Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục THỂ CHẤT CHO TRẺ 4 5 TUỔI tại TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.48 KB, 24 trang )

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ
CHẤT CHO TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách. Vì vậy giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho
trẻ mầm non.
Ở trường mầm non việc giáo dục thể lực cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng
đầu và quan trọng nhất, vì sức khỏe là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn
với con người. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, trẻ khỏe mạnh và thông minh đó là
niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, và là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng
vào tương lai. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ
và hoàn thiện dần. Vì vậy cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc vì mất
cân đối. Do vậy trẻ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.
Giáo dục thể chất trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường sức
khỏe đông thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể,
cân đối, hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ. Việc tạo cơ hội cho
trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng.
Giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn, và có tác dụng
tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. .
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ tư duy trực quan hình tượng chiếm vị trí khá
quan trọng, cơ thể trẻ đang đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục và
chọn nội dung phù hợp tạo cho trẻ tham gia luyện tập. Trẻ kém vận động dẫn
đến thể lực phát triển không đồng đều. Giáo dục phát triển thể chất là nhiệm vụ
trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực, đức,tài. Cũng
chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản
thân tôi là một giáo viên mầm non cũng đang giảng dạy ở độ tuổi này nên tôi
1



chọn đề tài. “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 45 tuổi”
- Mục đích nghiên cứu.
Qua tìm hiểu nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục
thể chất cho trẻ từ đó tôi chọn các hình thức giáo dục thể chất phù hợp nhất.
Nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động
hình thể và sự dẻo dai khéo léo của cơ thể. Vì thế đòi hỏi các thao tác, kỹ năng
vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận động trẻ biết làm thế
nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai phương pháp để cơ thể
khỏe mạnh hơn. Trong khi đó 10/35 trẻ lớp tôi còn nhút nhát nên trẻ đó rất ít
tham gia vận động, hoặc tham gia một cách đối phó. Nắm bắt được đặc điểm đó,
nên tôi luôn muốn tìm ra các biện pháp nâng cao giáo dục thể chất cho trẻ, giúp
trẻ hứng thú và tích cực tham gia vận động.
- Đối tượng nghiên cứu.
Cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi Lớp D4 trường mầm non Thanh Sơn
- Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra thực trạng.
+ Phương pháp dùng lời nói
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm
+ Phương pháp quan sát
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng của nhóm lớp, điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ 4-5 tuổi.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
- Giáo dục thể chất mầm non là một trong những mục tiêu của chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông
qua các hoạt động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt … trẻ có nhiều
cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi

2


các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận
động trẻ biết làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai
phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn, đẹp hơn. Đây cũng chính là một trong
những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng rất thích
thú tham gia.
- Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ, thông qua
nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô
cho trẻ… và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền
đề cho mọi tài năng.
- Như chúng ta đã biết, nâng cao thể lực cho trẻ mầm non là quá trình tác
động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, nhằm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khỏe
được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện. Khi trẻ được thường xuyên
luyện tập, sẽ làm cho sức mạnh và sức bền của cơ bắp phát triển. Đồng thời, khớp
xương của trẻ có các ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây
chằng còn lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tương đối kém. Tập các bài tập phù
hợp sẽ giúp khớp được rèn luyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp.Do vậy
giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người
giáo viên Mầm non.
2. Cơ sở thực tiễn
Năm nay tôi được BGH nhà trường giao cho phụ trách lớp mẫu giáo 4-5
tuổi, lớp tôi có 35 cháu, trong đó có 2 cháu suy dinh dưỡng về cân nặng, 1 cháu
suy dinh dưỡng về chiều cao, 10 trẻ thường xuyên ăn kém, ngủ kém, hơn 7 trẻ
không hứng thú trong các giờ vận động ( thể dục sáng, bài tập phát triển chung,
vận động cơ bản, trò chơi vận động, thì còn nhút nhát sợ sệt khi thực hiện.)
Trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận
thấy ở lớp tôi có những thuận lợi và những khó khăn sau.
*Thuận lợi:

- Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu về chuyên
môn, cũng như sự chỉ bảo tận tình của chị em đồng nghiệp.

3


- Được phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ: họ rất quan tâm đến con em mình
đưa con đi học đều, tích cực ủng hộ tôi trong quá trình giảng dạy và thực hiện
nhiệm vụ được giao, ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ và phóng phú.
- Lớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cô và trẻ.
Có phòng học rộng rãi thoáng mát, đầy đủ đồ dùng dụng cụ luyện tập, sân tập
sạch đẹp, an toàn, nhiều bóng mát.
- Tôi luôn lồng ghép tích hợp một số môn học khác vào mỗi tiết học, tạo
điều kiện cho các cháu được hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
* Khó khăn:
- Sĩ số lớp đông 35 trẻ trong đó có 10 cháu nữ và 25 cháu nam, Tỷ lệ trẻ
nam và trẻ nữ trong lớp còn chênh lệch khá nhiều vì vậy đôi khi còn ảnh hưởng
đến việc áp dụng vận động khi dạy trẻ.
- Đa số trẻ là con nông thôn, kinh tế thấp không có điều kiện quan tâm
đến con cái, trẻ không được va chạm nhiều nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn
trong các hoạt động. Và cũng ít gia đình quan tâm đến lĩnh vực phát tiển thể chất
của trẻ.
- Tôi chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo, từ ngữ chưa
chính xác, khẩu lệnh, hiệu lệnh chưa rõ ràng không lôi cuốn trẻ tập trung vào
hoạt động, khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học. Cho nên giờ hoạt động thể chất
chưa đạt hiệu quả cao.
* Điều tra thực tiễn.
- Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tổ chức những hoạt động cho trẻ phát
triển thể chất, và nhận thấy kỹ năng cũng như khả năng hứng thú tiếp nhận tiết

học giáo dục thể chất của trẻ chưa được tốt lắm.
- Khi chưa thực hiện đề tài, kết quả trên trẻ thông qua từng tiết dạy được
tôi tổng hợp trong bảng sau.
Mục tiêu

Kết quả

đã đạt được

đã đạt được

Đầu năm

4


Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia
Về giáo dục

hoạt động
Kỹ năng
vận động

22/35 = 62.8%2

Vận động thô
Vận động tinh

26/35=74,2%
25/35=71.4%


- Qua bảng khảo sát trên tôi thấy các mặt phát triển của trẻ còn thấp, trẻ
chưa hứng thú tham gia các giờ học thể dục, kỹ năng thực hiện các vận động còn
kém, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa nhanh
nhẹn.
- Trên cơ sở tôi tìm ra những tồn tại, và tôi đã rút ra một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi như sau:
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyêt vấn đề.
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục thể chất:
Để việc xây dựng kế hoạch được chính xác, phù hợp với nhận thức và
khả năng của các cháu, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng các đề tài phù hợp
với từng chủ đề, theo quy luật từ dễ đến khó, từ hẹp đến rộng, từ đơn giản đến
phức tạp.Ví dụ:
Chủ đề 1 : Trường mầm non. Tôi chọn bài tập:
+ Cho trẻ bước đi lùi tiến khoảng 3m, hoặc cho trẻ đi trên vạch kẻ
thẳng trên sân.
Chủ đề 2: Bản thân: Tôi chọn bài tập.
+ Bò theo đường dích dắc qua 5 điểm - Bò chui qua cổng.
Chủ đề 3: Gia đình.
+ Trẻ biết ném theo hướng thẳng- Ném xa bằng 1 tay- Ném xa bằng
2 tay.
Chủ đề 4: Những nghề trẻ biết.
+Tung bóng lên cao và bắt bóng – Tung bắt bóng với người đối
diện.
Chủ đề 5: Thế giới động vật.
+ Ném trúng đích đứng- Trẻ biết ném trúng đích ngang.(xa 2m)
Chủ đề 6: Thế giới thực vật
5



+Trẻ biết bật xa 35- 40cm- Bật nhảy từ trên cao xuống ( cao 3035cm)- Bật tách khép chân qua 5 ô.
Chủ đề 7: Giao thông.
+ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên.
+Trẻ biết trườn theo hướng thẳng- Chuyền và bắt bóng qua đầu qua
chân.
Chủ đề 9: Quê hương- Đất nước- Bác Hồ.
+ Nhảy lò cò.
- Qua những bài tập trên giúp trẻ phát triển được các vận động cơ
bản( vận động thô): đi, chạy nhảy, leo trèo, thăng bằng, bật…
- Phát triển được các vận động tinh: vận động của bàn tay, sự khéo léo của
các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay, kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng
cụ.
- Phát triển các nhóm cơ, xương: Cơ tay, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng…
3.2. Biện pháp 2:Tạo môi trường, làm và sử dụng đồ dùng, dụng cụ tập
luyện.
- Tranh ảnh về chuyên đề vận động về thể dục sáng, Vận động cơ bản, trò
chơi vận động, tôi treo vừa tầm nhìn của trẻ.
Tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi triển vận động ở nơi trẻ ở nơi dễ nhìn dễ thấy
để mời gọi, lôi cuốn kích thích trẻ.
Có đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú làm cho hoạt động
thêm sinh động hấp dẫn, khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao hơn. Vì vậy
việc tạo ra đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động dúng mục đích là
việc làm hết sức cần thiết đối trẻ, nhưng bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng
dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên mà hàng
ngày tôi phải làm.
Ví dụ: khi tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng. Trẻ tập với bài” Nắng
sớm” Tôi cho trẻ tập kết hợp với vòng thể dục. Hay với bài “Đu quay” Tôi cho

6



trẻ tập kết hợp với gậy thể dục. Khi sử dụng các đồ dùng này phải phù hợp với
nội dung bài học và chủ đề đang thực hiện.

Hình ảnh tập thể dục bằng dụng cụ của Cô và trẻ lớp D4
Tôi thu lượm tìm kiếm tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ
dùng đồ chơi. Từ những nguyên vật liệu sưu tầm được như len, vải vụn, bìa lịch
cũ, xốp, gỗ, lá khô...( đảm bảo tính vệ sinh và an toàn) tạo ra những bông hoa,
cờ,nơ, vòng, gậy, bao cát,ngôi nhà. mũ chim, mũ sói, mũ cáo...để trẻ hào húng
và thích thú hơn khi vận động.
Ví dụ: Tôi hướng dẫn trẻ cùng làm những chiếc mũ thỏ, mũ cáo, mũ chim.
Đầu tiên tôi vẽ hình sau đó cho trẻ dùng bút vẽ mắt,miệng, và tô mầu giúp cô.

7


Ví dụ: Sử dụng bao cát cho trẻ tập ném xa bằng một tay sẽ phát triển tố
chất khéo léo và khả năng kết hợp giữa mắt và tay, dùng bao cát để ném xa giúp
trẻ có được cảm giác cơ đúng, nâng cao sức mạnh cơ bắp.

Hoạt động ném xa bằng 1 tay của trẻ lớp D4
Dụng cụ giúp trẻ thực hiện các động tác được chính xác hơn.
Ví dụ: Vận động bò bằng bàn tay, bàn chân chui qua cổng, yêu cầu trẻ bò
chui qua cổng mà không chạm cổng. Trẻ có thể tự kiểm tra việc thực hiện động
tác của mình vì trẻ sẽ có cảm giác của cơ khi chạm vào cổng.
Ví dụ: cho trẻ đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát, nó sẽ làm tăng độ khó
của bài tập. Trẻ sẽ phải vừa đi trên ghế thể dục vừa phải giữ thăng bằng sao cho
không bị rơi túi cát.
Khi mới luyện tập cảm giác của trẻ còn yếu, trẻ chưa có ý thức điều khiển

cơ bắp một cách chủ động, do vậy cần phải có sự hỗ trợ bên ngoài của tôi, làm
sao giúp trẻ tránh ngã và mạnh dạn trong khi tập.
Ví dụ: “Đi trên ghế thể dục ” Tôi đã giúp trẻ bằng cách giữ thăng bằng để
trẻ không ngã khi thực hiện bài tập, hoặc tôi đứng ở nơi trẻ bước xuống ghế thể
dục để đỡ trẻ nếu trẻ nào nhút nhát. Hay bằng cách cổ vũ động viên trẻ, để trẻ
quên lo lắng, không sợ sệt.
- Hay khi sử dụng đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi trang trí các đồ
dùng cho đẹp để thu hút trẻ.
8


Ví dụ: Cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa, thanh nhựa có
mầu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả
cao. Các đồ dùng phục vụ học tập của trẻ được tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc:
Bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an
toàn cho trẻ.
Ví dụ: khi trẻ tập bài tập cơ bản: Bò bằng bàn tay, bàn chân theo đường
dích dắc qua 5 điểm. Tôi đã sử dụng 10 hộp trang trí hình ngôi nhà làm đường
dích dắc.
- Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng
đầu, nên tôi luôn nâng cao nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ cần
được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động.
3.3.Biện pháp 3: Giáo dục thể chất thông qua thể dục sáng
- Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ hàng
ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ , đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi
mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy
được sự sảng khoái cho cả ngày.
- Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định, thời gian
tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, Trang bị dụng cụ như gậy, nơ,
vòng, hoa tua, cờ …Thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập.

. Trước giờ thể dục sáng tôi thường trò chuyện với trẻ về ngày hội, ngày
lễ, chủ điểm trẻ đang học, đặc điểm thời tiết ngày hôm đó…….qua đó cũng giúp
trẻ hiểu sâu hơn ý nghĩa ngày hội ngày lễ, nhớ lại những kiến thức đã học và
chuẩn bị kiến thức cho một ngày mới.
Ví dụ : Trò chuyện về ngày 8/3 :
- Các con có biết hôm nay là ngày gì không ? Đó là ngày của ai ? Để thể
hiện tình cảm của mình trong ngày 8/3 các con sẽ làm gì ?
- Cô mong rằng ngày 8/3 và tất cả các ngày khác các con luôn ngoan
ngoãn, nghe lời ông bà, bố mẹ và các cô giáo để mọi người được vui.
Bây giờ cô mới các con cùng tập thể dục nhé

9


- Trong giờ thể dục sáng tôi lựa chọn, sắp xếp các động tác phù hợp và
hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kỹ năng đi, chạy
nhảy để hình thành tư thế đúng, giúp cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các
nhóm cơ hoạt động tích cực. Bài tập thể dục sáng không thể thiếu được các động
tác hô hấp, củng cố cơ vai, tay, chân, bụng….
Ví dụ: Thứ ba, thứ năm, trẻ tập thể dục kết thúc là động tác điều hòa hoạt
động tim, chuyển cơ thể về trạng thái bình thường. Trong giờ thể dục sáng tôi
kết hợp giữa thể dục động tác và thể dục nhịp điệu: Thứ hai, thứ tư, thứ sáu tập
nhịp điệu với tiết động tác với các dụng cụ như hoa, vòng….Trẻ được tập với
các dụng cụ thể dục tấu nhạc nhanh,vui nhộn.

Giờ thể dục buổi sáng
- Tôi thường lựa chọn các động tác tập thể đục với dụng cụ như :
+ Động tác phát triển hô hấp : Gà gáy, thổi bóng bay, thổi nơ bay, tiếng
còi tàu, ngửi hoa, máy bay ù….ù….
10



+ Động tác phát triển cơ tay – vai : Tay đưa trước lên cao, tay đưa ngang
lên cao, xoay bả vai…….
+ Động tác phát trển cơ chân : Ngồi khuỵu gối, đứng đưa một chân ra
phía trước, ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục….
+ Động tác phát triển cơ bụng – lườn : Đứng quay thân sang 2 bên, đứng
nghiêng người sang 2 bên
+ Động tác bật nhảy : Bật tại chỗ, bật tách khép chân, bật luân phiên trước
sau, bật tiến phía trước.
- Sau giờ thể dục sáng tôi tổ chức cho trẻ chơi nhẹ nhàng với các trò chơi
dân gian. Các trò chơi dân gian có luật chơi đơn giản, những trò chơi trẻ đã được
chơi ở trên lớp và tất cả trẻ có thể cùng chơi.
Ví dụ : Trò chơi gieo hạt, trời nắng trời mưa, lộn cầu vồng, năm chú vịt, dung
dăng dung dẻ, qủa bóng…..

Hình ảnh chơi trò chơi “Gieo hạt”của trẻ lớp D4
11


- Để hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi
còn nhỏ. Hàng ngày vào các buổi sáng trường mầm non thanh sơn chúng tôi tổ
chức hoạt động thể dục sáng cho trẻ. Với những động tác đơn giản trẻ được tập
theo tiếng nhạc góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, vận động
nhanh nhẹn, nhịp nhàng đúng tư thế.
3.4. Biện pháp 4: Giáo dục thể chất thông qua các hoạt động thể dục
* Khởi động:
- Để trẻ tập trung chú ý, tôi cần sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống,
xắc xô… Ngoài ra tôi còn sử dụng sử tín hiệu âm thanh – âm nhạc, đó là tín
hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tôi sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống

nhất để khởi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ.
Tôi cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, tôi đi vào phía trong vòng
tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối
hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót chân, 5m đi
thường, 2m đi khom lưng, 5m đi thường đi như vậy khoảng 2 – 3lần. Sau đó,
cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm – nhanh – chậm. Hoặc cuối
phần khởi động, tôi có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như:
“Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi,
thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động.
* Trọng động:
Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ
luyện tập của trẻ.
+ Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.
Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ.
+ Thực hiện bài tập phát triển chung:
+ Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ chân, cơ mình,
những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận
động cơ bản.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn động tác cho bài
tập phát triển chung, tôi đã chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác
12


này số lần nhiều hơn (động tác nhấn mạnh) các động tác còn lại. Hoặc bài tập
vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, nên
tôi chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn
(động tác nhấn mạnh).
Khi tập, tôi cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục… nhưng các dụng
cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó
phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ

lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, tôi phải lựa chọn các biện
pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn.
* Vận động cơ bản
Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ tiến
hành theo các bước sau: Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Tôi đã áp
dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả
năng của trẻ
- Trong chủ đề: “ Nghề nghiệp”
Ví dụ: Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân
qua 5 điểm.
Tôi trò chuyện với trẻ về một số ngành nghề trong xã hội, sau đó tôi dẫn
dắt trẻ vào bài “Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 điểm”
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp lời giải thích: Tư thế chuẩn bị. Đứng
ở vạch xuất phát, chân bước rộng bằng vai, chống 2 tay áp sát xuống sàn người
nhổm lên cao, khi có hiệu lệnh “Bò” thì kết hợp chân nọ tay kia, mắt nhìn theo
hướng bò. Khi bò phải thật khéo léo theo đường dích dắc không chạm vào các
hộp. Bò hết đoạn đường đứng lên và đi về cuối hàng.
Trẻ thực hiện.
+ Lần 1: Cô cho lần lượt từng trẻ lên tập.( Cô bao quát sửa sai)
+ Lần 2: Cho trẻ thi đua 2 tổ để chọn ra một bạn bò giỏi nhất. ( Cô
khuyến khích động viên trẻ)

13


Qua lần thi đua của 2 tổ cô thấy bạn A giỏi nhất, cô mời bạn A lên tập cho
cả lớp xem.
- Trong chủ đề : “ Phương tiên giao thông”
Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát”

Tôi có thể gợi ý:
Đố các con cô có biển báo gì đây ?
Khi gặp biển báo này những người đi bộ, chạy bộ như thế nào ?
Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài đi trên ghế băng đầu đội túi cát
+ Cô làm mẫu lần 1.
+ Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng tự nhiên, hai tay
đứng rộng bằng vai đầu đội bao cát) khi có hiệu lệnh của cô 1 chân bước lên ghề
băng sau đó bước tiếp chân kia, hai tay vung tự nhiên, mắt nhìn thẳng về về
phía trước. Cứ như thế đi nhẹ nhàng trên ghế băng sao cho bao cát không bị rơi
xuống
+ Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai)
+ Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (cô bao quát và sửa sai)
Phương pháp thi đua có 2 hình thức: thi đua cá nhân và thi đua đồng đội:
Thi đua cá nhân: Nên tôi chọn các cháu có sức, mức độ thực hiện động
tác gần ngang nhau để tránh gây chán nản ở trẻ.
Thi đua đồng đội: Tôi luôn phải chú ý phân chia đội làm sao cho tương
đối vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội bắt đầu thực hiện cùng lúc.
Khi trẻ chơi xong tôi phải là người phân xử thắng thua một cách khách
quan, không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập thể
trẻ nhỏ.

14


Vận động cơ bản: “ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát” của trẻ lớp
*Trò chơi vận động
- Trò chơi vận động : Tôi chọn các trò chơi củng cố rèn luyện và hỗ trợ
cho bài tập vận động cơ bản. Nếu vận động cơ bản giúp phát triển cơ tay, vai thì
trò chơi vận động là phát triển cơ chân….
Ví dụ: Chủ đề: Gia đình.

+ Vận động cơ bản : “Ném xa bằng 1 tay”
+ Trò chơi : Qua xuối hái hoa.
- Trò chuyện giới thiệu: Trò chơi- Cách chơi- Luật Chơi.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh trò chơi bắt đầu hai bạn đầu hàng tiến lên
bật nhẩy qua xuối và chạy thật nhanh lên hái một bông hoa mang về lọ của đội
mìnhcắm, sau đó chạy về cuối hàng đứng, và bạn sau lại tiếp tục như vậy, cho
đến khi thời gian kết thúc đội nào hái được nhiều số hoa, đội đó sẽ thắng.
+ Luật chơi: Khi bật nhảy qua suối không được chạm chân vào xuối và
mỗi lần lên hái chỉ được hái một bông hoa.
15


- Tôi chơi mẫu.
- Tôi tổ chức cho trẻ chơi, sau đó kiểm tra phân thắng thua.
Ví dụ : Bài tập vận động đi, chạy thì trò chơi vận động là “ Chuyền bóng
qua đầu”; Ném xa bằng hai tay, thì trò chơi vận động là “Đi, chạy theo tín hiệu
Mục đích nhằm rèn luyện những kĩ năng của các vận động cơ bản.
Khi chơi trò chơi vân động có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham
gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái.
- Trò chơi vận động cũng có thể là vừa đồng thanh đọc một bài thơ, bài
ca, bài đồng dao, vừa hát, vừa vận động…
Ví dụ: Trò chơi “Gà tìm mồi”: Chơi tập thể
Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh những bạn làm mồi phải ngồi im, nếu đứng
dậy sẽ bị các bạn làm gà bắt.
Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm chơi. Một nhóm là gà, một nhóm là mồi.
Khi bắt đầu chơi nhóm làm gà sẽ nắm tay nhau nhẩy đi kiếm mồi xung quanh
các bạn làm mồi. Những bạn làm mồi khi thấy những chú gà phải ngồi im lặng
nhắm mắt giả vờ như đi ngủ. Bạn nào đứng dậy và sẽ bị bắt và đổi chỗ cho bạn
làm gà. Khi bắt đầu chơi bạn làm gà sẽ hát các bài hò vè do tôi tự sưu tầm.
Với những trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các hệ cơ bắp của trẻ trở nên

rắn trắc hơn,tăng cường sức khỏe cho trẻ tạo sự khéo léo nhanh nhẹn của tay
chân đồng thời trẻ rất hứng thú khi được tham gia các vận động.
* Hồi tĩnh:
Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Tôi
phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học.
Tôi có thể tiến hành nhiều hình thức: cho trẻ đi vòng tròn, hít thở, trò chơi vận
động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”.
Ví dụ : Tôi cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu .
– Nhận xét tiết học
3.5. Biện pháp 5: Giáo dục thể chất cho trẻ thông qua hoạt động ngoài
trời.
Những trò chơi ngoài trời của trẻ là phong phú vô cùng, xong chọn trò
16


chơi nào cho phù hợp và khiến trẻ hứng thú là cả một vấn đề. Đặc biệt đối với
trẻ, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế
giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ và
phát triển thể lực cho trẻ.
* Lựa chọn những trò chơi vận động và trò chơi dân gian phù hợp với lứa
tuổi của trẻ.
Mỗi độ tuổi có một mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định
khác nhau. Chính vì thế các trò chơi cũng cần phải được lựa chon cho phù hợp
với từng độ tuổi.
- Với trẻ mẫu giáo nhỡ khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ
chưa cao. Vì thế, trẻ có thể chơi những trò chơi ngắn và dễ hơn.
Khi lựa chọn các trò chơi cho trẻ 4-5 tuối tôi thực hiện các tiêu chí sau:
+ Trò chơi đơn giản không quá phức tạp
+ Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm dễ tìm.
+ Gây hứng thú, thu hút sự hứng thú của trẻ

+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động kỹ năng cho trẻ
+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp
* Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia
vào các trò chơi dân gian
– Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và
phong phú. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương
ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ: Trò chơi “Chơi chuyền” thì cần phải có 10 que chuyền và một đồ
vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non… Trò chơi “ Ném còn” không
thể diễn ra nếu thiếu quả còn – đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn
giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” Cũng không thể tổ chức nếu không có dải vải
hoặc khăn bịt mắt…
- Chính vì vậy, trước hết khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian
nào đó, tôi cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có
17


hay không có đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị
đầy đủ yếu tố cần thiết cho trò chơi.
- Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có
những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người
tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: “Kéo co”,
“Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Mèo đuổi chuột”
Nhưng lại cũng có trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo nhóm nhỏ như:
Ví dụ: Trò chơi “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Lộn cầu vồng”,
“Ô ăn quan”, “Nu na nu nống…

Trò chơi dân gian trẻ lớp D4

Chính vì vậy, tôi cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng
trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ
chơi.

18


3.6. Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt
động thể chất:
* Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất:
- Nói đến giáo dục thể chất người ta thường nghĩ tói sự khô khan, cúng
nhắc, hoạt động giáo dục thể chất khi có âm nhạc trẻ sẽ thấy hứng thú và phấn
khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn.
- Từ thực tế tại lớp mình tôi nhận thấy đối với mỗi chủ đề tôi đã sử dụng
các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy. Tôi đã vận dụng một số bài
hát khi thực hiện cho trẻ khởi động"
Ví dụ: Khi dạy trẻ chủ đề " Thế giới động vật" Tôi chọn nhạc bài hát " chú
ếch con". Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp điệu 2/4 nhạc
bài hát " Đàn gà con" Đàn gà trong sân" Tôi cho trẻ khởi động.
Hay: Bài hát " Năm chú vit con" Tôi cho trẻ kết hợp với trò chơi vận động
Tới phần hồi tĩnh tôi cho trẻ nhẹ nhàng đi theo nhạc bài: Chim bay
Trẻ làm động tác theo nội dung bài hát đi nhẹ nhàng 1-2 phút.
* Sử dụng thơ, truyện, trong hoạt động giáo dục thể chất.
Với mỗi đề tài, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu kĩ trước khi dạy để xây dựng
bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích trẻ sự tò mò hấp đẫn để lôi cuốn
trẻ vào hoạt động được tốt hơn.
Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện “ Bật vào 5 ô
– “Trèo lên xuống ghế’’ – Chủ điểm gia đình.
Tôi sử dụng truyện: Tích Chu, cô dẫn dắt cho trẻ biết là giúp bạn Tích
Chu đi lấy nước bà uống để bà Tích Chu trở lại thành người, đường đi lấy nước

khó khăn và phải trải qua nhiều sông, suối gồ ghề khấp khểnh, vượt qua nhiều
chặng đường nguy hiểm
+ Phần khởi động: Cho trẻ đi lên tàu
+ Trọng động: Tập luyện cùng nhau bật qua những chiếc vòng sau đó trèo
lên xuống ghế. Tiếp theo đó tôi cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau, trẻ rất hứng
thú tích cực tham gia hoạt động .

19


+ Phần hối tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn 1 niềm mơ ước bay
tới đất nước của những giấc mơ đẹp
Ngoài các câu chuyện, tôi còn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để gây
hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động
3.9. Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh
- Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải
được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
gia đình và nhà trường để cùng nâng cao thể lực cho trẻ.
- Tôi cũng thường xuyên trao đổi, động viên phụ huynh cố gắng giành
thời gian tâm sự, trò chuyện, luyện các động tác đơn giản với trẻ. Khi tập thể
dục cùng trẻ thì vui vẻ trò chuyện về ích lợi của bài tập, của từng động tác, ích
lợi khi có một sức khỏe dồi dào.
- Đồng thời tôi cũng luôn trò chuyện với phụ huynh về khả năng vận động
của trẻ và một số biện pháp thúc đẩy phát triển vận động cho trẻ.
- Tóm lại, gia đình, nhà trường, xã hội, chung tay tạo môi trường phát
triển thể chất lạnh mạnh và tốt nhất cho trẻ.
Tôi vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu. phế phẩm sẵn có ở địa
phương để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
* Đối với giáo viên

Đối với giáo viên được mở rộng kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy trong
quá trình nghiên cứu sáng tạo tiết dạy, bài giảng, làm đồ dùng đồ chơi, cùng
hoạt động gần gũi với trẻ.
- Bản thân tôi nắm rất trắc bộ môn thể dục, tập chính xác các động táchướng dẫn kỹ năng rõ ràng, biết lựa chọn hình thức tổ chức hấp dẫn trẻ tham gia
tích cực.
- Tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho trẻ
được tôi thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao, tôi thấy mình tự tin,
sáng tạo trong tiết dạy.
* Đối với phụ huynh
20


Tôi đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh rất tin tưởng khi đưa
con đến lớp, tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về
vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ lớp tôi. Phụ huynh đã nhiệt
tình ủng hộ, quyên góp nguyên vật liệu để làm dồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các
giờ học.
- Đối với phụ huynh có một cái nhìn mới về ngành học mầm non, về giáo
viên mầm non, về cách dạy con và cũng như sự quan tâm của phụ huynh về các
hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
- Phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất
cho trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình.
* Đối với học sinh
- 100% trẻ khỏe mạnh, sạch sẽ, mạnh dạn, hồn nhiên, có ý thức học tập
tốt, biết lao động tự phục vụ bản thân, có thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi.
- Qua các động tác thể dục buổi sáng giúp trẻ tích lũy được sự sảng khoái
cả ngày, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, sự hoạt động tích cực của các cơ
quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ...Giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt khi bước
vào một ngày mới.
- Các con rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ

nhẹ nhàng thoải mái, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ dệt. Kết quả nhận
thức trên trẻ đạt chất lượng hơn 93% trẻ thực hiện thành thạo các kỹ năng vận
động, đặc biệt là các giờ thể dục tổng hợp như: Ném xa. Chạy nhanh, nhảy tách
khép chân,tung bắt bóng...Trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.
- Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển vận động
cơ bản ( đi, chạy, nhảy…) hoặc vận động tinh ( ngón tay, bàn tay…)
- Trẻ có những giờ tập luyện với những vận động vừa sức. Không những
trẻ phát triển được những vận động tĩnh, thô, bên cạnh đó các tố chất nhanh
mạnh, bền, khéo cũng được phát huy.
- Củng cố và phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo cho
trẻ.

21


- Với những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất mà tôi đã nêu trên khi thực hiện tại lớp tôi đã đạt được một số kết quả như
sau:
Bảng so sánh kết quả trẻ đạt được sau khi thực nghiệm các biện pháp
Mục tiêu đã đạt
được
Về giáo dục

Kết quả đạt được

Đầu năn

Cuối năm

Trẻ mạnh dạn tích


22/35= 62,8%

35/35= 100%

cực tham gia
Kỹ năng Vận động

26/35=74.4%

33/35= 94,2%

25/35=71.4%

32/35= 91.4%

vận
động

thô
Vận động
tinh

Nửa đầu năm học, phần lớn trẻ lớp tôi lười vận động không hứng thú
tham gia vào các bài tập thể dục. Nhưng qua một thời gian thực hiện các biện
pháp giáo dục thể chất như trên, trẻ lớp tôi bây giờ rất thích vận động,trẻ mạnh
dạn hơn, hào hứng hơn,ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thực tế áp dụng các biện pháp trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm quý

báu trong việc giảng dạy giúp trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt các bài tập phát triển thể chất.
- Luôn luôn học hỏi nghiên cứu tài liệu nâng cao trình độ, học tập và làm
theo lời kêu gọi tập thể dục của Hồ chủ Tich là: “Tự tôi ngày nào tôi cũng phải
tập thể dục.
- Giáo viên sưu tầm tranh ảnh, trao đổi kiến thức. tự học qua tài liệu. qua
intemt và học hỏi qua đồng nghiệp
- Giáo viên tổ chức các hoạt động hợp lý, cân đối về thời gian.
- Giáo viên luôn chú ý dạy trẻ vào mọi lúc mọi nơi. Luôn gợi mở tạo điều
kiện cho trẻ phát huy, hết khả năng học tập ở mức tối đa.
- Luôn theo dõi đánh giá kết quả luyện tập của trẻ qua từng giai đoạn.

22


- Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất các biện
pháp giáo dục, đặc biệt là về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
- Cần tuyên truyền mạnh mẽ về bậc học mầm non đến với toàn xã hội.
- Bản thân tôi cần tích cực nghiên cứu, học tập qua nhiều tài liệu có liên
quan, qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời tự đúc kết kinh nghiệm
trong quá trình giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đã có
nhiều năm công tác và có nhiều thành tích trong giảng dạy.
2. Kiến nghị:
- Để trẻ mầm non nói chung và các cháu 4-5 tuổi nói riêng có được những
điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên cơ sở nghiên
cứu tôi xin có những kiến nghị sau:
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên
kiến thức về chăm sóc phát triển thể chất cho trẻ, cần có những biện pháp hữu
hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn.
Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị mầm non và đồ
dùng phục vụ trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ.

- Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển thể chất tôi đã
rút ra trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự ủng hộ góp ý, giúp đỡ của
các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn vai trò và nhiệm vụ
của mình.
Thanh Sơn ngày 23 tháng 2 năm 2017
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN

Người viết

Số điểm đạt……………..
Xếp loại………………….

Phạm Thị Hoa

23


24



×