Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu y tế II bộ y tế giai đoạn 1996 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.33 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐAI HOC DưỢc HÀ NÔI

ĐOÀN THÁI HƯNG

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ II - BỘ Y TẾ
GIAI ĐOẠN 1996 -2001
LUẬN VĂN THẠC sĩ Dược HỌC

Chuyên ngành
M ã sô

: T ổ CHỨC QUẢN LÝ Dược
: 60 73 20

Giáo viên hướng dẫn khoa học:

PGS-TS. NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG
Noi thực hiện:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
)NG TY XUẤT NHẬP KHAU Y TẾ II (VIMEDIMEX Iỉ)

HẢ NÔI - 2004


Ẩíòi căm on


Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn và trở
ngại, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, động viên và sự giúp đỡ tận tình của các
thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp, đơn vị và gia đình cả về vật chất và tinh thần.
Trước hết, với lòng kính trọng vả biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm
ơn PGS-TS. N guyễn Thị Thái Hằng - Chu nhiệm bộ môn Q uản lý và Kinh tế
Dược trường Đại học Dược Hà nội - Người thầy kính mến đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn nàv.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS-TS. Từ M inh
Koóng - Hiệu trưởng trường Đại học Dược; PGS-TS. Lê Viết H ùng - Phó hiệu
trưởng trường Đại học Dược cùng các thầy, các cô trong Ban giám hiệu, Phòng
đào tạo Sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, các bộ môn cùng các
phòng ban khác của trường Đại học Dược Hà nội đã tận tình dạy dỗ và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ds. Nguyễn Tiến H ùng - Giám
đốc và Ts. Trương Quốc Cường - Phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu y tế II
cùng các đồng nghiệp toong Công ty đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn đổng nghiệp ở Bộ y tế và các
Công ty đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình và đặc biệt là
người vợ đã luôn quan tâm, động viên và đi cùng tôi trong cuộc sông và sự
nghiệp.
M ột lần nửa xin trần trọng cảm ơn!
Hà nội, tháng 2 năm 2004.
ĐOÀN THÁI HƯNG


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(Sã dụng trong Luận vãn)


CBCNV

:

Cán bộ côns nhân viên

DS

:

Doanh số

DNDNN

:

Doanh nghiệp dược Nhà nước

DNTW

:

Doanh nghiệp Trung ươns

ĐTNH

:

Đầu tư ngắn hạn


ĐTDH

:

Đầu tư dài hạn

GTSL

:

Giá trị sản lượng

GTTSL

:

Giá trị tons sản lượnơ

HĐKD

:

Hoạt động kinh doanh

LN

:

Lợi nhuận


NSLĐ

:

Năng suất lao động

SDK

:

Số đăng ký

TSLĐ

:

Tài sản lưu động

TSCĐ

:

Tài sản cố định

TSLN

:

Tỷ suất lợi nhuận


TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TNBQ

:

Thu nhập bình quân

VLĐ

:

Vốn lưu động

VCĐ

:

Vốn cố định

GDP

:

Good distributing practice
Thực hành phàn phối thuốc tốt


GLP

:

Good laboratory practice
Thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt

GMP

:

Good manufacturing practice
Thực hành sản xuất thuốc tốt

GSP

:

Good storage practice
Thực hành bảo quản thuốc tốt


M ỤC LỤC

PHẢN / : ĐẶT VẤN Đ Ề .............................................................................................. 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN................................................................................................ 3
2.1. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...................3
2.1.1. Doanh nghiệp...........................................................................................3
2.1.1.1. Khái n iệ m ........................................................................................3

2.1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt N a m .....................................4
2.1.1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp...........................................................7
2.1.1.4. Chức nãns của doanh nghiệp.........................................................8
2.2.1.5. Vai trò của doanh nghiệp...............................................................9
2.1.2. Hoạt động kinh doanh và sự quản lý của Nhà nước đối với
doanh nghiệp.......................................................................................... 10
2.1.2.1. Hoạt động kinh doanh............................................................... 10
2.1.2.2. Sự quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.............................13
2.1.3. Cơ sở lý luận phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nshiệp....14
2.1.3.1. Khái n iệ m ......................................................................................14
2.1.3.2. Ý n g h ĩa.......................................................................................... 14
2.1.3.3. Nhiệm vụ của phàn tích hoạt động kinh doanh.........................15
2.1.3.4. Nội duns của phân tích hoạt độns kinh doanh..........................16
2.2. Doanh nghiệp Dược và thị trường thuốc Việt N am ........................... 23
2.2.1. Doanh nghiệp Dược.............................................................................. 23
2.2.2. Thị trường thuốc Việt N am ...................................................................25
2.2.2.1. Vai trò của thuốc tronơ phòns bệnh và điều trị........................ 25
2.2.2.2. Tinh hình sử dụng thuốc ở Việt N am ........................................ 25
2.2.2.3. Tinh hình hoạt động sản xuất kinh doanh dược của doanh
nghiệp dược Việt Nam.................................................................27
2.2.2.4.Tinh hình đăng ký thuốc............................................................... 31
2.2.2.5.

Công tác đảm bảo chất lươnơ thuốc ...................................32


PHAN 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u ..................................35
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 35
3.2. Phương pháp nghièn c ứ u .........................................................................35
3.2.1. Phương pháp hổi cún số liệu.................................................................35

3.2.2. Phươns pháp toán thống kè...................................................................35
3.2.3. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh............................. 35
3.2.3.1. Phương pháp phân tích nhân tố................................................... 35
3.2.3.2. Phương pháp so sán h ................................................................... 36
3.2.3.3. Phương pháp cân đối.................................................................... 37
3.2.3.4. Phương pháp tỷ trọng................................................................... 38
3.2.3.5. Phương pháp liên h ệ .................................................................... 38
3.2.3.6. Phương pháp loại trừ.................................................................... 38
3.2.3.7. Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu ...................38
3.2.4. Phươns pháp phân tích chiến lược kinh doanh....................................39
3.2.4.1. Phương pháp nhân quả................................................................. 39
3.2.4.2. Phương pháp chuyên gia..............................................................39
3.2.5. Phương pháp xử lý kết quả................................................................... 39
PHẨN 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGHIÊN c ú u VÀ BÀN LUẬN........................40
4.1.Tổ chức bộ máy hoạt động và cơ cấu nhân lụ c ....................................40
4.1.1. Vài nét về lịch sử Công ty:................................................................... 40
4.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Côns ty.........................................................40
4.1.3. chỉ tiêu về Tổ chức bộ máy hoạt độns và nhàn lực của Công ty.......41
4.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty ...........................................................41
4.1.3.2. Nhàn lực và cơ cấu nhân lực....................................................... 44
4.1.3.3. Khảo sát chi tiết số lượng và trình độ nhân lực của Côns ty tại
các phòne ban trong năm 2001................................................... 48
4.2.

Khảo sát đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
xuất nhập khẩu y tê II trong giai đoạn 1996 - 2001 ......................... 51

4.2.1. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua.................................................... 51
4.2.1.1. Chỉ tiêu về doanh số hàng nhập khẩu........................................ 54
4.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu nguồn mua..................................... 57

*

4.2.2. Chỉ tiêu về doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn bán lẻ...........................58
'
4.2.2.1. Chi tiêu đánh giá về tổng doanh th u ...........................................60


4.2.2.2. Chỉ tiêu đánh aiá về doanh số xuất khẩu..................................61
4.2.2.3. So sánh trị siá xuất khẩu với trị giá nhập k h ẩ u .........................63
4.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá về tỷ lệ bán buôn và bán lẻ............................ 65
4.2.3. Phân tích chí tiêu phán ánh khả năng thanh toán................................ 66
4.2.4. Phàn tích các hệ số về tài chính của tình hinh đầu tư .......................... 67
4.2.5. Phân tích các hệ số về hoạt độns tài chính........................................... 70
4.2.6. Chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận............................. 71
4.2.7. Phân tích nsuồn vốn............................................................................74
4.2.7.1. Kết cấu nguồn vốn......................................................................74
4.2.7.2. Chỉ tiêu đánh giá tài sản và nguồn vốn.................................... 76
4.2.8. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Côns ty xuất nhập khẩu
y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001 qua bảng cân đối kế toán...........80
4.2.9. Chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ kinh tế với Nhà nước......85
4.2.10. Chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao độns bình quân.........................89
4.2.11. chỉ tiêu đánh giá về thu nhập bình quân của cán bộ cônơ nhân viên91
4.2.12. Đánh giá khái quát tình hình hoạt độns sản xuất kinh doanh qua
bảng báo cáo kết quả hoạt độns kinh doanh của Côns ty XNK y tế II
trong giai đoạn 1996 - 2001...............................................................93
4.3. Nghiên cứu đánh giá các chính sách và chiến lược kinh doanh của
Công ty xuất nhập khẩu y tếII đã áp dụnơ và đang được thục hiện. ..97
4.3.1. Chính sách sản phẩm.............................................................................97
4.3.1.1. Chiến lược phát triển mặt hàng nhập khẩu.................................97
4.3.1.2. Chiến lược sản phẩm hướng vào việc đáp ứng các nhóm

thuốc có tần suất sử dụns lớn điều trị các nhóm bệnh
hàng đầu của mô hình bệnh tật ở Việt Nam.........................100
4.3.1.3. Chiến lược phát triển sản xuất nsuvên liệu làm thuốc......... 102
4.3.1.4. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh......................103
4.3.2. Chính sách giá...................................................................................... 104
4.3.2.1. Chiến lược một giá................................................................... 105
4.3.2.2. Chiến lược giá linh hoạt........................................................... 106
4.3.2.3. Chiến lược "dẫn đầu thị trườnẹ"................................................ 107
4.3.3. Chính sách phân phối................................................................ 108
4.3.4. Chính sách xúc tiến yểm trợ bán hàng...........................................110
4.3.4.1 .Chiến lược quảng cáo, tuyên truyền siới thiệu sán phám... 110


4.3.4.2. Xây dựng đội nsũ nhân viên Marketing.................................. 112
4.3.5. Chiến lược đa dạng hoá chức năng...................................................... 113
4.3.6. Chiến lược phát triển vùng dược liệu................................................... 115
PHẦN 5: BÀN LUẬN CHƯNG, CÁC KIÊN NGHỊ VÀ ĐỀ XUAT.......................116
5.1. Bàn luận ch u ng.........................................................................................116
5.1.1. Về tổ chức và nhân lực của Công ty.................................................... 116
5.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ......................................117
5.1.3. Các chính sách và chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 119
5.2. Đẻ xuất và kiến nghị............................................................................... 121
5.2.1. Đối với Côns ty xuất nhập khẩu y tế II............................................. 12 ỉ
5.2.1.1. Về mô hình tổ ch ứ c.................................................................. 121
5.2.1.2. Về nhân lực.................................................................................121
5.2.1.3. Về các hoạt độns tác nshiệp trons kinh doanh....................... 122
5.2.1.4. Về các chính sách chiến lược trons kinh doanh của Côns ty
xuất nhập khẩu y tế II................................................................. 123
5.2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Y tế và Tổng Côns ty dược
Việt Nam..............................................................................................124

PHẦN 6: KẾT LUẬN.................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ........................................................................................ 126


MỤC LỤC CÁC BẢNG s ố LIỆU
Bans 2.1:

Tổng số các doanh nghiệp dược trên toàn quốc

24

tính đến tháng 12/2002
Bang 2.2:

Tiền thuốc binh quân đầu nơười trên năm của Việt Nam

26

trong giai đoan 1996 - 2002
Báng 2.3:

Giá trị sản lượng do doanh nghiệp trung ương và doanh

28

nshiệp dược địa phương sản xuất giai đoạn 1996 - 2002
Bảng 2.4:

Tốc độ tăng trưởng sản xuất của các doanh nghiệp dược


29

trong giai đoạn 1996 - 2002.
Bảng 2.5:

Tổng giá trị xuất nhập khẩu giai đoạn từ 1996 - 2002

30

Bảng 2.6.

Tinh hình đăng ký thuốc từ năm 1996 - 2002

31

Bang 2.7:

Số lượng sản phẩm được nhập khẩu từ các quốc gia.

32

Bảng 3.8:

Cách tính nhịp cơ sở (X) và nhịp mắt xích (Y)

38

Bảng 4.9:

Khảo sát nhân lực và cơ cấu nhân lực của Công ty từ


45

1996-2001
Bảng 4.10. Số lượng và trình độ nhân lực của Côns ty tại các phòng

49

ban trong năm 2001
Bảng 4.11: Diễn biến doanh số mua của Cồns ty xuất nhập khẩu Y tế

51

II từ 1996 -2001
Bảng 4.12: Doanh số mua và nguồn mua của Côn2 ty Xuất nhập khẩu

53

Y tế II từ 1996 -2001
Bảng 4.13:

Trị giá hàng nhập khẩu của Cônơ ty Xuất nhập khẩu Y tế II

54

từ 1996-2001
Báng 4.14:

Trị giá hàng tự sản xuất của Côns ty xuất nhập khẩu


56

y tế II từ 1996 - 2001
Bảng 4.15. Cơ cấu nguồn mua của Công ty xuất nhập khẩu y tế II

57

trons giai đoạn 1996 - 2001
Bans 4.16: Doanh số bán hàng qua các năm từ 1996 - 2001

59

Báng 4.17: Doanh thu của Công ty xuất nhập khẩu Y tế II

60

từ 1996-2001


Bảng 4.18:

Doanh số xuất khẩu của Cônơ ty xuất nhập khẩu Y tế II

62

từ 1996 -2001
Bảng 4.19:

So sánh trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của Công ty xuất


64

nhập khẩu Y tế II trong giai đoạn 1996-2001
Bảns 4.20:

Tỷ lệ bán buôn và bán lẻ của Công ty xuất nhập khẩu y tế II

65

từ 1996 -2001
Bảng 4.21:

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty xuất

66

nhập khẩu y tế II trong giai đoạn từ 1996 - 2001
Bảng 4.22:

Các hệ số về tài chính của tình hình đầu tư của

68

Công ty xuất nhập khẩu y tế n trong giai đoạn từ 1996 - 2001
Bans 4.23:

Các hệ số về tình hình hoạt động tài chính của Côn 2 ty xuất

70


nhập khẩu y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001
Bảna 4.24:

Các chỉ số sinh lời của Công ty xuất nhập khẩu Y tế II

72

Báng 4.25:

Kết cấu nguồn vốn của Công ty xuất nhập khẩu y tế II từ

75

1996-2001
Bảng 4.26:

Tinh hình phân bổ nguồn vốn của Côns tv xuất nhập khẩu

78

y tế II từ 1996 - 2001
Bảng 4.27:

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Côns ty xuất nhập khẩu

77

y tế II trons giai đoạn 1996 - 2001
Bảng 4.28:


Bảng cân đối kế toán của Công ty xuất nhập khẩu y tế II

81

trong giai đoạn 1996 - 2001
Bảng 4.29:

Tinh hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của Công ty

86

xuất nhập khẩu y tế II từ 1996 - 2001
Bảng 4.30:

Tinh hình nộp thuế của Công ty xuất nhập khẩu y tế II

87

qua các năm 1996 - 2001
Bảng 4.31:

Năng suất lao động bình quân của cán bộ côns nhân viên

89

Công ty xuất nhập khẩu Y tế II từ 1996 - 2001
Bảng 4.32:

Thu nhập của cán bộ côns nhân viên Côns ty xuất nhập


91

kháu y tế II từ 1996 - 2001
Bảng 4.34:

Kết quả hoạt động kinh doanh trons 6 năm của Công ty xuất
nhập kháu y tế II từ 1996 - 2001

93


Bans 4.34:

Kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 năm của Cônơ ty xuất
nhập khẩu V tế II từ 1996 - 2001

Báng 4.35:

Số lượng sản phẩm và hoạt chất dược phẩm qua các năm

Bans 4.36.

Số lượns mặt hàng nhập khẩu từ các quốc 2Ĩa Côns ty xuất
nhập khẩu y tế II trong năm 2001

Báng 4.37:

Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của Côns ty xuất nhập khẩu Y
tế II năm 2001


Bảng 4.38:

Danh mục mặt hàng tự sản xuất của Công ty xuất nhập khẩu
y tế II

Bảng 4.39:

Giá một số sản phẩm của Côns ty được thực hiện trên toàn
quốc tính đến 30/6/2002

Bảng 4.40: Tỷ lệ chiết khấu đối với nhóm khách hàns và trị giá lô hàng
của Công ty xuất nhập khẩu y tế II
Bảng 4.41:

So sánh giá bán sản phẩm Chynotrypsin của Công ty
Vimedimex II với các Công ty khác (1/6/2002)

Bảna 4.42:

Chi phí quảng cáo trong năm 2001 của Công ty xuất nhập
khẩu y tế II

Bans 4.43:

Số lượns và trình độ chuyên môn trình dược viên của Công
ty xuất nhập khẩu Y tế II


MỤC LỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:


Sơ đồ khái niệm về doanh nghiệp

4

Hình 2.2:

Sơ đồ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Hình 2.3:
Hình 2.4.

Sơ đồ tổng quát về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
23
Biểu đồ biểu
diễn tiền thuốc bình quân đầu nsười trên năm 27

Hình 2.5:

của Việt Nam trons giai đoạn 1996 - 2002
Biểu đồ biểu
diễn giá trị sản lượng do doanh nghiệp dược

13

28

trung ương và doanh nghiệp dược địa phương sản xuất
trons giai đoạn 1996 - 2002.
Hình 2.6:


Biểu đồ biểu

diễn giá trị xuất nhập khẩu giai đoạn

30

1996 - 2002.
Hình 2.7.

Số mẫu được kiểm nghiệm từ năm 1996 - 2001

33

Hình 2.8.

Tỷ lệ thuốc giả được phát hiện trons các năm 1996-2001

33

Hình 2.9.

Số lượng thuốc kém chất lượng bị phát hiện trons năm

34

1996-2001
Hình 4.10:

Sơ đồ tổ chức Công ty xuất nhập khẩu y tế II


42

Hình 4.11:

Biểu đổ biểu diễn tốc độ tăng trưởns của cán bộ có trình độ

46

dược sĩ, đại học và sau đại học của Côn 2 ty từ năm
1996-2001
Hình 4.12:

Biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng của cán bộ có trình độ

46

dược tá và công nhân dược của Công ty từ năm 1996 - 2001
Hình 4.13:

Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng cơ cấu nhân lực của Công ty

47

xuất nhập khẩu Y tế II năm 2001.
Hình 4.14:

Biểu đồ biểu

diễn doanh số mua của Công ty xuất nhập


52

khẩu y tế II từ 1996 -2001
Hình 4.15: Biểu đồ biểu diễn nsuồn mua của Côns ty năm 2001

53

Hình 4.16:

55

Hình 4.17:

Biểu đồ biểu diễn doanh số hàns nhập khẩu của Công ty
xuất nhập khẩu y tế II từ 1996 - 2001
Biểu đồ biểu
diễn hàng tự sản xuất của Côns ty

56

xuất nhập khẩu y tế II từ 1996 - 2001
Hình 4.18: Biểu đổ biểu diễn cơ cấu nsuổn mua của Côns ty

58

xuất nhập khẩu y tế II 2001
Hình 4.19:

Biểu đồ biểu


diễn doanh số bán trung bình của Công ty

xuất nhập kháu y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001.

59


Hình 4.20:

Biểu đồ biểu diễn doanh số bán ra của Công ty xuất nhập

60

khẩu y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001.
Hình 4.21:

Biểu đồ biểu diễn doanh số xuất khẩu của Công ty xuất

62

nhập khẩu y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001.
Hình 4.22.

Biểu đồ biểu diễn doanh số xuất nhập khẩu của Côns ty Y

64

tế I giai đoạn 1996 - 2001
Hình 4.23:


Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ bán buôn và bán lẻ của Côns ty xuất

66

nhập khẩu y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001.
Hình 4.24:

Biểu đồ biểu diễn tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty

72

xuất nhập khẩu y tế II
Hình 4.25:

Biểu đồ biểu diễn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả bình quân

75

của Công ty xuất nhập khẩu y tế II năm 2001
Hình 4.26:

Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng phân bổ nsuồn vốn của Công ty

78

xuất nhập khẩu y tế II vào TSLĐ & TSCĐ trong năm 2001.
Hình 4.27:

Biểu đổ biểu diễn sự tăng trường nguồn vốn của Công ty


79

xuất nhập khẩu y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001.
Hình 4.28:

Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

86

của Công tv xuất nhập khẩu y tế II trons giai đoạn
1996-2001.
Hình 4.29:

Biểu đồ biểu tình hình nộp thuế của Công ty xuất nhập

88

khẩu y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001
Hình 4.30:

Biểu đồ biểu diễn năng suất lao động binh quân của Côns

89

ty xuất nhập khẩu y tế II trong giai đoạn 1996 - 2001.
Hình 4.31:

Biểu đồ biểu diễn thu nhập bình quân của cán bộ công nhân


92

viên Công ty xuất nhập khẩu y tế II trong giai đoạn
Hình 4.32:

1996-2001.
Biểu đồ biểu diễn số lượng hoạt chất nhập khẩu của Công

98

ty xuất nhập khẩu Y tế II qua các năm 1996 - 2001
Hình 4.33:

Biểu đồ biểu diễn số lượng mặt hàns được nhập khẩu từ các

100

quốc gia khác nhau trong năm 2001
Hình.4.34:

Biểu đồ biểu diễn ở cơ cấu sản phẩm nhập khẩu theo nhóm

101

điều trị của Công ty xuất nhập khẩu y tế II trong năm 2001
Hình 4.35:

Sơ đồ kênh phân phối của Công ty xuất nhập khẩu y tế II

109


Hình 4.36:

Biểu đồ biểu diễn tỷ trọns chi phí các loại hình quảng cáo

111

của Côns ty trong năm 2001


PHẨN 1

ĐẶT VẤN ĐỂ
Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển từ
nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trườns, với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế khác nhau, làm cho bộ mặt nền kinh tế đã có những thay đổi tích cực.
Qua 16 năm (1996 - 2002) đổi mới, chúns ta đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng
cao. Từ đó, đã làm thay đổi cơ bản việc đáp ứng nhu cầu trong đời sống sinh
hoạt của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ.
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự
nghiệp chăm sóc và báo vệ sức khoẻ của nhân dân. Thuốc được coi là một loại
hàng hoá có hàm lượns khoa học kỹ thuật cao, ảnh hường trực tiếp đến sức khoẻ
và tính mạns con người [15]. Bởi vậy, ngành dược cần phải "Đảm bảo cung ứng
thường xuyên đầy đủ thuốc có chất lượng" như mục tiêu chính sách thuốc quốc
gia đã đề ra [18].
Với mục tiêu đó, các doanh nghiệp trong toàn ngành dược đã nỗ lực phấn
đấu hàng năm cun SI ứng một số lượng thuốc nhiều hơn, chất lượng tốt hơn cho
công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân. Hệ thống sản xuất - kinh doanh
dược phẩm đã đứng vững và có những bước phát triển khả quan, cồng tác quản lý và

tổ chức được cải tiến và đổi mới một phần. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động sán
xuất - kinh doanh và quản lý tại các doanh nghiệp dược còn gặp không ít khó khăn
vướng mắc.
Trong xu hướng đó, Công ty xuất nhập khẩu y tế II thành phố Hồ Chí Minh
(VIMEDIMEX II) đã có những biện pháp đa dạns hoá kinh doanh, phối họp
kinh doanh xuất nhập khẩu với sản xuất trong nước. Công ty đã từng bước tháo
gỡ khó khăn sắp xếp lại tổ chức cũng như phương thức hoạt động kinh doanh
nhằm thích ứng tối đa với nền kinh tế thị tnrờne. dần dần khẳng định được vị thê
1


của Công ty tại thị trường trong nước cũn 2 như trên thị trường quốc tế. Đế đánh
giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúns tôi tiến
hành đề tài:
”Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
xuất nhập khẩu y tẻ II - Bộ y tế giai đoạn 1996 - 2001
Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu
1.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUÂT NHẬP KHAU Y
TẾ II THÔNG QUA MỘT s ố CHÌ TIÊU KINH TẾ c ơ BẢN TRONG GIAI ĐOẠN 1996 - 2001.

2.

PHÂN TÍCH, TÌM H lỂU NHŨNG TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY .

3.

ĐỀ XUẤT M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHŨNG T ồ N TẠI YÊU

KÉM, KHAI THÁC CÁC Đ lỂM

mạnh

,

góp phần n â n g

cao

h iệ u q u ả

hoạt

ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHAU Y T Ế II TRONG
THỜI GIAN TỚI.


PHẢN 2

TỔNG QUAN
2.1. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
2.1.1. DOANH NGHIỆP
2.1.1.1

Khái niệm: [14] [17] [20] [24] [25] [26]

Doanh nghiệp là một trong các chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội, là
đơn vị kinh tế được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời, "là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,

được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
ổn định các hoạt động kinh doanh”. [14] [24]
Qua khái niệm ta thấy:
- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị thành lập theo quy định của pháp
luật để chủ yếu tiến hành các hoạt độns kinh doanh.
- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn như hợp tác xã,
Cồng ty, xí nghiệp, tập đoàn v.v... thuật ngữ doanh nghiệp có tính qui ước để
phân biệt với lao động độc lập hoặc người lao độns và hộ sia đình của họ.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống, nó cũng có vòng đời với các bước
thăng trầm, suy giảm, tăng trưởng, phát triển hoặc bị diệt vong.
Theo Viện Thốns kê và nghiên ciru kinh tế Pháp (INSEE) doanh nghiệp là
một tổ chức (tác nhân) mà chức năng của nó là sản xuất ra các của cải vật chất
hoặc các dịch vụ để bán. Doanh nghiệp được khái quát trong sơ đồ sau:


Doanh nghiệp

Là một
nhóm người
có tổ chức
và có cấp
bậc

Tim kiếm
lợi nhuận

Sản xuất
cung ứng
hàng hoá
dịch vụ (các

yếu tố đầu
ra)

Tổ hợp các
vếu tố đầu
vào

Phân chia lợi nhuận
Người lao Người sử
động
dụng
Chủ nợ Cung ứng

Hình 2.1: So’đổ khái niệm vê doanh nghiệp
2.1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam [14] [17] [26]
Doanh nghiệp ở nước ta bao gồm nhiều loại hình khác nhau.
- Theo qui mô về vốn và lao độns, các doanh nshiệp được chia thành:
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Tiêu thức phàn loại
doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn biến đổi theo thời gian và theo từng bước. Trong 3
loại hình doanh nghiệp trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần chủ yếu trong
tổng số các doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Theo loại hình sở hữu từ sau đại hội VI Đáns cộng sản Việt Nam, các
doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, Côns ty, hợp tác xã khu chế xuất, tập đoàn.
* Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do
nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc
hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước
giao [14],
* Công ty cổ phần: Là Công ty trong đó các thành viên cùng góp vốn dưới
hình thức cổ phần để hoạt động. Số vốn điều lệ của nó được chia thành nhiều

phần bằng nhau được gọi là cổ phần.

4


Hoat đỏng kinh doanh cùa Công tv cổ phán cổ đãc điểm:
-

Công ty cổ phần là thực thể pháp lý có tư cách pháp nhân, các thành viên
góp vốn vào Công ty dưới hình thức mua cổ phiếu. Trong quá trình hoạt
động, Công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm vốn
(nếu có đủ các điều kiện quy định), điều đó tạo cho Công ty có thể dễ
dàns tăng thêm vốn chú sở hữu trong kinh doanh.

-

Các chủ sở hữu có thể chuyển quyền sở hữu về tài sản của minh cho người
khác mà không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty và có
quyền được hưởng lợi tức cổ phần, quyền biểu quyết, quyền tham dự và
bầu hội đồng quản trị.

-

Quyền phân chia lợi tức sau thuế thuộc các thành viên của Công ty quyết định.

-

Chủ sở hữu của Công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn mà
họ đã góp vào Công ty.
*


Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là một loại Công ty có ít nhất hai thành

viên góp vốn để thành lập và họ cũns chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần
vốn đã góp vào Côns ty. Đây cũng là ưu thế của Côns ty trách nhiệm hữu hạn so
với loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Vốn điều lệ của Côns ty do các thành viên đóng 2 Óp, có thể tăng bans tiền
(tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), bằng tài sản hoặc bản quyền sở hữu công nghiệp.
Các phần vốn góp có thể không bằng nhau, trons quá trình hoạt động, để tăng
thêm vốn, Công ty có thể thực hiện bằng cách kết nạp thêm thành viên mới. Đây
cũng là điểm thuận lợi cho Côns ty khi mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Ngoài phần vốn góp của các thành viên, Công ty có thể sử dụng các hình
thức khác để huy động vốn từ bên ngoài hoặc kết nạp thành viên mới, hoặc trích
từ quỹ dự trữ nhung không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.
Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên được thực hiện tự
do, còn việc chuyển nhượng phần vốn góp cho nhữns người không phải thành
viên của Công ty phái được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất
3/4 số vốn điều lệ của Công ty.
5


Việc phân chia lợi nhuận sau thuế do các thành viên quyết định và việc
phản chia lợi nhuận cho các thành viên tuỳ thuộc vào số vốn đã đóng góp.
* Doanh nghiệp tư nhân: là một đơn vị kinh doanh có mức vốn khôns
thấp hơn mức pháp định, do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của minh về mọi hoạt độns của doanh nghiệp.
Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân là người bỏ vốn đầu tư bằng vốn của
mình và cũng có thể huy động từ bên ngoài dưới hình thức đi vay. Trong khuôn
khổ của luật pháp, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh và chủ
độns trons mọi hoạt động kinh doanh. Loại hình doanh nghiệp này không được

phép phát hành bất kỳ loại chúng khoán nào trên thị trường để tăng vốn. Như vậy,
nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân là hạn hẹp, loại hình doanh nghiệp này thường
thích hợp với kinh doanh quy mô nhỏ.
Phần thu nhập sau thuế thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhận tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều đó cũng có nghĩa là về mặt tài chính,
chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoán nợ của doanh
nshiệp, đây cũng là điều bất lợi của loại hình doanh nghiệp này.
* Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Theo Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam quy định các hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam
gồm có doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam,
do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn, nhằm thực hiện
các mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận, có tư cách pháp nhân, mang quốc tịch
Việt Nam, tổ chức và hoạt động theo quy chế của Công ty trách nhiệm hữu hạn
và tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Doanh nghiệp liên doanh vói nước ngoài: Phần vốn ơóp của bên nước
ngoài và vốn pháp định khôns hạn chế ở mức tối đa nhưng hạn chế ở mức tối
thiểu, tức là không được thấp hơn 30% của vốn pháp định, trừ những trường họp
do chính phủ quy định. Việc góp vốn của các bên tham gia có thể bằng tiền nước


ngoài, bằng tiền Việt Nam, tài sản hiện vật, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, giá
trị quyền sử dụng đất, các nguồn nguyên liệu thiên nhiên.... theo quy định của
pháp luật Việt Nam (có quy định cụ thể cho mỗi bên nước ngoài và Việt Nam).
Các bên trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyển nhượng giá trị
phần vốn của mình, nhưng phải ưu tiên chuvển nhượng cho các bên trong liên doanh.
Việc sử dụng lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp liên doanh để
trích quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi và quỹ khen thường.
Việc các nhà đầu tư nước ngoài có lợi nhuận và muốn chuyển số lợi nhuận

đó ra nước ngoài tuỳ thuộc vào mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn
pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nshiệp do nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thành lập tại Việt Nam. Tổ chức và hoạt động
của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài quy định trên
cơ sở quy chế quản lý về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
* Khu ch ế xuất (Export processing Zone)
Khu chế xuất được tổ chức theo hình thức các Công ty TNHH theo nội
dung số 522/HĐBT của Hội đổng Bộ trưởng ngày 18/10/1991.
* Tập đoàn: Theo quyết định số 91TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
7/3/1994, tập đoàn là loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm
nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau để tạo thế mạnh chung trong việc làm
ăn kinh doanh, tronơ đó yếu tố vốn tài chính là cực kỳ quan trọng.
Việc nghiên cứu các loại hình tổ chức doanh nshiệp để tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp hoạt động là bổ ích và cần thiết để đưa sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội đi lên, phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới.
2.1.1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp [17]
* Mục tiêu lọi nhuận: Nhằm bù đắp lại những chi phí trong kinh doanh,
giải quyết hoặc dự phòns những rủi ro 2ặp phải trong kinh doanh và tiếp tục để
phát triển. Đày là mục tiêu cơ bản và quan trọns nhất của doanh nghiệp.
7


* Mục tiêu cung ứng'. Doanh nghiệp phải cung ứng hàng hoá hay dịch vụ
để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và để thu lợi nhuận.
* Mục tiêu phát triển: Trong nền kinh tế mờ thì phát triển là một dấu hiệu
của sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tồn tại buộc
phải phát triển. Mặt khác sự phát triển của doanh nghiệp cũng góp sức vào sự
phát triển của nền kinh tế quốc dàn.
* Mục tiêu trách nhiệm đối với xã hội: Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo

vệ quyền lợi của khách hàng, của các nhà cuns ứns cho mình, và của những
người làm công trong doanh nghiệp, đổng thời tuân thủ pháp luật và bảo vệ môi
trường xuns quanh.
2.1.1.4. Chức năng của doanh nghiệp.[17]
* Chức năng sản xuất: là một đơn vị sản xuất, doanh nshiệp sản xuất ra
của cải vật chất cung cấp cho nhu cầu của thị trườn 2 nhằm tạo ra lợi nhuận. Thực
hiện chức năng là đơn vị sản xuất, doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường với tư
cách là một chủ thể sản xuất kinh doanh, tiến hành các hoạt động và xác lập mối
quan hệ cần thiết cho việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.
* Chức năng phân phối: Doanh nghiệp bán ra thị trường sán phẩm của
mình hoặc của các cơ sở sản xuất ra, cung ứng những dịch vụ đáp ứng nhu cầu
của thị trường nhằm thu lợi nhuận. Qua đó doanh nghiệp cũng phải thanh toán
các khoản phí như đóng thuế, trá lương ... thực hiện chức năng phân phối, doanh
nghiệp phân phối hợp lý thành quả lao động nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển đổns thời đảm bảo sự côns bằng xã hội.
Naày nay chức năng sản xuất và chức năng phân phối trong doanh nghiệp
có quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau nhằm làm cho người tiêu dùng thoá
mãn tối đa nhu cầu của mình.
* Chức năng phục vụ.
Các doanh nghiệp nhất là doanh nshiệp nhà nước ngoài chức năng sản
xuất kinh doanh, còn có chức năng phục vụ. Đây cũng là một nhiệm vụ trọng


tâm của các doanh nghiệp. Đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp phụ thuộc
vào chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp dược, chức năng phục vụ được thể hiện thông qua việc đảm bảo cuns
ứng đầy đủ nhu cầu thuốc men cho công tác phòns và chữa bệnh cho nhân dân.
Như vậy doanh nơhiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
2.2.1.5. Vai trò của doanh nghiệp [17]
* Doanh nghiệp là một tỏ chức xã hội: Doanh nghiệp đã và đans trở

thành một tế bào của xã hội, nó là cơ sở đảm bảo đời sống cho mọi người, là
trường học để trau dồi khả năng nghề nghiệp, là môi trường để tiến thân, là môi
trường sây cảm húng sáng tạo và đón nhận vinh quang nghề nghiệp. Doanh
nshiệp là nơi tập hợp nhũng con người gắn bó với nhau, cùng tiến hành hoạt
động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu chuns đã định. Ngoài ra doanh
nghiệp phải có trách nhiệm làm tốt các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tròn các nghĩa vụ đối với xã hội,
doanh nshiệp phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống tinh thần, vật chất, bồi dưỡng
trình độ chuvên môn, nghiệp vụ, văn hoá cho công nhân viên chức.
* Doanh nghiệp là một chủ thể sản xuất hàng hoá: Trong cơ chế của
nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không còn là cấp quản lý chỉ biết chấp hành
và sản xuất kinh doanh theo lệnh của cấp trên mà là một chủ thể sản xuất, kinh
doanh trong khuôn khổ pháp luật, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về
hoat đôns sản xuất kinh doanh của mình.
* Doanh nghiệp là một đon vị kình tê\ Doanh nghiệp là tê bào của nền
kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân là một tổng thể thống nhất mà mỗi
doanh nshiệp chỉ là một mắt xích. Nhà nước tạo ra một môi trường thuận lợi để
các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong khuôn khố của pháp luật. Hoạt động
của doanh nghiệp là hoạt động theo pháp luật và đảm bảo sự thống nhất giữa lợi
ích của doanh nghiệp với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân.
* Doanh nghiệp là một pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật:
Trước pháp luật, doanh nghiệp là một chú thể kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp


nhân, có quyền kinh doanh theo cĩúns pháp luật. Mọi doanh nghiệp đều bình
đẳng với nhau trước pháp luật. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát
triển của các loại hình doanh nghiệp theo đúng luật doanh nahiệp, bảo đảm sự
bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp, thừa nhận tính sinh lời hợp
pháp của hoạt động kinh doanh.
2.1.2. H O Ạ T Đ Ộ N G K IN H D O A N H VÀ s ự Q U A N LÝ C Ử A N H À NƯỚC Đ ố i

V Ớ I D O A N H N G H IỆ P .

2.1.2.1. Hoạt động kinh doanh. [24] [26]
*Kinh doanh: " Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm sinh lời" [24].
* Thị trường: " Là nơi diễn ra hành vi trao đổi , mua bán hàng hoá. Là
nơi chứa tổng cuns tổng cầu hiện tại và tiềm năng"
- Yếu tố cấu thành thị trường:
+ Có hàng và tiền.
+ Có người mua và người bán.
+ Có cung và cầu.
+ Có giá trị thanh toán.
+ Có cạnh tranh
* Môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh là một không gian bao trùm lên toàn bộ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, gồm tổng thể các nhân tố mang tính khách quan
và chủ quan, vận động tương tác lẫn nhau, tác động đến quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp không thể tách rời,
doanh nghiệp không thể tồn tại phát triển được nếu khôns thích nghi với môi
trường kinh doanh. Doanh nghiệp không thể là một thực thể cô lập và đóng kín
mà nó phải hoạt động trong một môi trường kinh doanh đầy những mâu thuẫn.
Môi trường kinh doanh biến động theo sự thay đổi theo của thời gian, sự thay đổi
của các chính sách kinh tế, văn hoá xã hội, vị trí địa lý...M ôi trường kinh doanh
luôn biến động và thay đổi không ngừng [14].

10


Môi trường kinh doanh cần thiết cho doanh nahiệp tồn tại và phát triển,

một doanh nshiệp muốn thành côns không chỉ nắm vững các nguồn lực bên
trons mà phải nắm vững các nsuồn lực bèn ngoài để có thế tận dụng và nắm bắt
những cơ hội cũng như tránh được rủi ro trong kinh doanh. Môi trường kinh
doanh và doanh nshiệp không thể tách rời nhau, doanh nghiệp khôns thể tồn tại
và phát triển nếu không thích nshi được với mồi trường. Phân tích môi trường
kinh doanh nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy được mình đang trực diện với
những gì để từ đó xác định chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Sự phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn nền kinh tế quốc dân suy
cho cùng phụ thuộc vào kết quả hoạt động của các phần tử cấu thành các doanh
nshiệp. Mức độ đạt được các hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hội của mỗi doanh
nshiệp lại phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của
doanh nghiệp với hoàn cảnh của môi trườns kinh doanh[24].
* Đặc

điểm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ị 14 ĩ

- Môi trường kinh doanh tồn tại một cách khách quan: Khôns có một
doanh nghiệp nào lại không tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định.
- Môi trườnơ kinh doanh có tính tổng thể: Môi trường kinh doanh bao gồm
nhiều yếu tố cấu thành có quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau và thay đổi theo
trình độ phát triển kinh tế xã hội.
- Môi trường kinh doanh và các yếu tố cấu thành luôn vận động và biến
đổi: Sự biến đổi vận động của các yếu tố môi trường chịu sự tác động của qui
luật vận động nội tại của nền kinh tế và của từng yếu tố cấu thành môi trường
kinh doanh theo hướng ngày càng phát triển và hoàn thiện.
- Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là một hệ thống mỏ' nó có quan
hệ và chịu sự tác động của môi trường kinh doanh rộns lớn hơn, môi trường kinh
doanh của cả nước và quốc tế.
* Các


yếu tô của môi trường kinh doanh.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố tự nhiên
và xã hội, kinh tế và chính trị, tổ chức và kỹ thuật....các tác động của các mối
11


liên hệ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp liên quan đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng môi trường kinh doanh tốt nhất của các doanh
nghiệp là một thị trường hoàn thiện, bao gồm đầy đủ các yếu tố ví dụ như thị
trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động...
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn có quan
hệ tương tác với nhau và đổng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhưng mức độ và chiều, hướng tác độns của các yếu tố lại khác
nhau. Nếu coi doanh nshiệp là một chủ thể tồn tại khách quan trong môi trường,
thì môi trường là tổng hợp các yếu tố, điều kiện có tính khách quan với doanh
nghiệp, doanh nghiệp phải biết tìm cách thích ứng với môi trường. Song trong
các yếu tố, điều kiện khách quan đó lại có những yếu tố, điều kiện là sản phẩm
chủ quan của con nsười. Chẳng hạn, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, các
yếu tố văn hoá phons tục tập quán, sự biến động chính trị - xã hội của Quốc gia
và Quốc tế ... nhưns cũng là sai lầm khi tuyệt đối hoá vai trò của con người
thông qua việc đề cao quá mức vai trò của chính phủ trong việc tạo lập môi
trường kinh doanh cho doanh nghiệp.
Các yếu tố điều kiện tác độns lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khôns ổn định một cách tĩnh tại mà thườns xuyên biến đổi không ngừng. Sự ổn
định của môi trường kinh doanh chỉ mans tính chất tương đối, ổn định trong sự
vận động của qui luật thị trường. Bởi vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của mình doanh nghiệp cần phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo
ctúns được sự thay đổi của môi trường kinh doanh [40],

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, để
kiểm soát được môi trường, cần thiết phải phân tích đánh giá từng lực lượng để
phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp. Nói đến môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp là nói đến môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của
doanh nghiệp.
Môi trường bên trong và bên ngoài có sự 2 ắn bó mật thiết với nhau, môi
trường bên trong phải hoà nhập với môi trường bên nsoài để tạo thành sức mạnh


cho doanh nghiệp tronơ hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự thành công
của doanh nghiệp.

2.1.2.2. Sụ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
* Vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên nó cũng phải tuân theo các
quy luật thị trường vốn có do đó các doanh nghiệp đều có thể tổn tại và phát
triển, phá sản và diệt vonơ. Cho nên sự quan lý của Nhà nước đối với doanh
nghiệp là không thể thiếu được nó đảm bảo cho doanh nghiệp:
- Hoạt độna của doanh nghiệp theo định hướng quốc gia.
- Hạn chế lạm phát, cạnh tranh khônơ lành mạnh, hạn chế sự rủi ro phá
sản hàng loạt doanh nghiệp, có thể gây mất ổn định kinh tế.

13


×