Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá Duy trường Đại học Nông Lâm (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.62 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ NGỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM PHẠM BÁ DUY
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: KT-PTNT

Khóa học

: 2014- 2018



Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ NGỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM PHẠM BÁ DUY
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Lớp

: K46 – PTNT – N02

Chuyên ngành


: Phát triển nông thôn

Khoa

: KT-PTNT

Khóa học

: 2014- 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Đoàn Thị Mai

Thái Nguyên – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khoá luận “Tìm hiểu mô hình
tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá
Duy- Trường Đại học Nông lâm” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu khóa luận này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những người
đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Với lòng biết ơn trân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
cô giáo, ThS. Đoàn Thị Mai, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn UBND Xã Quyết Thắng, chủ cơ sở
sản xuất nấm và các thành viên trong cơ sở tại xóm 10, xã Quyết Thằng đã
giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, thầy cô đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khoá luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, khoá luận của
tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Danh sách thành viên thành lập hợp tác xã Quyết Thắng.............. 29
Bảng 3.2. Tỷ lệ trộn mùn cưa và bột dinh dưỡng .......................................... 35
Bảng 3.3. Doanh thu của cơ sở năm 2017 về bán nấm thương phẩm ............ 51
Bảng 3.4. Doanh thu của cơ sở năm 2017 về bán bịch nấm thành phẩm ....... 52
Bảng 3.5. Tổng doanh thu của cơ sở năm 2017 ............................................ 52
Bảng 3.6. Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của cơ sở ............................ 53
Bảng 3.7. Chi phí đầu tư ban đầu của cơ sở sản xuất .................................... 55
Bảng 3.8. Chi phí hàng năm của cơ sở sản xuất Phạm Bá Duy ..................... 56
Bảng 3.9 . Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................... 58
Bảng 3.10. Thị trường nấm của cơ sở sản xuất Phạm Bá Duy ...................... 61



iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơ sở.................................................... 33
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sản xuất nấm ........................................................ 34
Hình 3.3 Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất nấm Sò ........................................ 38
Hình 3.4 Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất nấm Mộc Nhĩ .............................. 40
Hình 3.5 Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất nấm Linh Chi .............................. 44


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSSX

: Cơ sở sản xuất

KCN

: Khu công nghiệp


NĐ-CP

: Nghị định- Chính phủ

PP

: Polypropylen

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. I
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ II
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ..................................................................... III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. IV
MỤC LỤC .................................................................................................... V

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 3
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 6
PHẦN 2. TỔNG QUAN ............................................................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niện liên quan đến nội dung thực tập ................................. 7
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cơ sở sản xuất ..... 11
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ......................... 16
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 16
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên Thế Giới ............................... 16
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam .................................. 18
2.3. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm .................................................... 19
2.3.1. Kinh nghiệm sản xuất ......................................................................... 19
2.3.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương .............................................. 22
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................. 24


vi

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................... 24
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .......................................................... 24
3.1.2. Điều kiện hinh tế - xã hội ................................................................... 26
3.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở sản xuất nấm ................. 28
3.1.4. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở sản xuất nấm anh Phạm Bá Duy . 30
3.1.5. Những khó khăn và thuận lợi liên quan đến nội dung thực tập ........... 31

3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 32
3.2.1. Mô tả, tóm tắt những công việc đã làm tại cơ sở ................................. 32
3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm Phạm
Bá Duy ......................................................................................................... 50
PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................. 64
4.1. Kết luận ................................................................................................. 64
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Trong tất cả các nước trên Thế Giới thì Việt Nam là một trong những
nước được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi và nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Là một lợi thế đặc biệt trong việc phát triển
nghề trồng nấm quanh năm.
Mặc khác Việt Nam còn có các nguồn nguyên liệu dồi dào như : rơm rạ
mạc cưa, bã mía…. Có nhiều ở nông thôn, ở các hộ gia đình. Có nguồn nhân lực
dồi dào, giá lao động rẻ, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi để cho nấm phát
triển, với vốn đầu tư ban đầu không quá cao, kỹ thuật trồng không quá phức tạp,
nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và trên thế giới đang ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây, nghề trồng nấm nước ta mới dần được phát
triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người biết đến tác dụng của nấm và khả
năng thích ứng của nấm phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm
có thể trồng được quanh năm. Nấm là một loại thức ăn rất giàu dinh dưỡng
cho con người. Nấm được đánh giá là một loại“rau sạch”trong đó chứa nhiều
protein và các loại acid amin không gây xơ cứng động mạch, không làm tăng

lượng cholesterol trong máu, nấm còn chứa nhều loại vitamin B1, B2, C, PP,
và các chất như canxi, sắt, kali, magie, photpho, lưu huỳnh…(10)
Hơn nữa việc phát triển nghề trồng nấm còn góp phần tích cực giải
quyết các phế thải trong nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp như: rơm
rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã
mía ở các nhà máy đường..., trên cơ sở đó góp phần bảo vệ môi trường và xác
lập cân bằng sinh thái cho môi trường sống của con người. Hơn một nữa tổng
lượng sinh khối do cây tạo ra là phế thải như rơm rạ, thân cây, lá cây, cành


2

hoặc gốc rễ và cả những phế liệu của những quá trình nông lâm và công
nghiệp. Chúng là những chất thải chưa được sử dụng và có nguy cơ là những
tác nhân gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Hiện nay, con người đã
xây dựng công nghệ nuôi trồng nấm ăn thích hợp trên các phế thải này.
Vì vậy, cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá Duy là một trong những cơ sở
trồng nấm đã và đang thực hiện. Và mang lại lợi nhuận tương đối ổn định cho
cơ sở. Không những thế cơ sở còn tạo được công ăn việc làm cho một số lao
động tại địa phương tạo được lượng thu thập ổn định cho người dân.
Từ những lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức
và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá Duytrường Đại học Nông Lâm” nhằm biết được mô hình tổ chức và hoạt động
sản xuất kinh doanh của cở sở sản xuất, qua đó có thể tìm ra những nguyên
nhân tồn tại và nêu ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của cơ sở .
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
− Tìm hiểu quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của cơ sở sản xuất
nấm Phạm Bá Duy.
− Tìm hiểu các hoạt động sản xuất của cơ sở để biết được những khó

khăn mà cơ sở gặp phải để từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để khắc phục.
− Tham gia làm một số công việc liên quan đến việc làm nấm tại cơ sở
sản xuất nấm.
− Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm để biết
được tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở trong năm đó như thế nào.


3

1.2.2. Về thái độ
− Tạo mối quan hệ hài hòa với chủ cơ sở sản và các thành viên trong cơ
sở đó.
− Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của cơ sở sản xuất.
− Hoàn thành các công việc được giao mỗi ngày.
− Chủ động trong mỗi công việc, hỗ trợ và trợ giúp chủ cơ sở sản xuất
trong quá trình sản xuất tại cơ sở sản xuất nấm.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
− Tìm hiểu về nguồn lực của cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá Duy.
− Tìm hiểu về quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của cơ sở.
− Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và đánh giá hoạt động sản
xuất của cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá Duy.
− Đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho
cơ sở Phạm Bá Duy trong những năm tới.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp có liên quan đến nội dung nghiên
cứu sẽ được điều tra thu thập trong quá trình thực hiện đề tài.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: là phương pháp thu thập các

thông tin, số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp vấn đề nghiên cứu
của đề tài đã được công bố chính thức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã các báo cáo tổng kết liên quan
đến cơ sở sản xuất nấm và qua internet.


4

Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo
cáo kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của
các phòng ban trong trang trại.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương
pháp khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch
thảo luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng
các công cụ PRA sau
+ Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp của chủ sản xuất nấm.
+ Quan sát trực tiếp: Tiến hành quan sát trực tiếp tham gia các hoạt
động sản xuất của cơ sở, nhằm hiểu biết tổng quát, đồng thời đánh giá độ tin
cậy của các số liệu mà chủ cơ sở sản xuất đã cung cấp.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra
những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế
trong việc phát triển kinh tế của cơ sở.
Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin,
tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng
vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất của cơ sở.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: Phương pháp này
đòi hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục
suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào,
đầu ra từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh
doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.


5

1.3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
+ GO giá trị sản xuất (Gross Output):

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i; Qi khối lượng sản phẩm thứ i.
Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một
thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người
ta tính cho một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp
đã có đủ thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm)
+ VA giá trị gia tăng (Value Added)
VA = GO - IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost)
IC
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của
trang trại như các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi
phí khác,…
Hay VA = V + C + M
Trong đó:
V là chi phí lao động sống.
C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu

hao tài sản cố định)
M là giá trị thặng dư.
Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó
phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.


6

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại
+ Hiệu quả sử dụng đất
GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác)
VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)
+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất
lượng sản xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí
trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần).
VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn,
chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được
giá trị gia tăng là bao nhiêu).
+ Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động
GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra)
VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao động)
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: cơ sở sản xuất nấm Phạm Bá Duy_ trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: ngày 15/01/2018 đến ngày 30/05/2018
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến
thức môn học, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời bổ
sung những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm…

- Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong
ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
- Xác định rõ mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ
sở sản xuất nấm.


7

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niện liên quan đến nội dung thực tập
* Khái niệm về mô hình tổ chức
- Khái niệm tổ chức: Tổ chức có thể được định nghĩa theo các cách
khác nhau. Theo Ducan (1981), tổ chức là một tập hợp các cá nhân
riêng lẻ tương tác lẫn nhau, cùng làm việc hướng tới những mục tiêu
chung và mối quan hệ làm việc của họ được xác định theo cơ cấu nhất
định.[11]
- Khái niệm mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và
quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức. Mô hình tổ chức xác định
cách thức phân chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Như vậy, mô hình tổ chức phải đảm bảo:
+ Bố trí, sắp xếp và phối hợp hiệu quả các hoạt động của con người
trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tổ chức, góp phần tăng
cường hoạt động chung của tổ chức.
+ Quản lý và kiểm soát các hoạt động của tổ chức.
+ Linh hoạt giúp tổ chức thích nghi nhanh chóng với những thay đổi

của môi trường bên ngoài.
+ Khuyến khích sự tham gia của người lao động vào hoạt động chung
của tổ chức và tạo động lực cho người lao động trong tổ chức.


8

Mô hình của tổ chức được thể hiện thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ
đồ tổ chức là hình vẽ thể hiện vị trí, mối quan hệ báo cáo và các kênh thông
tin (giao tiếp) chính thức trong tổ chức. Sơ đồ mô hình tổ chức biểu thị mối
quan hệ chính thức giữa những người quản lý ở các cấp với những nhân viên
trong tổ chức. Sơ đồ mô hình tổ chức định dạng tổ chức và cho biết mối quan
hệ báo cáo và quyền lực trong tổ chức. Sơ đồ mô hình tổ chức cho biết số cấp
quản lý, cấp quyền lực tồn tại trong tổ chức.
Các đường nối các vị trí trong sơ đồ mô hình cho thấy các kênh thông
tin chính thức được sử dụng để thực hiện quyền lực trong tổ chức.[11]
− Đặc điểm của mô hình tổ chức: có 2 đặc trưng cơ bản, đó là tính tập
trung và tính tiêu chuẩn hóa:
+ Tính tập trung thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá
nhân hay một bộ phận.
+ Tính tiêu chuẩn hóa đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh
nghiệp hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
* Khái niệm và đặc điểm của nấm:
Nấm Sò:
+ Nấm Sò hay Nấm Bào Ngư là một loài nấm ăn được thuộc họ
Pleurotaceae. Nó được trồng lần đầu ở Đức để ăn trong thế chiến một nhưng
mãi cho đến năm 1970, nấm bào ngư mới được nuôi trồng đại trà khắp thế
giới.[5]
+ Đặc điểm: Nấm Sò là tên dùng chung cho các loài nấm ăn thuộc
giống Pleurotus. Ở Việt Nam, nấm sò còn có các tên gọi khác như: nấm tai

lệch, nấm xoè, nấm bào ngư, nấm bèo, nấm dai….. Nấm Sò có đặc điểm
chung là tai nấm dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập trung, mỗi cánh nấm bao
gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống
Nấm Sò được chia làm hai nhóm lớn:


9

+ Nhóm chịu lạnh: hình thành quả thể ở nhiệt độ 10 – 200C + Nhóm ưa
nhiệt: hình thành quả thể ở nhiệt độ 25 – 300C
Có đến 50 loài nấm Sò, nhưng cho đến nay chỉ có 10 loại nấm Sò
được trồng phổ biến. Ở Việt Nam, chủ yếu trồng các loại nấm sò ưa nhiệt
như: nấm sò xám, nấm sò trắng. Vì vậy, nước ta có thể trồng nấm Sò quanh
năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 9 đến tháng 4 (dương lịch) năm sau. [5]
Nấm Linh Chi:
+ Nấm Linh Chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm
Lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên Thảo,
nấm Trường Thọ, Vạn Niên Nhung.
+ Nấm Linh Chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng
làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh Chi vào loại siêu thượng
phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cương mục" coi Linh Chi là loại
thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, tiêu đờm,
lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày) [4]
+ Đặc điểm: Nấm Linh Chi là một loại dược phẩm quý hiếm,là loại
dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt đối với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ
em và những phụ nữ mang thai [4].
Nấm Linh Chi là một loại nấm hóa mộc, cứng khi khô nhưng khi tiếp
xúc với nước trở nên hơi mềm. Quả thể nấm linh chi gồm:
Mũ nấm: mặt trên thường có một lớp bóng màu nâu đỏ, mặt dưới nấm
là thụ tầng, hình ống nếu cắt ngang có dạng tổ ong. Ngoài thiên nhiên, nấm

luôn có dạng bất đối xứng, tức là cuống nấm thường ở một bên như vị trí tay
quạt. Đối với nấm trồng, mũ nấm tròn và gần như đối xứng, cuống nấm ở lệch
giữa trung tâm do được trồng theo từng đơn vị, không có sự chèn ép và ảnh
hưởng môi trường bên ngoài.


10

Bào tử: hình khuẩn có gai lõm. Một đầu tròn lớn, một đầu nhỏ có lỗ,
nơi đây bào tử sẽ nảy mầm cho ra khuẩn ty ăn luồn vào thân cây.
Chân nấm: bám vào đài vật như thân cây. Chân nấm có thể dài cũng có
thể ngắn, là bộ phận giúp nấm lấy chất dinh dưỡng.
Khuẩn ty: là thân nấm đầu tiên do bào tử nẩy mầm cho ra khuẩn ty, từ
ty này mới cho ra cuống nấm và mủ nấm lộ ra ngoài.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà nấm linh chi đem đến cho sức khoẻ,
cũng vì sự quý hiếm của nó mà ngày xưa nấm linh chi được xem như một sản
phẩm rất quý và đắt tiền. Mãi đến năm 1970, người ta mới bắt đầu trồng nấm
linh chi và đến năm 1980 thì ngành trồng nấm linh chi đã phát triển rất nhanh
chóng ở Trung Quốc
Nấm Mộc Nhĩ:
+ Nấm mèo hay mộc nhĩ đen được biết đến do hình dạng tựa tai người,
có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao
su, tương đối cứng và giòn.[3]
+ Đặc điểm: quả thể dạng tai, không cuống hay dường như không
cuống, nhăn nheo.
Kích thước 2-9 cm chiều rộng, 0,6-1,6mm chiều dày, màu nâu vàng,
hơi có sắc thái hồng. Mặt trên mũ nấm ( mặt bất thụ)có lông mịn đến nhẵn
bóng, kích thước 53-127 x 4,5-5micromet, đơn độc tròn. Thịt nấm khi tươi
chất keo, khi khô chất da, khi ẩm ướt thì phục hồi dạng ban đầu.[3]
* Khái niệm cơ sở sản xuất

Cơ sở sản xuất là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất chế biến, và tiêu thụ nông, lâm, thủy
sản[14].


11

*Khái niệm và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất và kinh doanh luôn gắn
liền với xã hội loài người, mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu cũng
như thị hiếu của thị trường để nhằm đưa ra những chiến lược đúng đắn đạt
được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Hoạt động kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời
của chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh:
− Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh
doah có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
− Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn. Vốn là yếu tố quyết
định cho công việc kinh doanh, là cơ sở đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp.
Không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử
dụng vốn để mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động...
− Kinh doanh cần phải hướng tới thị trường, các chủ thể kinh doanh có
mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể
cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh và đối với nhà
nước. Các mối quan hệ này giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh
doanh, đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển.
− Mục đích chủ yếu và bao trùm của hoạt động kinh doah là lợi
nhuận.[15]

2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cơ sở sản xuất
2.1.2.1. Nhóm những yếu tố đến từ bên ngoài
- Chính sách về tín dụng:
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển
kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm
phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa


12

theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ
về việc Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa
đổi) số 03/1998/QH10.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và
cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của
Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo
hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản
xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức
thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân
đồng tình và có khả năng thực hiện.
Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật
về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản
xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa
có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Chính sách đất đai:
Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, chính sách đất đai mà cụ thể là quy
định về hạn mức sử dụng đất và thời gian sử dụng đất là một nhân tố quan
trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của trang trại, nhưng nó không hẳn là

một yếu tốt bất di, bất dịch, không phải trang trại nào cũng phải có quy mô
lớn thì mới thành công. Điều quan trọng ở đây là trình độ quản lý của các chủ
trang trại phải phù hợp với quy mô trang trại.
Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều
cho phát triển kinh tế trang trại như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền,
đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách vững
chắc và lâu dài. Bên cạnh đó nền kinh tế nông nghiệp nước ta trước đây quá


13

nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc cải tạo lại những bờ vùng bờ thửa
sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém, gây không ít trở
ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động.
Đất đai là yếu tố sản xuất, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nông
nghiệp mà còn quan trọng đối với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là
yếu tố cố định, lại bị giới hạn bởi qui mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn,
lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Do
vậy, để hình thành trang trại cần có quỹ đất cần thiết để phát triển trang trại. Để
làm được điều này, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách về đất đai
phù hợp để chủ trang trại yên tâm sản xuất trên thửa đất được giao.
Theo nghị quyết số 03/CP ngày 02/02/2000 thì hộ gia đình có nhu cầu
và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được nhà nước giao đất hoặc
cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ).
Thẩm quyền giao đất cho thuê, được áp dụng theo quy định tại Nghị
định số 85/NĐ-CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số
quy định về giao đất nông nghiệp cho một số hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính
phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Mặt khác, theo điều 82 Luật Đất đai năm 2003, đất sử dụng cho kinh tế
trang trại còn được quy định “Nhà nước khuyến khích hình thức KTTT của
hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất,
mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông, lâm
nghiệp,… Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức KTTT để bao chiếm, tích tụ
đất đai không vì mục đích sản xuất”.


14

- Chính sách lao động:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông
thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất
nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động
không hạn chế về số lượng trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người
lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị
đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách
nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm
việc theo hợp đồng lao động.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang
trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ thu hút lao động ở các vùng
đông dân cư đến phát triển sản xuất.
Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm
trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Phải nêu lên các vấn đề: Sản phẩm, đặc điểm sản phẩm nông nghiệp
khi tiêu thụ như (tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông
nghiệp mang tính thời vụ và có đặc điểm là cung muộn - không thể đáp ứng

một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật
sống, nó cần phải có thời gian sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến bước thu
hoạch, do vậy, dù giá nông sản rất cao, các nông trại phải mất hàng tháng,
thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm.
Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân
chia theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những
công dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về


15

chất lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn
sàng trả giá cao khi mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập
thấp, thường thì họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng
khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách
hàng từng khu vực châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có
khi cũng khác nhau. Một đặc điểm chú ý nữa với khách hàng là nên quan tâm
đến yếu tố văn hoá và đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ.
2.1.2.2. Nhóm những yếu tố bên trong của chủ cơ sở sản xuất yếu tố văn hoá
và đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ.
- Con người - chủ cơ sở sản xuất:
+ Trình độ học vấn:
Chủ cơ sở sản xuất là người lãnh đạo cơ sở, đứng đầu trong cơ sở sản
xuất nên phải có kiến thức về chuyên môn và trình độ quản lý nhất định.
Bên cạnh đó, chủ cơ sở sản xuất còn là người có trách nhiệm với quá
trình sản xuất của mình, phải hiểu được quá trình sản xuất nông nghiệp là quá
trình sản xuất có liên quan đến quá trình sinh học.
+ Thông minh, nhạy bén, sáng tạo: Ngoài trình độ học vấn, chủ cơ sở
sản xuất còn phải có tố chất thông minh bẩm sinh, có thể học và áp dụng có
sáng tạo những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

- Cơ sở sản xuất có 1 cấp quản lý:
Thực tế cho thấy các chủ CSSX thành công hiện nay đều trực tiếp
quản lý, điều hành CSSX của mình, chỉ thuê lao động kỹ thuật và những công
nhân bình thường khác, nhưng con số lao động được thuê là rất ít. Đây là ưu
thế, vì hiện nay các trang CSSX hầu như có quy mô không lớn, chủ CSSX có
thể kiểm soát quá trình phát triển các loại nấm, khi có biến động giá cả thì ảnh
hưởng cũng không lớn vì có thể lấy công làm lời.


16

2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Quyết định 2690/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 phê duyệt Đề án khung
phát triển sản phẩm quốc gia "Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu" do Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Quy định về tiêu chí và thủ tục cấpgiấy chứng nhận kinh tế trang trại.
- Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13tháng 5 năm 1998 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và bổ sung
việc giao đất làm mối chp hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn
định và lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Luật số 13/2003/QH11 của quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về đất đai.

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên Thế Giới
Ngày nay, đã phát hiện trên 2.000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài
có thể ăn được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm
rơm, nấm mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà…, và nấm sử dụng trong lĩnh
vực dược liệu như nấm linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ….
Có trên 100 quốc gia/ vùng lãnh thổ trồng nấm, sản lượng nấm thế giới đạt
khoảng 25 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 7% - 10%/ năm. Các


17

nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới (số liệu năm 1994) là: Trung Quốc
2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng
nấm thế giới, Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%), Nhật Bản 360.100 tấn (7,34%),
Pháp 185.000 tấn, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn, Hà Lan
88.500 tấn, Ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn, Anh 28.500 tấn. (Công Phiên,
2012) Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công
nghiệp hoá nghề nấm nên đã đạt mức tăng trưởng gấp hàng trăm lần trong
vòng 10 năm qua. Nhật Bản đạt gần 1 triệu tấn nấm hương/ năm. Hàn Quốc
nổi tiếng với nấm Linh Chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD.
Trung Quốc có nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn, là đầu tàu để phát
triển nghề trồng nấm mỗi năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu. Năm 2008
tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 3% tổng giá trị
ngành nông nghiệp. Trong đó, nấm ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà 23,3%, nấm
sò 20,2%, nấm hương 19,3%, nấm mỡ 5,4%... Hàn Quốc hiện là nước đang
nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam, Trung Quốc để trồng
nấm, đồng thời xuất khẩu nấm sang 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam (Hiệp
hội nấm ăn Hàn Quốc, 2010). Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế
giới. Năm 1995, sản lượng là 3 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới,

riêng tỉnh Phúc Kiến 0,8 triệu tấn, chiếm 26,7% cả nước, 6,4% toàn thế giới.
Năm 2008 Trung Quốc đã sản xuất được 18 triệu tấn nấm tươi các loại. Năm
2009 riêng tỉnh Phúc Kiến sản xuất gần 2 triệu tấn đạt giá trị trên 8,6 tỷ Nhân
dân tệ thu hút trên 3 triệu lao động trồng nấm chuyên nghiệp. Năm 2010
Trung Quốc sản xuất được 20,2 triệu tấn, tương đương mức giá trị khoảng
300 tỉ NDT (Tổng cục thống kê Trung Quốc, 2011). Thị trường tiêu thụ nấm
ăn lớn nhất hiện nay là Đức (300 triệu USD), Hoa Kỳ (200 triệu USD), Pháp
(140 triệu USD), Nhật Bản (100 triệu USD)... Mức tiêu thụ nấm bình quân
theo đầu người của Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức khoảng 4,0 - 6,0 kg/năm; dự


×