Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

một số biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.71 KB, 26 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ở cấp Tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu, rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách con người Việt
Nam. Đặc biệt là môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì: Các kiến thức, kỹ
năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Chúng rất cần thiết
cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị
cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học.
Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng
không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có được phương pháp nhận
thức một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong học
tập và trong đời sống. Môn toán ở trường Tiểu học giúp học sinh có những tri thức cơ
sở, nền tảng về toán học. Rèn luyện khả năng tính toán, suy luận, đồng thời góp phần
rèn luyện các phẩm chất đạo đức ở mỗi học sinh. Môn Toán góp phần rất quan trọng
trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề. Góp
phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khả năng ứng xử và
giải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống; nhờ đó mà
hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực, phẩm chất. Phát triển năng lực trí
tuệ: khái quát, trừu tượng hoá, tư duy lô gic, tư duy biện chứng, óc phân tích, tổng
hợp, giáo dục kỹ năng sống, đạo đức và óc thẩm mỹ cho học sinh.
Trong môn toán ở bậc Tiểu học, giải toán có lời văn có một vị trí hết sức quan
trọng, trong các mạch kiến thức. Các bài toán được sử dụng để gợi động cơ tìm hiểu
kiến thức mới, giải toán được sử dụng để củng cố, luyện tập kiến thức; giải toán giúp
cho việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh.
Các bài toán có lời văn có nội dung tổng hợp, để giải được học sinh cần nắm
bắt các kiến thức cơ bản về số học, đo lường, hình học ... Trong chương trình sách
giáo khoa các bài toán có lời văn thường yêu cầu học sinh phải vận dụng nhiều kiến
thức để giải. Toán có lời văn đa số là nội dung liên quan đến thực tế vì vậy khi giải
các bài toán này học sinh được mở rộng thêm kiến thức các môn học khác. Giải toán
có lời văn giúp học sinh phát triển cách suy luận, sáng tạo chứ không đơn thuần chỉ
là tính toán.


1


Việc giải các bài toán có lời văn sẽ giúp các em rèn luyện đức tính kiên trì,
vượt khó... vì khi giải các em phải tự mình xem xét vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề
và tự mình kiểm tra lại kết quả. Qua đó giúp các em ham thích môn toán và có nhu
cầu học toán. Có thể nói các bài toán có lời văn đã tác động khá thiết thực với học
sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng. Chương trình toán lớp 4 có nội
dung phần giải toán chiếm một tỉ lệ khá lớn. Có khá nhiều dạng toán cơ bản ở bậc
học tiểu học thuộc chương trình lớp 4 như: Tìm số trung bình cộng. Tìm hai số khi
biết tổng và hiệu. Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số. Ứng dụng tỉ lệ bản đồ. Các bài
toán về chu vi diện tích một số hình...
Ngoài ra trong tất cả các dạng đều có những bài toán có lời văn ứng dụng kiến
thức trong bài đó. Tuy nhiên để các em biết giải một cách khoa học, có phương
pháp... thì việc hướng dẫn của giáo viên là vô cùng cần thiết. Giáo viên sẽ là người
định hướng, dẫn dắt các em trong quá trình giải, giúp các em xác định bài giải một
cách đúng hướng.
Là một giáo viên tiểu học, tôi thấy được việc giải các bài toán có lời văn là hết
sức cần thiết đối với học sinh. Từ vấn đề đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh; kết hợp đánh giá học sinh theo Thông tư
22/2016 sửa đổi bổ sung Thông tư 30/2014 nhằm nâng cao chất lượng dạy học và
giáo dục toàn diện, trong tôi luôn luôn trăn trở, tự đặt câu hỏi cho mình trong mỗi tiết
dạy; làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán, làm thế nào để học
sinh nắm được cách giải những bài toán có lời văn, xác định được các dạng: Giải bài
toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học. Các bài toán về
chu vi, diện tích một số hình...
Chính vì vậy, nhận thức rõ được yêu cầu cần thiết cũng như tầm quan trọng
các bài toán có lời văn có một vị trí hết sức quan trọng tôi mạnh dạn viết sáng kiến
kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh
lớp 4”

1.2. Điểm mới của đề tài:
- Thông qua việc tìm hiểu cấu tạo chương trình, sách giáo khoa toán 4, quy
trình giảng dạy các bài toán về “Giải toán có lời văn”, khảo sát thực trạng đề xuất
một số biện pháp giúp giáo viên lập kế hoạch bài dạy, lựa chọn phương pháp dạy học
2


phù hợp đối tượng học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tổ
chức lớp học theo nhóm, phát huy tính tích cực chủ động phát hiện kiến thức mới.
Đồng thời giúp học sinh xác định đúng dạng toán, biết các bước giải và giải thành
thạo các bài toán có lời văn, biết tự kiểm tra đánh giá kết quả của mình.
- Thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải bài toán có lời
văn nói riêng và học tốt môn toán nói chung.
1.3 Phạm vi áp dụng đề tài
Đề tài này áp dụng giảng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 ở trường
tiểu học.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng về giải bài toán có lời văn
Trong quá trình dạy học nhất là khi dạy về toán có lời văn cho học sinh lớp 4
tôi nhận thấy một số thực trạng sau:
- Học sinh đọc đề vội vàng, chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm
của đề toán không chịu phân tích đề toán khi đọc đề.
- Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề toán.
Học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào từng dạng
bài cụ thể. Kỹ năng nhận dạng Toán, nắm chắc các bước giải từng dạng chưa rõ ràng
- Học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán phức
tạp. Hầu hết, các em làm theo khuân mẫu của những dạng bài cụ thể mà các em
thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy luận một chút
các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ.
- Chưa biết lập kế hoạch giải bài toán.

- Trình bày bài giải chưa khoa học.
- Sai lời giải.
- Sai cách viết phép tính. (Ví dụ: Hồng có 27 nhãn vở. Huệ có số nhãn vở gấp
3 lần của Hồng. Hỏi Huệ có bao nhiêu nhãn vở ? Một số học sinh viết phép tính: 3
 27).

- Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn đến
nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan.
3


- Số đông học sinh chưa mạnh dạn trao đổi thảo luận với bạn về những vướng
mắc mà mình không làm được.
- Đa số giải toán có lời văn thường tập trung vào đối tượng học sinh khá giỏi,
các đối tượng học sinh trung bình và yếu thường bỏ qua hoặc làm cho có. Phần lớn
học sinh trung bình và yếu lười động não suy nghĩ. Từ thói quen đó dẫn đến hiệu quả
làm bài thấp.
- Một số học sinh còn nhầm lẫn giữa các dạng toán.
Từ thực trạng của việc dạy học giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 4 như
trên, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là:
- Trình độ học sinh không đồng đều trong một lớp. Có nhiều học sinh khi đọc
bài toán lên đã tìm ra được nhiều cách giải, giải nhanh, đúng, nhưng cũng không ít
học sinh cách xác định bài toán còn yếu, hay nhầm lẫn giữa dạng này dạng khác,
chưa biết cách tóm tắt bài toán, đặt lời giải ngắn gọn chưa đầy đủ yêu cầu nên làm
bài kết quả còn thấp.
- Qua việc dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một số giờ toán giáo viên chưa có
bước phân tích ngược lại để học sinh nắm chắc các dữ kiện trên sơ đồ bài toán, chưa
cho học sinh thấy được sự cần thiết phải sử dụng cách tóm tắt theo sơ đồ đoạn thẳng
hay tóm tắt bằng lời ở mỗi dạng toán khác nhau cho phù hợp.
- Học sinh vẽ sơ đồ bài toán còn thiếu dữ kiện phải tìm trên sơ đồ.

- Lời giải của học sinh nhiều khi chưa phù hợp, ăn khớp với sơ đồ đã vẽ ở
những học sinh trung bình và yếu. Một số giáo viên nói nhiều chiếm mất thời gian
nên lúc học sinh luyện tập còn rất ít thời gian. Một số giáo viên còn lúng túng khi áp
dụng các phương pháp vào quá trình dạy học và phần lớn dựa vào hướng dẫn của
sách giáo viên dẫn đến hiệu quả đạt được trong dạy học chưa cao.
- Giáo viên chưa chú trọng nhiều vào việc phân tích hướng dẫn học sinh cách
sử dụng sơ đồ khi giải toán. Việc hướng dẫn của giáo viên chỉ phù hợp với học sinh
từ trung bình khá trở lên. Những em có học lực yếu hơn một chút thì hầu như gặp
khó khăn khi giải loại toán này. Vướng mắc của các em là chưa hiểu được thấu đáo
về các dữ kiện bài toán đề toán. Các em hiểu một cách máy móc, nên khi tóm tắt bài
toán bằng sơ đồ đoạn thẳng nhưng lời giải lại sai, không ăn khớp hoặc chưa biết cách
4


vẽ sơ đồ đoạn thẳng. Nguyên nhân sai sót trên là do giáo viên chưa đưa ra hệ thống
câu hỏi chi tiết để khai thác nội dung bài cho học sinh.
- Giáo viên còn ôm đồm kiến thức, sợ học sinh không hiểu nên nói nhiều,
giảng nhiều. Có giáo viên chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh hiểu và nhận dạng
được dạng toán.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến học tập của con em mình,
một số học sinh không chuẩn bị bài trước ở nhà và không thực sự tích cực, tự giác
trong học tập.
Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công dạy lớp 4 với 28 học sinh. Khi mới
học chương trình lớp 4 được bốn tuần tôi đã tiến hành khảo sát năng lực giải bài toán
có lời văn của học sinh:
Kết quả như sau (chỉ riêng phần giải toán)
Học sinh được đánh giá: 28 em
Mức độ giải được bài toán có lời văn
Giải thành
Giải được nhưng còn chậm,

thạo, chính

đôi khi còn nhầm lẫn

Chưa giải được

12

10

6

23,2%

35,7%

21,0%

xác
Số
lượng
Tỉ lệ

Xuất phát từ thực trạng trên và tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn
trong chương trình toán lớp 4, tôi đã mạnh dạn áp dụng những giải pháp sau:
2.2. Các giải pháp:
2.2.1 Giải pháp 1. Giáo viên phải nắm được mục tiêu, nội dung, cấu tạo chương
trình và sách giáo khoa của môn Toán
2.2.1.1. Vị trí môn toán.
So với các môn học khác, Toán là môn học công cụ bởi vì cùng với phương pháp

làm việc khoa học của toán học, cộng với tính thực tiễn cao, các tri thức và kĩ năng
toán học trở thành công cụ để học tập các môn học khác. Không những thế mà toán
học còn là công cụ của các môn khoa học khác, công cụ của các hoạt động trong đời
sống. Vì lẽ đó, nó trở thành một thành phần không thể thiếu của nền văn hóa phổ
thông.
5


Một điều đặc biệt có ý nghĩa đối với đời sống con người là toán học góp phần to
lớn trong việc tạo nhân cách con người. Thông qua quá trình học, người học sẽ được
rèn các phẩm chất trí tuệ chung: phân tích, tổng hợp, đánh giá... Các đức tính cần cù,
sáng tạo, độc lập suy nghĩ là đức tính được rèn qua học tập môn toán.
2.2.1.2. Các nhiệm vụ của môn Toán
Do môn Toán ở tiểu học có vị trí đặc biệt như trên nên có các nhiệm vụ sau:
- Truyền thụ những tri thức toán học và những kỹ năng vận dụng toán học vào
thực tiễn.
- Phát triển năng lực trí tuệ: khái quát, trừu tượng hoá, tư duy lô gích, tư duy
biện chứng, óc phân tích, tổng hợp.
- Giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và óc thẩm mỹ.
- Bảo đảm chất lượng phổ cập, đồng thời chủ động phát hiện và bồi dưỡng học
sinh năng khiếu về toán.
2.2.1.3. Mục tiêu giảng dạy các bài toán dạng "Giải toán có lời văn”
- Dạy học sinh giải các bài toán có lời văn cho học sinh tiểu học chiếm một vị
trí hết sức quan trọng, là một phần trong chương trình Toán lớp 4. Trong giải toán
học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động vốn hiểu biết và tích
hợp các kiến thức, kĩ năng đã có vào trong các tình huống khác nhau, trường hợp
riêng biệt phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra rõ ràng
và trong chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo.
- Việc giảng dạy giúp học sinh hiểu:
+ Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ.

+ Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến năm bước tính, tùy thuộc
vào mỗi dạng toán khác nhau.
2.2.1.4. Cấu tạo chương trình và sách giáo khoa:
Với mỗi dạng toán trên, lý thuyết và các bài toán trong SGK được cấu tạo theo
hướng phức tạp dần. Học sinh nắm được dạng toán, nhận diện và nắm phương pháp
giải đặc trưng bài toán cụ thể.
Sau khi đã nắm được dạng toán các em được luyện tập thực hành đi từ đơn
giản đến phức tạp. Bước đầu các em được luyện tập, xác định mỗi dạng toán để định
hướng cách giải phù hợp.
6


2.2.1.5. Các dạng toán có lời văn trong chương trình lớp 4:
Toán có lời văn ở lớp 4 là những bài toán diễn đạt dưới dạng bằng lời văn có
nội dung gần gũi với hoạt động học tập của học sinh, cụ thể:
- Tìm số trung bình cộng.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Ứng dụng tỉ lệ bản đồ.
- Tính chu vi, diện tích của một số hình đã học.
2.2.2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch bài học phù hợp với từng đối tượng học sinh của
lớp
Việc lập kế hoạch bài dạy vô cùng quan trọng nhằm giúp giáo viên định hướng
cách thức tổ chức hoạt động dạy học. Hiểu được điều đó tôi tìm hiểu và nghiên cứu
kĩ từng bài học ở sách Toán 4, sách hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu khác để nắm
chắc mạch kiến thức từ đó xác định mục tiêu của từng bài dạy.
Khi lập kế hoạch bài học cần nắm vững các yêu cầu:
- Nắm vững mục tiêu bài học.
- Dự kiến đồ dùng dạy học.
- Lựa chọn hình thức dạy học.

- Thiết kế trò chơi học tập.
- Hoạt động ứng dụng.
- Đánh giá, nhận xét thường xuyên học sinh.
Khi lập kế hoạch, tôi viết ngắn gọn để thuận tiện khi sử dụng ở trên lớp. Kế
hoạch bài học phải bao gồm mục tiêu cần đạt của học sinh, đồ dùng, phương pháp,
các hoạt động dạy học và triển khai các hoạt động đó để các đối tượng học sinh đều
đạt được mục tiêu của bài học theo khả năng, năng lực của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (trang 47
sách Toán 4)
+ Tôi xác định mục tiêu bài học này là giúp học sinh thực hiện giải bài toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách:
- Cách 1: Số bé = (Tổng – hiệu) : 2 ;

Số lớn = số bé + hiệu

- Cách 2: Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2 ;
7

Số bé = số lớn – hiệu


+ Với bài học này có thể sử dụng một số đồ dùng dạy học như: bảng phụ,
phiếu học nhóm.
+ Để bài dạy có hiệu quả, giúp học sinh nắm được kiến thức và vận dụng thực
hành tốt, tôi áp dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau như: tổ chức hoạt động cá
nhân, hoạt động nhóm, hoạt động lớp, tổ chức các trò chơi học tập ...
+ Để tiết học được sinh động, tạo không khí vui vẻ cho học sinh vào bài mới,
tôi tổ chức cho các em khởi động bằng một trò chơi nhỏ “Hái hoa tặng quà”. Một vài
em xung phong lên hái hoa, trong mỗi bông hoa là một món quà (câu hỏi ôn kiến
thức bài cũ hoặc một món quà tinh thần).

+ Phần ứng dụng, tôi yêu cầu học sinh chia sẻ với người thân cách tìm 2 số khi
biết tổng và hiệu 2 số đó.
Với đối tượng là học sinh chưa hoàn thành nội dung bài học cần giúp các em
xác định được mạch kiến thức trong chương trình được sắp xếp theo vòng tròn đồng
tâm, tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Từ đó giúp các em nắm
chắc những kiến thức ở lớp dưới, bổ sung những lỗ hổng về kiến thức ở lớp dưới
giúp các em sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng hơn, phát huy được những kiến thức
và kĩ năng học sinh đã đạt ở lớp 1, 2, 3 theo hệ thống.
2.2.3. Giải pháp 3 : Thực hiện các bước giải toán có lời văn.
Trên cơ sở thiết kế bài học tôi hướng dẫn học sinh thực hiện các bước giải
toán có lời văn theo năm bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán
Đọc đề toán để giúp học sinh hiểu đề và xác định được cái mà đề bài đã cho,
cái mà đề bài yêu cầu phải tìm, phải tính, nhận dạng được dạng toán ...
Có thể nói đây là bước rất quan trọng góp phần vào sự thành công trong
việc giải toán của học sinh. Với những bài toán quá phức tạp, tôi đã gợi ý hướng dẫn
để học sinh xác định được yêu cầu của đề, nắm bắt được mấu chốt trong yêu cầu của
bài toán, không để học sinh vừa đọc xong đề đã vội vã bắt tay vào giải ngay. Phải tập
cho học sinh có thói quen tự tìm hiểu đề toán qua việc phân tích những điều đã cho
và xác định được những điều phải tìm. Để làm đựơc điều đó, tôi yêu cầu học dùng
bút chì gạch chân những từ quan trọng của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa thì
8


phải tìm hiểu hết ý nghĩa của từ đó. Các từ ngữ đó sẽ là cơ sở quan trọng để tìm ra
cách giải bài toán.
Bước 2: Tóm tắt đề toán
Khi đã xác định dạng toán tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán. Việc tóm
tắt đề toán sẽ giúp học sinh tự thiết lập đựơc mối liên hệ giữa những cái đã cho và
những cái phải tìm. Học sinh tự tóm tắt được đề toán nghĩa là nắm được yêu cầu cơ

bản của bài toán. Việc tóm tắt đề toán có thể thực hiện bằng sơ đồ, bằng hình vẽ,
hoặc ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn. Khi tóm tắt đề cần gạt bỏ tất cả những gì là thứ
yếu, lặt vặt trong đề toán và hướng sự tập trung của học sinh vào những điểm chính
yếu của bài toán, tìm cách biểu thị cô đọng nhất nội dung bài toán.
Đây là dạng diễn đạt ngắn gọn đề toán, tóm tắt đúng sẽ giúp cho học sinh có
cách giải dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Nhìn vào tóm tắt là định ra các bước giải bài
toán.
Có 4 cách tóm tắt đề toán:
- Cách 1: Tóm tắt bài toán bằng lời:
Trong cách tóm tắt này, người ta thường viết tắt các giá trị của một số lượng các
từ, chữ rồi ghi lại các dữ kiện của bài toán thành các phép tính cộng trừ, nhân, chia
với những từ, chữ ấy.
Ví dụ : Bài toán: Một người bán hàng lần đầu bán 5 quả táo và 6 quả cam giá
7500 đồng; lần thứ hai bán 2 quả cam và 3 quả táo hết 3000 đồng. Tính giá tiền mỗi
quả?
Với dạng này thì ta có thể tóm tắt như sau:

5 táo 6 cam : 7500 đồng
2 táo 3 cam : 3000 đồng

Tóm tắt như vậy để hướng học sinh giải theo phương pháp khử hoặc thế.
- Cách 2: Dưới dạng sơ đồ đoạn thẳng
Đây là cách tóm tắt đề thường được sử dụng nhất khi giải toán có lời văn ở tiểu
học. Cách tóm tắt này giúp học sinh dễ hiểu đề hơn và biết cách giải bài toán.
Muốn rèn luyện tốt cho học sinh kĩ năng tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng cần
làm quen với cách biểu thị một số quan hệ sau:
+ Các phép tính:
+ Quan hệ "lớn hơn hay kém hơn một số đơn vị".
9



Ví dụ: Số b lớn hơn a 45 đơn vị; Số a lớn hơn b 72 đơn vị.
+ Quan hệ "gấp hay kém một số lần". Ví dụ :

a=

1
b hay b gấp 3 lần a.
3

+ Biểu thị tổng của hai số: Ví dụ : Tổng của số a và b là 120.
+ Biểu thị hiệu của 2 số: Ví dụ : Hiệu hai số a và b là 15.
Trong thực tế giải toán có lời văn có nhiều bài toán không chỉ đơn giản chỉ có
một quan hệ mà có nhiều bài có nhiều quan hệ khác nhau nên khi tóm tắt cũng cần
thể hiện đầy đủ các quan hệ đó.
Ví dụ: Hai số có tổng bằng 216 và thương của chúng bằng
Bài này ta có thể tóm tắt như sau: vì thương hai số bằng

1
. Tìm hai số đó ?
2

1
nên số lớn gấp hai lần số
2

bé và tổng của chúng là 216. (Thể hiện cả quan hệ tỉ số và tổng).
Việc tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rất phù hợp với học sinh tiểu học.
Tóm tắt không chỉ phục vụ cho việc tìm hiểu đề bài mà đôi khi tóm tắt cũng là nội
dung các bước giải của bài toán. Chẳng hạn dạng toán tìm hai số biết tổng và hiệu,

tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số ... thì bước vẽ sơ đồ đoạn thẳng cũng là một bước
giải bài toán đó. Hay khi giải các bài toán suy luận logic thì vẽ sơ đồ cũng là một
cách giải hữu hiệu. Ví dụ:
Bài toán: Trong một cuộc thi học sinh giỏi, 4 em Xuân (X), Hạ (H), Thu (T),
Đông (Đ) chiếm các giải nhất, nhì, ba, tư. Để biết ai chiếm giải nào, người ta có
những câu trả lời khác nhau:

T chiếm giải nhất, H giải nhì. (1)
T chiếm giải nhì, Đ giải ba. (2)
X chiếm giải nhì, Đ giải tư. (3)

Hỏi mỗi em đã chiếm giải nào ? Biết trong mỗi câu trả lời chỉ có một phần là
đúng, phần kia là sai.

Vẽ đoạn thẳng nối em học sinh với giải đạt được nét liền là đúng, nét đứt là sai
X

I

X

I

H

II

H

II


10


T

III

T

III

Đ

IV

Đ

IV

Sơ đồ 1

Sơ đồ 2

Hướng dẫn học sinh vẽ sỏ đồ 1. Từ (1) giả sử T nhì đúng thì H nhì sai ... sẽ dẫn
đến vô lý vì 2 em cùng giải nhì. Vậy T chiếm giải nhất
Chuyển qua vẽ sơ đồ 2. Từ T nhất đúng hướng dẫn học sinh lần lượt vẽ các
đoạn thẳng tương ứng.
Kết quả: Thu: Giải nhất; Xuân: Giải nhì; Đông: Giải ba; Hạ: Giải tư.
- Cách 3: Dưới dạng hình vẽ

Đối với dạng toán tính chu vi , diện tích các hình tôi thường hướng dẫn học
sinh tóm tắt bài toán dưới dạng hình vẽ.
Ví dụ: Bài toán 4: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40 dm,
chiều cao là 25 dm. Tính diện tích mảnh đất đó? (Trang 105 SGK toán 4)

25dm

40dm
- Cách 4: Tóm tắt bằng kí hiệu
Ví dụ: Bài toán: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi
quả cam? (SGK trang 135 toán 4)
? quả

11

2
số cam trong rổ là bao nhiêu
3


12 quả
Tuỳ vào dạng toán mà tôi hướng dẫn cho các em cách tóm tắt phù hợp
Khi tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc hình vẽ cần phải đảm bảo tính cân đối,
chính xác.
Ở những dạng toán học sinh mới gặp lần đầu, giáo viên có thể làm mẫu tóm
tắt. Sau đó nên gợi ý, hướng dẫn học sinh tự mình tóm tắt đề toán thì tốt hơn.
Dựa vào tóm tắt giáo viên cho học sinh nhắc lại ngắn gọn đề toán (đúng nội
dung) mà không cần đúng nguyên văn.
Bước 3: Phân tích đề toán để tìm cách giải
Bước phân tích đề toán để tìm ra cách giải là bước quan trọng nhất trong quá

trình giải một bài toán của học sinh, đồng thời cũng là bước khó khăn nhất đối với
các em.Vì vậy khi giải một bài toán tôi thường xuyên rèn luyện, hướng dẫn các em
phân tích từng bước một cách rõ ràng, chính xác thông qua hệ thống câu hỏi, câu trả
lời ngắn gọn, dễ hiểu, dần dần các em sẽ quen dần và sẽ biết phân tích, lập sơ đồ
phân tích bài toán trong khi giải một cách đúng đắn và nhanh chóng.
Có thể hướng dẫn học sinh tiến hành điều này theo các cách như sau:
Suy nghĩ theo đường lối phân tích:
Đây là cách suy ngược từ câu hỏi của bài toán. Cần suy nghĩ xem: Muốn trả lời
được câu hỏi của bài toán cần phải biết những gì, cần phải làm những phép tính gì?
Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ấy thì
phải biết những gì, phải làm tính gì? ... cứ như thế ta dần tới những điều đã cho trong
đề toán. Đây là cách thực hiện phổ biến nhất với học sinh tiểu học hiện nay.

12


Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120m. Chiều dài hơn chiều
rộng 10m. Tính diện tích mảnh đất?
Yêu cầu của bài toán là gì? (tính diện tích mảnh đất). Muốn tính diện tích
mảnh đất ta phải biết gì? (chiều dài và chiều rộng); ta đã biết gì về chiều dài và chiều
rộng? (dài hơn rộng 10m)? Từ chu vi ta tìm được gì? (nửa chu vi hay tổng chiều dài
và chiều rộng); Vậy ta có tìm được chiều dài và chiều rộng không? (được, bài toán
tìm hai số khi biết tổng và hiệu). Như vậy ta đã có hướng giải bài toán.
Suy nghĩ theo đường lối tổng hợp:
Cũng có thể suy nghĩ xem từ các điều đã cho trong bài toán ta có thể suy ra
điều gì, tính ngay được cái gì? ... cứ như thế ta suy dần từ những điều đã cho đến câu
hỏi của bài toán. Kiểu suy luận này thường được dùng trong những bài toán không
khó lắm.
Ví dụ: Hai số có trung bình cộng là 125 và hiệu của chúng là 32. Tìm số lớn?
Bài toán cho biết gì? (trung bình cộng hai số là 125); Biết trung bình cộng ta sẽ

tính được gì? (tổng hai số); Bài toán còn cho biết gì nữa? (hiệu hai số là 32); Vậy ta
đưa bài toán về dạng nào đã học? (tìm hai số biết tổng và hiệu)?
Suy nghĩ theo cách kết hợp giữa đường lối tổng hợp và phân tích:
Ví dụ: Bài toán: Một người đi xe đạp trong 3 giờ. Giờ thứ nhất đi được 12km,
giờ thứ hai đi được 18km, giờ thứ ba đi được bằng nửa quãng đường của hai giờ đầu.
Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km?
Ta có thể suy nghĩ bài toán này theo hướng:
Bài toán yêu cầu gì? (tìm trung bình mỗi giờ đi được bao nhiêu km).
Muốn tìm được trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta
phải tìm gì? (phải tìm được giờ thứ ba người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét).
Bài toán cho biết gì? (quãng đường người đó đi trong giờ thứ nhất và giờ thứ
hai). Quãng đường đi trong giờ thứ ba biết chưa? (chưa). Vậy ta phải tìm gì? (Quãng
đường đi trong giờ thứ ba).
Như vậy là ta thấy hai quá trình suy nghĩ gặp nhau ở chỗ đều phải tìm
quãng đường người đó đi trong giờ thứ ba. Và đó cũng là bước then chốt để giải bài
toán này.
Bước 4: Tổng hợp và trình bày bài giải
13


Sau khi học sinh đã tìm được cách giải bài toán bằng phương pháp phân tích,
lập sơ đồ giải toán, thì việc trình bày bài giải không phải là bước khó khăn lắm đối
với các em. Tuy vậy cũng cần hướng dẫn cho các em bết viết lời giải và trình bày bài
giải một cách khoa học rõ ràng, chính xác và đầy đủ theo phương pháp tổng hợp,
ngược với phương pháp phân tích để tìm lời giải.
Khi đã tiến hành các bước trên, bây giờ là lúc hướng dẫn học sinh trình bày bài
giải một cách đầy đủ. Đây là bước khá quan trọng vì nó rèn luyện cho học sinh khả
năng trình bày bài toán một cách khoa học từ các câu lời giải và các phép tính. Ở
bước này cần lưu ý học sinh các câu lời giải phải ngắn gọn, đủ ý và phù hợp với phép
tính.

Ví dụ: Bài toán 1: Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38
tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? (trang 47 SGK Toán 4)
Bài giải
Hai lần tuổi con là:
58 – 38 = 20 (tuổi)
Số tuổi của con là:
20 : 2 = 10 (tuổi)
Số tuồi của bố là:
10 + 38 = 48 (tuổi)
Đáp số: 48 tuổi; 10 tuổi
Giáo viên cần dự kiến trước các tình huống trả lời của học sinh để có thể xử lí
tốt các kết luận. Ví dụ: Chuẩn bị câu hỏi gợi mở để làm rõ cách giải hơn, hoặc liên hệ
thực tế để giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nếu kết quả
làm việc nhóm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì có thể sử dụng để hệ thống
thành bài học. Điều này sẽ làm tăng sự thích thú làm việc của học sinh bởi vì các em
rất tự hào khi tự mình có thể giải được bài toán, đồng thời giảm bớt sự can thiệp của
giáo viên trong quá trình học.
Bước 5: Kiểm tra và thử lại các kết quả
Việc giúp cho học sinh có thói quen tự kiểm tra lại kết quả của bài toán đã tìm
ra là một việc rất quan trọng, vì nó giáo dục các em đức tính cẩn thận, chu đáo, ý
14


thức trách nhiệm với công việc mình làm. Sau khi giải xong cần kiểm tra lại bài bằng
cách thử lại bài toán. Có thể thử lại bài toán bằng các cách như:
- Thử lại bằng cách tính ngược. Thường áp dụng với những bài toán suy luận
logic.
Từ ví dụ ở bước 4; tôi hướng dẫn học sinh thử: lấy 48 + 10 = 58 đúng như dữ
kiện ban đầu là tuổi bố với tuổi con cộng lại là 58 tuổi.
\


Ngoài cách trên còn có nhiều cách thử lại khác như:
- Xét tính hợp lí của đáp số.
- Thử lại bằng phương pháp giải theo cách khác. Nếu như bài toán còn cách

giải khác thì yêu cầu học sinh giải lại và so sánh với kết quả của cách giải vừa trình
bày. Trong trường hợp này mà tất cả các cách giải đều dẫn tới cùng một đáp số thì
đáp số đó là đúng.
- Thử lại bằng cách thay đáp số vào đầu bài để tính lại xem có phù hợp hay
không. Coi đáp số tìm được là số đã biết và một trong những số đã cho là chưa biết.
Nếu tìm thấy đáp số của bài toán ngược này đúng bằng số đã cho coi là chưa biết ấy
thì bài toán đã được giải đúng.
- Xem kết quả có phù hợp với thực tế không, so sánh với các bài toán tương
tự...
Việc hình thành thói quen thử lại bài sau khi giải là hết sức quan trọng nhất là
khi giải các bài toán khó và có nhiều bước giải. Bên cạnh đó cũng rèn cho học sinh
tính cẩn thận khi làm bài.
Trong quá trình giải thì ở bước 2 và 3 là vô cùng quan trọng, bởi nó chính là
tiền đề, yếu tố quyết định việc đi đúng hướng giải theo yêu cầu. Vấn đề này tôi
thường xuyên quan tâm.
Trong tất cả các bước trên, hầu hết các hoạt động đều được làm trên giấy nháp
hoặc nghĩ thầm trong đầu, chỉ riêng việc viết bài giải là học sinh phải làm vào bài tập
mà thôi.
Tuy nhiên, xác định cụ thể những bước đi cơ bản cho việc giải toán như vậy,
nhưng không hẳn trong giải toán, lúc nào học sinh cũng phải tuân theo đầy đủ các
bước như trên. Các em có thể lướt qua những bước mà các em đã nhuần nhuyễn với
những bài toán đơn giản để rút ngắn thời gian giải toán. Song, nếu nắm vững các
15



bước giải toán như vậy, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều dạng toán giải khác
nhau, giúp phát triển tư duy và bồi dưỡng khả năng giải toán ở các em.
Ngoài ra, với đối tượng học sinh khá giỏi, chúng ta không chỉ dừng lại ở đó. Mà
cần hướng dẫn học sinh khai thác triệt để bài toán, giúp các em nắm bài một cách sâu
sắc và từ bài toán đó các em rút ra được kinh nghiệm, cũng như phương pháp giải
một dạng toán cụ thể nào đó. Chẳng hạn khuyến khích các em tìm nhiều phương án
và lựa chọn phương án giải toán tốt nhất, làm thế nào đủ để sau khi làm xong bài toán
học sinh luôn tự đặt câu hỏi: Có thể giải bài toán bằng cách nào khác không? Từ bài
toán có thể rút ra nhận xét gì? Từ bài toán có thể rút ra kinh nghiệm gì? Từ bài toán
này có thể đặt ra được những bài toán nào? Có những cách giải nào?...
Ở đây, tôi thường gợi ý cho học sinh khai thác bài toán bằng nhiều cách khác
nhau như: Giải bài toán bằng phương pháp tính gộp; Tìm nhiều cách giải khác nhau
cho cùng bài toán; Tự đặt bài toán mới tương tự bài toán đã cho; Tự nhận xét và rút
kinh nghiệm sau khi giải toán. Phải tập cho các em thói quen không tự bằng lòng
dừng lại khi giải được đúng đáp số của bài toán, mà phải biết tự giác thực hiện thêm
một bước nữa là khai thác bài toán. Đây là một cách rất tốt để học sinh tự rèn luyện
cho mình năng lực suy nghĩ độc lập và linh hoạt, trí thông minh và óc sáng tạo ...
2.2.4 Giải pháp 4: Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong dạy giải bài toán có lời văn”
Phần khởi động và phần củng cố kiến thức tôi thường tổ chức cho học sinh
chơi trò chơi liên quan đến nội dung bài học gây hứng thú học tập vừa giúp học sinh
bớt căng thẳng giúp các em tiếp thu bài mới tốt hơn. Vừa khắc sâu được kiến thức cơ
bản trọng tâm.
Trong mỗi bài học tôi thường tổ chức dạy học theo nhóm, phát huy ý thức tự
học của cá nhân. Thường xuyên rèn cho các em thói quen tự làm bài, tự đổi bài kiểm
tra bổ sung, nhận xét cho nhau. Sau đó giáo viên đánh giá nhận xét. Tôi đã thực hiện
đánh giá học sinh theo thông tư 22/2016 bổ sung thông tư 30/216.
Phát huy vai trò nhóm trưởng trong việc tổ chức cho nhóm hoạt động dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Nhóm trưởng phải là những em nắm chắc kiến thức, biết tự
nhận xét và nhận xét bài làm của bạn trong nhóm, giúp bạn trong nhóm học tập.

16


Nhóm trưởng còn là người biết tổng hợp kết quả bài làm của bạn trong nhóm và báo
cáo kết quả học tập. Ngoài ra tôi thường cho các em đổi vị trí nhóm trưởng, động
viên, khuyến khích kịp thời để các em tiếp thu chậm khỏi tự ti, biết thể hiện mình
trước tập thể và cố gắng học tốt.
Việc hoạt động nhóm dưới sự dẫn dắt, định hướng của giáo viên sẽ giúp cho
giờ học Toán vốn khô khan nay sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn người học hơn. Vân
dụng các phương pháp này đem đến cho người học một bầu không khí thoải mái, học
sinh tự do phát triển sở thích, suy nghĩ, ý tưởng cá nhân cũng như cá tính sáng tạo
của bản thân. Những kiến thức đó đích thực là của các em, do các em tìm ra và giúp
nhớ lâu. Hoạt động dạy học này cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc hình thành
nhân cách, ý thức tự tin trong cuộc sống của các em.
Tôi luôn tận dụng và sử dụng một cách triệt để các đồ dùng và trang thiết bị
dạy học không chỉ trong quá trình dạy học mà còn đóng góp một phần không nhỏ
trong việc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành. Với đối tượng học sinh chưa hoàn
thành khả năng tư duy trừu tượng thấp do đó cần tăng cường, hỗ trợ các em về khả
năng tư duy bằng hình ảnh, bằng âm thanh … bằng trực quan sinh động sẽ giúp các
em tiếp thu bài tốt hơn, hiệu quả hơn.
Đối với học sinh khá giỏi, tôi hướng dẫn học sinh khai thác triệt để bài toán,
giúp các em nắm bài một cách sâu sắc và từ bài toán đó các em rút ra được kinh
nghiệm, cũng như phương pháp giải một dạng toán cụ thể nào đó. Chẳng hạn khuyến
khích các em tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án giải toán tốt nhất, làm thế
nào đủ để sau khi làm xong bài toán học sinh luôn tự đặt câu hỏi: Có thể giải bài toán
bằng cách nào khác không? Từ bài toán có thể rút ra nhận xét gì? Từ bài toán này có
thể đặt ra được những bài toán nào? Có những cách giải nào? ... Đây là một cách rất
tốt để học sinh tự rèn luyện cho mình năng lực suy nghĩ độc lập và linh hoạt, trí
thông minh và óc sáng tạo...
2.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường đánh giá, nhận xét trong quá trình học tập, rèn

luyện để kịp thời động viên, khuyến khích học sinh.
Trong mỗi bài học tôi thường xuyên nhận xét, đánh giá học sinh, đặc biệt chú
trọng nhận xét trực tiếp bằng lời; dựa vào kết quả đánh giá để nhận ra phần nào học
17


sinh nào làm tốt, chứng tỏ việc dạy có hiệu quả, phần nào học sinh thường sai nhiều
để tự điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp.
Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh: coi trọng việc động viên, khuyến khích sự
cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh. Giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả
năng,đảm bảo kịp thời công bằng khách quan. Kịp thời phát hiện những cố gắng,tiến
bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt
qua của học sinh để hướng dẫn ,giúp đỡ, đưa ra những ưu điểm nổi bật và hạn chế
của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học
tập , rèn luyện của học sinh
2.2.6. Giải pháp 6: Thường xuyên trao đổi chuyên môn, dự giờ của đồng nghiệp.
Việc trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, tham gia dự giờ là việc làm không thể
thiếu đối với mỗi giáo viên. Trong những năm gần đây, ngoài việc dự giờ của các
giáo viên trong trường, mỗi giáo viên còn được tham gia dự giờ của các đồng nghiệp
trong cụm. Đây là điều kiện để học hỏi những ý kiến, những kinh nghiệm hay của các
giáo viên trong trường, trong cụm và đây cũng là giải pháp để giáo viên tích luỹ kinh
nghiệm cho bản thân, đặc biệt là cách thức tổ chức phối hợp các hình thức dạy học
trong một tiết sao cho phù hợp với từng phân môn, từng bài dạy.
Tóm lại: Để giúp học sinh học tốt giải bài toán có lời văn giáo viên cần hướng
dẫn học sinh đọc kĩ đề bài toán, xác định dạng toán, phân tích đề, giáo viên hướng
dẫn học sinh tóm tắt kĩ và cụ thể ở một số ví dụ điển hình, từ tóm tắt học sinh nêu lại
đề bài toán. Học sinh nêu lại các bước của một bài giải, sau đó làm bài giải hoàn
chỉnh.
Khi học sinh giải xong mỗi bài toán, giáo viên cần yêu cầu các em kiểm tra lại
kết quả một cách cẩn thận, có thể thay đổi hình thức kiểm tra, Ví dụ: Tự kiểm tra, đổi

vở cho bạn để kiểm tra.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn , tôi tập trung nghiên cứu bài dạy, đưa ra
các bài toán có lời văn khó hướng dẫn học sinh để tổ cùng nhau thảo luận .
Ngoài ra, bản thân là người đứng trên bục giảng phải tâm huyết với nghề
nghiệp, nghiên cứu kĩ chương trình mục tiêu từng bài dạy, trau dồi kiến thức, kĩ năng,
học hỏi, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, đọc tham khảo các tài liệu có liên quan,
chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp. Một điều không thể thiếu được là phải hiểu tâm lí
18


học sinh, thực sự thương yêu các em. Nếu chúng ta làm tốt các điều đó, chắc chắn
chúng ta sẽ thành công trong sự nghiệp trồng người.
Sau đây tôi xin trình bày bài soạn minh họa cho hình thức bài dạy Giải toán có
lời văn cho học sinh lớp 4. Bài Luyện tập
TOÁN:

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu :
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.Giải bài toán có lời văn.
- HS cả lớp hoàn thành bài 1(dòng1, 2), bài 2.
- Giáo dục hs yêu môn toán và cẩn thận khi tính toán.
- Năng lực: Khả năng tư duy, tính toán chính xác, hợp tác nhóm.
* HSKT: Làm được bài 1(dòng1), bài 2
II Chuẩn bi :

Bảng nhóm

III Các hoạt động chủ yếu .
A. Hoạt động cơ bản.

* Khởi động.- Trưởng Ban HT tổ chức trò chơi học tập để khởi động
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Đánh giá:
+Tiêu chí: Thực hiện tốt nội dung trò chơi. Nghe, hiểu mục tiêu trọng tâm của tiết
học
+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: trình bày miệng.
B. Hoạt động thực hành:
*Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 ( dòng1,2): Đặt tính rồi tính

- Em cùng bạn thực hiện phép chia 4725 : 15 ở bảng bìa để nắm lại cách chia
- Em tự làm vào vở các phép chia còn lại: 4674 : 82; 35136 : 18; 18408: 52
19


Em cùng bạn trao đổi kết quả và nêu cách chia
- Trình bày trước lớp. Chốt kết quả đúng
*Trong nhóm giúp đỡ em Quý
Đánh giá:
+Tiêu chí:- Nắm được cách chia cho số có hai chữ số. Biết cách ước lượng thương
nhanh, chính xác.
+ PP: vấn đáp, quan sát.
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập, ghi chép.
- Hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin trao đổi trong nhóm tốt
a) 4725
022
75
0


15
315

35136 18
171
1952
093
036
0
18408 52
0280
354
208
0

b) 4674 82
0574 57
00

Bài 2:
Em cùng bạn đọc bài toán, phân tích và tóm tắt bài toán .
Tóm tắt:
25 viên gạch: 1m2
1050 viên gạch:……m2 ?
- Việc 1: Cá nhân tự giải vào vở nháp
- Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả bài giải
- Trình bày trước lớp bài giải.
*Giúp đỡ em Quý làm bài
Đánh giá:
20



+Tiêu chí: Thực hiện được bài toán có lời văn liên quan đến chia cho số có hai chữ
số.
+ PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, tôn vinh học tập.
- Hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin trao đổi trong nhóm tốt
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 ( m2)
Đáp số: 42m2
C. Hoạt động ứng dụng (3’)
Em trao đổi với người thân cách chia cho số có hai chữ số để tìm hiểu bài 3 sgk
Đánh giá:
+ Tiêu chí: Biết trao đổi với người thân cách chia cho số có hai chữ số để tìm hiểu
bài 3 sgk
+PP: vấn đáp
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi; trình bày miệng.
2.3. Kết quả thực nghiệm
Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy. Tôi nhận
thấy rằng những giải pháp mà tôi áp dụng đã đưa lại kết quả đáng phấn khởi.
Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh. Với việc rèn kĩ năng
cho học sinh giải dạng toán có lời văn và sự nhiệt tình giảng dạy tại lớp 4B. Kết quả
thu được cuối học kì 1 như sau:
Tổng số gồm 28 học sinh
Mức độ giải được dạng toán giải toán có lời văn
Giải thành thạo,
Giải đúng nhưng đôi
Chưa giải được
chính xác

khi còn nhầm lẫn
Số
19
9
0
lượng
Tỉ lệ
67,8%
32,2%
0%
Trong cuối học kì 1, với phương pháp dạy học như trên, tôi đã thấy rõ sự tiến bộ ở
học sinh trong việc giải toán. Cụ thể qua bảng so sánh sau:

Loại

Bµi
kiÓm
tra 1

Bµi
kiÓm
tra 2
21

Tăng

Tỉ lệ

Giảm


Tỉ lệ


HS Giải thành thạo,
chính xác
HS Giải đúng nhưng
đôi khi còn nhầm lẫn
HS chưa thực hiện được

12 em

19 em

7 em

25%

10 em

9 em

1 em

3.5%

6

0

6 em


21.4%

So với kết quả đã khảo sát lần 1 tôi thấy sự tiến bộ của học sinh tăng lên rõ rệt.
Với bất kỳ đối tượng học sinh nào, khi các em đã xác định được dạng toán và
xác định rõ những bước giải phù hợp với từng dạng toán đó, các em sẽ không lúng
túng, ngỡ ngàng trước một bài toán giải mới. Hơn thế ở các em học sinh khá giỏi ý
thức ham học, yêu thích môn toán được nâng lên rõ rệt. Các em có nhu cầu học toán
và giải toán nhất là các bài toán có lời văn.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Là giáo viên tiểu học, khi tôi nghiên cứu đề tài này không nằm ngoài mục đích
đổi mới phương pháp dạy nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Để từ đó giúp
các em khám phá, tiếp thu và vận dụng kiến thức trong thực tiễn cuộc sống góp phần
nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Chúng tôi tin rằng sẽ có thêm hành trang
vững chắc trong sự nghiệp “trồng người” của bản thân và là một tài liệu tham khảo
hữu ích cho bạn bè đồng nghiệp sau này trong quá trình giảng dạy tại các trường tiểu
học. Góp phần đào tạo ra những thế hệ học sinh, sáng tạo, năng động trong tư duy
học tập và lao động.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng, với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã rút
ra một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 giải toán có lời văn như sau:
- Giáo viên nắm chắc nội dung chương trình và phương pháp dạy giải toán có
lời văn cho học sinh lớp 4.
- Sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên, bài tự soạn phải phù hợp với đối
tượng học sinh.
- Lựa chọn một số hoạt động cần thiết nhất khi xây dựng kế hoạch dạy học.
-Phải chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo trước khi lên lớp đặc biệt là hệ thống
câu hỏi phải phù hợp với đối tượng học sinh.
22



- Phải luôn tạo không khí thoải mái cho học sinh trong tiết học, thay đổi các
hình thức dạy học, tránh các quy định máy móc, khô khan làm cho học sinh cảm thấy
nhàm chán với tiết học.
- Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp nhằm bồi dưỡng cho học
sinh khá giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém.
- Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có kết quả học tập
tiến bộ, tạo tâm lí thoải mái cho các em tiếp thu bài.
- Thực hiện dạy học thông qua các hoạt động và môi trường giao tiếp tự nhiên
của học sinh.
- Phát huy tính tích cực của giáo viên và học sinh trong dạy và học.
-Điều quan trọng nhất là khắc sâu để học sinh nắm được các bước giải toán:
Với bài toán có lời văn thì thông thường học sinh phải thực hiện qua các
bước sau:
Bước 1: Đọc thật kĩ đề toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.
Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc bằng ngôn ngữ kí hiệu ngắn
gọn. Thông qua đó để thiết lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm.
Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải. Kết quả của bước này là xác định
một trình tự để giải toán.
Bước 4: Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự bài giải để đi tới đáp số.
Cần thử lại sau mỗi phép tính và đáp số để tự kiểm tra xem mình đó chắc đúng kết
quả chưa, sau đó viết cẩn thận bài giải vào vở.
Bước 5: Kiểm tra và thử lại các kết quả
- Là giáo viên ngoài lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình với chuyên môn, có
trách nhiệm đối với học sinh, còn phải đầu tư phương pháp giảng dạy một cách tích
cực
nhất, nghiên cứu hệ thống chương trình toàn cấp Tiểu học nói chung và lớp mình phụ
trách nói riêng.
- Giáo viên phải chủ động được kiến thức trong các tiết dạy. Vì vậy mỗi giáo
viên phải không ngừng tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ.
23


- Thc hin tt bi dng tay ngh thụng qua d gi, thm lp ca ng
nghip kp thi phỏt hin, un nn nhng nhc im trong ging dy. trờn c s
ú phỏt huy tớnh t giỏc, t ch phn u vn lờn ca mi giỏo viờn.
ngi giỏo viờn cú th thc hin tt nhim v chc nng ca mỡnh trong
yờu cu i mi giỏo dc cn nhiu yu t nh: tõm huyt vi ngh nghip, lũng yờu
ngh, mn tr, tinh thn hc hi, nghiờn cu, tip thu cỏc phng phỏp, cụng ngh
mi trong dy hc... ũi hi nh giỏo chỳng ta luụn nghiờn cu v hc tp khụng
ngng.
im mi ca ti: Thụng qua vic tỡm hiu cu to chng trỡnh, sỏch giỏo
khoa toỏn 4, quy trỡnh ging dy cỏc bi toỏn v Gii toỏn cú li vn, kho sỏt thc
trng xut mt s bin phỏp giỳp giỏo viờn lp k hoch bi dy, la chn phng
phỏp dy hc phự hp i tng hc sinh lp 4 theo mụ hỡnh VNEN. T chc lp
hc theo nhúm, phỏt huy tớnh tớch cc ch ng phỏt hin kin thc mi. ng thi
giỳp hc sinh xỏc nh ỳng dng toỏn, bit túm tt bi toỏn v gii thnh tho cỏc
bi toỏn cú li vn.
3.2. Nhng kin nghi, xut
Mi giỏo viờn, mun dy tt c tit v gii toỏn cú li vn bờn cnh nhng
iu kin tt nh: Giỏo viờn v hc sinh phi nm c v trớ, nhim v, mc ớch
ging dy, cu to chng trỡnh v sỏch giỏo khoa , t tng tỡnh cm tt, kin thc
sõu v nm chc v toỏn hc, ngoi ra giỏo viờn nm vng phng phỏp l ht sc
quan trng.
Trờn õy l mt s gii phỏp m tụi tìm tòi, suy nghĩ v ó s dng
trong cụng tỏc dy hc gii bi toỏn cú li vn cho hc sinh lp 4, bc y ó mang
li hiu qu trong dy hc. Song trong quỏ trỡnh nghiờn cu, tỡm hiu khụng th
trỏnh khi nhng khim khuyt. Tụi mong c s gúp ý, b sung ca tt c cỏc
ng nghip ti c hon thin hn, ỏp dng rng rói hn, góp phần

nâng cao chất lng dạy và học môn Toỏn lp 4.

24


Môc lôc

STT
1

Nội dung
PhÇn më ®Çu.
25

Trang
1


×