Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bệnh tâm thần cách phát hiện và phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.78 KB, 2 trang )

BỆNH TÂM THẦN - CÁCH PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG NGỪA
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thì áp lực của
cuộc sống hiện đại đã khiến số người mắc triệu chứng tâm thần xuất hiện ngày
càng nhiều. Đáng chú ý, số người bệnh trong lứa tuổi thanh thiếu niên đang có xu
hướng gia tăng một cách đáng lo ngại... trong đó nguyên nhân chủ yếu là do học
hành, công việc, cuộc sống và cả những đổ vỡ trong tình cảm...
Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên
những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm …
Hiện nay, bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ biến. Tổ chức Y tế Thế giới
nhận định sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung
thư và đái tháo đường. Đến năm 2020 sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 2
chỉ sau bệnh tim mạch. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học của ngành
Tâm thần năm 2000 , điều tra tập trung vào 10 rối loạn tâm thần chủ yếu thì tỉ lệ
rối loạn tâm thần chung chiếm từ 10-15% dân số, trong đó bệnh tâm thần phân liệt
chiếm 0,7-1%; rối loạn liên quan stress 4-6%; rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên
3,7% ; nghiện rượu 3-5% ; Nghiện ma túy 0,15-1,5%; Chậm phát triển tâm thần 13%; rối loạn trầm cảm 3-5%. Bệnh thường không gây chết người đột ngột nhưng
làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, gây
căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng, làm tổn hại cả về kinh
tế và chât lượng cuộc sống. Do vậy, việc phát hiện bệnh sớm sẽ vô cùng quan
trọng. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi nhanh. Nếu phát hiện
muộn, bệnh tiến triển mạn tính, khó hồi phục. Việc phát hiện bệnh thường do
người thân trong gia đình, người cùng cơ quan, đơn vị, trường học...
Triệu chứng bệnh tâm thần rất đa dạng từ các triệu chứng nhẹ nhất giống
như suy nhược thần kinh đến các triệu chứng loạn thần. Giai đoạn đầu thường biểu
hiện các triệu chứng nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính nết dễ phản ứng,
khó tập trung, trễ nải trong học tập và công tác. Có người buồn chán thiếu quan
tâm, xa lánh mọi người. Về sau biểu hiện các triệu chứng loạn thần như ảo giác và
tri giác như có thật một sự vật và hiện tượng không có trong thực tế khách quan
như nghe tiếng nói mà xung quanh không có ai, lời nói đó có thể khen, chê hoặc
mệnh lệnh cho bệnh nhân hoặc bệnh nhân nhìn thấy nhiều người đuổi theo, nhìn
thấy thú dữ nhưng thực tế không có.


Trước đây, người bệnh tâm thần thường bị hắt hủi, xa lánh, đánh đập, không
được quan tâm chữa trị, chăm sóc, vì vậy người bệnh sớm trở nên sa sút tâm thần,
đi lang thang, bị xã hội xa lánh, mặc cảm, ruồng bỏ, khinh miệt. Rất nhiều người
có vấn đề về sức khỏe tâm thần bị tước đoạt nhân quyền. Họ không chỉ bị phân biệt
đối xử, kỳ thị và bị thiệt thòi mà còn là đối tượng bị lạm dụng về tình dục và thể
chất. Hiện nay với sự tiến bộ của y học, bệnh tâm thần hoàn toàn có thể chữa khỏi,
người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường cùng gia đình và xã hội. Gia đình
và người thân cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo đúng phương pháp khoa


học tại các cơ sở y tế, không cúng bái phù phép, không giấu bệnh. Có trường hợp
phải điều trị duy trì nhiều năm như vậy người bệnh có thể khỏi hoặc ổn định và
sống hòa nhập trong cộng đồng.
Để phòng bệnh tâm thần cần:
- Khi cảm thấy bản thân hay người thân có những biểu hiện bất thường về
ý nghĩ, hành vi, cảm xúc hay mất ngủ, căng thẳng hoặc có băn khoăn, lo lắng về
một điều gì đó mà không phù hợp với thực tế, hãy đến gặp thầy thuốc chuyên khoa
tâm thần hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, tư vấn điều trị càng sớm
càng tốt.
- Phòng chống các nguyên nhân gây tổn thương tổ chức não như: phòng
chống các bệnh nhiễm trùng thần kinh, đặc biệt các bệnh viêm não, màng não và
các bệnh nhiễm độc thần kinh như nhiễm độc rượu, ma túy, nhiễm độc nghề
nghiệp. Bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông đề phòng chấn thương sọ
não.
Bên cạnh đó, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, có tinh thần thoải mái, lạc
quan, hòa thuận trong mối quan hệ với mọi người trong gia đình và cộng đồng;
làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục, giữ gìn vệ sinh để
tăng cường sức khoẻ là một rong những yếu tố quan trọng giúp phòng chống bệnh
tâm thần hiệu quả.
Xác nhận trạm y tế xã


Người viết bài



×