Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PHYLLANTHIN TRONG cây DIỆP hạ CHÂU ĐẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.51 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÙY TRANG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG
PHYLLANTHIN
TRONG CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG
(Phyllanthus amarus Schum.et Thonn.
Euphorbiaceae)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

i


ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.........................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.........................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ.......................................................viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU VÀ ĐẶT VẤN ĐÊ..........................................1


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN..................................................................2
1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC..............................................................2
1.1. Vị trí phân loại của chi/loài.............................................................................................2
1.1.1. Tên gọi....................................................................................................................2
1.1.2. Vị trí phân loại........................................................................................................2
1.2. Giới thiệu về loài.............................................................................................................3
1.2.1 Sơ lược về các loài Diệp hạ châu.............................................................................3
1.2.2. Phân biệt các loài Diệp hạ châu..............................................................................3

2. TỔNG QUAN VẾ HÓA HỌC.........................................................................6
2.1. Lignan.............................................................................................................................6
2.1.1. Định nghĩa..............................................................................................................6
2.1.2. Cấu trúc...................................................................................................................6
2.1.3. Phân bố trong thực vật............................................................................................7
2.1.4. Tác dụng dược lý....................................................................................................7
2.1.5. Lignan trong chi Phyllanthus..................................................................................8
2.2. Alkaloid...........................................................................................................................9
2.3. Tannin..............................................................................................................................9
2.4. Flavonoid.......................................................................................................................10
2.5. Các chất khác................................................................................................................10

3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG.................................................10
3.1. Tác dụng dược lý...........................................................................................................10
3.2. Công dụng.....................................................................................................................12
3.2.1.. Công dụng trong y học cổ truyền........................................................................12
3.2.2. Các bài thuốc trị bệnh gan....................................................................................13
3.2.3. Sản phẩm trên thị trường......................................................................................13

iii



4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM.......................................................15
4.1. Định tính........................................................................................................................15
4.2. Định lượng....................................................................................................................16

5. SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP (HPLC)................................................................18
5.1. Định nghĩa.....................................................................................................................18
5.2. Cấu tạo cơ bản...............................................................................................................18
5.3. Ứng dụng HPLC trong kiểm nghiệm, nghiên cứu, dược liệu và hợp chất tự nhiên.....19
5.3.1. Định tính dược liệu và hợp chất tự nhiên [20]......................................................19
5.3.2. Định lượng dược liệu và hợp chất tự nhiên..........................................................19

CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................21
1.1. Nguyên liệu...................................................................................................................21
1.2. Dung môi hóa chất........................................................................................................21
1.3. Trang thiết bị và vật liệu nghiên cứu.............................................................................21

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................22
2.1. Nghiên cứu thực vật học...............................................................................................22
2.2. Nghiên cứu hóa học.......................................................................................................22
2.3. Xây dựng phương pháp định lượng phyllanthin...........................................................22
2.3.1. Khảo sát điều kiện chiết xuất định lượng phyllanthin trong P. amarus bằng
HPLC..............................................................................................................................22
2.3.2. Khảo sát điều kiện sắc ký.....................................................................................23
2.3.3. Xây dựng phương pháp định lượng phyllanthin trong P. amarus bằng HPLC.....23
2.3.5. Định lượng các loài Phyllanthus thu thập được....................................................23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..........................................24
1. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT HỌC..........................................................24

1.1. Đặc điểm hình thái........................................................................................................24
1.1.1. Diệp hạ châu đắng (P. amarus).............................................................................24
1.1.2. Diệp hạ châu răng cưa (P. urinaria)......................................................................24
1.1.3. Diệp hạ châu (P. sp.).............................................................................................24
1.2. Đặc điểm giải phẫu........................................................................................................26
1.2.1. Lỗ khí....................................................................................................................26
1.2.2. Vi phẫu lá..............................................................................................................26
1.2.2.Vi phẫu thân...........................................................................................................27

2. THỬ TINH KHIẾT........................................................................................27

iv


3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PHYLLANTHIN.....................28
3.1. Khảo sát quy trình định lượng trên phyllanthin............................................................28
3.1.1. Xây dựng đường cong chuẩn................................................................................28
3.1.2. Khảo sát tính tương thích hệ thống của chuẩn......................................................29
3.2. Khảo sát dung môi chiết................................................................................................29
3.3. Khảo sát điều kiện sắc ký..............................................................................................30
3.3.1. Khảo sát tốc độ dòng............................................................................................30
3.3.2. Khảo sát tỉ lệ dung môi.........................................................................................32
3.4. Khảo sát phương pháp chiết..........................................................................................34
3.5. Khảo sát lần chiết..........................................................................................................34
3.6. Quy trình chiết Phyllanthin từ P. amarus.......................................................................35
3.7. Thẩm định quy trình định lượng lignan bằng phương pháp HPLC..............................37
3.7.1. Khảo sát tính tuyến tính........................................................................................37
3.7.2. Khảo sát tính tương thích hệ thống.......................................................................37
3.7.3. Khảo sát độ lặp lại................................................................................................37
3.5.4. Khảo sát độ đúng..................................................................................................38

3.8. Quy trình định lượng lignan từ P. amarus....................................................................42
3.8.1. Chuẩn bị mẫu........................................................................................................42
3.8.2. Điều kiện sắc ký....................................................................................................42
3.8.3. Tiến hành sắc ký...................................................................................................42
3.8.4. Tính toán kết quả..................................................................................................42
3.9. Định lượng các loài thuộc chi Phyllanthus thu thập được............................................43

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHI...........................................45
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN...................................45
ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................47

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
P. amarus

: Phyllanthus amarus.

P. urinaria

: Phyllanthus urinaria

H2O

: nước

MeOH


: Methanol.

Dd

: dung dịch.

HPLC

: High Pressure Liquid Chromatography.

HP-TLC

: High Pressure- Thin Layer Chromatography.

TB

: trung bình.

SD

: độ lệch chuẩn.

RSD

: hệ số phân tán.

K’

: hệ số dung lượng,


N

: số đĩa lý thuyết.

tR

: thời gian lưu.

As

: hệ số kéo đuôi.

S

: diện tích đỉnh.

PP

: phương pháp.

BĐM

: bình định mức

CHCl3

: cloroform

SPE


: Solid Phase Extraction

PDA

: Photo Diod Array Detector

H2SO4

: acid sulfuric

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân biệt các loài Diệp hạ châu [1].....................................5
Bảng 2.2: Điều kiện chạy của phương pháp......................................16
Bảng 4.3: So sánh kiểu lỗ khí của các loài Diệp hạ châu..................26
................................................................................................................26
Bảng 4.4: So sánh vi phẫu lá các loài Diệp hạ châu...........................27
Bảng 4.5: So sánh vi phẫu các loài Diệp hạ châu..............................27
................................................................................................................27
Bảng 4.6: Kết quả thử tinh khiết các loài Diệp hạ châu....................28
Bảng 4.7: Tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh.....................28
Bảng 4.8: Tính tương thích hệ thống của chuẩn................................29
Bảng 4.9: Kết quả so sánh 2 PP chiết.................................................34
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống của mẫu
thử..........................................................................................................37
Bảng 4.11: Kết quả độ lặp lại..............................................................38
Bảng 4.12: Kết quả khảo sát cách thêm chuẩn..................................39

Bảng 4.13: Kết quả khảo sát cách hòa tan và lọc...............................40
................................................................................................................40
Bảng 4.14: Kết quả khảo sát độ đúng.................................................41
Bảng 4.15: Kết quả khảo sát độ phục hồi của hệ thống....................41

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sắc ký đồ của phương pháp, (2) phyllanthin...................17
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo máy HPLC...................................................18
Hình 4.3.Hình ảnh 3 loài Diệp hạ châu...............................................25
Hình 4.4: Cành mang lá và quả của 3 loài Diệp hạ châu..................25
Hình 4.5: Lỗ khí của 3 loài Diệp hạ châu...........................................26
Hình 4.6: Vi phẫu lá P.amarus.............................................................26
Hình 4.7: Vi phẫu lá P.urinaria...........................................................26
Hình 4.8: Vi phẫu thân các loài Diệp hạ châu....................................27
Hình 4.9: Sắc ký đồ với tốc độ dòng 0,7 ml/phút..............................31
Hình 4.10: Sắc ký đồ với tốc độ dòng 1 ml/phút................................31
Hình 4.11: Sắc ký đồ các tốc độ dòng khác nhau: (- ): 1 ml/phút;
( - ): 0,7 ml/phút;...................................................................................32
( -): 0,8 ml/phút; ( - ): 0,9 ml/phút.......................................................32
Hình 4.12: Sắc ký đồ MeOH:H2O (30:70)........................................33
Hình 4.13: Sắc ký đồ hệ MeOH:H2O (33:67)...................................33
Hình 4.14: Sắc ký đồ hệ MeOH:H2O (35:65)....................................33
Hình 4.15: Sắc ký đồ của khảo sát độ lặp lại......................................38
Hình 4.16: Sắc ký đồ 3D của P. amarus..............................................43
Hình 4.17: Sắc ký đồ của mẫu P. amarus...........................................44
Hình 4.18: Sắc ký đồ của mẫu P. sp....................................................44
Hình 4.19: Sắc ký đồ của mẫu P. urinaria..........................................44


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Đồ thị đường cong chuẩn của phyllanthin...................28
Biểu đồ 4.2: Sự thay đổi hàm lượng phyllanthin theo dung môi
chiết........................................................................................................30

viii


Biểu đồ 4.3: Sự thay đổi hàm lượng phyllanthin theo số lần chiết..35
Sơ đồ 4.1: Quy trình chiết xuất phyllanthin từ P. amarus...............36

ix


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU VÀ ĐẶT VẤN ĐÊ
Cây Diệp hạ châu (Chó đẻ) dần dần trở thành một cái tên dược liệu phổ biến rộng
khắp trong nhân dân vì tiếng lành đồn xa rằng cây này trị bệnh gan rất tốt. Trong
quá trình tìm hiểu chúng tôi đã được nghe kể nhiều về các trường hợp trị khỏi bệnh
gan mãn tính nhờ uống Diệp hạ châu. Có thể mua uống dưới dạng cây tươi, dược
liệu khô, các sản phẩm thuốc điều trị hỗ trợ trên thị trường. Ngày càng có nhiều chế
phẩm từ dược liệu mà thành phần chính là Diệp hạ châu được sản xuất và bán rộng
rãi.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh các thành phần trong cây Diệp hạ châu đắng
Phyllanthus amarus Schum. et Thonn có công dụng hữu ích trong điều trị viêm gan,
làm sạch kháng nguyên bề mặt HbsAg, tăng hoạt tính của enzyme gan, ít độc với cơ

thể. Chi Phyllanthus còn có nhiều cây có tác dụng làm thuốc như Phyllanthus
urinaria L., Phyllanthus emblica L., Phyllanthus niruri L,…
Đặc biệt là thành phần lignan (phyllanthin và hypophyllanthin) có trong cây P.
amarus được cho là có tác dụng chính trong việc bảo vệ tế bào gan, có khả năng
chống khối u. Tuy nhiên không phải loài Phyllanthus nào cũng chứa các thành phần
này.
Hiện nay có rất nhiều chế phẩm từ Phyllanthus trên thị trường nhưng chưa có một
phương pháp kiểm nghiệm nào đầy đủ để định tính, định lượng hàm lượng các
thành phần lignan có trong các sản phẩm trên thị trường nếu đi mua, và hàm lượng
trong từng loài dược liệu Diệp hạ châu nếu chúng ta thu hái về. Uống thuốc không
đúng lượng, đúng thuốc càng nguy hiểm hơn không uống, có thể gây những tác hại
về sau không kiểm soát được.
Trong khuôn khổ bài khóa luận tốt nghiệp chúng tôi đặt vấn đề “Xây dựng quy
trình định lượng phyllanthin trong cây Diệp hạ châu đắng (P. amarus) bằng phương
pháp HPLC”, với các mục tiêu cụ thể :
• Xác định độ tinh khiết của mẫu thu hái.
• Khảo sát các điều kiện định lượng phyllanthin trong chi Phyllanthus bằng
phương pháp HPLC.
• Xây dựng quy trình định lượng bằng phương pháp HPLC.
• Ứng dụng quy trình để định lượng phyllanthin trong một số mẫu thu thập
được.

1


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

1. TỔNG QUAN VÊ THỰC VẬT HỌC
1.1. Vị trí phân loại của chi/loài
1.1.1. Tên gọi.
Diệp hạ châu, Chó đẻ , Cam kiềm, Rút đất, Khao ham (Tày), Me đất.
Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum. et Thonn., Phyllanthus urinaria L.,
Phyllanthus sp.

1.1.2. Vị trí phân loại.
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là một họ lớn phong phú với khoảng 700 loài, trong đó
khoảng 500 loài phân bố chủ yếu ở các sứ nhiệt đới, trung tâm phân bố của họ là ở Nam
Mỹ nhiệt đới, Châu Phi nhiệt đới và Đông Nam Á. Có một số đại diện của họ thuộc thân
thảo cũng xuất hiện ở những vùng ôn đới và hàn đới. Ở Việt Nam có khoảng 45 loài.
Họ Thầu dầu còn rất đa dạng về hình dáng. Thân gỗ lớn như Me, trung bình như
Chùm ruột, hoặc cây bụi, thân thảo như Diệp hạ châu, Cỏ sữa lá lớn… Trong thân
nhiều loài có ống nhựa mũ hay dịch màu trắng (Cỏ sữa), phiến lá biến dạng nhiều,
gân lá lông chim hay chân vịt. Cụm hoa tập hợp thành xim hai ngả và những xim
hai ngả này lại chụm thành chùm, bông …
Họ Thầu dầu thường đặc trưng bởi hoa đơn tính, hoa đực luôn có nhụy tiêu giảm,
hoa cái có nhụy thường gồm 3 lá noãn. Noãn thường đảo và có nút do vách bầu làm
thành, đậy kín lỗ noãn, sau này để lại di tích trên hạt mà người ta gọi là mồng. Quả
nang mở thành 3 mảnh hay bội số của 3. Hạt của nhiều loài chứa nhiều dầu. Lá
thường đơn nguyên và có hai lá kèm ở hai bên.
Vị trí của loài [3]:
Ngành: Ngọc lan – Magnoliophyta.
Lớp: Ngọc lan

– Magnoliopsida.

Phân lớp: Ngọc lan – Magnoliidae.
Liên bộ: Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Họ: Thầu dầu

– Euphorbiaceae.

Chi: Phyllanthus.
Loài: amarus, urinaria.
2


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

1.2. Giới thiệu về loài.
1.2.1 Sơ lược về các loài Diệp hạ châu.
Sinh thái phân bố.[2]
Chi Phyllanthus L. có nhiều loài. Ở Việt Nam, chi này có khoảng 40 loài, trong đó
đáng chú ý là 2 loài Phyllanthus amarus và Phyllanthus urinaria có hình dáng gần
giống nhau, mọc rải rác ở khắp nơi, trừ vùng núi cao lạnh. Trên thế giới các loài này
cũng có vùng phân bố rộng rãi ở một số nước nhiệt đới châu Á khác như Ấn Độ,
Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và ở cả Nam Trung Quốc.
Diệp hạ châu là cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn
trong các bãi cỏ, ở ruộng cao (đất trồng màu), nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở
vùng đồi. Cây con mọc từ hạt từ cuối mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong mùa hè và
tàn lụi vào giữa mùa thu. Do khả năng ra hoa kết quả nhiều, hạt giống phát tán gần
nên cây thường mọc thành đám dày đặc, đôi khi lấn át cả các loài cỏ dại và cây
trồng khác.
Gần đây, cây Diệp hạ châu mới được nghiên cứu trồng thực nghiệm. Cây không kén
đất, ưa ẩm, úng ngập ít ngày cây vẫn sống được.
Mùa hoa tháng 4-6 và mùa quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng toàn cây Diệp hạ châu bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hoặc sấy khô.

1.2.2. Phân biệt các loài Diệp hạ châu.
1.2.2.1. Diệp hạ châu đắng (Diệp hạ châu thân xanh) (Phyllanthus amarus).[1]
Cây thảo, mọc đứng, cao 20-40 cm, phân nhánh đều từ gốc lên ngọn. Thân tiết diện
tròn màu xanh lục tươi, nhẵn, không có nhựa mủ. Cành mang lá dài 6-10 cm, màu
xanh lục tươi, hai bên gốc cành có hai vảy nhỏ, rời, hình tam giác, màu nâu.
Lá đơn, màu lục nhạt, mọc cách trên cành trông giống lá kép lông chim. Phiến lá
hình bầu dục, mặt trên xanh, mặt dưới mặt dưới mốc hơi trắng. Mép lá nguyên, gốc
lá đối xứng, gân lá kiểu lông chim. Cuống lá rất ngắn chỉ khoảng 0,5 mm, màu
xanh.
Cụm hoa mọc thành chụm 2 hoa ở nách lá, gồm 1 hoa đực và 1 hoa cái, hoa cái hơi
to hơn hoa đực và đôi khi mọc riêng lẻ.
Quả nang nằm dưới lá , hình cầu nhẵn, hơi dẹp, mang lá đài tồn tại phủ 1/3 quả,
chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van chứa 2 hạt. Hạt màu nâu, có 5-6 rãnh dọc
ở mặt lưng. [1]
3


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

1.2.2.2. Diệp hạ châu ( Diệp hạ châu răng cưa) (Phyllanthus urinaria).[1]
Cây thảo, mọc đứng, cao 20-50cm, ít phân nhánh và nhánh tập trung trên cao. Tiết
diện tròn, có cạnh lồi, màu xanh tía hoặc hơi tía, nhẵn, không có nhựa mủ. Cành
mang lá dài 4-10cm, có cạnh lồi, màu đỏ tía, phần non của cành phủ lông ngắn mịn,
hai bên gốc có 2 vẩy nhỏ, rời, hình tam giác màu đỏ tía.
Lá đơn, màu xanh đậm, hoặc hơi đỏ, mọc so le trên cành giống như lá kép lông
chim, xếp xít nhau ở phần ngọn, thưa hơn ở phần gốc cành. Phiến lá dày, hình bầu

dục hoặc trái xoan ngược, đầu nhọn hoặc hơi tù, mặt trên xanh đậm, mặt dưới mốc,
mép lá có lông ngắn giống như răng cưa, gân lông chim. Cuống lá rất ngắn.
Cụm hoa có hoa đực mọc thành chụm hai hoa ở nách lá, về phía 1/3 ngọn cành. Hoa
cái mọc riêng lẻ ở nách lá phía gốc cành, hơi to hơn hoa đực.
Quả nang nằm dưới lá, quả già có màu đỏ nâu, mặt ngoài có nhiều u lồi sần sùi,
hình cầu hơi dẹp, mang 6 lá đài tồn tại, phủ 1/3 quả. Cuống quả rất ngắn 0,5mm.
Hạt màu nâu, có rãnh ngang vuông góc ở mặt lưng.
1.2.2.3. Diệp hạ châu (Phyllanthus sp.)
Thân thảo, mọc đứng, cao 30-100 cm, ít phân nhánh, tiết diện thân gần tròn nhưng
có cạnh, màu xanh đậm, nhẵn, không có nhựa mủ. Cành mang lá dài 5-15 cm, tiết
diện tròn hơi có cạnh, phù ở gốc, màu lục đậm, gốc cành đỏ tía, cành con mọc rủ
xuống, hai bên gốc có hai vẩy nhỏ, rời, màu xanh nhạt. [1]
Lá đơn, mọc so le trên cành trông giống như một lá kép lông chim, xếp thưa. Phiến
lá dày, hình bầu dục, thon nhọn hai đầu, mặt trên xanh lục đậm, măt dưới hơi mốc
hơn, mép lá nguyên, gân lá kiểu lông chim. Cuống lá rất ngắn, màu xanh
Cụm hoa có hoa đực mọc thành chụm 2-3 hoa ở nách những lá phía gốc cành, hoa
cái hơi to hơn hoa đực mọc riêng lẻ ở nách những lá từ giữa lên đến đầu ngọn cành.
Quả nang nằm dưới lá, màu xanh lục, vỏ quả nhẵn, hình cầu hơi dẹp, mang 6 lá đài
đồng trưởng, phủ 2/3 quả. Cuống quả 1,5 mm.
Hạt màu nâu, hình tam giác, có 5-6 rãnh dọc ở mặt lưng.

4


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

1.2.2.4. Phân biệt
Bảng 2.1: Phân biệt các loài Diệp hạ châu [1]

Đặc điểm

P. amarus

P. urinaria

P. sp.

20-50 cm.

30-90 cm.

Schum. et Thonn
Thân Chiều cao

10-40 cm.

Phân cành đều từ dưới Ít phân cành, tập Phân cành đều.
gốc.
trung phân cành trên Tròn, xanh lục
Tròn, xanh lục, nhạt, cao.
đậm, nhẵn.
nhẵn
Có cạnh lồi, đỏ tía
có lông


Kích
thước
Hình dạng


(8-10 × 4-5 mm)

(6-13× 4-6 mm)

Bầu dục, gốc lá đối xứng

Bầu dục hay trứng Bầu dục, 2 đầu
ngược, mũi nhọn ở thuôn nhọn
đầu, gốc lá lệch.

Màu sắc

Gân phụ
Mép lá

Mặt trên xanh nhạt, mặt
Mặt trên xanh đậm, Mặt trên
dưới hơi mốc
mặt dưới mốc.
đậm, mặt
mốc trắng
Không rõ

Rõ.

Hoa

Quả


Hoa cái

Chung với hoa đực ở Luôn mọc riêng lẻ Luôn mọc riêng lẻ
nách lá
trong nách lá ở 2/3 trong nách lá 2/3
phía dưới của cành
phía dưới ngọn
cành.

Hoa đực

Luôn mọc chụm với 1 Không chung với
hoa cái, mọc riêng
hoa cái
thành chụm 2 hoa
trong nách những lá
ở 1/3 phía ngọn

Không chung với
hoa cái, mọc riêng
thành chụm 2-3
hoa trong nách
những lá ở 1/3
phía gốc cành.

Lá đài

5

6


6

Bao phấn

Mở ngang

Mở dọc

Mở ngang

Màu

Xanh lục nhẵn

Hơi đỏ, có u sần sùi

Xanh
nhẵn

Tồn tại, phủ 1/3 quả

Tồn tại, phủ 1/3 quả

Đồng trưởng, phủ
2/3 quả

Rãnh dọc ở mặt lưng

Rãnh ngang ở mặt Rãnh dọc ở mặt

lưng
lưng

Lá đài

Hạt

xanh
dưới

Có lông ngắn như Không có lông.
răng cưa.

Không có lông
Cụm
hoa

10-12× 4-6 mm

5

lục

đậm,


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang


2. TỔNG QUAN VẾ HÓA HỌC
2.1. Lignan
2.1.1. Định nghĩa
Lignan là một nhóm các hoạt chất tự nhiên gặp trong các loài thực vật. Lignan được
hình thành từ acid cinnamic và những chất liên quan sinh hóa học đến sự chuyển
hóa của phenylalanin.
Lignan được chia làm 3 nhóm chính: lignan, neolignan, oxyneolignan.

2.1.2. Cấu trúc
Cấu tạo cơ bản của lignan.
Lignan là hợp chất tạo thành bởi sự nối giữa β- β’ của carbon trung tâm 2 đơn vị từ
1-phenylpropan (cầu nối ở vị trí 8-8’) (1).
7

8

8'

8

7'
8'
6'

O

(1)

(2)


Từ nhóm này có 3 nhóm phụ được phân biệt bởi vị trí cầu nối sẽ được đọc theo cách
số carbon của cầu nối nào nhỏ hơn sẽ được đọc trước. (2)
Phân loại:
Lignans: nếu 2 đơn vị C6C3 (4) được nối bởi cầu nối 8-8’ (β- β’) của khung lignan
cơ bản (5).

8

8'

(5)
(4)
Neolignan: 2 đơn vị C6C3 nối với nhau bởi dây nối ở vị trí khác dây nối 8-8’ (β- β’).
6


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

Oxyneolignan: 2 đơn vị C6C3 được nối bởi 1 nguyên tử oxy của ether và không nối
trực tiếp khung cơ bản.

2.1.3. Phân bố trong thực vật
Lignan phân bố rộng rãi trong thế giới thực vật. Vài trăm hợp chất đã được phân lập
trong khoảng 70 họ thực vật.
Lignan được tìm thấy trong hầu hết các bộ phận của cây. Trong các thực vật hạt trần
Gymnosperms thường tìm thấy lignan trong gỗ như trường hợp oligolignan trong
thân Cerbera mangha Apocynaceae, vài chất được tìm thấy trong vỏ thân như vỏ
thân Albizzia myriophylla, Magnolia officinale, trong khi nhựa là nguồn chứa lignan

khá phong phú như trong nhựa các loài Podophyllum, lignan cũng được tìm thấy
trong rễ cây, trong lá như Phyllanthus. Trong quả như quả cây Cannabis sativa …,
lignan còn được tìm thấy trong hạt như trong hạt Schizandra. Trong một vài trường
hợp khi nuôi cấy mô một thời gian dài người ta cũng tìm thấy lignan.

2.1.4. Tác dụng dược lý
Tác dụng chống khối u.
Lignan rất được quan tâm do một số chất thuộc nhóm lignan có tác dụng kháng khối
u. Điều này thể hiện rất rõ ở nhóm lignans podophyllotoxin, có nhiều trong nhựa
chiết xuất từ các loài thuộc chi Podophyllum, những lignan này cũng được báo cáo
có độc tính tế bào trên các thử nghiệm sàng lọc về độc tính. Lignans từ các nhóm
cấu trúc khác cũng thể hiện rõ tác dụng kháng khối u.
Phyllanthin và hypophyllanthin không kháng lại chu trình tế bào ở động vật có vú
nhưng cả 2 lại có tác dụng trung gian cùng với vinblastin kháng lại tế bào KB [14]
Tác dụng trên hệ tim mạch.
Một vài chất trong nhóm lignan được báo cáo có tác dụng trên hệ tim mạch.
Podophyllotoxin và picropodophyllin có tác dụng làm tăng nhịp tim trên tim cô lập.
Đặc biệt là diglucoside của pinoresinol.
Hypophyllanthin chiết xuất từ cây P. amarus có tác dụng ức chế đăc hiệu trên kênh Ca2+.
Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
Lignan có cả hai khả năng trên ức chế và thư giãn thần kinh. (+)-Nortrachelogenin
gây căng thẳng trên thỏ và prostalidins A,B và C sản xuất chất làm dịu thần kinh
trên chuột cống và chuột nhắt. Chất bisepoxylignan glycoside, simplexoside có tác
dụng làm dịu trên hệ thần kinh chuột trong khi aglycon lại kích thích. Một số lignan
của chi Schizandra đã được báo cáo có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Một
một ether chiết xuất từ Magnolia obovata được báo cáo có tác dụng làm dịu và giãn cơ.

7



Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

Tác dụng kháng độc tế bào gan.
Một số lignan trong quả của Schizandra, một dược liệu dùng trong y học cổ truyền
của người Trung Hoa, được biết có tác dụng cải thiện tình trạng hủy hoại do nhiễm
độc của tế bào gan và làm tăng cường hồi phục chức năng gan đã bị nhiễm độc.
Mặc dù chưa có chứng minh rõ ràng lắm nhưng nhận thấy các chất có tác dụng thì
cùng có ít nhất một nhóm methylenedioxy trong khi những chất không có tác dụng
thì không có sự hiện diện của nhóm này.
Các lignan trong chi Phyllanthus như phyllanthin, hypophyllanthin và các lignan
khác trong cây thuộc nhóm có tác dụng ức chế men polymerase DNA, một enzyme
cần thiết cho vi khuẩn viêm gan B tái sản xuất. Các lignan này cũng có chứa
methylenedioxy trong công thức [17].

2.1.5. Lignan trong chi Phyllanthus.
Lignan không phải là một hợp chất thường gặp trong các cây thuộc chi Phyllanthus,
nhưng về tác dụng sinh học nó có vai trò khá quan trọng trong cây. Chỉ có khoảng
1/3 loài trên tổng số 23 loài đã được khảo sát hóa học thấy có sự hiện diện của
lignan[9]. Các lignan của chi Phyllanthus cho thấy phần lớn thuộc nhóm lignan đơn
giản dibenzylbutan hoặc nhóm 2,7’cyclolignan, có nối hay không nối vòng
carboxyclic (gọi là cyclolignan) và các dẫn xuất thuộc nhóm này. Theo các tài liệu
nghiên cứu đây chính là khung của những chất có tác dụng trị ung thư, kháng khuẩn
và đặc biệt là tác dụng trên siêu vi gây viêm gan. Nhóm methylendioxyphenyl có
trong công thức của 31 lignan trong số 33 lignan của các loài trong chi Phyllanthus
có thể xem như yếu tố bắt buộc trong yếu tố kháng khối u. Đặc biệt các lignan trong
P. amarus Schum. et Thonn có chứa nhóm này trong công thức nên chúng được
xem là các chất chính có hoạt tính kháng khối u trong cây [15].


MeO
MeO

Lignan đơn giản dibenzylbutane

2,7’-cyclolignan

Phyllanthin và hypophyllanthin có trong lá P. amarus chính là hai lignan đại diện
cho hai nhóm trên. Chúng được nhiều tài liệu công bố có tác dụng sinh học đáng

8


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

chú ý như kháng ung thư, kháng khuẩn, kháng viêm, đặc biệt là trị viêm gan [5].
MeO

CH2OCH3

MeO

MeO

CH2OCH3

O


CH2OCH3
CH2OCH3
O
OMe

OMe
OMe

OMe

Phyllanthin

Hypophyllanthin

Và các lignan khác trong cây P. amarus như.
CH2OCH3

O
O

MeO

CH2OCH3

CH2OCH3

MeO

CH2OCH3


O

CH2OCH3

MeO

CH2OCH3

O

OMe

CH2OCH3
CH2OCH3
OMe

OMe

OMe
OMe

Nirtetralin

O

OMe

O

Phyltetralin


Lintetralin

OMe
OMe

Niranthin

Khảo sát thành phần lignan của P. urinaria L. người ta thấy ngoài các lignan đã biết
tương tự như của P. amarus Schum. et Thonn còn có sự hiện diện của 4 lignan khác
trong rễ P. urinaria L. là 5-demethoxy niranthin, urinatetralin, dextrobursehernin,
urinaligan. Các lignan hầu hết được tìm thấy trong phân đoạn chiết với dung môi
kém phân cực, chủ yếu là từ dịch chiết n-hexan [16].

2.2. Alkaloid
Các alkaloid của chi Phyllanthus phần lớn có khung sercurinan, ngoài ra có một số
alkaloid trong khung có biến đổi nên có khung nor-securinan.
Theo tham khảo tài liệu cho thấy thành phần alkaloid của 2 loài P. amarus và P.
urinaria có những khác biệt. Không thấy có báo cáo nào về thành phần alkaloid
trong P. urinaria. Tuy nhiên có nghiên cứu gần đây trên BM Dược liệu, ĐH Y Dược
TP.HCM cho thấy trong P. urinaria có nirurin, iso-bubbialine giống như trong cây
P. amarus và có phần alkaloid kém phân cực hơn khác hẳn trong cây P. amarus.
Trong lá của P. amarus có securinine [4], phyllanthine, 6-isobubbialine, nirurin.

2.3. Tannin
Có một số tannin như acid gallic, acid ellagic, corilagin…

9



Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

Và có tannin thuộc nhóm cấu trúc ellagitanin.
Từ một chế phẩm trà của P. amarus, các tác giả Nhật đã phân lập được geraniin,
một tannin thủy phân được và chất này cũng được tìm thấy trong P. urinaria.

2.4. Flavonoid
Từ P. amarus và P. urinaria người ta đã tách được 5 flavonoid bao gồm: quercetin,
astragalin, quercitrin, isoquercitrin và rutin. Các flavoloid này được coi là những
hợp chất có tác dụng ngăn chặn gốc tự do.

2.5. Các chất khác
Các acid hữu cơ như acid succinic, acid ferulic, acid dotriacontanic. Ngoài ra còn có
n-octadecan, acid dehydrochebulic methyl ester, acid triacontanic,
phylanthurinolacton, stigmasterol, methyl brevifolincarboxylat.

3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG
3.1. Tác dụng dược lý
Tác dụng trị ung thư
Sử dụng dịch chiết nước P. amarus cho chuột bị gây ung thư biểu mô gan bằng Nnitrosodiethylamine (NDEA) đã tăng đáng kể tỉ lệ sống sót [13]. Bên cạnh đó dịch
chiết nước này cũng có hoạt tính chống chất gây ung thư 20- methylcholanthrene
(20-MC). Hai hoạt tính này có thể liên quan đến việc ức chế hoạt hóa chuyển hóa
của chất sinh ung thư và ức chế chất điều hòa chu kỳ tế bào.
Ngoài tác dụng trị ung thư, P. amarus còn làm giảm độc tính của một số thuốc trị
ung thư như Cyclophosphamid (CTX) do cải thiện số lượng bạch cầu, số tế bào tủy
xương và số monocyte bị giảm. Tác dụng này được giải thích là do P. amarus làm
tăng glutathion (GSH) và glutathione-S-transferase (GST).
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần alkaloid trong Diệp hạ châu có tác dụng

độc tế bào trên thử nghiệm với dòng tế bào ung thư CaCo 2. Hai alkaloid thu được từ
P. amarus có là nirurine và epibubblialine có tác dụng rõ trong mô hình thử nghiệm
này. Tuy nhiên mức độ tác dụng của các alkaloid tinh khiết không bằng phân đoạn
alkaloid chứa chúng [1].
Tác dụng chống đột biến là yếu tố chiếm vị trí quan trọng trong báo cáo về hoạt tính
chống ung thư. Các báo cáo cho biết khi dùng dịch chiết Diệp hạ châu trên tế bào
nuôi cấy nhận thấy chúng làm ngừng hoặc ức chế sự đột biến của tế bào (bao gồm
tế bào gan bị đột biến do chất hóa học). Diệp hạ châu ức chế các enzym phụ trách
sản sinh và phát triển tế bào ung thư hơn là khả năng diệt tế bào ung thư (khảo sát

10


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

với tế bào sarcoma, carcinoma, và lymphoma) [18].
Tác dụng trên gan.
Trong thử nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của P. amarus chống lại tổn thương gan
gây thực nghiệm trên chuột cống trắng, cao cồn của toàn cây (liều uống 100 mg/kg × 7)
đã biểu lộ tác dụng bảo vệ đáng kể thông qua những thông số hóa sinh của huyết
thanh và gan. Phân đoạn chiết với Buthanol có hoạt tính bảo vệ gan cao nhất, liều
uống 50 mg/kg × 7 có tác dụng bảo vệ 35-85%. Phân đoạn chiết với nước có tác
dụng bảo vệ gan nhẹ (20-40%).
Phyllanthin và hypophyllanthin có tác dụng bảo vệ tế bào gan chuột cống trắng
chống tính độc hại tế nào gây bởi carbon tetraclorid và galactosamin.
Theo nghiên cứu tác dụng hạ enzyme gan trên tế bào CaCo 2 thì P. amarus có tác
dụng vượt trội hơn so với P. urinaria [1].
Các nghiên cứu ban đầu trên 22 bệnh nhân viêm gan siêu vi B cho kết quả chỉ sau

30 ngày dùng dịch chiết P. amarus đã sạch hoàn toàn yếu tố bề mặt (HbsAg).
Nhóm nghiên cứu Đan Mạch nhận thấy nếu dùng các dược liệu phối hợp thì cho kết
quả hạ enzyme gan tốt hơn là dùng riêng lẻ [5].
Tác dụng kháng HIV
Các nhà khoa học người Đức nhận thấy dịch chiết nước cũng như dịch chiết cồn của
P. amarus có khả năng ức chế sao chép của HIV-1 trong tế bào Hela CD4+. Một
dịch chiết giàu gallotannin cho thấy có hoạt tính mạnh và các gallotannin geraniin
và corilagin là có hoạt tính mạnh nhất
Ngoài ra các thành phần trong P. amarus có hoạt tính ngăn chặn sự sao chép sớm
torng chu trình sống của HIV-1, ngăn sự hấp thu virus và ức chế RT (enzym sao
chép ngược) của virus.
Nhóm HIV-1 và 2 đề kháng với chất ức chế RT cũng nhạy cảm với amarus [6].
Tác dụng khác
Dịch chiết methanol của P. amarus ức chế sự thương tổn và viêm dạ dày do dùng
ethanol tuyệt đối. Tỉ lệ tử vong, chỉ số loét cũng như chảy máu trong bụng giảm khi
được dùng P. amarus.
Diệp hạ châu đắng có tác dụng loại sạch các gốc tự do và các superoxid, các gốc
hydroxyl và các lipid peroxide. Các phản ứng viêm là do sự bộc phát các chất oxy
hóa từ đại thực bào nên nhiều chất chống oxy hóa có thể hiệu quả trong việc làm
giảm phản ứng viêm, trong đó có viêm dạ dày.

11


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

Một cơ chế khác có thể trong hoạt tính ức chế thương tổn dạ dày do cồn do sự hình
thành một lớp bảo vệ gồm các polyphenol có trong P. amarus với các protein của dạ

dày bằng liên kết kị nước. Ngoài ra P. amarus còn có thể ức chế sự tổng hợp
prostaglandin giống như các thuốc kháng viêm non steroid [7].

3.2. Công dụng
3.2.1.. Công dụng trong y học cổ truyền
Trong dân gian thường dùng lẫn lộn giữa 2 loài diệp hạ châu nên việc phân biệt
trong việc sử dụng không rõ và không được chính thức.
Diệp hạ châu được dùng chữa đau, viêm họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da, lở
ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Ngoài ra còn dùng chữa
bệnh gan, sốt, rắn rết cắn, và dùng cây tươi giã đắp, hoặc dịch ép cây tươi bôi ngoài,
liều lượng không hạn chế [2].
Ở Đông Nam Á cây Diệp hạ châu đắng được ưa dùng hơn. Từ Hải Nam đến
Indonesia, P. amarus dưới dạng thuốc sắc hoặc chè được dùng uống để lợi tiểu và
điều trị bệnh về thận và gan, cơn đau bụng và bệnh hoa liễu, làm thuốc long đờm trị
ho, thuốc hạ sốt, điều kinh và trị tiêu chảy [2].
1/ Chữa nhọt độc sưng đau: cây Diệp hạ châu một nắm với 1 ít muối giã nhỏ, chế
nước chín vào ,vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau (Bách gia trân tàng).
2/ Chữa bị thương ứ máu: lá cành cây Diệp hạ châu và Mần tưới mỗi thứ một nắm
giã nhỏ, chế đồng tiện (nước tiểu trẻ em trai) vào, vắt lấy nước uống, bã đắp. Hoặc
hòa thêm bột Đại hoàng 8-12 g thì càng tốt (hoạt nhân toát yếu).
3/ Chữa bị thương đứt, bị chém, chảy máu: cây Diệp hạ châu với vôi giã nhỏ, đắp
vào vết thương (Bách gia trân tàng).
4/ Chữa lỡ loét thối thịt không liền miệng: lá cây Diệp hạ châu, lá Thồm lồm, bằng
nhau, Đinh hương 1 nụ giã nhỏ đắp
5/ Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính: cây Diệp hạ châu vò, xát nhiều lần, làm
liên tục hàng ngày sẽ khỏi.
6/ Chữa viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt
đau sưng đỏ: cây Diệp hạ châu 40 g, Mã đề 20 g, Dành dành 12 g, sắc uống.
7/ Chữa sốt rét (triệt ngược thang): cây Diệp hạ châu 8 g, Thảo quả, dây Hà thủ ô,
lá Mãng cầu ta tươi, Thường sơn, Dây gắm mỗi vị 10 g, Binh lang, Ô mai, Dây cóc mỗi vị

4g.
Sắc với 600 ml nước, còn 200 ml chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.
12


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

Nếu không hết cơn thêm Sài hồ 10 g.
8/ Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm: cây Diệp hạ châu
1 g, Nhọ nồi 2 g, Xuyên tâm liên 1 g .
Tất cả những vị thuốc trên phải phơi trong râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và
uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (Y học dân gian Ấn Độ).

3.2.2. Các bài thuốc trị bệnh gan.
Bài 1: 20-40 g Diệp hạ châu tươi sao khô, sắc nước uống. Có thể cho thêm chút
nước chanh vào nước sắc, chia uống 4 lần trong ngày.
Bài 2: Diệp hạ châu, Rau má, mỗi thứ một nắm nhỏ sắc uống hàng ngày.
Bài 3: Diệp hạ châu 80 g, Cỏ mần trầu 10 g, Tinh tre 20 g, Lá chanh 20 g, phèn chua
16 g , Nhân trần 60 g, Chi tử 40 g, Hà thủ ô 60 g, dùng 3 l nước sắc đặc lấy nửa lít,
chia đều uống trong 6 ngày.
Bài 4: 30-50 g Diệp hạ châu tươi rửa sạch, ¼ trái thơm tươi sắc lát mỏng, 50-100 g
gan heo tươi xắt lát mỏng ướp chút muối. Xếp từng lớp xen kẽ, chưng cách thủy
trong khoảng 45 phút. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn một lần, liên tục trong 2 tháng.
Bài 5: Diệp hạ châu, cây Lưỡi rắn, Bán chi liên, đồng lượng (10-20 g), sắc nước
uống mỗi ngày.

3.2.3. Sản phẩm trên thị trường
Viên thuốc VG-5 (Cty cổ phần Dược Danapha)

Thành phần mỗi viên: Cao diệp hạ châu 100 mg.
Cao cỏ nhọ nồi

50 mg

Cao nhân trần

130 mg

Cao râu bắp

50 mg

Công dụng: hạ men gan, tăng cường chức năng gan, phục hồi tế bào gan, hỗ trợ
điều trị viêm gan cấp và mãn tính.
Diệp hạ châu (Cty cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar).
Dạng bào chế: viên nang .
Công dụng: bảo vệ tế bào gan.
Trà Diệp hạ châu: do trung tâm nghiên cứu và chế biến cây thuốc thuộc Viện Dược
liệu (Bộ Y Tế) nghiên cứu và đưa vào sản xuất.
Công dụng: là trà thảo mộc, tốt trong việc làm giảm men gan dùng trong các trường
13


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

hợp mụn nhọt, mẫn ngứa, viêm gan siêu vi B.
Viên giải độc Gan HAMEGA: được bào chế từ cao khô Diệp hạ châu đắng với

hàm lương cao (3g), nguồn dược liệu sạchvà chuẩn hóa theo mô hình G.A.P mang
lại tác dụng ưu việt: Giúp giải độc gan do bia rượu, bảo vệ và phục hồi tế bào gan,
góp phần loại trừ dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, thiếu tập trung
sau khi uống. Hamega giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, viêm
gan, xơ gan.
Livsin-94 (Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây)
Dạng bào chế và quy cách đóng gói: viên bao phim, hộp 5 vỉ × 10 viên.
Thành phần: Diệp hạ châu 1500 mg, chua ngút 250 mg, nhọ nồi 250 mg.
Chỉ định: viêm gan do siêu vi B, viêm gan virus và viêm gan mãn. Suy giảm chức
năng gan. Phòng và điều trị xơ gan.
Chống chỉ định: người mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai, người tỳ vị hư hàn, ỉa
chảy.
Phyllanthus Complex
Đóng gói: một chai chứa 120 viên nang.
Công thức: 1 viên chứa
- Cao chiết (lá) Phyllanthus amarus: 200 mg.
- Cao chiết (hạt) Silybum marianum (chứa 80% silymarin): 200 mg.
- Cao chiết (rễ) Taraxacum officinale: 200 mg
Lợi ích: cung cấp tác dụng bảo vệ gan hiệp lực của 3 loại thảo dược trong một công
thức, hỗ trợ cơ chế giải độc pha II của gan và tăng cường hiệu quả của glutathione,
nâng đỡ chức năng của hệ tiêu hóa, túi mật, thận và gan.
Cách dùng: 1 viên hay 2 viên 3 lần/ngày trong bữa ăn hoặc theo hướng dẫn của bác
sỹ.
Diệp hạ châu- BVP (BV pharma).
Thành phần: chất chiết được từ 1660 mg dược liệu khô diệp hạ châu tương đương
250 mg cao khô.
Chỉ định: viêm gan, đau yết hầu, đinh râu, mụn nhọt, viêm thần kinh da, lở ngứa,
sản hậu ứ huyết, trẻ em cam tích, người lớn viêm thận, phù thũng, viêm nhiễm, sỏi
đường tiết niệu.


14


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

Liều dùng: ngày uống 3 lần, mỗi lần 3-4 viên, trẻ em uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên.

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM
4.1. Định tính
DĐVN III có chuyên luận về Diệp hạ châu răng cưa (P. urinaria) với các tiêu chuẩn
điển hình của dược liệu: mô tả vi học, độ tro, định tính [10].
Dự thảo DĐVN IV thì có thêm chuyên luận về Diệp hạ châu đắng (P. amarus).
Một số tiêu chuẩn phân tích P. amarus theo WHO [8]:
Vật lạ: < 1,0%.
Đất cát: không được có.
Sự xâm nhập của côn trùng: (-)
Sự nhiễm bẩn do loài ngậm nhấm: (-)
Độ ẩm:: <8,0% kl/kl
Tro: 7,0% kl/kl
Tro không tan trong acid: tối đa 4,5%
Hàm lượng chất chiết được trong cồn: 12-20% kl/kl
Hàm lượng chất chiết được trong ether dầu hỏa: 1,5-3,2% kl/kl
Hàm lượng chất chiết được trong chloroform: 0,3-1,0% kl/kl
Hàm lượng chất chiết được trong methanol: 10,0 – 18,0% kl/kl
Hàm lượng chất chiết được trong cồn: 12-20% kl/kl.
Phân tích thành phần hóa học: phyllanthin > 0,3% và hypophyllanthin >0,3%
kl/kl bằng HPLC.
Định tính:

Bằng phản ứng hóa học: cho phản ứng (+) với các thuốc thử chung của alkalid
(Bertrand, bourchardat), (+) với TT FeCl3 5% và cho tủa bông với gelatin muối.
Bằng SLKM:
Alkaloid: phải có vết có màu và Rf trùng với vết của nirurin và
(isobubbialin) đối chiếu.
Lignan: Phải có vết có màu và Rf trùng với vết của lignan đối chiếu.

15


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – 2009

Nguyễn Thùy Trang

4.2. Định lượng
Trong nước và trên thế giới có những bài nghiên cứu về định lượng alkaloid, lignan
trong cây P. amarus ứng dụng những kỹ thuật sắc ký hiện đại.
Qui trình định tính và định lượng alkaloid (nirurine, epibubbialine) bằng sắc ký
micel điện động [1].
Trường ĐH Quốc Gia Đài Loan đã phân tích và định tính thành phần lignan trong
cây P. urinaria bằng phương pháp HPLC. [20] Cân 110 g dược liệu, được chiết xuất
với MeOH, lắc phân bố với CHCl 3, và qua một giai đoạn loại tạp bằng cột SPE.
HPLC được triển khai trên máy Agilent (Waldbronn, Germany), cột C8 (150 × 4.6
mm i.d.; 5 μm), sử dụng đầu dò PDA Bruker (Rheinstetten, Germany), phát hiện ở
bước sóng 225 nm. Điều kiện sắc ký ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Điều kiện chạy của phương pháp.

Kết quả là đã xác định được các lignan có trong cây P. urinaria, trong đó có
phyllanthin. Kết quả sắc ký đồ ở hình 2.1


16


×