Phần I: lý thuyết
Câu 1: chọn câu trả lời đúng nhất (2đ)
1. Hợp đồng bảo hiểm là gì?
a. Cam kết giữa DNBH và bên mua bảo hiểm
b. Sự quy định của pháp luật
c. Một văn bản có tính pháp lý
d. Một quy định của DNBH
2. Đồng bảo hiểm là biện pháp nhằm mục đích :
a. Chuyển giao rủi ro
b. Tránh né rủi ro
c. Phân tán rủi ro
d. Chấp nhận rủi ro
3. Tái bảo hiểm có vai trò:
a. Tăng khả năng tài chính và khả năng ký kết HĐBH của DNBH
b. Đảm bảo quyền lợi của bên mua bảo hiểm
c. Đảm bảo lợi nhuận của DNBH
d. Đem lại lợi nhuận cho MGBH và ĐLBH
4. Một người lao động có thu nhập trước khi nghỉ ốm đau là
2.500.000đ/tháng. Người đó tham gia BHXH trên 25 năm và thời gian được
nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau là 20 ngày => mức hưởng trợ cấp ốm đau là bao
nhiêu?
a. 1.346.153,8đ
b.1.442.307,6đ
c.1.250.000đ
d.1.166.666,6đ
5. Người tham gia BHXH được hưởng trợ cấp TNLĐ & BNN phụ thuộc vào
:
a. Tình trạng suy giảm khả năng lao động
b. Thời gian đóng góp BHXH
c. Mức đóng góp BHXH
d. Cả 3 phương án
6. Bên mua bảo hiểm không có nghĩa vụ :
a. Đóng bảo hiểm
b. Thông báo cho DNBH biết khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
c. Cung cấp thông tin liên quan đến HĐBH thao yêu cầu của DNBH
d. Giữ bí mật các thông tin mà mình cung cấp cho DNBH
7. Ông P về hưu lúc 60 tuổi có 38 năm 7 tháng 20 ngày đóng BHXH. Biết
rằng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của ông P
là 4,5trđ => mức hưởng lương hưu hành tháng và trợ cấp 1 lần của ông P là
bao nhiêu?
a. 4.275.000đ và 20.250.000đ
b. 4.275.000đ và 18.000.000đ
c.3.375.000đ và 18.000.000đ
d.3.375.000đ và 20.250.000đ
8. Quản lý rủi ro là nhóm các biện pháp thực hiện nhằm :
a. Ngăn ngừa rủi ro
b. Hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra
c. Loại trừ cơ hội dẫn đến rủi ro
d. a và b
Câu 2: Câu hỏi tự luận (3đ)
1. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp
quản lý rủi ro nào?
2. DNBH sẽ giải quyết khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm tài sản
như thế nào?
3. Tại sao nói hoạt động tái bảo hiểm rất cần thiết đối với hoạt động kinh
doanh của các DNBH?
Phần II: Bài tập
Bài 1 (3đ)
Một lô hành xuất nhập khẩu được bảo hiểm ngang giá trị với tổng STBH là
400.000$, trong đó:
- Chủ hàng X : 120.000$
- Chủ hàng Y : 80.000$
- Chủ hàng M : 100.000$
- Chủ hàng N : 100.000$
Con tàu được bảo hiểm ngang giá trị với STBH là 200.000$
Trong chuyến hành trình vận chuyển, tàu bị mắc cạn, thân tàu hư hỏng và
một kiện hàng của chủ hàng M bị thiệt hại 10.000$. Để thoát nạn, thuyền
trưởng ra lệnh phải ném một số hàng hóa của chủ hàng Y xuống biển trị giá
20.000$, chi phí thuê kéo tàu ra khỏi vùng cạn hết 7.000$. Tới cảng đích,
trong khi bốc dỡ, một kiện hàng của chủ hàng X rơi xuống biển, thiệt hại
10.000$, thân tàu sửa chữa hết 2.000$. Sau đó, thuyền trưởng tuyên bố đóng
góp TTC.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của DNBH cho từng chủ hàng và chủ
tàu?
Biết rằng:
- Chủ hàng X và M mua bảo hiểm theo điều kiện C với MMT có khấu
trừ 1.000$
- Chủ hàng Y và N mua bảo hiểm theo điều kiện B với MMT không KT
1.500$
- Chủ tàu mua bảo hiểm ngang giá trị theo điều kiện mọi rủi ro, có KT
8.000$
Bài 2: (2đ)
Xe ô tô A tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế tại doanh nghiệp
bảo hiểm X từ ngày 1/7/2008. Ngày 18/4/2009 xe bị tai nạn thuộc phạm vi
bảo hiểm, tổng thành thân vỏ thiệt hại toàn bộ; tổng thành động cơ hư hỏng,
giá trị thiệt hại là 25.000.000đ
Yêu cầu: Xac định STBT thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm X cho chủ xe ô
tô A
Biết rằng: Khi tham gia bảo hiểm xe đã sử dụng được 5 năm với giá trị thực
tế của chiếc xe khi tham gia bảo hiểm là 375.000.000đ. Tỷ lệ khấu hao của
xe mỗi năm là 5%.
BNBH đưa ra bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe như sau:
- Tỷ lệ thân vỏ chiếm 45% so với giá trị thực tế của xe trước khi tổn
thất xảy ra
- Tỷ lệ động cơ chiếm 15% so với giá trị thực tế của xe trước khi tổn
thất xảy ra.