Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm trung ương mediplantex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.82 KB, 105 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***

ĐỖ ĐÌNH HUY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Luận văn thạc sĩ dược học

Hà Nội - 2008


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***

ĐỖ ĐÌNH HUY


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Luận văn thạc sĩ dược học

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 60.73.20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VIẾT HÙNG

TS. HOÀNG NGỌC HÙNG

Hà Nội - 2008


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới PGS TS. Lê Viết
Hùng và TS. Hoàng Ngọc Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo, đặc biệt là các
thầy cô trong bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, các thầy cô trong Ban
Giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học Trường đại học Dược Hà Nội
đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Cho tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban Tổng giám đốc cùng các
đồng nghiệp của công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex,các
bạn bè thân thiết khác đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình công

tác, học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, là lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với cha mẹ, vợ, con
và tất cả người thân yêu trong gia đình luôn là động lực để tôi vươn
lên trong cuộc sống và học tập.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2008.
Học viên

Đỗ Đình Huy


4

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………...

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN …………………………………

3

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH…………..

3

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh………………………………………..


3

1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh…………………………..

4

1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh của quốc gia………………………...

5

1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………………..

5

1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm……………………….

7

1.1.

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP……………………………………….
1.2.1. Thị phần doanh nghiệp……………………………………….
1.2.2. Chất lượng sản phẩm và bao gói……………………………..
1.2.3. Giá cả sản phẩm và dịch vụ…………………………………..
1.2.4. Kênh phân phối và khả năng nắm bắt thông tin……………
1.2.5. Năng lực R&D………………………………………………...
1.2.6. Trình độ lao động……………………………………………..
1.2.7. Hoạt động xúc tiến thương mại………………………………
1.2.8. Cơ sở vật chất kỹ thuật……………………………………….

1.2.9. Năng lực tài chính…………………………………………….
1.2.10. Năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp……………….
1.2.11. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp………………….
1.3. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC VIỆT NAM …………
1.3.1. Mô hình bệnh tật……………………………………………...
1.3.2. Thị trường thuốc Việt Nam………………………………….
1.3.3. Cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực Dược khi gia
nhập WTO…………………………………………………….
1.4. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA QUỐC
1.2.

9
9
9
9
9
10
10
10
11
11
11
11
13
13
14
15
16



5
GIA VÀ CỦA NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM …………………
1.4.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường
quốc tế…………………………………………………………
1.4.1.1. Đánh giá về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam…
1.4.1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh môi trường kinh doanh
của Việt Nam……………………… ………………………
1.4.2. Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Dược Việt
Nam…………………………………………………………...
1.4.3. Một số công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh gần
đây……………………………………………………………
1.5. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX…………………………...
1.5.1. Ngành nghề kinh doanh……………………………………..
1.5.2. Vốn điều lệ……………………………………………………
1.5.3. Định hướng phát triển đến năm 2010……………………….

16
16
18
20
25
25
26
26
26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU……………………..…………..


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU…………………
2.2.1. Thời gian nghiên cứu…………………………………………
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu………………………………………….
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………..
2.3.1. Phương pháp mô tả cắt ngang ………………………………..
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN………………….
2.4.1. Phương pháp hồi cứu
2.4.2. Phương pháp tỷ trọng, so sánh của phân tích kinh tế học ………
2.4.3. Các phương pháp quản trị học ………………………………….
2.4.4. Phương pháp phỏng vấn ………………………………………...
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU………………………………………………

27
27
27
27
27
27
27
27
27
27
28
28
29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………


30

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
MEDIPLANTEX QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU…………………

30

3.1.1. Nhóm chỉ số thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh

30

3.1.


6
nghiệp………………………………………………………….
3.1.1.1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm………………………

30

3.1.1.2. Doanh thu, thị phần và lợi nhuận…………………………

35

3.1.1.3. Lợi ích của người lao động và đóng góp xã hội………….

39

3.1.2. Nhóm các yếu tố tăng trưởng của Mediplantex…………….


42

3.1.2.1. Năng lực tài chính…………………………………………

42

3.1.2.2. Năng lực sản xuất………………………………………….

44

3.1.2.3. Năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp………………

47

3.1.2.4. Nguồn nhân lực……………………………………………

48

3.1.2.5. Năng lực Maketing………………………………………...

50

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
MEDIPLANTEX………………………………………………
3.2.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Mediplantex qua một số
chỉ tiêu…………………………………………………………
3.2.1.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá……………………………
3.2.1.2. Xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí…………...
3.2.1.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Mediplantex…………

3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Mediplantex ………………………………………
3.2.2.1. Phân tích SWOT về Mediplantex………………………….
3.2.2.2. Các giải pháp ưu tiên trước mắt…………………………..
3.2.2.3. Các giải pháp cơ bản toàn diện và lâu dài………………...
3.2.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………….…..
4.1. Về phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh ……………..
4.1.1. Năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp……………..….
4.1.2. Về sản phẩm kinh doanh………………………..…………….
4.1.3. Về kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của Mediplantex...
4.2. Về giải pháp đưa ra ……………………………….…………...
4.2.1. Năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp ………………...

56
56
57
57
59
60
61
65
70
78
78
79
80
81
82

82


7
4.2.2. Về sản phẩm kinh doanh ……...………………………………
4.2.3. Về giải pháp cơ bản toàn diện và lâu dài …………………….

82
83

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ……………………...

84


8

QUY ƯỚC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

:

Association of South East Asian Nations - Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á

CTCP
CN
3C

:

:
:

EU
GDP
GDP

GĐCN
GMP

:
:
:
:
:
:

GSP
GLP

:
:

HSD
Imexpharm
ISO

:
:
:


KH –KT
LHXNDVN
Mediplantex
4M
NLCT
OTC
R&D
SĐK
SP
SWOT

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Công ty cổ phần
Công nghiệp
Company - Công ty, Customer - Khách hàng, Competitor
- Đối thủ.
European Union - Liên minh châu Âu
Gross Domestic Product - Tổng sản lượng nội địa
Thực hành tốt phân phối thuốc

Giám đốc
Giám đốc chi nhánh
Good Manufacturing Practice - Thực hành tốt sản xuất
thuốc
Good Storage Practice - Thực hành tốt tồn trữ thuốc
Good Labotory Practice - Thực hành tốt kiểm nghiệm
thuốc
Hạn sử dụng
Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm
International Organization for Standardization - Hệ thống
quản lý chất lượng
Khoa học kỹ thuật
Liên hiệp xí nghiệp dược Việt Nam
Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex
Man, Material, Money, Manegement
Năng lực cạnh tranh
Over The Counter (Thuốc không cần kê đơn).
Nghiên cứu và phát triển
Số đăng ký
Sản phẩm
Streng - Điểm mạnh, Weakness - Điểm yếu, Opportunity
- Cơ hội, Threat - Thách thức


9
TGĐ
TNHH
Traphaco
TQM
TWI

USD
VNCLC
VLĐ
VNĐ
VCĐ
WEF
WHO
WTO

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Tổng giám đốc
Trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần Traphaco
Total Quality Management - Quản lý chất lượng toàn diện
Trung ương 1
Đồng đô la Mỹ
Việt Nam chất lượng cao

Vốn lưu động
Việt Nam Đồng
Vốn cố định
World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới
World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng số

Tên bảng

Trang

1.1

Các bệnh mắc cao nhất Việt Nam năm 2007
Tiền thuốc bình quân trên đầu người của Việt Nam từ
2003-2007
Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2007 – 2008 của
một số quốc gia và nền kinh tế
Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh các quốc gia, vùng
lãnh thổ dẫn đầu và vị trí một số nước trong khu vực Đông
Nam Á năm 2009
Cơ cấu sản phẩm của Mediplantex năm 2007
Số lượng các chế phẩm được cấp số đăng ký qua các năm
Chất lượng thuốc của Mediplantex từ năm 2003-2007

Tỷ lệ hạn dùng của sản phẩm Mediplantex năm 2007
Các sản phẩm có doanh thu cao nhất của năm 2007
Giá của một số sản phẩm của Mediplantex với một số
công ty khác
Doanh thu của Mediplantex và một số CTCP khác từ
2003-2007.
Thị phần của Mediplantex và một số CTCP khác từ 20032007.
Các chỉ số đánh giá lợi nhuận của Mediplantex và một số
CTCP
Lợi nhuận sau thuế của Mediplantex từ 2003-2007
Thu nhập bình quân hàng tháng của Mediplantex và một
số công ty cổ phần khác
Quỹ khen thưởng và phúc lợi của Mediplantex và một số
công ty từ 2003-2007.
Nộp ngân sách nhà nước của Mediplantex và một số công
ty khác
Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Mediplantex

13

1.2
1.3
1.4
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

14
18
19
30
30
31
32
33
34
35
36
38
39
40
41
42
43


11


3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24

Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Mediplantex từ
2003-2007
Một số máy móc thiết bị mới mua của Mediplantex
Mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Mediplantex
qua các năm
Số lượng và chất lượng cấp quản lý của Mediplantex
Số người đã và đang được đào tạo dài hạn từ năm 20052007
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của Mediplantex
Cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học
Năng suất lao động của Mediplantex và một số công ty
khác
Số lượng trang thiết bị nắm bắt thông tin của Mediplantex
Kết quả đánh giá lựa chọn chỉ tiêu cốt lõi của một doanh
nghiệp dược.

44
45
46
47

48
48
49
50
54
58

3.25

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của Mediplantex

59

3.26

Ma trận SWOT của Mediplantex

62


12

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình số
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

3.7
3.8
3.9
3.10

Tên hình
Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hạn dùng của sản phẩm của
Mediplantex
Biểu đồ biểu diễn doanh thu của Mediplantex và một
số CTCP khác
Biểu đồ biểu diễn thị phần của Mediplantex và một số
CTCP khác
Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận sau thuế của Mediplantex
Biểu đồ biểu diễn thu nhập bình quân của Mediplantex
và một số CTCP khác
Biểu đồ biểu diễn quỹ khen thưởng và phúc lợi của
Mediplantex và một số công ty
Biểu đồ biểu diễn mức nộp ngân sách nhà nước của
Mediplantex và một số công ty khác
Biểu đồ biểu diễn trình độ lao động của Mediplantex 2007
Đồ thị biểu diễn năng suất lao động của Mediplatex và
một số CTDP khác
Hệ thống phân phối của Mediplantex tại trên trường
Việt Nam

Trang
32
36
37
39

40
41
42
49
50
52


13

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau nhiều năm chuyển đổi nền kinh tế đất nước sang kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự chuyển mình,
đời sống của nhân dân ngày một cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của
người dân ngày càng gia tăng.
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Dược Việt Nam cũng đã
phát triển đáng kể, từ việc thụ động nay đã chủ động hơn trong việc cung cấp
thuốc chữa bệnh phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của đại bộ phận dân
chúng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.
Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã đưa các doanh nghiệp
Việt Nam đến những thời cơ, vận hội mới. Tuy nhiên, đó cũng chính là khó
khăn mà các doanh nghiệp gặp phải như: đối mặt với các doanh nghiệp nước
ngoài có trình độ về tổ chức quản lý, tính chuyên nghiệp, công nghệ, tiền
vốn…, đồng thời cũng gặp phải cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong
nước mà ở đó sự hiểu nhau là rất rõ.
Hiện tại, các doanh nghiệp Dược Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó
khăn do vừa mới chuyển ra từ nền kinh tế bao cấp cho nên rất thiếu và yếu
trình độ quản lý cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh;
Công nghệ bào chế còn lạc hậu, việc tìm ra các sản phẩm có dạng bào chế
mới, các hoạt chất mới còn rất hạn chế và đa phần các doanh nghiệp dược chỉ

sản xuất theo các hoạt chất phổ biến, có những gam hàng và dây chuyền sản
xuất tương tự nhau.
Trước bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra rất lớn cho các doanh nghiệp để tồn
tại và phát triển là phải định vị lại mình, xác định các đôi thủ cạnh tranh để
tìm hướng đi riêng cho doanh nghiệp là vấn đề sống còn hiện nay.


14

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nước phần nào cũng
là đối trọng với các hãng thuốc nước ngoài để tránh sự độc quyền trong kinh
doanh, góp phần giảm bớt gánh năng về chi phí khám chữa bệnh cho người
bệnh.
Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex là một doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất dược phẩm, kinh doanh dược liệu,
nguyên liệu hoá chất làm thuốc. Trong những năm gần đây, Công ty đã có
những bước phát triển lớn phần nào đã khẳng định được vị thế của mình trên
thị trường dược phẩm. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong môi trường
kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Công ty cổ phần dược trung ương
Mediplantex cần phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.
Từ yêu cầu cấp thiết đó, đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược trung ương Mediplantex”
Được nghiên cứu nhằm mục tiêu sau:
1. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược trung ương
Mediplantex giai đoạn 2003-2007 qua một số chỉ tiêu.
2. Đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex
trong thời kỳ hội nhập.



15
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.5.

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH

1.5.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí
hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó [32].
Trong kinh doanh, cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa những người
sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành lấy các điều kiện sản
xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất [43].
Khái niệm về cạnh tranh cũng có thể được hiểu như sau: Cạnh tranh là
sự quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp, cả
nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường
là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như điều kiện sản xuất,
thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của chủ thể kinh tế trong quá trình
cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi
nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện dụng [9].
Có thể tóm lược một số nội dung cơ bản về lý thuyết cạnh tranh trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện đại như sau:
- Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu, là một quy luật cơ
bản trong kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh có tính chất 2 mặt tác động tích cực và tác động tiêu cực.
Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt động
hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống
còn và phát triển của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến
tranh giành, giành giật, khống chế lẫn nhau…tạo nguy cơ gây rối loạn và

thậm chí đổ vỡ lớn. Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực,


16
cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc
quyền, xử lí cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
- Trong điều kiện hiện nay cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng
sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải khi nào cũng đồng
nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau.
- Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại không phải chủ yếu là
tiêu diệt, triệt hạ lẫn nhau, mà trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã,
giá cả và các dịch vụ hỗ trợ [35].
1.5.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong điều kiện đó, năng lực
cạnh tranh thể hiện sức chiến đấu trong quá trình tồn tại và phát triển của các
sản phẩm, các doanh nghiệp và cả của quốc gia [35].
Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có
khả năng cạnh tranh hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm
có khả năng cạnh tranh yếu. Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh
tranh hay sức cạnh tranh [32].
Theo M.Porter không có định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được
thừa nhận một cách phổ biến. Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực
cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng
chiến lược toàn cầu hoá mà có được. Ở cấp quốc gia, khái niệm năng lực cạnh
tranh duy nhất có nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia [26].
Theo nhiều nhà kinh tế, hiện nay năng lực cạnh tranh được nhìn từ ba
góc độ liên quan mật thiết với nhau:
+ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

+ Năng lực cạnh tranh của quốc gia.


17
1.5.2.1. Năng lực cạnh tranh của quốc gia
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì sức cạnh tranh của một quốc
gia là khả năng đạt và duy trì được sức tăng trưởng cao trên các chính sách,
thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác [44].
Năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi các nhóm nhân tố:
+ Mức độ mở của nền kinh tế: Thuế quan và hàng rào phi thuế quan,
chính sách xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
+ Vai trò của chính phủ: Mức độ can thiệp của nhà nước, năng lực của
chính phủ, quy mô của chính phủ, hệ thống thuế…
+ Tài chính: Tỷ lệ tín dụng, rủi ro tài chính…
+ Cơ sở hạ tầng: Chất lượng hệ thống giao thông vận tải, điện nước,
mạng viễn thông…
+ Quản lý kinh doanh, quản lý doanh nghiệp
+ Công nghệ, lao động, thể chế…[33].
Trên thực tế không có định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa
nhận một cách phổ biến. Tuy nhiên về khả năng cạnh tranh ở tầm quốc gia có
thể hiểu: Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể
tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị
trường thế giới [33].
1.5.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo lợi thế cạnh
tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và phát triển bền vững [32].
Khi đề cập đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cần chú ý đến 4 vấn
đề cơ bản:
Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy yêu cầu của khách

hàng làm chuẩn mực đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ,


18
yêu cầu của khách hàng vừa là mục tiêu vừa là động lực của sản xuất, kinh
doanh. Cùng một loại sản phẩm các nhóm khách hàng khác nhau có những
nhu cầu khác nhau.
Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh trong việc lôi kéo khách hàng
phải là thực lực của doanh nghiệp. Thực lực này chủ yếu được tạo thành từ
những yếu tố nội tại của doanh nghiệp và được thể hiện ở uy tín của doanh
nghiệp.
Ba là, khi nói năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp luôn hàm ý so với
doanh nghiệp hữu quan cùng hoạt động trên thị trường. Muốn tạo nên sức
cạnh tranh thực thụ, thực lực của doanh nghiệp phải tạo nên lợi thế so với đối
thủ cạnh tranh. Chính nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể giữ được khách
hàng của mình và lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Bốn là, các biểu hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có quan hệ
ràng buộc. Một doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh khi nó có khả năng thoả
mãn đầy đủ nhất tất cả các yêu cầu của khách hàng. Song khó có doanh
nghiệp nào có được yêu cầu này, thường thì có lợi thế về mặt này lại có thế
yếu về mặt khác. Bởi vậy, việc đánh giá đúng đắn những mặt mạnh và mặt
yếu của từng doanh nghiệp có ý nghĩa trọng yếu với việc tìm các giải pháp
tăng sức mạnh cạnh tranh [33].
Do đó có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực
lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thoả mãn
tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước [33].
Cho đến nay, việc đánh giá và xác định các tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh là những vấn đề chưa được hiểu một cách thống nhất. Để có căn cứ
xác định rõ các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, trước hết, cần phải hệ

thống hoá các tiêu chí đánh giá được sử dụng phổ biến những năm gần đây.


19
Theo đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được đánh giá theo các
nhóm chỉ tiêu sau:
• Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
• Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp
• Nhóm các yếu tố tạo ra tăng trưởng của doanh nghiệp: Năng
lực sản xuất, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực quản
lý và lãnh đạo, năng lực tài chính.
1.5.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ
được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng thị
trường. Hay nói cách khác năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng
thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào
chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ kèm theo, uy tín người bán,
thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán…[32].
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt
động của doanh nghiệp. Do nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh nên nếu sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp thì sức
cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cao được. Năng lực cạnh tranh của
sản phẩm dựa trên các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm cao, giá cả
hợp lý, mẫu mã hợp thời, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp gồm các nhóm chỉ tiêu
thành phần: các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật. Phần lớn các chỉ tiêu
này được so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia và của quốc tế…
+ Giá cả sản phẩm: cho đến nay, đây là yếu tố rất quan trọng cấu thành
năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu có cùng chất lượng như nhau thì hàng
hóa sẽ có giá thấp hơn và có lợi thế cạnh tranh hơn. Điều này không chỉ có ở
các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển. Các vụ kiện “bán



20
phá giá” đối với hàng Việt Nam như cá basa, tôm, giầy da… của Mỹ và EU,
thực chất là sự thua kém trong cạnh tranh về giá của hàng hóa các nước này
với hàng hóa của các nước đang phát triển. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ
sở so sánh giá giữa các hàng hóa cùng loại hoặc tương đương. Khi có sự khác
biệt về chất lượng thì giá cả luôn được đặt trong sự so sánh với lợi ích do
hàng hóa mang lại: độ bền, thẩm mỹ …[35].
+ Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là chỉ tiêu thể hiện việc
cung cấp cho khách hàng đúng hàng hóa, đúng thời điểm với giá cả hợp lý.
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp.
+ Dịch vụ kèm theo: bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, theo dõi sử
dụng, bảo trì, bảo hành. Dịch vụ sau bán hàng là một yếu tố quan trọng tạo
niềm tin cho khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng nhờ
đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa [34].
Một số tác giả khác lại cho rằng: Năng lực cạnh tranh của một sản
phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do
chủ thể cung cấp và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng
loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu
vực thị trường và thời gian nhất định.
Nói cách khác năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất
lượng tổng hợp của sản phẩm.
Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với
nhau, chế định nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có năng lực cạnh
tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh tranh, ngược lại để
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh, môi trường kinh doanh của
nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể
dự báo được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt
động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp [33].



21
1.6.

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh nếu chỉ dừng lại ở định tính, thì

không tránh được các yếu tố cảm tính, bởi vậy phải cố gắng lượng hoá. Tuy
nhiên, khó có được một chỉ tiêu tổng hợp đo lường năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thương mại [33]. Do vậy, cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để
đánh giá:
1.6.1. Thị phần doanh nghiệp
Đó chính là thị trường mà doanh nghiệp đó chiếm được, thị phần càng
lớn càng thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và
có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường bất
kể nhiều hay ít dù nó là thị trường địa phương, quốc gia hay thế giới, chính
điều này phản ánh quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp…[33].
1.6.2. Chất lượng sản phẩm và bao gói
Hàng hoá dù đẹp và bền đến đâu cũng sẽ bị lạc hậu trước những yêu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó doanh nghiệp thường xuyên
phải đổi mới và hoàn thiện về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, tạo những nét
riêng độc đáo, hấp dẫn người mua. Đây cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ
nhãn hiệu, uy tín sản phẩm trong điều kiện ngày càng có nhiều sản phẩm
giống nhau, hàng thật, hàng giả lẫn lộn [33].
1.6.3. Giá cả sản phẩm và dịch vụ
Giá cả phải đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ cùng loại của
các nước khác, chí ít là đối thủ trong khu vực và những đối thủ cạnh tranh với
mình.

1.6.4. Kênh phân phối và khả năng nắm bắt thông tin
Kênh phân phối được coi là một tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh hiện đại, sản phẩm


22
và giá cả là hai yếu tố quyết định những giá trị cơ bản dành cho khách hàng ở
khâu sản xuất còn phân phối là yếu tố chủ yếu đem đến cho khách hàng
những giá trị gia tăng và cách đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng thông
qua những dịch vụ khách hàng…Việc lựa chọn kênh phân phối và thiết lập
đúng đắn mạng lưới phân phối để đảm bảo đưa đúng hàng đến đúng nơi theo
yêu cầu của khách hàng và với chi phí thấp nhất chính là yếu tố quan trọng
của lợi thế cạnh tranh.
Doanh nghiệp phải nắm bắt được đầy đủ các thông tin, bao gồm các
thông tin về khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ cùng loại; thông tin
về cung - cầu và giá cả; thông tin về công nghệ mới… [33].
1.6.5. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D)
Bao gồm cân nhắc về thành tựu đổi mới để triển khai các sản phẩm
mới, quá trình mới, về nghiên cứu và phát triển được tổ chức ra sao…Một
doanh nghiệp có thể sẽ bị tụt hậu năng lực cạnh tranh trong ngành bởi yếu
kém R&D.
1.6.6. Trình độ lao động
Việc phân tích tác nhân này bao hàm cả cân nhắc về trình độ lực lượng
lao động, năng suất công việc, những yêu cầu kỹ năng, đào tạo… Điểm hạn
chế điển hình về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này của doanh nghiệp là
sự yếu kém về kỹ năng nghề nghiệp, bộ máy cồng kềnh [33].
1.6.7. Hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc xây
dựng uy tín và doanh. Hoạt động xúc tiến thương mại là cần thiết, để tuyên bố
sự có mặt của sản phẩm trên thị trường, thiết lập chỗ đứng của doanh nghiệp

trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ, tạo điều kiện mở
rộng thị trường, duy trì khách hàng thường xuyên và thu hút khách hàng tiềm
năng [32].


23
1.6.8. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên sức cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm: nhà xưởng, máy móc, thiết bị,
mạng thông tin, công nghệ sản xuất và quản lý…[32].
1.6.9. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh
nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Trong tiêu chí này có các nhóm chỉ tiêu chủ
yếu: - Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời [32].
1.6.10. Năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp
Năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cấu
thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có tổ chức tốt doanh nghiệp sẽ
làm tốt mọi việc [32].
1.6.11. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Đây là yếu tố mang tính tổng hợp các yếu tố đã trình bày ở trên. Uy tín,
danh tiếng của doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì
theo đuổi mục tiêu chiến lược đúng đắn của mình.
Ngoài các tiêu chí trên còn còn có thể đánh giá “lợi nhuận của doanh
nghiệp”, “lợi ích người lao động” …, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể,
ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và thực trạng của doanh nghiệp .
♦ Trên đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nói chung. Tích hợp các tác nhân trên chính là xác định tổng nội lực của

doanh nghiệp trên những thị trường mục tiêu xác định với tập các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp xác định, từ đó vận dụng phương pháp chuẩn, đối sách
với kỹ thuật thang 5 điểm (trong đó: 5-tốt ; 4-khá; 3-trung bình; 2-yếu;


24
1-kém) để lập bảng câu hỏi đánh giá các tham số quan trọng nhất, xác định và
cho điểm trình độ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mỗi thông số đo
cường độ tác động và ảnh hưởng của mình có hệ số quan trọng đến năng lực
cạnh tranh đến tổng thể các doanh nghiệp khác [32]. Có thể khái quát quy
trình xác định tổng nội lực của doanh nghiệp gồm các bước sau:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quan trọng quyết định năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Bước 2: Xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố thông qua cho điểm
từ 0 – 1.
Bước 3: Xác định tổng số ảnh hưởng của từng yếu tố tương ứng
Bước 4: Tính điểm của từng yếu tố.
Bước 5: Cộng điểm toàn bộ các nhân tố ảnh hưởng [33].
Nếu tổng điểm là 3,5 là trung bình, đạt 5 là tốt và đạt 2 là yếu.
Mỗi tham số trên của doanh nghiệp được đánh giá bởi tập mẫu đại diện
điển hình có liên quan (nhà quản trị của doanh nghiệp, các khách hàng và các
công chúng trực tiếp của doanh nghiệp) và tính điểm bình quân [33].
Khi đó NLCT tuyệt đối của doanh nghiệp được tính:

DNLCTDN =

n

∑ Ki.Pi
i =1


- DNLCTDN: Tính điểm đánh giá năng lực cạnh tranh tổng hợp của
doanh nghiệp
- Pi: Điểm bình quân tham số i của tập hợp mẫu đánh giá
- Ki: Hệ số quan trọng của tham số i
- Trong đó: ∑ki = 1.
- n là số chỉ tiêu lựa chọn


25

1.7.

SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG THUỐC VIỆT NAM

1.7.1. Mô hình bệnh tật
Việt Nam là một nước đông dân, dân số Việt Nam năm 2007 trên
khoảng 84 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm,
năm 2007 là 835USD/người/năm, dự tính thu nhập bình quân đầu người năm
2008 là 960USD và năm 2009 là 1.100USD. Đại đa số người dân sống ở nông
thôn và miền núi có thu nhập thấp, điều kiện khám chữa bệnh còn khó khăn,
hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, Việt Nam là
nước có khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng và ký sinh
trùng phát triển. Năm 2007, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bão lụt, giá
rét, gây thiệt hại lớn về người và tài sản; môi trường tiếp tục bị tàn phá, ô
nhiễm; dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm và cây trồng xảy ra ở nhiều nơi;
giá cả thị trường leo thang.
Bảng1.1. Các bệnh mắc cao nhất Việt Nam năm 2007

Đơn vị tính: trên 100.000 dân


Tên bệnh

Mã BC

Mắc

169

Các bệnh viêm phổi

417,70

165

Viêm họng và viêm Amidan cấp

365,68

170

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp

293,64

145

Tăng huyết áp nguyên phát

222,32


290

Tai nạn giao thông

167,48

184

Viêm dạ dày và tá tràng

158,77

168

Cúm

134,77

186

Bệnh ruột thừa

107,79

278

Thương tổn do chấn thương trong sọ

86,95


215

Sỏi tiết niệu

79,43
Nguồn : Niên giám thống kê y tế


×