Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giúp HS học tốt Luyện từ và câu - lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.87 KB, 12 trang )


MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT
TIẾT LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh thể hiện tốt hay
không là nhờ vào vốn kiến thức về Tiếng Việt dồi dào và khả năng chuyển tải kiến
thức - nội dung bài dạy hợp lý, sáng tạo của giáo viên.
Chính vì “nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh” nên
mục tiêu môn Tiếng Việt ở Bậc Tiểu học đã nêu những nội dung cụ thể là: Nhằm hình
thành và phát triển ở học sinh qua các kỹ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết)
để vận dụng trong học tập và giao tiếp ở trường và môi trường xung quanh; thông qua
việc dạy và học môn Tiếng Việt để góp phần rèn luyện các em có những thao tác tư duy
về ngôn ngữ; cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu
biết ban đầu về tự nhiên – xã hội, về con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước
ngoài; qua đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Vì vậy muốn thực hiện tốt, có hiệu quả các yêu cầu mà mục tiêu trên đã đề ra, đòi
hỏi người giáo viên phải có kiến thức vững vàng, sáng tạo năng động trong quá trình
dạy học, nắm chắc các hoạt động chủ yếu ở mỗi tiết dạy trong các phân môn của môn
Tiếng Việt như phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện…
Trong khi đó ở các Trường Tiểu học, cũng như những môn học khác, môn Tiếng
Việt do Chương trình giáo dục phổ thông mới đưa vào thực hiện mấy năm gần đây và
giáo viên phải tiếp cận theo hướng dạy mới, tiến trình tiết dạy và các hoạt động dạy học
cũng có sự đổi mới so với trước đây, nên không ít giáo viên chưa nắm chắc các biện
pháp dạy và học chủ yếu, còn lúng túng khi lên tiết dạy, làm ảnh hưởng rất lớn chất
lượng học tập của học sinh và mục tiêu giáo dục. Đây chính là lý do thúc đẩy chúng tôi
chọn môn Tiếng Việt để xây dựng chuyên đề. Tuy nhiên, do phạm vi tìm hiểu và thực
hiện quá rộng nên chúng tôi chọn, nghiên cứu và viết giải pháp hữu ích “ Một số giải
pháp giúp giáo viên dạy tốt tiết Luyện từ và câu ở lớp 3” này.
B/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:


Với mục tiêu chung của môn Tiếng Việt thì mục tiêu của phân môn Luyện từ và
câu là một bộ phận nhỏ của môn Tiếng Việt hết sức cần thiết để rèn luyện cho học sinh
kỹ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng một số dấu câu; giúp học sinh mở rộng và phát
triển vốn từ làm cho vốn ngôn ngữ của các em càng phong phú; việc giúp học sinh nắm
ý nghóa của từ, tích cực hóa vốn từ để bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ chính
xác, nói – viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong học tập và giao
tiếp.
Người thực hiện: Phạm Thò Thuỳ Trang

Phân môn Luyện từ và câu ở bậc học Tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ
và câu ở lớp 3 nói riêng thể hiện tính tổng hợp, thực hành rất rõ, vừa phù hợp với đặc
trưng của hoạt động ngôn ngữ vừa bảo đảm yêu cầu rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng
Việt cho học sinh thông qua các bài tập thực hành về từ và câu. Thông qua mục tiêu
chương trình cũng như cụ thể hóa được vai trò của nhân tố từ ngữ trong việc sử dụng
tiếng Việt. Bên cạnh đó, phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 còn góp phần quan trọng
giúp học sinh mở rộng và phát triển vốn từ, yêu cầu học sinh nắm được một số câu thành
ngữ, tục ngữ quen thuộc, nghóa một số từ Hán Việt…..
Mục tiêu phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm,
củng cố kiến thức về các kiểu câu ( thông qua các mô hình) và thành phần câu ( thông
qua các câu hỏi) đã học ở lớp 2. Cung cấp cho học sinh có hiểu biết sơ giản về các phép
tu từ so sánh và nhân hóa ( thông qua các bài tập). Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng
dùng từ và đặt câu, sử dụng một số dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ,
nói và viết thành câu: có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong học tập, giao tiếp và
thích học Tiếng Việt.
Do đó người giáo viên dạy lớp 3 ( hay dạy bậc Tiểu học ) cần phải hội đủ các yếu
tố như: Có kiến thức sâu rộng và chính xác của phân môn này; nắm vững mục tiêu
chung cũng như mục tiêu của từng bài dạy; có những hiểu biết cơ bản về nội dung bài
học, về ý đồ của sách giáo khoa và về cấu trúc của từng bài theo các thông tin thể hiện
ở sách giáo khoa; có năng lực giảng dạy nhất đònh, biết xử lý và linh hoạt sáng tạo trong
quá trình dạy – học. Đây chính là cơ sở vững chắc để giúp học sinh lónh hội kiến thức

một cách tốt nhất, các em biết vận dụng thành công trong học tập và giao tiếp.
C/ THỰC TRẠNG:
Ngay từ đầu năm học 2005 – 2006 này, tôi đã tổ chức dự giờ thăm lớp và điều tra –
trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh ở lớp 3 ở tại Trường Tiểu học Quảng Trò:
Nhận thấy thực trạng hiện nay về công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học
sinh tại trường ngoài một số ưu điểm nhưng vẫn còn nổi lên những hạn chế cần phải
khắc phục những vấn đề sau:
1. Giáo viên :
Phần lớn giáo viên đã truyền thụ đầy đủ chính xác kiến thức và nội dung của tiết
dạy; nắm khá chắc các hoạt động dạy học cơ bản của tiết dạy, việc nghiên cứu và chuẩn
bò bài soạn khá chu đáo trước khi lên lớp. Tuy nhiên, đối với từng bài, từng tiết giáo viên
vẫn nghiên cứu chưa kỹ nên chưa hiểu hết ý đồ của sách giáo khoa, dẫn đến trong tiết
dạy giáo viên chưa biết vận dụng - phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học cho
phù hợp theo từng nội dung kiến thức, từng dạng bài yêu cầu.
Trong quá trình lên lớp dạy một tiết Luyện từ và câu – lớp 3, giáo viên tuy đã có
nhiều cố gắng khi nghiên cứu các tài liệu tham khảo và sách giáo viên để nắm quy trình
của tiết dạy, các hoạt động dạy học cụ thể để vận dụng. Nhưng trong quá trình giảng
dạy, do đặc điểm tình hình của lớp, do khả năng giáo viên có nhiều hạn chế về kiến
thức, phương pháp…hay do những yếu tố khác nên khi vận dụng đã có những điểm tồn
Người thực hiện: Phạm Thò Thuỳ Trang

tại như đưa ra các hoạt động dạy học chưa phù hợp, chưa cụ thể làm ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng tiết dạy.
Vấn đề tồn tại lớn nhất là việc đònh hướng tiến trình của một tiết dạy phân môn
Luyện từ và câu chưa cụ thể, chưa hợp lý ( thể hiện trong bài soạn ) nên giáo viên hết
sức lúng túng khi vận dụng hình thức tổ chức các hoạt động dạy học trong tiết dạy như:
Hoạt động của thầy và trò chưa theo hướng tích cực; giáo viên làm việc nhiều, chủ yếu
là làm mẫu, giảng giải; chưa có sự dẫn dắt, gợi ý để học sinh tự tìm tòi kiến thức nội
dung cần biết. Việc tổ chức các hình thức chưa hợp lý, như có bài tập cần phải sử dụng
hoạt động thảo luận nhóm, thì giáo viên lại tổ chức làm việc chung cả lớp, có bài tập đề

bài cần tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân thì giáo viên lại tổ chức trò chơi học tập
tập trung đối tượng học sinh khá giỏi. Thời gian bố trí cho từng hoạt động chưa phù hợp,
hệ thống câu hỏi và hình thức thực hành bài tập chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phân loại
đối tượng học sinh để bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém trong
tiết học.
* Qua điều tra 3 giáo viên chủ nhiệm lớp 3 ở trường bằng phiếu trắc nghiệm với một
số câu hỏi để giáo viên đánh dấu X vào ô “có” hoặc “không”. Khi thống kê số liệu
điều tra, tôi được kết quả như sau:
STT NỘI DUNG ĐIỀU TRA
SỐ GIÁO VIÊN
GHI
CHÚ
ĐẠT CHƯA ĐẠT
1
Xác đònh đúng mục tiêu bài dạy của tiết
Luyện từ và câu
3 0
2
Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nội dung bài học
tiết Luyện từ và câu
3 0
3
Hiểu hết ý đồ các mạch kiến thức ở SGK ở
các tiết luyện từ và câu
2 1
4
Biết vận dụng các phương pháp và hình thức
dạy học trong tiết luyện từ và câu hợp lý
1 2
5

Có đònh hướng tiến trình của tiết luyện từ và
câu cụ thể và phù hợp
1 2
6
Đã giúp học sinh chủ động, tìm tòi kiến thức,
tích cực trong tiết Luyện từ và câu
1 2
7 Bố trí thời gian hợp lý cho từng hoạt động
dạy học – tiết dạy trong tiết Luyện từ và câu
1 2
8 Có hệ thống bài tập, câu hỏi để rèn luyện kỹ
năng các đối tượng học sinh
2 1
2. Học sinh:
Nhìn chung đa số học sinh luôn cố gắng học tập đối với phân môn này. Vốn từ
của các em được hình thành tự nhiên và từ nhận thức qua giao tiếp hàng ngày ở trường
và ngoài xã hội. Tuy nhiên, do công tác giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế và
Người thực hiện: Phạm Thò Thuỳ Trang

các em là đối tượng học sinh lớp 3 vùng nông thôn, ít được gia đình quan tâm nên vẫn
tồn tại một số khuyết điểm sau:
Điều tra thực tế khi trò chuyện với các em, chúng tôi nhận thấy vốn từ của các em
quá nghèo nàn ( nhất là các em ở nông thôn hẻo lánh ít dân cư ), các em nói chuyện với
nhau và trả lời với chúng tôi không thành câu, nhiều khi dùng từ thiếu chính xác. Bên
cạnh đó, trong tiết dạy giáo viên ít chú trọng đến phần luyện nói đặc biệt là đối tượng
học sinh học yếu, giáo viên ít sử dụng hình thức chủ động tích cực học tập cho học sinh
nên các em đã ít có cơ hội thực hành giao tiếp Tiếng Việt ngoài xã hội, lại càng ít được
trau chuốt bồi dưỡng khả năng sử dụng Tiếng Việt trong trường học.
Hơn thế nữa, khi chúng tôi kiểm tra vở Bài tập Tiếng Việt của 40 học sinh lớp 3, thấy
rõ kỹ năng viết của các em vẫn có nhiều tồn tại như viết chưa thành câu, dùng từ còn

lặp đi lặp lại nhiều lần, chưa hay, đôi lúc chưa chính xác; kỹ năng làm bài tập chưa đúng
do xác đònh sai yêu cầu bài tập, hoặc do khả năng vận dụng kiến thức đã học vào làm
bài còn hạn chế, sử dụng dấu câu không đúng chỗ trong câu hay đoạn văn, đặt câu và
tìm câu hỏi - câu trả lời theo mẫu chưa thích hợp.
* Thông qua thăm lớp và trao đổi trực tiếp với theo các câu hỏi sau thì thống kê
được số liệu như sau:
STT NỘI DUNG ĐIỀU TRA
SỐ HỌC SINH GHI
CHÚ
ĐẠT CHƯA ĐẠT
1
Khả năng dùng từ, đặt câu khi trò chuyện với
bạn bè, cô giáo và mọi người
17 23
2
Kỹ năng viết của học sinh về: dùng từ, đặt
câu, sử dụng dấu câu, viết đoạn văn
12 28
3
Biết xác đònh yêu cầu của bài tập để làm bài
đúng theo nội dung yêu cầu
26 14
4
Có khả năng tìm câu hỏi theo mẫu để làm bài
tập luyện viết thành câu
18 22
5
Vân dụng vốn từ của bản thân để làm phong
phú thêm trong luyện nói và luyện viết
11 29

6
Biết sử dụng các dấu câu đã học khi làm bài
tập đúng ngữ pháp
13 27
7 Nắm vững nghóa của từ và biết cách vân
dụng để làm bài tập
19 21
8 Biết tìm và vận dụng các biện pháp tu từ ( so
sánh, nhân hóa) khi làm bài tập
10 30
D/ CÁC GIẢI PHÁP:
Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp trợ giúp giáo
viên hướng dẫn học sinh lónh hội kiến thức trong tiết dạy, đònh hướng chung và cơ bản
nhất của “ tiến trình tiết dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3” như sau:
Người thực hiện: Phạm Thò Thuỳ Trang

I/ Một số biện pháp trợ giúp giáo viên hướng dẫn học sinh lónh hội kiến thức trong
tiết dạy:
Để giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Luyện từ và câu, giáo viên phải xem xét
hệ thống bài tập, cấu trúc tri thức Tiếng Việt cần hình thành cho học sinh. Nguyên tắc
phát triển tri thức - vốn từ Tiếng Việt và kiến thức – nguyên tắc ngữ pháp để làm cơ sở
đònh hướng chọn lọc những phương pháp – phương tiện dạy học thích hợp thực hiện một
cách có hệ thống, đạt hiệu quả bài dạy.
1/ Các bài tập về từ:
1.1 Loại bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm:
Loại bài tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng hình
thành và phát triển cho các em khả năng tư duy có hệ thống về mối quan hệ phương
ngữ. Về cách dạy loại bài tập tìm từ cùng chủ điểm, giáo viên cần chú ý đến từ mẫu, đó
là điểm tựa có tác dụng gợi ý đònh hướng cho học sinh trong quá trình tìm từ. Đồng thời
giáo viên hướng dẫn cho các em xác đònh đúng yêu câu của bài tập.

Ví dụ: Tìm những từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình ( chủ điểm: Mái ấm )
M: Ông bà, chú cháu…….
Học sinh tìm: Bố mẹ, anh chò……. ( cùng chủ điểm: Mái ấm)
1.2 Loại bài tập giúp học sinh nắm nghóa của từ, mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ
nghóa:
Đối với bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập là
hiểu nghóa của từ. Do đó, giáo viên cần dựa vào hệ thống câu hỏi để học sinh thực hiện
tìm những từ có nghóa ấy hoặc những từ đó có nghóa như thế nào. Sau đó giáo viên chữa
một phần nhỏ của bài tập làm mẫu bằng cách gọi 1 học sinh làm cho cả lớp theo dõi góp
ý. Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh cả lớp làm bài tập. Cuối cùng giáo viên tổ
chức cho học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về
kỹ năng và kiến thức: học sinh nắm nghóa của từ và biết cách vận dụng làm bài tập.
Ví dụ: Tìm các từ:
a) Chỉ trẻ em. Mẫu : thiếu niên.
b) Chỉ tính nết của trẻ em. Mẫu : ngoan ngoãn.
c) Chỉ tình cảm của người lớn đối vơi trẻ em. Mẫu : thương yêu.
Loại bài tập này, dựa trên mối quan hệ ngữ nghóa các từ. Nói cách khác là giữa các
từ có mối quan hệ với nhau về nghóa như: quan hệ đồng nghóa, gần nghóa, trái nghóa. Để
tiến hành tìm các từ ngữ có quan hệ với nhau về nghóa nhằm mở rộng và phát triển vốn
từ cho các em, làm phong phú vốn từ. Như vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm
nghóa của từ cho sẵn, để đònh hướng tìm đúng từ cần tìm theo những từ mà bài tập đã
cho. Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn cho các em nắm được quan hệ của từ như quan
hệ đồng nghóa là gì? ; Gần nghóa là gì?; Trái nghóa là gì? . Từ đó việc liên hệ tìm từ của
học sinh sẽ dễ dàng hơn.
Người thực hiện: Phạm Thò Thuỳ Trang

×