ác tính
có ranh giới rõ ràng (89,2%) và di động tốt (73%), điều này
khẳng định đa phần các khối u được phát hiện sớm khi mức độ
xâm lấn các tổ chức xung quanh chưa cao. Con số này tương
đương với nghiên cứu tại cùng khoa Ung Bướu và Chăm sóc
giảm nhẹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội của Hoàng Huy Hùng
2016 (có 81,7% UTTG ranh giới rõ, 79,6% u di động).


Việc thăm khám lâm sàng tìm các đặc điểm của u như mật
độ u, ranh giới u, độ di động của u phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm của từng bác sĩ. Tuy vậy việc thăm khám lâm sàng
giúp chẩn đoán và tiên lượng bệnh, đồng thời giúp cho việc
định hướng các phương pháp thăm khám cận lâm sàng khác.
b.

Đặc điểm hạch trên lâm sàng
Trong 61 bệnh nhân ung thư chỉ có 8 bệnh nhân sờ được


hạch trên lâm sàng. Tuy nhiên khi làm giải phẫu bệnh hạch
sau mổ, ta thu được tới 27 bệnh nhân có di căn hạch. Điều này
chứng tỏ khám lâm sàng đơn thuần không thể đánh giá được
hạch bị di căn. Có thể do một số trường hợp khi di căn hạch,
tế bào ung thư di căn chưa đủ về lượng để gây biến đổi cấu
trúc đại thể của hạch.
- Đặc điểm cận lâm sàng
- Đặc điểm về xét nghiệm nội tiết
Ta quan sát được tất cả bệnh nhân u tuyến giáp có chức
năng tuyến giáp hoàn toàn bình thường. Điều này chứng tỏ
rằng phần tổ chức bệnh lý (u lành tính cũng như u ác tính)
phát hiện ở giai đoạn này chưa gây ảnh hưởng đến mặt chức


năng của toàn tuyến giáp, hoặc phần mô lành còn lại có khả
năng hoạt động bù trừ tốt để duy trì cân bằng nội môi của cơ
thể. Để giải thích cho hiện tượng này ta có thể hiểu rằng cả tổ
chức tăng sinh lành tính lẫn ác tính đều không có hoạt động
nội tiết (khả năng chế tiết các hormone) mà chỉ đơn thuần là
biến đổi tính chất các tế bào lành. Ngoài ra một lượng
hormone lớn được dự trữ tại các nang giáp lành hoàn toàn có
thể được huy động trong trường hợp một phần mô đã bị tổn
thương.
- Đặc điểm dưới siêu âm
Dưới siêu âm, chúng tôi đánh giá các tính chất của khối
u gồm kích thước, âm vang, calci hoá vi thể, tăng sinh mạch,
bờ khối u, ranh giới, TIRADS.
Về kích thước u, siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện
thêm và đánh giá lại chính xác kích thước của các khổi u mà

trên lâm sàng chưa đánh giá được chính xác. Kết quả là ở
nhóm lành tính ta phát hiện được 94 khối u trên 48 bệnh nhân,
trong đó đa số là các khối u các kích thước dưới 2cm (62,8%),
từ 2-4cm chiếm 34,0%, còn lại là u trên 4cm chiếm 4,2%. Ở


nhóm ác tính cũng tương tự: đa số u có kích thước dưới 2cm
(85,2%). Điều này cho thấy sự ưu việt của siêu âm, hay nói
cách khác là độ nhạy của siêu âm cao hơn hẳn so với thăm
khám lâm sàng.
Siêu âm có thể gợi ý tổn thương ác tính qua các dấu hiệu
như nhân đặc, giảm âm, canxi hóa vi thể trong u, bờ không rõ,
tăng sinh mạch.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong số các
bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nhân giảm âm chiếm tỷ lệ
78,7%, u có calci hóa chiếm tỷ lệ 65,6%, tăng sinh mạch
chiếm tỷ lệ 37,7%; u có bờ, ranh giới không rõ là 41%. Kết
quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của Hoàng
Huy Hùng: nhân giảm âm chiếm tỷ lệ 88,8%, u có calci hóa
chiếm tỷ lệ 68,4%, tăng sinh mạch chiếm tỷ lệ 42,9%, u có
bờ, ranh giới không rõ là 54,1% [44].
Ta thấy các khối u ác tính luôn có xu hướng tăng sinh
mạch (do chúng sử dụng các yếu tăng sinh mạch như VEGF)
để huy động nguồn dinh dưỡng phục vụ cho quá trình tăng
sinh của mình. Hơn nữa các khối u ác tính có tính chất xâm


lấn vào các tổ chức xung quanh nên khối u ác tính thường có
bờ và ranh giới không đều.
Tổng kết các đặc tính ác tính của u giáp trên siêu âm ta

thu được bảng phân loại u theo TIRADS như trong bảng 3.9
để có thể nhận định mức độ ác tính của u giáp. TIRADS phân
loại từ 1 đến 6, TIRADS càng lớn thì u giáp càng thể hiện
mức độ ác tính càng cao.
Trong nhóm lành tính, có tới 57,4 % số bệnh nhân được
phân loại vào TIRADS 2-3 (có nghĩa là tổn thương lành tính)
và không có bệnh nhân nào thuộc TIRADS 5 (có thể tổn
thương ác tính).
Ngược lại, nhóm ác tính đa số nằm ở TIRADS 4 (nghi
ngờ ác tính) và TIRADS 5 chiếm 91,8%. Kết quả của chúng
tôi tương đương với nghiên cứu của Trần Văn Thông (2014)
là 92,2 % u với TIRADS 4 và TIRADS 5 [43].
Cũng cần chú ý rằng, chúng tôi có 5 bệnh nhân mắc ung
thư tuyến giáp dù chỉ có TIRADS 3. Như vậy trong nhóm
bệnh nhân TIRADS 3 có tới 10,2% bệnh nhân là ung thư
tuyến giáp. Chính vì vậy chúng ta không nên bỏ qua, hoặc coi


thường các khối u có TIRADS 3 không gợi ý đến ung thư
nhằm đề phòng bỏ sót một số trường hợp đáng tiếc. Còn các
khối u có TIRADS 1 và 2 trên siêu âm có thể khẳng định gần
như chắc chắn tổn thương đó là lành tính
- Xét nghiệm tế bào học
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ được tiến hành khi lâm sàng
hoặc siêu âm nghi ngờ là ung thư tuyến giáp. Thông thường
chỉ áp dụng với những trường hợp khám lâm sàng thấy u hoặc
hạch. Trong thực hành lâm sang người ta thường chọc hút tế
bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, điều này đem
lại hiệu quả cao hơn rất nhiều, nhất là những trường hợp u có
kích thước nhỏ. Tuy nhiên kết quả chọc hút tế bào còn phụ

thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của người làm thủ
thuật và người đọc kết quả.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 77/109 bệnh nhân
được chọc hút tế bào (70,6%), tìm thấy tế bào ung thư và tế
bào nghi ngờ ung thư gặp ở 57/77 tổng số các trường hợp được
tiến hành thủ thuật chiếm 74,0%. Kết quả này tương đương


với nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn năm 2012 tỷ lệ này là
76,23% [50].

-Mối liên hệ giữa chọc tế bào và mô bệnh hoc
Giá trị của chẩn đoán chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có:
độ nhạy: 92,1% (âm tính giả: 7,9%) và độ đặc hiệu: 89,5%
(dương tính giả: 10,5%). Kết quả này tương đương với các
nghiên cứu của Giuffrida D, Gharib H, Caruso D, Hall TL
[51] [52] [53] [54]: âm tính giả dao động 1,5-11,5%; dương
tính giả dao động 0-8,0%. Điều này cho thấy chọc hút tế bào
bằng kim nhỏ FNA cho giá trị chẩn đoán trước mổ rất cao và
hoàn toàn có giá trị gợi ý bản chất bệnh. Tuy nhiên do cỡ mẫu
còn nhỏ (n=57) nên nghiên cứu có thể chưa thực sự phản ánh
chính xác giá trị của phương pháp này.
- KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
- Phương pháp phẫu thuật


Trong các bệnh nhân của chúng tôi, ở nhóm lành tính được
phẫu thuật với nhiều phương pháp khác nhau, trong đó nhiều



nhất là cắt gần toàn bộ (25,0%), cắt thuỳ tuyến có u (25,0%),
cắt toàn bộ tuyến giáp (16,7%), phẫu thuật lấy u đơn thuần
(12,5%). Ngoài ra còn các phẫu thuật khác như: cắt thuỳ
tuyến và eo tuyến giáp (8,3%), cắt thuỳ tuyến có u và lấy u
thuỳ giáp bên còn lại (4,2%), phẫu thuật nội soi lấy u (4,2%),
nội soi cắt thuỳ tuyến giáp có u (4,2%), các phẫu thuật này ít
được thực hiện do kỹ thuật phức tạp, thời gian dẫn lưu cũng
như nằm viện lâu.
(hỏi thầy xem có gì bất lợi khác ko)


Đối với nhóm ác tính, có 3 phương pháp phẫu thuật được thực
hiện: phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ kết hợp với vét hạch
hai bên; cắt thùy và eo tuyến giáp; cắt toàn bộ tuyến giáp
không vét hạch
Theo nghiên cứu của chúng tôi, phẫu thuật cắt tuyến giáp
toàn bộ và vét hạch cổ hai bên được thực hiện ở đại đa số bệnh
nhân (56/61), chiếm 91,8%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với
các nghiên cứu của Chử Quốc Hoàn (2013) tỷ lệ này là 65,1%
[6]. Trần Văn Thông (2014) tỷ lệ này là 47,2% [37]. Để giải
thích sự khác biệt này là do trong nghiên cứu của chúng tôi có


một số lượng lớn bệnh nhân được tiến hành vét hạch dự phòng.
Chính điều này làm tỷ lệ cắt tuyến giáp toàn bộ giảm đi trong
khi tỷ lệ cắt tuyến giáp toàn bộ và vét hạch lại tăng lên nhiều
so với các nghiên cứu khác. Phương pháp cắt tuyến giáp toàn
bộ và vét hạch cổ hiện đang là xu hướng điều trị trong phẫu
thuật ung thư tuyến giáp, giúp quá trình điều trị bài bản hơn,
phát hiện được những di căn hạch tiềm ẩn, đem lại kết quả tốt

hơn cho người bệnh.
Có 1/61 bệnh nhân được tiến hành cắt thùy và eo tuyến
giáp chiếm 1,6%, thấp hơn chút so với các nghiên cứu Chử
Quốc Hoàn (2013): 6% [47] và Trần Văn Thông (2014): 5,7%
[43]. Điều này có thể được giải thích bởi việc áp dụng phương
pháp sinh thiết tức thì trong mổ cũng làm giảm tỷ lệ cắt thùy
và eo tuyến giáp.
Có 4/61 bệnh nhân được cắt tuyến giáp toàn bộ không vét
hạch chiếm tỉ lệ 6,6% thấp hơn so với nghiên cứu của Chử
Quốc Hoàn (2013) tỉ lệ là 28,9% [47]. Theo Trần Văn Thông
(2014) là 47,1% [43]. Mặc dù trong mổ 4 bệnh nhân này có kết
quả sinh thiết tức thì là ác tính tuy nhiên không vét hạch cổ do
không phát hiện hạch khi phẫu thuật vì u ở giai đoạn T1N0M0.


- Đánh giá sau mổ
- Đánh giá giai đoạn ung thư
Theo nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn I chiếm tỷ lệ
cao nhất với 63,9%, tiếp đến là giai đoạn III chiếm 26,2%,
giai đoạn IV với 6,6%, thấp nhất là giai đoạn II với chỉ 3,3%.
Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Văn
Quảng (2002): giai đoạn I, III có tỷ lệ tương ứng là 65,6%,
22,4%, giai đoạn II và IV là 7,8% và 4,2% [40].
Theo diễn biến bệnh thông thường, số lượng bệnh nhân
theo các giai đoạn sẽ có xu hướng giảm dần theo mức độ nặng
của bệnh. Tuy nhiên ở đây ta quan sát được số lượng bệnh
nhân ở giai đoạn II tương đối thấp so với giai đoạn I, III. Điều
này giải thích do giai đoạn II chỉ chứa nhóm bệnh T2N0M0,
trong đó T2 được định nghĩa là các khối u có đường kính 2-4
cm, giới hạn trong tuyến giáp. Tuy nhiên các khối u đạt được

kích thước này thường đã có sự vi xâm lấn tới tổ chức xung
quanh nên dù trên siêu âm số lượng u có kích thước 2-4cm
khá lớn nhưng sau mổ đại đa số u lại được xếp vào nhóm T3
(u có đường kính > 4 cm, giới hạn trong tuyến giáp hoặc u


kích thước bất kỳ có vi xâm lấn ra ngoài tuyến giáp - như xâm
lấn cơ ức giáp hoặc tổ chức xung quanh tuyến giáp).
Do tính chất diễn biến tương đối chậm, khả năng xâm lấn
và di căn xa không cao, bệnh ngày càng được quan tâm , công
tác chăm sóc phòng và khám chữa bệnh tốt, nên đa phần các
khối u được phát hiện khi còn đang ở giai đoạn I (63,9%).
Với các bệnh nhân giai đoạn IV, chúng tôi có 4/61 bệnh
ung thư ác tính, và 100% bệnh nhân không có di căn xa, đây
là nhóm bệnh nhân nặng nhất cần được chú ý và theo dõi cẩn
thận sau điều trị. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống sót sau
5 năm là 25% ( theo Degroot LJ, Kaplan EL và cộng sự
1994), cũng như nghiên cứu của Mayo Clinic [55]
-Kết quả mô bệnh học sau mổ.
Trong nhóm ác tính, ta thấy tỉ lệ UTBM tuyến giáp thể nhú
vượt trội hẳn (96,7%), UTBM tuyến giáp thể nang (1,6%),
ung thư tuyến giáp thể tủy (1,6%). Con số này cao hơn nghiên
cứu SEER (70-80% là ung thư thể nhú; 10-15% là ung thư
biểu mô tuyến giáp thể nang, 5-10% ung thư tuyến giáp thể


tuỷ, dưới 2% là ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt
hóa) [56].
Nhóm lành tính có số lượng bệnh nhân ít hơn nhóm ác
tính: Bướu giáp keo lành tính chiếm tỉ lệ nhiều nhất (75,0%),

tiếp đến u tuyến tuyến giáp 14,6 %, u nang tuyến giáp chảy
máu chiếm 10,4%.
-Đánh giá dịch dẫn lưu
Có một số nguyên tắc dẫn lưu cần tuân thủ như: Ống dẫn
lưu phải được cố định tốt, hệ thống dẫn lưu phải đảm bảo kín,
vô khuẩn, một chiều, lưu thông tốt, không bơm rửa dung dịch
vào dẫn lưu… Dẫn lưu sẽ được rút khi hết chức năng và đảm
bảo rằng không bị khâu dính vào tổ chức cơ thể. Thường chân
dẫn lưu sẽ liền sau một thời gian ngắn rút ống.
Phẫu thuật u tuyến giáp là phẫu thuật tương đối nông
trên bề mặt cơ thể, lượng dịch được tiết ra không quá nhiều
nên thời gian đặt dẫn lưu thường không dài. Một số đề tài với
mục tiêu theo dõi sau phẫu thuật cắt u tuyến giáp tại các trung
tâm khác cho thời gian rút dẫn lưu khá ngắn: Lê Đức Anh tại
khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thời gian rút


×