Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN cứu bào CHẾ VIÊN NANG LOPERAMID HCl 2 mg có độ hòa TAN CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 69 trang )

-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm ở Việt Nam có đến 7,6 tỷ ca tiêu chảy. Điều quan trọng khi bị tiêu chảy là
phải nhanh chóng rút ngắn thời gian bị bệnh xuống còn vài giờ. Loperamid HCl là lựa
chọn hàng đầu trong việc điều trị tiêu chảy kết hợp với bù nước và chất điện giải [6,
11, 16].
Loperamid HCl là một thuốc chữa tiêu chảy có tác dụng nhanh, mạnh, an toàn trong
trường hợp tiêu chảy không có sốt cao và có máu. Loperamid HCl hấp thu tốt qua
đường tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng giống như các thuốc dùng đường uống khác,
loperamid HCl khó tan trong nước do đó sinh khả dụng theo đường uống thường không
cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều chế các sản phẩm chứa loperamid HCl có sinh
khả dụng cao đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm [1, 15].
Ngày nay, sinh dược học chứng minh rằng độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất là
một trong những yếu tố quyết định mức độ và tốc độ giải phóng, hấp thu dược chất từ
đường uống. Vì vậy, để góp phần nâng cao sinh khả dụng của thuốc thì việc áp dụng
các phương pháp kỹ thuật thích hợp trong bào chế nhằm cải thiện các đặc tính của các
dược chất ít tan trước khi đưa vào bào chế các dạng thuốc là điều rất cần thiết. Có nhiều
phương pháp cải thiện khả năng hòa tan của dược chất như điều chế hệ phân tán rắn
(HPTR), tạo phức, sử dụng các tá dược mới……[12, 15, 18, 27, 34].
Từ nhu cầu thực tế, đề tài:

“NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG LOPERAMID HCl 2 mg
CÓ ĐỘ HÒA TAN CAO”

được thực hiện với mong muốn góp phần phong phú hoá nguồn thuốc có chất lượng tốt
được sản xuất trong nước và có giá thành hợp lý.


-2-


Mục tiêu nghiên cứu là:
1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng loperamid HCl trong HPTR bằng
phương pháp UV-Vis, làm cơ sở đánh giá độ hòa tan của HPTR bào chế được.
2. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng viên nang loperamid HCl 2 mg bằng
phương pháp HPLC, làm cơ sở đánh giá độ hoà tan của viên nang.
3. Nghiên cứu bào chế HPTR để làm tăng khả năng hòa tan của loperamid HCl bằng
phương pháp dung môi và phương pháp đun chảy.
4. Nghiên cứu bào chế viên nang loperamid HCl 2 mg có độ hoà tan cao. So sánh khả
năng hoà tan của viên nang bào chế được với một số chế phẩm trên thị trường.


-3-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ LOPERAMID HCl
1.1.1. Công thức hóa học [2, 22, 42, 46, 47]


Công thức phân tử: C29H34Cl2N2O2



Tên khoa học: 4-(4-clorophenyl)4hydroxy N,N-dimethyl-,-diphenyl1-piperidine butanamid
monohydrochloride.



Trọng lượng phân tử: 531,5

1.1.2. Tính chất [2, 22, 46, 47]

1.1.2.1. Tính chất vật lý


Bột kết tinh rất nhỏ hoặc vô định hình, màu trắng hoặc trắng hơi vàng. Nóng chảy ở
khoảng 225C kèm theo sự phân hủy.



Loperamid HCl khó tan trong nước, tan trong ethanol, dễ tan trong methanol
và chloroform.



Loperamid HCl tan 0,14 g/ 100ml ở pH 1,7; 0,008 g/ 100ml ở pH 6,1; 0.002 g/
100ml ở pH 7,0; 0,001 g/ 100ml ở pH 7,9.

1.1.2.2. Định tính


Hóa tính của loperamid HCl là hóa tính của nhóm chức amid, tính base của
piperidin, hóa tính của nhân thơm và hóa tính của acid hydroclorid kết hợp.
Loperamid HCl vững bền và dễ tan trong nước hơn loperamide base. Ứng dụng các
tính chất này để định tính, định lượng loperamid HCl.



Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của loperamid HCl
chuẩn (ĐC). Nếu hai phổ đo được không phù hợp, hoà tan riêng biệt chế phẩm và
chất chuẩn trong lượng nhỏ methyl clorid (TT), bốc hơi các dung dịch tới khô, ghi
phổ của các cắn thu được.



-4-



Phương pháp sắc ký lớp mỏng

 Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 0,4 ml amoniac (TT) và 2 ml nước.
Trộn đều. Để yên 5 phút và lọc. Acid hoá dịch lọc bằng dung dịch acid nitric loãng
(TT). Dung dịch thu được phải cho phản ứng của ion clorid


Để định tính, pha dung dịch chế phẩm cũng như dung dịch chuẩn loperamid HCl có
nồng độ 0,04% trong isopropanol rồi so sánh phổ hấp thu của hai dung dịch trong
vùng từ 230 nm đến 350 nm.

1.1.2.3. Một số phương pháp định lượng loperamid HCl


Định lượng bằng phương pháp đo acid trong môi trường khan, dung môi acid
acetic, chất chuẩn acid perclric, chỉ thị -naphtolbenzen.



Định lượng bằng phương pháp đo kiềm, dung môi ethanol, chất chuẩn natri
hydroxyd 0,1M; chỉ thị đo điện thế. Trước khi định lượng, cho thêm một ít acid
hydroclorid. Lấy thể tích thêm vào giữa hai điểm uốn để tính kết quả.
1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ) tương đương với 51,35 mg
C29H34Cl2N2O2




Định lượng viên nang loperamid HCl bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao,
phát hiện ở bước sóng 220 nm.

1.1.3. Dược lý và cơ chế tác dụng [6, 10]
Loperamid HCl là một thuốc trị tiêu chảy được dùng để chữa triệu chứng các trường
hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và một số tình trạng tiêu chảy mạn tính. Ðây
là một dạng opiat tổng hợp mà ở liều bình thường có rất ít tác dụng trên hệ thần kinh
trung ương. Loperamid HCl làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và
tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển
qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột. Do đó làm giảm sự
mất nước và điện giải, giảm lượng phân. Tác dụng có lẽ liên quan đến giảm giải phóng
acetylcholin và prostaglandin.


-5-

1.1.4. Dược động học [6, 10]
Xấp xỉ 40% liều uống loperamid HCl được hấp thu qua đường tiêu hóa. Thuốc được
chuyển hóa ở gan thành dạng không hoạt động (trên 50%) và bài tiết qua phân và nước
tiểu cả dưới dạng không đổi và chuyển hóa (30 - 40%). Nồng độ thuốc tiết qua sữa rất
thấp. Liên kết với protein khoảng 97%. Thời gian bán huỷ của thuốc khoảng 7 -14 giờ.
1.1.5. Chỉ định [6, 10]


Dự phòng tiêu chảy do kháng sinh (trừ trường hợp kháng sinh gây viêm ruột màng
giả) kết hợp với chất bù nước.




Tiêu chảy du dịch



Giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc đại tràng.



Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Chú ý: Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê,
thường hay gặp với trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy loperamid HCl không được dùng
trong điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ.
1.1.6. Liều dùng [6]
Liều mỗi lần 2 mg đến 4 mg, không quá 16 mg/ ngày.
1.1.7. Dạng bào chế và một số chế phẩm: Loperamid HCl được điều chế dưới dạng
viên nén, viên nang.
IMODIUM (Jansesen-Cilag) viên nang 2 mg.
LOMEDIUM (Mekophar) viên nang 2 mg.
LORMIDE (United Pharma) viên nang 2 mg.
APO-LOPERAMIDE (Apotex) viên nén 2 mg.
AXOLOP (Axon drugs PVT. LTD., (India) viên nang 2 mg
PANEVIC (CTCP dược A, Việt Nam) viên nang 2 mg

LOPERAMID 2mg (Ct B, Việt Nam) viên nang 2 mg


-6-


1.2. HỆ PHÂN TÁN RẮN [14, 48]
1.2.1. Khái niệm
Hệ phân tán rắn được coi là một hệ pha rắn trong đó có một hay nhiều dược chất phân
tán trong một hay nhiều chất mang hoặc khung trơ về mặt dược lý, được điều chế bằng
phương pháp thích hợp.
1.2.2. Cấu trúc hóa lý của hệ phân tán rắn
Dựa vào sự tương tác giữa dược chất và chất mang, người ta chia ra 6 loại:
 Hỗn hợp eutectic đơn giản.
 Các dung dịch rắn.
 Các dung dịch và hỗn dịch kiểu thủy tinh.
 Các kết tủa vô định hình trong chất mang kết tinh.
 Tạo thành hỗn hợp chất hoặc phức chất mới.
 Phức hợp giữa dược chất và chất mang.
1.2.3. Các phương pháp chế tạo hệ phân tán rắn
1.2.3.1. Phương pháp đun chảy
 Phối hợp dược chất với các chất mang thân nước theo các tỷ lệ thích hợp bằng cách
đun chảy. Làm nguội nhanh trong nước đá. Để ổn định trong thời gian ngắn ở nhiệt
độ phòng. Làm khô trong bình hút ẩm một thời gian xác định. Nghiền nhỏ, rây lấy
kích thước thích hợp.
 Phương pháp này áp dụng cho dược chất rắn không bị phân hủy bởi nhiệt và sử
dụng chất mang trơ thân nước dạng rắn có nhiệt độ nóng chảy thấp.
1.2.3.2. Phương pháp dung môi
 Dược chất và chất mang được hòa tan trong một lượng tối thiểu dung môi. Sau khi
loại dung môi sẽ thu được một đồng kết tủa của dược chất và chất mang. Nghiền,
rây lấy hạt có kích thước thích hợp.


-7-


 Các phương pháp loại dung môi
 Bay hơi dung môi ở nhiệt độ phòng kết hợp với thổi khí làm dung môi bay hơi
nhanh hơn hoặc bốc hơi dung môi trên bếp cách thủy, sau đó làm khô trong bình
hút ẩm.
 Bốc hơi dung môi dưới áp suất giảm bằng máy cất quay hoặc tủ sấy chân không
ở nhiệt độ thấp.
 Sấy phun bằng máy sấy ở nhiệt độ thích hợp. Hệ phân tán rắn thu được là các
hạt nên rất thuận lợi khi ứng dụng vào các dạng thuốc viên mà không cần xay,
nghiền tạo hạt.
 Loại dung môi bằng phương pháp đông khô.
 Áp dụng phương pháp dung môi khi dược chất và chất mang không bền với nhiệt
và tìm được dung môi chung cho cả dược chất và chất mang. Trong trường hợp
dược chất và chất mang không đồng tan trong một dung môi thì có thể dùng dung
môi khác nhau để hòa tan dược chất và chất mang. Sau đó phối hợp, khuấy trộn rồi
loại dung môi.
 Ưu điểm chính của phương pháp này là tránh được sự phân hủy do nhiệt của duợc
chất và chất mang. Mặt khác có nhiều polymer có điểm chảy cao (PVP) cần phải áp
dụng phương pháp dung môi.
 Nhược điểm của phương pháp này đắt tiền, hầu hết các dung môi đều độc và khó
bốc hơi hoàn toàn do vậy có thể ảnh hưởng tới độ bền của dược chất. Khó lựa chọn
được dung môi chung, sản phẩm thu được sẽ rất khác nhau khi điều kiện bốc hơi
dung môi không giống nhau. Một nhược điểm nữa là tính chất của HPTR thu được
bằng phương pháp dung môi có thể khác hoàn toàn phương pháp đun chảy.
1.2.3.3. Phương pháp dung môi kết hợp với phương pháp đun chảy
 Dược chất được hòa tan vào một dung môi thích hợp. Sau đó trộn dung dịch này
vào chất mang đun chảy ở nhiệt độ nhiệt độ thích hợp mà không làm bay hơi dung
môi. Chất mang có thể trộn lẫn với 5 - 10% (kl/ kl) chất lỏng mà không làm thay


-8-


đổi trạng thái rắn. Dạng vô định hình của duợc chất có thể bị ảnh hưởng bởi dung
môi dùng.
 Nhược điểm của phương pháp này là chỉ giới hạn dược chất có liều điều trị nhỏ
(nhỏ hơn 50 mg).
1.2.3.4. Phương pháp nghiền
 Tiến hành nghiền trộn hỗn hợp dược chất và chất mang với lượng tối thiểu chất
lỏng thích hợp (có thể là nước) trong một thời gian dài bằng cối chày hoặc máy
nghiền để thu được một khối nhão, sau đó làm khô và nghiền tán thành hạt có kích
thước nhất định.
 Phương pháp này được áp dụng khi không thể đun chảy hoặc không chọn được
dung môi để hòa tan dược chất và chất mang.
1.2.4. Cơ chế làm tăng mức độ và tốc độ tan của HPTR
HPTR làm tăng độ tan, tốc độ tan của dược chất ít tan là do:
 Giảm kích thước của tiểu phân dược chất
 Làm thay đổi trạng thái kết tinh của dược chất hoặc chuyển từ dạng kết tinh
sang dạng vô định hình dễ tan hơn
 Làm thay đổi và tăng tính thấm của dược chất đối với môi trường hòa tan do sự
có mặt của chất mang thân nước, đặc biệt khi có mặt chất diện hoạt
 Làm giảm năng lượng quá trình hòa tan
 Do tạo phức dễ tan
1.2.5. Ưu, nhược điểm của HPTR
 Ưu điểm: Làm tăng độ hòa tan của dược chất ít tan do đó làm tăng tốc độ cũng như
mức độ hấp thu thuốc.
 Nhược điểm: Quá trình bảo quản ở điều kiện không thích hợp sẽ làm cho khối
bột cứng lại và giãm độ tan. Do đó, đôi khi làm thay đổi tính sinh khả dụng của
dược chất.


-9-


1.2.6. Chất mang trong HPTR
1.2.6.1. Yêu cầu của chất mang
Chất mang sử dụng trong HPTR phải đáp ứng các yêu cầu sau:
 Không độc, trơ về mặt dược lý
 Dễ tan trong nước hoặc thân nước
 Bền về mặt nhiệt động học và lý hóa tính
 Có khả năng làm tăng độ tan của dược chất ít tan
 Phù hợp với phương pháp bào chế
 Phù hợp với dạng bào chế dự định và tạo được HPTR có độ ổn định cao trong quá
trình bảo quản.

1.2.6.2. Một số chất mang thường dùng
Bảng 1.1. Các chất mang thường được sử dụng trong hệ phân tán rắn
Destrose; SucroseGalactose, Sorbitiol.
Đường
Maltose, Xylitol, Mannitol, Lactose
Acid

Citric acid, Succinic acid
Hydroxyproylmethylcellulosephthalate

Polymer
Eudragil L-100, S-100, RL, RS, PEG,……

Các chất diện họat

Polyoxyethylene stearate, Poloxamer 188, Tween, Span,
Deoxycholic acid
Pentaerythritol, Pentaerythrityltetracetate, Urea


Các chất khác
Urethane, Hydroxyalkylxanthins


- 10 -

1.2.6.3. Tổng quan về Polyethylen glycol (PEG) [13, 20]
 Công thức tổng quát và thể chất.
HOCH2(CH2OCH2)mCH2OH. (m là số nhóm trung bình oxyethylen).
 Tên hóa học: α-hydro-w-hydroxy-poly(oxy-1,2-ethandiyl)
 Tên khác: Breox PEG; Carbowax; Hodag PEG; Lutrol E; PEG; polyoxyethylen
glycol.
 Tính chất: PEG 200-600 là chất lỏng nhớt, trong, không màu hay hơi vàng. PEG
1000 trở lên có thể chất như bột nhão cho tới vẩy sáp, màu trắng hay gần như trắng,
mùi nhẹ. PEG 4000 trở lên ít hút ẩm.
 Đặc tính, độ hòa tan, độ ổn định và tính an toàn của PEG.
 PEG rắn có khối lượng riêng là 1,15-1,21 g/ cm3.
 Điểm chảy: PEG 4000 là 50 - 58oC.
PEG 6000 là 55 - 63oC.
 Độ hòa tan: Mọi cấp PEG tan trong nước và phân tán được theo mọi tỷ lệ với
các PEG khác (sau khi đun chảy). PEG thể rắn tan trong acetone, diclorometan,
ethanol và methanol; ít tan trong hydrocarbon mạch thẳng và ether nhưng không
tan trong dầu mỏ.
 Độ ổn định: PEG ổn định về hóa học trong không khí và trong dung dịch. PEG
không thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn .
 Tính an toàn: PEG được sử dụng rộng rãi trong nhiều công thức dược phẩm,
thường được coi là vật liệu không độc và không kích ứng. WHO ước tính liều
có thể gây độc hằng ngày của PEG là 10 g/ kg thể trọng. Các nghiên cứu cho
thấy liều gây độc (LD50 = g/ kg) trên chuột lang bằng đường uống đối với PEG

4000 là 50,9 và PEG 6000 là 50. Do đó, có thể nói PEG được xem như an toàn
khi sử dụng làm chất mang trong HPTR.


- 11 -

1.2.7. Ứng dụng của PEG 4000 và PEG 6000 trong HPTR và một số công trình
nghiên cứu về loperamid HCl - dạng thuốc, độ ổn định và sinh khả dụng.
Các PEG đã được sử dụng nhiều trong nghiên cứu HPTR đặc biệt là các PEG có phân
tử lượng từ 1500-20000 [24, 27, 29, 48]. Chúng có thể chất như sáp, không quá cứng
hoặc dẻo như vaselin và tan tốt trong nước nên dễ sử dụng trong quá trình bào chế đặc
biệt PEG 4000 và PEG 6000 có nhiệt nóng chảy từ 50-63oC rất thuận lợi cho phương
pháp đun chảy [19, 23, 25, 48]. Một điều quan trọng là chúng có khả năng làm tăng độ
tan của các dược chất kém tan [28, 30] và cũng có thể làm tăng tính thấm. C.W.
Whitworth đã chứng minh được PEG 6000 có thể làm tăng độ tan cũng như khả năng
thấm của aspirin trong HPTR [21]. Một số nhà nghiên cứu đã tổng kết hơn 14 công
thức bào chế khác nhau của HPTR vớ PEG 6000, cho thấy khả năng giải phóng hoạt
chất vào môi trường phân tán phụ thuộc vào tỷ lệ tá dược có trong công thức [31, 36,
38]. J.M. Gines và cộng sự đã chứng minh sự xuất hiện dạng vô định hình của
oxazepam khi tạo HPTR với PEG 4000 làm tăng tốc độ hòa tan của dược chất [39].
M.Fernandez nghiên cứu động học quá trình hòa tan của piroxicam và G. Trapani,
M.Franco nghiên cứu trên zolpidem khi bào chế HPTR với PEG 4000 cũng cho kết quả
tương tự [30, 44].
Có nhiều ý kiến khác nhau khi so sánh khả năng làm tăng độ tan của PEG 4000 và PEG
6000/ HPTR [43]. J.L. Ford và A.F. Stewart cho nhận xét rằng khả năng làm tăng độ
tan của dược chất kém tan tỷ lệ nghịch với số nhóm oxyethylen khi nghiên cứu trên
indomethacin [35]. Kết quả này cũng tương tự như khi nghiên cứu trên griseofulvin
[49]. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại, có thể lý giải vấn đề
này là do PEG 6000 có độ phân cực thích hợp để hòa tan nhiều dược chất hơn PEG
4000 (độ phân cực phụ thuộc vào số lượng mạch nhánh). Mura et al đã chứng minh

không có sự khác nhau giữa PEG 4000 và PEG 6000 trong HPTR [45]. Tóm lại, khả
năng làm tăng độ tan của PEG 4000 và PEG 6000 trong HPTR phụ thuộc vào đối
tượng và phương pháp bào chế.
Loperamid HCl là dạng cải thiện về mặt hóa học của loperamid base nhưng theo USP
XXX vẫn là một nguyên liệu kém tan [20, 46]. Năm 2004, lần đầu tiên Ilse Weuts và
cộng sự nghiên cứu HPTR loperamid HCl/ PEG 6000 điều chế bằng phương pháp dung
môi và làm khô bằng phương pháp phun sấy. Các tác giả thấy rằng với tỷ lệ tá dược
càng tăng khả năng cải thiện độ tan của duợc chất tăng theo tỷ lệ thuận. Các kết quả
chứng minh đuợc rằng đã xuất hiện phức hợp và dạng vô định hình của loperamid HCl
trong hợp chất mới hình thành [32, 33].


- 12 -

1.3. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Là một quá trình thiết lập bằng thực nghiệm các thông số đặc trưng của phương pháp
để chứng minh phương pháp đáp ứng yêu cầu phân tích dự kiến
Yêu cầu thẩm định cho các phương pháp phân tích được trình bày trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Yêu cầu thẩm định cho các phương pháp phân tích [9]
Kiểu phương pháp
Định tính

Thử tinh khiết

Định lượng

phân tích
Định lượng

Giới hạn


Tính đặc hiệu







Có (2)

Độ chính xác

Không



Không



Độ lập lại

Không



Không




Độ chính xác trung gian

Không

Có (3)

Không

Có (3)

Độ sao lại

Không

Không (1)

Không

Có (1)

Độ đúng

Không



Giới hạn phát hiện

Không






Không

Giới hạn định lượng

Không



Không

Không

Tính tuyến tính

Không



Không



Miền giá trị

Không




Không





Chú thích:
(1) cần trong một số trường hợp
(2) có thể không cần trong một số trường hợp
(3) trong trường hợp đã xác định độ lặp lại thì không cần phải xác định độ chính xác
trung gian nữa.
Như vậy, với phương pháp định lượng loperamid HCl trong HPTR và viên nang thì cần
phải thẩm định 5 chỉ tiêu: Tính đặc hiệu, tính tuyến tính và miền giá trị, độ chính xác,
độ đúng.


- 13 -

1.4. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ
KIẾN [3, 4, 5]
Phương pháp phân tích bằng quang phổ tử ngoại khả kiến dựa vào đặc tính hấp thu có
chọn lọc của chất cần khảo sát đối với bức xạ trong vùng UV-Vis.
Phương pháp so sánh hay được sử dụng trong phép định lượng chế phẩm bằng quang
phổ UV-Vis.
AX C X
A


 C X  CS X
AS C S
AS

(1.1)

AS: độ hấp thu của dung dịch chuẩn nồng độ CS
AX: độ hấp thu của dung dịch chuẩn nồng độ CX

1.5. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
(HPLC) [3, 4, 5, 9]
1.5.1. Khái niệm
Phương pháp sắc ký được xác định như là một qui trình trong đó các chất tan được tách
riêng ra bởi một quá trình dịch chuyển khác nhau về động lực học của các chất này
trong một hệ thống hai hay nhiều pha.
1.5.3. Các thông số kỹ thuật đặc trưng trong HPLC
Tốc độ di chuyển của một chất có thể được đặc trưng bởi hệ số phân bố của nó giữa hai
pha hoặc bởi các đại lượng về sự lưu giữ của chất đó trên pha tĩnh (thời gian lưu, thể
tích lưu).
_

Thời gian lưu (tR )

_

Chiều cao đỉnh (h) và diện tích đỉnh (S)

_

Hệ số bất đối (Asymmetry Factor, AF)


_

Hệ số dung lượng k’ (Capacity factor)

_

Hệ số chọn lọc  (Selectivity factor)

_

Độ phân giải Rs (Resolution)

_

Hiệu lực của cột và số đĩa lý thuyết
Các phương pháp định lượng bằng HPLC:


- 14 -

 Phương pháp quy về 100% diện tích
 Phương pháp dùng chuẩn ngoại: Áp dụng phổ biến trong HPLC
 Phương pháp dùng chuẩn nội
 Phương pháp thêm chuẩn
1.5.4. Tính tương thích hệ thống
Tính tương thích hệ thống được xác định trên giá trị lặp lại của các thông số kỹ thuật
của hệ thống khi tiến hành thực hiện trên mẫu chuẩn và mẫu thử với 6 lần tiêm liên
tiếp.
Phương pháp đạt tính tương thích hệ thống khi các thông số sắc ký trong cả hai mẫu

chuẩn và thử có RSD nhỏ hơn 2%.
Bất cứ có sự thay đổi có ý nghĩa về thiết bị hay thuốc thử thiết yếu phải tiến hành xác
định tính tương thích hệ thống trước khi tiêm các mẫu. Các kết qủa phân tích mẫu thu
được trong khi hệ thống không đạt các yêu cầu không được chấp nhận.

1.6. SƠ LƯỢC VỀ THỬ ĐỘ HOÀ TAN [8]
Việc thiết lập tương đương sinh học invitro bằng thử nghiệm độ hòa tan được sử dụng
phổ biến nhằm đánh giá tốc độ và mức độ giải phóng dược chất từ các dạng thuốc rắn
như viên nén, viên bao, nang thuốc, cốm, các dạng phóng thích kéo dài.......... Kết quả
tương đương invitro có thể được dùng làm chứng cứ để lập hồ sơ xét miễn thử tương
đương sinh học invivo cho 2 chế phẩm tương đương dược học.
1.6.1. Định nghĩa về hoà tan


Hòa tan là quá trình chất rắn tan ra trong môi trường dung môi để tạo thành dung
dịch. Chất rắn hòa tan được là nhờ sự tác động qua lại giữa các tiểu phân chất rắn
và phân tử dung môi.



Tốc độ hòa tan của chất rắn phụ thuộc vào tính chất hóa lý, độ kết tinh, trạng thái
rắn, cấu trúc tinh thể của chất tan, hình dạng kích thước tiểu phân, tính thấm, khả
năng ngậm nước… (solvate hóa). Ngoài ra, tốc độ hòa tan cũng phụ thuộc vào
những yếu tố bên ngoài như loại thiết bị dung để thử, tốc độ chuyển động, lưu
lượng chất lỏng, điều kiện thử (nhiệt độ môi trường, độ nhớt, pH và nồng độ dung
dịch đệm trong trường hợp cần thiết các thể ion hóa).


- 15 -


1.6.2. Các thiết bị thử độ hòa tan: Kiểu giỏ quay, Kiểu cánh khuấy, Kiểu chuyển
động lên xuống, Kiểu dòng chảy, Kiểu cánh khuấy trên đĩa, Kiểu hình trụ quay, Kiểu
giá chuyển động lên xuống
1.6.3. So sánh độ hoà tan của hai chất [15]
Theo mô hình độc lập sử dụng 2 yếu tố: Yếu tố khác biệt (f1) và yếu tố tương tự (f2)
- Yếu tố khác biệt (f1) tính toán phần trăm khác nahu giữa hai đường biểu diễn độ
hoà tan tại mỗi thời điểm và là phép đo sai số tương đối giữa hai đường biểu diễn

1

 Rt – Tt
f1 =

i=1

x100

(1.2)

1

 Rt
i=1

- Yếu tố tương tự (f2) là chuyển sang dạng logarit của nghịch đảo tổng bình phương
sai số và là phép đo sự tương tự nhau trong phần trăm hoà tan giữa hai đường biểu
diễn

f2 = 50 x log


trong đó

{[ 1 +

1
n

1

 (Rt – Tt)]

-0,5

x100

}

(1.3)

i=1

n: Số thời điểm
Rt: Độ hoà tan của chất đối chiếu tại thời điểm t
Tt: Độ hoà tan của chất thử tại thời điểm t

Thông thường giá trị f1 nhỏ hơn 15 (0 < f1 < 15) chứng tỏ hai đường biểu diễn có độ
hoà tan không khác nhau và giá trị f2 lớn hơn 50 (50 < f2 < 100) ta có thể kết luận hai
chế phẩm có đường biểu diễn độ hoà tan tương tự nhau.



- 16 -

1.7. SƠ LƯỢC VỀ VIÊN NANG [1]
1.7.1. Định nghĩa
Thuốc nang là một dạng thuốc phân liều bao gồm một vỏ rỗng để đựng thuốc (bằng
tinh bột hoặc gelatin), gắn liền với thuốc và đưa vào cơ thể cùng với thuốc.
1.7.2. Ưu, nhược điểm viên nang
_ Ưu điểm: Dễ nuốt, Che dấu được mùi vị khó chịu của thuốc, Bảo vệ hoạt chất dưới
tác động bất lợi của môi trường, Hạn chế tương kỵ, Sinh khả dụng cao, Dễ sản
xuất lớn.
_ Nhược điểm: Các dược chất kích ứng niêm mạc thì không nên đóng nang vì sau khi
vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao.
1.7.3. Đóng thuốc vào nang
 Để đóng thuốc vào nang, trước hết phải chọn cỡ nang thích hợp với lượng dược
chất cần đóng. Xác định cỡ nang bằng cách áp dụng công thức
Khối lượng thuốc đóng nang = Tỷ trọng biểu kiến x Dung tích nang
 Đối với bột thuốc đóng nang cần phải cho thêm một số tá dược sau
 Tá dược độn: Dùng trong trường hợp liều hoạt chất thấp không chiếm hết dung
tích nang.
 Tá dược trơn bóng: Để điều hoà sự chảy, giúp cho bột chảy tốt vào nang nhằm
đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng và hàm lượng hoạt chất.
1.7.4. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc viên nang: Theo tiêu chuẩn DĐVN 3


- 17 -

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT
Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Hạn dùng

1

Acetonitril

Merck - Đức

12/ 2010

2

Acid sulforic đđ

Merck - Đức

12/ 2010

3

Amoniac đđ

Merck - Đức

12/ 2010


4

Bromocresol blue

Merck - Đức

4/2010

5

Cloroform

Merck - Đức

7/ 2010

6

Diclormetan

Trung Quốc

6/ 2009

7

Dinatrihdrophosphat

Merck - Đức


5/ 2010

8

Ethanol

Merck - Đức

8/ 2010

9

Loperamid

HCl chuẩn (tinh PVKN-Việt Nam

2010

khiết 99,87 %)

10

Loperamid HCl nguyên liệu

Mỹ

5/ 2011

11


Methanol

Merck - Đức

8/ 2010

12

Natridihdrophosphat

Trung Quốc

6/ 2010

13

Natrioctansulfonat monohydrat

Tây Ban Nha

8/ 2010

14

PEG 4000, PEG 6000

Mỹ

6/ 2010


15

Triethylamin

Merck - Đức

7/ 2010

16

Nước cất 2 lần


- 18 -

2.2. TRANG THIẾT BỊ
Bảng 2.2. Các thiết bị dùng trong nghiên cứu
STT Tên nguyên liệu

Số hiệu

Nguồn gốc

1

Bể siêu âm

Elmasonic S (Elma)

Đức


2

Bếp đun cách thủy

Memmert

Đức

3

Cân phân tích

Hhauos (Model EP 214C)

Mỹ

4

Máy đo độ hòa tan

Erweka-DT 800

Đức

5

Máy đo pH 720

Inolap


Đức

6

Máy khuấy từ

Wisestir

Hàn Quốc

7

Máy HPLC

Hitachi L-2000 EZChro Elite

Nhật

8

Máy quang phổ UV-VIS

Hitachi (Model U-2800)

Nhật

9

Máy đo IR


10

Máy DSC

DTG-60, Shimadzu

Nhật

11

Tủ sấy

Memmert

Đức

Nhật

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Định tính: Loperamid HCl được định tính bằng phương pháp HPLC
Tiến hành: Phương pháp được thực hiện tương tự như định lượng loperamid HCl
bằng HPLC.
Yêu cầu: Thời gian lưu của các pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử
phải tương ứng với thời gian lưu của loperamid HCl chuẩn.


- 19 -

2.3.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng loperamid HCl trong

HPTR bằng phương pháp UV-Vis, làm cơ sở đánh giá độ hòa tan của HPTR
bào chế được
2.3.2.1. Tiến hành định lượng
Chuần bị mẫu chuẩn gốc (1000 μg/ ml): Cân 100 mg loperamid HCl chuẩn cho vào
bình định mức 100 ml đã bọc giấy đen, cho vào khoảng 60 ml cồn tuyệt đối, lắc 5 phút,
thêm cồn tuyệt đối đến vạch lắc đều được dung dịch mẫu chuẩn có nồng độ khoảng
1000 μg/ ml.
Chuẩn bị dung dịch chuẩn định lượng: Hút chính xác 10ml dung dịch chuẩn gốc cho
vào bình định mức 100 ml, bổ sung ethanol tuyệt đối vừa đủ, lắc đều. tiến hành chiết
đo quang.
 Cho vào bình lắng gạn lần lượt 2 ml bromocresol 0,05%; 10 ml đệm phosphate
pH 5,6; lắc đều. Tiếp tục cho vào 2 ml dung dịch mẫu chuẩn định lượng, lắc đều
3 phút. Cho thêm vào bình 10 ml cloroform, lắc đều 5 phút. Để ổn định 30 phút,
đem đo quang ở bước sóng 419 nm.
 Mẫu trắng là ethanol tuyệt đối thực hiện trong cùng điều kiện trên
Chuấn bị dung dịch thử định lượng: Cân một lượng bột tuơng đương 20 mg HPTR
loperamid HCl vào bình định mức 20 ml đã bọc giấy đen, cho khoảng 10 ml cồn tuyệt
đối vào, siêu âm trong 10 phút, bổ sung thể tích vừa đủ, lọc bỏ 5 ml dịch lọc đầu. Tiến
hành chiết đo quang.
2.3.2.2. Thẩm định phương pháp phân tích
Thẩm định phương pháp định lượng loperamid HCl trên công thức HPTR với tỷ lệ hoạt
chất so chất mang PEG 4000 và PEG 6000 (10 % : 90%).


- 20 -

Tính đặc hiệu
 Mẫu giả định có công thức và thành phần của hoạt chất hoàn toàn giống như của
mẫu thử.
 Mẫu trắng có thành phần giống hệt như mẫu đem thử nhưng không chứa hoạt chất

cần thử.
 Xác định các mẫu trên bằng phương pháp chiết đo quang. Hiệu hay độ sai lệch của
các kết quả thu được.
% mẫu giả định - % mẫu trắng
<1 %

100% -

(2.1)

% mẫu giả định

Tính tuyến tính và miền giá trị
 Khoảng tuyến tính được xác định bằng cách do độ hấp thu của chất chuẩn ở những
nồng độ khác nhau. Vẽ đường biểu diễn sự tương quan nồng độ mẫu chuẩn và độ
hấp thu.
^

Phương trình hồi quy có dạng: y = ax + b

 Pha dãy dung dịch có nồng độ lần lượt 20, 40, 50, 80, 100, 120 μg/ ml. Xác định
phương trình hồi qui, từ đó tính R2, giá trị R2 phải  0,99.
 Miền giá trị là khoảng nồng độ được xác định bằng phương pháp phân tích đề xuất
đạt độ chính xác, độ đùng và độ tuyến tính.

Độ chính xác
Tiến hành chiết đo quang riêng lẻ 6 lần mẫu thử đã được làm đồng nhất. Độ chính xác
của phương pháp được biểu thị bằng RSD, phương pháp phân tích có độ chính xác khi
RSD ≤ 2%.



- 21 -

Độ đúng
Độ đúng của phương pháp được thực hiện bằng phương pháp thêm chuẩn vào mẫu thử
với lượng bằng 80%, 100%, 120% so với lượng mẫu thử. Lấy chính xác lượng dung
dịch sau khi thêm chuẩn pha loãng 1/ 2 lần. Mỗi mẫu định lượng 3 lần, lấy giá trị trung
bình hàm lượng để tính tỷ lệ hồi phục

Tỷ lệ hồi phục = Xa x 100%
Xt

Với

(2.2)

Xa(μg/ml) là lượng chất chuẩn thêm vào mẫu thử.
Xt (μg/ml) là lượng chất chuẩn xác định được

Phương pháp phân tích đạt độ đúng khi tỷ lệ phục hồi có giá trị trong khoảng 98% 102%.

2.3.3. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng viên nang loperamid
HCl 2 mg bằng phương pháp HPLC, làm cơ sở đánh giá độ hoà tan của viên
nang [9, 22, 57]
2.3.3.1. Tiến hành định lượng
Chuần bị mẫu chuẩn gốc 500 μg/ ml: Cân chính xác khoảng 50 mg loperamid HCl
chuẩn vào bình định mức 100 ml. Thêm 45 ml nước, lắc siêu âm 5 – 10 phút bổ sung
acetonitril (TT) đến vạch, lắc đều.
Chuẩn bị dung dịch chuẩn định lượng: Hút chính xác 5 ml dung dịch này cho vào bình
định mức 50 ml, thêm hỗn hợp nước : acetonitril (45 : 55) vừa đủ đến vạch, lắc đều.

Lọc qua lọc 0,45 m, tiêm mẫu chạy HPLC.
Chuấn bị dung dịch định lượng: Lấy 20 viên nang, xác định khối lượng trung bình. Cân
chính xác một lượng bột tương ứng với 5 mg loperamid HCl cho vào bình định mức
100 ml. Thêm 45 ml nước, lắc siêu âm 15 – 20 phút, bổ sung acetonitril (TT) vừa đủ
đến vạch, lắc đều. Lọc qua giấy lọc thường, bỏ khoảng 20 ml dịch lọc đầu, dịch lọc sau
được lọc qua lọc 0,45 m, tiêm mẫu chạy HPLC.
Pha dung dịch đệm pH 3,2: Pha 1 dung dịch natrioctansulfonat 0,005M trong 1000 ml
có chứa 1 ml amoniac đđ; 0,5 ml triethylamin, điều chỉnh bằng acid sulforic đđ.


- 22 -

Điều kiện sắc ký
 Cột sắc ký Phenomenex RP C18 (250 x 4,6 mm, 5 μm).
 Thể tích tiêm mẫu : 20 μl
 Tốc độ dòng: 2 ml/ phút.
 Nhiệt độ cột: nhiệt độ phòng
 Detector UV – Vis: 226 nm
 Pha động: Dung dịch đệm pH 3,2 : Acetonitril (59: 41)
 Hàm lượng loperamid HCl được tính theo công thức
St x mc x P x 100

X (mg/ viên) =

Sc x b

(2.3)

St: Diện tích đỉnh mẫu thử
Sc: Diện tích đỉnh mẫu chuẩn

mc: Nồng độ chất chuẩn trong dung dịch (mg/ ml)
b: Khối lượng bột thuốc đã cân (g)
P: Khối lượng trung bình viên (g)
 Hàm lượng loperamid HCl tính dựa phương trình hồi quy
2.3.3.2. Xác định tính tương thích hệ thống
Thực hiện 6 lần tiêm lặp lại mẫu loperamid HCl thử và chuẩn. Xác định RSD của các
thông số thời gian lưu, diện tích đỉnh, hệ số bất đối, số đĩa lý thuyết, hệ số dung lượng.
Phương pháp đạt tính tương thích khi RSD  2%.
2.3.3.3. Thẩm định phương pháp phân tích
Tính đặc hiệu, độ đúng, độ chính xác tương tự phương pháp quang phổ UV – Vis
Tính tuyến tính và miền giá trị: Pha dãy dung dịch chuẩn có nồng độ lần lượt 20, 40,
60, 80, 100, 120 g/ ml và dãy dung dịch có nồng độ 2, 4, 6, 8, 10 g/ ml. Xác định
phương trình hồi qui, từ đó tính R2, giá trị R2 phải  0,99.


- 23 -

2.3.4. Nghiên cứu điều chế HPTR để làm tăng khả năng hòa tan của
loperamid HCl bằng phương pháp dung môi và phương pháp đun chảy [14,
32, 33]
2.3.4.1. Điều chế HPTR
Điều chế HPTR của loperamid HCl với các chất mang PEG 4000, PEG 6000 có tỷ lệ
dược chất - chất mang khác nhau. Điều chế theo hai phương pháp
 Phương pháp đun chảy
 Cân loperamid HCl và chất mang theo các tỷ lệ đã chọn
 Đun chảy PEG trên bếp cách thủy cho nóng chảy hoàn toàn (70oC, trong 15
phút) thêm loperamid HCl vào, khuấy liên tục cho đến khi loperamid HCl phân
tán đều trong chất mang
 Làm lạnh bằng nước đá, đồng thời khuấy trộn tới khi hỗn hợp đông đặc trở lại
(khoảng 1 phút), để ổn định và làm khô trong bình hút ẩm

 Nghiền nhỏ và rây qua rây 0,18 mm.
 Phương pháp dung môi
 Cân loperamid HCl và chất mang tỷ lệ theo các tỷ lệ đã chọn
 Hòa tan dược chất và chất mang trong một lượng vừa đủ diclorometan.
 Loại dung môi bằng phương pháp bốc hơi trên bếp cách thủy cho tới khi thu
được khối dẻo.
 Sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 40-50oC, để ổn định trong bình hút ẩm 24h.
+ Nghiền nhỏ rây qua rây 0,18 mm .
2.3.4.2. Phương pháp thử độ hòa tan HPTR loperamid HCl
 Hàm lượng của loperamid HCl nguyên liệu, loperamid HCl trong HPTR được xác
định theo quy trình định lượng đã được thẩm định.
 Sử dụng máy đo độ hòa tan ERWEKA DT-800, loại cánh khuấy với các thông số
sau:


- 24 -

 To = 37oC
 Tốc độ quay: 50 vòng/ phút

 Môi trường hòa tan: 500 ml dung dịch đệm phosphate pH 4.5 (Pha dung dịch
đệm: Hoà tan 5,7788g acid citric monohydrat và 8,0095g Na2HPO4. 2H2O
trong bình định mức 1000ml, bổ sung nước vừa đủ)
 Tiến hành: Cho một lượng mẫu tương đương 250 mg loperamid HCl vào cốc chứa
500 ml môi trường hòa tan, cho máy khuấy họat động. Sau từng khoảng thời gian 5,
15, 30, 45, 60 phút chính xác 5 ml dịch trong cốc. Lọc. Bổ sung trở lại 5 ml môi
trường mới. Hút dịch lọc rồi pha loãng với môi trường hòa tan để có nồng độ thích
hợp (nếu cần), tiến hành chiết đo quang ở bước sóng 419 nm, tính nồng độ mẫu thử
dựa trên mẫu chuẩn. Mẫu trắng là môi trường hòa tan được tiến hành trong cùng
điều kiện.

 Cách tính kết quả
 Nồng độ loperamid HCl chưa hiệu chỉnh ở lần thứ n:

Cn0 = Dn0 x Co
Do

(2.4)

Dn0 : Độ hấp thu của dung dịch mẫu thử.
Co: Nồng độ dung dịch mẫu chuẩn.
Do: Độ hấp thu của dung dịch mẫu chuẩn.
 Nồng độ loperamid HCl sau khi hiệu chỉnh lần thứ n được tính theo công thức
Nelson:
Vo
x Cn-1
(2.5)
V
Cn: Nồng độ hiệu chỉnh lần thứ n (μg/ ml).

Cn = Cn0 +

Cn0 : Nồng độ chưa hiệu chỉnh lần thứ n (μg/ ml).
V0 : Thể tích hòa tan đã hút (V0 = 5 ml).
V: Thể tích môi trường hòa tan (V= 500 ml).
Cn-1: Nồng độ hiệu chỉnh ở lần thứ n -1 (μg/ ml).


- 25 -

 Phần trăm loperamid HCl hòa tan tại thời điểm t được tính theo công thức


C% = Cn x

500
x 100
1000 x m

(2.6)

Cn: nồng độ hiệu chỉnh ở lần hút thứ n (μg/ ml).
m : hàm lượng loperamid HCl trong mẫu (mg).
2.3.4.3. Phân tích cơ chế làm tăng khả năng hoà tan của HPTR loperamid HCl bằng
phương pháp
- Phân tích nhiệt vi sai (DSC)
Phân tích nhiệt vi sai thực hiện trên máy DSC: DTG-60, Shimadzu, Nhật Bản. Thiết bị
có hai “bàn cân”, trên một bàn cân ta đặt mẫu polymer khảo sát, bàn cân còn lại để
trống như “mẫu đối chiếu”. Mỗi bàn cân gắn với một thiết bị gia nhiệt riêng. Khi bắt
đầu khảo sát, nhiệt độ cung cấp theo chương trình cho cả hai bàn cân, máy tính sẽ theo
dõi thật chính xác sự biến thiên nhiệt lượng cung cấp cho mẫu polymer trong quá trình
tăng nhiệt độ và so với mẫu đối chiếu. Các thông số phân tích
 Khối lượng cân: 2 – 10 mg
 Tốc độ tăng nhiệt là 10oC/ phút
 Khoảng nhiệt độ 30 - 550C
- Phân tích phổ hồng ngoại (IR)
+ Chuẩn bị mẫu: Cân 1,6 mg mẫu, nghiền mịn trong khoảng 160 mg KBr trên cối
đá mả não, dập thành viên
+ Đo
+ Biện giải kết quả



×