Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Aluking Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.58 KB, 53 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ALUKING QUỐC TẾ.....1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Aluking Quốc tế..................1
1.1.1. Những thông tin chung.........................................................................................1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển........................................................................2
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh công ty cổ phần Aluking
Quốc tế...........................................................................................................................4
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty..........................................4
1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần Aluking Quốc tế..........................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ALUKING QUỐC TẾ................................................................................................10
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán..........................................................................10
2.1.1. Khái quát chung về tổ chức bộ máy kế toán.......................................................10
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc của phòng kế toán..........................11
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại công ty cổ phần Aluking quốc tế
...................................................................................................................................... 16
2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty cổ phần Aluking
quốc tế..........................................................................................................................21
2.3.1. Phần hành kế toán tiền mặt.................................................................................21
2.3.2. Phần hành kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.................33
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ALUKING QUỐC TẾ.............................................................................43
3.1. Về thực trạng tổ chức kế toán tại công ty..............................................................43
3.1.1. Những ưu điểm...................................................................................................43
3.1.2. Những tồn tại......................................................................................................44
3.2. Một số giải pháp đề xuất........................................................................................45
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp đề xuất.............................................................46
KẾT LUẬN.................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................49



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
BHYT
BHXH
BHTN
KPCĐ
TC-KT
TGĐ
HĐQT

Tên đầy đủ
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
Kinh phí công đoàn
Tài chính – kế toán
Tổng Giám đốc
Hội đồng quản trị


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2-1: Mẫu Phiếu thu................................................................................................1
Bảng 2-2: Mẫu Đề nghị tạm ứng....................................................................................1
Bảng 2-3: Mẫu Chứng từ ghi sổ cho nghiệp vụ thu tiền mặt........................................29
Bảng 2-4: Mẫu chứng từ ghi sổ cho nghiệp vụ chi tiền mặt.........................................29
Bảng 2-5: Mẫu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ..................................................................30
Bảng 2-6: Mẫu Sổ cái tài khoản 111.............................................................................31
Bảng 2-7: Mẫu Bảng thanh toán tiền lương..................................................................45
Bảng 2-8: Mẫu Chứng từ ghi sổ cho phần hành kế toán tiền lương 4


Sơ đồ 2-1: Tổ chức phòng tài chính – kế toán tại công ty CP Aluking quốc tế.............10
Sơ đồ 2-2: Trình tự ghi sổ áp dụng tại Công ty CP Aluking Quốc tế............................19
Sơ đồ 2-3: Trình tự luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ thu tiền mặt....................25
Sơ đồ 2-4: Trình tự luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ chi tiền mặt....................27
Sơ đồ 2-5: Quy trình luân chuyển chứng từ lao động, tiền lương.................................39
Sơ đồ 2-6: Tổ chức kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương..............................39
Sơ đồ 2-6: Tổ chức kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương..............................40


LỜI MỞ ĐẦU
Theo thời gian, nền kinh tế trên thế giới đã và đang ngày càng phát triển
hơn, kéo theo đó là sự phát triển của thị trường tài chính và các nhu cầu về sử
dụng thông tin trong thị trường tài chính, bởi vậy yêu cầu được đặt ra ngày
càng cao đó là về chất lượng của dịch vụ kiểm toán nói chung cũng như năng
lực của đội ngũ kiểm toán viên nói riêng trong việc xác minh tính trung thực,
hợp lý, hợp pháp của các thông tin tài chính dựa trên các khía cạnh trọng yếu.
Để có thể thực hiện kiểm toán một cách có hiệu quả, việc hiểu và nắm bắt
được rõ những thông tin về doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, mà trong đó
các thông tin tài chính là phần quan trọng bậc nhất, thường tập trung chủ yếu
tại bộ phận tài chính – kế toán .
Là một trường đại học đào tạo về kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã thiết kế chương trình Kiến tập Kế toán nhằm tạo
cơ hội cho các sinh viên thuộc chuyên ngành Kiểm toán được tiếp xúc với thực
tế để nâng cao hiểu biết hệ thống kế toán của doanh nghiệp, cũng như có cơ
hội được thực hành thực tế các nghiệp vụ kế toán, qua đó, nâng cao hiểu biết
cho sinh viên Kiểm toán về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của doanh
nghiệp cũng như công việc kế toán ngoài thực tế, qua đây tạo điều kiện cho
sinh viên Kiểm toán có đầy đủ các kiến thức không chỉ trên sách vở mà còn là
những kiến thực ngoài đời thật cũng như kỹ năng cần thiết để tham gia kỳ thực

tập sắp tới một cách tốt nhất cũng như có thể trở thành những kiểm toán viên
giỏi trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc Kiến tập kế toán, em tham gia
kiến tập tại Công ty cổ phần Aluking Quốc tế và thông qua quá trình kiến tập,
báo cáo kiến tập này được viết gồm ba chương như sau:

4


Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Aluking Quốc tế
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Aluking Quốc
tế
Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần
Aluking Quốc tế

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ALUKING QUỐC TẾ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Aluking Quốc tế
1.1.1. Những thông tin chung
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Aluking Quốc tế
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: Aluking International Joint Stock
Company (viết tắt: Aluking International,. JSC)
- Email:
- Website: www.aluking.com.vn
- Các thông tin liên hệ khác:
+ Trụ sở chính: Thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội; Số điện
thoại: (024) 357.357.99; Số Fax: (024) 3873.7422
+ Văn phòng giao dịch tại miền Bắc: Số 2 Giảng Võ (nhà 27), Cát Linh, Đống

Đa, Hà Nội; Số điện thoại: (024) 357.357.99; Số Fax: (024) 3873.7422; Hotline:
01214.555.999
+ Văn phòng giao dịch tại miền Nam: Phòng 506 Cộng Hòa Plaza, phường 12,
quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh; Số điện thoại: (028) 2228.6776; Số Fax: (024)
3873.7422; Hotline: 01218.555.999
+ Tổng kho tại miền Nam: Số 2 Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ
Chí Minh
- Lĩnh vực kinh doanh: Thiết kế, sản xuất, phân phối, thi công lắp đặt hệ thống
trần nhôm, trần kim loại, trần sợi khoáng, lam nhôm chắn nắng.

1


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Aluking Quốc Tế được thành lập ngày 20/10/2010 theo
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104955928 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
cấp, với số vốn điều lệ là 15 tỷ đồng. Sau 8 năm hoạt động và phát triển, công ty
cổ phần Aluking Quốc tế đã trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy về sản
phẩm kiến trúc trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Cùng với phương châm
“Không gian mới thay đổi cuộc sống”, công ty luôn nỗ lực trong việc hoàn thiện
các dòng sản phẩm hiện có, không ngừng cải tiến đáp ứng các nhu cầu đa dạng
mang tính đặc thù của các công trình và mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn
về tiến độ, tiện nghi và sang trọng. Mặt khác, các sản phẩm của công ty luôn chú
trọng vào việc đảm bảo yếu tố sinh thái và bảo vệ môi trường, phong cách hiện
đại, đạt tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Hiện nay, với tư cách là một trong những nhà
cung cấp chuyên nghiệp, công ty mang tới cho các đối tác sự lựa chọn đa dạng
với các phân hệ sản phẩm sau:
- Hệ trần nhôm cao cấp (Aluminium Ceilings)
- Hệ trần hợp kim thép cao cấp (Metal Ceilings)
- Hệ lam nhôm chắn nắng (Aluminium Sun Louvers)

- Tấm ốp nhôm nhựa các loại (ACP: Aluminium Composite Panel)
- Tấm ốp nhôm tổ ong các loại (AHP: Aluminium Honeycomb Panel)
Các phân hệ sản phẩm này của công ty có nhiều những đặc tính nổi trội:
- Độ ổn định cao, không bị cong vênh, co ngót trong điều kiện khí hậu khắc
nghiệt, nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam;

2


- Được thiết kề nhằm nâng cao khả năng hấp thu âm thanh và giảm tiếng ồn;
- Được sản xuất từ vật liệu nhôm hợp kim nên ngay cả ở nhiệt độ 1000℃ tấm
trần cũng không bị phân hủy thành các thành phần dễ cháy khác, không bắt lửa;
- Không bị ôxi hóa, độ bền cao, có thể tái chế.
Sau nhiều năm tìm hiểu và phát triển thị trường cũng như phát triển các
phân hệ sản phẩm, công ty đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều đơn vị: Vin
Group, FLC Group, Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Cảng
hàng không Việt Nam, các ngân hàng như: BIDV, HD Bank, TP Bank, VP Bank,
…với các công trình tiêu biểu như:
- Tòa nhà FLC Landmark Tower Khu A, Phú Mỹ, Mỹ Đình, Hà Nội;
- BV đa khoa Quốc Tế VINMEC, 460 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội;
- Tổ hợp khách sạn 5 sao Marriott, Mỹ Đình, Hà Nội;
- Tổ hợp Hồ Gươm Plaza, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội;
- Trường Đại học FPT, khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, Hà Nội;
- Tòa nhà ngân hàng Vietinbank, 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội;
- Ga hàng hóa ALS, Nội Bài, Hà Nội;
- Nhà ga T2, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Hà Nội;….
Trong quá trình 8 năm hoạt động và không ngừng phát triển, công ty đã
đạt được nhiều chứng nhận và giải thưởng uy tín như:

3



- Chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho Hệ thống quản lý cấp bởi Tổ
chức chứng nhận quốc tế BVQA;
- Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn ASTM C635/635M-13a và BS EN
13964:2014 cấp bởi Trung tâm chứng nhận phù hợp thuộc Tổng cục tiêu chuẩn
đo lường chất lượng;
- Cúp Vàng VTOPBUILD về Chất lượng sản phẩm ngành xây dựng, vật liệu xây
dựng và trang trí nội ngoại thất thuộc khuôn khổ triển lãm quốc tế VIETBUILD
Hanoi 2011;...
Những thành tích kể trên có được là nhờ có sự cố gắng của ban lãnh đạo
cũng như toàn thể công ty, và để tiếp nối những thành tích đã đạt được, trong
tương lai, công ty xác định phương châm hoạt động xuyên suốt từ cấp quản lý
cao nhất tới từng nhân viên đó là “Sáng tạo không ngừng, tận tình phục vụ khách
hàng” nhằm thỏa mãn khách hàng ở mức cao nhất về tiến độ và chất lượng công
trình. Sự am hiểu khách hàng cũng như việc luôn ý thức đáp ứng các yêu cầu
khắt khe về sản phẩm, thẩm mỹ và dịch vụ của khách hàng sẽ là tiêu chí hàng
đầu giúp công ty tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai.
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh công ty cổ phần
Aluking Quốc tế
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần Aluking Quốc tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
thiết kế, sản xuất, phân phối, thi công lắp đặt hệ thống trần cho các công trình
xây dựng. Do đó, mỗi một đơn đặt hàng sẽ có những yêu cầu riêng về các khía
cạnh: kết cấu, thiết kế kỹ thuật, hình thức…bởi các công trình là khác nhau; bởi

4


vậy, sản xuất theo đơn đặt hàng là hình thức được lựa chọn tại công ty. Ngoài ra,

mỗi công trình riêng biệt muốn đem lại hiệu quả cao thì phải có tổ chức việc thi
công, quản lý thi công cũng như có các biện pháp thi công phù hợp.
Do thi công công trình thì thường có khoảng cách nhất định giữa địa điểm
sản xuất và địa điểm thi công, nên yêu cầu các phương tiện hỗ trợ quá trình thi
công như xe, thiết bị, máy móc và đội thợ trực tiếp thi công phải di chuyển đến
địa bàn sẽ tiến hành lắp đặt sản phẩm hệ thống trần, vì thế công tác quản lý ở đây
là vô cùng phức tạp. Phương án sau đã được công ty lựa chọn để giải quyết vấn
đề này: sử dụng nguồn nhân công thuê ngoài tại địa điểm thi công để có thể giảm
chi phí di dời.
Đặc điểm thi công của mỗi công trình là không giống nhau, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, kéo theo đó là sự khác biệt trong thời gian thi công mỗi công trình.
Do đó, việc tính giá thành được xác định theo thời điểm công trình, hạng mục đã
hoàn thành, thời điểm bàn giao và thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng đã
quy định từ trước.
Một trong những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thi
công công trình đó là môi trường, thời tiết. Trong trường hợp thời tiết thuận lợi,
việc thi công diễn ra không bị ngắt quãng, đúng tiến độ, ngược lại, thời tiết xấu
sẽ kéo dài thời gian thi công. Việc tiến độ công việc bị chậm cũng gây thiệt hại
cho công ty, bởi vậy yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán đó là phải xác định
các khoản chi phí phát sinh cũng như các thiệt hại có thể có một cách đúng đắn.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần Aluking Quốc tế

5


Sơ đồ 1-1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Aluking Quốc tế
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng hành chính
PhòngPhòng
vàtàinhân
chính
xuất
sựkếnhập
toánPhòng
khẩu, mua
kinhPhòng
doanh
bán
PhòngkỹQC
thuật
và quanNhà
hệ
Phòng
cộng
đồng
cứu
Cácvàđội
phát
thi triển

công SP
dự án
máynghiên
sản
xuất

(Nguồn: Hồ sơ năng lực Aluking 2018)

6


Công ty cổ phần Aluking Quốc tế tổ chức công ty theo mô hình tổ chức
theo chức năng. Cụ thể, mỗi chức năng sẽ có 1 trưởng phòng chịu trách nhiệm điều này giúp cho công việc được chuyên môn hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, các
trưởng phòng sẽ được giám sát chặt chẽ bởi các Phó TGĐ do có mối quan hệ
theo ngành dọc. Trong mô hình này, TGĐ là người thực hiện đầy đủ các hoạt
động kiểm soát quản lý và bao quát hết tất cả các hoạt động chức năng của công
ty. Các chức năng chính của các phòng/ban trong công ty như sau:
Ban Kiểm soát:
- Kiểm soát trên các phương diện: việc thực hiện các nội quy, quy chế của công
ty và hệ thống tài chính
- Có quyền xem xét các tài liệu của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý cũng
như điều hành hoạt động
- Thực hiện điều tra, kiểm tra những vấn đề bất thường, sau quá trình này báo
cáo/giải trình lên HĐQT
- Kiến nghị tới HĐQT hoặc Đại hội đồng Cổ đông về các biện pháp sửa đổi, bổ
sung, cải tiến trong cơ cấu cũng như tổ chức quản lý tại công ty
- Điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
- Trong trường hợp phát hiện thành viên HĐQT, TGĐ… có hành vi vi phạm
nghĩa vụ thì thông báo bằng văn bản ngay với HĐQT, yêu cầu người vi phạm
phải chấm dứt hành vi vi phạm và có biện pháp khắc phục hậu quả.

Phòng hành chính và nhân sự:
- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự trong công ty

7


- Lập kế hoạch và bố trí nhân sự
- Đánh giá hoạt động của các công nhân viên trong công ty, từ đó có chính sách
lương, khen thưởng, phúc lợi phù hợp.
- Xây dựng chương trình về y tế và bảo hộ lao động
Phòng xuất nhập khẩu, mua bán:
- Ước tính nhu cầu và hình thành đơn đặt hàng, gửi lên cấp trên để xét duyệt nhu
cầu
- Tìm kiếm thị trường và lựa chọn nhà cung ứng, sau đó đặt hàng, theo dõi thực
hiện đơn hàng và tiếp nhận hàng.
Phòng kinh doanh:
- Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch và
tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh
- Phối hợp các phòng khác trong công ty nghiên cứu thị trường, khai thác và tìm
kiếm khách hàng; theo dõi, kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Soạn thảo hợp đồng, thanh lý, các thủ tục thanh quyết toán và thu hồi công nợ
- Quản lý, thống kê theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện các hợp đồng
- Kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án
Phòng kỹ thuật:
- Xây dựng phương án tổ chức lắp đặt, thi công cho từng công trình

8


- Phối hợp cùng các thành viên của phòng kinh doanh chuẩn bị, kiểm tra vật tư

và thiết bị trước khi tiến hành thi công
- Chỉ huy, giám sát và kiểm tra việc thực hiện công trình theo tiến độ
Phòng quảng cáo và quan hệ công chúng:
- Xác định chiến lược sản phẩm/chiến lược thị trường
- Lập kế hoạch và phát triển sản phẩm
- Xây dựng các chương trình liên quan đến khuyến mại bán hàng, quảng cáo
- Tư vấn, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
- Nghiên cứu, phát triển dựa trên những sản phẩm đã có nhằm mục tiêu cho ra
đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới
- Nghiên cứu, tìm kiếm trên thị trường những công nghệ sản xuất, chế biến thích
hợp để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng và giá thành tối ưu hơn
- Nghiên cứu, tìm kiếm trên thị trường những quá trình sản xuất cũng như chế
biến, phối hợp, lắp ráp… tối ưu, được cụ thể hóa bằng các quy trình có tính ứng
dụng cao, đem lại cho hoạt động sản xuất của công ty hiệu suất và hiệu quả thiết
thực
Đội thợ thi công:
- Trực tiếp thi công công trình
- Tham gia nghiệm thu khối lượng công trình đã hoàn thành

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ALUKING QUỐC TẾ
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1. Khái quát chung về tổ chức bộ máy kế toán
Một trong các công việc quan trọng nhất trong công tác kế toán đó là tổ
chức một bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, trình
độ và khả năng của nhân viên kế toán nói riêng nằm trong sự phân công, phân

nhiệm của phòng kế toán nói chung cũng ảnh hưởng không nhỏ và ảnh hưởng
một cách trực tiếp đến chất lượng của công tác kế toán. Công ty lựa chọn tổ chức
công tác kế toán theo hình thức tập trung: các bộ phận khác thực hiện thu thập và
phân loại chứng từ chuyển về cho phòng kế toán, phòng kế toán từ đây tiến hành
công việc xử lý thông tin.
Phòng tài chính – kế toán của công ty có 7 người, bao gồm một trưởng
phòng và các nhân viên kế toán đảm nhận các phần hành kế toán như: kế toán
thuế, kế toán tiền lương… Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của
công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2-1: Tổ chức phòng tài chính – kế toán tại công ty CP Aluking quốc tế
Trưởng phòng tài chính – kế toán

Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán thanh toán
Kế toán thuế Kế toán vật tư
Kế toán ngân hàng

(Nguồn: Phòng TC-KT)
10


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc của phòng kế toán
2.1.2.1. Về chức năng
- Chịu trách nhiệm trong những công việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn
tài chính – kế toán theo các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán được Nhà nước quy
định;
- Dưới hình thái cố vấn, tiến hành theo dõi sau đó phản ánh mọi hình thái của sự
vận động vốn kinh doanh của công ty, từ đó cố vấn cho ban lãnh đạo;
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về các khía cạnh sau: chế độ kế toán và những
thay đổi trong chế độ, công tác tài chính – kế toán;
- Trực tiếp quản lý công tác trong bộ máy tài chính – kế toán

- Thực hiện một số chức năng khác được ban lãnh đạo giao;
- Giữ bí mật về số liệu kế toán – tài chính của công ty.
2.1.2.2. Về nhiệm vụ
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn cũng như quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và sử dụng vốn tại công ty;
- Kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch
thu chi tài chính trong năm; việc thu, nộp, thanh toán; kiểm tra việc giữ gìn và sử
dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng
lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của công ty;

11


- Phổ biến chính sách mới, những sự thay đổi trong chính sách và chế độ quản lý
tài chính cuả Nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết;
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và
theo dõi kế hoạch.
- Cung cấp số liệu, báo cáo cho các cơ quan Nhà nước theo chế độ báo cáo tài
chính, kế toán hiện hành;
- Quản lý về tiền mặt và các khoản thu, chi theo đúng quy trình và quy định của
công ty;
- Quản lý hợp đồng, đơn hàng, khoản thanh toán của khách hàng. Phối hợp với
bộ phận văn phòng trong việc thực hiện trả tiền cho đối tác và thanh quyết toán
hợp đồng với khách hàng;
- Tham gia quản lý hàng hóa, kho bãi; lưu trữ các chứng từ liên quan đến xuất –
nhập hàng hóa;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với TGĐ của công ty;
- Các nhiệm vụ khác được giao.

2.1.2.3. Yêu cầu công việc đối với phòng kế toán
- Đối với trưởng phòng tài chính – kế toán:
+ Có trách nhiệm trong việc hiết lập, điều hành và kiểm soát các hoạt động kế
toán của công ty.

12


+ Tham gia chỉ đạo, giám sát và kiểm tra tất cả mọi hoạt động thuộc phòng kế
toán.
+ Kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ của do kế toán viên thực hiện hàng ngày, đảm
bảo tính trung thực, chính xác của số liệu các khoản mục doanh thu, chi phí….
+ Kiểm soát về dòng tiền và sự vận động của dòng tiền cũng như tình hình lưu
chuyển tiền tệ.
+ Đánh giá được tình hình tài chính của Công ty tại mọi thời điểm cần thiết để từ
đó đưa ra tham mưu phù hợp cho Giám đốc.
+ Thực hiện, tham gia công tác giám sát nội bộ, đảm bảo khía cạnh tài chính của
công ty được thực hiện minh bạch, chính xác, hiệu quả.
+ Tổ chức và vận hành hệ thống kế toán, lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo và
các tài liệu liên quan theo hệ thống một cách chuyên nghiệp.
+ Cập nhật các thông tin pháp luật về thuế, tư vấn cho ban lãnh đạo, hướng dẫn
các kế toán chi tiết trong việc thực hiện chứng từ hợp lý, hợp lệ.
+ Lập BCTC, phân tích tình hình tài chính, lập kế hoạch tài chính của công ty; từ
đây tổ chức thực hiện triển khai kế hoạch tài chính đã được phê duyệt.
+ Cập nhật đầy đủ các quy định pháp luật và chế độ chính sách để thực hiện các
công việc tài chính kế toán chuẩn mực, chính xác và đúng pháp luật.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc về chính sách thuế, tài chính.
+ Thực hiện các công việc khác có liên quan đến tài chính kế toán theo yêu cầu
của Ban giám đốc.


13


+ Đào tạo nhân sự kế toán về kỹ năng chuyên môn.
- Đối với kế toán thuế:
+ Lập tờ khai thuế môn bài nộp cho cơ quan thuế
+ Hằng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán
+ Cuối quý lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN tạm tính, thuế TNCN, báo cáo
tình hình sử dụng hóa đơn và nộp tiền thuế cho cơ quan Nhà nước (nếu có).
+ Cuối năm lập BCTC, báo cáo quyết toán thuế TNDN
- Đối với kế toán tiền lương:
+ Theo dõi việc chấm công của cán bộ CNV
+ Đối chiếu báo cáo doanh số của trợ lý KD và kế toán công nợ
+ Hạch toán, tính lương và các khoản trích theo lương của cán bộ CNV
+ Đối chiếu các khoản tạm ứng của cán bộ CNV
+ Lên bảng lương, phiếu lương và phát lương
- Đối với kế toán vật tư:
+ Thực hiện lưu trữ các chứng từ, sổ sách có liên quan
+ Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hóa về mặt số
lượng và giá trị tại các kho của công ty
+ Định kỳ phải kiểm tra, đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng nhập – xuất
– tồn kho sản phẩm, vật tư, hàng hóa vào cuối tháng

14


+ Theo dõi tình hình tồn kho để lên kế hoạch mua hàng cho công ty
+ Tìm kiếm, đánh giá nhà cung cấp vật tư, hàng hóa.
- Đối với kế toán thanh toán:
+ Lập chứng từ thu – chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách

hàng và các khoản tạm ứng, thanh toán nội bộ; phản ánh vào các sổ sách liên
quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ
+ Theo dõi các khoản tạm ứng
+ Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ
+ Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, quy định có liên quan vào
hồ sơ nghiệp vụ
+ Lập danh sách các khoản nợ của công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch
thu, chi trả đúng thời hạn, đúng hợp đồng; đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ
chưa thanh toán.
- Đối với kế toán ngân hàng:
+ Quản lý toàn bộ các tài khoản tại ngân hàng của công ty, liên quan đến các
công việc sau: giao dịch tiền mặt, UNC tại ngân hàng; hồ sơ vay vốn ngân hàng;
thanh toán quốc tế; bảo lãnh ngân hàng.
- Đối với thủ quỹ:
+ Cập nhật, nhập đầy đủ, chính xác, kịp thời thu, chi, tồn quỹ tiền mặt vào sổ
quỹ

15


+ Báo cáo cho Ban giám đốc, kế toán trưởng về tình hình quỹ tiền mặt của công
ty hàng tháng, hàng quý.
+ Thực hiện đúng những quy định về trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt.
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại công ty cổ phần
Aluking quốc tế
- Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư Hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp số 200/2014/TT-BTC; đồng thời đã và đang áp dụng 26 Chuẩn
mực kế toán do Bộ tài chính ban hành.
- Hệ thống tài khoản kế toán hiện tại đang được áp dụng tại công ty là hệ thống
tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế

toán của công ty là hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và phù hợp
với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời thuận tiện cho việc ghi
sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu.
- Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn
nội dung ghi chép chứng từ kế toán theo hướng dẫn Phụ lục 03 của Thông tư
200/2014/TT-BTC. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán tại công ty bao gồm 4
bước như sau:
+ Bước 1: Tổ chức lập chứng từ (Lựa chọn chứng từ phù hợp với nghiệp vụ, ghi
đúng và đủ các yếu tố cơ bản cần thiết trên chứng từ, không được phép tẩy xóa)
+ Bước 2: Tổ chức kiểm tra chứng từ (Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng
từ; tính hợp lý của số liệu, nội dung nghiệp vụ cũng như thời gian phát sinh
nghiệp vụ)

16


+ Bước 3: Tổ chức luân chuyển, sử dụng chứng từ
+ Bước 4: Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ
- Hình thức tổ chức sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ.
+ Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở chứng từ gốc, được lập định kỳ, do các kế
toán phần hành lập và chuyển đến cho kế toán tổng hợp. Số hiệu của chứng từ
ghi sổ được lấy từ số thứ tự của chứng từ này trên sổ đăng ký. Chứng từ ghi sổ
phải có chứng từ gốc đi kèm và phải có chữ ký của kế toán trưởng mới đủ căn cứ
ghi sổ kế toán.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ
ghi sổ đã lập trong kỳ kế toán. Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải
đăng ký vŕo sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu và ngày tháng.
+ Sổ cái là sổ ghi theo đối tượng (theo tài khoản). Cơ sở để ghi là các chứng từ
ghi sổ đã ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ kế toán

được dùng làm căn cứ ghi sổ để lập Chứng từ ghi sổ, sau đó dựa vào Chứng từ
ghi sổ để ghi sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tiếp theo ghi vào Sổ cái. Các chứng từ
kế toán đã được dùng làm căn cứ để lập Chứng từ ghi sổ sẽ ghi vào Sổ, thẻ kế
toán chi tiết có liên quan.
Đến cuối kỳ, kế toán phải thực hiện công việc khóa sổ và tính ra tổng sổ
tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh trong thánh dựa trên sổ
Đăng ký chứng từ ghi sổ, từ đây tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh
Có cũng như Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái và dựa vào Sổ Cái để lập
Bảng cân đối số phát sinh.

17


Kế toán tiến hành đối chiếu sự khớp đúng giữa số liệu trên Sổ cái và Bảng
tổng hợp chi tiết (được lập căn cứ trên Sổ, thẻ kế toán chi tiết), sau đó tiến hành
lập BCTC.
Trong quá trình đối chiếu, kiểm tra, kế toán phải đảm bảo sự bằng nhau
giữa tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên
Bảng cân đối số phát sinh, và con số này phải bằng tổng số phát sinh trên sổ
Đăng ký chứng từ ghi sổ. Bên cạnh đó, tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các
tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh cũng phải bằng nhau và số dư của từng
tài khoản nằm trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản
tương ứng nằm trên Bảng tổng hợp chi tiết.

18


Sơ đồ 2-2: Trình tự ghi sổ áp dụng tại Công ty CP Aluking Quốc tế
Chứng từ gốc


Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu

(Nguồn: Phòng TC-KT)

19


- Tổ chức hệ thống BCTC: Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo Phụ lục số 02 –
Biểu mẫu BCTC được ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, bao
gồm:
+ Bảng cân đối kế toán năm – Theo mẫu số B01-DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm – Theo mẫu số B02-DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm (phương pháp trực tiếp) – Mẫu số B03-DN
+ Thuyết minh BCTC năm – Theo mẫu số B09-DN
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương
lịch

- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho
- Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương
pháp đường thẳng
- Hiện nay, phòng tài chính- kế toán của công ty đang sử dụng phần mềm kế toán
Misa vào công tác hạch toán kế toán nhằm tăng cường tính chính xác, hiệu quả
của công việc cũng như tiết kiệm thời gian. Chương trình được thiết kế trên cơ
sở thực tế hạch toán kế toán của đơn vị, chính vì vậy phục vụ hiệu quả cho công
tác kế toán.

20


×