Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN HỮU TIẾN




Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM
LÂM HỌC CỦA LOÀI CÂY SA MỘC DẦU
(Cunninghamia konishii Hayata) TẠI VƯỜN QUỐC GIA
PÙ MÁT - TỈNH NGHỆ AN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Ngọc Sơn





THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
i
LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình do tôi nghiên cứu, tôi xin cam đoan số liệu thu thập
nghiêm túc, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng có ai công bố.

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN



Nguyễn Hữu Tiến



XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
ii
LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là
khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng
thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu
được trên ghế nhà trường áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Sau gần 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành bản khoá luận
tốt nghiệp. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn
nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô,
gia đình và bạn bè. Nhân dịp hoàn thành cuốn khoá luận tốt nghiệp, em xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Thầy giáo: TS. Hồ Ngọc Sơn đã hướng dẫn tận tình em trong suốt thời
gian thực tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp đã
giảng dạy và giúp đỡ em có nguồn kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban quản lý, các
kiểm lâm viên Vườn Quốc Gia Pù Mát, ban chỉ huy cùng các chiến sĩ đồn
biên phòng 551 đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã quan
tâm, giúp đỡ, dành cả tâm huyết, động viên tinh thần cho em có kết quả như
ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Hữu Tiến

i
MỤC LỤC

Trang

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Mục tiêu của đề tài 1
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa học tập 2
1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 2
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

2.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu 3
2.1.1. Trong nước 3
2.1.2. Trên thế giới 5
2.1.3. Nhận xét chung 8
2.2. Tổng quan nghiên cứu 9
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 9
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 15
2.2.3. Nguồn tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát 20
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 22
ii
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.3.1. Xác định phân bố của SMD tại vườn quốc gia Pù Mát 22
3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của SMD 22
3.3.3. Nghiên cứu về giá trị nguồn gen của SMD. 22
3.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển SMD. 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan. 22
3.4.2. Phương pháp điều tra lâm học thông thường. 23
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân 24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu 25
4.1.1. Tổ thành rừng tính theo loài cây tại các ÔTC 26
4.1.2. Cấu trúc tầng thứ 34
4.2. Đặc điểm lâm học 34
4.2.1. Đặc điểm hình thái 34
4.2.2. Đặc điểm vật hậu 36

4.2.3. Đặc điểm sinh thái loài SMD tại vườn quốc gia Pù Mát 37
4.2.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài cây Sa mộc dầu 39
4.3. Giá trị nguồn gen của loài cây Sa mộc dầu. 40
4.4. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Sa mộc dầu 40
4.4.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật 40
4.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách pháp luật 41
4.4.3. Giải pháp kinh tế - xã hội 42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1. Kết luận 43
5.3. Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC
iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



SMD : Sa mộc dầu
D
1.3
: Đường kính thân cây tại vị trí một mét ba
H
vn
: Chiều cao vút ngọn
Hstt : Hệ số tổ thành
VQG : Vườn Quốc Gia
QG : Quốc gia
NCKH : Nghiên cứu khoa học
m : Mét (đơn vị)

ÔTC : Ô tiêu chuẩn

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 2.1: Số liệu khí hậu 4 trạm khí tượng thủy văn VQG Pù Mát 12
Bảng 2.2. Các loại đất trong vùng 14
Bảng 2.3. Mật độ và dân số các xã 15
Bảng 2.4. Lao động và phân bố lao động của các xã 16
Bảng 2.5. Cơ sở giáo dục phân theo huyện, tính đến năm 2004 17
Bảng 2.6. Tình hình đường điện lưới trên các xã 18
Bảng 2.7. Cơ sở y tế năm 2004 phân theo huyện 19
Bảng 2.8. Giường bệnh năm 2004 phân theo huyện 19
Bảng 2.9. Các kiểu thảm thực vật VQG Pù Mát 20
Bảng 2.10. Các taxon thực vật có mạch ở VQG Pù Mát 21
Bảng 4.1. Khu vực phân bố của Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát 25
Bảng 4.2. Thống kê diện tích phân bố của loài Sa mộc dầu ở các khu vực 25
Bảng 4.3. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 01 tọa độ (0452975-2099280)
thuộc tuyến Khe Thơi 26
Bảng 4.4. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 02 tọa độ (0455315-2104316)
thuộc tuyến Khe Thơi 27
Bảng 4.5. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 03 tọa độ (0455126-2104264)
thuộc tuyến Khe Thơi 27
Bảng 4.6. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 04 tọa độ (0455138-2104302)
thuộc tuyến Khe Thơi 28
Bảng 4.7. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 05 tọa độ (0452900-2099367)
thuộc tuyến Khe Bu 29
Bảng 4.8. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 06 tọa độ (0452867-2099321)

thuộc tuyến Khe Bu 30
Bảng 4.9. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 07 tọa độ (0454548-2099233)
thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp 31
Bảng 4.10. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 08 tọa độ (0454502-2099146)
thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp 31
Bảng 4.11. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 09 tọa độ (0454486-2099208)
thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp 32
Bảng 4.12. Hệ số tổ thành tầng cây cao ÔTC 10 tọa độ: (0454462-2099175)
thuộc tuyến Tam Đình - Tam Hợp 33
Bảng 4.13. Số liệu khí hậu 4 trạm khí tượng thủy văn VQG Pù Mát 38
v
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Bản đồ Vườn Quốc Gia Pù Mát 10
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng rừng Vườn Quốc Gia Pù Mát 11
Hình 4.1. Hình thái thân cây Sa mộc dầu 34
Hình 4.2. Hình thái vỏ cây Sa mộc dầu 35
Hình 4.3. Hình thái lá cây Sa mộc dầu 35
Hình 4.4. Nơi có Sa mộc dầu phân bố 37

1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bên cạnh vấn đề trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. chúng ta
cần chú ý đến việc bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen quý hiếm. Sa
mộc dầu là nguồn gen quí hiếm được phân hạng ở cấp VU A1adC1 trong sách
Đỏ Việt Nam năm 2007 và xếp nhóm 2 trong danh lục thực vật rừng động vật

rừng nguy cấp quí hiếm của Nghị định số 32 của Chính phủ. Loài cây này
không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Sa
mộc dầu (Cunninghamia konishii) là loại bền, ít mối mọt, có hoa vân, màu sắc
rất đẹp và rất được ưa dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, làm các vật dụng
trong gia đình, làm nhà nên đang là đối tượng bị khai thác mạnh và đang đứng
trước nguy cơ tiệt chủng ngoài tự nhiên nếu không có biện pháp bảo tồn kịp
thời. Qua các kết quả điều tra, nghiên cứu về đa dạng thực vật đã khẳng định,
Sa mộc dầu có phân bố ở một số vùng thuộc Vườn Quốc gia Pù Mát. Tuy
nhiên, các thông tin, các dẫn liệu khoa học và các nghiên cứu chuyên sâu về
loài cây quý hiếm này chưa có nhiều. Để góp phần nhỏ vào việc bảo tồn và
phát triển loài cây này, được sự nhất trí của khoa Lâm Nghiệp, ban giám hiệu
nhà trường, thầy giáo hướng dẫn cùng sự tiếp nhận của ban quản lý vườn quốc
gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An, chúng em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu
(
Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định được phân bố, nghiên cứu được đặc điểm lâm học của cây SMD
tại vườn quốc gia Pù Mát.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển SMD
+ Các giải pháp kỹ thuật
+ Các giải pháp về kinh tế, xã hội và chính sách của nhà nước.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được phân bố của sa mộc dầu tại vườn quốc gia Pù Mát:
+ Phân bố theo đai cao.
+ Phân bố theo địa lý.
2
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học của Sa mộc dầu:
+ Đặc điểm hình thái và vật hậu: Thân, lá, hoa/nón quả.
+ Đặc điểm sinh thái bao gồm: Hoàn cảnh rừng nơi Sa mộc dầu (SMD)

phân bố, đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi SMD phân bố (mật độ,
tổ thành, tầng thứ, thường gặp).
+ Đặc điểm tái sinh tự nhiên: Mật độ, cấu trúc tổ thành cây tái sinh,
chất lượng cây tái sinh, phân cấp theo chiều cao và cây có triển vọng, đặc
điểm tái sinh.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập
- Áp dụng được lý thuyết đã học vào thực tiễn và học hỏi được thêm nhiều
kiến thức bổ ích từ bên ngoài trường học.
- Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có điều
kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành lâm nghiệp nước nhà.
1.4.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học.
- Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu khoa học về việc nghiên cứu chuyên sâu
loài cây quý hiếm SMD.
- Là cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp bảo tồn và phát triển SMD.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở việc nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của SMD xác
lập cụ thể các tiểu khu có SMD phân bố và giao cho các trạm quản lý bảo vệ
rừng vườn quốc gia Pù Mát. Từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển loài
cây SMD.
3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Trong nước
Tại Việt Nam Sa mộc dầu phân bố ở Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La và
Hà Giang (Tây Côn Lĩnh). TẠi Hà Giang khi cơn sốt gỗ và tinh dầu rộ lên

cách đây hơn 10 năm, việc khai thác trái phép đã đẩy loài này đến nguy cơ tiệt
chủng. Năm 2013, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Chi
cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Hà Giang nghiên cứu đánh giá phân
bố và bảo tồn của SMD tại Hà Giang, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay
Hà Giang chỉ còn khoảng 80-90 cây SMD trưởng thành (15 tuổi trở lên). Các
khu vực phân bố SMD tại Hà Giang chủ yếu ở xã vùng cao núi đất của 3
huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Quản Bạ Gồm xã Lao Chải, Xin Chải, Cao
Bồ, Thượng Sơn, Nậm Ty, Bản Péo, Ta Sủ Choong, Túng Sản, Nậm Dịch, Hồ
Thầu và Nam Sơn. Ngoài ra còn một số cây SMD còn non do người dân tự
thu hái hạt và trồng trong vườn nhà. Sau nhiều năm bị khai thác bán sang
Trung Quốc thì SMD đã bị cạt kiệt, rất khó tìm. Hiện nay các cây SMD còn
lại chủ yếu trong các vườn rừng của gia đình.
Ở nước ta đã có một số hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn gen thực
vật rừng, trong đó có các loài cây lá kim đã nhân giống hom thành công ở quy
mô thí nghiệm có tỷ lệ ra rễ 60-100% là thông đuôi ngựa - P.masoniana (Lê
Đình Khả, 1994,2003), thông caribê - P.caribea (Lê Đình Khả, 2003), Pơ mu-
fokienia hodginsii (Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, 1997), Thông đỏ đà lạt
Taxus walisiana (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005),…[9] [7]. nét đặc trưng để
nhân giống các loài cây lá kim thành công là các hom giâm phải có cả ngọn
thì cây hom mới có thể phát triển thành cây, độ ẩm giá thể giâm hom không
lớn (dưới 50%), độ ẩm không khí lại phải lớn (hơn 90%), mùa giâm hom có
hiệu quả cao thường là mùa lạnh, loại hom có tỷ lệ ra rễ cao nhất khi nhân
giống hom là chồi vượt nửa hóa gỗ (dẫn theo Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng
Nghĩa, Nguyễn Xuân Liệu, 2006) [6]. Hiện nay sau khi nhân giống thành
công thông đỏ bằng phương pháp in-vitro thì chương trình trồng rừng đại trà
qui mô vài tram ha đã được triển khai tại Tây Nguyên nhằm bảo tồn và phát
triển nguồn gen quý hiếm hiện nay.
4
Tại Nghệ An nghiên cứu đã được tiến hành để xác định toàn bộ khu
vực phân bố của loài Sa mộc dầu trong tỉnh và nghiên cứu đặc điểm sinh

học và sinh thái của loài (Trần Văn Dương, 2001) [5]. Nghiên cứu tại Vườn
Quốc Gia Pù Mát, Nghệ An (Nguyễn Văn Sinh, 2009) cho thấy tình hình
tái sinh của Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) rất kém [12]. Cây
tái sinh chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn cây mạ và khi chuyển sang giai đoạn
cây con thì ít bắt gặp, tỷ lệ cây con có triển vọng rất thấp. Đây là một vấn
đề và là một thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo tồn loài cây quý
hiếm này. Quả (nón) Sa mộc dầu sau khi chín thì hạt không được tách ra
mà vẫn nằm nguyên ở trên nón. Nón rụng xuống gặp điều kiện thuận lợi sẽ
nảy mầm cây tái sinh ngay trên nón. Hiện tượng này hoàn toàn khác so với
các loài thuộc ngành hạt trần mà chúng ta đã nghiên cứu và tìm hiểu. Qua
đây chúng ta có thể giải thích tại sao trong tự nhiên thường thấy Sa mộc
dầu tái sinh theo cụm hoặc theo đám. Một đặc điểm quan trọng là mật độ
cây tái sinh bắt gặp nhiều nhất ở khu vực đất trống, nhiều ánh sáng hoặc
nơi đất có sự thay đổi như: sạt lở, làm mới. Điều này chứng tỏ cây tái sinh
của SMD có nhu cầu ánh sáng rất cao, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến dưới tán rừng rất ít xuất hiện cây tái sinh của SMD. Bởi vì dưới tán
rừng có SMD phân bố có độ tàn che rất cao, thiếu hụt ánh sáng rất lớn và
làm cho cây tái sinh SMD không phát triển được.
Nghiên cứu cho thấy các kích thước quần thể Sa mộc dầu trong VQG
Pù Mát và khu vực bảo tồn Xuân Liên rất nhỏ ( dưới 100 cá thể). Trong
chương trình 661 năm 2001 có trồng một quần thể SMD khoảng 500 cá thể
trong rừng Tây Sơn (Nghệ An) (Nguyễn Minh Tâm và nnk 2013) [1]. Không
quan sát thấy tái sinh tự nhiên tại rừng thứ sinh Khe Thơi, Bát Một và Tân
Sơn (Nghệ An). Tuy nhiên có thấy tái sinh tại những vùng sạt lở tại khu vực
Tam Hợp dọc theo đường Việt - Lào. Tình trạng bảo tồn của loài hiện nay
thuộc nhóm bị đe dọa nghiêm trọng do đó đòi hỏi có biện pháp cấp thiết nhằm
baảo ệ loài và sinh cảnh [1].
5
2.1.2. Trên thế giới
Nghiên cứu khai thác và sử dụng bền vững nguồn gen thực vật là cơ sở

quan trọng nhằm nâng cao năng suất và tính bền vững của sản xuất nông lâm
nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, và xóa đói giảm nghèo. Đa
dạng di truyền hay biến dị di truyền là cơ sở quan trọng của việc cải tạo giống
cây trồng, nâng cao năng suất chất lượng cây trồng. Tuy nhiên nhiều nguồn
gen thực vật quan trọng cho sự phát triển của ngành nông lâm nghiệp trong
tương lai đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ khác nhau. Báo cáo về tình
trạng lưu giữ nguồn gen trên thế giới của tổ chức FAO (1996) tổng hợp từ các
báo cáo quốc gia thành viên cho thấy tình hình suy thoái nguồn gen diễn ra rất
nghiêm trọng trên tòa thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. quá trình
xói mòn di truyền vẫn diễn ra nghiêm trọng. Điều đáng quan tâm đó là việc
mất mát nguồn gen không thể phục hồi được do sự suy giảm, sự tuyệt chủng
của nhiều loài thực vật. Xuất phát từ thực tế đó mà kế hoạch hành động toàn
cầu đầu tiên về bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững nguồn gen cây rừng
đã được ủy ban tài nguyên di truyền nông nghiệp và lương thực của FAO
chấp thuận vào tháng 4 năm 2013. các lĩnh vực ưu tiên chính của hành động
bao gồm: Cải thiện giá trị và tiếp cận thông tin về nguồn gen cây rừng, phát
triển chiến lược bảo tồn trên toàn thế giới, sử dụng phát triển và quản lý bảo
vệ bền vững nguồn gen cây rừng, thiết lập và xem xet khuôn khổ pháp lý và
các chính sách có liên quan để tích hợp các vấn đề lớn liên quan đến quản lý
bền vững nguồn gen cây rừng, và tăng cường năng lực thể chế và con người.
Các tài liệu nghiên cứu gần đây của tổ chức bảo tồn thế giới (IUCN)
cho thấy ở phạm vi toàn cầu có khoảng 13% số loài thực vật trên thế giới
đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng, đe dọa tiềm năng sử dụng của nhân loại
trong tương lai. Qua xem xét dữ liệu từ 189 quốc gia và vùng lãnh thổ, mới
đây các nhà khoa học Mỹ cho thấy có khoảng 22- 47% số loài thực vật có thể
bị đe dọa, cao hơn nhiều so với con số dự đoán 13% của IUCN. Các số liệu
công bố năm 1998 cho thấy Hoa Kỳ, có tới 29% số loài thực vật (4669 loài
trong tổng số 16.108 loài) đã được liệt kê vào danh sách bị đe dọa. Con số các
loài thực vật bị đe dọa ở Ja-mai-ca là 22,5%; ở Thổ Nhĩ kỳ là 21,7%; Tây Ban
6

Nha là 19,5%; Ôxtrâylia là 14,4%; Cu Ba 13,6%; Pê Ru 13,1%; Nhật Bản
12,7%; và Braxin là 2,4% (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn
Xuân Liệu, 2006) [6].
Các ngiên cứu ở Thái Lan, Philippin và Malaysia cho thấy nhiều giống
cây trồng địa phương đã và đang bị thay thế bằng những giống cây khác, cây
nhập nôi. Báo cáo của FAO (1996) trích dẫn nghiên cứu ở Hàn Quốc cho thấy
74% của 14 loài cây trồng phổ biến trên trang trại năm 1985 thì đã bị thay thế
vào năm 1993. Tại Châu Phi thì việc suy thoái và phá hủy rừng là những
nguyên nhân chính của việc suy thoái nguồn gen. Báo cáo từ hầu hết ở các
nước Mỹ La Tinh cũng cho thấy sự suy giảm nguồn gen của những loài cây
lâm nghiệp có giá trụ kinh tế. Peru, Cô lôm bi a, Hay Panama là những ví dụ
điển hình theo báo cáo, báo cáo của bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy rằng 95%
Giống bắp cải, 91% giống ngô, 94% đậu đỗ và 81% giống khoai tây đã không
còn tồn tại. Theo hiệp hội các vườn thực vật quốc tế (BGCI - Botanic Garden
Conservation international), khoảng 100.000 loài thực vật (tương đương 1/3
số loài thực vật trên thế giới) đang bị đe dọa tiệt chủng [3] [4].
Có sự liên quan chặt chẽ giữa vấn đề văn hóa và đa dạng dinh học. Đa
dạng sinh học có giá trị văn hóa, được thể hiện qua những kiến thức, kinh
nghiệm sử dụng, quản lý tài nguyên lâu đời của người dân. Công ước đa dạng
sinh học cũng đề cập đến điều này. Do vậy việc mất mát đa dạng sinh học sẽ
dẫn đến sự mất mát những kiến thức kinh nghiệm lâu đời của người dân địa
phương gắn với những loài sinh vật đó. Hiện nay thì chưa có một hệ thống
theo dõi giám sát sự suy giảm, mất mát nguồn gen cũng như những kiến thức
bản địa liên quan. Việc suy thoái nguồn gen sẽ làm suy giảm nguồn nguyên
liệu di truyền cho các thế hệ tương lai. Bên cạnh đó thì cánh cửa cho những
lựa chọn tiến hóa và phát triển của nhiều loài cũng sẽ đóng lại. Sự đơn điệu về
gen là một trong những thảm họa cho di truyền, tiến hóa và phát triển.
Hiện nay nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã nhận ra tầm quan
trọng của việc điều tra đánh giá toàn diện các loài cây trồng, các loài hoang
dã, các hệ sinh thái và những kiến thức liên quan. Những điều tra như vậy sẽ

giúp xây dựng chiến lược quản lý, lưu giữ và đảm bảo sự cân bằng tối ưu giữa
lưu giữ nội vị (In situ conservation) Việc thu thập mẫu cho lưu giữ ngoại vị
(Ex situ). Bảo tồn nội vị và bảo tồn ngoại vị là hai phương thức duy trì bổ
sung hỗ trợ cho nhau.
7
Lưu giữ nội vi là hình thức lý tưởng để bảo tồn nguồn gen. Hình thức
phổ biến là việc hình thành khu bảo vệ nguồn gen. Các khu bảo vệ nguồn
gen (protected areas) được coi là cái xương sống của bảo tồn đa dạng sinh
học. nhờ nỗ lực của các quốc gia mà số khu bảo tồn trên toàn thế giới tăng
nhanh trong những năm gần đây. Theo báo cáo của tổ chức bảo tồn quốc tế
(IUCN, 2011) thì số khu bảo tồn trên thế giới tính đến năm 2010 là 161.000
khu chiếm khoảng 15% diện tích bề mặt trái đất tăng hơn 160 lần so với năm
1962, khoảng hơn 1000 khu. Tuy nhiên ngoại trừ một số loài cây rừng thì
nhiều loại cây trồng, cây hoang dại vẫn chưa được chú ý bảo tồn đúng mức
do nhiều lý do khác nhau. Ở nhiều nước thì người dân cũng tham gia vào
việc bảo vệ nguồn gen thông qua việc duy trì những giống địa phương
truyền thống. Đây là hình thức bảo tồn trên trang trại trong đó coi trọng kiến
thức và kinh nghiệm của người dân địa phương. Nhận thấy được tầm quan
trọng của phương thức bảo tồn nguồn gen này, nhiều quốc gia đã xây dựng
dự án duy trì ngay trên trang trại (on-farn conservation). Tuy nhiên các dự
án chủ yếu tập trung duy trì các loài cây nông nghiệp như lúa, ngô, rau, đậu
đỗ trên vườn, trang trại hộ gia đình, chưa quan tâm đúng mức đến loài cây
lâm nghiệp có giá trị kinh tế và văn hóa.
Chỉ có một số ít loài cây trồng rừng được lưu giữ ngoại vi, chủ yếu
thông qua các bộ sưu tập sống được hỗ trợ bởi các chương trình bảo tồn và
phát triển nguồn gen quốc tế. Trong các báo cáo thì hầu hết các quốc gia đều
chỉ rõ việc thiếu kiến thức về nguồn gen các loài thực vật bản địa, địa phương.
Do đó việc điều tra, nghiên cứu phân loại các loài thực vật bản địa là rất cần
thiết, đặc biệt là những loài có giá trị về văn hóa với cộng đồng địa phương.
Hiện nay, các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến cũng tập trung bảo tồn nguồn

gen cho một số cây trồng rừng chủ yếu. Ví dụ, ở châu Âu tập trung ở nhóm
cây lá kim, ở Trung Cận Đông là nhóm Sồi Giẻ (Quercus). Ở các nước Băc
Âu, bảo tồn nguồn gen cũng chỉ tập trung ở một số loài lá kim thuộc các chi
Picea, Pinus, Psendotauga, Larix và một số loài cây lá rộng thuộc chi Populus.
Tại Đài Loan, Sa mộc dầu cũng được coi là gỗ tốt nên bị khai thác trên
quy mô lớn , kết quả là các quần thể hiện tại bị chia cắt, nằm rải rác không tập
trung (Chung et al.,) [14]. Nguồn gen Sa mộc dầu tại Đài Loan đang được lưu
giữ bảo tồn trong ngân hàng hạt giống cùng với 152 loài thực vật khác
(Huang et al., 2008) [15].
8
Sau nhiều thập kỷ khai thác cạn kiệt, từ những năm 1950 chương trình
trồng rừng qui mô lớn được thực hiện đã góp phần bảo tồn và phát triển
nguồn gen loài này. Tại Đài Loan Sa mộc dầu phân bố ở độ cao 1300-2800m.
sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trung bình năm 17-22
0
C và lượng mưa 2000-
3500mm/năm. Trên các địa điểm phù hợp cây có thể tăng 1m chiều cao và
1cm đường kính một năm. Nhằm nâng cao chất lượng gỗ và sinh trưởng thì
nhiều chương trình nghiên cứu, khảo nghiệm đã được thực hiện từ những năm
1970. Từ những năm 1990 chính phủ đã đóng cửa rừng nhằm ngăn chặn suy
giảm nguồn gen lâm nghiệp, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng của rừng
(Chung et al., 2009) [14].
2.1.3. Nhận xét chung
Sa mộc dầu, Sa mu dầu (Cuninghamia konishii Hayata) còn có tên gọi
khác là Ngọc am, Sa mộc Quế phong, thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae)
nhưng thuộc bộ Thông (Coniferales). Sa mộc dầu là nguồn gen quý hiếm
được xếp nhóm Iia: Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng
vì mục đích thương mại của nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm. Trên thế giới SMD phân bố ở
Đài Loan và Lào, ở Việt Nam phân bố hẹp tại một số địa phương như Hà

Giang, Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An [2].
Sa mộc dầu không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị
kinh tế rất cao. Là cây gỗ đứng có tán hình tháp, cao tới 50m và đường kính
ngang ngực tới 2,5m hoặc hơn. Gỗ SMD là loại bền, ít mối mọt có hoa vân,
màu săc rất đẹp và rất được ưa dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, làm các
vật dụng trong gia đình, làm nhà. Sa mộc dầu là cây ưu tiên trong chương
trình trồng rừng. Gỗ thuộc nhóm 1 theo phân loại nhóm gỗ rừng Việt Nam.
Gỗ SMD đẽo gọt thành bồn tắm, giường, ghế, đặc biệt được chiết xuất tinh
dầu hòav ào nước tắm hoặc dùng để ướp xác.
Mặc dù Sa mộc dầu là cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao nhưng Sa mộc
dầu tái sinh rất kém, cây tái sinh dưới tán rừng rất ít và chủ yếu ở giai đoạn cây
mạ. Cây tái sinh ở giai đoạn cây con hầu như không bắt gặp. Những nghiên cứu
về SMD hiện nay cũng rất hạn chế. Cho đến nay mới chỉ có một số nghiên cứu
đánh giá phân bố, tình trạng bảo tồn SMD tại Nghệ An, tuy nhiên nghiên cứu
9
mới chỉ dừng lại ở mức độ điều tra khảo sát phân bố, chưa thử nghiệm nhân
giống, đánh giá khả năng nhân giống, và gây trồng. Vì vậy có thể nói cho đến
nay vẫn chưa có nghiên cứu chọn cây mẹ, nhân giống và kỹ thuật gây trồng
SMD. Đây là một trong những thách thức ddeert thúc đẩy mở rộng sản xuất gỗ
quý SMD trong thực tế. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu phân bố
và đặc điểm lâm học của loài cây SMD là rất cần thiết.
2.2. Tổng quan nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Pù Mát nằm về phía Tây Nam Tỉnh Nghệ An, cách thành
Phố Vinh 160 km đường bộ. Tọa độ địa lý của Vườn:
18
0
46
'

- 19
0
12
'
Vĩ độ Bắc.
104
0
24
'
- 104
0
56
'
Kinh độ Đông.
Ranh giới của VQG, về phía Nam có chung 61 km với biên giới quốc
gia giáp với cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Lào.
Phía Tây giáp các xã Tam Hợp, Tam Đình, Tam Quang (Huyện
Tương Dương).
Phía Bắc giáp với các xã Lang Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn
(Huyện Con Cuông) (Hình 2.1).
Phía Đông giáp các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (Huyện Anh Sơn).
2.2.1.2. Địa giới hành chính.
Toàn bộ diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh
Sơn, Con Cuông và Tương Dương Tỉnh Nghệ An. Diện tích vùng lõi là 94.804.4
ha và vùng đệm khoảng 86.000 ha nằm trên địa bàn 16 xã (Hình 2.1).
Huyện Anh Sơn gồm 5 xã: Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn và
Đỉnh Sơn.
Huyện Con Cuông gồm 7 xã: Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê,
Châu Khê, Chi Khê và Lạng Khê.
Huyện Tương Dương gồm 4 xã: Tam Quang, Tam Đình, Tam Hợp

và Tam Thái.
10
Địa hình địa mạo:
Sông suối chính trong khu vực Khe Thơi, Khe Choăng và Khe Khăng.
Các đỉnh dông phụ có độc dốc lớn, độ cao trung bình từ 800 - 1500m. địa
hình hiểm trở. Phía Tây Nam có VQG là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và
là nơi sinh sống trước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân
tộc. Ở đó nhiều hoạt động Nông Lâm nghiệp đã và đang diễn ra.
Nằm trong khu vực có khoảng 7.057 ha núi đá vôi và phần lớn diện tích
nằm ở vùng đệm VQG, chỉ có khoảng 150 ha nằm trong vùng lõi.






























Hình 2.1. Bản đồ Vườn Quốc Gia Pù Mát

11


































Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng rừng Vườn Quốc Gia Pù Mát
2.2.1.3 Khí hậu thủy văn
Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Do ảnh
hưởng của địa hình dãy Trường sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu
ở đây có sự phân hóa khác biệt lớn trong khu vực. Số lieu của trạm khí
tượng Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Vinh được ghi trong bảng
(Bảng 2.1) sau:
12
Bảng 2.1: Số liệu khí hậu 4 trạm khí tượng thủy văn VQG Pù Mát
TT

Các yếu tố khí hậu
Tương
Dương
Con

Cuông
Anh
Sơn
Vinh
1 Nhiệt độ trung bình năm (
0
C) 23
0
6 23
0
5 23
0
7 23
0
9
2
Nhiệt độ không khí cao nhất
tuyệt đối
42,7
0
C/5

42,
0
C/5

42,1
0
C/5


42,
0
C/5

3
Nhiệt độ không khí thấp nhất
tuyệt đối
1,7
0
C/1

2,0
0
C/1

5
0
C/1

4
0
C/1

4 Tổng lượng mưa (mm) 1268,3 1791,1 1706,6 1944,3
5 Số ngày mưa / năm (Ngày) 133 153 138 138
6 Lượng mưa lớn nhất (mm) 192/8 449,5/9 788/9 484/9
7 Lượng bốc hơi năm (mm) 867,1 812,9 789,0 954,4
8 Số ngày có sương mù (Ngày) 20 16 26 27
9 Độ ấm không khí bình quân năm (%)


81 86 86 85
10
Độ ẩm không khí tối thấp bình
quân (%)
59

64

66

68

11 Độ ẩm không khí tối thấp td (%) 9/I 14/III 21/XI 15/X
12
Tọa độ trạm:
Vĩ độ
Kinh độ
19
0
17’

104
0
26’

19
0
03’

105

0
53’

18
0
54’

105
0
18’

18
0
40’

105
0
40’

13 Độ cao (m) 97 27 6 6
14 Thời gian quan trắc (năm) 40 40 40 86
(Nguồn: 4 trạm khí tượng thủy văn VQG Pù Mát).
Số liệu bảng (Bảng 2.1) cho thấy :
- Chế độ nhiệt :
+ Nhiệt độ trung bình năm 23 - 24
o
C, tổng nhiệt năng 8500 - 8700
o
C.
+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2,do chịu ảnh hưởng của gió mùa

đông bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống tới 20
o
C và nhiệt
độ trung bình thấp nhất xuống dưới 18
0
C (tháng giêng).
+ Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất
kho nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7) . Nhiệt độ trung bình mùa
hè lên tới 25
0
C, nóng nhất là tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 29
o
C. Nhiệt độ
tối cao lên tới 42
0
C ở Con Cuông và Tương Dương vào tháng 4, 5 nhiệt độ là
42,7
0
C, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%.
13
- Chế độ mưa ẩm:
+ Vùng nghiên cứu có lượng mưa từ ít đến trung bình, 90% lượng nước
tập trung trong mùa mưa. Lượng mưa lớn nhất là tháng 9, 10 và thường kèm
theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2, 3, 4 có
mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 5, 6, 7 là những
tháng nóng nhất và lượng nước bốc hơi cao nhất.
+ Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 - 86%, ,mùa mưa lên tới 90%.
Tuy vậy những giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường đo được trong thời kì
nóng kéo dài.
- Thủy văn:

Trong khu vực có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Các chi lưu phía hữu hạn như Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng lại
chạy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả.
+ Dưới góc độ giao thông thủy thì cả 3 con sông trên đều có thể dung
bè mảng đi qua một số đoạn nhất định, riêng Khe Choang và Khe Khặng có
thể dung thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu.
+ Nhìn chung mạng sông suối khá dày đặc. Với lượng mưa trung bình
năm từ 1300 - 1400 mm, nguồn nước mặt trên diện tích VQG Pù Mát lên tới 3
tỷ m
3
. Do lượng nước đó phân bố không đều giữa các mùa và các khu vực nên
tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xảy ra.
2.2.1.4. Địa chất thổ nhưỡng:
- Địa chất:
Vườn quốc gia Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc. Quá trình kiến tạo
địa chất được hình thành qua các hỷ Palêzôi, Devon, Cacbon, Pecmi, Triat,
Heximi… đến Miroxen cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển của
dãy Trường Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecximi, địa hình luôn bị ngoại lực tác động
mạnh mẽ tạo nên địa mạo chủ yếu:
+ Núi cao trung bình: Uốn nếp khối nâng lên mạnh, tạo nên một dải cao
và hẹp nằm ngay biên giới Việt Lào với vài đỉnh cao trên 2000m (Pulaileng
2711m, Rào cỏ 2286m).
Địa hình vùng này rất nguy hiểm trở, đi lại cực kì khó khăn,
+ Kiểu địa hình núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích của
miền và có độ cao từ 1000m trở xuống. Tuy cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu
tạo bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn.
14
+ Thung lũy kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ
nhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. độ cao nhỏ thua 300m và bao
gồm thung lũng các song suối Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng (Sông

Giăng) và bờ phải sông Cả. Vùng này được cấu tọa từ các trầm tích bờ rời, dễ
bị xâm thực trong đó phổ biến là các dạng địa hình đồi khá bằng phẳng, bãi
bồi và them song khá phát triển.
- Thổ Nhưỡng:
Các loại đất trong vùng được thống kê:
Bảng 2.2. Các loại đất trong vùng
TT Loại đất Diện tích

Đặc trưng cơ bản Phân bố
1
Đất Feralit
mùn trên núi
trung bình (FH)

34511ha
(17,7%)
Đất có màu vàng đỏ hoặc vàng
xám, tầng mùn dầy thành phần
cơ giới (tpcg) nhẹ đến tru
ng
bình. Có 2 loại phụ:
Phân b
ố từ độ cao
800,900m đ
ến
1800m dọc biên gi
ới
Việt Lào
1.1 FHs
4818 ha

(2,5%)
Feralit đỏ vàng phát triển trên
đá trầm tích, và biến chất có kết

cấu hạt mịn, tpcg trung bình
Phân b
ố nhiều ở
phía Nam và Đông
Nam VQG
1.3 FHq
29693 ha

(15,2%)
Feralit vàng nhạt hay vàng xám,

phát triển trên đá trầm tích v
à
bi
ến chất có kết cấu hạt thô,
TPCG nhẹ đến trung bình
Phân b
ố nhiều ở phía
Tây Nam VQG
2
Đất Feralit đỏ
vàng vùng đồi
và núi thấp (F)
151017
ha
(77,6%)

Đất có màu đỏ vàng
hay vàng
đỏ, tầng tích tụ dày n
ền vật chất
tạo đất chia ra các loại phụ:
Phân bố phía Bắc v
à
Đông Bắc VQG
2.1 Fs
56584 ha

(29,1%)
Đất Feralit đỏ vàng, TPCG n
ặng
đến trung bình
Phân b
ố chủ yếu
phần trung tâm v
à
phía đông VQG
2.2 Fq
87376 ha

(44,9%)
Đất Feralit vàng nhạt, tpcg nhẹ
đền trung bình, tầng đất trung
bình có nhiều đá lẫn trong tầng đất

Phân b
ố chủ yếu ở

vùng trung tâm và
phía Tây Bắc VQG
2.3 Fv
7057 ha
(3,6%)
Đất Feralit đỏ vàng hay nâu đỏ,
tpcg n
ặng, tầng dầy (trong
thung lũng)
Phân bố ven đư
ờng 7
phía Bắc và Đông
Bắc VQG
3
Đất dốc tụ và
đất phù sa D, P
9140 ha
(4,7%)
Đất có màu nâu xám, TPCG
trung
bình, tơi xốp giàu dinh dưỡng
Phân b
ố ven sông
suối trong VQG
4 Núi đá vôi (K
2
)

7057 ha
(3,6%)

Núi đá vôi d
ốc đứng có cây gỗ
nhỏ che phủ thấp dưới 700m
Phân bố thành d
ải
nhỏ xen kẽ nhau b
ên
hữu ngạn sông Cả
5 Tổng số 194668 (Cả vùng đệm)

(
Nguồn: Phòng NCKH Vườn Quốc Gia Pù Mát)
15
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Dân số
Tổng dân số 16 xã là 16.954 hộ với 93.335 nhân khẩu. Phần lớn dân cư
phân bố trong 7 xã của huyện Con Cuông (39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ) và 5
xã thuộc huyện Anh Sơn (38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ). Số còn lại thuộc 4 xã
của huyện Tương Dương (15.753 nhân khẩu với 2.849 hộ), trung bình mỗi hộ
gia đình có từ 5 đến 6 người. Tăng dân số trong những năm nay là áp lực lớn
Bảng (2.3).
Bảng 2.3. Mật độ và dân số các xã
TT Đơn vị hành chính
DT tự
nhiên
(km
2
)
Số khẩu


Tỷ lệ (%)

Mật độ
(người/km
2
)

I Huyện Anh Sơn 286,2 38163 40,9 133
1.1 Xã Đỉnh Sơn 13,25 6561 7,0 495
1.2 Cẩm Sơn 12,09 5095 5,5 421
1.3 Tường Sơn 24,02 8360 9,0 348
1.4 Hội Sơn 52,94 10387 11,1 196
1.5 Phúc Sơn 138,90 7760 8,3 56
II Huyện Con Cuụng 1880,8 39419 42,2 21
2.1 Xã Môn Sơn 405,5 7555 8,1 19
2.2 Lục Dạ 124,7 6664 7,1 53
2.3 Yên Khê 51,6 4733 5,1 92
2.4 Bồng Khê 29,3 5252 5,6 179
2.5 Chi Khê 75,1 5934 6,4 79
2.6 Châu Khê 438,8 5173 5,5 12
2.7 Lạng Khê 106,3 4102 4,4 39
III Huyện Tương Dương 853,6 15753 16,9 18
3.1 Xã Tam Quang 378,49 6818 7,3 18
3.2 Tam Đình 130,17 3879 4,2 30
3.3 Tam Thái 113,13 3546 3,8 31
3.4 Tam Hợp 231,81 1510 1,6 7
Tổng 3020,6 93335 100 57
(
Nguồn: Phòng NCKH Vườn Quốc Gia Pù Mát)
16

2.4.2.2. Lao động
Do dân số phân bố không đều nên lực lượng lao động cũng phân bố
không đều và tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp của huyện Anh Sơn. Số
liệu thống kê của các Xã trong huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương
năm 2003 cho thấy lực lượng lao động của các xã có liên quan tới VQG như
sau (B¶ng 2.4).
Bảng 2.4. Lao động và phân bố lao động của các xã
Đơn vị hành chính
Tổng
số
Nam Nữ
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Huyện Anh Sơn 16418 8511 43,9 8507 42,5
Đỉnh Sơn 2831 1384 7,1 1447 7,2
Cẩm Sơn 2813 1051 5,4 1162 5,8
Tường Sơn 3579 1722 8,9 1857 9,3
Hội Sơn 4555 2211 11,4 2344 11,7
Phúc Sơn 3240 1543 8,0 1697 8,5
H. Tương Dương 5508 2741 14,1 2767 13,8
X. Tam Quang 2471 1224 6,3 1247 6,3
Tam Đình 1237 612 3,2 625 3,1
Tam Thái 1187 604 3,1 583 2,9
Tam Hợp 613 301 1,6 312 1,6

H. Con Cuông 17480 8726 45,0 8754 43,7
Môn Sơn 3168 1596 8,2 1572 7,9
Yên Khê 2054 1039 5,4 1015 5,1
Lục Dạ 2863 1421 7,3 1442 7,2
Bồng Khê 2787 1371 7,1 1416 7,1
Chi Khê 2516 1254 6,5 1262 6,3
Châu Khê 2694 1353 7,0 1341 6,7
Lạng Khê 1398 692 3,6 706 3,5
Tổng 39406 19387 100 20028 100
(
Nguồn: Phòng NCKH Vườn Quốc Gia Pù Mát)

17
2.2.2.3. Văn hóa - xã hội và giáo dục
Là miền núi nhưng tình hình giáo dục ở khu vực tương đối tốt. Năm
học 1995 - 1996 huyện Anh Sơn đã được Tỉnh công nhận là một huyện
miền núi điển hình đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Huyện Con
Cuông cũng đã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học và xóa mù chữ
được nhà nước tặng huân chương Lao động hạng III. Tuy nhiên trong thực
tế vẫn còn nhiều trở ngại, một số người trong độ tuổi 15 - 35 còn mù chữ
(30% số dân mù chữ trong 3 bản người Đan Lai thuộc vùng bảo vệ nghiêm
ngặt) (Bảng 2.5).
Bảng 2.5. Cơ sở giáo dục phân theo huyện, tính đến năm 2004
Tên huyện
P.T.T. học P.T. cơ sở Tiểu học
Số
trường

Số
giáo

viên

Số
học
sinh
Số
trường

Số
giáo
viên

Số học
sinh
Số
trường

Số
giáo
viên

Số học
sinh
Huyện Con Cuông 3 104

2.178

13 355

6.815


24 557

7.788

Huyện Anh Sơn 3 200

5.493

21 368

6.822

28 730

10.268

Huyện Tương Dương

2 92 2.001

20 648

13.159

37 738

11.327

(Nguồn: Phòng NCKH Vườn Quốc Gia Pù Mát)

2.2.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện đã và đang được hiện đại
hóa. Đến nay 100% số xã và thị trấn đã có điểm bưu điện văn hóa xã. Hệ
thống truyền thanh và truyền hình đã được xây dựng sửa chữa, nâng cấp toàn
diện để đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế xã
hội, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà Nước. Thực
hiện tốt việc cấp máy phát thu hình, các loại đài thu thanh tới các đối tượng
tới các đối tượng, người dân ở các khu vực vùng cao. Tuy nhiên vẫn có những
hạn chế như việc một số khu vực vùng sâu, vùng xa trong huyện chưa được
hưởng dịch vụ internet, khiến cho bộ phận người dân ở những vùng này chưa
thể chủ động trong việc tím kiếm thông tin.

×