Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN đầu tư và PHÁT TRIỂN MẠNG 4g ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.85 KB, 54 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
MẠNG 4G Ở VIỆT NAM


- Tình hình đầu tư và phát triển của ngành viễn
thông di động Việt Nam
- Khái quát về thị trường viễn thông di động Việt
Nam
- Lịch sử phát triển của ngành viễn thông di động
Việt Nam
Quá trình phát triển của ngành viễn thông
Ngành viễn thông Việt Nam ra đời từ giai đoạn 19451975. Ngay sau khi giành được chủ quyền, Chính phủ Lâm
thời Việt Nam đã thành lập các cơ quan phụ trách đảm bảo
thông tin liên lạc thông suốt như Bộ Thông tin- Tuyên truyền
(Việt Nam Dân Quốc Công báo số 1 ngày 29/9/1945), Bộ
Tuyên truyền và Cổ động (Việt Nam Dân quốc Công báo số 1
ngày 5/1/1946).
Ngày 8/3/1955, Nha Bưu điện- Vô tuyến điện Việt Nam
được đổi tên thành Tổng cục Bưu điện Việt Nam thuộc Bộ
Giao thông Bưu điện.


Ngày 18/2/1962, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra thông
báo về việc đổi tên Tổng cục Bưu điện Việt Nam thành Tổng
cục Bưu điện- Truyền thanh Việt Nam.
Ngày 21/1/1968, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi tên
Tổng cục Bưu điện- Truyền thanh thành Tổng cục Bưu điện.
Ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước quyết định thành
lập Bộ Văn hoá- Thông tin- Thể thao và Du lịch theo Quyết
định số 244 NQ/NN. Cũng trong năm này, điện thoại cố định


chính thức được cung cấp bởi Tổng Công ty Bưu chính Viễn
thong Việt Nam.
Ngày 30/9/1992, Quốc hội khoá Ĩ, kỳ họp thứ nhất quyết
định đổi thành Bộ Văn hoá- Thông tin.
Ngày 29/04/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính- Viễn
thông Việt Nam trực thuộc Chính phủ.
Ngày 11/11/2002, Chính phủ ra Nghị định số
90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thong. Bộ Bưu chính,
Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng


quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông
tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến
điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả
nước.
Ngày nay, ngành viễn thông có vai trò ngày càng cao đối
với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt
Nam. Không chỉ đóng góp doanh thu lớn cho nền kinh tế quốc
dân, ngành viễn thông còn đóng vai trò quan trọng đối với an
sinh xã hội và an ninh quốc phòng, là một ngành không thể
thiếu phục vụ đời sống của người dân.
Quá trình phát triển của lĩnh vực viễn thông di động
Mặc dù, nhu cầu về thông tin di động tại Việt Nam đã
được manh nha từ những năm 1990 - 1991, song phải đến
tháng 4/1994, với sự ra đời của mạng di động đầu tiên
MobiFone- sản phẩm hợp tác giữa ngành Bưu điện Việt Nam
và hãng ALCATEL, thị trường di động Việt Nam mới thực sự
hình thành.

Lẽ dĩ nhiên, người đi tiên phong khai phá bao giờ cũng
gặp những khó khăn và gian nan hơn người đi sau. Trong hai
năm đầu thành lập, MobiFone thiếu thốn từ vốn đầu tư, kinh


nghiệm quản lý và khai thác mạng, cách thức kinh doanh cho
đến cả vấn đề lựa chọn công nghệ di động. Ở thời điểm đó,
công nghệ mới nhất là GSM (công nghệ thông tin di động mặt
đất) mới chỉ được triển khai ở một vài nước, giá cả lại đắt
hơn. Vì thế, một số người sợ rằng nếu triển khai công nghệ
GSM, chúng ta khó làm chủ được công nghệ và cho rằng nên
chọn công nghệ di động vệ tinh toàn cầu vì có ưu thế về độ
phủ sóng. Mặc dù vậy, cuối cùng, lãnh đạo Tổng cục Bưu
điện và VMS-MobiFone cũng quyết định chọn công nghệ
GSM vì cho rằng cần đi thẳng vào công nghệ hiện đại mới có
thể xây dựng và phát triển vững bền được. Sau đó, các mạng
di động ra đời sau như VinaPhone (1997), Viettel (2004) cũng
đã lựa chọn công nghệ GSM. Thậm chí HT Mobile sau một
thời gian theo đuổi công nghệ CDMA với S-Fone cuối cùng
cũng phải chuyển đổi sang GSM với tên gọi mới là
Vietnamobile.
Từ năm 2005 - 2007, nhiều hãng di động mới gia
nhập thị trường, trong khi đó giá thiết bị mạng GSM giảm
nhanh và sự bùng nổ các loại điện thoại di động từ bình dân
đến cao cấp khiến cho thị trường di động Việt Nam ngày càng
sôi động và cạnh tranh quyết liệt. Nhiều đợt giảm cước và


khuyến mãi khủng được tung ra liên tục khiến lượng thuê bao
tăng với tốc độ “chóng mặt”. Viettel trở thành nhà mạng có

mức tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn này nhờ ưu thế
cạnh tranh giá rẻ và đóng góp công lớn trong việc phổ cập
điện thoại đến người dân Việt Nam, đưa mật độ điện thoại từ
chỗ chỉ ở mức 4% trong năm 2004 lên tới đạt xấp xỉ 100%
trong năm 2008. Thành tích này giúp cho Việt Nam được thế
giới công nhận là một trong những nước có tốc độ phát triển
viễn thông nhanh nhất. Tháng 7/ 2009, Bộ Thông tin và
Truyền thông hoàn thiện Đề án Chiến lược tăng tốc đưa Việt
Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT & TT. Cũng trong
năm này, dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) chính
thức được cung cấp tại Việt Nam
Năm 2010, Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia
có tốc độ phát triển nhanh nhất về viễn thông.
- Cơ sở hạ tầng và các chính sách của Nhà nước
đối với ngành viễn thông di động Việt Nam
Theo cách đánh giá của ITU, hiện trạng phát triển hạ
tầng viễn thông Việt Nam được phản ánh qua các chỉ tiêu về


mật độ điện thoại cố định, điện thoại di động và một số chỉ
tiêu khác.
Hạ tầng điện thoại cố định
Điện thoại cố định được đưa vào thương mại hoá ở Việt
Nam từ năm 1990 và từ đó đã có những sự phát triển nhanh
chóng với số lượng thuê bao lớn, có giai đoạn hầu như hộ dân
nào cũng sở hữu thuê bao điện thoại cố định. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển của điện thoại di động và các mạng thông tin
di động có giá cước rẻ và tính tiện lợi cao, số lượng thuê bao
điện thoại cố định đang ngày một sụt giảm dần. Đây cũng là
xu hướng chung trên thế giới.

- Mật độ máy và số lượng thuê bao dùng điện thoại
cố định tại Việt Nam (đon vị: máy/100 dân, thuê bao)
Hạ tầng điện thoại di động
Theo thống kê của Cục Liên minh Viễn thông thế giới
(ITU), năm 2014 Việt Nam có mật độ điện thoại di động là
147,1 máy/ 100 dân. Quốc gia có mật độ sử dụng điện thoại
cao nhất là Macao với 322,59 máy/ 100 dân, tiếp theo là
Hongkong với 233,62 máy/100 dân. Trong khi đó mật độ điện


thoại ở Nhật Bản là 120,23 máy/ 100 dân, Trung Quốc đại lục
là 92,27 máy/ 100 dân và ở Hàn Quốc là 115,80 máy/ 100
dân. Điều này phản ánh mức độ sử dụng điện thoại di động ở
Việt Nam khá cao, nhiều hơn cả một số quốc gia phát triển
mạnh về lĩnh vực viễn thông. Tốc độ tăng trưởng về mật độ
điện thoại của Việt Nam là rất nhanh trong giai đoạn từ 20062011 và sau đó mức độ biến động không lớn nhờ vào giá
thành dịch vụ viễn thông ngày càng rẻ, người dân dễ dàng tiếp
cận hơn. Cùng với đó là sự phát triển về thiết bị đầu cuối, đặc
biệt là các dòng điện thoại giá rẻ của Nokia, các hang điện
thoại từ Trung Quốc đã góp phần làm bùng nổ vè số lượng
thiết bị được sử dụng tại Việt Nam.
Về số lượng thuê bao di động thì năm 2014 Việt Nam đã
có đến 136,15 triệu thuê bao, là một trong 10 quốc gia có số
lượng thuê bao di động lớn nhất thế giới. Sở dĩ số lượng thuê
bao vượt quá cả mức dân số là do chính sách giá bán tại thị
trường quy định và quản lý thông tin thuê bao chưa tốt, dẫn
đến việc có một phần không nhỏ các thuê bao ảo, được sử
dụng thay cho việc nạp cước điện thoại hàng thàng. Từ năm
2016 đến nay, nhờ cách thức quản lý chặt chẽ hơn của các nhà
mạng mà số lượng thuê bao di động đã giảm đáng kể, tính đến



hết tháng 8/ 2016 là có hơn 128,3 triệu bao, trong đó thuê bao
mạng Viettel chiếm tới hơn 19,5%, theo thông tin từ Bộ TT &
TT. Trong đó, số lượng thuê bao 3G là 36 triệu (30%). Đây là
một trong những yếu tố làm tăng sức thu hút đầu tư của nước
ngoài vào viễn thông Việt Nam.
Hạ tầng dịch vụ Internet
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ dân số sử dụng Internet
cao với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Có được điều này là
nhờ việc phát triển hạ tầng phục vụ cho đường truyền Internet
ngày càng phát triển và giá thành liên tục giảm, giúp người
dân tiếp cận tốt hơn với dịch vụ Internet. Cùng với đó là giá
thành của các thiết bị thông minh như máy vi tính, máy tính
xách tay, điện thoại thông minh cũng ngày càng giảm và dễ
dàng tiếp cận hơn.
- Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam
Có thể thấy được tỷ lệ dân cư sử dụng Internet của Việt
Nam tăng trưởng với tốc độ rất cao, từ mức 26,55% dân số sử
dụng năm 2010, chỉ sau 4 năm tỷ lệ này đã lên đến 43,90%.
Lượng thuê bao đăng ký dịch vụ Internet cũng tăng trưởng
nhanh, đặc biệt là năm 2013 với mức tăng lên đến 24%. Một


phần có được kết quả này là do dân số của Việt Nam là dân số
trẻ, sẵn sang và tiếp xúc rất nhanh với công nghệ, đặc biệt là
việc kết nối và sử dụng Internet.
Chính sách Nhà nước đối với ngành viễn thông di
động Việt Nam
Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các quy định

pháp luật chuyên ngành, bao gồm Luật Viễn thông được ban
hành năm 2009, Nghị định số 25/2011/NĐ- CP ngày
06/04/2011 hướng dẫn Luật Viễn thông, các Quyết định,
Thông tư điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ viễn thông như các
quyết định về giá cước, kết nối, quản lý tài nguyên viễn
thông.
Ngoài ra, ngày 27/07/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 32/2012/QĐ- TTg, phê duyệt Quy hoạch
phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.
- Các doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động tại
Việt Nam và tình hình đầu tư và phát triển công nghệ 4G
Hiện nay, trên thị trường viễn thông Việt Nam có 05
doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ viễn thông di động


bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh khác như: điện thoại cố
định, dịch vụ Internet băng thông rộng, bán lẻ, truyền hình và
giải pháp CNTT. Trong số các doanh nghiệp trên, thị phần chủ
yếu thuộc về 03 doanh nghiệp có vốn của Nhà nước và có
thâm niên trong thị trường di động Việt Nam là Viettel,
Mobifone và VNPT- VinaPhone, hai nhà mạng còn lại là
Vietnam Mobile và Gmobile chiếm thị phần nhỏ hơn và ít
được ưa chuộng hơn.
-Các doanh nghiệp viễn thông di động trên thị
trường Việt Nam

T
T

Doanh


nghiệp
1

Các

dịch

vụ

thành lập cung cấp

Tập đoàn
Bưu

Năm

chính

viễn

thông

Việt

Nam

- Vinaphone

1995


Dịch vụ điện
thoại

cố

định

Dịch vụ viễn thông
di

động
Dịch vụ Internet

băng

thông

rộng


Dịch vụ truyền hình
tương

tác

- Bán lẻ thiết bị
Cung cấp các giải
pháp CNTT
Dịch

thông

Tổng
2

Công ty viễn
thông

vụ
di

viễn
động

Dịch vụ truyền hình
1993 KTS
Bán

Mobifone

lẻ

thiết

bị

Cung cấp các giải
pháp CNTT

3


Tập đoàn
viễn

thông

quân

đội

Viettel

2005

Dịch
thoại

vụ
cố

điện
định

Dịch vụ viễn thông di
động
Dịch vụ Internet băng
thông

rộng


Dịch vụ truyền hình
cab


Bán

lẻ

thiết

bị

Cung cấp các giải
pháp CNTT
Công ty
Cổ
4

Dịch

phần

viễn thông Hà
Nội-

thông
2001

vụ
di


viễn
động

Dịch vụ Internet băng
thông

rộng

Vietnammobil

Cung cấp các giải

e

pháp CNTT
Công ty

Cổ
5

phần

viễn thông di
động
toàn

cầu-

Cung cấp dịch

2008 vụ viễn thông di
động

Gmobile

Trong số các doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động
tại thị trường viễn thông Việt Nam, có 04 doanh nghiệp đang
cung cấp dịch vụ viễn thông di động với các nền tảng công


nghệ 2G và 3G bao gồm VNPT, Viettel, Mobifone,
Vietnammobile, trong khi Gmobile chỉ cung cấp dịch vụ di
động công nghệ 2G.
Vinaphone
Tháng 4/1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam chính thức được thành lập theo mô hình Tổng Công ty
91, trực thuộc Chính phủ và Tổng cục Bưu điện với tên giao
dịch quốc tế viết tắt là VNPT, chính thức tách khỏi chức năng
quản lý nhà nước và trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh,
quản lý khai thác và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn
thông. Năm 2006, VNPT chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn
và trở thành Tập đoàn kinh tế chủ đạo của Nhà nước trong
lĩnh vực BCVT & CNTT, kinh doanh đa ngành cả trong nước
và quốc tế, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, làm
nòng cốt để BCVT & CNTT Việt Nam phát triển và hội nhập
quốc tế. Ngày 12/10/2009, VinaPhone- đơn vị cung cấp dịch
vụ di động thuộc VNPT đã trở thành nhà mạng đầu tiên tại
Việt Nam cung cấp dịch vụ 3G. Đầu tháng 11 năm 2016,
VinaPhone tiếp tục giữ vị trí tiên phong khi là nhà mạng đầu
tiên triển khai mạng 4G tại Phú Quốc, 5 ngày sau khi được Bộ

TT &TT cấp giấy phép, mở đầu cho chiến lược phủ sóng 4G


tới toàn bộ các tỉnh thành trên cả nước, bắt đầu từ Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và 10 tỉnh trọng điểm khác. Tốc độ
truy cập internet trung bình của Vinaphone 4G đạt từ 50 đến
80 Mb/s. So với tốc độ trung bình của mạng 3G, tốc độ truy
cập mạng của Vinaphone 4G cao hơn 7 đến 10 lần. Tốc độ
truy cập internet tối đa của Vinaphone 4G có thể đạt tới 300
Mb/s. Đồng thời, VinaPhone cũng đưa ra nhiều gói cước 4G
phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng.
`Viettel
Viễn thông Việt Nam hiện nay có thể xếp vào nhóm phát
triển so với các quốc gia trên thế giới là nhờ một phần công
sức không nhỏ của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
Điện thoại di động bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào năm
1993, nhưng chỉ đến năm 2005, khi Viettel đã tham gia thị
trường thì mới tạo nên một cuộc cách mạng, làm thay đổi lớn
ngành viễn thông đất nước (Viettel tham gia thị trường viễn
thông cuối năm 2004 nhưng đến năm 2005 mới thực sự bứt
phá) bằng ưu thế cạnh tranh giá rẻ, đưa mật độ điện thoại từ
chỗ chỉ ở mức 4% trong năm 2004 lên tới đạt xấp xỉ 100%
trong năm 2008. Sau 12 năm kể từ “cách mạng alô”, dù không
phải là nhà mạng đầu tiên được cấp phép triển khai 4G nhưng


Viettel vẫn quyết tâm lấy lại được thứ hạng của Việt Nam
trong ngành viễn thông trên thế giới, cũng như đưa hạ tầng
viễn thông đi trước, chuẩn bị cho sự phát triển của đất nước
và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với một

“chiến dịch” 4G “vô tiền khoáng hậu”. Sở dĩ nói vậy là bởi
để đầu tư một hạ tầng mạng lưới viễn thông, các doanh
nghiệp trong nước cũng như trên thế giới cần ít nhất là 10
năm. Nhiều doanh nghiệp viễn thông đầu tư theo kiểu nhỏ
giọt, đầu tư vào thành thị trước, thu hồi đủ vốn mới đầu tư
tiếp ra vùng nông thôn, thậm chí bỏ trống vùng sâu, vùng xa.
Ngay chính Viettel được vốn nổi tiếng là nhanh về tốc độ triển
khai mạng lưới cũng cần tới 4 năm để hoàn thành mạng 2G
tại Việt Nam, 8 năm để hoàn thành mạng 3G; thế mà đối với
công nghệ hiện đại 4G, chỉ trong vòng 6 tháng, gần như
Viettel đã hoàn thiện phủ sóng mạng lưới toàn quốc, tới 704
quận, huyện, tương đương với gần 99% tổng số quận, huyện,
trong đó có tới hơn 100 huyện biên giới. Không chỉ triển khai
hạ tầng ở các khu vực thủ phủ tỉnh hay trung tâm huyện,
Viettel còn đưa sóng 4G tới gần 6.300 xã trên toàn quốctương đương 70% số xã; trong đó có nhiều xã ở vùng sâu,
vùng xa, biên giới và hải đảo. Rất nhiều vị trí đặc biệt trên


lãnh thổ Việt Nam cũng đã có sóng 4G của Viettel, đó là các
xã cực đầu của Tổ quốc như: Xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau); xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang);
ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia tại xã Bờ Y
(huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) hay đỉnh núi Phan-xi-păng
cao nhất được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” tại huyện
Sa Pa (tỉnh Lào Cai).
Tốc độ triển khai như vậy của Viettel chính là xuất phát
từ tầm nhìn của lãnh đạo tập đoàn. Theo phó tổng giám đốc
Viettel Tào Đức Thắng thì ngay từ những ngày đầu, lãnh đạo
Viettel đã xác định phải xây dựng một hạ tầng cáp quang rộng
khắp, là cơ sở để triển khai công nghệ băng thông rộng. Vì thế

đến nay, Viettel đã có 320.000 km cáp quang tại Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, với hơn 36.000
trạm BTS 4G, chỉ riêng hạ tầng của Viettel đã đủ để đưa Việt
Nam vào tốp 20 quốc gia có hạ tầng 4G hiện đại nhất, chất
lượng nhất, mật độ phủ dân cư tốt nhất theo chuẩn quốc tế.
Công nghệ 4G mà Viettel sử dụng là công nghệ 4TX/4RX (4
thu, 4 phát) hiện đại hơn hẳn so với công nghệ 4G phổ biến
hiện nay trên thế giới là 2TX/2RX (2 thu, 2 phát). Hiện chỉ có


chưa tới 10% số nhà mạng trên thế giới sử dụng được công
nghệ này.
Nếu kể cả Việt Nam, Viettel đã triển khai mạng 4G ở 7
quốc gia, là các thị trường Viettel đang đầu tư, kinh doanh.
Bên cạnh thế mạnh về vốn, kinh nghiệm triển khai nhanh,
Viettel có thêm một thế mạnh mới về công nghệ khi đã tự
nghiên cứu, sản xuất được trạm BTS 4G, dần thay thế thiết bị
nhập khẩu.
Mobifone
Ngày 16/4/1993, mạng di động đầu tiên của Việt Nam ra
đời với thương hiệu MobiFone với tên gọi ban đầu là Công ty
thông tin di động, là sản phẩm hợp tác giữa VNPT với công ty
Comvik của Thuỵ Điển. Khi MobiFone vẫn đang phát triển
tốt thì Tổng cục Bưu điện và VNPT quyết định xây dựng
mạng di động thứ 2 là VinaPhone, hoàn toàn do phía Việt
Nam quản lý và xây dựng. Sở dĩ đưa ra quyết định này vì lãnh
đạo ngành BCVT nhìn nhận rằng chắc chắn nhu cầu dịch vụ
thông tin di động tại Việt Nam sẽ bùng nổ, nhưng Comvik
cam kết chỉ đầu tư 130 triệu USD cho MobiFone trong vòng
10 năm. Mức đầu tư này rất hạn chế và không thể đáp ứng sự



phát triển của hệ thống thông tin di động Việt Nam. Ngày
01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty
Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ TT & TT, kinh doanh
trong các lĩnh vực: dịch vụ viễn thông truyền thống, VAS,
Data, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách
hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và
phân phối và đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam, MobiFone là
một trong ba mạng di động lớn nhất với hơn 30% thị phần.
Năm 2016, doanh thu toàn Tổng công ty Mobifone đạt 38.439
tỷ đồng, tăng 14,5% và vượt 7,2% kế hoạch, lợi nhuận đạt
5.204 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch. MobiFone cũng chính
thức cung cấp dịch vụ 3G từ năm 2009.
Trong cuộc đua 4G giữa 3 “ông lớn” là VNPT, Viettel và
MobiFone thì cán cân đang nghiêng mạnh về phía VNPT và
Viettel. Hai nhà mạng này đang rất sẵn sàng cho việc thương
mại hóa 4G trên toàn quốc, còn tốc độ triển khai mạng 4G của
MobiFone vẫn đang rất chậm chạp khi vẫn đang ở giai đoạn
thử nghiệm dù đã được cấp phép từ tháng 10/ 2016 và đích
thân Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã nhắc nhở
lãnh đạo MobiFone cần chỉ đạo ráo riết việc triển khai 4G.
Trước đó, tại thời điểm nhận giấy phép 4G, MobiFone cho


biết họ đã xây dựng được 4.500 trạm phát sóng 4G và dự kiến
con số này sẽ là 30.000 trạm phát sóng 4G giai đoạn 2017 2018.
Tuy nhiên, hoạt động nâng cấp lên mạng viễn thông di
động 4G của MobiFone lại thu hút sự quan tâm đáng kể của
các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân MobiFone cũng luôn

xem xét việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài có thế
mạnh về công nghệ. Comvik- đối tác chiến lược cũ của
MobiFone đã ngỏ ý muốn quay lại đầu tư vào công ty, ngoài
ra còn nhiều hãng viễn thông nước ngoài như Vodafone,
France Telecom, Singtel, Telenor… đã đến Việt Nam từ năm
2006 mở văn phòng đại diện, chờ đợi cơ hội tham gia cổ phần
hóa MobiFone. Tuy nhiên, tháng 1 năm 2017, mạng di động
lớn nhất Hàn Quốc là SK Telecom đã ký được hợp đồng phát
triển hệ thống mạng LTE tại Việt Nam với Mobifone. Theo
hợp đồng này, SK Telecom sẽ cung cấp cho Mobifone giải
pháp để thiết kế và xây dựng hệ thống LTE đến năm 2020,
đồng thời hợp tác phát triển mạng 5G, IoT (Internet of
Things) và các giải pháp giá trị gia tăng khác. Các thỏa thuận
tương tự đã được ký giữa SK Telecom với hơn 10 hãng viễn


thông của Trung Quốc, Nga, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan
và Mông Cổ.
Theo lãnh đạo Bộ TT&TT thì thị trường viễn thông di
động cũng nằm trong cơ chế điều chỉnh của Luật Đầu tư và
theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO,
doanh nghiệp nước ngoài được quyền sở hữu 49% cổ phần tại
Mobifone. Như vậy, nếu Mobifone lên sàn, cơ hội sẽ thuộc về
các doanh nghiệp ngoại và việc Mobifone đón nhận 1 lượng
vốn lớn cùng trình độ công nghệ tiên tiến sẽ tạo bước phát
trong phát triển của mình và thị trường viễn thông di động.
Gmobile
Gmobile ban đầu có tên thương hiệu là Beeline, là liên
doanh giữa Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu Gtel (thuộc Bộ
Công an) và Công ty Viễn thông Vimpelcom (Liên bang Nga),

sở hữu giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông và
Internet. Sau hơn 3 năm đầu tư, vào năm 2012, Vimpelcom
bán lại toàn bộ cổ phần cho đối tác Gtel Mobile và rút khỏi thị
trường. Gtel tiếp quản toàn bộ hạ tầng viễn thông của mạng di
động Beeline và đổi tên thành Gmobile. Thông tin từ Bộ
Thông tin và Truyền thông cho biết, trong tổng số hơn 128,3


triệu thuê bao điện thoại di động có trên mạng tính đến hết
tháng 8/2016 thì Gmobile có gần 5,9 triệu thuê bao. Đối với
hoạt động đầu tư và phát triển mạng viễn thông 4G, từ đầu
Gmobile đã không tham gia xin thử nghiệm nhưng bất ngờ lại
được cấp phép. Nhiều khả năng, Gtel sẽ liên doanh với một
đối tác nước ngoài, cụ thể là nhà mạng Comvik International
của Thụy Điển để triển khai việc đầu tư, kinh doanh hạ tầng
mạng viễn thông 4G với nguồn vốn đầu tư vào khoảng 2 tỷ
USD. Nhà mạng này từng là đối tác chiến lược với MobiFone
trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thời gian từ 1995 - 2005,
là đối tác mang MobiFone lên đẳng cấp mới, tầm mới, thành
một trong 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam.
Vietnammobile
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội – Hanoi Telecom
thành lập ngày 02/5/2001, có vốn điều lệ là 1,600 tỷ VNĐ và
được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ
viễn thông cố định, di động, internet, VOIP, điện thoại đường
dài trong nước và quốc tế như các tập đoàn viễn thông lớn
khác tại Việt Nam. Tháng 10 năm 2016, Vietnamobile chính
thức chuyển đổi hình thức hoạt động kinh doanh trở thành
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile, với hai



cổ đông chính là Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Hanoi
Telecom và Tập đoàn Viễn thông châu Á Hutchison thuộc CK
Hutchison Holdings, với kinh nghiệm kinh doanh viễn thông
tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện tại, Vietnammobile tập trung phát triển mạng 2G và
3G chất lượng. Theo lãnh đạo công ty bà Elizabete Fong thì
quả thật 4G là công nghệ tiên tiến cần hướng tới. Tuy nhiên tỷ
lệ smartphone hỗ trợ 4G ở Việt Nam vẫn chưa nhiều, tập
trung ở khu vực thành thị, tính chung cả nước tỷ lệ này mới
chỉ đạt 4-5%. Vậy nên theo bà thì 3G vẫn là công nghệ được
sử dụng phổ biến và dễ tiếp cận hơn. Trong vòng 2 năm tới,
khi các thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G phát triển mạnh mẽ và phổ
biến hơn ở Việt Nam thì lúc đó Vietnamobile triển khai 4G
cũng không phải là quá muộn.
Cũng theo bà Fong, thị trường Việt Nam vẫn còn rất
nhiều cơ hội cho mạng 3G, đặc biệt là các vùng nông thôn và
đây là tiềm năng để phát triển thị trường đối với
Vietnamobile. “Tốc độ là rất quan trọng nhưng dịch vụ gì nhà
mạng mang lại cho khách hàng để họ trải nghiệm tốt nhất trên
nền tảng công nghệ đó còn quan trọng hơn”. Vietnamobile
đang tích cực triển khai hạ tầng mạng lưới 3G trên toàn quốc


sau khi được đối tác Hutchison Telecommunications đầu tư
khoản tiền 450 triệu USD năm 2016, trong phần lớn số tiền đã
giải ngân đều được tập trung vào hạ tầng mạng lưới. Với việc
đầu tư này, Vietnamobile sẽ đẩy mạnh phủ sóng 3G đạt chỉ
tiêu phủ sóng khoảng 90% dân số vào cuối năm 2017.
Hiện tại Vietnammobile chưa có giấy phép cung cấp

dịch vụ viễn thông di động 4G. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty
cho biết hạ tầng và thiết bị của nhà mạng này đã ở trong trạng
thái sẵn sàng để chuyển đổi sang 4G, và chỉ cần có giấy phép
là có thể triển khai rất nhanh. Vietnammobile đang kỳ vọng
Chính phủ cũng như Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ áp dụng
chính sách trung lập về công nghệ, nghĩa là các nhà mạng có
thể sử dụng những băng tần đã được cấp phép để triển khai
cho những công nghệ mới như 4G. Theo đó, Vietnamobile sẽ
được triển khai 4G trên băng tần 2100 MHz mà nhà mạng
đang có, thay vì phải chuyển đổi sang băng tần 1800 MHz
như 4 nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone và Gtel.
- Những thế mạnh tương đồng làm nền tảng cho hoạt
động đầu tư phát triển 4G giữa Việt Nam và Hàn Quốc
- Ngành viễn thông phát triển nhanh


Ngành viễn thông Việt Nam được đánh giá là có tốc độ
phát triển nhanh. Hiện số lượng thuê bao di động cả nước có
khoảng 122 triệu, với mật độ thuê bao di động vẫn rất cao:
140 thuê bao/ 100 dân, cùng với đó là hạ tầng mạng lưới viễn
thông, Internet hoạt động khá ổn định. Số lượng thuê bao
Internet băng thong rộng ước đạt khoảng 7,6 triệu thuê bao,
tương đương mật độ 40 thuê bao/100 dân. Số lượng thuê bao
cố định tiếp tục giảm chậm, ước còn khoảng 5,9 triệu thuê
bao, 94% diện tích cả nước đã được phủ song di động (Bộ TT
&TT, 2015).
Sau tái cơ cấu VNPT, với việc tách Mobifone ra thành
Tổng Công ty Viễn thong Mobifone đã hình thành thị trường
viễn thông cạnh tranh lành mạnh theo tinh thần Quyết định số
32 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch thị trường Viễn

thông Việt Nam đến năm 2020. Cùng với việc tăng cường,
củng cố thị trường trong nước, các doanh nghiệp viễn thông
tiếp tục thực hiện tốt các dự án đầu tư ra nước ngoài, tập trung
vào một số thị trường như Lào, Campuchia, Peru,
Mozambique… Với những thay đổi này, thị trường viễn thông
đã tương đối đáp ứng được Quy hoạch viễn thông quốc gia
đến năm 2020, giữ số lượng vào khoảng 4- 5 nhà mạng, tạo


×