Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

khao sat su tu hoc o truong DHAG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.17 KB, 15 trang )

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ được chính thức thực hiện vào 25/8/2007, bên
cạnh những thuận lợi từ mô hình này vẫn còn tồn tại những thách thức lớn, trước hết ở yêu
cầu ngày càng cao của xã hội, trong khi các phương tiện và thiết bị hỗ trợ học tập còn hạn
chế. Hơn nữa, với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất khi còn chưa quen với môi
trường sống cũng như cách giảng dạy ở trường Đại học - một môi trường khác hoàn toàn với
môi trường ở phổ thông của các em thì việc làm quen với mô hình này lại càng khó khăn hơn.
Một số sinh viên còn chưa ý thức cũng như chưa xác định được rõ ràng con đường đi của
mình, chưa có một phương pháp học hợp lý, trong khi yêu cầu về tính chủ động trong học tập
là rất cao.
Để nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên
phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho việc tự
học, tự nghiên cứu và cần có một phương pháp học đúng đắn, phù hợp và hiệu quả. Trong đó
phương pháp tự học đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trong
cuộc sống. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn
luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ
hội học tập suốt đời.
Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày nay, do đó
mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường không phải trang bị cho người học tri thức mà là
phương pháp tự học.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học An Giang vẫn
còn nhiều hạn chế, trong đó nhiều sinh viên chưa dành thời gian cho việc tự học, chưa xây
dựng và rèn luyện kĩ năng tự học cho bản thân, hình thức tự học chưa hợp lí…Chính vì vậy
tìm hiểu thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học An Giang hiện nay và đề xuất
các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tự học của sinh viên góp phần nâng cao
kết quả học tập và chất lượng đào tạo là có tính cấp thiết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng
tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học An
Giang”.


1


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Tự học đã được con người thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi GD chưa trở thành một
nghành khoa học thực sự. Ở thời kỳ đó, người ta đã biết quan tâm đến việc làm sao cho người
học chăm chỉ, tích cực ghi nhớ được những giáo huấn của thầy và hành động theo những điều
ghi nhớ đó.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của tâm lý học
hành vi, tâm lý học phát sinh, nhiều Phương pháp dạy học mới ra đời: “phương pháp lạc
quan”,” phương pháp trọng tâm tri thức”,…Các phương pháp dạy học này đã khẳng định vai
trò quyết định của học sinh trong học tập nhưng quá coi trọng “con người cá thể” nên đã hạ
thấp vai trò của người giáo viên đồng thời phức tạp hóa quá trình dạy học. Mặt khác, những
phương pháp này đòi hỏi các điều kiện rất cao kể cả từ phía người học lẫn các điều kiện giảng
dạy nên khó có thể triển khai rộng rãi được.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nhà giáo dục học ở Mỹ và Tây Âu đã đều thống
nhất khẳng định vai trò của người học trong quá trình dạy học, song bên cạnh đó cũng khẳng
định vai trò rất quan trọng của người thầy và các phương pháp, phương tiện dạy học.
Ở Việt Nam, vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi từ
khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người khởi
xướng vừa nêu tấm gương về tinh thần và phương pháp dạy học. Người từng nói: “còn sống
thì còn phải học”, và cho rằng: “về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Có thể nói tự học là một
tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, về phương pháp học tập. Những lời chỉ dẫn quý báu và những
bài học kinh ngiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công của Người
cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tư tưởng về tự học đã
được nhiều tác giả trình bày trực tiếp và gián tiếp trong các công trình tâm lý học, giáo dục
học học, phương pháp dạy học bộ môn. Một số công trình tiêu biểu là: Nguyễn Cảnh Toàn
(Nguyễn Cảnh Toàn (1995), luận bàn và kinh nghiệm về tự học), Trần Kiều, Nguyễn Bá Kim,
Thái Duy Tuyên, Bùi Văn Nghị,…

3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng vấn đề tự học của sinh viên Đại học An Giang trong phương thức
đào tạo theo học chế tín chỉ, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học của
sinh viên Đại học An Giang.
Sinh viên Đại học An Giang có thể nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học trong
phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng chưa có kỹ năng, phương thức tự học hiệu
quả. Nếu áp dụng phương pháp nhằm nâng cao kĩ năng tự học, sinh viên có thể tích cực, chủ
động tự học hiệu quả và đạt kết quả cao.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2


- Tìm hiểu thực trạng việc tự học của sinh viên Đại học An Giang.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tự học của sinh viên Đại học An
Giang.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI (GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI)

4.1. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Trường Đại học An Giang
4.2 Phạm vi nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học An Giang về tầm quan trọng vấn đề
tự học.
- Điều tra các hình thức tự học của sinh viên trường Đại học An Giang.
- Những khó khăn gặp phải của sinh viên trường Đại học An Giang trong quá trình tự
học.
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu: 5 tháng
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận


Lí luận về nhận thức chủ nghĩa Mac-Lênin cũng cho rằng: Việc lĩnh hội các kiến thức
kĩ năng, kĩ xảo là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức của người học. Đó
là một quá trình vận động tư duy, là sự giải quyết mâu thuẫn nội tại, từ chỗ chưa hiểu biết gì
đến chỗ hiểu biết, từ chỗ hiểu biết chưa đầy đủ và chính xác đến chỗ hiểu biết đầy đủ và chính
xác hơn, từ chỗ chưa có kĩ năn đến chỗ có kĩ năng giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Về cơ bản, hoạt động học tập diễn ra theo quy luật nhận thức chung “từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”, trong đó tự học nằm trong quá
trình tự học.
Lê-nin với câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”, đa khẳng định ý chí và nghị lực
quyết tâm học tập suốt đời. Để làm được điều đó đòi hỏi bản thân người học phải có ý thức tự
học, học tập phải là nhiệm vụ thường xuyên, được tiến hành bền bỉ, lâu dài, có củng cố, rèn
luyện mới đạt được hiệu quả cao.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập xử lí số liệu
- Phương pháp sử dụng phiếu câu hỏi
- Phương pháp xử lí kết quả bằng thống kê toán học.
- Phương pháp xử lí kết quả bằng vẽ biểu đồ
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Đây là đề tài ngiên cứu khoa học về vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học An
Giang. Đề tài sẽ nêu lên được nhận thức, thực trạng vấn đề tự học, và những giải pháp nâng
cao kết quả tự học cho sinh viên trường Đại học An Giang. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề
3


tài góp phần đề ra những biện pháp để nâng cao tinh thần tự học và kết quả học tập, góp phần
thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.
7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Làm rõ thêm trực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học An Giang hiện nay

và khả năng thích ứng với yêu cầu tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ từ đó xây dựng
được phương pháp tự học hiệu quả cho sinh viên trong mô hình đào tạo theo tín chỉ.
8. CẤU TRÚC CỦA BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chương 1: Lí luận chung về tự học
1.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề tự học

1.1.1. Khái niệm về tự học
1.1.2. Một số quan điểm về tự học
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát về trường Đại học An Giang
Chương 2: Thực trạng của vấn đề tự học
2.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học
2.2. Các hình thức tự học của sinh viên
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của sinh viên trong trường đại
học an giang
3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với tự học.
3.2. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học
3.3. Phát huy vai trò tích cực của sinh viên trong việc nâng cao chất lượng tự học

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TỰ HỌC
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Khái niệm về tự học

Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức ở
một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được nội dung

nhất định.
1.1.2. Một số quan điểm về tự học

Trong một số giáo trình, tài liệu đã có nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau
về tự học, sau đây là một số định nghĩa cơ bản:
Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó Giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn: “Lý luận dạy
học Đại học” thì “tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở Đại học. Đó là một hình
thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính người học
tự tiến hành ở trên lớp hay ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa
đã được quy định”.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình đổi mới suy nghĩ, sư
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh phân tích tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi
phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh
quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại
khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận
lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sỡ
hữu của mình”.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Khái quát về trường Đại học An Giang

Trường ĐHAG được thành lập trên cơ sở Trường CĐ Sư phạm An Giang, theo Quyết
định số 241/1999/QĐ- TTg ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ sở
đào tạo công lập trong hệ thống các trường ĐH tại Việt Nam. Trường đang thực hiện sứ mạng
là “Trung tâm đào tạo nhân lực đa ngành, đa trình độ, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng
dân cư tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL; NCKH và ứng dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH của địa phương, của cả nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế”, đồng thời nỗ lực để khẳng định tầm nhìn là “trở thành một trung tâm đào
tạo và NCKH, ứng dụng công nghệ có uy tín trong cả nước và mang tầm các trường ĐH trong
khu vực Đông Nam Á, với đội ngũ GV chất lượng cao, CSVC hiện đại, phục vụ đắc lực cho
sự phát triển toàn diện vùng ĐBSCL và cả nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và hội nhập quốc tế”.

5


Tính đến ngày 15/6/2017, Trường có 707 CBVC cơ hữu, trong đó có 129 CBQL, 490
GV (trong đó có 109 GV kiêm CBQL), 197 chuyên viên và NV phục vụ; tỷ lệ SV/GV quy đổi
là 20,25/1; tỷ lệ GV có trình độ SĐH là 83,7% (chiếm tỷ lệ 0,8/1) giảng dạy 01 CTĐT trình
độ ThS, 30 CTĐT trình độ ĐH, 19 CTĐT trình độ CĐ (thuộc 5 nhóm ngành) tại 8 Khoa, 2 Bộ
môn với số lượng 10.310 SV chính quy, 75 HVCH. Trường có 06 Trung tâm có chức năng
tham gia đào tạo, NCKH và cung ứng dịch vụ; 10 Phòng/Ban chức năng phục vụ trực tiếp cho
hoạt động đào tạo, NCKH, CGCN và các hoạt động hỗ trợ khác. Ngoài ra, Trường còn có
Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm là loại hình trường chuyên biệt 3 cấp với 103 giáo
viên, có nhiệm vụ rèn kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và tổ chức các hoạt động chuyển
giao và nghiên cứu khoa học giáo dục của Khoa Sư phạm.
Với mong muốn mang đến cho SV cơ hội giao lưu, học hỏi và trải nghiệm thực tế để
từ đó có thể trau dồi và khắc sâu kiến thức đã học, Trường thường xuyên tổ chức và nâng cao
chất lượng các diễn đàn, hội thảo về phương pháp học tập, các hội nghị khoa học, đào tạo
nghiệp vụ; tăng cường tổ chức các sân chơi trí tuệ trong HSSV; thực hiện hiệu quả các hình
thức tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho SV (11.760 SV); tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa
đàm trao đổi với các nhà quản lý, các doanh nghiệp (11 diễn đàn với 6.872 SV tham gia), các
lớp tập huấn kỹ năng mềm miễn phí cho SV (16 lớp với 4.052 SV tham gia); phối hợp với các
đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh tổ chức Ngày hội Tuyển dụng cho SV của Trường (5
lần tổ chức với 26.130 lượt SV tham gia, phỏng vấn 2.370 hồ sơ, giới thiệu 1.876 SV thực
tập); tổ chức cho SV tham gia các cuộc thi văn nghệ, các giải thi đấu thể thao,…
Để hoàn thành có hiệu quả sứ mệnh là ĐT&NCKH nhằm cung cấp nguồn nhân lực
chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thực tiễn đặt ra, cũng như đảm bảo cho Trường phát triển
bền vững trong thời gian tới, tập thể CCVC Trường cần tiếp tục phát huy những thành tích đã
đạt được, đồng thời ra sức khắc phục những khó khăn, hạn chế để Trường tiếp tục phát triển
đến một tầm cao mới, khẳng định vị trí của một cơ sở GDĐH có chất lượng trong hệ thống

GDĐH Việt Nam và khu vực trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt
Nam hiện nay.

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC AN GIANG
Để đánh giá thực trạng hiện nay về vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học An Giang,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên trường Đại học An Giang. Số phiếu phát ra 100
phiếu, số phiếu thu vào là 100 phiếu, các phiếu đều đạt yêu cầu về nội dung thông tin và thu
được kết quả như sau:
2.1. NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC

Trong tổng số được điều tra, có 6 sinh viên xếp loại giỏi và xuất sắc; 37 sinh viên xếp
loại khá và 55 sinh viên xếp loại trung bình trở xuống.
Nhận thức về vấn đề tự học của sinh viên cũng có sự khác nhau giữa các khóa, nghĩa
là có sự khác nhau giữa sinh viên năm nhất (SV năm I), sinh viên năm thứ hai (SV năm II), và
sinh viên năm thứ ba (SV năm III), từ đó cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
Có thể xét qua việc thống kê một số yếu tố chính như sau:
Kết quả 1: Mức độ quan trọng của việc tự học đối với sinh viên:

Biểu đồ 2.1.a. Biểu đồ biễu diễn mức độ quan trọng của việc tự học
Qua kết quả trên, có thể thấy:
Trong tổng số 100 sinh viên khảo sát, có 30 sinh viên cho rằng tự học là rất quan
trọng, 36 sinh viên cho rằng tự học là quan trọng, 27 sinh viên cho rằng tự học là bình thường,
7 sinh viên cho rằng tự học là không quan trọng.
Hầu hết sinh viên đều cho rằng tự học là rất quan trọng và quan trọng, một số sinh
viên vẫn còn thấy việc tự học là bình thường, và một số ít lại xem nhẹ việc tự học.
Kết quả 2: Kết quả thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra.

Với SV năm I, trong số 56 % sinh viên có đề ra kế hoạch học tập, có 20 % thực hiện
theo kế hoạch đó và đề xếp loại Khá
Với SV năm II, trong số 67 % sinh viên có đề ra kế hoạch học tập, có 33 % thực hiện
theo kế hoạch đó và đề xếp loại Khá và Giỏi.
Với SV năm III, trong số 72 % sinh viên có đề ra kế hoạch học tập, có 58 % thực hiện
theo kế hoạch đó và đề xếp loại Khá, Giỏi hoặc Xuất sắc.
2.2.

CÁC HÌNH THỨC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
7


ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Mức độ
Thỉnh thoảng
17
39


Hình thức tự học

Thường xuyên
Học nhóm
83
Đọc bài trước khi đến lớp
42
Trao đổi bài với giảng viên và
69
23
các bạn khác
Lên thư viện học bài
17
62
Ghi chép bài cẩn thận
24
43
Tìm nơi yên tĩnh học bài
72
14
Sử dụng sơ đồ tư duy
8
16
Đọc thêm ngiều sách tham
khảo, nâng cao ngoài giáo trình
5
13
và sách thầy cô yêu cầu
Thường xuyên liên hệ thực tiễn

2
9
Vạch kế hoạch trước mỗi kì,
7
17
mỗi năm
Ôn lại kiên thức đã học
22
19
Bảng 2.3.a. Các hình thức tự học của sinh viên

Chưa bao giờ
19
8
21
33
14
76
82
89
76
59

Các phương pháp được đa số sinh viên lựa chọn ở mức độ thường xuyên là: Học
nhóm, tìm nơi yên tĩnh học bài, trao đổi bài với giảng viên và các bạn khác.
Các phương pháp được đa số sinh viên lựa chọn ở mức độ thỉnh thoảng là: Lên thư
viện học bài, ghi chép bài cẩn thận, đọc bài trước khi đến lớp.
Các phương pháp được đa số sinh viên lựa chọn ở mức độ chưa bao giờ là: Thường xuyên
liên hệ thực tiễn, đọc thêm ngiều sách tham khảo, nâng cao ngoài giáo trình và sách thầy cô
yêu cầu, vạch kế hoạch trước mỗi kì, mỗi năm, ôn lại kiên thức đã học.


2.3.
-

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TỰ HỌC
Môi trường học tập
Mất tập trung
Lượng kiên thức trên lớp
Cơ sở vật chất
Tìm tài liệu
Quyết tâm giải quyết khó khăn.

8


CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CỦA
SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Để nâng cao chất lượng tự học của sinh viên trong trường đại học hiện nay cần có những
giải pháp mang tính đồng bộ, sự kết hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đó là
những yếu tố trực tiếp chi phối đến hoạt động và chất lượng tự học của sinh viên.Vì vậy cần
tập trung vào 3 giải pháp cơ bản sau:
3.1. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI TỰ HỌC.

Sinh viên cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và vị trí của việc tự học, tự
nghiên cứu. Tự thấy tự học, tự nghiên cứu là hình thức đòi hỏi tính độc lập cao, qua đó giúp
cho bản thân củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa kiến thức.
Có động cơ học tập đúng đắn, xây dựng ý thức trách nhiệm và thái độ học tập nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng, thực hiện đúng nhiệm vụ của giáo dục- đào tạo.
Tự học là phải học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học
tập.Học trong trường, lớp, trong sách vở và học ở bạn bè, học ở tất cả mọi người.


9


3.2. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY

HỌC
Một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học là dạy sinh viên tự học, tự
nghiên cứu. Cần bồi dưỡng cho sinh viên một số kỹ năng như: Kỹ năng lên kế hoạch học tập,
phân bổ thời gian hợp lý để thực hiện kế hoạch đó, kỹ năng đọc sách và ghi chép trong quá
trình đọc.
3.3. PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC
Mỗi sinh viên cần phải tự giác nỗ lực tự học, tự rèn luyện, xây dựng động cơ học tập,
rèn luyện đúng đắn nhằm trao dồi về mọi mặt đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nhà trường và xã
hội.

KẾT LUẬN
- Phương pháp tự học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên trong
môi trường giáo dục đại học, nhất là đối với sinh viên trường Đại học An Giang.
- Hiện nay, đa số sinh viên trường Đại học An giang đã nhận thức đúng đắn về tự học
của sinh viên. Tuy nhiên trên thực tế mới chỉ dừng lại ở nhận thức, còn nhiều sinh viên chưa
có kỹ năng tự học, chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học.
- Cần thực hiện kế hoạch học tập cho riêng mình sao cho hợp lí.
- Thay đổi nhận thức và tâm lý tự học như thay đổi phương pháp học: học để hiểu, học
để làm chứ không phải học thuộc lòng như thời phổ thông.
- Học phải đi đôi với hành.
- Cần trang bị thêm các kỹ năng về tiếng anh, tin học và các kỹ năng mền khác.
KIẾN NGHỊ


10


Nhà trường nên quan tâm hơn đến cơ sở vật chất phục vụ việc học tập cho sinh viên
ngoài giờ lên lớp.
Phát động và yêu cầu giáo viên tiến hành đổi mới với phương pháp dạy học với
phương châm lấy người học là trung tâm.
Tổ chức giao lưu hoặc lồng ghép với các cuộc thi phát huy tinh thần tự học của sinh
viên, giới thiệu những tấm gương tự học tiêu biểu.
Thay đổi phương pháp học truyền thống áp dụng “ học đi đôi với hành”.Nâng cao và
ứng dụng các kỹ nằn mền vào hoạt động tự học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2017. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức. 2008. Lý luận dạy học Đại học. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Cảnh Toàn. 2001. Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu. Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông tây, Hà Nội.
Website: .

11


Phần phụ lục
PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC AN GIANG
Nhằm mục đích nắm bắt những thông tin phản hồi từ chính các bạn sinh viên trường Đại học
An Giang về vấn đề tự học, tìm hiểu các hoạt động tự học của các bạn sinh viên, những khó
khăn trong quá trình tự học, nhóm chúng tôi tiến hành việc điều tra việc tự học của các bạn.

Để việc điều tra đạt được kết quả tốt, xin bạn cung cấp thông tin một cách chân thật nhất vào
phiếu câu hỏi sau. Xin chân thành cảm ơn.
- Họ và tên sinh viên..........................................................................................................
- Lớp...................................................................................................................................
- Kết quả học kỳ trước bạn đạt...........................................................................................
- Chổ ở hiện tại...................................................................................................................

12


………………………………………………………………………………………………..
Phần 1.Nhận thức về vấn đề tự học (Bạn hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà bạn chọn,
nhiều nhất một câu trả lời).
Câu 1.Theo bạn việc tự học hiện nay là?
a. Rất quan trọng

c.

Bình thường

b. Quan trọng

d.

Không quan trọng

Câu 2.Ngoài thời gian lên lớp bạn dành bao nhiêu thời gian cho tự hoc?
a.

1 tiếng


d.

4 tiếng

b.

2 tiếng

e. Từ 5 tiếng trở lên

c.

3 tiếng

Câu 3. Bạn có thực hiện kế hoạch học tập đã đặt ra?
a.



b.

Không

Câu 4. Mục đích học tập của bạn là gì?
a. Học cho bố mẹ vui lòng

d. Học theo phong trào

b. Học để có bằng tốt ra trường


e. Khác

c. Học để có thêm tri thức
Câu 5.Bạn thấy học cực lực trước kỳ thi sẽ đạt được kết quả cao
a. Đúng

b. Sai

Phần 2. Các hình thức tự học (Bạn hãy đánh dấu X vào mỗi mức độ ở từng hình thức tự học
sau, mỗi hình thức chọn duy nhất một mức độ mà bạn đã từng làm).
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Hình thức tự học

Thường xuyên

Học nhóm

Đọc bài trước khi đến lớp
Trao đổi bài với giảng viên và
các bạn khác
Lên thư viện học bài
Ghi chép bài cẩn thận
Tìm nơi yên tĩnh học bài
Sử dụng sơ đồ tư duy
Đọc thêm ngiều sách tham
khảo, nâng cao ngoài giáo trình
và sách thầy cô yêu cầu
Thường xuyên liên hệ thực tiễn
Vạch kế hoạch trước mỗi kì,
mỗi năm
Ôn lại kiên thức đã học
13

Mức độ
Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ


Phần 3.Những khó khăn trong quá tình tự học (Bạn hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà
bạn chọn, nhiều nhất một câu trả lời).
Câu 1: Bạn có bị lúng túng khi nhận thấy chương trình học tại trường Đại học không giống
với chương trình học tại trường THPT không?
a. Có

b. Không


Câu 2: Môi trường học tập của bạn có tốt không?
a. Rất tốt

b. Rất tệ, có nhiều tiếng ồn...

c. Tôi có thể khắc phục mọi môi trường.
Câu 3: Bạn có hay mất tập trung trong quá trình tự học không?
a. Có

b. Không

c. Chỉ tập trung khi sắp thi

Câu 4: Internet, phim ảnh, facebook, điện thoại... có ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của
bạn?
a. Có

b. Không

câu 5: Bạn có thấy lượng kiến thức trên lớp có phù hợp với bạn không?
a. Ít

b. Vừa phải

c. Nhiều

Câu 6: Theo bạn cơ sở vật chất của nhà trường có đáp ứng đủ cho quá trình tự học của bạn?
a. Có

b. Không


Câu 7: Bạn có gặp khó khăn khi tìm kiếm tài liệu?
a. Có

b. Không

Câu 8: Khi bạn gặp những vấn đề khó khăn trong việc học bạn sẽ cố gắng hết sức, tìm mọi
cách để tự giải quyết vấn đề này?
a. Đúng

b. Nản chí ngay và không tiếp tục

Phần IV: Bạn hãy điền ỳ kiến của mình vào chổ trống:
Những khó khăn bạn hay gặp phải khi tự học
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Để khắc phục những khó khăn trong quá trình tự học, theo bạn điều quan trong nhất là
............................................................................................................................................................

14


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Phương pháp tự học mà bạn cho là hiệu quả

............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn

15



×