Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NỘI DUNG
1. Lý do lựa chọn đề
tài THỊ QUỲNH LÊ
TRẦN
1.1. Được coi là một trong những thể loại “nhạy bén” của nền văn học
hiện đại, thành tựu và những quy luật vận động của truyện ngắn có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc nghiên cứu văn học của một dân tộc. Ở nước ta, văn
học từ sau 1986 nói chung và truyện ngắn nói riêng có vị thế vô cùng quan

TRUYỆN
NGẮN
NỮ
VIỆT
NAM
ĐẾN
NAY
trọng
trong nền văn
chương
Việt.
Bởi đó
là cột TỪ
mốc 1986
đánh dấu
sự đổi
mới,
phát triển toàn diện của nền văn học nước nhà.
Nam


1.2. Sau 1986, Ngành:
văn học Văn
Việt học
NamViệt
chứng
kiến “sự bức phá ngoạn mục”
của các cây bút nữ. Từ
hiện
Mãnhững
số: 9 22
01tượng
21 đơn lẻ chỉ xuất hiện chủ yếu ở thể
loại thơ trong giai đoạn văn học trước 75, ở giai đoạn này các nữ văn sĩ đã
chứng tỏ bút lực dồi dào cũng như khả năng bao quát ở tất cả các thể loại văn
xuôi, đặc biệt là truyện ngắn. Chính sự đồng hành ấy đã làm nên bộ phận

ÁN TIẾN
SĨ VĂN
VIỆT
NAM
truyện ngắnLUẬN
nữ, một trong
những “điểm
sáng”HỌC
của nền
văn học
đương đại.
1.3. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn nữ nhưng chủ
yếu chỉ dừng lại ở từng tác giả, tác phẩm cụ thể hoặc đi sâu vào một phương
DẪN

HỌC: cứu truyện
diện nào đó trong sáng tácNGƯỜI
của câyHƯỚNG
bút nữ. Vì
vậy,KHOA
việc nghiên
1.PGS.TS.
Lưu
Khánh
Thơđề vẫn
ngắn nữ một cách hệ thống, bao quát được
nhiều bình
diện
của vấn
Thị Bích
Thu
còn là một hướng đi giàu gợi mở. Trên cơ2.PGS.TS.
sở tiếp thu Nguyễn
những thành
tựu đã
đạt
được trong việc nghiên cứu truyện ngắn nữ, chúng tôi muốn có một cái nhìn
hệ thống và khái quát về sự vận động cũng như những thành tựu, đặc điểm
của truyện ngắn nữ từ sau 1986 đến nay. Đề tài nghiên cứu góp phần trong
việc phác thảo diện mạo của truyện ngắn Việt Nam nói riêng và văn học Việt
Nam nói chung trong tiến trình vận động của văn học dân tộc.
HÀ NỘI - 2019
HÀ NỘI-năm



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án

TRẦN THỊ QUỲNH LÊ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................. 4
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án ............................................... 4
7. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 6
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ..............................................................34
1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài ...................37
Chương 2: TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY TRONG
BỔI CẢNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP ...............................................................42
2.1.Những tác động “ngoại sinh” .........................................................................42
2.2.Những vận động “nội tại” ..............................................................................55
2.3.Truyện ngắn nữ - “phần tinh túy làm nên bản lai diện mục” của nền văn học
Việt Nam đương đại .............................................................................................68

Chương 3: NHỮNG MÔ HÌNH GIAO TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY ........................................................................74
3.1. Mô hình giao tiếp với thiên nhiên .................................................................75
3.2. Mô hình giao tiếp với cuộc sống và con người .............................................87
3.3. Mô hình giao tiếp với chính mình .................................................................98
Chương 4: NHỮNG DẠNG THÁI BIỂU HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY ......................................................................108
4.1. Không gian và thời gian nghệ thuật ............................................................108
4.2. Diễn ngôn mang đặc trưng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986
đến nay ...............................................................................................................126
KẾT LUẬN ........................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................152


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Truyện ngắn là thể loại có lịch sử lâu đời trong văn học thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Được coi là một trong những thể loại năng động,
“nhạy bén” của nền văn học hiện đại, thành tựu và những quy luật vận động của
truyện ngắn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu văn học của một
dân tộc. Ở Việt Nam, cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn đã khẳng định vai trò và
vị thế của một trong những thể loại luôn tiên phong trong việc nắm bắt những
chuyển động của cuộc sống và thời đại để tự làm mới mình.
1.2. Năm 1986 được xem là một dấu mốc quan trọng của lịch sử văn học
dân tộc. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước thổi một luồng gió mới vào đời
sống văn học Việt, làm “bứt rễ” cả những điều tưởng đã trở thành bất biến của
nền văn học cũ. Chính trong không khí đó, sự xuất hiện đông đảo của các cây
bút nữ đã trở thành “hiện tượng” của nền văn chương đương đại. Không phải

đến giai đoạn này, các nữ văn sĩ mới xuất hiện trên văn đàn nhưng có lẽ chưa
bao giờ lực lượng các nhà văn nữ lại đông đảo và mạnh mẽ đến thế. Sự góp mặt
của họ không chỉ ấn tượng về con số mà quan trọng hơn còn là sự bứt phá của
những cá tính và bản lĩnh nghệ thuật dường như chưa được khai phóng đúng
mức ở các giai đoạn trước.
1.3. Bằng sự nhập cuộc sôi nổi và tinh thần phản tư sâu sắc những giá trị
về cuộc sống và thân phận con người, đặc biệt là những người đàn bà, các cây
bút nữ đã thực sự đem lại sắc diện mới, rất riêng về tâm hồn người phụ nữ trong
văn. Dấu ấn tài năng của họ được thể hiện trong nhiều thể loại nhưng đậm nét
nhất có lẽ là trong truyện ngắn. Đó dường như là một sự lựa chọn mang tính tự
giác đầy chủ ý của các nữ văn sĩ . Vì thế, việc lý giải cho sự gắn kết như duyên
nợ ấy sẽ nhằm “phát lộ” những đặc trưng riêng của người viết nữ trong việc
chuyển tải những thông điệp cuộc sống và con người trên những trang văn, để

1


làm nên cái người ta vẫn gọi là “văn học mang gương mặt nữ”. Những thành tựu
của truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay là hệ quả từ sự tác động của hoàn
cảnh lịch sử, từ đặc trưng thể loại hay chính những đặc trưng về giới vẫn còn là
câu hỏi mở, đầy thú vị cho những người nghiên cứu
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Truyện ngắn nữ Việt Nam
từ 1986 đến nay
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích: Trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu truyện ngắn của một số
tác giả nữ tiêu biểu từ 1986 đến nay, luận án muốn chỉ ra được những nét đặc
trưng làm nên bản sắc của lối viết nữ. Đồng thời, qua đó khẳng định vị trí và tài
năng của các cây bút nữ trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. Lựa chọn
giai đoạn từ 1986 đến nay, luận án cũng hướng đến việc khẳng định truyện ngắn
nữ không chỉ là một bộ phận mà còn là bộ phân tiêu biểu làm nên sự phong phú,

đặc sắc của văn học Việt Nam đương đại.
2.2. Nhiệm vụ: Xuất phát từ nhận thức trên, để thực hiện đề tài này, trước
tiên chúng tôi hệ thống những quan điểm và hướng nghiên cứu về văn xuôi nữ
nói chung và truyện ngắn nữ nói riêng để làm định hướng nghiên cứu của đề tài.
Ở chương 2, chúng tôi đặt truyện ngắn nữ trong bối cảnh đổi mới và hội nhập
của văn chương Việt Nam đương đại để nhìn thấy được sự hình thành và phát
triển mạnh mẽ của truyện ngắn nữ không chỉ là sự vận động tất yếu của đời sống
văn học mà còn là quá trình cộng hưởng từ nhiều yếu tố của lịch sử, xã hội, văn
hóa và tư tưởng. Sau đó, luận án sẽ tiếp tục làm sáng rõ đặc trưng của truyện
ngắn nữ thông qua sự khác biệt trong việc xây dựng mô hình giao tiếp của các
cây bút nữ ở chương 3 và cuối cùng đến chương 4 chúng tôi nghiên cứu một số
dạng thái biểu hiện của lối viết nữ để đem lại một cái nhìn tương đối toàn diện
về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

2


Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện ngắn nữ
Việt Nam từ 1986 đến nay trên các phương diện cụ thể như mô hình giao tiếp,
không gian, thời gian nghệ thuật và diễn ngôn mang đặc trưng của giới nữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung khảo sát các tập truyện ngắn của những cây bút nữ tiêu
biểu như: Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Trần Thùy Mai, Dạ Ngân, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo, Võ Thị
Xuân Hà, Đỗ Bích Thúy. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khảo sát truyện ngắn của
một số cây bút hải ngoại tiêu biểu như: Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhung Uyển,
Trân Sa trong tuyển tập Khung trời bỏ lại (NXB Phụ Nữ - 1996)
Ngoài ra, để làm phong phú và tăng sức thuyết phục của luận án chúng tôi

còn khảo sát thêm một số tập truyện ngắn nữ như: Những truyện ngắn nữ đặc
sắc từ 1986 đến nay (NXB Phụ Nữ), Truyện ngắn nữ 2000 – 2006 (NXB Phụ
nữ); Truyện ngắn nữ đầu thế kỷ 21 (NXB Văn học), Truyện ngắn nữ 2000 –
2009 (NXB Phụ nữ), Truyện ngắn 9 cây bút nữ (NXB Văn học), Vũ điệu thân
gầy, truyện ngắn 12 cây bút nữ (NXB Trẻ), Độc thoại trên tháp nhà nhờ (Tuyển
tập truyện ngắn hiện đại của 5 nhà văn nữ) (NXB Hội Nhà văn)…
Do đối tượng nghiên cứu vẫn đang tiếp tục vận động và phát triển nên
chúng tôi giới hạn mốc thời gian sau cùng cho những tác phẩm trong phạm vi
khảo sát của luận án là những truyện ngắn được xuất bản đến năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Phương pháp cấu trúc – kí hiệu học: nhằm nghiên cứu cấu trúc nội tại
của tác phẩm, từ đó giúp lý giải được những kí hiệu được tác giả mã hóa trong
quá trình giao tiếp
- Phương pháp loại hình: Nhằm bao quát đặc trưng thể loại truyện ngắn từ
các phương diện biểu cụ thể trong truyện ngắn nữ đương đại.

3


- Phương pháp so sánh: Góp phần làm nổi bật đặc trưng của lối viết nữ
trong tương quan so sánh với truyện ngắn của các cây bút nam cùng thời hay với
truyện ngắn của các tác giả nữ trước năm 1986.
- Tiếp cận theo hướng thi pháp học: để phân tích những yếu tố “hình thức
mang tính quan niệm” như không gian – thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
nữ đương đại.
Ngoài ra trong luận án, chúng tôi còn vận dụng sự hỗ trợ từ các thao tác
nghiên cứu văn học như: khảo sát văn bản, thống kê – phân loại, phân tích, tổng
hợp, phê bình văn học… để khám phá những đặc sắc của truyện ngắn nữ Việt

Nam từ 1986 đến nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình chuyên biệt nghiên cứu một cách hệ thống các
phương diện cơ bản làm nên đặc trưng của lối viết nữ cũng như thành tựu và
đóng góp của truyện ngắn nữ từ 1986 đến nay trong tiến trình vận động của văn
học Việt Nam và văn học thế giới. Trong đó, đặc biệt là cách tiếp cận truyện
ngắn nữ dưới góc độ cấu trúc, kí hiệu học, xem sáng tác của các nhà văn nữ như
một hình thức giao tiếp của các nữ văn sĩ với con người, cuộc đời và với chính
mình, góp thêm một hướng đi trong việc luận giải những giá trị của hiện tượng
văn học này.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án làm sáng rõ một số vấn đề thuộc về lý luận thể
loại, về những đặc điểm khu biệt và tính kí hiệu của tác phẩm qua việc khảo sát
truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho cán bộ, sinh viên
ngành Ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông cũng như
các độc giả quan tâm, nghiên cứu về truyện ngắn đương đại Việt Nam đặc biệt là
truyện ngắn của các cây bút nữ.

4


7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương
cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay trong bối cảnh đổi
mới và hội nhập
- Chương 3: Những mô hình giao tiếp trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ
1986 đến nay

- Chương 4: Những dạng thái biểu hiện trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ
1986 đến nay

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ năm 1986 đến nay, cùng với sự phát triển của nhiều thể loại, truyện
ngắn đã “ghi danh” mình như một trong những thể loại có bước tiến mạnh mẽ
trong nền văn học thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu về thể loại truyện ngắn vì thế đã
thu hút được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu phê bình. Nhiều công
trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn từ hệ thống lý thuyết thể loại đến
thực tiễn sáng tác, từ diện mạo chung đến những hiện tượng cụ thể đã xuất hiện.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trực tiếp về truyện ngắn nữ còn khá hạn
chế. Phần lớn là những bài báo đăng trên các tạp chí, website hoặc là những bài
viết được lồng ghép trong những nghiên cứu về văn xuôi nữ nói chung. Một số
tác giả nữ đã được đề cập ở những công trình nghiên cứu chuyên sâu nhưng
thường dừng lại ở từng tác giả đơn lẻ hay nhóm các tác giả theo một hệ vấn đề
nhất định. Vì thế, qua việc tổng hợp các công trình và bài viết về văn xuôi nữ nói
chung và truyện ngắn nữ nói riêng, chúng tôi khái quát được 4 hướng nghiên cứu
chính về truyện ngắn nữ Việt Nam (có thể lồng ghép trong văn xuôi nữ) từ 1986
đến nay cụ thể như sau:
1.1.1. Tổng kết, đánh giá thành tựu của các cây bút nữ
Từ 1986 đến nay, truyện ngắn nữ đã phát triển hơn 30 năm. Đó là chặng
đường không dài so với lịch sử phát triển của văn học dân tộc. Thế nhưng, với
khoảng thời gian ấy cũng đủ để những nhà nghiên cứu nhìn lại vị trí, vai trò cũng
như sự đóng góp của các cây bút nữ trong diễn trình văn học Việt Nam đương

đại. Bên cạnh niềm tin, sự kỳ vọng về một nền văn học “mang gương mặt nữ”,
các bài viết theo xu hướng này đã soi rọi được nhiều khía cạnh đặc trưng trong
sáng tác của những người đàn bà viết văn.

6


Năm 1993, với nhiều bài viết về truyện ngắn, nhà phê bình lý luận văn
học Bùi Việt Thắng đã nhận thấy sự bứt phá của một “lực lượng “Ganepho”
giàu nội lực”. Trong bài viết Khi người ta trẻ (I) (Tản mạn về truyện ngắn của
những cây bút nữ trẻ), ông không chỉ khẳng định sự đóng góp của các cây bút nữ
trẻ trên văn đàn “Truyện ngắn hôm nay đang khởi sắc nhờ sự đóng góp không
nhỏ của các cây bút nữ trẻ. Dung nhan của thể loại nhỏ đang lấp lánh hơn
những giọng điệu trẻ trung của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị
Ấm, Y Ban, Nguyễn Minh Dậu và Phan Thị Vàng Anh” [132, tr 189] mà còn lật
mở những đặc điểm của các nữ văn sĩ. Theo ông, làm nên nét đặc trưng của các
cây viết nữ trẻ chính là “nhu cầu đến như là say mê được tham dự, được hòa
nhập vào những nỗi niềm đau khổ và hy vọng của con người” [132,tr 190].
Chính vì thế nữ tính của những cây bút nữ trẻ “phát lộ rất rõ trong sự quyết liệt
đấu tranh giành giữ tình yêu và sự bình quyền trong tình cảm” [132, tr 191]. Bên
cạnh việc dụng công xây dựng những nhân vật nữ, truyện ngắn của những cây
bút nữ trẻ gây được ấn tượng ở người đọc nhờ cách trình bày cuộc sống trong
hình thức “ lạ hóa” đối tượng, ở sự phá cách rất tự do, khoáng đạt và uyển
chuyển linh hoạt. Do đó, tuy có chút lo lắng về truyện ngắn của các cây bút nữ
khi “vẫn thiếu một cái gì đó thật căn cốt, thật dư ba” nhưng ông vẫn khẳng định
“chính họ chứ không ai khác sẽ làm nên diện mạo văn học thế kỷ hai mốt…tôi
vẫn tin vào thế hệ thứ năm này như tin vào tiền đồ của văn học nước nhà sẽ tới
một thời kỳ phục hưng” [132, tr 196 - 197]. Có thể thấy, tuy chỉ là một bài viết
nhỏ nhưng nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã có những nhìn nhận khá xác đáng
về những đặc điểm cũng như triển vọng trong sáng tác của đội ngũ những cây

bút nữ trẻ lúc bấy giờ và cũng lực lượng sáng tác chính của văn học nữ đương đại.
Năm 1995, trong bài viết mở đầu Những tác giả nữ trong nền văn xuôi
cách mạng của cuốn sách Truyện ngắn các tác giả nữ (Tuyển chọn 1945 – 1995),
nhà phê bình Hà Minh Đức đã có cái nhìn bao quát về lực lượng sáng tác những
người viết nữ từ giai đoạn cách mạng đến sau năm 1975. Theo nhà nghiên cứu,

7


với các tác giả thuộc thế hệ nổi lên từ sau 1975 như Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân,
Trần Thị Trường, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Ấm, Phạm Thị Minh Thư…,
sáng tác của họ đã xuất hiện nhiều yếu tố mới từ nhân vật đến cấu trúc: “Các
nhân vật mở rộng nếp cảm nghĩ, bộc lộ rõ cá tính trong các mối quan hệ, trong
thị hiếu thẩm mĩ và ngôn ngữ xử sự. Cấu trúc câu chuyện cũng vẫn xoay theo
những kiểu dáng mới không theo nếp truyền thống” [10, tr 7]. Còn những cây
bút nữ mới xuất hiện gần đây như Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,
Võ Thị Xuân Hà, Hồ Hải Âu, “cái tôi của mỗi người đều không dấu kín mà bộc
lộ chân tình, linh hoạt trên trang viết. Tươi trẻ, nhưng từng trải, biết hòa nhập.
Theo ông, chất nữ tính làm nên sự khác biệt trong sáng tác của các cây bút nữ
trong giai đoạn này chính là “sự mềm dịu”, “phần thì bộc lộ vẻ đẹp khách quan
của những tâm hồn nữ, phần thì làm dịu đi ở người đọc những mệt mỏi trăn trở
khó khăn của cuộc đời. Chính cái tâm lý ấy góp phần tạo nên chất thơ riêng của
các tác giả nữ” [10, tr 7]. Vì thế ông khẳng định “văn xuôi nữ phải có chất thơ”,
tuy nhiên điều làm cho người đọc ngạc nhiên và cũng có khi hứng thú là “sự
mạnh dạn của nhiều cây bút nữ trong việc bộc lộ phần rất riêng tư của tình yêu
kể cả những khao khát thầm kín có tính chất bản năng ở mỗi người” [10, tr 7 8]. Chính sự “vừa đông vui về lực lượng, vừa đa dạng về tiềm năng, phong cách”
[10, tr 8], khiến nhà nghiên cứu tin rằng, văn học nữ khi khởi phát còn dừng lắng
như đợi chờ sự tích tụ thì “trong khoảng hơn thập kỷ trở lại đây đã thành dòng
chảy xiết mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều thành quả tốt đẹp” [10, tr 8].
Bước sang thế kỷ XXI, dường như là một mốc thời gian đủ xa để các nhà

nghiên cứu nhìn lại thành tựu của văn học nữ, đặc biệt là truyện ngắn nữ để từ đó
nhận diện những nét đặc trưng riêng của những người viết nữ qua nhiều bài viết
khác nhau. Bằng sự mẫn cảm của một người đàn bà, năm 2001, nhà nghiên cứu
Nguyễn Thị Bích Thu đã có nhiều kiến giải mang tính phát lộ bản chất của văn
xuôi nữ trong bài viết “Văn xuôi phái đẹp”. Theo bà, “Trong những năm gần
đây, cùng với đội ngũ viết văn của cả nước, các nhà văn nữ vẫn tỏ ra sung sức

8


và bền bỉ trong lao động sáng tạo. Bằng những trang viết của mình, các chị đã
góp phần nâng cao tính thẩm mỹ của thể loại, đặc biệt vẫn giữ được “bình
đẳng” với đồng nghiệp nam giới về hiệu quả và chất lượng nghệ thuật” [143, tr
112]. Bản lĩnh của người viết nữ được thể hiện thông qua việc làm chủ ngòi bút
trong tư duy nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo: “Văn chương của phái đẹp hôm
nay đã không thi vị hóa những chuyện đời, không tỏ ra đài các hoặc đa cảm
trong những dòng lệ…mà sắc sảo và sâu sắc khi tiếp cận và khai thác đề tài thế
sự, đời tư với nỗi đau nhân tình thế thái bằng lối viết dịu dàng mà bén ngọt, diết
dóng mà đồng cảm sẻ chia với những thân phận, những con người sống quanh
mình” [143, tr 113,]. Đặc trưng của văn xuôi phái đẹp trên phương diện đề tài là
“những va chạm nhỏ, những xung động khẽ của cuộc sống” hay “cái lỉnh kỉnh,
dở dang” của cuộc đời. Với ưu thế riêng của giới tính, các nhà văn nữ đã thể
hiện sở trường của mình trong đề tài tình yêu muôn thuở, trong khai thác đối
tượng sáng tạo chủ yếu chính là cuộc đời và tâm hồn của người phụ nữ. Đồng
thời, bà cũng khẳng định đối tượng mà người đàn bà tìm kiếm chính là đàn ông –
những Adam của cuộc sống đời thường. Mỗi trang viết của họ là một sự vỡ lẽ về
các đấng mày râu mà quan trọng hơn đó là sự “bộc lộ lòng vị tha, nhân ái của
phụ nữ với con người và cuộc đời. Suy cho cùng đó cũng là một cách dung hòa
cân bằng các mối quan hệ ứng xử ở đời” [143, tr 115]. Trong sáng tác của mình,
các cây bút nữ đã thể hiện cả ý thức lẫn vô thức sáng tạo, dựa trên linh cảm đầy

biến ảo để khai thác đến nhiều vỉa tầng của hiện thực và chiều sâu nhân vật. Vì
thế, việc phát hiện các tình huống tâm lý, thế giới nội tâm nhân vật với bút pháp
tự sự trữ tình đã trở thành một nét đặc trưng trong sáng tác của các chị. Bên cạnh
đó, việc không ngừng đổi mới nghệ thuật ngôn từ, lối viết tự do, khoáng đạt hiện
đại mà gợi cảm và đầy nữ tính đã khiến tác phẩm của các chị ngày càng có nhiều
độc giả. Chính với những thành tựu đó, nhà nghiên cứu đã tin rằng “trong nền
văn xuôi đương đại phong phú và đa dạng hôm nay, sáng tác của các nhà văn nữ

9


đã có một tiếng nói riêng, hương sắc riêng…phụ nữ với tác phẩm của phụ nữ sẽ
là lời mời, tiếng gọi của văn chương và người đọc trong thế kỷ 21” [143, tr 117]
Năm 2006, trong bài viết Sức bật mới của những cây bút nữ, tác giả Lê
Viết Thọ thông qua việc đánh giá những cái tên rất quen như Võ Thị Hảo, Trần
Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư đến sự xuất hiện của những cây bút nữ trẻ mới trên
văn đàn như Hồng Hạnh, Phan Việt đã khẳng định “Những năm đầu của thế kỷ
XXI này, văn đàn thêm một lần khởi sắc bởi những cây bút nữ. Nhờ họ, văn học
ngày càng mang thêm diện mạo mới, một đời sống nhiều giằng co, trắc ẩn và đa
đoan…Những cây bút nữ đã và đang âm thầm tỏa sáng, bày tỏ cách hiện diện
trong cuôc sống bằng văn chương, tạo nên những nhịp mạch mới cho đời sống
văn học [125]. Theo ông, điều quan trọng làm nên sức bật ấy chính là “trong sâu
thẳm trang văn cho dù tưởng như cay nghiệt, thì vẫn phập phồng một trái tim
nhân hậu, một cái nhìn sẻ chia, cảm thông trước cuộc đời, tạo nên một mạch
nguồn ấm áp trong đời sống văn chương” [125].
Năm 2007, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên ở bài viết Vũ điệu văn
chương trẻ trong tập truyện ngắn của 12 cây bút nữ đã đã bộc lộ sự vui mừng khi
chứng kiến sự trưởng thành của những cây viết thế hệ 7x, 8x như Nie Thanh
Mai, Nguyễn Thúy Hằng, Ngọc Cầm Dương, Từ Nữ Triệu Vương…và với
những gì họ đem lại trong văn chương “Họ trẻ tuổi, họ sống trẻ theo nhịp sống

của thế hệ và thời đại, họ nghĩ và cảm trẻ. Và họ viết trẻ. Trẻ tự nó đã là một
phẩm chất. Ở lối nhìn đời. Và ở cách trình bày lối nhìn ấy thành văn…Không có
gì mới dưới mặt trời, nói về thất tình lục dục của con người. Chỉ có cách nhìn
cách nói về chúng là mới mà thôi. Dù cái mới đây nhiều khi chưa phải là cái mới
thực chất. Mới chỉ đang là khác, là lạ. Thì đấy cũng đã là một sự bắt đầu để có
mới” [10, tr 7]. Theo tác giả, truyện ngắn là thể gan lì và ương bướng khi chấp
nhận mọi người viết muốn thử sức nhưng không dễ cho ai làm chủ được nó khi
không có đủ nội lực và tay nghề, nhưng 12 cây bút nữ trẻ đã đáp lại lời mời và
sự thách thức đó. Mỗi cây bút, với những cách khám phá khác nhau đã mạnh dạn

10


trong việc “đột phá” vào mảng hiện thực lạ, những lối viết mới mẻ tạo nên sự đa
dạng, hấp dẫn của thế hệ của các nhà văn trẻ.
Tiếp nối những nhận định về văn xuôi nữ ở giai đoạn trước, năm 2013 tác
giả Trần Thục đã có bài viết Một góc nhìn về văn xuôi nữ, khá bao quát về nhiều
phương diện của văn xuôi nữ trong đó đặc biệt là truyện ngắn nữ. Theo tác giả, ở
thể loại truyện ngắn, các cây bút nữ đã mang đến cho làng văn những giọng điệu
mới. Văn chương của họ phần nào đã khẳng định được vị thế trên văn đàn, tên
tuổi của họ ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều độc giả. Về đề tài, các tác giả
nữ viết nhiều về đề tài tình yêu, hạnh phúc với những khát vọng tình yêu luôn
luôn bỏng chát nhưng dường như chẳng bao giờ có thể thực hiện được, chẳng
bao giờ có thể trọn vẹn. “Vẫn còn bàng bạc những mất mát trong tình yêu và
hôn nhân, nhấn chìm người phụ nữ vào sự cô đơn, đau khổ” [145]. Tuy nhiên,
các cây bút nữ đã mạnh dạn cất lên tiếng nói cá nhân, nêu lên ước nguyện của
mình, dám đòi hỏi và kêu gọi người đời quan tâm đến số phận những người phụ
nữ. Không chỉ vậy, “văn xuôi nữ còn đi sâu vào những tầng bậc của cuộc sống
gia đình, ở đó có cả những mâu thuẫn, xung đột, bất hòa giữa hai thế hệ mà
tưởng như không thể giải tỏa nổi” [145]. Đặc biệt, theo nhận định của tác giả

Trần Thục, nhân vật nữ trong tác phẩm của các cây bút nữ xuất hiện với mật độ
dày đặc và trở thành hình tượng trung tâm, có thể lên đến 2/3 nhân vật của toàn
bộ tác phẩm. “Nhân vật nữ của họ rất tinh tế, nhạy cảm, có cá tính mạnh mẽ,
dám sống, dám yêu, dám đòi hỏi quyền được yêu, quyền được sống hạnh phúc
chính đáng” [145]. Đồng thời với giọng điệu mới mẻ, có cá tính và ngôn ngữ sắc
sảo, mạnh bạo mà vẫn không thiếu chất đằm thắm, dịu dàng, các nhà văn nữ đã
góp những tiếng nói riêng, những hương sắc riêng cho diện mạo văn xuôi đương
đại. Theo tác giả, văn xuôi nữ ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn hơn so với các
nước khác nhưng “hứa hẹn những bước đi triển vọng góp phần làm phong phú
diện mạo văn học Việt Nam thế kỷ XXI” [145].

11


Năm 2015, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng – người tự nhận mình có xu
hướng “khuynh nữ” lại tiếp tục có bài viết luận bàn về những cây bút nữ trong
hội thảo cuốn sách Phái đẹp và cuộc đời. Dường như, sau một khoảng thời gian
dài nhìn lại, từ bài viết Khi người ta trẻ (I) (Tản mạn về truyện ngắn của những
cây bút nữ trẻ) vào năm 1993 với cái nhìn còn chút lo lắng cho tương lai của văn
học nữ, thì ở bài viết “Văn chương mang gương mặt nữ” trong hội thảo này, tác
giả đã thể hiện niềm tin, sự khẳng định về một “đội quân tóc dài trong văn
chương” trên nhiều phương diện. Cùng với thơ ca, các cây bút văn xuôi nữ đã có
một vị thế và vai trò riêng trong nền văn chương Việt. Theo ông, thế mạnh của
người viết nữ là lay động người đọc bằng những xúc cảm chân thành, mộc mạc
nhưng bên cạnh đó còn là một chất trí tuệ thấm đượm trên những trang văn, là sự
“đốt cháy trái tim đến thành trí tuệ” trong văn nữ. Nhà nghiên cứu có phần hơi
chủ quan khi khẳng định “tương lai của văn chương nói chung cũng chính là
tương lai của văn chương nữ nói riêng” [134]. Nhưng ông hoàn toàn có lý khi
cho rằng ““văn chương mang gương mặt nữ” là nói đến khả năng thuần hóa
những nỗi đau của con người mà nghệ thuật ngôn từ có thể thực hiện được sứ

mạng của mình thông qua tác phẩm của nhà văn nữ” [134]. Bởi văn nữ và văn
chương nói chung đều giống nhau ở cảm hứng nhân văn về con người, vì con
người, đều hướng đến Chân – Thiện – Mỹ.
Năm 2016, tác giả Châm Khanh trong bài viết “Phụ nữ và văn chương”,
sau khi nhìn lại lực lượng sáng tác nữ qua nhiều thế hệ đã đưa ra những vấn đề
khá quan trọng cần có sự giải đáp trong việc nghiên cứu văn chương nữ như hiện
tượng nở rộ của các cây bút nữ, tại sao các cây bút nữ lại chuyên về văn xuôi
hơn thơ ? Hay cách viết của phụ nữ so với nam giới có gì khác? Tác giả bài viết
đã đưa ra những câu trả lời từ các nhà nghiên cứu như Hoàng Ngọc Hiến, Đặng
Anh Đào và theo ông những quan niệm đó đều có tính thành kiến hơn là phán
đoán khoa học. Nhưng đáng tiếc là ngay bản thân tác giả cũng không đưa được

12


kiến giải của riêng mình về sự khác biệt cụ thể giữa hai phái tính trong khía cạnh
sáng tác văn học. Vấn đề được đặt ra vẫn là một câu hỏi bỏ ngõ cần lời giải đáp.
Đáng chú ý trong hướng nghiên cứu này, có lẽ là bài viết Ba mươi năm
truyện ngắn nữ trong xu thế hội nhập của tác giả Lê Thị Hường vào năm 2017.
Bài viết được xem như một sự tổng kết khá toàn diện về thành tựu cũng như đặc
điểm của truyện ngắn nữ. Từ sự khẳng định về ưu thế vượt trội của truyện ngắn
trong một giai đoạn “Tiểu thuyết là những thành trì, nhưng đã đến thời viết
ngắn”, tác giả đã nhận thấy một sự thật là dường như “phụ nữ bắt mạch với thời
đại nhanh hơn nam giới”. Vì thế từ năm 1986 đến thập niên đầu thế kỷ XXI, sự
xuất hiện ồ ạt của giới nữ đem lại sinh khí mới trong văn học. Ba mươi năm, vắt
ngang hai thế kỷ, truyện ngắn nữ tập hợp được nhiều thế hệ nhà văn, hội tụ nhiều
phong cách sáng tạo. Bằng sự trăn trở, tìm kiếm, chính đội ngũ những người nữ
viết truyện ngắn nhiều thế hệ đã góp phần không nhỏ trong việc cách tân thể loại
hòa chung xu thế toàn cầu. Tác giả bài viết đã thể hiện sự sắc sảo của mình trong
việc nhận diện đặc điểm làm nên sự khác biệt của các cây bút nữ chính là trường

nhìn và lối viết nữ. Nhà nghiên cứu đi sâu vào hai đề tài lịch sử và chiến tranh
trong sáng tác của các nữ văn sĩ như một minh chứng cho việc “Với cái nhìn
hướng nội, truyện ngắn nữ quan tâm nhiều điều ẩn mật của tâm hồn, kể cả khi
khai thác những mảng hiện thực vốn được xem là dành cho nam giới” [86, tr
202]. Bên cạnh đó, “Đời sống phố thị và sự hiện tồn đầy âu lo của con người là
một hướng phổ biến của truyện ngắn nữ - đặc biệt giai đoạn đầu thế kỷ XXI”
[86, tr 204]. Truyện ngắn nữ đi sâu vào những mảng hiện thực nhức nhối, những
lỗ hổng văn minh đô thị mà ở đó con người vừa là kẻ dự phần, vừa xa lạ, lạc
lõng, cô đơn. Do đó, tuy chưa ghi dấu ấn vân tay đậm nét, “nhưng truyện ngắn
nữ đã dự phần vào những vấn đề đương đại, đặc biệt là phi lý phận người” [80, tr
204]. Cùng với đó, tác giả Lê Thị Hường dường như đã nhìn tận đáy sâu tâm hồn
người phụ nữ để thấy “hiện sinh tính dục, khỏa lấp nỗi cô đơn hiện tồn bằng
những mải mê thân xác là vấn đề phổ biến trong truyện ngắn nữ…Tuy vậy, điểm

13


riêng rất nữ tính là niềm kiêu hãnh giới, là cảm thức dục tính uyên nguyên, góp
phần đa dạng hóa cách nhìn con người bản năng” [86, tr 204 – 205]. Vì thế cổ
mẫu Đất, Nước mang tính âm xuất hiện đậm đặc với nhiều ý nghĩa trong thế giới
nghệ thuật của các nhà văn nữ. Một đặc điểm khác không thể không nhắc đến là
sự liên văn bản và dung hợp thể loại ở truyện ngắn nữ. Chính điều này đã khiến
những đặc trưng thẩm mỹ của truyện ngắn ít nhiều bị phá vỡ. Cảm quan và lối
viết hậu hiện đại với cấu trúc phân mảnh, tính chồng lấn giữa ngôn ngữ người
trần thuật và ngôn ngữ nhân vật… in dấu ấn trong truyện ngắn của nhiều nữ nhà
văn như một minh chứng cho sự trăn trở, tìm tòi đổi mới bút pháp nghệ thuật của
các chị. Có thể thấy, với một bài viết không quá 10 trang nhưng tác giả Lê Thị
Hường đã góp phần lý giải được rất nhiều vấn đề trong nghiên cứu truyện ngắn
nữ, giúp cho việc nhận diện những đặc trưng của truyện ngắn nữ nói riêng và
văn xuôi nữ nói chung được tường minh, sáng rõ.

Nhìn chung, các công trình và bài viết trong phạm vi chúng tôi bao quát
được đều có xu hướng khẳng định thành tựu cũng như đóng góp của các nhà văn
nữ trên văn đàn. Tuy nhiên, dù không nhiều nhưng cũng phải kể đến một số ý
kiến thể hiện quan điểm không tin tưởng hay có thái độ hoài nghi với sự phát
triển đối của văn học nữ. Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Các
nhà văn nữ và sự khủng hoảng trong văn học Việt Nam hiện đại đã thể hiện thái
độ không mấy thiện cảm với văn chương nữ giới. Ông nhận định “Những nhà
văn nữ Việt Nam theo tôi, có lẽ chẳng mang đến cái gì mới bởi còn lâu họ mới tự
đổi mới được…Phụ nữ Việt Nam cũng giống như phụ nữ trên toàn trái đất,
không thể sống thiếu các thần tượng của mình, họ luôn phải dựa dẫm vào hình
ảnh một người đàn ông lý tưởng nào đó” [112]. Và cuối cùng ông rút ra kết luận
“sự thiển cận của tư tưởng, nông cạn về tri thức, hời hợt trong tình cảm đã trở
thành căn bệnh kinh niên không chỉ của riêng các nhà văn nữ, nó chỉ là một
phần trong cuộc khủng hoảng sâu sắc của văn học Việt Nam hiện nay. Có điều
bằng thái độ tự tin một cách khó hiểu, những nhà văn ấy cứ tiếp tục cho ra đời

14


những tác phẩm không sức sống, những mẫu chuyện vụn vặt vô hồn. Họ đẩy sự
tầm thường lên đến độ bất thường” [112]. Cũng đồng quan điểm này, tuy không
nặng nề như tác giả Nguyễn Thanh Sơn nhưng nhà nghiên cứu Hoàng Đăng
Khoa cũng bộc lộ sự nghi ngại trước sự đổi mới của nhiều cây bút nữ trong thời
gian gần đây. Theo ông, đó không phải là sự đổi mới mà phải chăng là sự đánh
mất mình của nhiều cây bút trên trang viết. Những nhận định này có phần cực
đoan, phiến diện. Người viết đã áp đặc cái nhìn đậm màu sắc chủ quan của cá
nhân để khái quát một hiện tượng văn học. Những thành tựu của văn học nữ qua
hơn 30 năm và sự quan tâm đặc biệt của công chúng dành cho hiện tượng này đã
chứng tỏ giá trị của nó mang lại cho nền văn học nước nhà cũng như cho đời
sống tinh thần của người đọc Việt. Tuy nhiên, có thể thấy rằng những ý kiến trái

chiều như vậy là điều không thể tránh khỏi của một giai đoạn văn học thuộc về
cái “đương đại chưa hoàn thành” (M.Bakhtin). Nó chứng tỏ sự phức tạp của một
hiện tượng văn học cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để chứng minh và
khẳng định.
1.1.2. Tiếp cận từ tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại
Hướng nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở một số công trình luận án đã
bảo vệ trong thời gian vừa qua tiêu biểu như: Những đặc điểm cơ bản của truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1995 của tác giả Lê Thị Hường (Luận án phó
tiến sỹ khoa học Ngữ Văn – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Năm 1995),
Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (Nhìn từ góc độ thể loại) của tác giả Lê
Thị Hương Thủy (Luận án Tiến sĩ văn học – Học viện khoa học xã hội – Năm
2013), Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại của tác giả
Nguyễn Thị Năm Hoàng (Luận án tiến sĩ văn học – Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn – Năm 2015). Điểm chung của ba luận án này là đều không lấy truyện
ngắn nữ làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp nhưng thông qua bức tranh toàn
cảnh của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975,các công trình đã giúp những người

15


nghiên cứu truyện ngắn nữ nhận diện đặc trưng bút pháp, tư duy nghệ thuật hay
đặc điểm phong cách của một hay một số tác giả nữ.
Chỉ lấy đối tượng nghiên cứu là những truyện ngắn giai đoạn khoảng 20
năm từ sau 1975 nên luận án Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn 1975 – 1995 của tác giả Lê Thị Hường chưa nhìn thấy sự phát triển trở
thành “hiện tượng” của các cây bút nữ trên văn đàn Việt. Nhưng trong cái nhìn
chung về truyện ngắn giai đoạn này, nhà nghiên cứu đã nhận diện đặc điểm
chung trong sáng tác của một số nhà văn nữ như Phạm Thị Hoài, Y Ban, Nguyễn
Thi Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh trên các phương diện như như cốt truyện, kết
cấu, nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật hay ngôn ngữ.

Góp phần trong việc dần làm lộ diện “hiện tượng” văn học nữ những năm
cuối thập kỷ 90, còn phải kể đến hai công trình luận án Truyện ngắn Việt Nam từ
1986 đến nay (Nhìn từ góc độ thể loại) của tác giả Lê Thị Hương Thủy và
Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại của tác giả Nguyễn
Thị Năm Hoàng. Cùng một đề tài tương đối giống nhau nhưng với cách tiếp cận
khác nhau, hai tác giả đã có những kiến giải khá bao quát về truyện ngắn nói
chung và truyện ngắn một số tác giả nữ nói riêng.
Trong luận án của mình, khi khám phá diễn trình truyện ngắn thời kỳ đổi
mới, tác giả Lê Thị Hương Thủy đã nhận diện sự thăng hoa của truyện ngắn nữ :
“Cũng cần nói đến hiện tượng truyện ngắn của các cây bút nữ vào những năm
cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90. Đây được coi là thời kỳ thăng hoa của truyện
ngắn nữ với sự gia tăng của các cây bút nữ, nhất là truyện ngắn có lối viết và
giọng điệu khác nhau. Sự xuất hiện đông đảo của người viết nữ cùng với nỗ lực
và ý thức cách tân về lối viết đã đem đến cho người đọc những cảm quan mới
mẻ” [147, tr 27 – 28]. Tác giả luận án cũng nhận ra đặc điểm nổi bật về điểm
nhìn trần thuật trong sáng tác của các cây bút nữ là trần thuật từ ngôi thứ nhất
với điểm nhìn bên trong “hầu hết truyện ngắn của các cây bút nữ như Phan Thị
Vàng Anh, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y ban đều viết dưới hình thức người

16


kể chuyện xưng tôi” [147, tr 139]. Đồng thời, qua việc phân tích sự thay đổi ở
nhiều phương diện như quan niệm và tư duy thể loại, các dạng thức xây dựng
nhân vật và tổ chức kết cấu văn bản, hay ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật trong
truyện ngắn thời kỳ đổi mới, luận án đã cho rằng có thể thấy ở phương diện nào,
truyện ngắn nữ cũng có những đại diện góp mặt tiêu biểu như truyện ngắn của
Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh…
Tuy nhiên, ở công trình này, các truyện ngắn nữ chỉ được đề cập với một số nội
dung nhất định và với dung lượng khá ít như những minh chứng bổ sung cho các

luận điểm triển khai trong luận án bên cạnh các cây bút nam như Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh…
Tương tự như vậy, trong luận án Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn
từ góc độ thể loại, tác giả Nguyễn Thị Năm Hoàng đã khám phá truyện ngắn trên
nhiều phương diện như các xu hướng vận động, tình huống, kết cấu, nhân vật và
ngôn ngữ truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Diện khảo sát về các truyện ngắn nữ
ở luận án này tuy có rộng hơn khi đi sâu phân tích nhiều tác phẩm cụ thể của các
tác giả nữ như Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy
Mai, Nguyễn Ngọc Tư nhưng cơ bản đó vẫn là cái nhìn lồng ghép trong cái nhìn
chung về truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 như các luận án trước đó, vì thế
chưa thể nhận diện truyện ngắn nữ như một hiện tượng với những đặc trưng
mang tính chất khu biệt trong nề văn học Việt Nam đương đại.
Đáng chú ý nhất trong hướng nghiên cứu này có lẽ là luận án Truyện ngắn
các nhà văn nữ đương đại – Tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại của tác giả
Phạm Thị Thanh Phượng (Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Năm 2015).
Lấy phạm vi nghiên cứu là truyện ngắn của các tác giả tiêu biểu như Lê Minh
Khuê, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Thuệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn
Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy…, đây được xem là một trong những công trình đầu
tiên nghiên cứu về truyện ngắn nữ một cách khái quát, góp phần khẳng định và
lý giải nhiều vấn đề quan trọng trong tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại của

17


truyện ngắn nữ. Theo tác giả, truyện ngắn nữ thời kỳ đổi mới đã chứng kiến sự
tăng vọt một cách “đột biến” về lực lượng đội ngũ với những thành công vang
dội. Thậm chí, họ cũng là chủ nhân của một số hiện tượng “gây hấn” dư luận,
tạo ra hiệu ứng tiếp nhận trái chiều với những cái tên tiêu biểu như Phạm Thị
Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Y Ban. Quan trọng hơn, tác giả luận
án đã đem đến cách kiến giải của riêng mình về tiếng nói nghệ thuật mang bản

sắc riêng đậm chất “nữ” thông qua những mảng đề tài tình yêu, hôn nhân và gia
đình, qua những bức chân dung tự họa rất ấn tượng về giới mình hay dạng thức
người kể chuyện ngôi thứ nhất…để từ đó có thể khẳng định “bắt mạch rất nhanh
vào sự vận động của văn xuôi đương đại, truyện ngắn nữ “vào hội” với một dung
nhan sớm chín nở bởi sự “mẫn cảm bản năng” của người cầm bút. Dường như
mọi sự biến đổi hình thức nghệ thuật của văn xuôi đương đại ta đều có thể quan
sát thấy ở hiện tượng này. Điều quan trọng, truyện ngắn nữ “nhập cuộc” với một
bản sắc riêng in đậm dấu ấn giới tính trong sáng tạo nghệ thuật.” [124, tr 49 –
50]. Tìm hiểu tư duy nghệ thuật của truyện ngắn nữ, tác giả Phạm Thị Thanh
Phượng đã khám phá trên các bình diện như: quan niệm sáng tác, hình tượng
cuộc sống, thế giới nhân vật, thế giới biểu tượng, không thời gian nghệ thuật. Ở
mỗi luận điểm, tác giả luận án đều thể hiện sự nhạy bén và sâu sắc trong việc
nhận diện cách nhìn, cách cảm của các nữ văn sĩ. Ở họ những dự cảm bất an với
nỗi cô đơn ám ảnh luôn song hành với niềm tin vào những giá trị nhân văn bền
vững trong cách cảm nhận về đời sống và con người. Tác giả cũng chỉ ra những
biểu tượng mang dấu ấn riêng của những người đàn bà viết văn như con người dị
biệt – khát vọng hướng thiện và khát vọng được cứu rỗi, sex – bản năng hay khát
vọng tình yêu, giấc mơ – thế giới tâm linh thẳm sâu của con người hay thiên
nhiên – dấu vết cổ mẫu và những ẩn dụ về cuộc đời con người… “Trên tất cả,
chúng ta nhận ra một “thiên tính nữ” in đậm trong tư duy nghệ thuật của phái nữ,
khi họ luôn khẳng định thiên chức, thiên tính của mình trong mọi phương diện,
mọi hoàn cảnh” [109, tr 101]. Ở phương diện đặc trưng thể loại, tác giả Phạm

18


Thị Thanh Phượng cũng nghiên cứu rất nhiều bình diện như người kể chuyện
ngôi thứ nhất, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật tổ chức cốt truyện,
những sáng tạo về mặt kết cấu và ngôn ngữ, giọng điệu. Trên mỗi bình diện, các
nhà văn nữ đều nỗ lực cách tân góp phần không nhỏ thúc đẩy sự vận động và

biến đổi của thể loại truyện ngắn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại.
“Dường như đặc trưng thể loại truyện ngắn và tư duy nghệ thuật của các nhà văn
nữ có khá nhiều điểm tương đồng với nhau: cùng linh hoạt, mềm mại như nước,
cùng thiên về đề cao những khoảnh khắc, những “phiến đoạn hành động” có ý
nghĩa mở ra chiều sâu khôn cùng của thế giới tâm hồn, cuộc đời con người, cùng
luôn giữ vững một bản chất “căn cốt” để khẳng định chân giá trị của mình” [109,
tr 146].
Ngoài các công trình luận án trên, gần đây tác giả Lê Thị Hường với bài
viết Tư duy biểu tượng trong văn xuôi nữ cũng góp phần khẳng định một trong
những đặc điểm quan trọng trong tư duy nghệ thuật của các cây bút nữ - tư duy
biểu tượng. Theo bà “Với nữ giới, viết văn là một sự giãi bày. Viết như một nhu
cầu thể hiện khát vọng thầm kín. Đối với đa phần các nhà văn nữ, mỗi tác phẩm
là tiếng kêu của nỗi ám ảnh, là những ẩn dụ cuộc đời. Vì lẽ đó, trong thế giới
nghệ thuật của giới nữ, tư duy biểu tượng đậm nét…” [100]. Trong văn xuôi của
các tác giả nữ, nếu cổ mẫu được sử dụng như một mã thẩm mĩ biểu thị sự tái
sinh, sự cứu rỗi tâm hồn con người thì Mẫu – Đàn bà trở thành biểu tượng của
nữ tính vĩnh hằng và biểu tượng màu sắc là những diễn ngôn đa trị của các cây
bút nữ. Tất cả làm nên “chiếc chìa khóa nhiệm màu thông diễn được cõi riêng tư
vô cùng phức tạp” [100] của các nữ văn sĩ đồng thời góp phần hướng người đọc
đến những chân trời đa dạng hơn của sự tiếp nhận.
1.1.3. Nghiên cứu về những tác giả nữ cụ thể
Đây là hướng nghiên cứu thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của các
nhà phê bình hay cả công chúng bạn đọc. Rất nhiều bình diện trong sáng tác của
các cây bút nữ được lật mở trong đó nhiều nhất là những bài viết giới thiệu về

19


các tác phẩm hay phong cách nhà văn . Vì thế, trong phạm vi này, chúng tôi chỉ
điểm qua những bài viết góp phần làm nổi bật đặc trưng, phong cách của một số

tác giả trong phạm vi nghiên cứu của luận án như Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo,
Võ Thị Xuân Hà, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Ngọc Tư…
Là một trong những nữ nhà văn “hiếm hoi” sáng tác và thành danh ở cả
hai giai đoạn trước và sau 1975, Lê Minh Khuê được xem một nhà văn có bút
lực dồi dào với danh xưng “bà trùm truyện ngắn”. Trong bài viết “Hiện tượng Lê
Minh Khuê”, tác giả Bùi Việt Thắng đã khái quát những nét đặc sắc trong truyện
ngắn Lê Minh Khuê ở nhiều phương diện. Theo tác giả, “có thể nói cảm hứng
thế sự là cảm hứng chủ đạo trong sáng tác truyện ngắn của Lê Minh Khuê. Cảm
hứng thế sự trong sáng tác của nhà văn thể hiện ở tinh thần dấn thân, nhập cuộc,
ở cái cách “áp sát đời sống”, biết lắng nghe, biết quan sát tất cả mọi diễn biến
phức tạp của nhân tình thế thái” [135]. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của
Lê Minh Khuê khá đa dạng trong đó nổi bật với kiểu nhân vật tha hóa vì đồng
tiền và quyền lực, lãnh cảm với đồng loại hay kiểu “nhân vật cô đơn mang nỗi
buồn vốn được coi như là biểu hiện của một trạng thái tinh thần xã hội”. Đặc sắc
nghệ thuật trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê còn ở các chi tiết nghệ thuật đặc
sắc, đoạn kết độc đáo như một “cú đấm nghệ thuật” có thể chinh phục hoàn toàn
độc giả khi tiếp xúc với tác phẩm hay cả tính đối thoại trên mỗi trang văn.
Viết về Lê Minh Khuê còn có thể kể đến các bài viết như Nhà văn Lê
Minh Khuê: Thấu hiểu nỗi bất an của đời sống (Trần Hoàng Thiên Kim), Nhà
văn Lê Minh Khuê, chiến tranh ám ảnh qua từng trang viết (Phương Thúy)…
Cùng với đó, trong bài viết Tứ tử trình làng, nhà nghiên cứu Bùi Việt
Thắng đã nhận diện một vài đặc trưng nổi bật của bốn cây bút: Phan Thị Vàng
Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo và Lý Lan. Với Phan Thị Vàng Anh, đó
là cách “lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng
như nhạt nhẽo”, truyện của chị không nổi trội về cốt truyện và nhân vật. “Sự tìm

20



tòi của người viết dường như là bằng bất cứ cách nào diễn đạt được hết ý tưởng
của mình…Đọc Phan Thị Vàng Anh ta bớt được một phần lối nhìn đời đơn giản,
một chiều, thêm một lần ta tới gần được cái thế giới bí ẩn của đời sống và con
người vốn không thôi làm ta ngạc nhiên”[11, tr 6]. Võ Thị Hảo lại như là người
kể chuyện “cổ tích hiện đại”. Truyện của chị “có cái dập dìu của những “chàng”,
những “nàng”, không khí truyện lúc tỏ lúc mờ, câu chuyện được kể lắm lúc
phiêu diêu…tất cả hòa trộn tạo nên cái đặc sắc riêng. Nổi bật nhất trong truyện
ngắn của Võ Thị Hảo là việc tạo dựng những tình huống truyện đặc sắc, với
những nhân vật “thường có nét dị dạng khác người nhưng tâm hồn họ thánh
thiện, giàu lòng vị tha và đức hy sinh – hy sinh để cứu người khác” [11, tr 7].
Còn Nguyễn Thị Thu Huệ, sự “chao chát và dịu dàng, thơ ngây và từng trải, đớn
đau và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực
của ngòi bút nữ có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn” [11, tr 8]. Nhân vật của chị
thường được xây dựng trong mâu thuẫn “vừa cố dính kết với gia đình như một
“hang ổ cuối cùng”, lại vừa bị nhiều ngoại lực giằng xé, lối kéo. Thành ra phân
thân, thành ra nhiều bi hài kịch. Con người dễ rơi vào tục lụy ái tình là vì vậy”.
[11, tr 8]. Đọc truyện ngắn của Lý Lan, người đọc lại cảm thấy thật nhẹ nhàng
bởi “lối viết truyện ngắn rất tự do, dường như không câu nệ khuôn phép nào…
Truyện ngắn Lý Lan vừa như cái gì liên tục mà đứt đoạn, mơ hồ mà rõ ràng – có
thể đó là lối viết dựa vào dòng ý thức, Lý Lan không quá chuyên chú miêu tả
chính xác các hiện tượng đời sống mà thường cố gắng “ướm” mình vào nhân vật
và hay “giả sử” để xử sự trong mọi trường hợp”[11, tr 9 – 10].
Nghiên cứu về Võ Thị Xuân Hà, nhà nghiên cứu Văn Giá đã thể hiện sự am
tường sâu sắc về sáng tác của nữ nhà văn này trong bài viết Đọc văn của Võ Thị
Xuân Hà được đăng trên tạp chí Sông Hương. Theo nhà nghiên cứu, Võ Thị Xuân
Hà là “nhà văn của những cõi sống chập chờn hư thực”, “văn của Võ Thị Xuân Hà
trong những biểu hiện ràng rịt và phức tạp khác nhau, tất cả đều hướng về những
trạng thái chập chờn giữa cõi thực và cõi ảo. Rất thực. Nhưng bảo thực hoàn

21



toàn không phải. Rất huyền hồ, hư ảo. Nhưng bảo neo đậu hoàn toàn trong cõi
ảo cũng không. Cây bút nữ này ngay từ đầu và cho tới tận bây giờ vẫn chơi vơi,
đi về, bay lượn trong khung trời hư thực” [81]. Đặc điểm này xuyên suốt trong
toàn bộ sáng tác tạo nên một mỹ học mang tên Võ Thị Xuân Hà. Nhân vật nữ nhân vật trung tâm trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà vì thế có đặc điểm chung
thường rất trần thế, đa đoan nhưng cũng rất mộ đạo và cao quý. Kiếp phận đa
đoan là mẫu số chung của nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà nhưng
điều thú vị là họ luôn có một thứ ánh sáng bao bọc. Đó là đời sống tâm linh với
một tấm lòng mộ đạo. Văn củả Võ Thị Xuân Hà là lối văn trữ tình, nhịp chậm.
Hầu hết các truyện của Võ Thị Xuân Hà đều không coi trọng cốt truyện. Nhà văn
đã tiến hành tối giản cốt truyện, chị chú trọng nhân vật hơn sự kiện. Đồng thời
nhà văn thích tìm chất thơ tinh tế của nội giới và ngoại giới. Văn Võ Thị Xuân
Hà có những ám ảnh từ những thứ tưởng rất vu vơ. “luôn được chảy trôi trong
một tiết điệu thong thả, tha thiết, sâu lắng. Nó không thích hợp với sự nhanh gấp,
chói gắt” [145]. Chính vì thế, trong đội hình các cây bút nữ, Võ Thị Xuân Hà đã
xác lập cho mình một nhan sắc, một phong thái văn chương. Có thể thấy, tuy chỉ
mới là những ấn tượng, nhưng nhà nghiên cứu Văn Giá đã thể hiện cái nhìn thấu
suốt, đồng điệu trong việc khám phá giá trị văn chương của nữ văn sĩ này.
Không cùng thế hệ nhưng Trần Thùy Mai và Nguyễn Ngọc Tư lại giống
nhau ở điểm cùng tạo nên những dấu ấn văn hóa vùng miền trong văn. Nếu Trần
Thùy Mai là người viết in đậm dấu ấn của vùng đất kinh kỳ xứ Huế thì Nguyễn
Ngọc Tư lại là nhà văn của con người Nam Bộ. Tác giả Lê Thị Hường trong bài
viết “Trần Thùy Mai – hành trình đi tìm hạnh phúc ảo” đã có những khám phá
khá toàn diện về văn chương của nhà văn xứ Huế này. Theo tác giả, tác phẩm nữ
thường có tính chất tự truyện nhưng nếu xem truyện ngắn Trần Thùy Mai là tự
truyện thì không phải, cảm giác ở Trần Thùy Mai là sự phân mảnh, hóa thân rất
rõ trên từng trang viết đầy nữ tính của nhà văn. Chính vì thế, không thu hút
người đọc bằng những cốt truyện lạ, càng không gây sự chú ý bằng những yếu tố


22


×