Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ban thu hoach danh gia tu hoc boi duong thuong xuyen thcs module 19 20 25 32

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.65 KB, 15 trang )

TRƯỜNG THCS HẠ SƠN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hạ Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2015

BÁO CÁO THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN
NĂM HỌC: 2014-2015

Họ và tên giáo viên: Cao Minh Anh
Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng tổ Khoa học ….
Môn dạy: …..
A.

Nội dung báo cáo thu hoạch:
I. Nội dung bồi dưỡng 1:
1. Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục
đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.
- Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, bồi
dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng
lực giáo dục và các năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên,
yêu cầu nhiệm vụ năm học. Đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của
giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS và yêu cầu của chuẩn nghề
nghiệp giáo viên THCS.
- Học nội dung bồi dưỡng 1 tôi tự trang bị cho bản thân những kiến thức về tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Về đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước,
chính sách phát triển của giáo dục, chương trình hoạt động giáo dục trong năm học.



Phần học chính trị này giúp tôi có được kiến thức toàn diện về pháp luật như: Luật
đất đai, luật lao động, luật thanh tra… Nắm bắt được các nội dung đổi mới của
Đảng sau Kết luận 51- Bộ Chính trị, nắm bắt được các thông tư 04,05 của Thủ
tướng Chính phủ…
- Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 Nhà trường đã thực hiện
các công việc BDTX được tính từ tháng 8/2013 đến hết năm học. Tập trung bồi
dưỡng một số nội dung:
+ Học tập Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị.
+ Học về pháp luật năm 2014-2015
+ Học về Điều lệ trường THCS, Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Quy chế
đánh giá, xếp loại học sinh.
+ Tập huấn các chuyên đề: Dạy học theo chủ đề, Tích hợp kiến thức liên môn, tập
huấn bộ môn dạy học phát triển kĩ năng môn GDCD, tập huấn pháp luật trong môn
GDCD.
2. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp
thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.
- Từ các nội dung bồi dưỡng trên tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể từ đó áp dụng
vào thực tế hoạt động như sau:
+ Gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”, có
hành vi, ứng xử, giao tiếp văn hóa trong quan hệ giữa thầy và trò.


+ Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, rèn luyện và sáng tạo.
+ Tham gia tích cực các hoạt đông, phong trào của nhà trường, quyết tâm thi đua
xây dựng “Trường học than thiện, học sinh tích cực”.
+ Không ngừng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ các phương pháp giáo dục để đáp
ứng vào thực tế giảng dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tham
gia các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục.
+ Học tập các chuyên đề do Phòng giáo dục triển khai. Giáo viên cần nắm rõ nội

dung, yêu cầu, phương pháp thực hiện.
+ Tập huấn hòa nhập học sinh khuyết tật và tư vấn tâm lí học sinh giúp tôi tư duy
sáng tạo, cởi mở trong trong quan hệ giao tiếp. Nắm bắt tâm lí những em học
sinh đặc biệt sẽ là cơ hội để tôi trau dồi kĩ năng lắng nghe tâm tư tình cảm từ
đó có cách tư vấn phù hợp.
3. Tự nhận xét:
- Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tham gia học tập đầy đủ các buổi học chính trị, học bồi dưỡng thường
xuyên.
- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà Nước.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Kết quả đánh giá:
- Bằng số: 8,0 điểm – Bằng chữ: Tám điểm.


II. Nội dung bồi dưỡng 2:
1. Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục
đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.
* Công văn số

/PGDĐT-PT ngày /8/2015 của Phòng Giáo dục & Đào tạo

2014-2015, về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm
học 2014-2015.
- Nhiệm vụ 1: Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng; Tiếp tục thực
hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành.
- Nhiệm vụ 2: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.
- Nhiệm vụ 3: Đổi mới quản lý giáo dục, xây dựng nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường.
- Nhiệm vụ 4: Nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

- Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống và hướng nghiệp cho học
sinh.
- Nhiệm vụ 6: Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong nhà
trường.
* Tham dự các chuyên đề do Sở GD & ĐT Nghệ An, Phòng Giáo dục & Đào
tạo Quỳ Hợp và nhà trường tổ chức:


- Tập huấn các chuyên đề: Dạy học theo chủ đề, Tích hợp kiến thức liên môn, tập
huấn bộ môn dạy học phát triển kĩ năng môn GDCD, tập huấn pháp luật trong môn
GDCD.
2. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp
thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.
- Xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên theo hướng dẫn nhiệm vụ
năm học 2014-2015, Phòng Giáo dục & Đào tạo Quỳ Hợp.
- Nghiên cứu Dạy học theo chủ đề, Tích hợp kiến thức liên môn, dạy học phát
triển kĩ năng môn GDCD, Ngữ Văn.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua
của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa
phương; gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống của tại cơ sở giáo dục.
- Tiếp tục thực hiện tinh giản nội dung dạy học; xây dựng và triển khai dạy học các
chủ đề tích hợp; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức
liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Mở rộng, nâng cao chất lượng Cuộc
thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học năm học 2014-2015.
- Tiếp tục tập trung đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; tạo ra sự chuyển biến
tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trung học.



- Không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng phát triển chương
trình giáo dục; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm đánh giá, công tác chủ
nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao vai trò và phát
huy hiệu quả hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn trong nhà trường; nâng cao vai
trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho
học sinh.
- Đối với công tác chủ nhiệm lớp:
+ Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường
+ có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học
sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương
pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học
sinh.
+ Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệ thống
phát triển nhân cách học sinh
+ Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết
cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức,
kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
+ Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã
hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê
hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
3. Tự nhận xét:


- Thực hiện đúng nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên theo hướng dẫn nhiệm vụ
năm học 2014-2015
- Nghiên cứu dạy học theo chủ đề, tích hợp kiến thức liên môn, dạy học phát
triển kĩ năng trong các mônNgữ văn, GDCD
4. Kết quả đánh giá:
- Bằng số: 8,0 điểm – Bằng chữ: Tám điểm.
III. Nội dung bồi dưỡng 3:

A. Mã modun 19: Dạy học với công nghệ thông tin
1.Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội
dung chương trình, tài liệu BDTX.
Nội dung này cho chúng ta biết được vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong dạy
học. Nó góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học. Trong quá trình dạy học người dạy cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy
học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cộng cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo
viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học,
giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển kỹ năng thực hành, kích thích hứng thú
nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách học sinh..
2. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp
thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.


Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng một số phương
tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin như:
-

Bài giảng điện tử Powerpoint
Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thực tế tôi đặc biệt chú ý sử

dụng bài giảng điện tử Powerpoint. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, bài giảng
điện tử Powerpoint giúp tôi dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức, hình thành kĩ
năng, tiết kiệm thời gian và giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn đặc biệt là trong Hình học.
Phần mềm Sketpach giúp tôi minh họa hình vẽ cho Học sinh một cách trực quan hơn.
Tôi còn vận dụng một số phần mềm khác như phần mềm Yenka giúp học sinh học tốt
hơn trong phần hình học không gian. Trong thực tế năm học vừa qua tôi đã soạn giảng
và tiến hành trên lớp khoảng 200 tiết học có sử dụng bài giảng điện tử Powerpoint, và
tôi nhận thấy hiệu quả bài giảng được tăng lên rõ rệt, học sinh hứng thú và rất tích cực
trong bài học.

3. Tự nhận xét:
- Kết hợp sử dụng các phương tiện, thiết bị tranh ảnh, âm thanh trong các hoạt động dạy
và học phù hợp.
- Sử dụng phương tiện vẽ bản đồ tư duy còn hạn chế.
4. Kết quả đánh giá:
- Bằng số: 8,0 điểm – Bằng chữ: Tám điểm.
B. Mã Module 20


1. Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội
dung chương trình, tài liệu BDTX.
Module 20: Sử dụng các thiết bị dạy học. Có 5 hoạt động:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học
môn học.
- Hoạt động 2: Nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học theo môn học.
- Hoạt động 3: Phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống và hiện đại làm tăng
hiệu quả dạy học môn học.
- Hoạt động 4: Tự làm một số đồ dùng dạy học theo môn học
- Hoạt động 5: Tổng kết
2.Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông
qua các hoạt động dạy học và giáo dục.
- Trong quá trình dạy học, người dạy cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học vì thiết
bị dạy học là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học
tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học. Thiết bị dạy học sẽ giúp học sinh tự
chiếm lĩnh tri thức phát triển kĩ năng thực hành, kích thích hứng thú nhận thức của học
sinh, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách học sinh.
- Thiết bị dạy học có nguyên lí cấu tạo và cách sử dụng phù hợp với ý tưởng thực hiện
bài dạy của giáo viên làm ra. Do đó khi sử dụng thường có hiệu quả cao và thiết thực
- Khi học tập nghiên cứu xong module này tôi đã phát huy được tối đa khả năng của
mình - Năng động, sáng tạo, biết kết hợp khéo léo các loại hình TBDH phục vụ công tác



giảng dạy. Modul này giúp tôi tăng cường năng lực làm việc với thiết bị dạy học theo đó
tăng hiệu quả dạy học môn học.
- Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học phù hợp với nội dung bài dạy.
- Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu
bài lên lớp.
- Kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để tăng
hiệu quả dạy học
3.Tự nhận xét:
- Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên khi lên lớp dạy học.
- Sử dụng thiết bị dạy học hiện đại trong nhiều tiết học.
- Chưa tự làm các đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy có ứng dụng rộng rãi.
4. Kết quả đánh giá:
- Bằng số: 8,0 điểm – Bằng chữ: Tám điểm.
C. Mã Module 25
1.Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội
dung chương trình, tài liệu BDTX.
Module 25: Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS.
Viết sáng kiến kinh nghiệm là nhiệm vụ của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong
các nhà trường, cho nên khi chọn đề tài cần lưu ý những điểm sau đây:
- Phải là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, của tập thể nhà trường gắn liền với công
việc cụ thể đang làm, môn học đang dạy, tránh tình trạng tư biện xa rời thực tế, các báo


cáo sáng kiến kinh nghiệm đại loại như thế sẽ không có tính thực tiễn, không thuyết
phục được đồng nghiệp.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động giáo dục của bản thân và nhà trường một cách cụ thể.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải có những đề xuất mới. có khả năng ứng dụng, dễ

phổ biến tới đồng nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu phải phù hợp với xu thế chung của giáo dục, không phải là cái
ngẫu nhiên.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải phù hợp với những thành tựu tiên tiến của khoa
học giáo dục trong nước và thế giới.
- Sáng kiến kinh nghiệm có giá trị khoa học không thể là bản sao chép của người
khác, hoặc làm vội vàng, qua loa theo phong trào để lấy thành tích.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục phải là một hoạt động có mục đích thiết thực,
có kế hoạch, có sản phẩm nhằm tìm ra những ý tưởng khoa học sáng tạo, độc đáo của
từng cá nhân.
2. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp
thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.
- Đối với bản thân tôi đây vừa là hình thức nghiên cứu để phát triển chuyên môn, vừa là
hình thức tự học để hoàn thiện năng lực sư phạm mà mục đích cuối cùng là góp phần
nâng cao chất lượng quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường.


- Học xong Module này tôi đã củng cố thêm những hiểu biết về viết sáng kiến, kinh
nghiệm trong giáo dục ở trường THCS
- Hiểu rõ ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đối với nâng cao năng lực sư
phạm của giáo viên, đối với sự nghiệp giáo dục và sự phát triển KHGD.
- Nắm vững quy trình viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
- Có ý thức hợp tác chia sẻ với đồng nghiệp trong việc nghiên cứu, viết và phổ biến sáng
kiến kinh nghiệm giáo dục.
- Vận dụng kiến thức đã học ở bồi dưỡng thường xuyên để viết sáng kiến kinh nghiệm
(hoặc đề tài khoa học) có tính thực tiễn, có hiệu quả giáo dục và có tính ứng dụng cao.
3.Tự nhận xét:
- Mỗi năm học viết một đề tài sáng kiến kinh nghiệm có khả năng ứng dụng trong
phạm vi một chủ đề hay một chương của bộ môn giảng dạy, dễ phổ biến tới đồng
nghiệp.

- Năm học 2014-2015 đã viết một đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bài tập tình
huống để phát triển kĩ năng, năng lực học sinh trong giảng dạy môn GDCD THCS.
4. Kết quả đánh giá:
- Bằng số: 8,0 điểm – Bằng chữ: Tám điểm.
D. Mã Module 32: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm.
1.Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội
dung chương trình, tài liệu BDTX.


- Là module trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên, khối kiến thức GV THCS, sau
khi tự học, có kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. Hoạt động cửa GV chủ nhiệm là một
trong những năng lực cần thiết, quan trọng trong các năng lực làm công tác chủ nhiệm.
- Học tập module giúp cho bản thân tôi biết tổ chức các hoạt động để thực hiện kế hoạch
công tác chủ nhiệm, hiểu được sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động để thực hiện kế
hoạch công tác chủ nhiệm.
- Qua đó tổ chức được các hoạt động trong công tác chủ nhiệm, đông thời nhận thức
được làm công tác chủ nhiệm thực chất là tổ chức thực hiện liên tục chuỗi các hoạt động
liên quan đến giáo dục HS trong lớp chủ nhiệm.
Module gồm các nội dung:
+ Tìm hiểu các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm liên quan đến xây dựng tập thể lớp
chủ nhiệm.
+ Nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của giáo viên chủ nhiệm về chỉ đạo tổ chức thực
hiện các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học
+ Nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của giáo viên chủ nhiệm về chỉ đạo tổ chức thực
hiện các nội dung giáo dục toàn diện.
+ Nghiên cứu và tìm hiểu các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp
với các lực lượng tham gia giáo dục học sinh.
2.Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông
qua các hoạt động dạy học và giáo dục.



- Đối với bản thân tôi đây vừa là hình thức nghiên cứu để phát triển chuyên môn, vừa là
hình thức tự học để hoàn thiện năng lực sư phạm mà mục đích cuối cùng là góp phần
nâng cao chất lượng quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường.
- Học xong Module này tôi đã củng cố thêm những hiểu biết về các hoạt động của công
tác chủ nhiệm trong giáo dục ở trường THCS.
- Hiểu rõ ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh của giáo viên, đối với
sự nghiệp giáo dục và sự phát triển KHGD.
- Nắm vững quy trình lập kế hoạch và tổ chức hoạt động lớp, hoạt động giáo dục.
- Có ý thức hợp tác chia sẻ với đồng nghiệp trong của công tác chủ nhiệm trong giáo dục
ở trường THCS, kinh nghiệm giáo dục học sinh.
- Vận dụng kiến thức đã học ở bồi dưỡng thường xuyên để tổ chức các hoạt động giáo
dục học sinh có tính thực tiễn, có hiệu quả giáo dục và có tính ứng dụng cao.
3.Tự nhận xét:
- Mỗi năm lập một bản kế hoạch hoạt động chủ nhiệm về tổ chức các hoạt động giáo dục
học sinh dễ phổ biến tới đồng nghiệp.
4. Kết quả đánh giá:
- Bằng số: 8,0 điểm – Bằng chữ: Tám điểm.
B. Nhận xét, đánh giá chung của giáo viên:
I. Ưu điểm:
- Học tập tài liệu bồi dưỡng thường xuyên đầy đủ, nghiêm túc.
- Có sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào hoạt động dạy và học.


II. Khuyết điểm:
Thời gian học tập tài liệu còn hạn chế do phải thực hiện nhiệm vụ năm học 20142015.
IV. Đề nghị:
Không.
V. Kết quả đánh giá chung:
- Bằng số: 8,0 điểm – Bằng chữ: Tám điểm.

Trên đây là những vấn đề cơ bản tôi đã tìm hiểu và học tập ở chương trình BDTX
năm học 2014-2015 của trường THCS Hạ Sơn. Rất mong sự góp ý, xây dựng của các
đồng nghiệp và đặc biệt hơn là những góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà
trường để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
Người viết

CAO MINH ANH



×