ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
----------
TIỂU LUẬN
NGÔN NGỮ VÀ THỰC HÀNH BÁO CHÍ
Đề tài: Vấn đề viết Sa-pô cho báo điện tử Việt Nam( khảo sát báo điện
tử Vnexpress.vn trong tháng 12-2017)
Giảng viên: PGS.TS Phạm Văn Tình
Nhóm thực hiện: Nguyễn Bá Thắng
MSSV: 15034444
Nguyễn Hưng Thịnh
MSSV: 15035939
MỤC LỤC
2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SA-PÔ TRÊN BÁO CHÍ:
I)
Khái niệm chung về sa-pô:
1) Định nghĩa sa-pô:
Sa-pô là cách gọi phiên âm từ chapeau trong tiếng Pháp. Đây là thuật ngữ được
sử dụng thường xuyên nhất khi giới thiệu một đoạn văn giới thiệu một bài
báo.Trong tiếng Pháp, sa-pô được viết là “chapeau”, nghĩa là cái mũ. Cái mũ là vật
dùng để đội trên đầu, nó nằm trên phần cao nhất của một con người. Quả thực, sapô giống như cái mũ của bài báo nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự chỉn chu
khi xuất hiện trước công chúng. Theo Wikipedia, “chapeau” là một văn bản ngắn
đứng trước phần nội dung chính của một bài báo khuyến khích người đọc bằng
cách tóm tắt những nội dung sẽ được triển khai trong phần chính của bài báo.
Chapeau một bài báo sẽ trình bày các nội dung: “cái gì”, “ai”, “ở đâu”, “khi
nào”, làm thế nào và đôi khi có thể thêm “tại sao”.Trong một bài báo, chapeau
được được in đậm, đặc biệt sử dụng phông chữ khác, hoặc có thể chèn thêm một
đồ họa, hình ảnh trong đó để tập trung sự chú ý của người đọc. Trong tiếng Anh,
sa-pô được gọi là lead hoặc intro. Theo nghĩa đen, lead được hiểu là dẫn đầu,
hướng dẫn. Khi được sửdụng trong báo chí, nó cũng được coi là phần đầu của một
bài báo và dẫn dắt người đọc vào bài báo.Theo Wikipedia, lead là phần mở đầu
một bài báo, một câu chuyện, một chương sách. Nó xuất hiện sau tiêu đề, đứng
trước phần nội dung chính của bài viết và giúp người đọc nhận biết được nội dung
chính của bài báo, câu chuyện hoặc chương sách.
2)
Đặc trưng của sa-pô trong loại hình báo chí:
Sa-pô trên báo in là phần văn bản ngắn ngắn được phân biệt với phần chính văn
bằng một số khác biệt trong cách trình bày. Sa-pô có thể được in nghiêng, in đậm
hoặc sử dụng một co chữ khác để nổi bật so với phần chính văn.Sa-pô trong
báo in là thành tố được khuyến khích nhưng không bắt buộc trong báo in. Trên
báo in, các bài viết dài thường có sa-pô đi kèm còn các tin ngắn, tin sâu thường
không sử dụng sa-pô. Sa-pô trên báo in thường dài.Theo nghiên cứu của cử nhân
Ngô Thị Cẩm Tú trong khóa luận, “Sapô –yếu tố tăng cường tính hiệu quả của tác
phẩm báo chí Việt Nam hiện đại”, dung lượng một sa-pô báo in nên dưới 70 từ.
3
Sa-pô trên báo in thiên về tính gợi mở hơn tính thời sự: Trên báo in, sa-pô
thường dùng cho những dạng bài dài như phỏng vấn, tường thuật, ký sự, phóng
sự... Ở những dạng bài này, tác giả tập trung vào viết sa-pô để tạo sức gợi cho
độc giả, cuốn hút họ vào đề tài mà mình đang triển khai. Đôi khi, sa-pô trong
những bài viết phóng sự, ký sự hay phỏng vấn còn mang cái tôi của tác giả.
3)
Chức năng của sa-pô:
Bàn về vai trò của sa-pô đối với báo chí nói chung, rất nhiều tác giả đã đưa
ra chính kiến của mình. Fabienne Gérault, Đại học báo chí Lille Pháp có tóm
tắt 6 chức năng của sa-pô là: tóm tắt nội dung chính của bài báo; nêu chủ đề của
bài báo: góc độ xử lý thông tin; giải thích bài báo bằng cách chỉ ra tại sao tác giữa
chọn viết về sự kiện, hiện tượng này; nêu hoàn cảnh đặc biệt với thể loại điều tra,
phỏng vấn; thông báo bố cục bài báo: là cách phát triển thông tin cốt lõi mà tít đã
nhắc tới;mời đọc: lựa chọn ngôn ngữ, cấu trúc câu để sa-pô bớt khô khan, tạo
hứng thú cho người đọc. Leonard Ray Tell, Ron Tayler trong “Bước vào nghề
báo” đánh giá vai trò của sa-pôlà “cung cấp cho độc giảthông tin tổng hợp đồng
thời lại phải thúc đẩy họ muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa, cho phép họ đọc
đến đó là đủ nhưng đồng thời lại thúc đẩy họ đọc hết bài báo” .Loic Hervouet
quan niệm chức năng của sa-pôlà “giúp đỡ người đọc xác định chủ đề và góc độ.
Cung cấp thông tin chính. Gợi ý về dàn bài. Làm cho độc giả muốn đọc”.Ở Việt
Nam, PGS.TS Hoàng Anh trong cuốn “Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong
Truyền thông đại chúng” trình bày vai trò của sa-pô như sau:
+ Xác định chủ đề bài báo: Đây là chức năng quan trọng nhất của sa-pô.
Sa-pô phải mang đến cho người đọc khái niệm chung về đề tài của bài viết. Trong
thời đại bùng nổ thông tin, độc giả sẵn sàng bỏ qua bài viết nếu như họ không tìm
thấy ở lời mào đầu một điều gì đáng quan tâm.
+ Chứng minh tính thời sự, tức thời của thông tin: Độc giả thường quan
tâm tới những đề tài nóng hổi ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Bởi thế, sapo
phải thể hiện được tính thời sự, tức thời để người đọc bị kích thích và thấy tầm
quan trọng của thông tin.
+ Nêu những ý chính trong nội dung bài viết: Sa-pô có thể nêu khung nội
dung bài viết để độc giả hiểu được bài viết gồm những nội dung gì, triển khai ra
sao mặc dù họ không đọc hết bài báo. Tuy nhiên chức năng này của sa-pô là không
4
bắt buộc bởi nó dễ dẫn tới tình trạng sa-pô dài, khuôn sáo và khiến độc giả mất
hứng đọc nội dung bài cụ thể.
+ Thu hút sự chú ý của độc giả: Nếu tít báo là đốm lửa đầu tiên của sự đam
mê trong lòng người thì sa-pô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa.
Sapô cần tạo một thứ ma lực khiến người đọc không thể cưỡng lại. Bởi vậy, sa-pô
cần được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được thần thái của vấn đề hay
sự kiện. Như vậy, mỗi tác giả có một cách phân chia chức năng của sa-pô khác
nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất các ý: thể hiện tính thời sự của bài viết,tính
hấp dẫn của bài viết và chức năng tóm tắt vấn đề của bài báo. Đây là những chức
năng cơ bản nhất của sa-pô. Đó cũng là những yêu cầu chung của sa-pô trên mọi
loại hình báo chí.
4)
Phân loại sa-pô:
Trong cuốn “Nhà báo hiện đại”, NXB Trẻ phân loại 5 loại sa-pô là: sa-pô
đích danh( sử dụng khi bài viết liên quan đến nhân vật nổi tiếng), sa-pô ẩn
danh( sử dụng khi viết bài liên quan đến tổ chức, cá nhân không được nhiều người
biết đến trong giới bạn đọc), sa-pô tóm tắt, sa-pô phức tạp và sa-pô gay cấn.Trong
cuốn “Ký giả chuyên nghiệp”, GS. John Hohenbeg chia “phần mở” (trong sách
này sa-pô được dịch là “phần mở”) ra thành 6 loại như sau: Phần mở cho tin trực
thuật:Thường mở đầu cho những câu chuyện quan trọng như các tấn thảm kịch, tai
nạn thảm khốc... được nhiều cơ quan thông tấn Mỹ khai thác, được dùng như một
phương tiện hữu hiệu để tóm lược tin tức. Phần mở đầu nhấn mạnh vào hành
động đưa đến tai hại, có thể bắt đầu bằng tổng số thiệt hại do tai nạn gây ra
kèm theo nguồn tin, đồng thời miêu tả hành động, nơi chốn và ý nghĩa của câu
chuyện, nếu không phần mở đầu này sẽ không có tác dụng.
Phần mở cá nhân: Sử dụng “ngôi thứ nhất số ít”, không nên dùng trong việc
tường thuật tin tức, trừ khi có nhân chứng mục kích thường được các nhà báo
danh tiếng hoặc người viết bài muốn chứng tỏ mình đã mắt thấy tai nghe sự việc.
Báo chí dùng loại này để tăng sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài báo.
Phần mở tương phản: tạo ra một sự vô lý, tương phản hoặc một cái gì đó gây
ngạc nhiên, phẫn nộ trong phần mở. Tuy nhiên, cần thận trong khi sử dụng kiểu
sa-pô này vì dễ gây nhàm chán, không tạo được sự bất ngờ như mong muốn.Phần
mở trì hoãn: được gọi là kiểu phần mở “bồi đắp câu chuyện”, dùng lối nói có
5
nhiều chi tiết giật gân để đi dần đến, làm nổi bật một sự kiện thông thường, có thể
làm cho độc giả nhức đầu nếu viết không đúng cách. Phần mở giai thoại: Thường
các tạp chí ưa dùng loại này. Nếu viết theo lề thói thông thường thì không thể thu
hút sự chú ý của độc giả vào những nhân vật không hề nổi tiếng, thậm chí là
tầm thường được đề cập trong bài báo. Một câu chuyện giai thoại ngắn gọn, sáng
sủa về một nhân vật bình thường của cuộc sống có thể gây chú ý của độc giả.
Phần mở khôi hài: không khí vui vẻ, thân mật và thoải mái ngay từ đầu bài báo
luôn giúp công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn. Tuy nhiên cũng cần phải có
giới hạn với sự đùa giỡn. Nên pha trò tự nhiên, sẽ có hiệu quả.Loic Hervouet, tác
giả cuốn “Viết cho độc giả”, chia sa-pô làm 6 loại. Trong sách này sa-pô được gọi
là lời mở đầu:
+ Lời mào đầu nêu thông tin chính: Kể lại nội dung toàn bộ bài báo trong vài ba
dòng.
+ Lời mở đầu bổ sung cho đầu đề: Nếu đầu đề mang tính kích thích thì lời mào đầu
phải nêu được chủ đề bài báo. Và nước lại, nếu đầu đề đã nêu được chủ đề thì lời
mào đầu phải có tính kích thích người đọc.
+ Lời mào đầu hoàn cảnh: Nhắc lại hoàn cảnh diễn ra sự kiện và nêu lên góc độ đề
cập bài báo.
+ Lời mào đầu giới thiệu: Chứng minh rằng bài báo mang tính thời sự, giới thiệu
về người được phỏng vấn hoặc tác giả bài báo.
+ Lời mào đầu nghi vấn: Đặt ra câu hỏi về chủ đề sẽ xử lý trong bài báo. Mục đích
kích thích người đọc và thông báo cho họ biết những gì sẽ đề cập trong bài.
+ Lời mào đầu độc giả: Không phải là lời mào đầu mà đây là một đoàn đầu của bài
báo được in theo kiểu chữ khác. Cách làm này khá mạo hiểm, dễ gây nhầm lẫn vì
đoạn đầu của bài báo chưa chắc đã bao quát được vấn đề. Loại sa-pô này cũng
thường gặp trên báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo điện tử.Theo Fabienne Gérault,
sa-pô chia thành 9 loại thông dụng: sa-pô gọi tên( gọi tên vấn đề, sự việc, hiện
tượng được trình bày trong bài kèm theo bình luận ngắn); sa-pô tóm tắt(nắm bắt
thông tin cốt lõi nhất, từ đó khái quát vấn đề); sa-pô nguyên cớ (kể lại sự việc
khiến tác giả viết bài báo), sa-pô chân dung(phác thảo một nét nào đó về nhân
vật trong tác phẩm: ngoại hình, thân thế, sự nghiệp, tính cách...), sa-pô nêu luận
6
cứ( đưa ra các con số, dữ liệu có khả năng thu hút người đọc); sa-pô kể
chuyện(người đọc có cảm giác tác giả đang kể một câu chuyện nào đó), sa-pô nêu
cảm xúc(dùng để phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ riêng của tác giả) và sa-pô tiếp nối
tiêu đề(mở rộng nội dung chính ở tiêu đề một cách vừa phải, kiệm lời, buộc người
đọc phải đọc tiếp). Line Ross trong “Nghệ thuật thông tin” , phân chia đơn giản
thành sa-pôtổng hợp và sa-pô chọn lọc.
Theo như nhà báo Duy Hoàng trong Tạp chí Người làm báo Thanh Hóa ,
có đưa ra 6 cách viết mào đầu hấp dẫn:
+ Mào đầu dẫn dắt: Mở đầu có tính chất giai thoại với lối dẫn dắt có đôi chút hư
cấu. Cách viết sapo này rất phù hợp với những chủ đề khô khan hoặc các vấn
đềkhoa học có tính lý thuyết cao bởi nó làm cho nội dung bài báo trởnên mềm mại,
dễ đọc và thú vị hơn.
+ Mào đầu bằng một nhân vật: Dẫn dắt bằng một nhân vật điển hình cho đối tượng
mà mình nói đến trong bài viết. Đây là một dạng sa-pô đưa thông tin là tư liệu sống
(nhân vật) rất sinh động và hấp dẫn.
+ Mào đầu dựng cảnh: miêu tả lại bối cảnh của sự việc ở sa-pô.
+ Mào đầu gây sốc: Có thể bắt đầu bài báo bằng một hình ảnh, một lời phát biểu
gây sốc. Mào đầu này đặc biệt hiệu quả với những bài viết mang tính cảnh báo.
+ Đưa ra câu hỏi: Đưa ra lời phát biểu , trích dẫn của một nhân vật nào đó kèm
theo giới thiệu về xuất xứ, chuyên môn của người đó hoặc bối cảnh phát ngôn.
+ Dùng đoạn hội thoại: mào đầu này phù hợp với những chủ đề mang tính kịch
tính.Trên thực tiễn, mỗi tòa soạn báo Việt Nam lại có những quan điểm riêng trong
việc phân loại sa-pô. Điều này có lợi thế là tạo ra phong cách chung cho sa-pô
của riêng tờ báo nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Nếu như tòa soạn nhận thức
đúng về tầm quan trọng của sa-pô và chọn được cách viết tốt thì sẽ đạt hiệu quả
cao và ngược lại, nếu cách lựa chọn sa-pô sai, có thể làm giảm hiệu quả của chúng.
Khảo sát trong khóa luận“ Sa-pô –yếu tố tăng cường tính hiệu quả của tác phẩm
báo chí Việt Nam hiện đại” cho thấy thực trạng sử dụng sa-pô ởViệt Nam trên một
số báo như sau: Báo Đầu Tư chia theo thể loại phóng sự-ghi chép (Sa-pô có ngôn
ngữ linh hoạt, giàu tính biểu cảm), phản ánh (sa-pô đậm đặc thông tin, không
bình luận, tầm khái quát cao).Với báo Lao Động và Tuổi trẻ:mọi hình thức
7
sa-pô đều được chấp nhận nếu nó khiến bạn đọc muốn đọc vào bài và sau khi đọc
xong không thất vọng và có cảm giác mình bị lừa. Báo Kinh tế Việt Nam sử dụng
hai loại gồm nêu tính thời sự và tóm lược nội dung. Đại Đoàn Kết bao gồm sa-pô
lớn (trên dưới 100 từ, trình bày thành đoạn) và sa-pô chi tiết (chia thành nhiều sapô nhỏ). Hà Nội Mới có 6 loại sa-pô hay được sử dụng: mở rộng nghĩa của tít
chính, lý do xuất hiện bài, dẫn dặt bạn đọc vào bài, lời bình luận, một chi tiết đắt
giá, những số liệu ý nghĩa. Diễn đàn doanh nghiệp: sa-pô thông tin và sa-pô gợi
mở. Nhà báo và Công luận có thể dùng sa-pô là một đoạn được bóc từ trong một
bài ra hoặc một đoạn viết ngắn tổng hợp toàn bộ nội dung bài viết.Báo Phụ nữ
TPHCM sử dụng sa-pô giới thiệu nội dung chính, trích dẫn phần hấp dẫn nhất, đặt
câu hỏi gây sự chú ý. Như vậy có thể thấy, có rất nhiều cách phân loại sa-pô theo
các tác giả khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy điểm chung nhất trong các cách phân
loại nói trên đề cập là 3 loại sa-pô: sa-pô tóm tắt, sa-pô giới thiệu và sa-pô kịch
tính. Các loại sa-pô khác có thể là sự cụ thể hóa hoặc là tên gọi khác của 3 loại sapô này.
II)
1)
Báo điện tử và vai trò của Sa-pô với báo điện tử:
Khái niệm báo điện tử:
* Định nghĩa báo điện tử:
Không giống như báo in (báo giấy) hay phát thanh, truyền hình, báo điện tửcó
nhiều tên gọi khác nhau như báo mạng, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, báo
online... Tuy gọi bằng nhiều cách khác nhau nhưng đối tượng chính của các tên
gọi này là đồng nhất. Trong khuôn khổ luận văn này, xin được sử dụng tên gọi báo
điện tử.
Dựa vào dịch vụ World Wide Web, Báo điện tử được xây dựng trên cơ sở những
website cung cấp thông tin, bao gồm các văn bản, các file âm thanh và hình ảnh kỹ
thuật số, nhờ đó mà thông tin được phản ánh bằng các hình thức sống động, hấp
dẫn. Định nghĩa về báo điện tử, ở Điều 3, Luật báo chí năm 1989 (sửa đổi bổsung
năm 1999) có viết: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng
thông tin máy tính”. Trong Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, NXB Đà
Nẵng năm 2008) lại định nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí mà tin tức,
tranh ảnh được hiện thị qua màn hình máy tính thông qua kết nối trực tuyến với
mạng internet, phân biệt với báo hình, báo ảnh, báo viết”. Theo Wikipedia: “Báo
điện tử là loại báo mà người ta có thể đọc trên máy tính khi kết nối với đường
8
truyền internet qua modern (dial-up hoặc ADSL) có dây và không dây. Báo điện tử
là một hệ thống truyền thông đa phương tiện, hoạt động trên nền tảng internet,
thực hiện chức năng báo chí. Như vậy có thể thấy, để có báo điện tử cần: thông tin
báo chí, máy tính, mạng internet. Những yếu tố này sẽ làm nên đặc trưng riêng
biệt của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác.Và đó cũng là cơ sở làm nên
quy tắc riêng cho cách viết bài trên báo điện tử.
2)
Tầm quan trọng của sa-pô trên báo điện tử:
Sa-pô có vai trò quan trọng trong sự thành công của một bài báo. Đối với báo
điện tử, vai trò của sa-pô càng quan trọng hơn.Đó là chiếc cầu nối giúp người đọc
nắm bắt linh hồn, nội dung, tư tưởng của bài báo.Nó là điểm nhấn, tạo sự khác biệt
giữa bài báo này với các bài báo còn lại. Độc giả sẽ không bỏ ra một khoảng thời
gian lớn đọc toàn bộ nội dung bài báo. Để nắm bắt thông tin nếu như họ không bị
kích thích, thu hút bởi tít, sa-pô của bài báo. Đặc biệt, với sự bùng nổ của các
phương tiện truyền thông hiện nay, người đọc có nhiều điều kiện và phương thức
để tiết kiệm thông tin mới. Họ không đủ thời gian để tìm thông tin phía sau một sapô không hấp dẫn. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay xảy ra một tình trạng rất phổ
biến là sự sao chép tin bài giữa các báo điện tử và đăng tải lại các tin bài trên báo
in lên báo điện tử. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các báo điện tử càng tăng
cao khi họ có quá nhiều nội dung đăng tải giống nhau. Với những tin bài giống
nhau như thế, cách giật tít và cách viết sa-pô sẽ làm nên đặc trưng riêng của từng
báo và là yếu tố quan trọng nhất thu hút độc giả.Với tình trạng cập nhật thông
tin nhiều như báo điện tử Việt Nam hiện nay (từ 100 đến 250 bài mỗi báo), độc giả
sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn thông tin. Nội dung của sa-pô sẽ là cách
gợi ý hợp lý nhất để độc giả đưa ra lựa chọn cho mình và sự hấp dẫn của sa-pô
chính là vũ khí thứ 2 sau tít để thu hút độc giả.
Với báo in, sa-pô thường chỉ được sử dụng cho các bài viết dài còn các dạng
tin thường không sử dụng sa-pô. Trong phát thanh, truyền hình, lời dẫn cũng
không phải là yếu tố bắt buộc. Báo điện tử không như thế. 100% bài viết trên báo
điện tử đều phải có sa-pô dù đó chỉ là một tin ngắn(nội dung tin chỉ trên dưới 200
chữ). Sa-pô là yếu tố được trình bày ra trang chủ, hoặc trang chuyên mục cùng với
tít, avatar và là một trong 3 yếu tố quyết định việc người đọc có nhấp chuột vào
tin hay không. Hơn nữa, khi vào trang nội dung bài viết, báo điện tửcó một lợi thế
9
là không bị giới hạn về mặt diện tích trình bày.Bởi thế, việc sử dụng sa-pô cho tin
cũng không phải là một cản trở trong việc trình bày, in ấn như báo in.
III)
Nguyên tắc viết báo in cho báo điện tử:
Sa-pô trên báo điện tử là một đoạn văn bản rất ngắn nhưng như thế không có
nghĩa là việc viết nó đơn giản và không cần đầu tư thời gian, chất xám. Ngược lại,
viết sa-pô trên báo điện tử gặp một khó khăn rất lớn bởi chức năng của sa-pô
trên báo điện tử mâu thuẫn nhau. Sa-pô phải “cung cấp cho độc giả thông tin tổng
hợp đồng thời lại phải thúc đẩy họ muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn nữa có nghĩa
là cho phép họ chỉ đọc đến đó là đủ nhưng đồng thời lại thúc đẩy họ đọc hết bài
báo” Line Rose tác giả cuốn “Nghệ thuật thông tin”có viết: “Khi chuẩn bị mào
đầu, người ta tự hỏi đâu là cái mới nhất, gần nhất, bất ngờ nhất, bất thường nhất.
Điều gì là quan trọng nhất thực sự có giá trị nhất, hấp dẫn nhất với công
chúng quen thuộc của tờ báo. Yếu tố dành được những chỉ số cao nhất theo 3 giá
trị nêu trên sẽ là những điều ta cần phải tìm thấy ở ngay phần mở đầu của tin tức”.
Điều quan trọng nhất khi viết sa-pô là phải nắm rõ nội dung bài báo và chọn
được một góc độ để đề cập, tức là chọn một nội dung thông tin được ưu tiên.
Chẳng hạn, khi có một tin về tai nạn giao thông, có rất nhiều cách để triển khai
viết sa-pô. Nếu chọn khía cạnh kinh tế, có thể đưa ra những con số thiệt hại do tai
nạn giao thông gây ra đối với xã hội, với các hãng bảo hiểm, với cá nhân... Nếu
chọn khía cạnh cảnh báo thì có thể liệt kê các biện pháp xử lý vi phạm mà chính
phủ đưa ra với các loại xe và các dự án cải thiện hệ thống đường sắt.. Nếu chọn
khía cạnh giải thích thì có thể nêu ra các nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng các tai
nạn giao thông, đặc điểm của các tai nạn, những địa điểm thường xảy ra tai
nạn. Hoặc cũng có thể bắt đầu bằng cách kể chuyện về cuộc sống của nạn nhân
hoặc phân tích lỗi của người lái xe dẫn đến tai nạn... Vấn đề ở đây, là tùy theo định
hướng của tòa soạn và mục đích bài viết của mình, phóng viên lựa chọn khía cạnh
phù hợp để truyền tải nội dung tới độc giả của mình một cách hiệu quả nhất.
Nhưng chú ý rằng một bài báo hay và có ảnh hưởng xã hội luôn liên quan đến lợi
ích độc giả. Và điều này, tốt nhất nên được thể hiện ngay ở phần sa-pô để tạo sự
chú ý với độc giả. Điều này rất phù hợp với nhận định của nhà báo Linda
Sherwood-người đứng chuyên mục “Học viết báo”, thuộc phiên bản điện tử của tờ
New York Times: “Tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ một sa-pô tốt” .
10
Một trong những nguyên tắc khi viết sa-pô là nhà báo nên coi trọng thời giờ của
độc giả và dĩ nhiên không nên cố sức kéo độc giả vào bài viết của mình bằng một
sa-pô đánh lừa kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Đây là cách viết bài giật gân, câu
khách rẻ tiền , một trong những sai lầm lớn nhất của người làm báo chuyên nghiệp
nhưng lại là kiểu viết sa-pô khá phổ biến trên báo điện tử thời gian gần đây.
Nguyên tắc tiếp theo là cần phải giới hạn phạm vi đề cập của bài viết trong sa-pô.
Sa-pô cần dựng lên được kết cấu cho phần còn lại của bài báo.Nếu có một sa-pô
tốt, phần còn lại sẽ đến một cách rất rõ ràng. Rất nhiều phóng viên mất nhiều thời
gian cho việc nghĩ một sa-pô phù hợp. Để chuyện này dễ dàng hơn, tốt nhất,
phóng viên nên thể hiện nội dung bài viết ngay ở sa-pô để lấy đó làm kết cấu
cho bài viết của mình đồng thời giúp độc giả định hình được nội dung chính của
bài báo nhiều chữ.
Như vậy có thể thấy, “mục tiêu của sa-pô là cung cấp cho người đọc thông tin
và làm cho họ ngất ngây bởi một văn phong cuốn hút”. Sau đây, chúng tôi xin đưa
ra một số nguyên tắc kỹ thuật khi viết sa-pô được người viết nghiên cứu và tổng
kết từ các tài liệu nghiên cứu liên quan của các nhà nghiên cứu báo chí, các cử
nhân báo chí:Cấu trúc phù hợp nhất để viết sa-pô là cấu trúc hình tam giác ngược
(hay kim tự tháp ngược). Đây là cấu trúc phổ biến nhất trong báo chí hiện đại vì
nó hút mắt người đọc ngay từ thông tin đầu tiên. Đặc điểm cơ bản của cấu trúc
này là nó thể hiện tin tức quan trọng nhất ngay ở phần đầu. Lần lượt sau đó là
các thông tin ít quan trọng hơn. Thông tin kém quan trọng nhất sẽ đặt ở đỉnh tam
giác tức là phần cuối của sa-pô. Sa-pô trả lời các câu hỏi: Ai, cái gì, khi nào và ở
đâu. Theo đó, nội dung chính của bài báo sẽ trả lời các câu hỏi tiếp theo như tại
sao, nếu... thì, như thế nào....Thủ thuật để viết sa-pô tốt là phải tìm ra một vấn
đề, sự kiện, chi tiết quan trọng nhất của câu chuyện để đẩy chúng lên thành sapô. Đây là cách viết sa-pô đơn giản nhưng có tính hấp dẫn cao.
Một trong những nguyên tắc tối quan trọngvới sa-pô là cần phải kiểm soát dung
lượng sa-pô để tạo hiệu quả tốt nhất. Tác giả của bài báo “Lời mào đầu của câu
chuyện báo chí” cho biết, chiều dài lý tưởng của sa-pô là 20-25 từ và giới hạn
trong một đến hai câu văn.Tuy nhiên do đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt là đơn âm,
nhiều từ ghép nên theo tác giả Ngô Thị Cẩm Tú (trong khóa luận tốt nghiệp “Sapô –yếu tố tăng cường tính hiệu quả của báo chí Việt Nam hiện đại”) cho rằng,
sa-pô trong bài tiếng Việt có độ dài dưới 70 âm tiết là thích hợp. Đây là dung
lượng thích hợp nhất giúp người đọc hiểu và nhớ được nội dung của sa-pô. Với
11
những bài báo dài hơn, dung lượng sa-pô có thể hơn 70 âm tiết nhưng chỉ nên giới
hạn ở dưới 100 âm tiết.Với sa-pô có độ dài từ 100 âm tiết trở lên, độ đọc hiểu và
hứng thú của người đọc dành cho bài báo sẽ giảm mạnh., người đọc sẽ ngại và bỏ
qua bài báo.
Tuy nhiên, với xu hướng báo chí hiện nay, nhất là báo điện tử, dung lượng thích
hợp cho sa-pô cần ngắn hơn nữa. Thông thường, các báo điện tử thường giới hạn
lượng âm tiết trong sa-pô của mình. Ví dụ báo Vnexpress là 30 chữ. Sử dụng nhiều
động từ cho sa-pô và hạn chế tính từvà phó từ bởi chúng sẽ làm giảm đi yếu tố
khách quan của sa-pô. Với thông tin báo chí, tính khách quan là một trong những
yêu cầu được đặt ra hàng đầu. Cách viết thiếu khách quan, mang màu sắc cá nhân
tác giả nếu được thể hiện ngay từ sa-pô nghĩa là những câu chữ đầu tiên mà độc giả
tiếp nhận được rất có thể sẽ làm giảm hứng thú của độc giả, nhất là trong trường
hợp quan điểm cá nhân đó không đồng nhất với quan điểm của người đọc. Tôn
trọng nguồn tin nhưng không nên đặt chúng ở ngay đầu đầu sa-pô bởi nguồn tin
không quan trọng bằng bản thân tin tức. Nguồn tin chỉ là nội dung bổ trợ, giúp
thông tin chính có sự thuyết phục hơn mà thôi. Hình thức thông thường là: Chủ
ngữ- động từ- tân ngữ, thời gian xảy ra sự kiện và nguồn tin.
IV)
Sa-pô lỗi:
Tuy không có một công thức, một nguyên tắc nào cho sa-pô nói chung và sa-pô
báo điện tử nói riêng nhưng vẫn có những trường hợp viết sapo bị lỗi. Một sa-pô bị
coi là lỗi khi nào không thực hiện được chức năng của mình, nghĩa là nó không
đảm bảo được ít nhất một trong các yếu tố sau: cung cấp thông tin chủ đề bài viết;
khơi gợi hấp dẫn người đọc, xác định hoàn cảnh bài viết hoặc chứng minh được
tính thời sựcủa bài viết. Có hai dạng dạng sa-pô lỗi thường gặp trên báo điện tử là:
Sa-pô lỗi thông tin và sa-pô lỗi ngôn ngữ trong đó, sa-pô lỗi thông tin là trường
hợp dễ gặp nhất với những người chưa biết cách viết sa-pô. Sa-pô lỗi thông tin
thường gặp các trường hợp:
+ Sa-pô có thông tin không rõ ràng: Đây là sa-pô vô thưởng vô phạt, đưa
nhận xét một cách chung chung, không bao hàm thông tin quan trọng.
+ Sa-pô có cách tiếp cận thông tin dài dòng: Là dạng sa-pô dẫn dắt quá dài
dòng không cần thiết khiến người đọc khó tập trung vào thông tin chính
12
+ Thông tin ở sa-pô không phù hợp với tít bài: Đây là lỗi khá phổ biến trên
báo điện tử theo kiểu tít một nội dung, sa-pô một nội dung, không có sự ăn khớp
gây khó hiểu cho người đọc.
+ Sa-pô đi quá xa vấn đề hoặc giật gân, câu khách, không phù hợp với nội
dung thông tin bài viết. Sa-pô lỗi ngôn ngữ thường gặp các trường hợp:
+ Sử dụng quá nhiều dầu ngoặc kép gây rối mắt và khó hiểu cho người xem.
+ Dùng từ khó hiểu.
+ Lạm dụng dấu chấm hỏi .
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VIỆC VIẾT SA-PÔ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
VNEXPRESS
I)
Khái quát về báo điện tử Vnexpress:
Báo điện tử Vnexpress.net (viết tắt Vnexpress) xuất hiện trên mạng điện tử
lần đầu tiên ngày 26/2/2001, xuất phát từ ý tưởng của ông Trương Đình Anh, tập
đoạn FPT và ông Thang Đức Thắng, phóng viên báo Lao Động Tòa soạn ban đầu
chỉ có 20 phóng viên trẻ, làm nhiệm vụ biên tập lại tin bài của các báo khác và
đăng trên trang điện tử Vnexpres. Ngày 25/11/2002, Vnexpress chính thức được
Bộ văn hóa– Thông tin (nay là bộ Thông tin –Truyền thông) cấp giấy phép hoạt
động báo điện tử. Cũng trong năm nay, Vnexpress được báo giới Việt Nam bình
chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực công nghệ thông tin của năm
do đã thực sự là một biểu tượng cho sự phát triển nội dung của Internet ở Việt
Nam.
Ngay sau khi xuất hiện, báo đã có tốc độ phát triển nhanh chóng với đội ngũ
phóng viên, cộng tác viên đông đảo, Thông tin trên báo chủyếu do phóng viên tự
viết. Năm 2005, Vnexpress được Bộ Văn hóa –Thông tin trao tặng Bằng khen về
thành tích và có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ
trương đường lối chính sách của Đàng và Nhà nước trong 5 năm (2001-2006).
Tháng 5/2005, Vnexpress lọt vào danh sách 500 website được nhiều người đọc
13
nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Alexa. Đến tháng 6/2006, tờ báo tiếp tục lọt
vào top 300 website toàn cầu và chỉ có 3 tháng sau tăng lên vị trí 189.
Trong năm 2005, 2006, Vnexpress liên tiếp đoạt Cúp vàng Công nghệ thông
tin và truyền thông do Hội Tin học Việt Nam tổ chức.Năm 2007, VnExpress ghi
thêm một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nội dung trực tuyến tại Việt
Nam, khi tiến lên vị trí 98 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc
nhất thế giới của Alexa. Từ nhiều năm nay, Vnexpress luôn là tờ báo điện tử hàng
đầu Việt Nam, xét cả về hình thức, nội dung và số lượng độc giả truy cập. Đây là
tờ báo điện tử uy tín, thu hút được sự quan tâm của độc giả nhiều độ tuổi.
II)
1)
Khảo sát kỹ năng viết sa-pô trên báo Vnexpress:
Dung lượng của sa-pô trên báo Vnexpress:
Mỗi tòa soạn báo điện tử thường có những quy định riêng về dung lượng từ ở
sa-pô. Tuy nhiên, xu hướng của báo chí hiện đại là sự ngắn gọn bởi vậy, sa-pô càng
ngắn mà vẫn đảm bảo được nội dung thông tin, sức hấp dẫn lại càng được đánh giá
cao. Khảo sát 35 bài viết trong 1 tháng (12.2017) cho ra các kết quả sau.
Báo
Vnexpress
Trung bình Dưới
chữ/ Sa-pô chữ
34,9
60%
40 Trên 50 chữ Sa-pô ngắn Sa-pô
nhất
nhất
40%
27
58
dài
Nhìn vào bảng số liệu này có thể thấy đây cũng là lượng từ thích hợp để người
đọc không bị cảm giác ngại khi đọc sa-pô vì quá dài. Với nội dung được truyền
tải trong khoảng 35- 45 chữ, người đọc cũng dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ được
nội dung thông tin. Nó cũng phù hợp với nghiên cứu của của Thạc sĩ Phạm Thị
Mai trong Luận văn thạc sĩ đề tài “Ngôn ngữ thể loại tin trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay” có nghiên cứu và cho kết quả: dung lượng trung bình sa-pô của tin trên
báo điện tử là 30,7 chữ và dung lượng trung bình sapo của bài trên báo điện tử là
45,2 chữ.
Đối với báo Vnexpress, không có có biện pháp khống chế dung lượng của sapô. Phóng viên của tòa soạn này cho biết, tòa soạn có quy chuẩn là 30 chữ cho sapô nhưng có nhiều trường hợp ngoại lệ khi viết bài. Chỉ khi sa-pô dài quá 3 dòng
(hiện thệ trên phần mềm cms) thì mới bắt buộc phải cắt ngắn. Bởi vậy, nhiều sa-pô
trên Vnexpress rất dài, thậm chí có những sa-pô lên tới 45 chữ.
14
Ví dụ bài viết “10 sự kiện nổi bất nhất 2017” đăng ngày 25/12/2017 có sa-pô:
“Thế giới năm 2017 chứng kiến nhiều biến động, từ sự bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng
thống Mỹ không theo khuôn mẫu, đến khủng hoảng hạt nhân, tên lửa Triều Tiên
hay sự bùng phát trở lại căng thẳng Israel - Palestine.”.
Tuy nhiên, những sa-pô dài như thế này rất ít khi xuất hiện trên
Vnexpress. Ngược lại, sa-pô của báo này viết tương đối ngắn với số lượng khảo
sát ngày 25/12/2017 tại 3 mục thời sự, góc nhìn và thế giới, trung bình sa-pô dài 30
chữ/bài (khảo sát 20 bài). Trong đó, có nhiều bài viết với sa-pô rất ngắn (chỉ
dưới 24 chữ). Ví dụ, chỉ tính riêng mục mục thế giới, trong số 10 bài ngày
25/12/2017 có 3 bài có sa-pô dưới 24 chữ.
Như vậy có thể thấy, mặc dù không đặt ra một quy chuẩn về độ dài –ngắn khi
viết sa-pô nhưng các phóng viên của Vnexpress khi thực hiện bài viết đã chú trọng
nhiều tới phần sa-pô của bài. Đây cũng là một lưu ý quan trọng và cần thiết đối với
việc viết sa-pô cho báo điện tử ở Việt Nam.
2)
Vấn đề sử dụng câu trong sa-pô trên báo Vnexpress:
Báo
Sa-pô 1 câu
Sa-pô 2 câu
Sa-pô 3 câu trở lên
Vnexpress
68%
32%
0%
Kết quả này cho thấy, báo Vnexpress rất chú trọng việc viết sa-pô ngắn gọn
trong vòng 1 câu. Các câu này đều là câu ghép, nhiều mệnh đề.Các sa-pô hai câu
thường được sử dụng là hai cũng là hai câu ghép. Tách ra hai câu là cách để không
quá ôm đồm nội dung trong một câu, nhằm giúp độc giả tiếp nhận thông tin một
cách dễ hiểu hơn. Trên thực tế, nếu diễn giải những câu này thành các câu đơn thì
lượng chữ sẽ dài hơn.
Ví dụ trên báo Vnexpress ngày 27/12/2017 có bài “Cô gái gốc Việt tìm cách
thu hẹp khoảng cách thế hệ ở Mỹ” với phần sa-pô “Lilian Vo nhận thấy việc thanh
niên gốc Việt học nấu đồ ăn với cha mẹ là cách tốt nhất để tạo sự gắn kết trong gia
đình.”.
3)
Cấu trúc trên sa-pô:
15
Cấu trúc hiệu quả nhất khi viết sa-pô là hình tam giác ngược ngược. Theo đó,
những thông tin chính yếu nhất sẽ được thể hiện ở câu đầu tiên. Những nội dung
quan trọng nhất của câu đầu tiên sẽ được trình bày ở những vế đầu tiên. Tuy nhiên,
báo Vnexpess ít khi sử dụng cấu trúc này khi viết sa-pô.Khảo sát 25 tin bài thuộc
mục Thế giới trong 2 ngày: 25/12 và 26/12/2017 trên báo Vnexpress chỉ có 7
sa-pô được viết theo hình tháp ngược. Một số sa-pô hình tam giác ngược có thể
lấy làm dẫn chứng: “Thủ tướng Hun Sen tuyên bố sẽ lãnh đạo Campuchia ít nhất
10 năm nữa, trong bối cảnh nước này chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử vào năm
2018.” ( trong tựa đề: “Thủ tướng Campuchia tuyên bố sẽ tại vị thêm 10 năm”)
4)
Cách xử lý số liệu trong sa-pô trên báo Vnexpress:
Số liệu là thông tin rất cần thiết đối với báo chí nhưng nếu sử dụng không khéo
léo có thể gây ra nhàm chán, khô khan. Số liệu đó nếu như không được xử lý theo
hướng thiết thực cho bạn đọc thì độc giả sẽ rất khó ghi nhớ cũng như ấn tượng với
nó. Đặc trưng của sa-pô là ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ nên khi sử dụng số liệu,
người viết cũng cần có sự xử lý để số liệu xuất hiện với tần suất phù hợp và dễ nhớ
đối với người đọc. Báo Vnexpress không sử dụng quá nhiều số liệu trong sa-pô.
Theo khảo sát 20 tin bài mục Kinh doanh có sử dụng số liệu trên báo này vào ngày
25/12/2017 và 26/12/2017 cho thấy: 68% sa-pô của báo Vnexpress sử dụng số liệu.
Trong 1 sa-pô không xuất hiện quá 3 số liệu. Khi sử dụng 3 đến 4 số liệu thì đây đề
là những số liệu tương đối (%, áng chừng (khoảng)).Vì vậy, người đọc không bị
rối mắt khi phải tiếp nhận quá nhiều số liệu trong một đoạn văn ngắn.
Ví dụ: trong bài viết “Xuất khẩu rau quả xác lập kỷ lục mới” đăng trên
Vnexpress ngày 26/12/2017 có sa-pô: “Ước tính đến hết 2017 xuất khẩu rau quả
của Việt Nam đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.”. Sa-pô
này sử dụng 3 số liệu là 2017, 3,5 tỷ và 43%. Đây là những con số rất cụ thể nhưng
không đến mức khó nhớ so với người đọc. Với những số liệu không đòi hỏi độ
chính xác cao, ba báo này đều có những cách xử lý số liệu là làm tròn, áng chừng
để người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.Ví dụ sa-pô: “Số lượng doanh nghiệp
thành lập mới trong năm nay đạt gần 127.000 với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,29
triệu tỷ đồng.” (“Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới năm 2017 đạt kỷ lục” ngày
26/12/2017 trên trang mục Kinh doanh của báo Vnexpress). Số liệu khoảng 1,29 tỷ
đồng được làm tròn từ hàng loạt số liệu chi tiết trong bài. Cách viết tổng quát này
cho phép người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn mà ảnh hưởng tới tính chính
16
xác của số liệu. Theo khảo sát chúng tôi nhận thấy khả năng xử lý số liệu ở sa-pô
trên báo Vnexpress tương đối tốt. Các báo này đều không tham đưa số liệu và đều
biết cách xử lý số liệu cho ngắn gọn, dễ nhớ và ấn tượng hơn. Nhờ vậy, khi đọc sapô có số liệu trên báo này, độc giả không bị rối mà ngược lại, luôn bị ấn tượng bởi
các con số.
III)
Khảo sát tính hiệu quả của sa-pô trên báo Vnexpress:
Một sa-pô hiệu quả là sa-pô đáp ứng được ít nhất 1 trong hai tiêu chí sau: mới
và hấp dẫn. Mới ở đây là tính thời sự của thông tin và hấp dẫn là khả năng khơi
gợi, thu hút của thông tin. Khi đạt được một trong hai (hoặc cả hai) tiêu chí này, sapô đó được coi là một sa-pô hiệu quả.
1)
Tính thời sự của sa-pô trên báo Vnexpress:
Tính thời sự là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hút đối với độc
giả, nhất là độc giả báo mạng – những người muốn nắm bắt thông tin nhanh
chóng, tức thời. Nhất là với những tin tức sự kiện xã hội nóng, yếu tố thời sự luôn
được đặt lên hàng đầu.
Báo
Vnexpress
Sa-pô có yếu tố thời gian
33,5%
Khảo sát tỷ lệ sa-pô thời sự trong mục Thời sự của Vnexpress, trong số 16
bài ngày 25/12 chỉ có 4 sa-pô thời sự, 12 bài ngày 26/12 có 5 sa-pô thời sự. Yếu
tố thời sự trong sa-pô của báo Vnexpress cũng không thực sự đạt hiệu quả khi
báo này chỉ sử dụng những trạng ngữ thời gian chung chung như “rạng sáng nay”,
“Sáng 26/12”, “chiều qua”...
Đặc trưng của báo điện tử là tính phi định kỳ, điểm thu hút của thông tin báo
điện tử là tính tức thời. Vnexpress là một trong số những tờ báo thời sự tổng hợp
uy tín nhất Việt Nam nhưng lại không chú trọng đến yếu tố thời sự ngay ở phần sapô. Đây có thể coi là một hạn chế trong cách làm báo của đội ngũ phóng viên, biên
tập viên báo Vnexpress.
2)
Tính hấp dẫn của sa-pô trên báo Vnexpress:
17
Sa-pô như giống như một lời mời đọc cho bài viết. Sự hấp dẫn là một trong
những tiêu chí để đánh giá sa-pô tốt hay không. Chúng tôi so sánh sự khác nhau
trong việc viết sa-pô giữa ba báo điện tử trên cơ sở so sánh sa-pô của những dạng
bài cùng chủ đề. Chủ đề luận văn dùng để khảo sát là các thông tin pháp luật.
Dạng sa-pô xuất hiện thường xuyên nhất trên báo Vnexpress là sa-pô viết
theo lối tường thuật sự việc: Các sa-pô pháp luật của báo Vnexpress hầu hết đều
được viết dưới dạng tường thuật nội dung sự việc. Cách viết này có ưu điểm là
giúp độc giả đọc tin rất nhanh. Với những chi tiết được tường thuật đầy đủ từ
đầu tới cuối sự kiện, độc giả không cần nhấp chuột vào bài cũng có thể nắm bắt
được nội dung sự việc. Đây có lẽ chính là lý do khiến rất nhiều độc giả thích đọc
tin của báo Vnexpress vì nó giúp người đọc tiết kiệm đọc báo một cách tối đa. Ví
dụ bài “Kẻ nổ súng trong cuộc hỗn chiến tranh chấp đất bị bắt” (ngày 26/12/2017)
có sa-pô: “Trong cuộc hỗn chiến tranh giành đất với người phụ nữ ở Đăk Lăk
khiến 7 người bị thương, Hải rút súng bắn vào đám đông nhưng không trúng ai.”.
Sa-pô tin bài Pháp luật trên Vnexpress cũng thường xuyên dùng đại từ phiếm
chỉ và khuyết địa điểm. Ví dụ ở phần trên cũng đã chứng minh xu hướng viết sa-pô
dạng này của báo Vnexpress. Cách viết sa-pô tường thuật sự việc nhưng khuyết địa
điểm của báo Vnexpress nhận được đánh giá trái chiều từ độc giả. Nguyên tắc sử
dụng nhiều động từ ở sa-pô được báo Vnexpress sử dụng tương đối triệt để và thu
được kết quả khả quan. Trong số 20 sa-pô được khảo sát, có 12 sa-pô có trên 5
động từ, và chỉ có 2 sapo dưới 3 động từ. Ví dụ một sa-pô rất ngắn gồm 28 chữ:
“Công an TP.HCM dự báo khi áp dụng cơ chế đặc thù, môi trường sống và kinh
doanh thuận lợi sẽ kéo theo nguy cơ tăng tội phạm.” (bài viết “TP HCM lo tội
phạm, tệ nạn tăng khi áp dụng cơ chế đặc thù” có 5 động từ.
IV)
Sa-pô lỗi trên báo Vnexpress:
Báo Vnexpress mắc lỗi sa-pô quá ngắn, ít thông tin hoặc thông tin không cụ
thể. Đây cũng đều là những sa-pô lặp lại tít. Ví dụ bài “Người đàn ông sát hại vợ
rồi đi tự thú” (26/12/2017) có sa-pô: “Sau khi đâm chết vợ tại nhà, người chồng ở
Vũng Tàu thay quần áo dính máu, đóng cửa lại rồi ra công an phường thú tội.”.
Có thể thấy sa-pô này rất ít thông tin và đều là những thông tin không thực sự
thu hút người đọc bởi nó không mang lại những chi tiết mới so với tít bài. Cách
viết sa-pô này buộc người đọc nếu muốn biết thông tin phải nhấp chuột và đọc cả
18
bài viết. Đây là một cách làm báo gây bất lợi cho độc giả, nhất là những độc giả
văn phòng ít thời gian – đối tượng độc giả chủ yếu của Vnexpress. Việc thiếu tính
thời sự trong sa-pô của báo Vnexpress cũng là một điểm yếu của báo này. Một
sapô đúng và hay không bắt buộc phải có yếu tố thời sự song với một trang tin cập
nhật tin tức với tiêu chí nhanh như Vnexpress, đây là một thiếu sót lớn.
CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM VÀ VIẾT SA-PÔ CHO BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT
NAM
I)
Thời điểm viết sa-pô:
Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi viết sa-pô. Thế nhưng trên thực tế,
không có câu trả lời cụ thể cho trường hợp này. Việc viết sa-pô trước hay sau
không ảnh hưởng tới chất lượng sa-pô cũng như không quyết định tới sự hay hay
dở của bài viết. Vấn đề là người viết đang gặp khó khăn gì khi viết bài. Từ nhu cầu
bản thân, sẽ đưa ra được lựa chọn viết sa-pô trước hay sau khi viết bài. Thông
thường, theo như thứ tự viết bài, người viết sẽ đặt tít sau đó viết sa-pô và tiếp đó
mới hoàn thành phần bài viết. Cách làm này thường được sử dụng khi tác giả đã
xác định được hướng khai thác bài viết một cách rõ ràng. 25 trong số 50 phóng
viên được hỏi lựa chọn cách viết này. 19 trong số 25 người này cho biết, họ thường
xác định được tít bài, ý tưởng viết bài ngay sau khi hoàn thành phỏng vấn, hoặc
đi thực tế... Điều đó có nghĩa là khi bắt tay vào viết bài, họ đã xác định rất rõ ràng
mình sẽ chọn cái gì làm trọng tâm và triển khai bài viết như thế nào. Trong số25
người chọn cách viết sa-pô trước, có tới 20 người thừa nhận, họ thường xuyên sửa
lại tít và sa-pô sau khi đã hoàn thành bài viết. Số còn lại (5người) khẳng định họ
không thường xuyên sửa lại sa-pô và tít. Mức độ chỉnh sửa không cụ thể mà tùy
vào từng trường hợp. Phương án chỉnh sửa thường gặp là biên tập lại câu chữ hoặc
thay từ để tít và sa-pô ngắn gọn, hấp dẫn hơn. Nhưng cũng có trường hợp, người
viết viết lại hoàn toàn sa-pô. Đây là điểu dễ hiểu bởi khi bắt tay vào viết bài, phóng
viên nhận thức sâu hơn về vấn đề. Họ có thể thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, có thể
phát hiện ra những chi tiết, yếu tố hấp dẫn hơn.14 trong số 50 phóng viên được
khảo sát cho biết, họ viết bài trước (sau khi đã đặt tít). Sau khi hoàn thành bài
viết,họ mới viết sa-pô. Những người thuộc nhóm này nói rằng họ lựa chọn phương
án này bởi vì sau khi khi viết bài, họ sẽ đúc kết được những yếu tố hấp dẫn, thu hút
người đọc nhất đểlựa chọn chi tiết sử dụng cho sa-pô. Thông thường, cách viết này
giúp họ không phải chỉnh sửa lại sa-pô nhiều lần.11 trong số 50 phóng viên cho
19
biết tùy từng bài viết mà họ lựa chọn cách viết sa-pô trước hay sau khi viết bài.
Những người này không đánh giá cách viết nào ưu việt. Như vậy có thể thấy,
chuyện viết sa-pôtrước hay sau khi viết bài không. Điều quan trọng nhất là viết sapô thếnào cho hấp dẫn, đảm bảo độngắn, tính thời sự, sự hấp dẫn và tất nhiên là
phải đúng, phải là vấn đề quá quan trọng. Điều quan trọng nhất là viết sa-pô thế
nào cho hấp dẫn, đảm bảo độ ngắn, tính thời sự, sự hấp dẫn và tất nhiên là phải
đúng.
II)
Sa-pô tóm tắt –loại sa-pô cơ bản cho mọi trường hợp:
Tác giả Loic Hervouet cũng như nhiều nhà báo có kinh nghiệm ở Việt Nam và
thế giới cho rằng cách viết sa-pô đơn giản nhất là sử dụng các yếu tố 5W+1H (ai,
cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào). Từ chỗ này có thể đặt ra: có phần phần mở
đầu chung cho mọi trường hợp hay không? Rất có thể. Hiện nay đã có một số
“phom chuẩn” cho sa-pô khi sử dụng trên báo điện tử ở nước ta nhưng rất thiếu
tính sáng tạo. Những dạng sa-pô này thường khô khan, đơn điệu và dễ gây nhàm
chán. Chúng thường quá đơn giản, chỉ là số liệu hoặc lý do viết bài hay sa-pô
chung cho các bài nhiều kỳ...Nhiều nhà báo giải thích rằng đây là cách viết
5W+1H nhưng thực chất nó chỉ là sự dập khuôn máy móc theo mô hình 5W+1H
mà thôi. Rất ít người viết có thể biến công thức 5W+1H thành một sa-pô hấp dẫn.
Dùng sa-pô đối phó kiểu này không những thiếu hiệu quả mà có thể tạo phản ứng
ngược khiến độc giả dễ nhàm chán và mất hứng thú với việc tiếp nhận thông tin.
Trong lý luận báo chí Phương Tây, người ta đã nghĩ ra một loại sa-pô gọi là sapô
tóm tắt (summary lead), có thể dùng trong mọi trường hợp, cho mọi thể loại và có
công thức rõ ràng nên hình thành rất nhanh một sa-pô không tồi. Đây cũng là biến
tấu sáng tạo cho công thức sa-pô 5W+1H. Dưới đây là 3 bước để viết sa-pô tóm
tắt:
+ Bước 1: Lôi kéo độc giả: Đưa lên trước tiên những chi tiết thú vị nhất. Có nhiều
cách để thu hút độc giả như thông báo vài điều có thể sắp xảy đến với họ, làm họ
bị ấn tượng mạnh bởi những sự thật đáng kể, từ đó kêu gọi sự chú ý, hưởng ứng
từ độc giả. Chọn cách lôi kéo độc giả bằng một trong số các câu hỏi kinh điển của
nghệ thuật báo chí 5W+1H.
+Bước 2: Thông tin cho độc giả: Sau khi đã thu hút được người đọc, đưa ra nốt
những thông tin tiếp theo, nói về điều gì đã xảy ra, kết quả, hiệu quả, liên hệ với
20
tương lai và cuộc sống hiện tại của độc giả. Bước này kéo bài báo ra khỏi thì quá
khứ của sự kiện và luôn mang tính thời sự.
+Bước 3: Tổ chức câu chuyện: Lý giải thêm về những điều đã đưa ra ở trên. Ví dụ:
“Người dân Hà Nội sẽ không còn phải lo lắng về nguy cơ bị rạch đùi khi ra đường
sau khi Công an Hà Nội chính thức thông báo những thông tin về tình trạng rạch
đùi thiếu nữ ở Hà Nội chỉ là trò lừa đảo”. Ở sa-pô ví dụ này người đọc sẽ bị thu hút
bởi nội dung: “Người dân Hà Nội không phải lo lắng về nguy cơ bị rạch đùi khi ra
đường”. Sau đó họ sẽ nhận được những thông tin khác giải thích cho kết luận được
đưa ra ở ngay phần đầu sa-pô. Đối với dạng sa-pô tóm tắt, người viết nên viết câu
ở thể chủ động, viết ngắn gọn (khoảng dưới 40 chữ), hạn chế thông báo mọi thông
tin có được trong sa-pô và nên chỉ rõ nguồn tin. Để viết sa-pô tóm tắt có hiệu quả
không nên bắt đầu bằng những cụm từ nhàm chán như “đã xảy ra”, “vào lúc”; viết
sa-pô thành một đoạn văn gồm 3-4 câu đơn hoặc bày tỏ những phán xét, quan điểm
cá nhân. Nếu không có quá nhiều thời gian đầu tư để viết sapô hoặc chưa có kinh
nghiệm, nhà báo có thể viết sa-pô theo cách đã hướng dẫn trên. Loại sa-pô này
chưa phải là thật hay và thú vị nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu cần có của một sa-pô và
có thể đểngười đọc chấp nhận.
III)
Kỹ năng viết sa-pô ngắn:
Giới hạn ký tự: Ngắn là một trong những yếu tố quan trọng của sa-pô. Bởi vì
đặc trưng của báo mạng về hình thức trình bày, phương thức đọc báo cũng như đối
tượng độc giả buộc sa-pô cần phải ngắn. Hiện nay, các toà soạn đã có những yêu
cầu riêng về mặt số lượng chữ đối với sa-pô. Cách giới hạn ký tự với sa-pô làm nảy
sinh hai trường hợp khi hiện thị sa-pô. Với một số tòa soạn, họ cho phép một lượng
chữ nhất định xuất hiện trên trang (trang chủhoặc trang chuyên mục, không phải
trang hiển thị bài).Tuy nhiên, khi dựng bài trong CMS, họ lai không có giới hạn ký
tự.Kết quả là rất nhiều trường hợp phóng viên viết sa-pô dài và vẫn đăng bài được
lên trang. Khi bài viết ra ngoài trang chủ, phần sa-pô sẽ hiện thị số lượng chữ được
tòa soạn quy định và sau đó là dấu ba chấm (...). Cách làm này khiến cho độc giả
gặp khó khăn bởi họ chưa đọc hết được sa-pô và không thể nắm bắt hết được nội
dung của sa-pô truyền tải. Đây là cách làm có thể nói chỉ đáp ứng được yêu cầu
trình bày trang đẹp mắt chứ không có tác dụng tích cực với người đọc. Cách làm
này thậm chí còn tác dụng ngược.
21
Trang Lao Động online với phần sa-pô không được hiện thị hết trên trang
chủ. Bởi vậy, việc giới hạn ký tự sa-pô xuất hiện trên trang cần phải kết hợp với ý
thức viết sa-pô ngắn của phóng viên. Có nghĩa là nếu sa-pô chỉ hiện thị được 40
chữ thì phóng viên cần viết ngắn hơn 40 chữ. Chỉ khi cả tòa soạn và phóng viên
đều ý thức được tầm quan trọng của một sa-pô ngắn thì mới tránh được tình trạng
viết sa-pô đối phó. Bên cạnh trường hợp trên thì một số tòa soạn hiện nay đã xây
dựng được bộ CMS quy định lượng ký tự riêng cho sa-pô. Khi phóng viên đưa
phần sapo vào khung thì CMS này chỉ chấp nhận những sa-pô có lượng ký tự ngắn
hơn lượng ký tự tối đa đã quy định. Nếu lượng ký tự của bài viết dài hơn, CMS sẽ
báo lỗi và yêu cầu sửa. Đây là cách làm tuy khó vềmặt kỹ thuật nhưng mang lại
hiệu quảcao.
IV)
Kỹ năng viết sa-pô thời sự:
Một trong những thế mạnh lớn nhất của báo điện tử là khả năng cập nhật thông
tin nhanh mà khó một loại hình báo chí nào so sánh được. Thông tin trên báo điện
tử được cập nhật từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây. Bởi vậy, nhiều độc giả
lựa chọn báo điện tử là một cách tiếp cận thông tin thời sự cho mình. Họ mong chờ
những thông tin nhanh nhất có thể. Line Rose đánh giá tính thời sự là yếu tố quan
trọng nhất đối với sa-pô. “Ngay từ lúc mào đầu cần phải cho độc giả biết sự việc
đó xảy ra hôm qua hay hôm nay”. Vì lẽ đó, tính thời sự cần được thể hiện rõ để
phục vụ người đọc. Và sa-pô của tin bài cũng nên chú trọng tới yếu tố thời sự như
một trong những tiêu chí hàng đầu. Chú trọng các yếu tố quan trọng: Khi đã xác
định viết một sa-pô mang tính thời sự có nghĩa là tác giả đã lựa chọn cách vào đề
trực diện, thông báo nội dung sự việc, sự kiện.
Như vậy, các yếu tố cần chú ý trong sa-pô là: thời gian, đối tượng(sự việc), địa
điểm. Nếu không trả lời được một trong các câu hỏi “ai”, “ởđâu”, “khi nào” thì sapô thời sự sẽ mất đi tính hiệu quả của nó. Đưa thông tin thời sự một cách khéo léo,
có chọn lọc: Cách xử lý thông tin thời gian trong sa-pô cũng có tác dụng nâng cao
chất lượng sa-pô. Khi đã xác định viết sa-pô với trọng tâm là nhấn mạnh yếu tố
thời gian nghĩa là muốn mang lại thông tin nóng nhất, nhanh nhất cho độc giả.
Như vậy, người viết cần sử dụng những trạng từ chỉ thời gian để tạo cho độc giả
cảm giác là mình vừa đọc một thông tin rất mới.Vấn đề là cách dùng từ ngữ chỉ
thời gian như thế nào để sa-pô thêm phần hấp dẫn. Hầu hết báo điện tử Việt Nam
22
hiện nay thường dùng những từ chỉ thời gian chung chung như: “tối qua”, “chiều
qua”, “sáng hôm qua”hoặc “sáng ngày”.... Những trạng ngữ thời gian này không
có gì khác biệt so với báo in và nó không làm nổi bật tính tức thời trong việc đưa
tin của báo điện tử. Xu hướng hiện nay của báo điện tử là đưa thời gian thật chính
xác, nhất là với những sự kiện nóng đang được công chúng quan tâm. Ví dụ như
“0h30 hôm nay”, “Khoảng hơn 1h sáng nay”...Đặc biệt với những thông tin tường
thuật sự kiện, việc sử dụng sa-pô với những trạng ngữ chỉ thời gian cụ thể còn tạo
cảm giác cho độc giả trực tiếp theo dõi sự kiện. Chẳng hạn lúc đầu đưa tin: “10h
sáng nay, đã vớt được 10 tàu”. Sau đó khoảng 11h, tác giả có thể cập nhật thông
tin bằng việc đổi mới sa-pô: “Đến 11h sáng nay, số tàu vớt được đã lên tới 15
tàu”...
Với việc sử dụng các “tiểu xảo” khi sử dụng trạng từ thời gian, độc giả sẽ luôn
cảm thấy họ đang được đọc thông tin một cách tức thì. Điều này cũng có tác dụng
tích cực trong việc kích thích người đọc.
V)
Kinh nghiệm viết sa-pô hấp dẫn:
Phân loại tin để chọn dạng sa-pô phù hợp: Mỗi thể loại tin, bài, mỗi tin bài
thuộc nội dung khác nhau sẽ có những cách vào để hấp dẫn khác nhau. Tất
nhiên, không có một khuôn mẫu hay chuẩn mực nào dành cho từng thể loại nhưng
khi xác định được dạng tin bài thì sẽ dễ chọn được sa-pô hợp lý và thu hút hơn.Với
thể loại tin, bài thể loại thông tấn, nhất là những thông tin nhanh, mới thì lựa chọn
sa-pô thời sự, tin, bài pháp luật có thể lựa chọn sa-pô miêu tả vụ việc bởi bản thân
vụ việc đã tạo được tò mò với người đọc; tin bài về giải trí nhân vật có thể dùng
sa-pô đích danh vì bản thân nhân vật đã được nhiều người quan tâm. Với thể lọai
bài, nhất là các dạng bài phóng sự, ký... thì có thể đa dạng hơn trong việc dùng sapô như: sa-pô nguyên cớ( kể lý do khiến tác giả viết bài báo), sa-pô tả cảnh, sa-pô
kể chuyện, sa-pô nêu cảm xúc riêng của tác giả....Cách lựa chọn sa-pô này cũng
dựa nhiều vào đặc trưng thể loại cũng như nội dung của tin tức. Điều quan trọng
nhất là người viết phải xác định được độc giả muốn đọc gì ở bài viết của mình để
có thể viết một đoạn mào đầu hấp dẫn. Không thể viết một sa-pô tin nhanh theo
dạng sa-pô miêu tả. Cũng không nên viết một bài ký với sa-pô thời sự khô khan...
Chọn chi tiết triển khai sa-pô: Việc chọn ý tưởng triển khai sa-pô mang lại
hai lợi ích cho người viết. Một là giúp tác giả viết sa-pô một cách dễ dàng, nhanh
23
chóng hơn. Hai là sa-pô dễ gây được chú ý, hấp dẫn với người đọc hơn. Có rất
nhiều phóng viên cảm thấy khó khăn khi họ viết một sa-pô bởi họ không biết lựa
chọn cách viết nào cho hấp dẫn. Nội dung bài viết có quá nhiều chi tiết và họ khó
có thể sắp xếp chúng một cách hợp lý khi đưa lên phần sa-pô. Trong trường hợp
đó, người viết có thể chọn một chi tiết nào đó hấp dẫn nhất trong bài để đưa lên
sa-pô nhằm tạo sự tò mò, khơi gợi với người đọc… Cách làm này ở báo điện tử
Việt Nam hiện nay không hiếm, nhất là ở những thể loại bài như phóng sự hoặc các
tin về pháp luật. Khi viết một bài phóng sự ở một miền đất xa xôi, tác giả có thể
kể về một phong tục riêng của họ ngay phần sa-pô để nhấn mạnh sự đặc biệt của
mảnh đất này. Hoặc khi tường thuật lại một buổi xử án, tác giả có thể nhấn mạnh
vào hành động phản đối bản án của bị cáo... Một khi tác giả bài báo đã nắm được
toàn bộ câu chuyện của mình trong bài viết thì việc lựa chọn một chi tiết hấp dẫn
không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên không phải lúc nào chi tiết làm nhà báo
thích thú cũng khiến độc giả quan tâm.Bởi vậy người viết phải nắm bắt được tâm
lý, sở thích của độc giả để lựa chọn những chi tiết nào có sức gợi nhất đối với họ.
Tất nhiên cũng không được quá tự do trong việc lựa chon chi tiết. Những chi tiết
nên đưa lên sa-pô cần đủ thu hút nhưng không nên theo “trường phái” “giật gân,
câu khách” như trường hợp nhiều báo điện tử hiện nay.
Nhất là ở những tin pháp luật, nhiều sa-pô miêu tả tỉ mỉ các vụ án với những
hình ảnh rùng rợn khiến người đọc cảm thấy sợ hãi. Dùng động từ: Với việc sử
dụng nhiều từ ngữ gây ấn tượng mạnh và chú ý của người đọc, sa-pô sẽ trở nên thu
hút và kích thích độc giả hơn. Vì vậy, động từ mạnh được khuyên nên sử dụng để
viết sa-pô. Riêng các tính từ nên hạn chế để tránh tình trạng thiếu khách quan.
CHƯƠNG IV: PHẦN KẾT LUẬN
Trong bối cảnh phát triển không ngừng của báo chí, với xu hướng làm báo hiện
đại hiện nay, nhà báo ngày càng cần hoàn thiện hơn kỹ năng viết báo của mình.
Độc giả ngày nay, đặc biệt là độc giả của báo điện tử- những người có nhiều sự lựa
chọn ngày càng khó tính hơn trong việc đọc báo. Cách viết báo cũ kỹ, cổ xưa, thiếu
chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng bị đào thải.Nói như vậy để thấy rằng, việc trau dồi
kỹ năng viết báo với người cầm bút là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều yếu tố để
làm nên một bài báo nhưng những yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải được quan
tâm trước hết. Cùng với tít, sa-pô chính là yếu tố đó.
24
Ở chương 1 đã đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về sa-pô trên báo điện tử.
Trong đó đặc biệt nhấn mạnhvào sự khác biệt của sa-pô trên báo điện tử với sa-pô
của báo in, lời dẫn của phát thanh, truyền hình. Sau khi rút ra được những đặc
trưng cơ bản đó, đưa ra những nguyên tắc mang tính học thuật về cách viết sapô trên báo điện tử. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉra những dạng sa-pô lỗi cơ
bản.Ở chương 2 khảo sát thực trạng sử dụng sa-pô trên báo điện tử là Vnexpress.
Trong đó, chúng tôi khảo sát dựa trên cơ sở những nguyên tắc lý thuyết cũng như
khảo sát trên khía cạnh hiệu quả viết sa-pô của báo điện tử này. Ở chương 3, từ
những kết quả khảo sát trong chương 2 kết hợp với việc khảo sát một số báo điện
tử khác cùng với việc phỏng vấn sâu các nhà báo và độc giả, chúng tôi chỉ ra
những ưu điểm, nhược điểm của sa-pô báo điện tử Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi
đưa ra những kinh nghiệm trong việc viết sa-pô để các phóng viên, biên tập viên
tham khảo. Như vậy, với vấn đề đặt ra, chúng tôi đã giải quyết được trên khía cạnh
lý thuyết, thực tế đồng thời đưa ra được giải pháp để làm tăng hiệu quả viết sa-pô
cho báo điện tử.
25