Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu đánh giá tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp dược trước và sau cổ phần hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.33 MB, 141 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO








BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
---------- CÍỊ Q J 8 0 ----------

ĐỖ X U Â N THắ NG

NGHIẾN

cứu ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH

CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ Nước VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT s ố
DOANH NGHIỆP DựỢC TRướC VÀ SAU c ổ PHẦN HÓA




: T ổ CHỨC QUẢN L Ý
: 03 . 02 . 05

CHUYÊN NGÀNH


MÃ s ó

Dược

LUẬN VĂN THẠC SỸ Dược HỌC








NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA H Ọ C:

TIẾN SỸ LÊ VIẾT HÙNG
ị y

'
.

&ịQ1ũl

HÀ NỘI -2001


LỜI CẢM ƠN
Nhàn dịp luận văn được hoàn thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng
kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc và lòi cảm ơn chân thành tới:
TS. LÊ VỉẾT h ù n g , người thầy đã trực tiếp hướng dẫn.

TS. NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG, phụ trách bộ môn quản lý và kinh tế
được, trường đại học Dược Hà nội.
Đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận văn này.
Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà nội đã tận
tình dạy dỗ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Phạm Quang Tùng, Phòng đào tạo
sau đại học - Trường đại học Dược Hà nội, đã đóng góp những ý kiến quý báu
cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Toàn thể cán bộ, nhân viên bộ môn quản lý và kinh tế dược, Trường đại
học Dược Hà nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu.
DS. Từ Việt Lan, chuyên viên cục quản lý Dược Việt Nam - Bộ y tế.
DS. Cao Hưng Thái, chuyên viên vụ tổ chức cán bộ - Bộ y tế.
Tất cả các cá nhân, tập thể của các công ty dược phẩm đã trực tiếp giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ kính yêu, những người
thân trong gia đình đã luôn chăm lo cho tôi trong cuộc sống và sự nghiệp.
Hà nội, tháng 12 năm 2001.
Đỗ Xuân Thắng


QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên.


CĐSH

Chuyển đổi sở hữu.

CPH

Cổ phần hoá.

CSH

Chủ sở hữu.

C TC P

Công ty cổ phần.

DNNN

Doanh nghiệp Nhà Nước.

DNDNN

Doanh nghiệp Dược Nhà Nước.

DNDNNTƯ

Doanh nghiệp Dược Nhà Nước Trung Ương.

DNDNNĐP


Doanh nghiệp Dược Nhà Nước Địa phương.

DN

Doanh nghiệp.

DSB

Doanh số bán.

DSM

Doanh số mua.

G TTSL

Giá trị tổng sản lượng.

HĐQT

Hội đồng quản trị

LN

Lợi nhuận.

PTHĐKD

Phân tích hoạt động kinh doanh.


ss

So sánh.

TBYT GTVT: Thiết bị y tế giao thông vận tải.
TSCĐ

: Tài sản cố định.

TSLĐ

: Tài sản lưu động.

TTC K

: Thị trường chứng khoán.

VCĐ

: Vốn cố định.

VLĐ

: Vốn lưu động.


MỤC LỤC
Trang
Phần 1. ĐẶT VÂN ĐỂ.


1

Phần 2. TỔNG QUAN.
2.1. Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Dược Nhà nước.

3

’ 2.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước.
2.1.1.1. Khái niệm.

3

2.1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước.

4

2.1.1.3. Phân loại Doanh nghiệp nhà nước.

5

2.1.1.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của DNNN.

6

* 2.1.2. Những hạn chế của Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
n 2.1.3. Sự cần thiết phải CPHDNNN ở Việt Nam.

7
12


2.1.3.1. CPH các DNNN ở Việt Nam là một tất yếu.

12

2.1.3.2. Tính ưu việt của công ty cổ phần.

13

2.1.3.3. Một số điểm hạn chế của công ty cổ phần.

14

2.1.4. Doanh nghiệp Dược Nhà nước.

15

2.1.4.1. Những kết quả đạt được sau NĐ 388 của Chính phủ.

16

2.1.4.2. Chỉ tiêu về năng lực sản xuất của các DNDNN.

17

2.1.4.3. Chỉ tiêu về nộp ngân sách của các DNDNN.

22

2.1.4.4. Chỉ tiêu về tổng giá trị xuất khẩu qua các năm.


24

2.2. Công ty cổ phần và c ổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước.
2.2.1. Khái quát về công ty cổ phần.

26
26

2.2.1.1. Công ty cổ phần - một số khái niệm.

26

2.2.1.2. Đặc điểm của Công ty cổ phần.

27

2.2.2. Các văn bản pháp luật về CPH các Doanh nghiệp nhà nước.

29


2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
2.3.1. Khái niệm chung.
2.3.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh

30
30

doanh.


30

2.3.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh.

31

2.3.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh.

31

2.3.5. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh.

32

2.3.5.1. Phương pháp so sánh.

32

2.3.5.2. Phương pháp phân tích nhân tố.

34

2.3.5.3. Phương pháp cân đối.

35

2.3.5.4. Phương pháp phân tích chi tiết.

36


2.3.5.5. Phương pháp tìm hướng phát triển của chỉ tiêu.

36

Phần 3. MỤC TIÊU - Đ ố i TƯỢNG - NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .

37

3.1. Mục tiêu.

37

3.2. Đôi tượng nghiên cứu.

37

3.3. Phương pháp nghiên cứu.

37

3.4. Nội dung nghiên cứu.

38

3.5. Chỉ tiêu cụ thê trong nội dung nghiên cứu phân tích hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp dược.

39


Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u , PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
VÀ BÀN LUẬN.
4.1. Đánh giá thực trạng tiến trình CPH của các DNNN và DNDNN.

43
43

4.1.1. Thực trạng tiến trình c ổ phần hoá các DNNN ở một số nước
trên thế giới.

43

4.1.2. Kết quả đánh giá thực trạng tiến trình CPH các DNNN ở Việt
Nam trong giai đoạn 1992-2001.
47


4.1.2.1. Giai đoạn thí điểm ( Từ 1992 đến 5/1996).

47

4.1.2.2. Giai đoạn mở rộng ( Từ 5/1996 đến 6/ 1998).

49

4.1.2.3. Giai đoạn chủ động ( Từ 7/1998 đến nay).

51

4.1.2.4. Bàn luận, đánh giá.


58

4.1.3.

Đánh giá thực trạng tiến trình CPH DNNN trong ngành

Dược ở Việt nam trong giai đoạn 1992-2001.

64

4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số CTCP Dược
trước và sau c ổ phần hoá thông qua một số chỉ tiêu.
4.2.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu nhân lực.

71
71

4.2.1.1. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy quản lý.

71

4.2.1.2. Chỉ tiêu về cơ cấu nhân lực.

75

4.2.2. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về vốn.

77


4.2.2.1. Chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

77

4.2.2.2. Chỉ tiêu phân tích về tình hình phân bổ vốn.

83

4.2.2.3. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn.

86

4.2.3. Chỉ tiêu phân tích đánh giá về doanh số.

95

4.2.3.1. Chỉ tiêu về doanh thu.

95

4.2.3.2. Chỉ tiêu về doanh số mua.

97

4.2.3.3. Chỉ tiêu về doanh số bán.

100

4.2.4. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về lợi nhuận.


103

4.2.5. Chỉ tiêu đánh giá về nộp ngân sách.

106

4.2.6. Chỉ tiêu phân tích thu nhập bình quân CBCNV.

108

Phần 5. BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

111

5.1. Bàn luận.

111

5.1.1. Về tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam.

111

5.1.2. Về tiến trình CPH DN Dươc Nhà Nước ở Viêt Nam.

112


5.1.3.
Về hiệu qua hoạt động kinh doanh của một số CTCP Dược
trước và sau khi c ổ phần Hoá.

113
5.2. Kiến nghị.

116

5.2.1. Về cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam.

116

5.2.2. Về CPH doanh nghiệp Dược Nhà Nước.

116

5.2.3. Về hoại động kinh doanh của các doanh nghiệp Dược.

117

Phần 6. KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.

118


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỂ
Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước đã tạo đà cho nền kinh tế Việt
Nam phát triển với tốc độ nhanh chóng. Hoà cùng xu thế phát triển của đất
nước, ngành Dược Việt Nam cũng có những bước phát triển mạnh.
Trong bối cảnh đó, “C ổ phần hoa'’ một bộ phận Doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN) là một chủ trương lớn và là một hướng đi đúng đắn của Đảng,

Nhà nước ta. Từ những năm 1992, Thủ Tướng Chính Phủ và các bộ, ngành
liên quan đã có nhiều quyết định triển khai thực hiện chủ trương trên [3].
Mục tiêu của “C ổ phần hoá D NNN” là chuyển một số DNNN thành
“Công ty cổ phần”(CTCP). Trong đó, người lao động trong Doanh nghiệp,
một số tập thể, cá nhân cùng góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi
nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp [3].
Như vậy, thực chất của “Co’phần hoá D NNN” trong điều kiện nước ta
là “Đa dạng hoá” , “x ã hội hoá” sở hữu, biến từ Doanh nghiệp (DN) một chủ
duy nhất (là N hà nước) thành DN nhiều chủ (Nhà nước và các công dán),
qua đó huy động được các nguồn vốn trong xã hội, sắp xếp lại tổ chức và đổi
mới cơ chế quản lý, nhờ vậy mà biến người lao động thành người chủ đích
thực của doanh nghiệp, tạo động lực chính đáng cho họ tham gia quản lý và
xây dựng doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển [44],[3].
Theo đó, quá trình ‘c ổ phần hoá D N N N ’ đang phát huy hiệu quả rõ
nét, bước đầu thu được một số kết quả khả quan ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề,
tạo tiền đề tốt cho hoạt động của ‘Thị trường chứng khoán Việt Nam’.
Từ năm 1999 Bộ y tế “dự kiến” bắt đầu tiến hành CPH 7 doanh nghiệp
trực thuộc Tổng công ty ( Phụ lục 4 ), nhưng đến nay vẫn chưa đạt kết quả như
mong muốn. Một số doanh nghiệp ngành, địa phương mạnh dạn thực hiện và
đã hoàn thành CPH, bước đầu thu được kết quả khả quan như: TRAPHACO,
Công ty cổ phần Dược Nam Hà, CTCP Dược Hà Tây...
Trong thời gian đầu hoạt động dưới hình thức công ty c ổ phần Dược,
các CTCP Dược TRAPHACO, CTCP Dược Nam Hà... đã đạt được một số kết


2

quả khả quan trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các CTCP Dược này
không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn trong quá trình CPH và hoạt động.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng tiến trình CPH của các DNNN và

doanh nghiệp Dược Nhà nước ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả hoạt động của
một số DNDNN sau một thời gian hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần,
Những mặt thành công và đã thực hiện tốt, những mặt còn chưa thực hiện
được, còn hạn chế, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của
công ty cổ phần Dược. Từ đó, đề xuất một số ý kiến cho công tác quản lý
ngành, một số giải pháp cho việc thúc đẩy tiến trình thực hiện CPH các
DNNN trong ngành Dược, thúc đẩy sự phát triển quy mô và chất lượng của
ngành Dược Việt Nam lên một tầm cao mới.
Với những lý do trên, trong khuôn khổ thời gian và điều kiện cho phép, chúng
tôi mạnh dạn tiến hành đề tài:
”Nghiên cứu đánh giá tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp N hà nước và
hiệu quả hoạt động kỉnh doanh của một số doanh nghiệp Dược trước và
sau C ổ phần hoá. ”
Đề tài thực sự là một vấn đề mới, mang tính thời sự, cấp thiết đối với
ngành Dược nói chung và có nội dung không trùng với bất kỳ một công trình
khoa học nào đã được công bố tại Việt Nam cho đến nay. Tuy nhiên, vì CPH
là một vấn đề mới, thời gian thực hiện tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam chưa
nhiều nên cần tiếp tục theo dõi và nghiên cứu ở những công trình tiếp theo.
Nghiên cứu đề tài nhằm các muc tiêu:
1. Đánh giá thực trạng tiến trình CPH của các DNNN và DN Dược Nhà Nước.
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp Dược
Nhà nước sau một thời gian hoạt động dưới hình thức Công ty c ổ phần. So
sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược đó ở
một số năm trước và sau c ổ phần hoá.
3. Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cho việc thúc đẩy tiến trình c ổ phần
hoá các doanh nghiệp Dược Nhà nước ở Việt Nam, cho công tác quản lý
ngành và cho việc thúc đẩy hoạt động của các công ty cổ phần Dược đạt hiệu
quả tốt hơn.



PHAN 2. TONG QUAN
2.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP
DƯỢC NHÀ NƯỚC.
2.1.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .
2.1.1.1. Khái niệm:
Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do N hà nước đầu tư
vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - x ã hội của Nhà nước. D N N N có tư
cách pháp nhàn, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý [45].
DNNN được hình thành ở Việt Nam từ năm 1954 (ở miền Bắc) và từ
1975 (ở Miền Nam), từ khi ra đời đến nay đã có những đóng góp to lớn vào sự
nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ đất nước; đã đóng vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế kế hoạch khoảng 3 thập kỷ (1960-1990) và đã trở thành lực lượng
vật chất quan trọng trong tay nhà nước để điều tiết nền kinh tế, đặc biệt là đối
với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN khoảng một thập kỷ nay.
Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đứng trước một nhiệm vụ hết
sức khó khăn là khôi phục và phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN.
Theo mục tiêu xây dựng CNXH với việc xây dựng chế độ công hữu toàn diện
trên mọi lĩnh vực nên trong những năm 1986 - 1990, các DNNN được thành
lập một cách nhanh chóng ở hầu hết các ngành nghề sản suất dịch vụ, từ các
ngành thuộc cơ sở hạ tầng, công nghiệp cơ bản như: điện lực, bưu chính viễn
thông, giao thông vận tải, khai khoáng, luyện kim, cơ khí chế tạo đến các
ngành thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí ở tất cả các thành phố trong phạm
vi cả nước...[5]
Đến đầu năm 1990 tổng số DNNN lên tới 12.300 DN bao gồm: Khoảng
10000 DN do địa phương quản lý và trên 2000 DN do trung ương quản lý[45].



4

Nhìn chung, trong những năm đầu của công cuộc khôi phục và phát
triển kinh tế, DNNN đã phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo trên các mặt:
+ Tạo sức mạnh vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh
tế theo định hướng XHCN, biểu hiện:
Trong thời gian qua, DNNN đã và đang chiếm vị trí rất quan trọng
trong nhiều nghành nghề chủ chốt như: công nghiệp khai thác, chế tạo, than,
dầu khí, điện, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, chế biến nông sản...
Là lực lượng chủ đạo thực hiện các chính sách xã hội thông qua các doanh
nghiệp công ích [5].
Hàng năm, DNNN tạo ra từ 10 đến 40% tổng GDP cả nền kinh tế,
chiểm trên 80% tổng kim nghạch xuất khẩu và trên 70% kim nghạch nhập
khẩu, đảm bảo gần 50% số thu cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo việc làm và
thu nhập ổn định cho gần 2 triệu lao động [5].
+ Là nơi để Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội và ổn định chính
trị - xã hội, định hướng và thực hiện mục tiêu công bằng, văn minh, góp phần
giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội về việc làm, thực hiện chế độ bảo
hiểm cho người lao động, xoá đói, giảm nghèo [5].
+ Là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc định hướng và hỗ trợ
cho các thành phần kinh tế khác phát triển [5].
Như vậy, với việc thành lập và phát triển các DNNN đã thực sự ra tạo
sức mạnh vật chất để Nhà Nước thực hiện các cải cách lớn trong nền kinh tế,
đảm bảo nền kinh tế phát triển đúng định hướng XHCN của Đảng và Nhà
nước trong từng thời kỳ.
2.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước (DNNN):
+ DNNN là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Tất cả các DNNN đều do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập, nhằm thực
hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do Nhà nước giao.

+ DNNN do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. DNNN phải chịu trách nhiệm trước Nhà Nước
về việc bảo toàn và phát triển vốn để duy trì khả năng hoạt động của DN.


5

+ Tất cả các DNNN đều chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền theo sự phân cấp của Chính Phủ.
+ DNNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
2.1.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước (DNNN):
Có nhiều cách để phân loại DNNN, tuy nhiên nếu dựa vào mục đích
hoạt động của doanh nghiệp thì DNNN có thể được phân lo ạ i:
+ D N N N hoạt động công ích: là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất,
cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
+ D N N N hoạt động kinh doanh: là các DNNN hoạt động chủ yếu
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
2.1.1.4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của DNNN:
* D N N N có các quyền cơ bản sau:
+ DNNN có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các
nguồn lực khác do Nhà nước giao.
+ DNNN hoạt động kinh doanh có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế
chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, trừ những thiết bị
nhà xưởng quan trọng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho
phép.
+ DNNN được quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù
hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước giao; đặt chi nhánh, văn phòng đại
diện của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước; tự quyết định giá mua, bán sản

phẩm và dịch vụ (trừ những sản phẩm và dịch vụ do nhà nước quy định giá);
xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của nhà nước. DNNN hoạt động kinh
doanh được kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ
nhà nước giao; tự lựa chọn thị trường; được quyền đầu tư, liên doanh, liên kết,
góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật. DNNN hoạt động công ích được
sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức hoạt động kinh doanh bổ sung
theo quy định của chính phủ.


6

+ DNNN được sử dụng quỹ khấu hao cơ bản của doanh nghiệp; được
ỉập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác theo qui định; được chia phần lợi
nhuận còn lại cho người lao động theo cống hiến và theo cổ phần; được hưởng
các chế độ trợ cấp, trợ giá, các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư và các chế
độ ưu đãi khác theo quy định. DNNN hoạt động kinh doanh được sử dụng vốn
và các quỹ của doanh nghiệp cho kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có
hoàn trả; tự huy động vốn để kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức
sở hữu; được phát hành trái phiếu; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để
vay vốn. DNNN hoạt động kinh doanh được nhà nước cấp kinh phí theo dự
toán hàng năm hoặc theo đơn đặt hàng của nhà nước; được huy động vốn, gọi
vốn liên doanh, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn khi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
* D N N N có các nghĩa vụ cơ bản sau:
+ DNNN có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn
do Nhà nước giao; đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã
đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của doanh
nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ, chịu trách nhiện
về tính xác thực của báo cáo; chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân
thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ DNNN có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý
vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ
khác do Nhà Nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp
của các hoạt động tài chính doanh nghiệp.
+ DNNN có nghĩa vụ công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm,
các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của DN.
+ DNNN hoạt động kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các
khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. DNNN hoạt động
công ích có nghĩa vụ nộp ngân sách các khoản thu về phí và các khoản thu
khác (nêú có); nộp thuế đối với các hoạt động kinh doanh theo quy định của
pháp luật.


7

2.1.2. NHŨNG MẶT HẠN CHÊ CỦA DNNN Ở VIỆT NAM.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế không chỉ thuần nhất có thành phẩn kinh tế
quốc doanh và tập thể mà đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần: các
thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp, kinh tế đầu tư
nước ngoài, và các thành phần này ngày càng phát triển nhanh, mạnh, đặc biệt
là nền kinh tế nhiều thành phần chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường,
chịu sự điều tiết của các quy luật như : quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh thì ‘D N N N dân bộc lộ những hạn chê ngày càng rõ nét':
+ Được thành lập tràn lan, nhiều về số lượng nhưng lại nhỏ về quy mô,
dàn trải theo ngành nghề và phân bố không đều giữa các địa phương (Trên
cùng một địa bàn, nhiều DNNN hoạt động trong tình trạng chồng chéo về
ngành nghề kinh doanh tạo ra sự cạnh tranh không đáng có) [5]. Tinh trạng
không đủ vốn kinh doanh trở thành một căn bệnh kinh niên của các DNNN.
Bảng 2.1: Cơ cấu tỷ lệ vốn của các DNNN tính đến 12-1999 [41].

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
STT

Vốn Nhà Nước

Tỷ Lệ (%)

1

< 1 tỷ

25%

2

Từ 1 - 5 tỷ

36%

3

Từ 5 - 10 tỷ

16%

4

> 1 0 tỷ

23%


N hận xét: Bảng 2.1 cho thấy có tới trên 70% DNNN là vừa và nhỏ với
số vốn thấp gây hạn chế rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của các DN.
+ Do thiếu vốn nên hầu hết các DNNN ít có cơ hội hiện đại hoá công
nghệ và thiết bị. Tinh trạng công nợ dây dưa trở nên phổ biến, ảnh hưởng đáng
kể tói hoạt động kinh doanh của DN và sự ổn định phát triển nền kinh tế [5].
+ Công tác quản lý bị buông lỏng, quyền sở hữu và sử dụng không rõ
ràng, nên dễ bị tổn thất và khó xác định trách nhiệm (Cho tới nay, việc xác
định rõ người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, vai trò, trách nhiệm của


8

đại diện chủ sở hữu và người trực tiếp quản lý vốn, tài sản Nhà nước ở các
doanh nghiệp có vốn nhà nước tham gia vẫn chưa rõ ràng).
Cho tới 12-2000 nước ta còn khoảng 5740 DNNN ( giảm khoáng 6300
DN so với trước NĐ388) tuy nhiên, số DN làm ăn có hiệu quả chiếm một tỷ lệ
không cao, thực tế chưa thể hiện rõ vai trò chủ đạo.
Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động của DNNN tính tới 1999 [44].
TT

Chỉ tiêu về hoạt động của DNNN

Sô lượng

Tỷ lệ (%)

1

DNNN hoạt động có hiệu quả


2.296

40%

2

DNNN hoạt động hiệu quả thấp

2.525

44%

3

DNNN hoạt động không hiệu quả

919

16%

5.740

100%

Tổng

DNNN không có
hiệu quá 16%


Hình 2.1: Biểu đồ về hiệu quả hoạt động của D NN N tính tói 1999.
Nhận xét: Qua bảng 2.2 và biểu đồ ta thấy, hiện nay số DNNN hoạt
động không có hiệu quả và sô DNNN hoạt động với hiệu quả thấp chiếm tỷ lệ
cao tương đương khoang 60%, trong đó số DNNN làm ăn có hiệu quả chí


9

chiếm 40%. Điều này cho thấy thực sự DNNN chưa thể hiện được sức mạnh
và phát huy vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế.
Một dấu hiệu đáng buồn nữa là số lượng các DNNN làm ăn thua lỗ
trong một số năm gần đây tăng lên, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, chỉ số
sinh lợi giảm là những số liệu đáng quan tâm [41].
Báng2.3: sỏ liệu phản ánh hiệu quả hoạt động của DNNN ở một sỏ năm.
Tỷ lệ số
DNNN
thua lỗ (%)
1990
1993
1995

1998

Sỏ VNĐ doanh
thu tạo ra từ 1
đồng vốn

Sô VNĐ loi
nhuận tạo ra
từ 1 đồng vỏn


39%
8%
16%
25%

Tỷ trọng% (ỈDP
do DNNN tạo ra
s s với ỵ GDP

32%
3.46
2.9

0.19
0.13

42%
40%

N hận xét: Như vậy, trong mấy năm gần đây số DNNN làm ăn thua lỗ
lại tăng lên một cách đột biến, từ 8% số DNNN thua lỗ năm 1993; tới năm
1995 là 16%; và đến năm 1998 đã tăng lên 25%. Hiệu quả sử dụng vốn thấp;
Nếu năm 1995 một đồng vốn nhà nước còn tạo ra được 3,46 đồng doanh thu
và 0,19 đồng lợi nhuận, thì năm 1998 con số trên chỉ còn tương ứng là 2,9 và


10

0,13. Tỷ trọng GDP do các DNNN tạo ra trong GDP của toàn nền kinh tế từ

32% (năm 1990) lên 42% (năm 1995) nay giảm xuống còn 40% (năm 1998).
Thực trạng đó làm cho DNNN không những không thể hiện được vai trò nòng
cốt của kinh tế nhà nước, mà trong một chừng mực nào đó, còn là gánh nặng
cho Nhà nước, cho ngân sách quốc gia trên nhiều phương diện.
Những nguyên nhân của tình trạng trên có cả khách quan và chủ quan,
có cả do cơ ch ế chính sách và do bản thân các chủ DN, nhưng chủ yếu là:
+ Các DNNN thường được thành lập từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung,
có qui mô nhỏ bé, cơ cấu phân tán, trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đã
không còn phù hợp và không đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường [45].
+ Thực hiện chưa đồng bộ và triệt để các chủ trương đổi mới hệ thống
DNNN, đặc biệt là chủ trương về sáp nhập, giải thể, đa dạng hoá sở hữu.
+ Hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế chưa được hoàn chỉnh và
việc sửa đổi cũng chưa được tiến hành một cách nhanh chóng. Hệ thống văn
bản điều chỉnh chủ yếu là văn bản dưới luật, nhiều qui định mâu thuẫn nhau.
+ Chưa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với hoạt động quản lý
của DNNN; chưa xác định rõ đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN.
+ Cơ chế tạo động lực cho DNNN hoạt động có hiệu quả còn nhiều
khiếm khuyết, thiếu đồng bộ, trong đó nổi cộm hơn cả là cơ chế tài chính,
mặc dầu đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn còn nhiều qui định chưa hợp lý,
chồng chéo, DN còn bị gò bó, quyền hạn và trách nhiệm chưa rõ ràng [5].
+ Cơ chế đại diện chủ sở hữu của DNNN còn nhập nhằng chưa rõ, lại
chậm được đổi mới, làm kéo dài, dây dưa tình trạng chủ hờ gây ra nhiều hâu
quả tiêu cực, như trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, tình trạng mất dân chủ,
vô chủ trong quản lý DNNN [5].
+ Việc quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra, giám sát chưa
chuyển biến kịp trong môi trường kinh doanh mới, chưa đạt hiệu quả cần thiết.
+ Những người quản lý đối với DNNN còn thiếu kiến thức và chưa được
đào tạo có hệ thống, vì vậy việc điều hành DNNN đã không đạt được hiệu quả
tốt. Tổ chức DNNN hiện nay còn cồng kềnh và kém hiệu quả.



11

+ Mặt khác, những người quản lý doanh nghiệp nhà nước bất kể cấp
nào thực chất đều là người làm công ăn lương, trách nhiệm quản lý của họ
không gắn bó với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như các loại hình
doanh nghiệp khác, do đó hiệu quả quản lý DNNN thường là kém [5].
+ Tinh trạng chậm trễ trong việc thực hiện chủ trương đa dạng hoá sở
hữu và CPH đang gây tắc nghẽn các kênh huy động vốn của xã hội để bù đắp
vào phần thiếu hụt vốn đầu tư của Nhà nước cho các DNNN. Chậm khắc phục
tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng vốn của nhà nước.
Thực trạng của các D N N N như đã phân tích ở trên đang làm cho yêu
cầu cải cách D N N N càng trở nên cấp bách.

2.1.3. S ự CẨN THIẾT PHẢI CPH DNNN Ở VIỆT NAM.
2.I.3.I. Cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam là một tất yếu khách quan.
Trước thực trạng DNNN như đã nêu, trong điều kiện nền kinh tế thế
giới đang vận động theo xu hướng thương mại hoá toàn cầu, một yêu cầu bức
thiết đặt ra là phải thực hiện cải cách các DNNN nhằm phát huy sức mạnh và
vai trò điều tiết của kinh tế quốc doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
doanh của DN. v ề cơ bản, có 2 giải pháp quan trọng để cải cách DNNN [5]:
M ột là, thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại DNNN, hoàn thiện hệ thống cơ
chế chính sách và cơ chế quản lý giám sát nhằm không ngừng nâng cao quyền
tự chủ và hiệu quả của DNNN trong hoạt động sản xuất kinh doanh [5].
H ai là, thực hiện đa dạng hoá sở hữu các DNNN nhằm thay đổi phương
thức quản lý để khống ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của DN. Trong đó, “Cơ phần hoá D NNN ” là một đòi hỏi tất yếu
khách quan, là phương án tối ưu nhất, trong điều kiện nền kinh tế thị trường
phát triển, đặc biệt khi tính cạnh tranh đã trở thành khu vực và toàn cầu hoá:
+ Cổ phần hoá DNNN sẽ xoá bỏ triệt để tình trạng quản lý lỏng lẻo và

dàn trải của Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thu hút nguồn vốn đầu tư,
khắc phục những tồn tại do cơ chế trước đây để lại.


12

+ Tạo điều kiện để người lao động tham gia và thực sự làm chủ doanh
nghiệp, qua đó khai thác triệt để tiềm năng vốn có của doanh nghiệp.
+ Giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện
để Nhà nước tập trung đầu tư và quản lý các DNNN thuộc các ngành kinh tế
trọng điểm, thực hiện tốt định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước đã xác định.

2.I.3.2. Tính ưu việt của công ty cổ phần :[5]
M ột là, tạo ra khả năng huy động vốn rộng rãi, nhanh chóng, kịp thời
với quy mô lớn cho hoạt động sản suất kinh doanh. Do đó có điều kiện để mở
rộng nhanh quy mô, đổi mới công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh
doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này hơn hẳn quá trình tích tụ
tư bản của doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH và kể cả DNNN.
H ai là, vốn có thể được chuyển dịch giữa các nhà đầu tư trong và ngoài
CTCP, tính chất xã hội hoá vốn hoạt động kinh doanh rất cao, tạo ra khả năng
sử dụng vốn linh hoạt có hiệu quả cao.
Ba là, phương thức quản lý công ty cổ phần tạo ra sự ràng buộc và
giám sát lẫn nhau giữa hội nghị cổ đông, HĐQT, Ban giám sát và giám đốc
điều hành vì mục tiêu chung của DN trong đó hội nghị cổ đông là cơ quan
quyền lực cao nhất. Mỗi bộ phận thành viên có lợi ích gắn liền với lợi ích của
doanh nghiệp vì vậy tạo ra động lực bên trong trong mỗi hoạt động quản lý.
Bốn là, người lao động có điều kiện làm chủ thực sự doanh nghiệp vì
vậy họ làm việc có hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Các ưu việt đó là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh và sức cạnh
tranh của CTCP có tiền đề cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Tóm lại, Công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị
trường, là kiểu tổ chức công ty văn minh tiến bộ của nhân loại, bởi lẽ sự ra
đời của nó không phải để thôn tính, làm phá sản các doanh nghiệp khác, mà là
biến sự độc quyền của một hay một nhóm nhà tư bản thành quyển lực của một
tập thể nhiều chủ sở hữu góp vốn.


13

2.I.3.3. Một sô điểm hạn chê của CTCP [45].
+ CTCP với chế độ trách nhiệm hữu hạn đã đem lại những thuận lợi cho
các cổ đông, nhưng lại chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ. Các chủ nợ sẽ bị
thiệt thòi khi tài sản của CTCP không đủ để thanh toán hết các khoản nợ của
công ty.
+ CTCP gồm đông đảo các cổ đông tham gia và thường là không quen
biết nhau, với mức độ tham gia góp vốn cũng khác nhau, do đó mức độ ảnh
hưởng của các cổ đông với công ty cũng khác nhau. Điều này có thể dẫn đến
việc lợi dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ
đông khác nhau. Vì vậy, việc quản lý, điều hành CTCP là hết sức phức tạp.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý ở CTCP tương đối cồng kềnh và phức tạp, vì
vậy chi phí cho việc quản lý là tương đối lớn.


14

2.1.4. DOANH NGHIỆP D ư ợ c NHÀ NƯỚC :
Doanh nghiệp Dược Nhà Nước (DNDNN) là một bộ phận quan trọng
cấu thành nên ngành Dược Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc cung

ứng Thuốc, đáp ứng cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Những đóng góp cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của
DNDNN là to lớn và là một bộ phận kinh tế quan trọng không thể tách rời
trong ngành Y tế.
Sau ngày Đất nước thống nhất, nền kinh tế Việt Nam thực hiện theo
hướng kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Ngành Dược hoạt động trong khuôn
khổ ngành y tế, các doanh nghiệp Dược Nhà nước được thành lập từ trung
ương tới địa phương với hoạt động chỉ mang tính chất phúc lợi xã hội, từ khâu
sản suất tới lưu thông phân phối thuốc đều theo kế hoạch Nhà nước giao. Do
vậy, phát sinh một số vấn đề bất cập:
+ Nhà nước giữ độc quyền về thuốc nên không tạo ra sự cạnh tranh,
không kích thích được sản xuất phát triển.
+ Đội ngũ cán bộ quan liêu, thụ động trong quản lý doanh nghiệp,
không tạo ra được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác
nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.
+ Có sự trênh lệch giữa giá thuốc bao cấp và giá tự do nên tạo ra sự tiêu
cực trong phân phối thuốc...
Từ sau đại hội VI của Đảng, Đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới trên
khắp các mặt về kinh tế - xã hội. Để đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới nền kinh
tế Đất nước theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN.
Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 4 (khoá IV) đã nhấn mạnh:”TỔ chức lại
ngành Dược...”, “Khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế trong
nước và mở rộng hợp tác quốc tế...”, để xây dựng và phát triển ngành Dược
Việt Nam .
Để thực hiện tốt về Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá ngành Dược, vấn
đề đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng sắp xếp và tổ chức lại ngành Dược trên



15

phạm vi cả nước nhằm thích ứng với những chính sách, cơ chế chung, đồng
thời đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân và
có khả năng xuất khẩu.
2.I.4.I. Những kết quả đạt được sau Nghị Định 388 của chính phủ.
Trước tình hình đó, Hội đồng Bộ Trưởng đã ban hành Nghị định
388/HĐBT ngày 20/11/1991 về việc sắp xếp lại các DNNN. Theo Nghị định
này, ngành Dược Việt Nam đã được tổ chức lại từ trên 600 doanh nghiệp nay
chỉ còn hơn 100 đơn vị sản xuất, kinh doanh [21], [20], [19],[45].
Bảng 2.4: Cơ cấu DNNN sau khi sắp xếp lại theo NĐ 388 cho tới nay.

TT

Trước

Sau

Tỷ lệ

NĐ388

NĐ 388

còn

12/1992

lại


1996

1997

1998

1999

(%)
1

DNNNtoàn quốc

12.300

6051

49%

5.740

*2

DNDNNTƯ

26

22

17


18

18

19

3

DNDNNĐP

>600

131

118

126

132

126

4

Tổng DNDNN

>600

153


135

144

150

145

25%

N h ư vậy:
Sau khi thực hiện NĐ388, tới tháng 12-1992 bước đầu đã thực hiện sắp
xếp lại các DNNN trong ngành Dược từ trên 600 DN xuống còn 131 DN Dược
địa phương và 22 DN trung ương bằng 25% so với khi chưa tổ chức lại. So với
số liệu DNNN trên toàn quốc trước khi tổ chức lại là 12.300 DN sau khi thực
hiện NĐ388 còn 6051 DN tương đương (49%) thì việc tổ chức lại còn 25% số
DNNN trong ngành Dược là một bước tiến bộ rõ nét.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp giảm, nhưng do chấn chỉnh quản lý các
doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả, ngay trong năm 1992 một số chỉ tiêu
đã có sự chuyển biến rõ nét [19], [20] ( Bảng 2.6; hình 2.4).


16

Bíing 2.5: Tỷ lệ lợi nhuận và nộp ngân sách của DNDNN năm 1992 .

DNNN trong

DNDNN


toàn quốc
1

Tỷ lệ nộp ngân sách
bình quân/vốn

12,5%

16%

2

Tỷ lệ lợi nhuận
bình quân/vốn

5,2%

19%

20
15

10
5

0
DNNN

□ Tỷ


DNDNN

lệ nộp ngân sách/vốn I T ỷ lệ lợỉ nhuận/ vốn

Hình 2.3: Tỷ lệ lợi nhuận và nộp ngân sách của D ND NN năm 1992.
N h ư vậy: Trong khi tỷ lệ nộp ngân sách bình quân/ vốn của các DNNN
trong toàn quốc chí là 12,5% thì các DNDNN đã nộp là 16%, tỷ lệ lợi nhuận
bình quân/vốn của các DNNN trong toàn quốc chỉ là 5,2% thì các DNDNN đã
đạt là 19%. Những con số trên đây bước đầu nói lên sự chuyển biến tích cực
và hiệu quả của các DNDNN trong công tác quản lý.
2.1.4.2. Một sô chi tiêu về nàng lực sản xuất của các DNDNN.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, các DNDNN
cũng không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng quán lý trong công việc,
mạnh dạn đổi mới đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ, nghiên cứu tạo


17

sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu và tâm lý người sử dụng,
chú trọng phát triển thuốc đông dược... Và đã đạt được kết quả khả quan.
Báng 2.6: (ỈTTSL Thuốc sản xuất trong nước qua một sỏ năm [21].
Đơn vị tính: Tỷ VNĐồng.
1995

1996

1997

1998


1999

2000

GTTSL

1.035

1.232

1.045

1.485

1.727

2.314

s s với năm trước

100%

118,9%

114,0%

105,6%

116,3%


133,9%

SSvới 95

100%

118,9%

135,7%

143,4%

166,8%

223,6%

Triệu VNĐ
25000Ò0

Tv lệ % táng
250%

2000000

200%
136%

1500000


150%

100%
1000000

100 %

500000

50%

0

0%
1995

1996

1997

1998

(ỈTTSL

1999

2000 N ả m

% gia tăng


Hình 2.4: Biểu đồ về G TTSL Thuốc sản xuất trong nước qua m ột sô năm.
Nhận xét: Bảng và biểu đồ cho thấy GTTSL các thuốc sán xuất trong
nước (mà DNDNN đóng vai trò chủ đạo) không ngừng gia tăng theo thời gian
và đặc biệt trong năm 2000 đã có sự tăng trưởng mạnh, đạt mức 2.314 tỵ
VN i) , qua đó dần dần đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc trong nước,
chủ động trong khâu cung ứng thuốc, hạn chế nhập khẩu một số lượng lớn
các thuốc nước ngoài, tiết kiệm nhiều ngoại tệ cho ngân sách nhà nước. Trong
đó, cơ cấu về tỷ lệ trong GTTSL thuốc sản xuất trong nước của DNDNNTƯ
và DNDNNĐP được thể hiện chi tiết qua bảng sau:


CU M ỉ -

6(9fOL

,


18

Biing 2.7: Co câu về tỷ lệ GTTSL thuốc sản xuất trong nước [21].
(Dơn vị tính: Triệu VNĐ).

\

GTTSL

1995

Tổng


DNDNNTƯ

DNDNNĐP

G TTSL

Tỷ lệ (%)

GTTSL

Tỷ lệ (%)

1.035.713

442.033

42,7

593.680

57,3

1996

1.232.498

496.687

40,3


765.811

59,7

1997

1.405.807

514.104

36,6

891.703

63,4

1998

1.485.170

579.939

40,3

887.231

59,7

1999


1.727.504

706.754

40,9

1.020.750

59,1

2000

2.314.810

964.293

41,7

1.350.517

58,3

Hình 2.5: Biểu đồ về cơ cấu tỷ lệ GTTSL thuốc sản xuất trong nước.
Nhận xét: GTTSL Thuốc sản xuất trong nước luôn tăng mạnh theo các năm
và trong đó GTTSL của DNDNN trung ương, với số lượng chỉ chiếm khoảng
15% tổng các DN (Bảng 2.1) đã chiếm 40% GTTSL của toàn ngành.



×