Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO sát độc TÍNH cấp và tác DỤNG KHÁNG VIÊM của DỊCH CHIẾT từ THÂN cây lấu đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------

BẠCH THỊ KIỀU CHINH

KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ THÂN CÂY LẤU ĐỎ
(Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------

BẠCH THỊ KIỀU CHINH

KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ THÂN CÂY LẤU ĐỎ


(Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hóa

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY LẤU ĐỎ .............................................................. 3
2.1.1. Vị trí phân loại của cây Lấu đỏ .............................................................. 3
2.1.2. Tổng quan về chi Psychotria L. ............................................................. 4
2.1.3. Tổng quan về cây Lấu đỏ ....................................................................... 6
2.1.3.1. Tên gọi ............................................................................................ 6
2.1.3.2. Phân bố ............................................................................................ 6
2.1.3.3. Mô tả ............................................................................................... 6
2.1.3.4. Thành phần hóa học ........................................................................ 8
2.1.3.5. Tác dụng dược lý............................................................................. 8
2.1.3.6. Tính vị, công năng........................................................................... 8
2.1.3.7. Công dụng ....................................................................................... 8
2.1.3.8. Bài thuốc có sử dụng Lấu đỏ........................................................... 9

2.2. VIÊM............................................................................................................ 9
2.2.1. Khái niệm viêm ...................................................................................... 9
2.2.2. Nguyên nhân gây viêm......................................................................... 10
2.2.3. Phân loại viêm ...................................................................................... 10
2.2.4. Các giai đoạn của quá trình viêm ......................................................... 11
2.2.5. Biểu hiện của viêm ............................................................................... 13
2.2.6. Tổng quan một số thuốc kháng viêm ................................................... 14
2.2.6.1. Nhóm NSAIDs .............................................................................. 15
2.2.6.2. Nhóm Glucocorticoid .................................................................... 17
2.3. ĐỘC CẤP................................................................................................... 18


iii

2.3.1. Một số khái niệm .................................................................................. 18
2.3.2. Một số yêu cầu về thú vật thử nghiệm và đường dùng thuốc .............. 18
2.3.3. Tầm quan trọng của việc xác định LD50 .............................................. 19
2.3.4. Nguyên tắc chung ................................................................................. 20
2.3.5. Bước nhảy liều ..................................................................................... 20
2.3.6. Thăm dò liều ban đầu ........................................................................... 20
2.3.7. Ngoại suy liều LD100 ............................................................................ 21
2.3.8. Ngoại suy liều LD0 ............................................................................... 21
2.3.9. Quan sát và ghi chép kết quả ............................................................... 21
2.3.10. Các trường hợp không xác định LD50 ................................................ 21
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY VIÊM THỰC NGHIỆM ............................ 22
2.4.1. Gây viêm bằng tác nhân hóa học ......................................................... 22
2.4.1.1. Gây viêm bằng carragenan 1% ..................................................... 22
2.4.1.2. Gây viêm bằng dung dịch formalin 3,5% ..................................... 23
2.4.1.3. Gây viêm bằng lòng trắng trứng ................................................... 24
2.4.1.4. Gây viêm bằng mù tạt dạng hỗn dịch 2,5% trong nước ............... 24

2.4.1.5. Gây viêm bằng dextran ................................................................. 25
2.4.1.6. Gây viêm bằng hỗn dịch vô khuẩn kaolin 10% ............................ 25
2.4.2. Gây viêm bằng nhiệt nóng ................................................................... 25
2.4.3. Tạo u hạt ............................................................................................... 25
2.4.3.1. Cấy viên amian .............................................................................. 25
2.4.3.2. Cấy hạt cotton ............................................................................... 26
2.4.4. Tạo túi hạt ............................................................................................ 26
2.4.5. Tạo ban đỏ ............................................................................................ 27
2.4.6. Gây mẫn cảm bằng trực khuẩn lao ....................................................... 27
2.4.7. Gây cổ trướng....................................................................................... 27
2.4.8. Sự ức chế men hyaluronidase .............................................................. 28
2.4.9. Gây tràn dịch màng phổi ...................................................................... 28


iv

CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 30
3.1. CHIẾT XUẤT THÂN CÂY LẤU ĐỎ ...................................................... 30
3.2. ĐỘNG VẬT NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30
3.3. THIẾT BỊ, HÓA CHẤT VÀ THUỐC THỬ NGHIỆM ............................ 31
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 31
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp ................................................. 31
3.4.1.1. Chuẩn bị dịch chiết........................................................................ 31
3.4.1.2. Các bước thực hiện ....................................................................... 31
3.4.2. Phương pháp khảo sát hoạt tính kháng viêm ....................................... 32
3.4.2.1. Mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy amian .................. 32
3.4.2.2. Mô hình gây viêm bằng carragenan .............................................. 33
3.4.3. Xử lý kết quả ........................................................................................ 36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 37
4.1. KẾT QUẢ .................................................................................................. 37

4.1.1. Kết quả thử độc tính cấp ...................................................................... 37
4.1.2. Kết quả mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy amian ............ 39
4.1.3. Kết quả mô hình gây viêm bằng carragenan ........................................ 43
4.2. BÀN LUẬN ............................................................................................... 45
4.2.1. Bàn luận về kết quả thực nghiệm ......................................................... 45
4.2.2. Bàn luận về mô hình thử nghiệm ......................................................... 46
4.2.2.1. Phương pháp xác định độc tính cấp .............................................. 46
4.2.2.2. Mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy amian .................. 47
4.2.2.3. Mô hình gây viêm bằng carragenan .............................................. 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 50
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 50
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 50


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COX

: Cyclo-oxygenase

LD

: Lethal Dose

LD0

: Lethal Dose 0%

LD50


: Lethal Dose 50%

LD100

: Lethal Dose 100%

LT

: Leucotrien

NSAIDs

: Non-Steroidal Anti-inflammatory Drugs

PG

: Prostaglandin

PGE2

: Prostaglandin E2

PGI2

: Prostaglandin I2

TI

: Therapeutic Index



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh COX-1 và COX-2
Bảng 4.1. Thử nghiệm độc tính cấp đường uống của cao nước
Bảng 4.2. Thử nghiệm độc tính cấp đường uống của cao cồn
Bảng 4.3. Khối lượng u hạt tươi giữa các lô
Bảng 4.4. Khối lượng u hạt khô giữa các lô
Bảng 4.5. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí phân loại của cây Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae
Hình 2.2. A. P. ipecacuanha Stockes.
B. P. serpens L.
C. P. viridis Ruiz. et Pav.
D. P. malayana Jack.
Hình 2.3. Cây Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)
A. Cây Lấu đỏ
B. Lá Lấu đỏ
C. Hoa Lấu đỏ
D. Quả Lấu đỏ
Hình 2.4. Psychorubrin
Hình 2.5. Helenalin
Hình 2.6. Diễn tiến của quá trình viêm
Hình 2.7. Các giai đoạn của quá trình viêm

Hình 2.8. Cơ chế của một số thuốc kháng viêm
Hình 3.1. Chuột Swiss albican
Hình 3.2. A. Máy đo thể tích chân chuột (Plethysmometer)
B. Thao tác đo thể tích chân chuột
C. Chân chuột trước khi gây viêm
D. Chân chuột sau khi gây viêm
Hình 4.1. Khối lượng u hạt tươi trung bình giữa các lô
Hình 4.2. Khối lượng u hạt khô trung bình giữa các lô
Hình 4.3. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian


viii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em gởi đến cô ThS. Phạm Thị Hóa lòng biết ơn sâu sắc đã trực tiếp
hướng dẫn em thực hiện đề tài này, cô luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên, khích lệ,
giúp em vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cám ơn anh DS. Nguyễn Thành Triết đã quan tâm chia sẻ kinh
nghiệm, động viên, góp ý, dành thời gian chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô đã dành thời gian xem xét, đánh giá và
phản biện giúp em hoàn thiện bài khóa luận.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô bộ môn Dược học cổ truyền và Dược
lý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức
quý báo để em hoàn thành tốt bài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị bộ môn Dược học cổ truyền, bộ môn Dược
lý và các anh chị Phòng thí nghiệm đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt bài khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp D2007, đặc biệt các bạn cùng làm khóa luận bộ
môn Dược học cổ truyền và Dược lý đã quan tâm, động viên và nhiệt tình giúp đỡ

mình trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài khóa luận với tất cả tâm huyết, nỗ lực của bản
thân nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em kính mong nhận được sự chỉ
bảo tận tình của quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – khóa 2011 – 2012
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ THÂN CÂY LẤU ĐỎ
(Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)
Bạch Thị Kiều Chinh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Hóa
1. Mở đầu và đặt vấn đề
Cây Lấu đỏ được sử dụng trong dân gian với nhiều công dụng như: trị cảm mạo, viêm amydal, viêm
họng, tiêu chảy, vết thương chảy máu, viêm mủ da… Để làm sáng tỏ thêm tác dụng kháng viêm của
cây Lấu đỏ chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát độc tính cấp và tác dụng kháng viêm của dịch
chiết từ thân cây Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)”.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Chiết xuất thân cây Lấu đỏ
- Chiết bằng nước: 1 kg dược liệu, sắc 2 lần, mỗi lần với 3 lít nước. Dịch chiết thu được đem cô
cách thủy thành cao 1/1 (khối lượng/thể tích).
- Ngấm kiệt bằng cồn 70%: 1 kg dược liệu, ngấm kiệt với một thể tích dung môi gấp 10 lần (10 lít).
Dịch chiết thu được đem cô cách thủy thành cao 1/1 (khối lượng/thể tích).
2.2. Động vật thử nghiệm: Chuột nhắt trắng cùng phái chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi do viện
Pasteur TP. Hồ Chí Minh cung cấp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Độc tính cấp: Chuột được chia thành 4 lô (n=6): lô chứng (nước cất), lô thuốc thử với 3 liều khác
nhau. Cao nước với các liều 50 g/kg, 100 g/kg và 200 g/kg; cao cồn với các liều 40 g/kg, 80 g/kg và
160 g/kg. Theo dõi hành vi, thể trạng, tỷ lệ chuột chết trong 72 giờ.

Tác động kháng viêm: 2 mô hình
- Gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy amian: Chuột được chia thành 6 lô (n=7-8): lô chứng (nước
cất), lô đối chứng (diclofenac 10 mg/kg) và 4 lô thử cao nước và cao cồn với liều lần lượt là 7,2
g/kg, 14,4 g/kg. Chuột được cấy một viên amian vào vùng lưng, cho chuột uống thuốc 1 lần/ngày.
Đến ngày thứ 11, bóc tách u hạt tươi đem cân, sau đó sấy khô u hạt và cân lại từng u hạt.
- Gây phù chân chuột bằng carragenan: Chuột được chia thành 6 lô (n=6-8): lô chứng (nước cất), lô
đối chứng (diclofenac 10 mg/kg) và 4 lô thử cao nước và cao cồn với liều lần lượt là 7,2 g/kg và
14,4 g/kg. Chuột được gây viêm bằng cách tiêm dưới da vào gan bàn chân phải sau 0,025 ml hỗn
dịch carragenan 1%, 3 giờ sau đó đo thể tích chân chuột bằng máy đo thể tích chân chuột
Plethysmometer, loại những chuột có thể tích phù dưới 50%; cho chuột uống thuốc và đo thể tích
chân chuột 1 lần/ngày trong 6 ngày.
3. Kết quả và bàn luận
Độc tính cấp: cho chuột uống cao thuốc với liều cao nhất có thể: 200 g/kg (cao nước), 160 g/kg (cao
cồn), chuột không chết, không có biểu hiện bất thường. Như vậy chưa xác định được độc tính cấp.
Tác động kháng viêm: cao cồn và cao nước được chiết xuất từ thân cây Lấu đỏ đều cho tác dụng
kháng viêm tốt. Đặc biệt cao nước liều 14,4 g/kg, cao cồn liều 7,2 g/kg cho tác dụng tốt nhất, tương
đương với diclofenac 10 mg/kg.
4. Kết luận
Kết quả cho thấy cao nước và cao cồn được chiết xuất từ thân cây Lấu đỏ cho tác dụng kháng viêm
tốt. Điều này cho thấy một tiềm năng lớn để phát triển một thuốc kháng viêm tốt ứng dụng trên lâm
sàng.


Graduation thesis for obtaining the degree of BS Pharm – academic year: 2011–2012
SURVEY ACUTE TOXICITY AND ANTI-INFLAMMATORY EFFECT
OF EXTRACTS FROM STEM OF PSYCHOTRIA RUBRA
(LOUR.) POIR., RUBIACEAE
Bach Thi Kieu Chinh
Supervisor: Master Pham Thi Hoa
1. Introduction

Psychotria rubra is used in folk with many uses such as treatment flu, sore amydal, pharyngitis,
diarrhea, bleeding wounds, pyodermas ... To clarify anti-inflammatory effect of P. rubra we
conduct a study "Survey acute toxicity and anti-inflammatory effect of extracts from stem of
Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae."
2. Objective and Researching methods
2.1. Extracts from stem of Psychotria rubra
- Extraction with water: 1 kg stem, decoction 2 times, each time with 3 liters of water. Distil extract
become solution with concertration 1/1 (weight / volume).
- Extraction with 70% alcohol: 1 kg stem, soaked in alcohol with a volume 10 times (10 liters).
Distil extract become solution with concertration 1/1 (weight / volume).
2.2. Experimental animal: 5 to 6 weeks old, white male laboratory rat of species Swiss albino
supported by HCMC Pasteur Institute.
2.3. Researching method
Acute toxicity: Rats were divided into 4 groups (n = 6): control group (distilled water), 3
experimental groups are treated with three different doses. Extract with water: 50 g / kg, 100 g / kg
and 200 g / kg; extract with 70% alcohol: 40 g / kg, 80 g / kg and 160 g / kg. Observe behavior,
general health, rate of rat died in 72 hours.
Anti-inflammatory: 2 experimental models
Granuloma inducted by implanting asbestos: Rats are divided into 6 groups (n = 7-8): control group
(distilled water), the comparison group (10 mg / kg dosage with diclofenac) and 4 groups are treated
with dosage 7.2 g / kg, 14.4 g / kg (extract with water and 70% alcohol). Rats implanted asbestos
into the back, treated once a day. By day 11, peel and weigh fresh granuloma, then dried and
weighed again.
Induction edema by carragenanin: Rats are divided into 6 groups (n = 6-8): control group (distilled
water), the comparison group (10 mg / kg dosage with diclofenac) and 4 groups are treated with
dosage 7.2 g / kg and 14.4 g / kg (extrac with water and 70% alcohol). Rats were causing
inflammation by subcutaneous injection into the after right foot 0,025 ml suspension carragenan
1%; after 3 hours later, the paw volume is mesured by Plethysmometer, rats that have paw volume
below 50% are removed. Measuring the paw volume and treating once a day for 6 days.
3. Results and discussion

Acute toxicity: rats are treated with the highest dosage: 200 g / kg (extract with water), 160 g / kg
(extract with 70% alcohol), the rats is not dead, not abnormal. So not determine acute toxicity.
Anti-inflammatory effect: extracts with water and 70% alcohol from the stem have good antiinflammatory effect. Extract with water (14,4 g/kg) and extract with 70% alcohol (7.2 g / kg) for the
best effect, equivalent to diclofenac (10 mg / kg).
4. Conclusion
The results showed that extracts from the stem of P. rubra have anti-inflammatory effect.


1

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm là một triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống, viêm có thể xuất hiện đơn
độc hay đi kèm với các bệnh lý khác. Viêm là một đáp ứng bảo vệ nhằm đưa cơ thể
trở về tình trạng trước khi bị tổn thương, nhưng khi đáp ứng viêm không phù hợp
hay có sự gia tăng quá mức, viêm trở thành có hại cho cơ thể, gây đau đớn, tổn
thương mô lành, rối loạn chức năng.
Trên thị trường hiện nay thuốc kháng viêm rất phổ biến với nhiều cơ chế tác động
khác nhau như các thuốc nhóm corticoid (ức chế enzyme phospholipase), NSAIDs
(ức chế enzyme cyclooxygenase (COX), có 2 loại COX: COX-1 có ở niêm mạc dạ
dày, thận, tiểu cầu và COX-2 kích thích sinh tổng hợp prostaglandin trong viêm),
các thuốc kháng leucotrien – các thuốc trị hen suyễn (ức chế lipooxygenase)... Tuy
tác dụng kháng viêm của các nhóm thuốc này rất tốt, nhưng bên cạnh đó cũng có rất
nhiều tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, tim mạch, thận… chính vì
thế mà bệnh nhân thường lo ngại khi sử dụng các thuốc kháng viêm.
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu thuốc kháng viêm nhằm để đem lại
hiệu quả kháng viêm tốt nhất và giảm tối đa tác dụng phụ. Đối với nhóm thuốc
kháng viêm NSAIDs tác động không chọn lọc trên COX sẽ gây viêm loét dạ dày –
tá tràng (thường xảy ra), suy chức năng thận, chống kết tập tiểu cầu; để tránh tác
dụng phụ trên đường tiêu hóa, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra thuốc tác động
chọn lọc trên COX-2 như etodolac, nimesulid, celecoxib, rofecoxib, valdecoxib…

Tuy tác dụng trên đường tiêu hóa giảm, nhưng nhiều thuốc nhóm này gây tác dụng
phụ khác nghiêm trọng và không bao lâu sau đã bị rút khỏi thị trường như rofecoxib
làm tăng nguy cơ đột quỵ (2004); valdecoxib gây độc, hoại tử biểu bì (2005)…
Tương tự trong tây y, trong đông y cũng có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng
kháng viêm của các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như cao thuốc được chiết xuất
từ Rau má, Rau đắng, Màn màn tím, Đinh lăng, Dây khai… đã tạo ra một hướng
mới nhiều triển vọng trong điều trị viêm.
Để góp phần vào tìm kiếm những thuốc có tác dụng kháng viêm tốt, giảm tối đa tác
dụng phụ, chúng tôi tìm hiểu rất nhiều cây thuốc trong dân gian và nhận thấy cây


2

Lấu đỏ được sử dụng phổ biến để điều trị cảm, bạch hầu, kiết lỵ, sốt thương hàn,
viêm amydal, viêm họng, thấp khớp, đau nhức xương, đau lưng… Nhằm khẳng
định thêm về tác dụng kháng viêm của cây Lấu đỏ chúng tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài “Khảo sát độc tính cấp và tác dụng kháng viêm của dịch chiết từ thân cây Lấu
đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceace)”.


3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY LẤU ĐỎ [1], [6], [8]
2.1.1. Vị trí phân loại của cây Lấu đỏ
Theo hệ thống phân loại của A.L Takhtajan năm 2009, cây Lấu đỏ (Psychotria
rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae) có vị trí phân loại như sau:
Giới thực vật
(Plantae)
Ngành Ngọc lan

(Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa môi
(Lamiidae)
Bộ Cà phê
(Rubiales)
Họ Cà phê
(Rubiaceae)
Chi Lấu
(Psychotria L.)
Psychotria rubra
(Lour.) Poir.
Hình 2.1. Vị trí phân loại của Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae


4

2.1.2. Tổng quan về chi Psychotria L.
Psychotria L. là một chi lớn gồm các loài là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ ít khi là thân
thảo trừ loài Psychotria serpens L. mọc bò, bám trên đá hay gốc các cây gỗ lớn.
Trên thế giới có khoảng 1900 loài, riêng ở Việt Nam chi này có 25 loài.
Đặc điểm chung của chi Psychotria L.:
- Lá đơn mọc đối, gân lá hình lông chim. Luôn có lá kèm với nhiều hình dạng khác
nhau, mọc ở giữa hai cuống lá hay ở nách lá.
- Hoa thường mọc thành xim ở đầu cành. Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 5. Lá đài giảm,
đôi khi chỉ còn vài răng hay một gờ nhỏ. Cánh hoa dính nhau thành hình đinh hoặc
hình phễu. Số nhị bằng số cánh hoa, đính trên ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Bộ nhụy
với hai lá noãn hợp thành bầu dưới, hai ô, mỗi ô đựng một hay nhiều noãn.
- Quả hạch, mọng hay nang.

Một số loài trong chi Psychotria L. và công dụng:
- Psychotria rubra (Lour.) Poir. trị tiêu chảy, cảm mạo, viêm amydal, viêm họng…
- P. curviflora Wall. trị sốt rét, viêm họng, nhức đầu…
- P. montana Bl. trị đau tay chân, đau bụng…
- P. adenophylla Wall. trị đau ngực…
- P. serpens L. ngâm trong rượu trị thấp khớp, đau lưng…
Một số loài trong chi đã được nghiên cứu kỹ về thành phần hóa học và tác dụng
dược lý liên quan:
- P. ipecacuanha Stockes. có thành phần chính là emetin và cephaelin dùng gây nôn
khi bị ngộ độc.
- P. viridis Ruiz. et Pav. có chứa các thành phần chính như dimethyltryptamin,
beta–carbolines, N–methyltryptamin trị đau đầu migraine…
- P. myriantha Mull. Arg. có chứa strictosidinic acid và myrianthosin có tác dụng
giải lo âu, chống trầm cảm.
- P. malayana Jack. có chứa hodgkinsine có tác dụng kháng khuẩn, trị các bệnh
ngoài da, viêm da…


5

A

B

C

D

Hình 2.2. A. P. ipecacuanha Stockes.
B. P. serpens L.

C. P. viridis Ruiz. et Pav.
D. P. malayana Jack.


6

2.1.3. Tổng quan về cây Lấu đỏ
2.1.3.1. Tên gọi
Tên khoa học: Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae.
Tên đồng nghĩa:


Antherura rubra Lour.



Psychotria reevesii Wall.

Tên Việt Nam: cây Lấu đỏ.
Ngoài ra còn có các tên gọi khác như: Bầu giác, Bồ chát, Men sứa, Cây chạo, Huyết
ti, Cửu tiết...

2.1.3.2. Phân bố
Cây Lấu đỏ vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ, nay thấy rải rác ở các tỉnh phía Nam và đảo
Hải Nam Trung Quốc, Lào và một vài nước nhiệt đới châu Á khác.
Ở Việt Nam, Lấu đỏ phân bố phổ biến ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam như Hòa
Bình, Lạng Sơn, Tây Ninh... Cây thường mọc ở các rừng thứ sinh, bờ nương rẫy. Ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ, Lấu đỏ đôi khi mọc lẫn trong các bụi cây quanh làng.
Lấu đỏ là cây chịu bóng mát, xanh tốt gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều, tái
sinh tự nhiên từ hạt. Cây bị chặt phá, có khả năng tái sinh cây chồi khỏe.


2.1.3.3. Mô tả
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ cao 1-9 m, hoàn toàn nhẵn. Cành non có thân vuông màu
nâu đỏ, sau tròn và xám đậm.
Lá mọc đối, hình bầu dục – thuôn, dài 8-20 cm, rộng 2-7 cm, gốc thuôn, đầu nhọn,
mặt trên màu lục hoặc màu nâu đỏ, mặt dưới màu xám nhạt, gân nổi rõ, lá kèm rụng
sớm.
Hoa nhỏ, màu trắng nhạt, mọc thành xim ở đầu cành. Đài 5 răng có ống ngắn, tràng
5 cánh có lông ở họng, nhị 5 đính ở họng tràng, chỉ nhị dài bằng bao phấn, bầu hạ
có 2 ô.
Quả hạch hình bầu dục, có khi gần hình cầu mang đài hoa tồn tại. Mỗi ô một hạt,
màu đen.
Mùa hoa, quả vào tháng 5-7.


7

A

B

C

D

Hình 2.3. Cây Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)
A. Cây Lấu đỏ
B. Lá Lấu đỏ
C. Hoa Lấu đỏ
D. Quả Lấu đỏ



8

2.1.3.4. Thành phần hóa học
Trên thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cây Lấu đỏ, một số ít công
trình đã nghiên cứu cho thấy trong cây Lấu đỏ có chứa tanin 14,9%, helenalin các
dẫn xuất anthraquinon như psychorubrin.

Hình 2.4. Psychorubrin

Hình 2.5. Helenalin

2.1.3.5. Tác dụng dược lý
Theo tây y, nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng psychorubrin và helenalin
được chiết xuất từ cây Lấu đỏ có tác dụng kháng Staphylococcus aureus và gây độc
tế bào, ngoài ra helenalin còn có tác dụng kháng viêm mạnh.
Theo đông y, các công trình nghiên cứu cũng cho thấy cao chiết nước 2/1 (1 ml cao
nước có chứa 2 g dược liệu) của cây Lấu đỏ có tác dụng kháng S. aureus, Proteus
vulgaris, Streptococcus faecalis, Bacillus anthracis, Escherichia coli, Streptococcus
pneumoniae (sử dụng phương pháp khuếch tán trên thạch). Rễ cây Lấu đỏ có tác
dụng kháng amip yếu. Ngoài ra cây Lấu đỏ còn có tác dụng gây độc tế bào và kháng
viêm tốt.

2.1.3.6. Tính vị, công năng
Cây Lấu đỏ có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ
thấp, tiếp cốt sinh cơ.

2.1.3.7. Công dụng
Cây Lấu đỏ được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng như:

- Rễ chữa kiết lỵ, thương hàn, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, vết thương chảy
máu...
- Lá chữa cảm mạo, bạch hầu, viêm amydal, viêm họng, tiêu chảy. Dùng ngoài trị
tổn thương, đụng dập, vết thương chảy máu, viêm mủ da, chàm, mẫn ngứa, sa dạ
con...


9

- Thân chữa băng huyết, lỵ, đau bụng sau khi sinh, khí hư, bạch đới, đau răng...

2.1.3.8. Bài thuốc trong dân gian có sử dụng cây Lấu đỏ
- Chữa tiêu chảy: lá Lấu đỏ, củ Nâu, lá Sim, mỗi thứ 10-20 g sắc uống.
- Chữa lỵ, đau bụng sau khi sinh: vỏ cây Lấu đỏ, vỏ cây Vải, mỗi thứ 10-20 g sắc
uống.
- Chữa chàm, mẫn ngứa, mụn lở chảy nước: lá Lấu đỏ một phần nấu nước rửa, một
phần tán bột rây mịn, rắc.
- Chữa kiết lỵ: rễ Lấu đỏ 8-16 g, sắc uống, dùng 3-5 ngày.
- Chữa thương hàn: rễ và lá Lấu đỏ phơi khô, tán thành bột mịn. Đối với người lớn
uống 2-3 g, trẻ em uống 0,5 g, ngày uống 3 lần.
- Chữa băng huyết, khí hư, bạch đới, tiểu ra máu: 16-20 g lá Lấu đỏ còn tươi phối
hợp với lá Tiết dê và lá Huyết dụ giã nát, thêm nước gạn uống. Hoặc thân cây Lấu
đỏ chặt ngắn, phơi khô, 10-20 g sắc uống.
- Chữa cảm mạo, viêm amydal, viêm họng, bạch hầu: lá Lấu đỏ còn tươi, sắc uống
khoảng 3-4 lần trong ngày, dùng theo tuổi: dưới 1 tuổi 35 g; 1-3 tuổi 70 g; 4-5 tuổi
90 g; 6-10 tuổi trở lên 150 g.
- Chữa đau răng: cành và lá Lấu đỏ sắc đặc, ngậm.
- Chữa tổn thương, đụng dập, vết thương chảy máu: rễ Lấu đỏ, rễ Tỏi lào và vỏ cây
Me lượng bằng nhau, phơi thật khô, tán nhỏ, rây mịn, rắc vào vết thương.
- Đặc biệt, qua tìm hiểu chúng tôi được biết Phòng khám nhân đạo khóm 1, Thị

Trấn Hòa Thành, Tây Ninh đã sử dụng 30-60 g thân cây Lấu đỏ để điều trị viêm
khớp.

2.2. VIÊM [3], [4], [9], [10]
2.2.1. Khái niệm về viêm
Viêm được xem là phản ứng phức tạp của cơ thể khởi phát sau khi bị tổn thương
gây chết hoặc không gây chết tế bào. Viêm có thể được khởi phát khi có sự hiện
diện của tế bào chết của túc chủ, vi khuẩn hoặc tế bào chết của ký sinh trùng.
Trên góc độ lâm sàng người ta coi viêm là đáp ứng có hại cho cơ thể vì viêm gây
đau, nóng, sốt… Trên quan điểm sinh lý bệnh học: viêm là một đáp ứng bảo vệ


10

nhằm đưa cơ thể trở về tình trạng trước khi bị tổn thương để duy trì hằng định nội
môi. Tuy nhiên cũng giống như miễn dịch khi đáp ứng viêm không phù hợp hoặc có
sự gia tăng quá mức, viêm sẽ trở thành có hại cho túc chủ như đau đớn, tổn thương
mô lành, rối loạn các chức năng.
Nơi bị viêm có thể bất cứ chỗ nào trên cơ thể nhưng thường nhất là các khớp
xương, nội tạng, đặc biệt là các cơ quan ở vùng bụng, hệ thần kinh trung ương.

2.2.2. Nguyên nhân gây viêm
Tác nhân gây viêm thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau:
- Sinh học: vi khuẩn, siêu vi, vi nấm, ký sinh trùng…
- Cơ học: chấn thương, áp lực, ma sát, dị vật…
- Hóa học: hóa chất, thuốc, vi tinh thể urat trong bệnh thống phong…
- Miễn dịch: thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp…

2.2.3. Phân loại viêm
Viêm có hai dạng: viêm cấp và mạn tính.

Nếu viêm cấp tính tự khu trú và khỏi trong thời gian ngắn thì đây là phản ứng có lợi
của cơ thể vì nhờ viêm đưa đến hiện tượng thực bào giúp bảo vệ cơ thể chống lại
tác nhân gây viêm.
Nhưng thường viêm trở thành có hại nếu tiến triển thành mạn tính. Ta có thể phân
biệt hai trường hợp của viêm mạn: viêm mạn theo sau viêm cấp do đáp ứng viêm
không thành công, ví dụ còn tồn tại vi khuẩn hay dị vật trong vết thương làm cho
phản ứng viêm kéo dài; viêm mạn có thể khởi phát ngay từ đầu ví dụ như đối với
vài loại vi khuẩn có vỏ lipid dày khiến các tế bào thực bào khó tiêu hủy chúng,
chúng có thể tồn tại và tiếp tục kích thích phản ứng viêm như lao, phong, giang
mai…Có những trường hợp viêm mạn do có kích thích kéo dài bởi hóa chất hay tác
nhân vật lý như hít bụi, chỉ khâu…
Đặc điểm của viêm mạn là sự tẩm nhuận đại thực bào và tế bào lympho. Khi đại
thực bào không có khả năng bảo vệ túc chủ chống lại sự tổn thương mô, cơ thể sẽ
tạo thành vòng vây cô lập nơi bị nhiễm, lúc đó có sự thành lập u hạt. U hạt bắt đầu
khi đại thực bào biệt hóa thành tế bào dạng biểu mô, là các tế bào không có khả


11

năng thực bào nhưng có thể bắt giữ các mảnh nhỏ. Các đại thực bào khác hợp lại
thành các tế bào khổng lồ, khiến chúng có khả năng thực bào những mảnh to hơn.
Bản thân u hạt được bao bọc bởi mô sợi (sợi collagen), giữa u hạt có thể hóa hyalin
hoặc tích tụ chất vôi (calcium carbonate, calcium phosphate).

Tổn thương tế bào

Viêm cấp tính
Lành vết thương
Viêm mạn tính
Lành vết thương

Thành lập u hạt

Lành vết thương
Hình 2.6. Diễn tiến của quá trình viêm

2.2.4. Các giai đoạn của quá trình viêm
Trong cơ thể ta, khi có sự xuất hiện của tác nhân gây viêm nơi đó sẽ có phản ứng
tạo ra các chất trung gian hóa học như: histamin, prostaglandin (PG), leucotrien
(LT), serotonin, các kinin…
Chính các chất trung gian hóa học này sẽ khởi phát quá trình viêm cấp tính gồm 3
giai đoạn:
- Giai đoạn 1: còn gọi là giai đoạn giãn mạch, tức là tuần hoàn tại chỗ viêm sẽ tăng
lên, mạch máu giãn ra tăng tính thấm gây ứ huyết, thần kinh bị chèn ép, đặc biệt do
chính tác động của các chất trung gian hóa học mà chỗ viêm có các triệu chứng:
sưng, nóng, đỏ, đau.


12

- Giai đoạn 2: các LT sẽ gây hiện tượng hóa hướng động bạch cầu (lôi kéo các tế
bào bạch cầu đến chỗ viêm) để tiến đến giai đoạn 2 gọi là giai đoạn xuất hiện các
bạch cầu gồm: bạch cầu đa nhân trung tính, lympho B, lympho T, tế bào mast, đại
thực bào. Chính đại thực bào sẽ thực bào “tác nhân gây viêm” (như vi khuẩn) và các
bạch cầu khác cũng góp phần loại trừ tác nhân gây viêm. Nếu hoạt động của các
bạch cầu thành công thì sẽ sang giai đoạn 3.
- Giai đoạn 3: gọi là giai đoạn sửa chữa, phục hồi, các bạch cầu làm thêm nhiệm vụ
dọn dẹp làm sạch tổ chức viêm, phản ứng viêm giảm, tế bào sợi (fibroblastes) được
hoạt hóa để thành lập collagen tạo thành sẹo làm lành tổn thương.
Nếu viêm chỉ gồm 3 giai đoạn trên và kết thúc sớm thì đây là phản ứng có lợi nhằm
bảo vệ cơ thể. Nhưng nhiều trường hợp viêm cấp tính trở thành nặng và kéo dài gọi

là viêm mạn tính cần được chữa trị. Viêm mạn tính có hại vì chỗ viêm không lành
mà có thêm các tổn thương thứ phát do xuất hiện các enzyme tiêu đạm (do vi khuẩn
tiết ra), necrosin, các gốc tự do (do chính các tế bào ở chỗ viêm tiết ra) gây các rối
loạn và các biến chứng như mất chức năng khớp…
Trong quá trình viêm được mô tả ở trên, người ta quan tâm đến sự xuất hiện các
chất trung gian hóa học gây viêm, đặc biệt là các PG bởi vì nếu ngăn chặn sự xuất
hiện của các chất trung gian hóa học này sẽ khống chế được viêm và làm giảm đau
do viêm.


13

Tác nhân gây viêm

Sưng
Nóng
Đỏ
Đau

Histamin
Prostaglandin
Leucotrien
Giai đoạn 1:
Giãn mạch
Hóa hướng động

Viêm
cấp
tính


Giai đoạn 2:
Xuất hiện
các bạch cầu

Giai đoạn 3:
Sửa chữa, phục hồi
(giảm viêm, lành sẹo)

Tổn thương thứ phát
(enzymee tiêu đạm, gốc tự
do)
Viêm mạn tính
Hình 2.7. Các giai đoạn của quá trình viêm

2.2.5. Biểu hiện của viêm
Biểu hiện tại chỗ của ổ viêm:
- Nhiễm toan: do sự ứ đọng acid lactic, thể ceton pH từ 5,5 – 6,5.
- Phù nề hay sưng: do sự tăng tính thấm thành mạch máu và sự tích tụ dịch viêm.
- Đỏ: do sung huyết, ứ trệ tuần hoàn.
- Nóng: do tăng tuần hoàn và tăng chuyển hóa.


14

- Đau: do phù nề, dịch viêm chèn ép vào các dây thần kinh. Do các hóa chất trung
gian như PG, bradykinin tác động trực tiếp lên dây thần kinh cảm giác hoặc nhiễm
toan.
Biểu hiện toàn thân:
- Sốt: do tổng hợp các chất gây sốt nội sinh từ bạch cầu trung tính và đại thực bào,
chất này giống IL – 1 (EP/IL – 1), tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng hạ đồi

gây sốt.
- Tăng bạch cầu với công thức bạch cầu chuyển trái. Sự gia tăng bạch cầu là do tác
động của C3a và các chất kích thích sinh bạch cầu ở tủy xương (CSF: colony –
stimulating factor) sản xuất bởi các tế bào thực bào.

2.2.6. Tổng quan một số thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm nói chung được chia thành 2 loại: NSAIDs (Non-Steroidal Antiinflammatory Drugs) và Glucocorticoid (dựa trên cấu trúc có hoặc không có nhân
Steroid).
Tác nhân gây viêm
(Rối loạn màng tế bào)
Corticosteroid
Phospholipid
NSAIDs

Phospholipase
Acid Arachidonic

Cyclo-oxygenase
Lipooxygenase
Leucotrien
Kháng Leucotrien

COX-1, COX-2
Prostaglandin
(PGE2, PGI2)

Hình 2.8. Cơ chế của một số thuốc kháng viêm



×