Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn nái Trần Đăng Phẩm, xã Phúc Thuận – thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.39 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

DƯƠNG VĂN ƠN

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG
TRẠI LỢN NÁI TRẦN ĐĂNG PHẨM - XÃ PHÚC THUẬN
- THỊ XÃ PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Định hướng đề tài

:

Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

:

Phát triển nông thôn

Khoa



:

Kinh tế và PTNT

Khóa học

:

2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

DƯƠNG VĂN ƠN
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA TRANG TRẠI LỢN NÁI TRẦN ĐĂNG PHẨM - XÃ PHÚC
THUẬN - THỊ XÃ PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính quy


Định hướng đề tài

:

Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

:

Phát tiển nông thôn

Khoa

:

Kinh tế và PTNT

Khóa học

:

2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

:

ThS. Đoàn Thị Mai


Cán bộ cơ sở hướng dẫn

:

Trần Đăng Phẩm

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã bước đầu được tiếp cận với
kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp em nâng cao kiến thức và trải nghiệm so
với những gì em đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động
hiện nay và hoàn thành khóa học của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm
Khoa Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo
ThS.Đoàn Thị Mai, em đã thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hoạt động sản
xuất kinh doanh của trang trại lợn nái Trần Đăng Phẩm, xã Phúc
Thuận – thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên”.
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.Đoàn
Thị Mai, người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy
cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và chú Trần Đăng Phẩm,
cô Ngô Thị Tiến chủ trang trại đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp một cách tốt nhất.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy
kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

DƯƠNG VĂN ƠN


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Lịch vệ sinh tại trang trại .............................................................. 33
Bảng 3.2: Quy trình vacxin cho lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa....... 34
Bảng 3.3: Quy trình vacxin cho đàn lợn của trang trại .................................. 34
Bảng 3.4: Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn của trang trại...................... 36
Bảng 3.5: Các loại thức ăn trang trại dùng trong chăn nuôi .......................... 41
Bảng 3.6: Chương trình thức cho nái mang thai ........................................... 41
Bảng 3.7: Chương trình thức ăn nái nuôi con ............................................... 42
Bảng 3.8: Chương trình thức ăn cho lợn con ................................................ 42
Bảng 3.9: Tỷ lệ trộn thức ăn ......................................................................... 43
Bảng 3.10: Thành phần và giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn trong khẩu phần.. 43
Bảng 3. 11: Tình hình nguồn vốn của trang trại ............................................ 48
Bảng 3.12: Chi phí đầu tư xây dựng ............................................................. 49
Bảng 3. 13: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại .................... 50
Bảng 3. 14: Tổng chi phí xây dựng ban đầu ................................................. 47

Bảng 3.15: Chi phí thức ăn hàng năm........................................................... 50
Bảng 3. 16: Chi phí hàng năm của trang trại Trần Đăng Phẩm ..................... 51
Bảng 3. 17: Hiệu quả kinh tế của trang trại năm 2017 .................................. 53
Bảng 3.18: Phân tích SWOT........................................................................ 56
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3. 1: Sơ đồ trang trại Trần Đăng Phẩm .................................... 29
Hình 3. 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại Trần Đăng Phẩm ................. 30
Hình 3.3: Quy trình chăn nuôi của trang trại................................................. 44
Hình 3.4: Kênh tiêu thụ sản phẩm của trang trại ........................................... 45
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại ............................... 55


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT

: Bộ nông nghiệp - phát triển nông thôn

IC

: Chi phí trung gian

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐBSCL

: Đồng bằng sông cửu long


ĐVT

: Đơn vị tính

Đ

: Đồng

GO

: Gía trị sản xuất

VA

: Gía trị gia tăng

KTTT

: Kinh tế trang trại

NN – PTNT

: Nông nghiệp – phát triển nông thôn

NQ – CP

: Nghị quyết – chính phủ

NĐ – CP


: Nghị định – chính phủ

QĐ – TTg

: Quyết định – thủ tướng

QH10

: Quốc hội khóa 10

TT

: Trang trại

THCS

: Trng học cơ sở

TĂCN

: Thức ăn chăn nuôi

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBNN

: Ủy ban nhân dân



iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 3
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 3
1.3.2 Phương pháp thực hiện .......................................................................... 4
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................. 7
PHẦN 2: TỔNG QUAN ............................................................................... 8
2.1. Về cơ sở lý luận....................................................................................... 8
2.1.1. Một số khái niệm về kinh tế trang trại và trang trại ............................... 8
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ........................... 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới .................................................. 14
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam................................................... 14
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................. 21
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (hoặc quá trình hình thành và phát
triển) của cơ sở thực tập ............................................................................... 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................. 22

3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 23
3.2.1. Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại ............................... 23


v

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ..................................................................... 27
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................. 57
3.2.3. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 57
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 60
4.1. Kết luận chung ...................................................................................... 60
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 63


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Nông nghiệp Việt Nam là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho
tiêu dùng và xuất khẩu, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn
nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho phát triển đất nước.
Trong quá trình đổi mới của đất nước, nền nông nghiệp nước ta đang
được chú trọng phát triển để đạt được mục tiêu có nền sản xuất nông nghiệp
tiên tiến, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngành chăn nuôi lợn là ngành sản xuất
quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam thịt lợn chiếm 70 %
trong tổng số thịt cung cấp trên thị trường. Ngành chăn nuôi của nước ta gần
đây có chiều hướng phát triển mạnh cả về số đầu con và năng suất đàn lợn.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể

về cải tiến con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y và quy mô diện tích được mở
rộng. Chăn nuôi hiện nay hội tụ các ưu thế của kinh nghiệm truyền thống, tiến
bộ kỹ thuật, cơ chế thị trường. Tiếp tục cải tiến về giống, kỹ thuật chăn nuôi
theo phương thức công nghiệp, sử dụng thức ăn công nghiệp. Thực tế đã
chứng minh kinh tế trang trại đã phát huy được vai trò to lớn, tạo ra sức mạnh
mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế trang
trại (KTTT) đã khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh
nghiệm quản lí góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích làm
giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động, dân cư không
những vậy mà việc phát triển kinh tế trang trại còn góp phần vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
KTTT chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên nói chung và thị xã Phổ
Yên nói riêng đã được hình thành và phát triển từ lâu và ngày càng được
chú trọng và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên
bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch trang trại chăn nuôi còn giàn trải, chưa


2

đồng bộ, việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi cũng gặp không ít
những khó khăn như: Chủ trang trại hầu hết còn thiếu kiến thức khoa học
kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, lao động trang trại
chưa qua đào tạo, thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra còn bấp bênh,
thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Việc tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất tại trang trại để đề ra hướng
giải pháp phát triển KTTT chăn nuôi trên địa bàn thị xã Phổ Yên không chỉ
giải quyết vấn đề thực tiễn đóng góp về kinh tế cho địa phương, mà còn nhận
thức rõ vai trò to lớn của kinh tế trang trại trong tiến trình CNH - HĐH nông
nghiệp nông thôn. Để thấy rõ những ưu việt của kinh tế trang trại cũng như
những mặt hạn chế cần khắc phục em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá

hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn nái Trần Đăng Phẩm, xã
Phúc Thuận – thị xã Phổ Yên – Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế lọai hình chăn nuôi lợn
nái tại trang trại lợn Trần Đăng Phẩm. Phân tích những thuận lợi khó khăn,
những vấn đề đặt ra với loại hình chăn nuôi lợn nái sinh sản và tìm ra tính ưu
việt của từng loại lợn nái sinh sản. Trên cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản cho trang trại lợn nái Trần Đăng
Phẩm phù hợp với điều kiện thực tế và lợi thế so sánh của vùng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
* Về chuyên môn:
- Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của trang trại lợn nái sinh sản.
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức sản xuất trang trại chăn nuôi,
kinh nghiệm phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi
ở Việt Nam nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế về sinh sản của lợn nái sinh sản.


3

- Điều tra và đánh giá các khoản chi phí từ chăn nuôi lợn nái sinh sản.
- Điều tra và đánh giá các khoản thu từ chăn nuôi lợn nái sinh sản.
- Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
- Từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn
nái sinh sản tại trang trại lợn Nguyễn Đăng Phẩm trên địa bàn xã Phúc Thuận
- thị xã Phổ Yên trong những năm tới.
* Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc:
- Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo
kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập.

- Chấp nhận nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến nơi
đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị
thực tập.
- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã xã Phúc Thuận – thị
xã Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của mô hình trang trại chăn nuôi
lớn nái sinh sản của trang trại lợn nái Trần Đăng Phẩm, xã Phúc Thuận – thị xã Phổ
Yên – tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu các hình thức chăn nuôi lợn nái sinh sản của trang trại lợn
nái Trần Đăng Phẩm, xã Phúc Thuận – thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên sự hợp
tác trong chăn nuôi của các trang trại so với nhau, của trang trại chăn nuôi đối
với các nhà dịch vụ cung cấp đầu vào, của trang trại chăn nuôi đối với những
người thu mua, tiêu thụ...


4

- Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng tới tổ
chức sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của loại hình chăn nuôi theo quy mô, theo
các hình thức chăn nuôi.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất
cho trang trại.

1.3.2 Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính
thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành
của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên quan đến trang trại, thu thập số liệu
qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định...
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại Nguyễn Đăng
Phẩm trên địa bàn nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại
chăn nuôi.
Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:
Phiếu điều tra có đủ thông tin về trang trại, những thông tin về tình
hình cơ bản của trang trại như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại,
trình độ văn hóa, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai,
vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại như: Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá
trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của
trang trại. Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường.
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:


5

Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: Dọn dẹp,
vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc lợn, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá
được những thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng
dịch cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.

+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động phòng dịch
của trang trại, phỏng vấn, điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về
trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông
tin mà chủ trang trại cung cấp.
+ Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề
khó khăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường,
chính sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ
chức sản xuất của trang trại trong những năm tới.
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý
thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích.
* Phương pháp phân tích thông tin
Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin,
loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu thu
thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đên kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao
động, trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi mà trang trại đã chi ra, các
khoản thu của trang trại làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự
phát triển của kinh tế trang trại.
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): Là giá trị bằng tiền của sản phẩm
sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trại để lại để tiêu dùng và giá trị bán


6

ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản

lượng của từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính
như sau:
GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó: GO: Giá trị sản xuất
Pi : Giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi : Lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê
ngoài. Chỉ tiêu này được tính như sau:
IC = ∑ Cij
Trong đó: IC : Là chi phí trung gian
Cij : Là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j
+ Giá trị gia tăng (Value Added): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công
thức sau:
VA = GO – IC
Trong đó: VA : Giá trị gia tăng
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ Hiệu quả sử dụng lao động thể hiện qua giá trị gia tăng VA/lao động
+ Hiệu quả sử dụng vốn: VA/vốn
+ Hiệu quả sử dụng đất: VA/diện tích
* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp
đường thẳng
+ Công thức:
Mức trích khấu hao hàng năm

=


Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao


7

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15/1/2018 – 30/4/2018
- Địa điểm: Tại trang trại lợn nái Trần Đăng Phẩm trên địa bàn xã Phúc
Thuận – thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.


8

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm về kinh tế trang trại và trang trại
Hiện nay khái niệm về kinh tế trang trại đối với nước ta vẫn còn là
tương đối mới. Tuy nhiên cũng có một số khái niệm về trang trại và kinh tế
trang trại như sau:
Khái niệm trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tài liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối
lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: Hoạt động
tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Khái niệm kinh tế trang trại:
- Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang

trại của Chính phủ, “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa
trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng
quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông,
lâm, thủy sản”.
Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại [1]
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày
13/4/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng
nhận kinh tế trang trại thì [2]
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau [3]
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp:


9

a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi:
Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp:
Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt
500 triệu đồng/năm trở lên.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
2.1.2.1. Chính sách đất đai
Theo Điều 142 Luật đất đai 2013 [7]
Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá
nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy

mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp.
Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không
thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại
Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển
nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do
hộ gia đình, cá nhân góp.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi
mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:


10

a) Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn
mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này thì
được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này;
b) Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối khi hết thời hạn được giao thì phải chuyển sang thuê đất;
c) Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển
nhượng, được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức; do hộ gia
đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm,
tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.

2.1.2.2. Chính sách thuế
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển
kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất có điều kiện phát triển, thực hiện
miễn thuế thu nhập cho trang trại theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, ngày
26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và
cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, ngày 26 tháng 12 năm 2013
của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
[6] theo hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại
đã sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất
mức thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân
đồng tình và có khả năng thực hiện.


11

Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp
luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng
sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên
chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp [5].
2.1.2.3. Chính sách đầu tư, tín dụng
Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên
các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhà
nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông,
thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các
hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp [4].
Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực thuộc

đối tượng quy định tại Điều 2 Chương I của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn, việc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
Theo quy định tại điểm E, khoản 2, Điều 9, Nghị định Số: 55/2015/NĐCP ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ thì chủ trang trại hoạt động trên
địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 1 tỷ
đồng. Tuy nhiên phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Và chỉ
được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không
có tài sản bảo đảm [8].


12

2.1.2.4. Chính sách lao động
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông
thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất
nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động
không hạn chế về số lượng, trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người
lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị
đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách
nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm
việc theo hợp đồng lao động.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang

trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ, thu hút lao động ở các vùng
đông dân cư đến phát triển sản xuất.
Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm
trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
ng b2.5. Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương có
quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho
phát triển sản xuất. Chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng
đầu tư phát triển của nhà nước để xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản
xuất và sinh hoạt trong trang trại. Các chủ trang trại xây dựng các công trình
thuỷ lợi, sử dụng nước mặt, nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy
hoạch không phải nộp thuế tài nguyên nước.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây
nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ
sản) hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để bảo đảm đủ


13

giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và cho hộ nông
dân trong vùng.
Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ phát triển khoa
học, liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ
thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.
2.1.2.6. Chính sách thị trường
Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp
thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng

sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ
sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc
ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu
thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.
Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao
dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ
trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ
triển lãm trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông
sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước
với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực
tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ
nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.
2.1.2.7. Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại
Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá,
không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc


14

phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được
thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá
thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm chăn nuôi
lợn đã xuất hiện và phát triển ở châu Âu và Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI,

bắt đầu phát triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc. Đến nay,
nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều
nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh,
Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung
Quốc, Xing-ga-pho, Đài Loan... Nói chung ở các nước tiên tiến có chăn nuôi lợn
phát triển lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục.
Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châu lục
khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở các nước có chăn nuôi lợn
tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó nuôi nhiều lợn. Tính đến nay
chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu
Úc 5,8%, châu Phi 3,2%, châu Mỹ, 8,6%. Nhìn chung, sản phẩm của ngành
chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các các nước
theo tín ngưỡng Hồi giáo). Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực
phẩm tốt cho con người, không những thế nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi
nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các nước này.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Thực tế, ngành chăn nuôi ở Việt Nam đã phải gặp nhiều khó khăn như
rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh, từ đó nhiều người
chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra liên miên từ
năm này sang năm khác, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, cuộc khủng hoảng


15

trong ngành chăn nuôi Việt nam đã và đang xảy ra trên cả nước được xuất
phát từ cả nguyên nhân chủ quan (người chăn nuôi) lẫn những nguyên nhân
khách quan (cạnh tranh từ thịt nhập khẩu và sự quản lý yếu kém của các cơ
quan chức năng) đã tồn tại trong ngành chăn nuôi trong một quá trình khá lâu
dài mà ít người quan tâm đến. Sức tiêu thụ của thị trường trong nước là hạn

chế, trong lúc năng lực chế biến, cấp đông còn rất khiêm tốn. Năng lực trữ
đông lạnh hiện nay mới chỉ ở mức không đáng kể, không đủ để giải quyết
được lượng thịt đang dư thừa, lượng thịt dư thừa trong thị trường là khoảng
200 ngàn tấn.
Riêng thịt lợn đang “khủng hoảng thừa” nghiêm trọng. Giá giảm thấp
nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, và cũng là thấp nhất trên thế giới, giá thịt
lợn hơi nhiều nơi dưới 25.000 đồng/kg do nguồn cung thịt lợn quá lớn dẫn tới
dư thừa, khâu chế biến trong nước còn rất yếu, trong nước chủ yếu bán thịt
tươi, chưa có chế biến, bảo quản lâu dài. Giá trị gia tăng của thịt lợn không
cao, khâu tổ chức thị trường kém. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước,
xuất khẩu không đáng kể. Ngoài ra, việc quy hoạch các lò giết mổ trên cả
nước có nhiều nhưng thực hiện rất yếu, chưa đạt hiệu quả để tăng cường giá
trị gia tăng trong chuỗi. Ngoài ra, việc chăn nuôi diễn ra nhỏ lẻ trong dân
nhiều, chưa có tổ chức quy mô lớn, tập trung, liên kết trong chuối yếu kém.
Người chăn nuôi gặp nhiều rủi ro trước những biến động thị trường.
Kinh nghiệm của các địa phương khác
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn nái của gia đình chị Nguyễn
Thị Phượng, xóm An Ninh, xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Hơn 2 tỷ đồng/năm là số tiền mà gia đình chị Nguyễn Thị Phượng tại
xóm An Ninh, xã Dương Thành, huyện Phú Bình thu được từ mô hình chăn
nuôi heo nái sinh sản trong 2 năm vừa qua; với khu chuồng trại khép kín, diện
tích trên 2.300 m2 và 200 con heo nái.


16

Chị Phượng chia sẻ, để có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong
chăn nuôi, chị luôn tích cực, chủ động tham gia các lớp tập huấn kiến thức về
chăn nuôi - thú y do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức. Ngoài ra, chị cũng tự
tìm tòi, nghiên cứu tài liệu; dành thời gian tham quan, học hỏi kiến thức từ

nhiều trang trại khác. Theo đó, trang trại heo của gia đình chị luôn đảm bảo
được các yêu cầu trong phòng tránh dịch bệnh, là địa điểm mua con giống tin
cậy của nhiều thương lái và hộ chăn nuôi trong và ngoài xã. Được biết, mỗi
năm, đàn heo của gia đình chị Phượng sinh sản 2 lứa, 10 - 12 heo con/lứa,
khoảng 4.000 con giống/năm. Sau thời gian nuôi 20 - 25 ngày, heo giống có
giá 1,6 - 1,7 triệu đồng/con, trừ mọi chi phí, mỗi năm, gia đình chị Phượng
thu lãi trên 2 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 3 - 4 lao động với mức thu
nhập 4 triệu đồng/tháng [9].
Kinh nghiệm làm giàu từ ông Lý Văn Thiệp ở xã Văn Yên, huyện Đại
Từ (Thái Nguyên) xây dựng trang trại ở sâu trong núi, doanh thu lên tới 20 tỷ
đồng mỗi năm.
Lên núi lập nghiệp
Ông Lý Văn thiệp từng là lính Cụ Hồ, đã từng vào sinh ra tử ở nhiều
chiến trường khốc liệt. Sau hơn 10 năm tham gia chiến đấu, đến năm 1977,
ông Thiệp về phục viên với mức thương tật 18% nhưng vẫn tích cực tham gia
công tác xã hội và các hoạt động tại địa phương. Ông được bầu làm Chủ
nhiệm hợp tác xã (với hơn 4.000 xã viên) và tham gia Ban chấp hành Cựu
chiến binh xã Văn Yên. Ông còn dành thời gian 5 năm tham gia công tác an
ninh xóm và làm Trưởng xóm Bậu suốt 3 khóa, rồi mới chuyển về cùng gia
đình làm kinh tế.
Ông Thiệp đã giúp được 8 hộ thoát nghèo và có thu nhập từ 50 triệu
đến 300 triệu đồng mỗi năm bằng cách giúp các hộ làm chuồng trại, hướng
dẫn khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, giúp cung cấp con giống, thức ăn gia
súc và bao tiêu sản phẩm.


17

Năm 2003, ông Thiệp đã mạnh dạn theo học lớp tập huấn chăn nuôi
cho các hộ dân làm kinh tế nông nghiệp của huyện Đại Từ và đầu tư đàn lợn

nái 10 con để cho sinh sản. Ông bán 3 sào ruộng để mua lợn giống, mua thức
ăn gia súc và làm chuồng trại. Mỗi năm, dư được chút tiền ông Thiệp lại đầu
tư thêm nhiều loại con giống mới, mở rộng diện tích chăn nuôi, nâng cấp
chuồng trại và trồng thêm các loại cây nông sản, lâm sản, cây ăn quả, đào ao
thả cá và phát triển kinh tế rừng.
Sau 14 năm kể từ ngày khởi nghiệp, hiện ông đã có trang trại 21ha vừa
trồng cây, nuôi cá, lợn gà. Mỗi năm, gia đình ông cung cấp cho thị trường tới
24.000 con gà, thu hoạch 15 tấn cá, nuôi 250 con lợn nái, 1.000 con lợn giống
và khoảng 3.000 con lợn thịt. Tận dụng diện tích vườn và rừng rộng lớn, ông
Thiệp đã nuôi thêm đàn dê 100 con, cùng với lợn rừng, bò để lấy thịt và
nguồn phân bón cho cây trồng.
Với mức thu hoạch từ nhiều nguồn kinh tế, mỗi năm tổng doanh thu
của gia đình ông Lý Văn Thiệp lên tới 20 tỷ đồng. Trừ hết các khoản chi phí
như thuê nhân công, tiền thức ăn, tiền đầu tư chuồng trại… gia đình ông
Thiệp cũng thu được lợi nhuận khoảng 4-5 tỷ đồng.
Biến trang trại thành khu sinh thái
Không chỉ chuyên tâm phát triển mở rộng quy mô trồng cây và nuôi
con đặc sản, ông Thiệp đang triển khai xâu dựng khu sinh thái ngay trong
trang trại của mình. Hiện nay ông Thiệp đang cho công nhân làm đường, san
lấp cải tạo mặt hồ và tạo cảnh quan cho khu sinh thái của mình.
Có mặt ở khu trang trại nhà ông, chúng tôi mới thấy đây là nơi lý tưởng
để xây dựng khu sinh thái. Cảnh sắc trang trại nhà ông quá đẹp, trang trại nằm
ngay cạnh khu rừng, có hồ nước rộng hơn 1ha, bên cạnh đó còn có dòng thác
bạc chảy từ lưng núi Tam Đảo xuống, cảnh đẹp nơi đây rất thơ mộng, hữu
tình khiến cho lòng người nhẹ nhõm an nhiên.


18

Ở gần trang trại của ông có một ngôi chùa, du khách thập phương đến

vãn chùa rất đông. Ông Thiệp dự định biến 1ha mặt nước thành làm hồ câu và
bể tắm nước sạch phục vụ nhu cầu du khách cùng người dân địa phương.
Bên cạnh ý tưởng làm khu sinh thái, ông Thiệp đang dần chuyển
hướng từ nuôi lợn công nghiệp sang nuôi lợn đặc sản, gà đặc sản, hiện
nay ông đang mở rộng quy mô chuồng trại. Từ nuôi 250 nái năm 2016,
sang năm 2017 gia đình ông phát triển lên thành 400 nái, mở rộng thêm 1
chuồng cho lợn chửa, 1 chuồng cho lợn đẻ, và 1 chuồng nuôi lợn thịt,
nâng tổng số chuồng lên 7 hãy chuồng.
Ông Thiệp tâm sự: “Tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi, theo dõi diễn biến
tình hình thực tế để có tính toán phù hợp, tuy nhiên định hướng sắp tới nhà tôi
sẽ chuyển dần sang nuôi lợn đặc sản như lợn rừng, gà cũng sẽ nuôi gà ri đặc
sản, nuôi dê núi để cung cấp cho thị trường”.
Không chỉ mở rộng diện tích chăn nuôi, ông Thiệp tiếp tục đẩy mạnh
phát triển mở rộng thêm diện tích trồng cây ăn quả lên 10ha gồm các loại cây
nhãn Hưng Yên, bưởi Diễn. Đối với cây rừng cho gỗ, ông chuyển từ trồng
keo sang trồng xoan lai để cho giá trị cao hơn [11].
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với đặc thù là một huyện miền núi
có tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2015, tổng số hộ nghèo của huyện là 4.838 hộ,
chiếm tỷ lệ 18,94%); nên nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của
huyện luôn gắn liền phát triển kinh tế xã hội với việc thực hiện công tác triển
khai các chương trình, chính sách về giảm nghèo.
Thực hiện dự án nhân rộng mô hình nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản
cho hộ nghèo; năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa triển khai mô
hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản tại 27 hộ nghèo thuộc các xã Phú Tiến
và Phú Đình, với quy mô 54 con lợn nái Móng Cái.
Giống lợn Móng Cái có ưu điểm đẻ sai, dễ nuôi, có khả năng chịu
đựng kham khổ cũng như sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt; thích hợp



×