Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thực trạng Hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư SXKD tại Cty XNK và đầu tư IMEXIn Hà Nội giai đoạn ( 2000 – 2004)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.49 KB, 38 trang )

Lời mở đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay,với cơ chế hạch toán
kinh doanh, để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh sôi động, các cơ sở ,
đơn vị sản xuất nói chung và các đơn vị sản xuất kinh doanh cá nhân nói
riêng phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động
có lãi. thực hiện yêu cầu đó bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hơn
tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh,từ khi bỏ vốn đến khi
thu hồi vốn về.
Để quản lý vốn hiệu quả và tốt nhất, đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh hay dịch vụ của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói
chung đều phải sử dụng đồng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó
kế toán được coi là công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong nền kinh
tế thị trường.Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt trong nền kinh
tế thị trường ngày nay cần quan tâm tới nhìều vấn đề như nghiên cứu thị
trường,tổ chức sản xuất kinh doanh,quảng cáo,xúc tiến bán hàng… Tuỳ theo
loại hình doanh nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội ở từng nơi và loại hình
doanh nghiệp,ngành nghề kinh doanh khác nhau mà đơn vị có thể chú trọng
hơn vào khâu nào trong hoạt động kinh doanh của mình.Những chi phí liên
quan đến khâu tiêu thụ là chi phí bán hàng, những chi phí liên quan tới quản
lý là chi phí quản lý .Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để
thực hiện mục tiêu đó doanh nghiệp cần tối thiều hoá chi phí và tăng lợi
nhuận.Trong thời gian qua, em được thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất và
Xuất Nhập Khẩu Đoàn Kết 1, đối diện với thực trạng quản lý kinh tế, kết
hợp với lý luận và sự tìm hiểu thực tế quá trình hạch toán tài chính tại công
ty đã giúp em có cái nhìn thực tế hơn về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ngày nay.
Phần I Tổng quan về công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Khởi sự xây dựng và phát triển của công ty TNHH Sản Xuất và Xuất
Nhập Khẩu Đoàn Kết 1 là ông Bùi Đắc Lập- hiện là giám đốc công ty . Tiền
thân là đơn vị sản xuất nhỏ tự phát.Từ những năm 1985 -1990, sản phẩm của


công ty chủ yếu là sản xuất thang, sào, cần câu, trường kỷ, giường, bàn ghế,
khung nhà bằng tre, trúc, nứa có giá trị thấp, mẫu mã sản phẩm không đa
dạng, thu hút ít lao động tham gia, các hộ trong làng vẫn chủ yếu sống bằng
phát triển trồng trọt, chăn nuôi, một phần thu nhập từ nghề thủ công truyền
thống của làng.
Trước nguy cơ hoạt động sản xuất mây tre đan có thể bị mai một,thực tế
đặt ra yêu cầu phai tìm cách phát triển mới cho làng nghề. Nhận thấy nhu
cầu thị trường về các sản phẩm thủ công gia dụng như thang, sào, cần câu, ...
đang ngày càng bị thu hẹp, giá trị sản xuất không cao, trong khi nhu cầu về
các mặt hàng trang trí nội ngoại thất bằng mây, tre, trúc, nứa, ... lại đang
tăng nhanh, nhất là những sản phẩm như giường tủ, trường kỷ, bàn ghế,
tranh tre, ... có chất lợng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phong phú, đa dạng.
Đây chính là hướng cần phát triển mới của công ty trong thời gian tới.
Doanh nghiệp đã tập trung công nghiên cứu tâm lý khách hàng, tìm hiểu thị
trường, cả thị trường cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm và thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Vì muốn có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hình thức
phong phú, đa dạng, giá thành rẻ, phù hợp với khả năng và thị hiếu của
khách hàng thì yêu cầu về nguyên vật liệu là rất quan trọng. Vì vậy, ngay từ
năm 1989 công ty đã tiến hành của cán bộ các rừng khai thác nguyên vật
liệu tre, trúc, nứa, luồng, ... để tìm hiểu quá trình sinh trưởng, phát triển của
những loại cây này, nguyên vật liệu nào có đặc tính tốt, muốn chọn mua để
sản xuất thì chọn vào thời gian nào cho phù hợp ... Để thực tế hơn doanh
nghiệp đã cử người trực tiếp tham gia sản xuất trồng và chăm sóc rừng tại
những nơi này, vừa làm vừa nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm.
Năm 2003, Công ty TNHH Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Đoàn Kết 1 ra
đời.Xưởng Sản xuất của Doanh nghiệp đặt tại Km 28, Quốc lộ 6A, khu
Công nghiệp Trường Yên, H. Chương Mỹ, Hà Tây .Loại hình công ty: Trách
nhiệm hữu hạn.Sản phẩm ban đầu vẫn là các sản phẩm thủ công truyền
thống như giường, tủ, bàn, ghế, ... nhưng đã có sức mạnh cạnh tranh hơn do
doanh nghiệp mua được nguyên liệu có chất lượng tốt, giá rẻ, sản phẩm có

mẫu mã đa dạng, phong phú, vừa kết hợp nét truyền thống, dân dã lại vừa có
nét duyên dáng, lịch sự và hiện đại, phù hợp vho cả người tiêu dùng ở nơi
sang trọng như khách sạn, nhà hàng và cả những người dân khác. Vì vậy,
sản phẩm của cơ sở sản xuất đã có ấn tượng với khách hàng, nhiều khách
hàng đã tìm đến và đặt mua.Sau khi thành lập, khách hàng của cơ sở đã
nhiều, trong đó có cả khách hàng nước ngoài, nhu cầu về vốn, mặt bằng sản
xuất, nhân công ngày càng lớn, doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất và thuê
thêm nhiều nhân công.
Hiện nay công ty đã có tổng diện tích sản xuất là hơn 5000m2, lao
động có tay nghề cao, sản phẩm do cơ sở sản xuất đã có mặt ở một số thị
trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, EU, trong đó chủ yếu là thị trường
EU, thị trường trong nước là Hà nội, Quảng ninh, Hải dương, Điện biên ...
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Sản xuất và Xuất Nhập Khẩu Đoàn Kết.
Công ty TNHH Sản Xuất và Xuât Nhập Khẩu Đoàn Kết 1 ngoài việc
cung cấp 80% sản phẩm mây, tre đan cho các Công ty Thương mại trong
nước, còn bán được 20% sản phẩm cho các Văn phòng Thương mại đại diện
cho nước ngoài tại Việt Nam. Thời gian làm việc bình quân là 8 tiếng/ ngày,
từ 25 đến 28 ngày/ tháng.Người lao động hưởng lương theo nhiệm vụ được
giao và sản lượng sản phẩm từng loại hoàn thành.
Đặc biệt, mỗi năm Công ty có vài chục lượt khách nước ngoài đến tham
quan và mua hàng, từng bước tạo được ấn tượng tốt đẹp của bạn hàng trong,
ngoài nước, nâng cao giá trị sản xuất, xuất khẩu tạo việc làm cho hàng nghìn
lao động địa phương và các vùng lân cận.
Để sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều bước từ
khâu chọn mua nguyên liệu phơi tái. Sau đó cho vào bể ngâm hoá chất
chống mối mọt thời gian ngâm 10 ngày để cho tre ngấm đều hoá chất, khi ta
vớt tre ra để nghiến mấu cạo vỏ dùng giấy giáp đánh bóng, phơi tre khô, sau
đó ta đưa tre vào lò, dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy mầu, công việc hun
lấy mầu đã song, ta đưa tre ra khỏi lò để cho nguội, đưa lên uốn thẳng, muốn

sản phẩm mầu nâu tây hay nâu đen, do thị hiếu của khách hàng có yêu cầu.
Khi đi vào đóng đồ những người thợ cả, chọn nguyên vật liệu để cắt ra các
mặt hàng sao cho phù hợp những sản phẩm được ra đời.
Màu sắc của sản phẩm có nhiều loại màu nâu tây, bóng mờ, mầu đen là cách
pha chế sơn PU.
+Quy trình sản xuất
Bước 1: Nguyên liệu tre, nứa sau khi nhập về tiến hành chặt bỏ đầu mặt,
phân loại và bó thành từng bó. Ngâm tre nứa trong vòng 6-12 tháng để xử lý
nước ngọt và khử mối mọt.
Bước 2: Sau khi ngâm, vớt tre nứa lên, phơi khô
Bước 3: Tước bỏ phần dư thừa, chẻ thành từng nan mỏng.
Bước 4: Trần nan và làm sản phẩm thô theo mẫu mã và thiết kế. Dùng keo,
cốn, bột đá để gắn két các nan với nhau. Sau đó dùng máy trà, giấy giáp bào
mài làm nhẵn sản phẩm từ 5-7 lần. Trong đó mỗi lần mài lại thực hiện keo,
cốn, bột đá.
Bước 5: Thực hiện phun PU hoặc tinh dầu theo màu sắc và mẫu đặt hàng.
Đối với hàng gắn trứng, thực hiện làm sạch vỏ trứng bằng phương pháp
nướng hoặc đốt cổ truyền.
Bước 6: Sản phẩm đã được hoàn thiện tiến hành kiểm tra chất lượng lần
cuối, chọn lọc những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tiến hành đóng gói và xuất
kho. đình trong thôn*Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ
nghệ từ mây tre trúc ...của công ty
Cung ứng
Với mỗi đối tác, khách hàng, công ty đều có phương thức cung ứng sản
phẩm khác nhau như:
+ Khách trong nước
+ Khách quốc tế
+ Khách thanh toán ngay
Công ty có danh sách mẫu các loại sản phẩm có gắn mã số, ký hiệu, hình
ảnh, thông tin, đơn giá ... gửi cho các đối tác nghiên cứu, định lượng nhu cầu

hoặc có các yêu cầu cần chỉnh sửa. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của đối
tác (thường là các công ty trung gian của Việt Nam chuyên về xuất nhập
khẩu), công ty sẽ phân bổ cho các tổ, đội sản xuất để triển khai thực hiện,
đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng, chất lượng, mẫu mã
sản phẩm ...
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở tyCông ty TNHH Sản Xuất và Xuất
Nhập Khẩu Đoàn Kết 1
Công ty TNHH Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Đoàn Kết 1 là tổ chức kinh tế
có tư cách pháp nhân, có con dấu hoạt động riêng, đã mở tài khoản tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để giao dịch.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp theo phương thức trực
tuyến chức năng.
Sơ đồ bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 1.3
Giám đốc
Phó Giám Đốc
Kinh doanh

*Giám đốc công ty: là người đại diện trước pháp luật của công ty , đồng thời
là người điều hành hoạt động cao nhất trong doanh nghiệp.Giám đốc giao
công việc và các kế hoạch cho các phó Giám đốc, phòng tài chính kế toán và
phòng xuất nhập khẩu.
*Phó Giám Đốc: Các phó giám đốc nắm bắt tình hình thực tế,tình hình kinh
doanh của công ty ,giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ
quyền của giám đốc.Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ
được giao, thay mặt giám đốc ký các giấy tờ khi được uỷ quyền
*Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh cho các bộ
phận sản xuất và bán hàng khi có các hợp đồng kinh tế.Phòng xuất nhập
khẩu trực tiếp gặp gỡ với khách hàng, tìm kiếm đơn đặt hàng và làm các thủ
tục giao dịch giấy tờ có liên quan đến kinh doanh của công ty sau đó trình

lên giám đốc xét duyệt.
*Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ số vốn của công
ty,chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh
tế của nhà nước.Kiểm tra việc chi tiêu thường xuyên của công ty,tăng cường
công tác quản lý vốn , sử dụng có hiệu quả và bảo toàn , phát triển nguồn
vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Phó Giám Đốc
Hành chính
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng
Hành Chính
Phòng Tài
Chình Kế
toán
*Phòng hành chính : Có nhiệm vụ mua sắm các trang thiết bị hành chính
phục vụ cho việc sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp.
Giám đốc sẽ giữ trách nhiệm quản lý chung và phân công trách nhiệm cho
các phó giám đốc và phòng ban.Phó giám đốc điều hành hoạt động được
phân công và thông báo tình hình thực hiện cho cấp trên.Các phòng ban
khác có nhiệm vụ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và báo cáo kết quả
cho cấp trên.
Phần II: Thực trạng hoạt động hạch toán kế toán tại công ty
TNHH Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Đoàn Kết 1
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong công ty TNHH Sản Xuất và
Xuất Nhập Khẩu Đoàn Kết 1:
Công ty TNHH SX và XNK Đoàn Kết 1 phải điều hành một khối lượng
công việc lớn.Do đó tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung để đảm
bảo hoàn thành tốt công tác kế toán phục vụ cho công tác quản lý và yêu cầu
của doanh nghiệp.

Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 5 phần hành:
• Kế toán tài sản cố định,
• Kế toán tiền lương ,
• Kế toán quĩ ,
• Kế toán hàng tồn kho
• Kế toán bán hàng.
Bộ máy kế toán được tổ chức đảm bảo hoạt động của các phần hành nói trên
thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.1
Kế toán trưởng
Mỗi bộ phận kế toán đều giữ chức vụ quan trọng.Cụ thể như sau:
*Kế toán trưởng : phụ trách chung và trực tiếp công tác hạch toán kế toán
của công ty.Nhắc nhở và kiểm tra hoạt động tài chính kế toán trong doanh
nghiệp.Là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động tài chính của công
ty.Là người tham mưu cho giám đốc và giám sát hoạt động tài chính. Đồng
thời chịu trách nhiệm về mọi mặt tài chính với giám đốc.
*Kế toán quĩ: theo dõi tình hình về quĩ của công ty, bao gồm tiền gửi, tiền
mặt đảm bảo tình hình chi tiêu trong doanh nghiệp hợp lý.
*Kế toán tài sản cố định: theo dõi việc quản lý tài sản cố định, đảm nhiệm
việc trích khấu hao,kiểm tra nhu cầu mua sắm , thanh lý nhượng bán tài sản
cố định.
*Kế tóan tiền lương: tính toán lương và các khoản trích theo lương của cán
bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm chi trả lương
theo đúng tiến độ cho nhân viên, trả các khoản trích theo lương cho cơ quan
quản lý nhà nước và sử dụng các khoản trích theo lương trong công ty.
*Kế toán hàng tồn kho: theo dõi tình hình sử dụng vật liệu,công cụ dụng cụ
trong doanh nghiệp, đảm bảo tính phù hợp, kịp thời cho hoạt động sản xuất
của công ty. Bộ phận này phải theo dõi nhu cầu và tiêu thụ nguyên liệu cần
thiết.

Kế toán
quĩ
Kế toán
tài sản cố
định
Kế tóan
tiền lương
Kế toán
hàng tồn
kho
Kế toán
bán hàng
*Kế toán bán hàng: theo dõi nhu cầu hàng hoá và chịu trách nhiệm về tình
hình bán hàng của công ty. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán của
khách hàng.
Ngoài ra, công ty còn có thủ quĩ đảm nhiệm các quĩ tiền mặt của công ty.
Các bộ phận kế toán của công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau.Kế toán
tài sản cố định, kế toán quĩ, kế toán hàng tồn kho , kế tóan bán hàng, kế toán
tiền lương đều phải báo cáo kết quả hoạt động của mình cho kế toán
trưởng.Kế tóan trưởng sẽ kiểm tra và đánh giá lại đảm bảo tính hợp lý và
trung thực của thông tin cung cấp.Kế toán hàng tồn kho nếu muốn mua
nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định muốn mua sắm, kế toán tiền lương
muốn chi trả lương phải có sự đồng ý,xét duyệt của kế tóan trưởng và được
chi theo phiếu chi của kế toán quĩ.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế tóan tại công ty TNHH Sản Xuất và
Xuất Nhấp Khẩu Đoàn Kết 1
2.2.1.Chính sách kế tóan áp dụng tại công ty TNHH Sản Xuất và Xuất Nhập
Khẩu Đoàn Kết 1
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất và Xuật Nhập Khẩu
Đoàn Kết 1 em đã được hiểu rõ hơn về bộ máy của công ty.

Niên độ kế tóan là từ ngày 1/1/N đến ngày 31/1/N.
Để thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà Nước
cũng như quản trị trong doanh nghiệp, kế tóan trong doanh nghiệp lập báo
cáo theo quí và theo năm.
Phương pháp tính thuế được doanh nghiệp áp dụng kê khai và nộp thuế là
phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao tài sản: phương pháp khấu hao đường thẳng.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Nhập trước-Xuất trước
Hình thức kế tóan áp dụng: Nhật ký chung
Tỷ giá sử dụng trong qui đổi ngoại tệ : theo giá giao dịch tại ngân hàng
Vietcombank Hà Nội
2.2.2.Tổ chức hệ thống chứng từ:
Tại doanh nghiệp, theo qui định của nhà nước và để phục vụ cho
*Kế tóan tiền lương và các khỏan trích theo lương:
Chứng từ sử dụng :
-Bảng chấm công: dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc,
nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội,... để có căn cứ trả lương, BHXH, trả thay
lương cho từng người và quản lý lao động trong doanh nghiệp.Mỗi bộ phận
phải lập bảng chấm công hàng tháng.Hàng ngày . tổ trưởng( trưởng phòng
ban,nhóm...)hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ
phận mình để chấm công cho nhân viên trong ngày, tương ứng với cột phản
ánh ngày trong tháng.Cuối tháng, sau khi người chấm công và người phụ
trách bộ phận ký, bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy xin nghỉ việc không
hưởng lương.... sẽ chuyển về bộ phận kế tóan.Sau đó, kế tóan sẽ tíến hành
đối chiếu, kiểm tra và qui ra công để trả lương và bảo hiểm xã hội.
-Bảng chấm công thêm giờ: Bảng này dùng để theo dõi ngày công thực tế
làm thêm giờ để làm căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh tóan cho
người lao động trong đơn vị.Hàng ngày, tổ trưởng tổ sản xuất căn cứ vào số
giờ làm việc thực tế để chấm công làm thêm cho từng người trong ngày.

Cuối tháng tổ trưởng tổ sản xuất, ngừoi làm thêm giờ ký vào kèm theo các
chứng từ khác gửi cho phòng kế toán.Phòng kế toán sẽ kiểm tra đối chiếu và
qui đổi ra ngày công để thanh tóan.
-Bảng thanh tóan tiền lương.Đây là căn cứ để thanh tóan tiền lương phụ cấp
và các khỏan khác cho người lao động, và thu nhập ngoài lương thanh toán
cho ngừơi lao động.Đồng thời là căn cứ để kiểm tra việc thanh tóan tiền
lương cho người lao động.Bảng thanh tóan tiền lương được lập hàng tháng
căn cứ vào bảng chấm công, bảng xác nhận số lượng sản phẩm sản xuất
hoặc công việc hoàn thành...
Cuối mỗi tháng, kế tóan lập bảng thanh tóan tiền lương và chuyển cho kế
toán trưởng ký duyệt, sau đó chuyền cho giám đốc ký duyệt rồi chuyển về
cho kế tóan tiền mặt phát lương.
- Bảng thanh tóan tiến làm thêm giờ
-Bảng kê trích nộp các khoản Dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và kinh phí công đoàn phải nộp trong kỳ cho cơ quan quản lý và là
cơ sở ghi sổ kế tóan.
-Bảng phân bổ tiền lương và khoản trích theo lương: để tập hợp cac khoản
lưong:dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả và các khoản
trích theo lương.
* Chứng từ liên quan tới Tài sản cố định:
-Biên bản giao nhận tài sản cố định: Biên bản này dùng để xác nhận giao
nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc bàn
giao cho đơn vị khác.
-Biên bản thanh lý tài sản cố định:Biên bản này dùng làm căn cứ thanh lý tài
sản cố định và ghi giảm tài sản cố định trên sổ kế tóan.
-Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định:Bảng này dùng để phản ánh
số khấu hao tài sản cố định phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối
tượng sử dụng.Bảng được lập trên cơ sở Bảng tính và phân bổ khấu hao
tháng trước, khấu hao tăng, khấu hao giảm tài sản cố định trong tháng này.
- Sổ tài sản cố định: Sổ này dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài

sản trong đơn vị từ khi mua sắm đưa vào sử dụng đến khi giảm tài sản cố
định.
-Thẻ tài sản cố định:Dùng để theo dõi chi tiết từng tài sản cố định trong
doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và trích hao mòn của tài sản cố
định.
*Chứng từ liên quan tới tiền tệ, thu chi quĩ:
-Phiếu thu: được lập thành 3 liên rồi gửi cho kế toán trưởng soát xét và giám
đốc ký duyệt rồi chuyển cho thủ quĩ làm thủ tục nhập quĩ.Sau khi nhận đủ số
tiền, thủ quĩ ghi số tiền thực tế nhập quĩ vào phiếu thu trước khi kí và ghi
rõ họ tên. Đối với việc thu bằng ngoại tệ, trước khi nhập quĩ phải được kiểm
tra và lập bảng kê ngoại tệ đính kèm và phải ghi rõ tỉ giá tại thời điểm nhập
quĩ.
-Phiếu chi: được lập thành 3 liên và sau khi có đầy đủ chữ ký của người lập
phiếu, kế toán trưởng,giám đốc thủ quĩ mới được xuất quĩ.Sau khi nhận đủ
số tiền, người nhận tiền phải ghi đầy đủ số tiền bằng chữ sau đó ký và ghi rõ
họ tên.
Với cả phiếu thu và phiếu chi thì trong 3 liên đó, thủ quĩ giữ 1 liên, 1liên
giao cho ngưòi nộp tiề,một liên lưu nơi lập phiếu.Cuối ngày số phiếu thu và
chi được tập hợp và chuyển cho kế toán ghi sổ.
*Hệ thống chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho:
-Phiếu nhập kho:là chứng từ xác nhận số lượng vật tư, sản phẩm,hàng hoá
nhập kho, làm căn cứ để ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng và xác định trách
nhiệm của những người có liên quan và ghi sổ kế toán.Người giao hàng
mang phiếu đến kho để nhập hàng hoá, sau đó thủ quĩ ghi số lượng thực
nhập, kế toán ghi đơn giá và tính thành tiền
-Phiếu xuất kho:dùng để phản ánh số lượng vật tư, sản phẩm hàng hóa xuất
kho cho từng bộ phận trong doanh nghiệp, làm căn cứ để tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất, đồng thời kiểm tra định mức tiêu
hao vật tư.Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh lập.Sau khi lập, người lập
phiếu và kế toán trưởng ký rồi chuyển sang giám đốc hoặc ngừơi uỷ quyền

duyệt.Sau đó chuyển cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận
hàng.Sau khi xuất hàng, thủ kho sẽ ghi số lượng thực tế xuất kho và ký tên.
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ:dùng để theo dõi số vật tư còn lại cuối kỳ
hạch toán của đơn vị sử dụng, làm căn cứ tính gía thành sản phẩm và định
mức vật tư
-Bảng kê mua hàng: là chứng từ kê khai mua vật tư, sản phẩm hàng hoá trên
thị trường tự do trong trường hợp người bán không thuộc diện lập hoá đơn
bán hàng.
-Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ: dùng để phản ánh giá trị
nguyên liệu vật liệu xuất kho theo giá thực tế và phân bổ giá trị xuất dùng
cho các đối tượng sử dụng.Số liệu của bảng phân bổ này được dùng để tập
hợp chi phí sản xuất.
*Hệ thống chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng:
-Hoá đơn giá trị gia tăng: hoá đơn này được lập thành 3 liên đặt giấy than
viết 1 lần.1 liên lưu tại quyển,1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu nội bộ.
-Sổ chi tiết bán hàng:Sổ chi tiết bán hàng được mở cho từng sản phẩm mà
khách hàng đã thanh toán hoặc chập nhận thanh toán.
2.2.3.Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán.
Công ty TNHH Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Đoàn Kết 1 sử dụng hệ thống
tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006 ngày 20 tháng 03 năm 2006.
Doanh nghiệp chi tiết các tài khoản theo từng sản phẩm hàng hoá và theo
từng khách hàng.
2.2.4.Doanh nghiệp tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
+Hiện nay, công ty vẫn đang áp dụng hình thức kế toán thủ công có sử dụng
sự trợ giúp của máy tính.

×