Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Mot so bien phap day giai toan bang hai phep tinh cho hoc sinh lop 3 truong tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 26 trang )

Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Sự cần thiết
- Trong những năm gần đây công tác giáo dục nói chung và hoạt động giáo đã
có nhiều thay đổi. Khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao
chất lượng giáo dục. Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp
dạy học đổi mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy học sinh
làm trung tâm” người thầy là người hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình học sinh lĩnh
hội kiến thức, với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Để vận dụng tốt
được cách dạy học mới này đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải
dày công nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp với đối tượng học sinh mình dạy.
Để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Ngoài việc dạy cho các
em kiến thức về số học, yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình
học, yếu tố thống kê. Kiến thức về giải toán có lời văn cũng hết sức quan trọng
vì trong giải toán có lời văn giúp các em củng cố, vận dụng những kiến thức giải
toán, phát triển kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành. Đặc biệt giải toán có lời
văn còn giúp phát triển tư duy ở học sinh.
- Qua thực tế dạy học giải toán có lời văn nói chung và việc giải toán có lời
văn bằng hai phép tính nói riêng của lớp 3. Chúng tôi thấy chỉ được khoảng 40%
HS nắm được cách giải và phép tính trong bài toán giải bằng hai phép tính nhưng
còn chưa chính xác trong câu lời giải. Còn lại 60% học sinh lơ mơ, lúng túng khi
phải đứng trước một bài toán giải bằng hai phép tính. Có thể các em giải “mò” và
tìm ra được kết quả nhưng lời giải còn chưa chính xác, khi được giáo viên hỏi lại vì
sao thì các em còn lúng túng và chưa mạnh dạn, tự tin để trả lời.
- Trong chương trình lớp 3 ngoài dạng toán đơn giải bằng một phép tính, các
em còn được làm quen với các dạng toán giải bằng hai phép tính bởi vậy để giúp cho
các em nắm chắc các dạng toán đã học từ lớp 2 và nắm chắc được các dạng toán và
1




Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
cách giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3, giúp cho các em không bị nhầm lẫn câu
lời giải và tự tin khi thức hiện giải bài toán có lời văn,việc nắm chắc các dạng toán và
cách giải còn là cơ sở để các em giải tốt các dạng toán khác khi học lên các lớp trên
nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính
cho học sinh lớp 3”.
1.2. Mục đích
+ Học sinh nêu được bài toán có lời văn qua việc tóm tắt bằng sơ đồ, và
nhìn tóm tắt để nêu được nội dung bài toán.
+ Giúp cho học sinh biết xác định dạng toán của bài toán có lời văn.
+ Giúp cho học sinh biết xác định phần cho biết của bài toán thuộc dạng
toán gì để xác định chính xác câu lời giải thứ nhất.
+ Giúp học sinh sau khi tìm được kết quả của phép tính thứ nhất, dựa vào
câu lời giải của phép tính thứ nhất, ghép với phần cho biết để tạo thành một bài
toán mới.
+ Giúp cho học sinh biết xác định phần hỏi của bài toán thuộc dạng toán
gì và xác định chính xác câu lời giải thứ hai.
+ Giúp học sinh dựa vào bài toán mới ghép được để có phép tính thứ hai
+ Giúp học sinh nắm chắc được các dạng toán và cách giải bài toán bằng hai
phép tính.
+ Giúp cho giáo viên dễ dàng hơn khi hướng dẫn học sinh cách giải bài toán
bằng hai phép tính.
+ Học sinh biết tự trình bày bài giải gồm ba bước: Câu lời giải, phép tính
và đáp số.
+ Học sinh biết tự tìm câu lời giải khác cho bài toán có lời văn bằng nhiều
câu khác nhau.
2. Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến

Năm học 2018 – 2019: nghiên cứu và vận dụng 2 biện pháp cho 30 học
sinh của lớp 3 trường Tiểu học.
2


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
Năm học 2018 – 2019: thực hiện sáng kiến đối với 30 học sinh của lớp
3a3 trường Tiểu học.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1 Hiện trạng việc thực hiện giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3.
Là những giáo viên đã trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm
đứng lớp ở khối 2, chúng tôi thấy: Các em được làm quen với toán có lời văn từ
cuối lớp 1nhưng ở mức độ đơn giản, lên lớp 3 yêu cầu của bài toán đã được nâng
lên, các em phải đọc đề toán, tìm hiểu đề, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp
số. Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh khi học giải toán có
lời văn, …Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo
luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ nghiệp vụ do nhà trường tổ
chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán? viết được tóm tắt, nêu được câu
lời giải đúng, ngắn gọn, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự
nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp.
Trước thực trạng đó, chúng tôi đã áp dụng hai biện pháp dạy giải bài toán có
lời văn cho học sinh:
Biện pháp 1: Dạy giải toán có lời văn theo các bước thông thường.
Biện pháp 2: Dạy đặt đề toán theo tóm tắt hoặc hình vẽ rồi giải.
Cụ thể:
Biện pháp 1: Dạy giải toán có lời văn theo các bước thông thường.
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh giải toán qua 4 bước thông thường:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán

Bước 2: Tóm tắt bài toán.
Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải (Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?)
Bước 4: Giải bài toán
Với 4 bước thông thường học sinh có thể giải bài toán khá tốt ngay trong tiết
học nhưng sau đó một thời gian nếu gặp dạng toán tương tự mà GV không hướng
3


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
dẫn giải thì HS sẽ bị lúng túng, hoặc nếu giải đúng thì cũng là do giải mò may ra thì
đúng chứ học sinh chưa hiểu bản chất của bài toán.
Biện pháp 2: Dạy đặt đề toán theo tóm tắt, hình vẽ rồi giải.
Giáo viên đưa ra một số tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ, hình vẽ, yêu cầu học
sinh đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải.
Ví dụ 1: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
18 viên bi

An
Bình
5 viên bi

Ví dụ 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
5 bông: 1 lọ
30 bông: … lọ?
Ví dụ 3: Cây cau: 12 cây

? cây

Cây hồng: 7 cây

Biện pháp này giúp học sinh tăng cường Tiếng Việt, học sinh biết dựa vào
tóm tắt thành lập bài toán rồi mới giải. Từ đó, khả năng tư duy và kĩ năng giải bài
toán cũng được cải thiện.
Kết quả đạt được: Học sinh đã cơ bản giải được các bài toán có lời văn ngay
sau khi học xong các dạng toán.
Sau một năm thực hiện áp dụng hai biện pháp nêu trên và căn cứ vào kết quả
đạt được, chúng tôi đánh giá ưu và nhược điểm của các biện pháp như sau:
3.1.2 Ưu điểm của các biện pháp cũ
Học sinh thực hiện các bước giải toán thành thạo.
Học sinh cơ bản biết giải toán có lời văn ngay trong tiết học và trong thời
điểm học các dạng toán đó.
3.1.3 Nhược điểm của các biện pháp cũ
a) Đối với biện pháp: Dạy giải toán có lời văn theo các bước thông thường.
4


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
Học sinh lúng túng khi tóm tắt bài toán về phép chia (cả hai dạng: chia thành
một số nhóm và chia thành các phần bằng nhau).
Học sinh lúng túng khi giải các bài tập do giáo viên để học sinh tự làm. Các em
sẽ lẫn lộn từ dạng toán nọ sang dạng toán kia và làm các phép tính không chính xác.
Cách hướng dẫn học sinh của giáo viên gặp khó khăn: Sau khi phân tích bài
toán xong, GV muốn cho các em giải nhưng chỉ có thể hỏi: Bạn nào đã biết cách
giải bài toán này? Hoặc theo em bài toán này giải bằng phép tính gì? Hoặc GV phải
cho HS khá giỏi nêu miệng các bước giải thì HS nhận thức chậm mới có thể làm
được bài. Như vậy những học sinh nhận thức chậm không thể nắm vững được bản
chất của bài toán.
Học sinh không có thói quen xác định dạng toán để lựa chọn cách giải đúng.
Dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn khi giải toán bằng hai phép tính ở lớp Ba.

b) Đối với biện pháp: Dạy đặt đề toán theo tóm tắt, hình vẽ rồi giải.
Vì dạng toán này phải mất thêm thời gian cho việc lập đề toán nên thời gian
dành cho việc phân tích và giải bài toán đối với học sinh nhận thức chậm còn thiếu,
đặc biệt là những học sinh không chú ý nghe giảng.
Trên cơ sở áp dụng các biện pháp nêu trên trong năm học 2018 – 2019, sau
khi tổng kết, đánh giá lại từng biện pháp và xem xét tính hiệu quả của các biện
pháp đó, chúng tôi nhận thấy các biện pháp đã áp dụng cần bổ sung thêm cho hoàn
chỉnh, cũng có biện pháp không phù hợp cần thay thế. Để đảm bảo được hiệu quả
của việc dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh
khối
nói chung trong năm học 2016 – 2017 chúng tôi đã cải tiến hai biện pháp cũ, bổ
sung hai biện pháp mới cho phù hợp với điều kiện thực tế, đó là:
1. Giúp học sinh ghi nhớ tên dạng toán, cách tóm tắt và cách giải các bài
toán đơn.
2. Thành lập bài toán mới trước khi giải phép tính thứ hai của các bài
toán giải bằng hai phép tính ở lớp Ba.
5


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
3.2.1. Tính mới và sự khác biệt của biện pháp mới so với biện pháp cũ
3.2.1.1. Tính mới: Qua việc áp dụng hai biện pháp đã nêu trên chúng tôi
nhận thấy:
Đối với học sinh: Các em có thói quen xác định các dạng toán trước khi giải
toán, nắm chắc các dạng toán đã học, tóm tắt bài toán đúng và nhanh, lựa chọn
phép tính và lời giải chính xác, hiểu rõ bản chất của bài toán.
Đối với giáo viên: Việc dạy giải toán có lời văn bằng hai phép tính đã trở nên
hứng thú, say mê và dễ dàng hơn, việc phân tích bài toán, hướng dẫn các bước giải

có cơ sở không bị quá tường minh, không bị theo khuôn mẫu nên học sinh dù học
yếu cũng hiểu bài toán một cách cặn kẽ và giải chính xác.
3.2.1.2. Sự khác biệt
Khi đưa các biện pháp vào thực hiện chúng tôi nhận thấy rõ sự khác biệt
giữa biện pháp cũ và biện pháp mới như sau:
Biện pháp 1: Học sinh nắm chắc các dạng toán đã học, tóm tắt bài toán và
xác định cách giải một cách thành thạo, chính xác.
Biện pháp 2: Có thói quen lập bài toán mới, xác định dạng toán cho bước
giải thứ hai và giải chính xác cả về lời giải và phép tính.
Từ những sự khác biệt giữa các biện pháp cũ và mới như đã nêu trên,
chúng tôi cụ thể hóa các biện pháp mới được mô tả dưới đây.
3.2.2. Các biện pháp mới áp dụng
3.2.2.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh ghi nhớ tên dạng toán, cách tóm tắt
và cách giải các bài toán đơn.
Đầu năm học lớp 3, học sinh tiếp tục được học bảng nhân, chia từ bảng 6
đến bảng 9. Một số học sinh nhận thức chậm có thể do quên hoặc nắm kiến thức
về giải toán có lời văn bằng phép tính nhân hoặc chia ở lớp 2 chưa vững. Học
sinh rất dễ lúng túng khi chọn phép tính giải, nhiều học sinh nói liều một trong
bốn phép tính may ra thì đúng. Nhưng thực ra là không hiểu gì. Để giúp học sinh
6


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
giải quyết vướng mắc này tôi đã giúp học sinh ghi nhớ cách xác định dạng toán.
a. Cách thực hiện: Tôi chia các bài toán trong quá trình hình thành bảng nhân
và bảng chia làm ba dạng toán cơ bản:
Dạng toán 1. Biết một – tìm nhiều
Dạng toán 2. Biết nhiều – tìm một
Dạng toán 3. Chia thành các phần bằng nhau

Nhưng vấn đề đặt ra là học sinh phải biết tóm tắt và tóm tắt thành thạo
từng dạng toán ngay từ khi bắt đầu học phép tính nhân, chia. Học sinh nhìn vào
tóm tắt để đọc và hiểu được bài toán, xác định được dạng toán. Sau khi đã tóm
tắt xong, việc giải bài toán không còn phụ thuộc vào sách giáo khoa nữa.
Vậy để tóm tắt thành thạo ba dạng toán cơ bản ở lớp, chúng ta cần có “mẹo”
để khi tóm tắt, phần câu hỏi không bị lộn làm cho học sinh khó quan sát, khó hiểu
nội dung bài, giúp học sinh không chán nản với việc tóm tắt bài toán.
b. Các bước thực hiện:
* Dạng toán 1: Biết một – tìm nhiều
- Bước tóm tắt: Tóm tắt theo trình tự các lời văn trong bài toán, sau khi
tóm tắt xong, GV quy ước dòng trên của tóm tắt là dòng các dữ kiện đã biết và
gọi là dòng biết, dòng dưới của tóm tắt là dòng bài toán hỏi, yêu cầu chúng ta
phải tìm và gọi là dòng tìm. (Cách làm này cũng được vận dụng cho các dạng
toán khác về phép chia).
Ví dụ: Mỗi lọ hoa cắm được 3 bông hoa. Hỏi 6 lọ hoa như thế cắm được
mấy bông hoa?
Tóm tắt: 1 lọ: 3 bông
6 lọ: … bông?

(Biết 1 lọ có 3 bông hoa)
(Tìm 6 lọ - nhiều lọ có bao nhiêu bông hoa)

* Ghi chú: GV quy ước với học sinh lớp 2 và 3: các số từ 2 trở lên gọi là nhiều)
- Bước phân tích và xác định dạng toán:
Giáo viên
- Bài toán cho biết gì?

Học sinh
- 1 lọ có 3 bông hoa.
7



Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
- Bài toán hỏi gì?
- 6 lọ có mấy bông hoa?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Biết 1 - tìm nhiều
- Bước giải: Ban đầu giáo viên có thể thao tác trên vật thật hoặc trên mô
hình để học sinh nhận biết cách giải, các em có thể giải bằng phép cộng. Khi đó,
GV hướng dẫn HS chuyển thành phép nhân dựa vào mối quan hệ giữa phép
cộng và phép nhân bằng cách hỏi: Dựa vào tóm tắt em hiểu “mấy” được lấy
“mấy” lần (3 được lấy 6 lần và thực hiện phép tính 3 × 6). Lúc này giáo viên
chốt lại dạng toán biết 1 - tìm nhiều giải bằng phép tính nhân.
* Dạng toán 2: Biết nhiều – tìm một
- Bước tóm tắt: Dạng toán này bao giờ cũng xuất hiện từ “đều, như nhau
hoặc bằng nhau” có nghĩa các nhóm được chia với số lượng bằng nhau. Vậy tóm
tắt theo trình tự sau:
Ví dụ: Có 18 bông hoa chia đều vào 6 lọ. Hỏi mỗi lọ cắm được mấy bông hoa?
Dựa vào câu hỏi, ta thấy đại lượng “lọ” viết trước dấu hai chấm, đại lượng
“bông” viết sau dấu hai chấm nên ta cũng tóm tắt ở dòng biết tương tự như vậy.
Với ví dụ này ta sẽ tóm tắt câu đầu của bài toán nhưng lộn lại để có lọ viết trước,
bông viết sau:
6 lọ: 18 bông

(Biết 6 lọ - nhiều lọ có 18 bông hoa)

1 lọ: … bông?

(tìm 1 lọ có bao nhiêu bông hoa)


Giáo viên đặc biệt lưu ý học sinh không được chuyển số lượng và đại
lượng tương ứng sai so với đề bài. Ví dụ: 18 bông

18 lọ hoặc 6 lọ

6 bông

- Bước phân tích và xác định dạng toán:
Giáo viên
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Bước giải: GV có thể thao tác

Học sinh
- 6 lọ có 18 bông hoa.
- 1 lọ có mấy bông hoa?
- Biết nhiều - tìm một
trên vật thật hoặc trên mô hình để học

sinh biết gắn bài toán với thực tế. Chia đều 18 bông hoa vào 6 lọ tức là chúng ta
thực hiện động tác chia hoa vào 6 lọ. Vậy trong toán học ta cũng thực hiện phép
8


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
tính chia. Và cuối cùng giáo viên chốt lại dạng toán biết nhiều - tìm 1 giải bằng
phép tính chia.

* Dạng toán 3: Chia thành các phần bằng nhau
- Bước tóm tắt: Dạng toán này bao giờ cũng xuất hiện từ “các hoặc một
số” có nghĩa chia thành các nhóm bằng nhau. Vậy tóm tắt theo trình tự sau:
Ví dụ: Có 18 bông hoa cắm đều vào các lọ hoa, mỗi lọ có 3 bông hoa.
Hỏi cắm được mấy lọ hoa?
Hướng dẫn học sinh hiểu câu hỏi đầy đủ: có 18 bông hoa thì cắm đều vào
được mấy lọ hoa. Dựa vào câu hỏi đầy đủ vừa khôi phục, ta thấy đại lượng
“bông” viết trước, đại lượng “lọ” viết sau nên ta cũng tóm tắt ở dòng biết tương
tự như vậy. Với ví dụ này ta sẽ tóm tắt dữ kiện thứ hai của bài toán trước nhưng
phải đảo vị trí các đại lượng để có bông viết trước, lọ viết sau:
3 bông: 1 lọ
18 bông: … lọ?
- Bước phân tích và xác định dạng toán: Với dạng toán này, giáo viên hướng
dẫn học sinh gắn bài toán với thực tế bằng cách thao tác trên vật thật hoặc trên mô
hình, chỉ cho học sinh thấy ở tóm tắt không xuất hiện số 1 ở đầu dòng cả dòng “biết”
và dòng “tìm” thì đặt tên cho dạng toán: Chia thành các phần bằng nhau.
Giáo viên
Học sinh
- Bài toán cho biết gì?
- 3 bông cắm được 1 lọ.
- Bài toán hỏi gì?
- 18 bông cắm được mấy lọ?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Chia thành các phần bằng nhau.
- Bước giải: GV hướng dẫn chia đều 18 bông hoa vào các lọ, mỗi lọ có 3
bông, tức là chúng ta thực hiện động tác chia hoa vào một số lọ sao cho mỗi lọ
có 3 bông. Vậy trong toán học ta cũng thực hiện phép tính chia. Và cuối cùng
giáo viên chốt lại dạng toán chia thành các phần bằng nhau thì giải bằng phép
tính chia.
Chúng tôi rất quan tâm đến việc tóm tắt bài toán là vì học sinh tóm tắt

được bài toán tức là học sinh đã hiểu bài toán và dễ dàng xác định được dạng
9


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
toán để chọn được phép tính giải đúng. Mặt khác nó rất thuận lợi cho việc tìm
hiểu và phân tích bài toán của giáo viên. Sau khi hình thành kĩ năng tóm tắt bài
toán thành ba dạng như trên ta thấy các dữ kiện của bài toán được sắp xếp theo
hai dòng: dòng trên là điều “bài toán cho biết gì?”, dòng dưới là điều “bài toán
hỏi gì?”. Đây là các câu hỏi giáo viên rất hay dùng để phân tích bài toán.
Ngoài 3 dạng toán về phép nhân và phép chia có vận dụng bảng nhân và
bảng chia như đã trình bày ở trên thì các dạng toán đơn khác ở lớp Ba cũng rất
đặc trưng, khả năng vận dụng nhiều nên giáo viên cũng cần cho học sinh thuộc
dạng toán và tóm tắt thành thạo. Bao gồm:
- Quy tắc: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số: Muốn tìm một trong
các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần. Giải bằng tính chia.
- Quy tắc: Gấp một số lên nhiều lần: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy
số đó nhân với số lần. Giải bằng tính nhân.
- Quy tắc: Giảm một số đi nhiều lần: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta
lấy số đó chia cho số lần. Giải bằng tính chia.
- Quy tắc: So sánh số lớn gấp số bé bao nhiêu lần: So sánh số lớn gấp số
bé bao nhiêu lần ta lấy số lớn chia cho số bé. Giải bằng tính chia.
- Quy tắc: So sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị: Muốn so sánh hai
số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ta lấy số lớn trừ đi số bé.
* Nếu là giáo viên không dạy đuổi từ lớp Hai lên lớp Ba thì giáo viên cần có
thời gian củng cố các dạng toán đã học về cộng trừ ở lớp Một và Hai cho học sinh và
yêu cầu học sinh thường xuyên nhắc lại dạng toán và cách giải. Bao gồm:
- Bài toán về tìm tổng (giải bằng phép cộng): trong bài toán có các dữ
kiện: cho thêm, thêm, bay đến thêm, và bài toán hỏi: cả hai, tất cả, …

- Bài toán về tìm hiệu (giải bằng phép trừ): trong bài toán có các dữ kiện:
bớt, cho đi, biếu, tặng, bay đi, và bài toán hỏi: còn, còn lại, …
- Bài toán về tách ra làm hai phần (giải bằng phép trừ): Từ đặc biệt để xác
định dạng toán là “trong đó”
10


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
Ví dụ: Mẹ mua 35kg gạo nếp và gạo tẻ. Trong đó có 12kg gạo tẻ. Hỏi mẹ
mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?
- Bài toán về nhiều hơn (giải bằng phép cộng): trong bài toán có các dữ
kiện: đại lượng thứ nhất (hơn, nhiều hơn, nặng hơn, dài hơn) đại lượng thứ hai,
và bài toán hỏi về đại lượng thứ hai.
- Bài toán về ít hơn (giải bằng phép trừ): trong bài toán có các dữ kiện: đại
lượng thứ nhất (kém, ít hơn, ngắn hơn, nhẹ hơn) đại lượng thứ hai, và bài toán
hỏi về đại lượng thứ hai.
3.2.2.2. Biện pháp 2: Thành lập bài toán mới trước khi giải phép tính thứ hai
của các bài toán giải bằng hai phép tính ở lớp Ba.
- Các bước thực hiện chung:
Bước 1: Đọc, phân tích, tóm tắt bài toán.
Bước 2: Đọc lại bài toán dựa vào tóm tắt
Bước 3: Xác định dữ kiện chưa biết rõ ràng, dạng toán của dữ kiện đó.
Bước 4: Giải bước giải thứ nhất.
Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 hoặc ghép bước giải 1 với dữ kiện
còn lại và câu hỏi để thành bài toán mới, sau đó xác định dạng toán của bài toán
mới.
Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số.
- Ví dụ minh họa cụ thể: (Chúng tôi chỉ minh họa cụ thể từ bước thứ 3 trở đi)
Dạng thứ nhất: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ

nhất thuộc dạng toán Biết một - tìm nhiều
Ví dụ 1: Từ một cuộn dây dài 50m, người ta cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài
8m. Hỏi cuộn dây điện còn lại dài bao nhiêu mét?
Bước
Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng:

Nội dung từng bước
- Người ta cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài
8m. (Dạng toán: Biết 1 tìm nhiều)

- Dữ kiện này khiến ta phải tìm số dây nào?

- Số mét dây đã cắt đi.
11


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3
Bước 4: Giải bước giải thứ nhất.

Số mét dây đã cắt đi là:

8 × 4 = 32 (m)
Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước - Ghép: Từ một cuộn dây dài 50m,
giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới người ta cắt đi 32m. Hỏi cuộn dây điện
và xác định dạng toán của bài toán còn lại dài bao nhiêu mét?
mới.
Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số.

- Dạng toán: Tìm hiệu

Cuộn dây điện còn lại dài là:

50 – 32 = 18 (m)
Ví dụ 2: Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 125l, người ta lấy ra 185l dầu từ
các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?
Bước
Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng:

Nội dung từng bước
- Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 125l.
(Dạng toán: Biết 1 tìm nhiều)

- Dữ kiện này khiến ta phải tìm số dầu nào?
Bước 4: Giải bước giải thứ nhất.

- Số dầu có.
Số dầu có là:

125 × 3 = 375 (l)
Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước - Ghép: Có 375l dầu, người ta lấy ra
giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới 185l dầu. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?
và xác định dạng toán của bài toán - Dạng toán: Tìm hiệu
mới.
Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp Còn lại số dầu là:
số.

375 – 185 = 190 (l)
Đáp số: 190l dầu
Ví dụ 3: Một công ti vận tải có bốn đội xe. Đội Một có 10 xe ô tô, 3 đội


còn lại mỗi đội có 9 xe ô tô. Hỏi công ti đó có bao nhiêu xe ô tô?
Bước
Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng:

Nội dung từng bước
- 3 đội còn lại mỗi đội có 9 xe ô tô.
(Dạng toán: Biết 1 tìm nhiều)

- Dữ kiện này khiển ta phải tìm số xe nào?
Bước 4: Giải bước giải thứ nhất.

- Số xe của 3 đội.
Số xe của 3 đội là:
12


Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp
3



×