Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚIi NGƯỜI CÓ CÔNG – LÊ VĂN LONG TẠI XÃ THẠNH QUỚI CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.5 KB, 44 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

TÊN ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG – LÊ VĂN LONG
TẠI XÃ THẠNH QUỚI

Tên đơn vị thực tập: UBND xã Thạnh Quới
Địa chỉ: Xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh – TP. Cần Thơ

Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong báo cáo thực tế với đề tài “Công tác xã hội cá
nhân với người có công Lê Văn Long, tại xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh,
TP.Cần Thơ là do tôi thực hiện không trùng lắp với các đề tài khác, dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của thầy
2. Các nội dung tham khảo dùng trong báo cáo tốt nghiệp đều được trích dẫn
rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về các thông tin trên đề tài nghiên cứu của mình.
Ngày …. tháng …. năm …
Học sinh thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)

-1-


LỜI CÁM ƠN


Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy, cô Trường Trung cấp
nghề đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ
này, Trường đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất
hữu ích đối với học sinh ngành Công tác xã hội. Đó là môn học “Thực tập tót
nghiệp”.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng em. Nếu
không có những lời hướng dẫn của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất
khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu đi
vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực Công tác xã hội, kiến thức của em còn hạn chế và
còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn
học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Ngày …. tháng …. năm …
Học sinh thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)


KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: ..................................................................................
2.
Tên
đề
tài:
........................................................................................................................................

.................................................................................................................................
3.
Nơi
thực
hiện
(tên

quan/doanh
nghiệp):
........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4.
Mục
tiêu:
........................................................................................................................................
5.
Nội
dung
chính:
........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Tiến độ thực hiện của đề tài:
TT

Thời gian

Nội dung công việc

Kết quả dự kiến


Xác nhận của CB hướng dẫn

Học sinh thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP
(Dành cho đơn vị nhận học sinh thực tập)


Họ và tên học sinh: ………………………………MSHS:..........................
Thực tập tại: ………………………………………………...........................
Từ ngày: ……/……/201… đến ngày ……/……/201…
1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Về những công việc được giao:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

3. Các nội dung cần rèn luyện trong thời gian tới:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………., ngày ...... tháng ...... năm 2019
Xác nhận của đơn vị thực tập
Cán bộ trực tiếp hướng dẫn thực tập
(Ký tên và đóng dấu)
(Ký tên và ghi họ tên)


PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
(Dùng cho giáo viên chấm báo cáo thực tập)
Họ tên HS thực tập:………………………...........MSHS:……………………
Lớp:........................................... Niên khóa:...............-...............................
Tên Đơn vị thực tập:...................................................................................
Tên đề tài:........................................................................................................
……………………………………………………………………………….........
Nội dung đánh giá
Điểm tối đa
I. Hình thức trình bày
1.5
I.1 Đúng mẫu định dạng của trường (Trang bìa,
0.5
trang lời cảm ơn, trang đánh giá thực tập, trang
mục lục và các nội dung báo cáo)
I.2 Sử dụng đúng mã và font tiếng Việt (Unicode
0.5
Times New Roman, Size 13)

I.3 Trình bày mạch lạc, súc tích, không có lỗi
0.5
chính tả
II. Lịch làm việc
1.0
II.1 Có lịch làm việc đầy đủ trong thời gian thực
0.5
tập
II.2 Hoàn thành tốt kế hoạch công tác ghi trong
0.5
lịch làm việc (thông qua nhận xét của cán bộ
hướng dẫn)
III. Nội dung thực tập
7.5
III.1 Có hiểu biết tốt về cơ quan nơi thực tâp
1.0
III.2 Phương pháp thực hiện phù hợp với nội
1.0
dung công việc được giao
III.3 Kết quả củng cố lý thuyết
1.0
III.4 Kết quả rèn luyện kỹ năng thực hành
1.0
III.5 Kinh nghiệm thực tiễn thu nhận được
1.0
III.6 Kết quả thực hiện công việc tốt
2.5
TỔNG CỘNG
10.0


Điểm thực

………….., ngày….tháng….năm…………
GIÁO VIÊN CHẤM BÁO CÁO
(ký tên)


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

Trang 6 - 9

PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA XÃ THẠNH
QUỚI – HUYỆN VĨNH THẠNH - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

Trang 9 -15

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ TIẾN HÀNH CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI XÃ THẠNH QUỚI

Trang 15 - 24

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG LÀ
THƯƠNG BINH
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trang 24 - 46
Trang 46 - 47
Trang 48


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ và kế thừa truyền thống tốt đẹp ngàn đời của
dân tộc ta là uống nước nhớ nguồn, nên dù chiến tranh đã qua đi nhân dân ta mãi
mãi muôn đời biết ơn và ghi nhớ công lao của các liệt sỹ, chiến sỹ và những người
có công với cách mạng. Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã hình thành
một hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt sỹ và người có
công với cách mạng. Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành hàng loạt các chính sách về
chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, việc làm Đồng thời một phong trào chăm sóc đời
sống người có công trên nhiều hình thức phong phú và phù hợp với từng địa
phương cũng diễn ra sâu rộng trong quần chúng, góp phần xã hội hóa đời sống
người có công, đảm bảo công bằng xã hội cho các đối tượng chính sách. Vì vậy
thực hiện chăm sóc giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách
mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta mà còn là trách nhiệm và
cũng là nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta. Là một người con sinh ra trên vùng đất
tây nguyên giàu truyền thống cách mạng này, em luôn cố gắng tìm hiểu và trang bị
cho mình những kiến thức về công tác xã hội và mong mỏi trong tương lai gần em
sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào công tác xã hội hóa chăm sóc đời sống người có
công ở chính trên quê hương mình. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Phòng
Lao Động Thương Binh Xã Hội Huyện Vĩnh Thạnh em đã quyết định đi sâu và
làm báo cáo thực tập về tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
công với cách mạng ở xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ
2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng được nhiều kiến thức thực tế với những đối tượng yếu thế trong xã
hội, được vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học trong nhà trường vào

thực tiễn để từ đó rút ra bài học quý giá cho bản thân cũng như áp dụng trong cuộc
sống và công việc của mình.
Tìm hiểu thực trạng tình hình triển khai các chính sách xã hội cho người có
công tại địa bàn huyện Vĩnh Thạnh hiện nay, từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra


một số giải pháp khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác chăm
sóc người có công trên địa bàn huyện.
3. Phạm vi nghiên cứu
Người có công tại địa bàn tại xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành
phốCần Thơ.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu thực trạng
chăm sóc người có công đang sinh sống trong tại xã Thạnh Quới - huyện Vĩnh
Thạnh trong năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thực hiện đề tài này em sử dụng nhiều phương pháp, nhưng có
một số phương pháp chung như:
- Phương pháp thu thập thông tin.
+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan thông qua sách chuyên ngành, luật trẻ
em, qua các bài báo cáo, thông tin trên internet…để có nền tảng cơ sở lý luận.
+ Thu thập thông tin thân chủ từ Phòng Lao động và qua các buổi vấn đàm
với thân chủ.
- Phương pháp quan sát.
+ Quan sát trực tiếp khi thân chủ trò chuyện với người khác
+ Khi thân chủ trò chuyện, vấn đàm với nhân viên xã hội.
+ Quan sát thái độ của thân chủ khi nói chuyện và cách biểu lộ xúc cảm, tình
cảm.
- Phương pháp Vấn đàm.
+ Vấn đàm trực tiếp với nhân viên quản lý ca
+ Trực tiếp với thân chủ

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp thông tin.
Thu thập thông tin và xử lý, sàng lọc, phân tích sau đó tổng hợp những
thông tin cần thiết cho chuyên đề của mình.
- Phương pháp lắng nghe tích cực.


PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA
XÃ THẠNH QUỚI – HUYỆN VĨNH THẠNH - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
1.1. Đặc điểm tình hình xã Thạnh Quới - Vĩnh Thạnh - Cần Thơ.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a/ Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Xã Thạnh Quới nằm gần trung tâm huyện Vĩnh Thạnh. Với
diện tích rộng khoảng 3.556.52 ha, có tổng diên tích số dân là15.349 người trong
đó số dân sản xuất nông nghiệp là 10.744 người chiếm 70%. với 7 ấp có địa giới
hành chính.
Hệ thống đường giao thông được nâng cấp mở rộng với nhiều tuyến ngang,
dọc. Trung tâm hành chính xã nằm trên quốc lộ 80 chạy xuyên qua Thạnh tiến thị
Trấn Thạnh an, Thị Trấn vĩnh Thạnh và đấu nối vào tỉnh lộ 919. Phía Tây Bắc giáp
thoại Sơn - An giang, Phía Nam giáp xã Thạnh Tiến, phía Đông giáp xã Thạnh
Lộc
Xã Thạnh Quới vùng ảnh hưởng khí hậu quanh năm mát mẻ. Với vị trí gần
trung tâm huyện nên thuận tiện cho công việc.
Ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh – thành phố Cần Thơ là
đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp phí
hoạt động từ ngân sách nhà nước và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo
quy định của pháp luật.
Trụ sở của xã đặt tại ấp Qui Lân 6 xã Thạnh Quới – huyện Vĩnh Thạnh –
thành phố Cần Thơ. Nằm trên quốc lộ 80 rất thuận lợi về giao thông, gần trung
tâm hành chánh của Huyện, thuận tiện cho các đối tượng chính sách di chuyển tới

khi có vấn đề. Hơi khó khăn đối với các đối tượng trong xã vì đường xá xa sôi.
b/ Điều kiện kinh tế xã hội
Ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới - huyện Vĩnh Thạnh có nguồn hỗ trợ từ
nhà nước những nguồn này đã giúp cho Xã thực hiện tốt chính sách trợ giúp cho
các đối tượng trên đị bàn huyện Vĩnh Thạnh, Nhà nước hỗ trợ tài chính, chi trả
lương cho các bộ công nhân viên,. Hỗ trợ đầu tư xây dựng mua các thiết bị cho cơ
quan.


1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a/ Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ.
Ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới - huyện Vĩnh Thạnh – thành phố Cần Thơ
là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: việc làm,
dạy nghề, lao động; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người
có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; phòng, chống
tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các
dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của phòng và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện và theo qui
định của pháp luật
Cán bộ Thương binh và Xã hội xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra,
kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trụ sở đặt tại huyện Vĩnh Thạnh – thành phố Cần Thơ.
b/ Chức năng quyền hạn nhiệm vụ:
* Trình Uỷ ban nhân dân huyện:
Ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn năm năm và

hàng năm, các chương trình đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm vi quản
lý của xã;
Ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc xã;
* Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện:
Ban hành các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phù hợp với qui hoạch
tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của xã.


* Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án chương trình và các vấn đề khác về lao động,
người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý của huyện theo qui
định của pháp luật.
* Về lĩnh vực dạy nghề:
Tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch, chương trình; dự án phát triển mạng
lưới đào tạo nghề trên địa bàn sau khi được phê duyệt;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề;
tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh; quy chế thi,
kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính
sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề
theo quy định của pháp luật;
Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên
và cán bộ quản lý dạy nghề; tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị
dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp tỉnh;
* Về lĩnh vực người có công:
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với người có
công với cách mạng trên địa bàn xã;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang liệt sỹ,

Huyện đã xây dựng 1 đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ trên địa Thị
Trấn Thạnh An, quản lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ trên
địa bàn được giao;
Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt
sỹ; thông tin, báo tin về mộ liệt sỹ, thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sỹ;
Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động
cho người có công với cách mạng;
Quản lý đối tượng và kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối
với người có công với cách mạng theo quy định;


Hướng dẫn và tổ chức các phong trào Đền ơn đáp nghĩa; quản lý và sử dụng
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa theo quy định của pháp luật. \
* Về lĩnh vực bảo trợ xã hội :
Hướng dẫn và thực hiện các chế độ, chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã
hội trên địa bàn tỉnh;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo, chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội;
Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa
bàn huyện;
Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ trên địa bàn xã.
* Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ,
chăm sóc trẻ em trên địa bàn toàn xã;
Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ
và chăm sóc trẻ em thuộc phạm vi quản lý của xã; xây dựng xã, phường phù hợp
với trẻ em;
Tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, các chương
trình, dự án, kế hoạch quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt;

Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo
quy định của pháp luật; các chế độ chính sách về bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
Quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em của tỉnh theo quy định của pháp luật;
* Về lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội:
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng,
chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng
mại dâm, ma tuý tại các cơ sở tập trung và cộng đồng; hỗ trợ tái hoà nhập cộng
đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về;
Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở giáo dục lao động
xã hội (cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm, người sau cai nghiện
ma tuý) trên địa bàn tỉnh.


Và một số lĩnh vực khác cũng được quan tâm như bình đẳng giới,…
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động
Xã chỉ có 1 cán bộ công chức phụ trách Thương binh và xã và 01 Phó Chủ
tich xã phụ trách mảng văn hóa xã hội;
Cán bộ công chức phụ trách Thương binh và xã được ủy ban xã phân công
phụ trách một lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm pháp luật về các lĩnh vực công
tác được phân công. Khi phó chủ tịch phụ trách mảng văn hóa xã hội vắng mặt,
cán bộ thương binh xã hội được uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi:
- Thời gian làm việc chính thức của cơ quan là từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tổng
thời gian làm việc trong ngày là 8 giờ 00 phút (Sáng: từ 7:00 – 11:00; Chiều:
từ13:00 – 17:00).
- Thời gian nghỉ ngơi: Phép năm (được nghỉ tối thiểu 12 ngày và tối đa 22
ngày);nghỉ bù, nghỉ bệnh, nghỉ hưởng 100% lương; nghỉ lễ, Tết theo quy định của
Nhà nước dành cho người lao động và theo quy định riêng của Trung tâm.
Các chính sách, chế độ với cán bộ nhân viên
Cán bộ nhân viên ở cơ quan được hưởng tất cả các chính sách Nhà nước quy

định, cũng như bộ y tế quy định: như đóng Bảo hiểm, hàng năm được nghỉ lễ nghỉ
tết, hưởng lương theo quy định Nhà nước.
Cuộc sống của nhân viên đa số ổn định, có nhà cửa có sự quan tâm của
Phòng. Hằng năm ngày lễ, tết thì phòng có tổ chức các buổi liên hoan, đi nghỉ đảm
bảo về mặt thể chất lẩn tinh thần. Đây là nguồn động viên lớn đối với cán bộ công
nhân viên chức ở cơ quan để mọi người cùng cung sức với tập thể xây dựng Phòng
Lao Động ngày càng vững mạnh.
1.2.Thuận lợi và khó khăn của của việc chăm sóc người có công ở Thạnh
Quới
1.2.1. Thuận lợi
- Vị trí địa lý:
Phòng có vị trí thuận lợi cho mọi hoạt động, nằm trên địa bàn của xã , nằm
dọc quốc lộ 80 đường giao thông chính thuận tiện cho việc đi lại. Đặc biệt có các


tiểu học các trường trung học, và trường mầm non giao thông thuận lợi cho sự đi
lại giúp cho sự giao lưu với các phòng ban khác và bên ngoài thuận tiện hơn
Phòng nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước. Đảng và nhà nước
cũng coi trọng và đặt con người vào vị trí của cơ quan, luôn quan tâm lo cho hạnh
phúc mọi người, nhất là những con người bất hạnh thiệt thòi trong cuộc sống.
- Đội ngũ cán bộ:
Trung tâm qua nhiều năm xây dựng , phấn đấu và trưởng thành có đội ngũ
cán bộ , công nhân viên giàu kinh nghiệm , công tác nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
Bộ máy lãnh đạo của đơn vi sớm được kiện toàn , năng động sáng tạo, cụ thể
hóa kịp thời chủ trương của Sở cũng như của ngành. Đồng thời giám sát việc thực
hiện của công chức do đó góp phần thúc đẩy nhanh chất lượng vào công việc hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị được giao.
- Về cơ sở vật chất:
Hằng năm cơ quan cũng được bổ xung thêm các thiết bị máy móc kỹ thuật
hiện đại để phục vụ cho công việc như máy tính, máy in,máy photo,... Các cán bộ

công nhân viên cũng được bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ. Bên cạnh những
thuận lợi đó, thì trong quá trình hoạt động cơ quan cũng gặp không ít những khó
khăn.
1.2.2. Khó khăn
Cán bộ làm công tác về mảng người có công còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng, đặc biệt tuyến y tế cơ sở. Nguồn nhân lực có trình độ đại học bổ sung
còn nhiều khó khăn.hiện tại xã chỉ có 1 người nên cũng gặp nhiều khó khăn trong
phân bổ thời gian cho công việc.
Công tác thống kê báo cáo của các tuyến ấp còn nhiều bất cập; nhiều nơi
không gửi báo cáo, báo cáo chậm hoặc số liệu không chính xác.
Độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm hại còn hẹp; tính bền vững
chưa cao. Công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ TIẾN HÀNH CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI XÃ THẠNH QUỚI


2.1. Qui mô, cơ cấu đối tượng
Theo số liệu Phòng LĐTB và XH Huyện Kbang đang quản lí, tính tới thời
điểm tháng 12 năm 2014 thì số đối tượng hưởng chế độ theo Pháp lệnh ưu đãi
người có công như sau:
* Người hoạt động cách mạng trước CM tháng 8/1945 là 2 người trong đó
đều là Cán bộ tiền khởi nghĩa.
* Tổng số liệt sĩ là 172 người
-Liệt sĩ chống Pháp 42 người
-Liệt sĩ chống Mỹ 59 người
-Liệt sĩ XDBVTQ 71 người
Bảng 01: Tổng số thương binh 204 người:
* Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc: 91 người
* Người có công giúp đỡ cách mạng: 1 người

* Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: 27 người
* Người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học: 2
* Bà mẹ việt nam anh hùng: 3 người hiện còn sống 1 người
Qua số liệu trên cho thấy người có công trên địa bàn huyện rất đa dạng,
nhiều loại đối tượng vì vậy việc giải quyết chế độ chính sách và công tác chăm sóc
cho các đối tượng này rất khó khăn, nhưng nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
chiến lược ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện
Chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân trong huyện cần cố gắng
chăm lo cho các đối tượng để họ bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống.
2.2. Quản lý hồ sơ
Quản lý số ghi trên giấy chứng nhận:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý số ghi trên các
loại giấy chứng nhận người có công với cách mạng.
Đối với người có công với cách mạng đang tại ngũ, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội
vụ thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tiếp nhận, quản
lý, sử dụng giấy chứng nhận này.


Hồ sơ là cơ sở để quản lý và thực hiện chính sách đối với đối tượng hưởng
chính sách người có công, là căn cứ để tổ chức khai thác phục vụ cho kế hoạch
công tác của ngành, là văn bản pháp lý để giải quyết các khiếu nại của đối tượng.
Vì vậy, hồ sơ phải được giữ gìn, bảo quản chu đáo, tránh để hư hỏng, mất mát.
Cơ quan quản lý và lưu giữ hồ sơ là cấp Bộ và cấp Sở (có thể là huyện nếu
được Sở phân cấp).
Để đảm bảo việc quản lý đối tượng chặt chẽ chính xác, các địa phương cần
có kế hoạch rà soát, bổ sung đầy đủ các yếu tố, giấy tờ để đảm bảo tính pháp lý của
hồ sơ và việc quản lý.
Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhất thiết phải mở sổ đăng ký
quản lý danh sách theo từng loại đối tượng Sổ đăng ký phải ghi đầy đủ các yếu tố
cần thiết trong hồ sơ, thường xuyên theo dõi bổ sung sự biến động tăng giảm của

đối tượng.
Chỉ đạo các quận, huyện, xã, phường lập sổ quản lý chặt chẽ các đối tượng
hưởng chính sách trên địa bàn, báo cáo kịp thời biến động để Sở điều chỉnh được
kịp thời.
Lập sổ thống kê số lượng đối tượng và tình hình cụ thể chi tiết từng đối
tượng hưởng chính sách và định kỳ báo cáo về Bộ (theo biểu mẫu quy định).
2.3. Tình hình thực hiện chính sách
Tổng hợp kết quả thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng
năm 2013 đã hoàn thành 56 nhà cho đối tượng( trong đó: 45 nhà làm mới và 11
nhà sửa chữa) với tổng số tiền: 4.025 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ 2.020 triệu đồng
và gia đình đóng góp 2.025 triệu đồng) báo cáo về tỉnh.
Tổng hợp danh sách tham mưu UBND Huyện đề nghị Tỉnh phê duyệt đề án
làm nhà cho người có công năm 2014 với tổng số nhà là 91 nhà ( 77 nhà mới, 14
nhà sửa chữa). Đề nghị các xã, trị trấn chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà ở
cho người có công năm 2014 khi phê duyệt đề án.
Tham mưu UBND Huyện phân bổ 121 suất quà của huyện, 12 suất quà của
tỉnh tặng các đối tượng người có công nhân dịp tết Nguyên đán giáp ngọ năm 2014
để các xã, thị trấn xét cho đối tượng.


Cùng với Trưởng ban liên lạc tù chính trị Huyện trực tiếp đến tặng quà cho
21 đối tượng cựu tù chính trị huyện ở xã Đông, thị trấn Kbang, Nghĩa An, Sơ Pai,
Tơ Tung, Kông Lơng Khơng và Kông Bờ La;
Lập hồ sơ đề nghị trợ cấp mai tang phí cho 38 đối tượng có công từ trần
chuyển về tỉnh, đến nay đã có quyết định 38 đối tượng
Cấp 816 thẻ BHXH cho đối tượng người có công;
Cùng với cơ quan quân sự huyện, xã Krong và các đồng chí cán bộ cũ hoạt
động ở đại bàn xã Krong trong kháng chiến tìm kiếm hài cốt Liệt sỹ tại xã Krong;
Tổ chức đưa đón 08 đối tượng đi điều dưỡng tại Quảng Nam đi và về an
toàn; Lập danh sách đối tượng điều dưỡng tại nhà cho 397 đối tượng gửi về Tỉnh.

Xây dựng đề cương tuyên truyền pháp luật năm 2014 về lĩnh vực người có
công và người khuyết tật gửi Phòng Tư Pháp huyện tổng hợp;
Tham mưu báo cáo về việc giải quyết đơn của ông Trương Công Huệ ở tổ
dân phố 9, thị trấn Kbang; Trả lời kiến nghị của ông Đinh B Yưh xã Krong về thực
hiện quyết định 62;
Tham mưu UBND huyện ra quyết định thành lập Ban rà soát thực hiện chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng trong 2 năm (2014-2015) và Kế hoạch rà
soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong 2 năm (20142015); Đồng thời thông báo phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban rà soát.
Tham gia tập huấn về rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng trong 2 năm (2014-2015) tại tỉnh và tổ chức tập huấn cho thành viên
Ban rà soát các xã, thị trấn.
Tham mưu thực hiện Kế hoạch triển khai các hoạt động kỷ niệm 67 năm
ngày thương binh liệt sĩ: Tổ chức viếng các Liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sỹ, Lễ dâng
hương tại Đền tưởng niệm Liệt Sỹ Ka nak, thăm và tặng quà các đối tượng người
có công:
+ Quà của tỉnh: 6 suất x 500.000 = 3.000.000 đồng;
+ Quà của huyện: 100 suất x 500.000 = = 50.000.000 đồng
+ Quà của công ty kinh doanh và phát triển miền núi Gia Lai: 30 suất x
500.000 đồng = 15.000.000 đồng;


Tham mưu Ban quản lý Qũy đền ơn đáp Nghĩa huyện tổ chức lế phát động
ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2014 tại buổi lễ đã thu được trên 60 triệu đồng.
Tiếp nhận kết quả rà soát của các xã, thị trấn tổng hợp báo cáo Tỉnh;
Tiếp nhận 45 hồ sơ người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học
( Sơ Pai : 04 hố sơ, thị trấn 15, xã Đông 03 hồ sơ, ĐăkHlơ 23 hồ sơ) nộp về Sở Lao
Động Thương Binh và Xã Hội Tỉnh.
Tham mưu UBND Huyện hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư Liên tịch
17/2017 của Bộ Lao Động TBXH;
Lập danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục cho hoc sinh sinh viên. Tổng

số HSSV: 58 người, tổng chi phí 475.448.000 đồng
Tiếp nhận 66 hồ sơ đề nghị trợ cấp thờ cúng liệt sỹ chuyển về Tỉnh;
Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách trên địa bàn, báo cáo về Tỉnh.
2.4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp người có công
2.4.1.Chế độ bảo hiểm và quyền lợi về bảo hiểm y tế của người có công
Những đối tượng có công với cách mạng được bảo hiểm y tế bao gồm:
người có công với cách mạng và thân nhân của họ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo
quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo
hiểm y tế
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng những
quyền lợi về chăm sóc sức khỏe theo quy định của luật bảo hiểm y tế số
25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của quốc hội khóa XII và các văn bản
hướng dẫn thi hành
Chế độ điều dưỡng: Là một trong những chế độ rất tốt và đạt hiệu quả cao,
có tầm quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe người có công cách mạng và nó
nhiệt liệt được hưởng ứng
Nó được chia làm 2 phương thức điều dưỡng đó là:
Điều dưỡng mỗi năm 1 lần, bao gồm những đối tượng như sau: Người hoạt
động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ
ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước cách mạng tháng 8 năm 1946, bà mẹ việt
nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương


binh loại B( gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động do thương tật, bênh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình; người có công
giúp đỡ cách mạng được nhà nước tặng Kỷ niệm chương “ Tổ quốc ghi công” hoặc
Bằng “ Có công với nước”; người hoạt động khắng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần, gồm những đối tượng sau: cha đẻ,mẹ
đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; anh hung lực lượng vũ

trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; người hoạt động khắng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động dưới 81%; thương
binh. Bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới
81% đang sống tại gia đình; người hoạt động cách mạng, hoạt động khắng chiến bị
địch bắt tù, đày.
Trong đó có những quy định về kinh phí và nơi điều dưỡng cụ thể:
Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng
Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày ( không kể thời gian đi và về)
Mức chi điều dưỡng: 1.500.000 đồng/người/lần. bao gồm:
Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 1.100.000 đồng
Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường: 100.000 đồng
Qua v tặng đối tượng: 100.000 đồng
Chi khác( khăn mặt, xà phòng, bàn chải,thuốc đánh răng, chụp ảnh,…..)
200.000 đồng
Điều dưỡng tại gia đình
Mức chi điều dưỡng là 800.000 đồng/người/lần
2.4.2.Chế độ chăm sóc sực khỏe cho thương binh
Theo điều 20,21,22 của pháp lệnh ưu đãi người có công thì thương binh
được hưởng các chế độ chăm sóc như sau:
Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả
năng lao động và loại thương binh
Bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao
động ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của


từng người và khả năng của nhà nước; thương binh suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên được nhà nước mua bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống
hoặc trên 18t nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn
hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia

đình thì người phục vụ được nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng.
Cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho thương binh, bênh binh được nhà nước
hỗ trợ cơ sở bật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị,
được miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật
2.4.3. Chế độ chăm sóc đối với bệnh binh
Theo điều 23,24,25 của pháp lệnh ưu đãi người có công thì bệnh binh được
hưởng các chế độ chăm sóc như sau:
Trợ cấp hàng tháng theo tỷ lệ mất sức lao động
Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động;
cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ cào tình trạng bênh tật của
từng người và khả năng của nhà nước
Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được nhà nước mua
bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên 18t nếu còn tiếp tục đi
học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế bị suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên
Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình
thì người phục vụ được nhà nước mua bảo hiểm y tế bà trợ cấp hàng tháng
2.5. Nguồn lực thực hiện
2.5.1. Về đội ngũ cán bộ
Là một huyện còn nhiều khó khăn, đội ngũ nhân viên trong nghành y tế
Huyện hiện nay rất mỏng, chưa thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân.
Cán bộ công nhân viên Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội
Y bác sĩ, hiện nay trình độ của các y bác sỹ còn thấp, chủ yếu có bằng đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, thạc sĩ chỉ có 1 người


Bên cạnh đó thái độ phục vụ người bệnh chưa đạt hiệu quả, người dân phàn
nàn nhiều về đội ngũ y tá bác sỹ.
2.5.2. Về chính quyền địa phương và cộng đồng

Hiện nay việc thực hiện chế độ chăm sóc NCC được thể hiện qua việc tổ
chức các hoạt động” đền ơn đáp nghĩa”
Để động viên tinh thần cho NCC về mặt tinh thần chính quyền địa phương
thường tổ chức các buổi lễ đề NCC có thể gặp gỡ, trò chuyện động viên nhau
nhưng do hình thức tổ chức chưa phong phú thiếu sự đa dạng nên chưa thu hút
được nhiều nguwoif tham gia
Hằng năm cũng có sự đóng góp hàng mấy trăm triệu của các nhà hảo tâm
quyên góp ủng hộ của các cá nhân,cơ quan doanh nghiệp.
2.5.3. Về gia đình người có công
Có thể thấy, kiểu gia đình gồm nhiều thế hệ sống chung với mối quan hệ
khăng khít là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong
gia đình, đặc biệt là gia đình người cao tuổi, thương binh, bệnh binh. Môi trường
gia đình coa ảnh hưởng quyết định và gần gũi nhất đối với sự suy giảm hay ổn định
sức khỏe của họ.
Trong gia đình thì có sự thoải mái giũa con cháu, họ tìm được cảm giác bình
yên, sựu thảo mãn và vui vẻ. Các mối quan hệ trong gia đình như quan hệ giữa cụ
ông và cụ bà, giữa các cụ và con cháu có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, tâm
trạng, là nguồn trợ giúp về vật chất cũng như tinh thần lúc ốm đâu bệnh tật.
Ngày nay, NCC được con cái chăm sóc chu đáo hơn, do họ nhận thức tốt
hơn về trách nhiệm đối vơi cha mẹ cũng như có kiến thức tốt hơn nên biết chăm
sóc cha mẹ hơn.
Tuy nhiên, tình trạng đô thị hóa ở vùng nông thôn, vùng núi hiện nay làm
cho con cái ít có thời gian chăm sóc cha mẹ. NCC chủ yếu chỉ được con cái chăm
sóc khi ốm đau. NCC hiện tại thường tự chăm sóc là hình thực phổ biến, một số
nhà họ còn là người chăm sóc cho con cái gia đình.
2.5.4. Về bản thân NCC.


Có thể nói NCC là chủ thể của quá trình chăm sóc sức khỏe và là yếu tố
quyết định tình trạng sức khỏe của mình.

Mặc dù đa số NCC thuộc nhóm cao tuổi nhưng họ đều có ý thức và hợp tác
vơi mọi người đặc biệt là gia đình trong việc khám chữa bệnh cho bản thân.
Có một thực tế là, kiến thức về phòng bệnh của NCC có điều kiện kinh tế
thấp, kém hơn các nhóm khác vì họ có rất ít cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ y tế;
bệnh viện, trạm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe, cũng như không có thời gian để
tìm hiểu kiến thức phòng chống bênh tật.
Bên cạnh đó, đối với NCC dường như khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế,
phương tiện đi lại và tâm lý ngại làm phiền con cái cũng là những yếu tố ảnh
hưởng tới việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế. Hầu hết người có công mong muốn
được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà, khám ở những cơ sở y tế có đầy
đủ trang thiết bị, và phương pháp chữa bệnh tốt nhất.
2.5.5. Nguồn từ ngân sách nhà nước
Hàng năm Nhà nước dành hơn 11.000 tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước để
thực hiện chính sách trợ giúp người người có công nhằm đảm bảo đời sống cho đối
tượng đối tượng người có công. Ngoài chính sách trợ cấp, Nhà nước còn có chính
sách ưu đãi trong y tế hàng năm kinh phí nhà nước chi hàng chục tỉ đồng cho việc
ưu đãi trong y tế như việc cấp phát thuốc miễn phí, phát thẻ bảo hiểm y tế.
Ngành Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp
với Bộ tài chính quản lý nguồn kinh phí ưu đãi đối với người có công và tổ chức
chi trả. Kinh phí ưu đãi đối với người có công do Bộ tài chính cấp ủy quyền cho
các Sở Tài chính – vật giá tỉnh thành phố trực thuộc trung ương để chuyển cho Sở
lao động – Thương binh và xã hội theo dự toán đã được Bộ Lao đông – Thương
binh và xã hội duyệt. Hàng năm, hàng quý Bộ Lao động – Thương binh và xã hội
lập dự toán chi tiết về kinh phí đối với người có công, gửi Bộ Tài chính làm căn cứ
xây dựng dự toán và cấp phát kinh phí.
Để trợ giúp cho đối tượng này thì cần có một nguồn ngân sách rất lớn hiện
này thì ngân sách được trích ra từ: Ngân sách nhà nước.


Ngoài ra kinh phí để chi thực hiện chế độ trợ cấp và phụ cấp trên được bố trí

trong dự toán chi bảo đảm xã hội của ngân sách địa phương hàng năm theo quy
định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân
sách nhà nước và nguồn ngân sách từ địa phương.
2.5.6. Nguồn từ quỷ Bảo hiểm y tế
Hằng năm bộ y tế cũng chi hàng chục tỷ đồng trong việc khám chữa bệnh và
cấp phát thẻ Bảo hiểm miễn phí cho những người có công.
2.6. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách
Hệ thống các văn bản chính sách xã hội trên lĩnh vực ưu đãi xã hội đối với
người có công tuy đã được quan tâm xây dựng nhưng vẫn còn một số bất cập.Về
hình thức văn bản , phần lớn các văn bản pháp luật về chính sách xã hội của Nhà
nước là những văn bản dưới luật, giá trị pháp lý không cao. Cho nên thường phải
sửa đổi bổ sung cho phù hợpvới tình hình thực tế, do đó mà trở nên chống chéo,
mâu thuẫn và chắp vá, rất khó vận dụng.
Chính sách của Nhà nước thì nhiều, mỗi nghành mỗi bộ điều đưa ra các
chính sách khác nhau, khó hòa quyện vào nhau sao cho tốt. Các thông tư hướng
dẫn thực hiện không rõ ràng, nên khi thực hiện thì không đúng với các quy định,
chu trình tiếp nhận đối tượng dài dòng nên mỗi khi nhận thêm đối tượng mới rất
dài dòng.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI CÓ
CÔNG LÀ THƯƠNG BINH.
Họ tên TC: Lê văn Long

Giới tính: Nam

Địa chỉ đối tượng: Ấp Qui Lân 6 - xã Thạnh Quới - huyện Vĩnh Thạnh – TP,
Cần Thơ.
Địa điểm thực hiện: Ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới (ấp Qui Lân 6 – xã

Thạnh Quới – Huyện Vĩnh Thạnh).
Phúc trình lần thứ: 1
Mục tiêu của lần phúc trình: Tạo lập mối quan hệ với lãnh đạo, các cô chú
anh chị trong cơ quan và xác định đối tượng.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Bé Thảo
Mô tả nội dung cuộc vấn đàm
Đúng 8h ngày 29 tháng 3 năm 2019 tôi có mặt tại Ủy ban nhân dân xã Thạnh
Quới - Huyện Vĩnh Thạnh, tới nơi thì gặp anh Thiện phó chủ tịch ủy ban nhân
dân xã Thạnh Quới phụ trách bên văn hóa xã hội xã Do tôi làm ở ủy ban nên
gặp anh Thiện trao đổi cũng thuận tiện và dễ dàng như trong kế hoạch của tôi.
Anh Khởi: Đây là sinh viên thực tập có gì thì khởi giúp đỡ em nha. Để tiện
cho em làm báo cáo thì Khởi là cán bộ công chức thương binh xã hội xã dẫn
em theo hướng dẫn công việc cũng như hỗ trợ em nó làm báo cáo nha. Cần gì
thì cứ hỏi anh nha em.
SVTT: Dạ em cảm ơn anh, cảm ơn anh ạ.
Anh Khởi: Giới thiệu với cả phòng đây là sinh viên xin thực tập tại cơ quan
mình có gì mọi người giúp đỡ em nha.
SVTT: Em chào mọi người ạ, em tên Thảo mới xin vào thực tập tại cơ quan
mình, có gì mong các anh các chị giúp đỡ em với nha.
Anh khởi: Ừ. Có gì khó khăn mọi người sẽ sẵn sàng giúp đỡ.
Anh Khởi: Bây giờ anh sẽ giới thiệu qua về lịch sử hình thành, tình hình hoạt
động cũng như cơ sở vật chất của xã. Anh Khởi nói khoảng 30 phút. anh chỉ
trình bày sơ bộ vậy nếu như em cần thông tin nào thì hỏi sau nhau.


×