Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Góp phần nghiên cứu thực vật thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây xuân hoa lá hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
-----  -----

VŨ CÔNG THỌ

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA CÂY XUÂN HOA LÁ HOA
(Pseuderanthemum bracteatum Imlay., Acanthaceae)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội - 2008


Lời cảm ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới GS.TS. Phạm Xuân Sinh, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ quí báu của tập thể các thầy cô Bộ
môn Dược học cổ truyền Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Bộ môn Thực vật, Bộ môn Dược
liệu, Bộ môn Dược lực, Bộ môn Vi sinh Trường Đại học Dược Hà Nội tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quí báu của các cán bộ Viện Hoá học các hợp
chất thiên nhiên - Viện Khoa học Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành công trình


nghiên cứu khoa học này.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại
học Dược Hà Nội, Phòng Đào tạo sau Đại học, cùng toàn thể các thầy cô Trường
Đại học Dược Hà Nội đã trang bị kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có kết quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ động
viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành tốt luận văn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2008.
Học viên

Vũ Công Thọ


MỤC LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CHI PSEUDERANTHEMUM ..................................... ...3

1.1.1. Vị trí phân loại chi Pseuderanthemum ............................................... 3
1.1.2. Đặc điểm chung của Họ Ô rô - Acanthaceae ..................................... 3
1.1.3. Đặc điểm chung của chi Pseuderanthemum ...................................... 4
1.1.4. Các loài trong chi Pseuderanthemum................................................. 4
1.2. PHÂN BỐ, SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI PSEUDERANTHEMUM .... 8
1.3. THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI
PSEUDERANTHEMUM .................................................................................. 9
1.4. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI
PSEUDERANTHEMUM .................................................................................. 9

1.5. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI
PSEUDERANTHEMUM ................................................................................ 10

1.5.1. Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm .............................................. 10
1.5.2. Hoạt tính thuỷ phân protein (proteinase) ......................................... 11
1.5.3. Tác dụng ức chế MAO ..................................................................... 11
1.5.4. Tác dụng bảo vệ gan ......................................................................... 11
1.5.5. Độc tính ............................................................................................ 12
1.6. CÔNG DỤNG MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI PSEUDERANTHEMUM ................ 12


CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 14
2.1. NGUYÊN LIỆU ............................................................................................... 14

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 14
2.1.2. Súc vật thực nghiệm ......................................................................... 14
2.1.3. Thiết bị và hoá chất nghiên cứu ....................................................... 14
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 16

2.2.1. Đặc điểm thực vật............................................................................. 16
2.2.2. Thành phần hoá học ......................................................................... 16
2.2.3. Thử tác dụng sinh học ...................................................................... 16
2.2.3.1. Độc tính cấp................................................................................... 16
2.2.3.2. Đánh giá tác dụng của XHLH trên hệ tiêu hoá ............................. 17
2.2.3.3. Đánh giá tác dụng cầm máu của XHLH ....................................... 19
2.2.3.4. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn ................................................ 21
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 23
3.1. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT......................................................................... 23


3.1.1. Đặc điểm thực vật............................................................................. 23
3.1.2. Đặc điểm giải phẫu ........................................................................... 26
3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu .................................................................... 31
3.2. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC ........................................................ 34

3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm hoạt chất trong phần trên mặt đất XHLH ......................................................................................................... 34
3.2.2. Định tính Flavonoid, Saponin, Sterol trong dược liệu XHLH bằng SKLM. ............................................................................................... 43


3.2.3. Xác định hàm lượng một số phân đoạn chiết trong dược liệu XHLH ......................................................................................................... 48
3.2.4. Định lượng Flavonoid toàn phần trong dịch chiết EtOAc trong phần trên mặt đất XHLH................................................................... 50
3.2.5. Định lượng Saponin toàn phần trong dịch chiết n-Butanol trong phần trên mặt đất XHLH.................................................................. 53
3.2.6. Phân lập và xác định cấu trúc phân tử của một số thành phần hoá học trong phần trên mặt đất XHLH .................................. 56
3.2.6.1. Quá trình phân lập ........................................................................ 56
3.2.6.2. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập....................................................................................................... 59
3.2.6.3. Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất đã phân lập .................... 60
3.3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC .............................................. 69

3.3.1. Đánh giá độc tính cấp ....................................................................... 69
3.3.2. Đánh giá tác dụng của dịch chiết XHLH lên đường tiêu hoá .......... 70
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết XHLH lên quá trình cầm máu ...................................................................................................... 76
3.3.4. Thăm dò tác dụng kháng khuẩn trên invitro .................................... 81
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 88
4.1. Về kết quả nghiên cứu thực vật ........................................................... 88
4.2. Về nghiên cứu thành phần hoá học ..................................................... 88
4.3. Về thử một số tác dụng sinh học ......................................................... 89
4.3.1. Độc tính cấp...................................................................................... 89
4.3.2. Tác dụng cầm máu của vị thuốc XHLH........................................... 90



4.3.3. Về mối quan hệ giữa công dụng điều trị bệnh VĐT và tác dụng dược lý của XHLH ....................................................................... 90
4.3.4. Mối quan hệ giữa tác dụng kháng khuẩn và kinh nghiệm sử dụng XHLH trong dân gian ................................................................... 91
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 92
5.1. Kết luận................................................................................................ 92
5.1.1. Về kết quả nghiên cứu thực vật ........................................................ 92
5.1.2. Về nghiên cứu thành phần hoá học .................................................. 92
5.1.3. Về thử tác dụng sinh học .................................................................. 93
5.2. Đề xuất ................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong phần trên
mặt đất XHLH.

42

Bảng 3.2: SKLM Flavonoid với hệ dm I

44

Bảng 3.3: SKLM Flavonoid với hệ dm III
Bảng 3.4: SKLM Saponin với hệ dm III


44

Bảng 3.5: Kết quả SKLM Sterol với hệ dm IV

48

Bảng 3.6: Xác định hàm lượng các phân đoạn chiết XHLH

49

Bảng 3.7: Định lượng Flavonoid toàn phần trong phần trên mặt đất
XHLH

51

Bảng 3.8: Định lượng Flavonoid toàn phần trong phần lá XHLH

52

Bảng 3.9: Định lượng Saponin toàn phần trong phần trên mặt đất
XHLH

54

Bảng 3.10: Kết quả phổ NMR của chất XH 1

64

Bảng 3.11: Kết quả phổ NMR của chất XH 2


68

Bảng 3.12: Kết quả thử độc tính cấp của dịch chiết XHLH.

69

Bảng 3.13: Kết quả thử dịch chiết XHLH nồng độ 0,2% lên ruột thỏ
cô lập.

71

Bảng 3.14: Kết quả thử dịch chiết XHLH nồng độ 0,5% lên ruột thỏ
cô lập.

72

Bảng 3.15: Sự ảnh hưởng của PG 20% và Loperamid lên sự di
chuyển thức ăn

74

Bảng 3.16: Kết quả ảnh hưởng của dịch chiết XHLH liều 15g/kg lên
sự di chuyển thức ăn

75

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của XHLH lên thời gian Quick (invitro)

77


46


Bảng 3.18: Ảnh hưởng của XHLH khi dùng qua đường uống lên thời
gian chảy máu đuôi chuột (giây).

79

Bảng 3.19: ¶nh hưởng của XHLH khi dùng tại chỗ lên thời gian
chảy máu đuôi chuột (giây)

80

Bảng 3.20: Đường kính vòng vô khuẩn của chế phẩm thử XHLH

85


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

Hình 3.1: Ảnh hình thái thực vật XHLH

25


Hình 3.2: Cấu tạo chi tiết cuống lá XHLH

26

Hình 3.3: Cấu tạo chi tiết lá XHLH

28

Hình 3.4: Cấu tạo chi tiết thân XHLH

30

Hình 3.5: Cấu tạo chi tiết rễ XHLH

30

Hình 3.6: Đặc điểm bột phần trên mặt đất XHLH

32

Hình 3.7: Đặc điểm bột phần lá XHLH

33

Hình 3.8: SKĐ Flavonoid với hệ dm I

44

Hình 3.9: SKĐ Flavonoid với hệ dm III


44

Hình 3.10: SKĐ Saponin với hệ dm III

46

Hình 3.11: SKĐ cắn D trong d/c ether dầu hoả với hệ dm IV

47

Hình 3.12: Tách Sterol từ d/c ether dầu hoả bằng SKLM

47

Hình 3.13: SKLM Sterol với hệ dm IV
Hình 3.14: Sơ đồ chiết xuất một số phân đoạn phần trên mặt đất
XHLH
Hình 3.15: Sơ đồ chiết xuất Flavonoid trong dược liệu XHLH

48
50

Hình 3.16: Sơ đồ chiết xuất Saponin phần trên mặt đất XHLH

55

Hình 3.17: Sơ đồ chiết các phân đoạn thô XHLH

57


Hình 3.18: Sơ đồ phân lập chất XH 1 và XH 2

58

Hình 3.19: Cấu trúc hoá học của chất XH 1

63

Hình 3.20: Cấu trúc hoá học của hợp chất XH2

68

Hình 3.21: Đồ thị ảnh hưởng của XHLH 0,2% lên ruột thỏ cô lập.

73

Hình 3.22: Đồ thị ảnh hưởng của XHLH 0,5% lên ruột thỏ cô lập.

73

Hình 3.23: Đồ thị ảnh hưởng của XHLH 2% lên ruột thỏ cô lập.

73

Hình 3.24: Hình ảnh vòng vô khuẩn điển hình.

87

53



GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
13

: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Cacbon 13
Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance
Spectroscopy

1

H NMR

: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Proton Magnetic Resonance Spectroscopy

1

H-1H COSY :

C NMR

1

H-1H Chemical Shift Correlation Spectroscopy

B Pe G

: Benzathin Penicillin

BT


: Bình thường

CC

: Sắc ký cột
Column Chromatography

d/c

: Dịch chiết

DEPT

: Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer

EI-MS

: Phổ khối lượng va chạm electron
Electron Impact Mass Spectrometry

EtOAc

: Ethyl acetat

Ge

: Gentamicin

HMBC


: Heteronuclear Multiple Bond Connectivity

HSQC

: Heteronuclear Single Quantum Coherence

IR

: Phổ hồng ngoại
Infrared Spectroscopy

m/z

: Tỷ lệ Số khối/điện tích ion

MIC

: Minimum Inhibitory Concentration

MNC

: Mẫu nghiên cứu

MS

: Phổ khối lượng
Mass Spectroscopy

NXB


: Nhà xuất bản


PG

: Propylen glycol

RP

: Reversed phase (Pha đảo)

SKLM

: Sắc ký lớp mỏng

TLC

: Sắc ký lớp mỏng
Thin Layer Chromatography

TT

: Thuốc thử

TW

: Trung ương

UV


: Ultra violet spectroscopy

VĐT

: Viêm đại tràng

VK

: Vi khuẩn

VSV

: Vi sinh vật

XHLH

: Xuân hoa lá hoa


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
-----  -----

VŨ CÔNG THỌ

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU THỰC VẬT,

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA CÂY XUÂN HOA LÁ HOA
(Pseuderanthemum bracteatum Imlay., Acanthaceae)
Chuyên ngành: Dược liệu - Dược học cổ truyền
Mã số: 60.73.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

Hà Nội - 2008
z


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền Y học cổ truyền nước ta đã có từ cách đây hàng nghìn năm, nhân dân
ta đã biết dựa vào nguồn dược liệu thực vật, động vật, khoáng vật để làm thuốc
chữa bệnh. Cho đến nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
thế giới đang ngày càng có xu hướng coi trọng việc dùng cây thuốc để giảm bớt
việc đưa hoá chất vào cơ thể con người, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn
có trong thiên nhiên đồng thời nâng cao tính an toàn và hiệu quả trong điều trị.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ sinh thái thực
vật đa dạng và phong phú. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của nhân
dân. Nguồn tài nguyên này đã và đang được các cộng đồng thuộc 54 dân tộc
khác nhau sử dụng trong chăm sóc sức khỏe chữa trị bệnh tật cũng như phục vụ
các nhu cầu kinh tế khác. Tuy nhiên, có nhiều loại cây còn dùng theo kinh
nghiệm dân gian, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, việc nghiên cứu

các cây thuốc này bằng phương pháp khoa học hiện đại nhằm làm sáng tỏ kinh
nghiệm dân gian, đẩy mạnh việc khai thác trồng và sử dụng, nâng cao tính an
toàn, hiệu quả điều trị là một vấn đề rất cần thiết.
Cây Xuân hoa lá hoa (Pseuderanthemum bracteaum Imlay., Acanthaceae)
là một cây thuốc đã được dùng trong dân gian với các tên gọi địa phương khác
nhau như: Hồng Ngọc, Hoàn ngọc đỏ, cây Con khỉ đỏ….dùng để chữa bệnh
nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, viêm đại tràng, trướng hơi, đầy bụng, chảy máu
đường ruột, chấn thương chảy máu….. Nhưng những tài liệu nghiên cứu về cây
thuốc này cho đến nay vẫn còn khiêm tốn. Do đó luận văn này nhằm mục tiêu
bước đầu nghiên cứu một cây thuốc dân gian về thành phần hoá học và một số
tác dụng sinh học trên cơ sở sử dụng của vị thuốc này trong nhân dân.


2

Công trình nghiên cứu này được tiến hành với ba nội dung chính sau đây:
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật, đặc điểm giải phẫu của cây Xuân hoa
lá hoa.
2. Nghiên cứu thành phần hoá học của bộ phận trên mặt đất của cây
Xuân hoa lá hoa.
3. Nghiên cứu sơ bộ độc tính cấp và thăm dò một số tác dụng sinh học
của cây Xuân hoa lá hoa.
Chúng tôi hy vọng những kết quả thu được sẽ góp phần chứng minh tác
dụng điều trị trong nhân dân, đồng thời góp phần làm phong phú thêm về mặt
ứng dụng các cây thuốc vào kho tàng thuốc y học dân tộc quý báu của Việt Nam.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CHI PSEUDERANTHEMUM

1.1.1. Vị trí phân loại của chi Pseuderanthemum
Theo các tài liệu phân loại về thực vật [10],[16],[42], chi Pseuderanthemum
có vị trí phân loại như sau:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan ( Magnoliophyta)
Phân Ngành Ngọc lan (Magnoliophytina)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Bạc hà (Lamiidae)
Bộ Hoa mõm sói (Scrophulariales)
Họ Ô rô (Acanthaceae)
Chi Pseuderanthemum
1.1.2. Đặc điểm chung của Họ Ô rô - Acanthaceae
Thuộc loại cây cỏ sống nhiều năm, cây nửa bụi hoặc bụi, ít khi là cây gỗ.
Lá đơn nguyên mọc đối, không có lá kèm. Hoa mọc riêng lẻ hoặc mọc thành
cụm hoa xim hoặc chùm ở kẽ lá hay ở ngọn. Hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên,
có lá bắc và thường có cả lá con. Đài 4-5 thùy, hai môi. Tràng 5, dính liền nhau,
thường chia làm hai môi, môi trên đôi khi không phát triển. Nhị 4-2, đính vào
ống tràng, đôi khi có nhị lép. Đĩa mật hình vòng hoặc tuyến rời. Bộ nhụy gồm 2
lá noãn, tạo thành bầu trên , hai ô, mỗi ô có hai hoặc nhiều noãn đảo, một vòi
hạt ở mỗi ô. Mỗi hạt có cuống do cán lá noãn hoá gỗ, tác dụng như một cái lò xo
để tung hạt đi. Hạt thường có phôi lớn và không có nội nhũ.
Đặc điểm giải phẫu: trong thân và lá của nhiều loài có nhiều túi đá (nang
thạch). Một số ít loài có libe quanh tủy [13],[17],[19],[23],[36].


4


1.1.3. Đặc điểm chung của chi Pseuderanthemum
Cây thảo hoặc nhỡ, lá mọc đối. Hoa mọc riêng lẻ hoặc mọc thành cụm đơn,
không cuống hoặc cuống ngắn. Hoa đơn hoặc lưỡng tính mọc ở nách lá bắc nhỏ
đối xứng bởi trục hoa. Đài 5 lá đài rời hoặc gần rời. Tràng hình ống dài, hẹp có
khi mở rộng xuống phía dưới, chia 5 thùy. Nhị thường 2, chỉ nhị ngắn. Bộ nhụy
gồm 2 lá noãn tạo thành bầu 2 ô [36],[38].
1.1.4. Các loài trong chi Pseuderanthemum
Theo tài liệu [1],[20] chi Pseuderanthemum ở Việt Nam có 10 loài.
Theo tài liệu [21] chi Pseuderanthemum ở Việt Nam có 9 loài 2 thứ trong
đó chỉ có 4 loài 2 thứ có tên Việt Nam.
Theo tài liệu [24] đã xác định tên khoa học của cây Con khỉ là
Pseuderanthemum palatiferum và đặt tên Việt Nam là Xuân hoa. Trong dân gian
cây này còn được gọi là Nhật Nguyệt, Hoàn Ngọc, Nội đồng, Tu lình, Trạc nhã,
Thần tượng linh.
Pseuderanthemum caruthersii (Seem.) Guill. var. atropurpureum
(Bull.) Forb (Xuân hoa đỏ). Tên khác là Ô rô đỏ, Nhớt tím.
Cây cỏ, cao 1-2m, phân nhánh nhiều, không có lông. Lá có phiến xoan, bầu
dục, mỏng không lông, dài 4-10cm đỏ bầm có bớt đậm, ít khi vàng, cuống ngắn.
Chùm ở ngọn, hoa trắng có trung tâm hồng, thùy thường có đốm đỏ, nhị 2, thò
[12],[13],[14],[19],[20],[34].
Bộ phận dùng: Rễ, lá và hoa.
Nơi trồng và thu hái: trồng làm cảnh vì lá đẹp. Có thể thu hái lá, rễ quanh
năm, thường dùng tươi.


5

Pseuderanthemum eberhardtii R.Ben.
Cây nhỏ, cao khoảng 1m, nhánh non vuông vuông, có lông mịn. Lá có

phiến xoan bầu dục, có thể thon dài, to 10-12x 3-4cm, không lông mặt trên, có
lông mịn mặt dưới; cuống dài 1-1,5cm. Gié ở ngọn, dài 10-15cm; lá hoa, tiền
diệp nhỏ, không lông; lá đài 5mm, không lông, vành tím, cao khoảng 1,5cm, môi
trên 2 răng, môi dưới 3 thùy; tiểu nhụy thụ 2, lép 2; noãn sào không lông
[20],[34],[42].
Ở Việt Nam thấy có ở Bắc Cạn, Thái Nguyên.
Pseuderanthemum palatiferum Radlk.
Cây bụi, cao từ 1-3m, sồng nhiều năm. Thân non màu xanh lục, rải rác có
lông che chở đa bào, phần thân già hoá gỗ màu nâu, nhẵn, phân nhánh nhiều
cành mảnh.
Lá mọc đối, phiến lá hình mũi mác, hai đầu nhọn, dài 12-17cm, rộng 3,55cm. Mép lá nguyên, gốc lá hơi men xuống, hai mặt phhiến lá có lông che chở
đa bào ngắn và lông tiết có chân đơn bào đầu đa bào, dọc gân giữa có nhiều lông
hơn. Cuống lá dài 1,5-3cm, có nhiều lông che chở đa bào.
Cụm hoa dài 10-16cm, ở kẽ lá hay ở đầu cành, gồm các xim ngắn ở các
mấu. Hoa lưỡng tính, không đều, 5 đài rời tồn tại đến khi quả già. Tràng hợp,
màu trắng, ống tràng hẹp và dài khoảng 2,5-2,7cm, có 5 thùy, chia làm 2 môi.
Môi trên gồm 2 thùy nhỏ đính liền nhau đến nửa chiều dài của thùy. Môi dưới
gồm 3 thùy to. Thùy giữa của môi dưới có các chấm màu tím, hai nhị lép nhỏ
dính ở gốc hai chỉ nhị. Bầu trên, nhẵn, dài khoảng 1,5mm, 2 lá noãn liền nhau
tạo thành bầu 2 ô, vòi nhụy dài 2,5-2,7cm, nửa dưới của vòi có lông, 2/3 vòi về
phía trên có màu tím nhạt. Quả nang, 2 ô, mỗi ô chứa 2 hạt
[2],[12],[14],[17],[24],[27], [34],[42].


6

Mùa ra hoa: tháng 4-5, cây mọc hoang, ra hoa gần như quanh năm.
Phân bố ở Lào, Trung Quốc. Ở Việt Nam thấy có ở các rừng bình nguyên,
mấy năm gần đây được trồng rộng rãi trong nhân dân.
Pseuderanthemum poilanei R.Ben.

Cây nhỏ, nhánh có 2 rãnh đối diện, lúc non có lông mịn. Lá có phiến xoan
thon hay nhọn, dài 5-7cm, rộng 1,5-3,5cm, gần như không có lông; cuống 11,5cm, đài do lá đài rời, cao 4,5mm; màu vàng có ống cao 2,5cm, môi trên do 2
thùy hẹp, môi dưới do 3 thùy rộng; tiểu nhụy thụ 2. Nang có lông mịn, lép ở gần
1/2 dưới [19],[34],[42].
Ở Việt Nam thấy có ở Nha Trang.
Pseuderanthemum reniculatum Radlk. Xuân hoa mạng
Cây nhỏ, cao 2,5m; nhánh già tròn, vỏ mốc, tróc thành mày. Lá có phiến
bầu dục, kích thước khoảng 11 x 5,5cm, dày, nâu đỏ lúc khô, gân phụ 9-10 cặp;
cuống dài 1cm. Chùm tụ tán ở ngọn, lá hoa thon; cọng hoa dài 3-5mm; lá đài
2,5mm; vành đỏ, thơm, ống dài 1,2cm, môi trên 2 tai, môi dưới 3, gần như bằng
nhau, tiểu nhụy 2 [19],[34],[38],[42].
Phân bố ở Lào, Indonesia. Ở Việt Nam thấy có ở Bà Nà.
Pseuderanthemum carruthersii var. ovatifolium (Brem.) Brem. (Nấp
Vũm).
Cây nhỏ, khác thứ trên ở lá bầu dục, kích thước 8,5 x 4,5cm, đầu tà, gân
phụ 7-8 cặp, phát hoa là chùm - tụ tán hẹp; hoa thành tụ tán ngắn; vành cao 2cm,
tai xoan như nhau [20],[34].
Ở Việt Nam thấy có ở Sài Gòn, Sông Bé.


7

Pseuderanthemum acuminatissimum Miq. Xuân hoa nhọn
Cây nhỏ, nhánh non vuông, không lông. Lá có phiến thon nhọn kích thước
25x 9cm, đáy tù tù hẹp trên cuống, mỏng, bìa nguyên, gân phụ 6 cặp cuống dài
4-5cm. Phát hoa dài đến 30cm, không nhánh, như có râu vì vòi nhụy dài còn lại;
hoa như chụm ở mỗi mắt; lá đài 3,5mm, không lông; vành 2,5-3,7cm, có lông ở
mặt ngoài, thuỳ 1cm, tiểu nhụy thụ 2. Nang dài 3,5cm, không lông [20],[39].
Phân bố ở Thái Lan, Lào. Ở Việt Nam thấy có ở Bảo Lộc, Sài Gòn.
Pseuderanthemum crenulatum (Lindl.) R.Ben. Xuân hoa răng

Cây cỏ, cao 40cm. Lá mọc đối, phiến thon đến hình muỗng, không lông,
mặt dưới nhợt. Nhiều gié có nhánh, dài vào 10cm. Hoa to, đẹp; đài xanh; vành
có 6 ống dài 2,5cm, tai tim tím hay trắng, tai trên có bớt trắng và đốm đỏ; tiểu
nhụy thụ 2, lép 3. Nang có phần dưới lép kẹp [20],[34],[39].
Phân bố ở Campuchia, Việt Nam.
Pseuderanthemum tonkinense R.Ben Xuân hoa bắc bộ
Cây nhỏ, cao đến 1m, nhánh có 4 rãnh. Lá có phiến thon, kích thước 22 x
9cm; đầu nhọn, đáy tù hẹp trên cuống, không lông, gân phụ 8-10 cặp, cuống dài
1cm. Chùm đơn ở ngọn cao đến 30cm, cọng hoa 4-7mm có tiền diệp ở giữa lá
đài không lông, vành tím đậm, ống cao 2,7cm, có lông tiết mặt ngoài, thùy dài
1,3cm, tiểu nhụy thụ 2, lép 2, noãn sào không lông [34],[39].
Ở Việt Nam thấy có ở Cẩm Giàng, Quý Đức, Kim Bôi.
Pseuderanthemum bractearum Imlay.
Cây cỏ, cao 50-60cm, ít nhánh; thân vàng đỏ, có 4 cạnh, có lông mịn lúc
non. Lá có phiến thon, kích thước 5-9 x 3-5cm, có lông mịn hai mặt, gân phụ 5-6
cặp; cuống dài 2-3cm. Phát hoa cao 8-10cm, lá hoa như lá, kích thước 2 x 0,7cm,
có lông mịn, vành nhỏ, cao 1,5cm, thùy cao 6-7mm; tiểu nhụy 2. Nang cao 2cm,
có lông mịn [20],[34].
Phân bố ở Thái Lan, Việt Nam thấy có ở Núi Dinh, Vũng Tàu.


8

1.2. PHÂN

BỐ,

SINH

THÁI


MỘT

SỐ

LOÀI

TRONG

CHI

PSEUDERANTHEMUM
Họ Ô rô (Acanthaceae) trên thế giới có khoảng 250 chi và 2600 loài có
trung tâm phân bố chủ yếu ở Nam và Đông Nam Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Một
số chi thấy phân bố ở vùng ôn đới. Một số loài thuộc chi Acanthus thấy có ở Địa
Trung Hải. Ở Việt Nam, họ Ô rô có khoảng 47 chi và 217 loài, chủ yếu mọc
hoang, một số trồng làm cảnh (Thanh táo, Hoa chuông, Bạch hạc), nhuộm
(Chàm, Lá diễn, Cẩm), làm hương liệu (Cơm nếp) [1] [10],[36],[38].
Chi Pseuderanthemum chưa xác định chính xác hiện nay ở Việt Nam có
bao nhiêu loài. Một số tác giả cho rằng hiện nay có 10 loài [1],[34], 9 loài 2 thứ
[21]. Song tất cả các tài liệu của các tác giả trên đều ghi nhận các cây thuộc chi
Pseuderanthemum là cây dễ trồng, vài năm gần đây có một số cây được trồng
rộng rãi trong phạm vi nhân dân.
Đặc biệt cây Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) thuộc cây ưa ẩm,
ưa sáng và có thể hơi chịu bóng nhất là khi còn nhỏ. Cây trồng sinh trưởng mạnh
trong mùa hè, mùa đông có hiện tượng nửa rụng lá. Xuân hoa trồng trên một
năm tuổi mới có quả, tái sinh chủ yếu từ hạt, có khả năng tái sinh cây chồi khoẻ
sau khi chặt. Ngoài ra cách cắm cành giâm cành đều có thể cho cây mới.
Với XHLH thấy có ở Núi Dinh - Vũng Tàu. Ngoài ra còn thấy có ở
Thái Lan [34].

Trên thực tế thấy có ở Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hưng
Yên, Hoà Bình, Thái Nguyên …. Cây XHLH cũng là một cây thuốc trồng phát
triển mạnh đặc biệt là vào mùa hạ. Cây đặc biệt ưa ẩm ưa sáng. Trồng bằng cách
giâm cành.


9

1.3. THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI
PSEUDERANTHEMUM
Bộ phận thu hái là phần trên mặt đất của cây, thu hái quanh năm. Nhưng
theo kinh nghiệm cho thấy thu hái vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa là tốt nhất,
thường thu hái vào tháng 12. Vì vào thời điểm này cây bắt đầu ra hoa.
Sau khi thu hái, có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô hoặc cắt đoạn từ
2-3cm, trước khi dùng thường sao qua [14],[20].
1.4. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI
PSEUDERANTHEMUM
Trong thực tế, nhân dân ta đã dùng nhiều loại thuộc chi Pseuderanthemum
làm thuốc chữa bệnh nhưng các công trình nghiên cứu về thành phần hoá học
còn hạn chế. Cho đến nay, với những tài liệu tham khảo đã biết, chưa thấy có tài
liệu nghiên cứu về thành phần hoá học của cây XHLH, chỉ mới có công trình
nghiên cứu về cây Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) của một số tác giả
sau:
+ Theo Trần Công Khánh và cộng sự (1998) [24]; Nguyễn Thị Minh Thu
(1999) [32] thì thấy trong dịch chiết lá cây Xuân hoa có: acid hữu cơ, carotenoid,
coumarin, đường khử, steroid, flavonoid, saponin. Các chất này đã được phân
lập, trong đó có 4 chất:
 Phytol (2-hexadecen-1-ol, 3,7,11,15-tetramethyl)
 β- Sitosterol
 hỗn hợp đồng phân epimer của Stigmasterol và poriferasterol.

 β-D-glucopyranosyl -3-O-sitosterol.


10

+ Theo Lê Thị Lan Oanh [28],[29], lá Xuân hoa chứa diệp lục toàn phần
2,65mg/g (lá tươi); N toàn phần 4,90% (lá khô); protein hoà tan 25,50mg/g
(lá tươi), polysaccarid hòa tan 0,80%; Lá tươi chứa Ca 875,50mg%; Mg 837,60
mg%; K 587,50 mg%; Na 162,70 mg%; Fe 38,75 mg%; Al 37,50 mg%; Cu 0,43
mg%; Mn 0,34 mg%; Ni 0,19 mg%. Lá có chứa enzym với hoạt tính cao ở
pH =7,5, nhiệt độ 700C và tương đối bền vững ở nhiệt độ cao, thời gian bảo quản
dài. Đã tạo được proteinase có hoạt tính tăng gấp 5 lần so với hoạt tính trong
dịch chiết và chiếm 0,4% protein trong dịch chiết.
1.5. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI
PSEUDERANTHEMUM
Nói chung các loài trong chi Pseuderanthemum còn ít được nghiên cứu và
sử dụng ở Việt Nam, mới chỉ có một số tài liệu công bố về tác dụng sinh học của
cây Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum).
1.5.1. Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm
Nghiên cứu cao đặc chiết bằng Methanol từ lá khô mẫu Xuân hoa
(Pseuderanthemum palatiferum): mẫu lá ở vườn thực vật Trường Đại học Dược
Hà Nội (XH 1 ) và mẫu lá ở Cúc Phương (XH 2 ) theo tài liệu [27] , kết quả cho
thấy:
+ Cả hai mẫu đều có tác dụng trên vi khuẩn Escherichia coli và vi khuẩn
Gr(-) đường tiêu hoá, chưa thấy có tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa, mẫu
XH 1 có hoạt tính mạnh hơn (MIC 200µg/ml với E.coli) còn mẫu XH 2 (MIC
400µg/ml với E.coli).
+ MIC của cao XH2 trên Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus là
200µg/ml, trên Streptococcus pyogenes là 400µg/ml. Cao của mẫu XH 1 có tác
dụng yếu hơn. Có một số phân đoạn có tác dụng mạnh, MIC trên Staphylococcus

aureus chỉ là 10µg/ml.


11

+ Đối với nấm, cao Xuân hoa không có tác dụng trên Aspergillus niger ở
nồng độ 400µg/ml, các nấm Fusarium oxyporum, Rhezotonia solanii,
Sacchromyces cerevisiae và Candida albicans có MIC là 400µg/ml, riêng
Pyricularia oryzae thì MIC là 200µg/ml. Có phân đoạn chiết có tác dụng hơn
cao chiết thô 4-5 lần.
1.5.2. Hoạt tính thuỷ phân protein (proteinase)
Dựa vào kinh nghiệm dân gian, dùng lá Xuân hoa giã nát đắp vết thương để
tiêu mủ và làm tan mụn lồi, một tác giả đã xác định hoạt tính thuỷ phân protein
của lá tươi Xuân hoa. Kết quả cho thấy dịch chiết bằng dung dịch đệm phosphat
0,05-0,10 M có tác dụng thuỷ phân protein khá mạnh, nhất là ở pH = 7,5 và nhiệt
độ ở 700C.
Enzym bền khi phơi, phơi lá khô ở 600C, hoạt tính còn 30%. Dịch chiết
proteinase từ lá để một tháng ở 40C, hoạt tính giảm ít [29].
1.5.3. Tác dụng ức chế MAO
Một nhóm tác giả đã sàng lọc hoạt tính ức chế Monoaminoxydase (MAO)
của 58 dược liệu, thấy có 9 loại ức chế mạnh (≥ 80%) là: Trầm hương, vỏ Cây
Gạo, vỏ thân và gỗ của Cây Gòn, Hồi, Địa liền, Khương hoạt, vỏ rễ Mẫu đơn và
lá Phèn đen. Lá cây Xuân hoa chiết bằng Methanol rồi được cô thành cao đặc,
với nồng độ 6mg/ml ức chế 69,90%. Nguồn MAO lấy từ Mitochondri của gan
chuột cống trắng và cơ chất dùng là Kynuramin [26].
1.5.4. Tác dụng bảo vệ gan
Dùng chế phẩm là cao toàn phần lá Xuân hoa đã loại bỏ Chlorophyl. Cho
chuột nhắt trắng uống cao 3 ngày liền, liều mỗi ngày 250mg/kg. Gây tổn thương



12

gan bằng tiêm i.p tetrachlorid carbon (CCl 4 ) vào ngày thứ ba sau khi cho uống
thuốc 1 giờ. Tổn thương gan sẽ làm tăng quá trình peroxy hoá màng tế bào gan,
làm tăng hàm lượng Malonyl dialdehyd (MDA) trong gan. Ngày thứ tư, lấy máu
xét nghiệm enzym gan thấy lô dùng thuốc chỉ làm tăng lượng nhỏ rất ít so với lô
không dùng thuốc. Hoạt tính của enzym gan chỉ tăng nhẹ [32].
Như vậy kết luận sơ bộ Xuân hoa có tác dụng bảo vệ gan.
1.5.5. Độc tính
Cho chuột nhắt trắng uống cao đặc ở các nồng độ thấp 0,83-3,13g/kg thấy
chuột hoạt động bình thường. Tăng nồng độ lên 5,56-11,5g/kg chuột giảm hoạt
động, nhưng sau 1 giờ chuột trở về trạng thái hoạt động bình thường [29].
1.6. CÔNG DỤNG MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI PSEUDERANTHEMUM
Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta dùng lá và hoa cây Xuân hoa để chữa
chấn thương, chữa lở miệng làm lành vết thương. Rễ cũng dùng như lá và hoa,
ngoài ra còn dùng để chữa rắn cắn [12],[20].
Trong dân gian, cây Xuân hoa được dùng như sau: phục hồi sức khoẻ cho
người ốm yếu, chữa suy nhược thần kinh, chữa rối loạn tiêu hoá tiêu chảy, lỵ, táo
bón, đau bụng không rõ nguyên nhân, chấn thương chảy máu, chữa đau dạ dày
loét hành tá tràng, chảy máu đường ruột, viêm loét đại tràng, đái ra máu, đái
buốt, đái rắt, điều chỉnh huyết áp trong trường hợp huyết áp cao hay thấp, chữa u
xơ ở phổi, u xơ tuyến tiền liệt [21].
Theo tài liệu [33] lá tươi Xuân hoa không mùi không vị, hơi nhớt quy vào
kinh tỳ, vị, can, thận. Có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, kháng khuẩn đường
tiêu hoá, chữa sưng tấy do dập té.


13

Liều dùng theo kinh nghiệm dân gian: ăn nhai lá tươi 4-10 lá/ngày, ăn

nhiều có thể có tác dụng phụ gây choáng.
Với XHLH theo kinh nghiệm dân gian, bộ phận trên mặt đất được dùng để
chữa viêm đại tràng cấp và mạn tính, xuất huyết đi ngoài ra máu, chảy máu cam,
chảy máu do chấn thương phần mềm, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng do
co thắt. Ngoài ra phần lá non tươi còn được dùng làm rau ăn sống với nem chạo,
gỏi để tăng vị hơi chua, chát phòng đầy bụng.
Liều dùng:

10-12g dược liệu khô
12-30g dược liệu tươi

Cách dùng:

Dùng trong: lá, thân phơi khô sắc lấy nước uống
Dùng ngoài: lá tươi giã nát đắp lên vết thương, băng lại

Chữa viêm đại tràng: thường dùng phối hợp với: Nam Mộc Hương, Hậu
phác, Thương truật, Trần bì.


×