Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

ĐẢNG bộ TỈNH bà rịa – VŨNG tàu LÃNH đạo xây DỰNG và PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 84 trang )

Học viên : Lê Thị Thanh Phương
Lớp: CH LSĐ ( 2007 – 2010 )
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN LUẬN VĂN “ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (1991 – 2010)”.
1. Lý do chọn đề tài:
Các Khu công nghiệp (KCN) có vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước. Nó đã và đang tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới,
hiện đại, có giá trị lâu dài đối với các địa phương có KCN và trên phạm vi cả nước.
Các KCN đã huy động được một lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh
tế trong và ngoài nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất
nước, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương và cả nước theo hướng ngày
càng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Nhờ có các KCN, sản xuất kinh doanh đã đa dạng hóa về ngành nghề, trình độ thiết bị
công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm được nâng cao, các mối quan hệ, hợp
tác quốc tế được mở rộng.
Sự phát triển của các KCN có tác dụng lan tỏa tích cực tới trình độ phát triển của
các vùng, các ngành và các lĩnh vực. Các KCN ra đời đã tạo nên những vùng công
nghiệp tập trung, tác động đến sự phát triển của các cơ sở nguyên liệu, nâng cao giá trị
nông sản hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ, tạo nên sự liên kết
ngành chặt chẽ giữa các nhà máy trong cùng một KCN hoặc giữa các KCN với nhau.
Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, nâng cao trình độ dân trí, thực hiện các chính sách xã hội và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam,
có nhiều lợi thế để phát triển các KCN. Bởi lẽ, Tỉnh Bà rịa- Vũng tàu nằm trong vùng
năng động nhất về phát triển kinh tế của cả nước, khu vực và thế giới. Điều kiện giao
1


thông đường bộ, đường thủy (đặc biệt là cảng nước sâu), đường sắt, đường không rất


thuận lợi. Khí hậu mát mẻ, ít bị thiên tai bão lụt gây thiệt hại, tỉnh có quỹ đất phi nông
nghiệp rộng chi phí đền bù thấp, có nguồn khí đốt để phát triển các KCN. Từ khi thành
lập tỉnh (1991), nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế- xã hội, trên cơ
sở những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã
có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển các KCN của địa bàn tỉnh. Nhờ sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng bộ, các khu công nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng
ngày một đồng bộ, đời sống của nhân dân được nâng cao.
Vì vậy, nghiên cứu các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh trong
quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển các KCN để thấy được sự năng động, sáng tạo
và rút ra những bài học kinh nghiệm là điều cần thiết, góp phần thúc đẩy, hoàn thiện hơn
nữa quá trình phát triển các KCN tỉnh. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “ “ĐẢNG BỘ
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP (1991 – 2010)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2.

Lịch sử nghiên cứu
Ngày 25 tháng 05 Năm 1996 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 333/QĐTTg thành lập KCN Mỹ Xuân A, Khu công nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bà rịaVũng tàu. Trong khoảng thời gian 14 năm, từ năm 1996 đến 2010 tỉnh Bà rịa-Vũng tàu
đã thành lập và phát triển được 12 KCN. với tổng diện tích khoảng 5.777 ha. Số lượng
các KCN được thành lập và phát triển không nhỏ nhưng công trình nghiên cứu về các
khu công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn ít
Cụ thể là: Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Văn Chinh, Hà Nội, 2006
về “Hoạch định Chiến lược phát triển các KCN tỉnh Bà rịa-Vũng tàu đến năm 2015”.
Tác giả đã Phân tích môi trường phát triển các KCN tỉnh Bà rịa-Vũng từ đó hoạch định
Chiến lược phát triển các KCN tỉnh Bà rịa-Vũng tàu đến năm 2015
Công trình nghiên cứu khoa học: “Tác động của quá trình công nghiệp hoá
và đô thị hoá trên lĩnh vực xã hội ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu – Đề
xuất giải pháp”, Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Tuấn Triết, Cơ quan chủ trì: Viện
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG
2



TÀU Sở khoa học và Công nghệ, 2008. Tác giả đã phát hiện, đánh giá đúng thực
trạng những tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá trên lĩnh vực xã
hội; từ đó đề xuất giải pháp và hoạch định chính sách phát huy những tác động tích
cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, giải quyết các vấn đề xã hội trên địa
bàn, tạo điều kiện cho trung tâm công nghiệp Tân Thành cũng như các KCN trên
địa bàn vượt qua những thách thức để phát triển nhanh hơn, phát triển ổn định và
phát triển bền vững.
Ngoài ra, có một số tác phẩm, bài viết có đối tượng nghiên cứu là các khu
công nghiệp nhưng ở cấp độ quốc gia .Cụ thể như:
Ngô Thế Bắc (2000), “Khu chế xuất – khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, tạp
chí nghiên cứu kinh tế, số 265. Tác giả trình bày cụ thể thực trạng đồng thời đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển Khu chế xuất – khu công nghiệp ở Việt Nam.
- Nguyễn Chơn Trung – Trương Giang Long (2004), phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG HN.
Tác giả đã nghiên cứu về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước
về khu công nghiệp, khu chế xuất bên cạnh đó còn khẳng định tiềm năng, động lực của
các khu công nghiệp, khu chế xuất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học ngày 9/4/2004 tại trường Đại học khoa học xã hội và
Nhân văn TPHCM với nội dung Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: những vấn đề kinh
tế - văn hóa – xã hội. Hội thảo đã thảo luận những vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có đề cập đến lợi thế và tiềm năng phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu đặc biệt là phát triển các KCN của tỉnh.
Các công trình, bài viết nêu trên chủ yếu đề cập đến lĩnh vực kinh doanh, đầu tư
cũng như cơ chế quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước nói chung và
của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng. Tuy nhiên chưa có một công trình nào trực tiếp
nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lãnh đạo và xây dựng các khu công
nghiệp tỉnh. Tuy nhiên những công trình, bài viết …nói trên là nguồn tư liệu quý làm cơ

sở cho việc nghiên cứu sâu hơn, kế thừa, phát triển để hoàn thành tốt đề tài.
3 .Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3


Đề tài thực hiện nhằm vào các mục đích sau: Làm rõ quá trình lãnh đạo xây
dựng và phát triển các KCN của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (từ 1991- 2010).
Chứng minh được sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ trong lãnh đạo phát triển phát
triển các KCN của tỉnh. Qua đó, tổng kết những kinh nghiệm và xây dựng những đề
xuất để tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong việc lãnh đạo xây dựng và
phát triển các KCN đáp ứng yêu cầu giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ cần phải giải quyết sau:
-

Trình bày một cách khái quát đặc điểm vị trí địa lý – kinh tế - xã hội và thực trạng
phát triển khu công nghiệp của BR – VT trước 1991.

- Phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về
phát triển các KCN từ 1991- 2009
-Tổng kết những kinh nghiệm lãnh đạo phát triển các KCN của Đảng bộ để vận
dụng những kinh nghiệm đó hiệu quả hơn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
4 .Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khi thực hịên đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý luận, lập trường quan điểm của Chủ
nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phuơng pháp luận khoa
học: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra do tính chất đặc
thù của đối tượng nghiên cứu nên đề tài cũng áp dụng một số phương pháp xã hội
hoc, phương pháp kinh tế học (thống kê, mô tả, phân tích hệ thống…).
Việc sưu tầm tài liệu luận văn có thể được bổ sung bằng các cuộc phỏng vấn

với một số người có vai trò trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, nhằm bổ sung tư
liệu để làm sáng tỏ một số vấn đề.
5. Giới hạn đề tài
4


Dưới góc độ khoa học Lịch Sử Đảng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu Đảng bộ
tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu lãnh đạo xây dựng và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh
(1991 – 2010).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở phân tích những chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Bà RịaVũng Tàu trong lãnh đạo xây dựng và phát triển các KCN, đề tài giúp cho các nhà lãnh
đạo, quản lý các khu công nghiệp thấy rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ để tổ chức điều
hành các khu công nghịêp phát triển đúng hướng tạo ra năng suất, chất lượng hiệu quả
cao góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và của đất nước.
Có thể làm tư liệu cho Đảng bộ tỉnh nghiên cứu phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ
đạo phát triển các khu công nghiệp tỉnh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu,danh mục TLTK, phụ lục, Đề tài gồm 3 chương, Trong đó:
Chương I: Thực trạng phát triển khu công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu trước năm
1991.
1.
Đặc điểm vị trí địa lý – kinh tế - xã hội của Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.
Thực trạng phát triển khu công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu trước năm 1991.
Tiểu kết:
Chương II: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lãnh đạo xây dựng và phát triển khu công
nghiệp (1991 - 2010).
1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc hình thành và phát triển các
khu công nghiệp
2.Đảng bộ tỉnh BR – VT trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về việc

xây dựng và phát triển các khu công nghiệp
3. Kết quả lãnh đạo xây dựng và phát triển khu công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa –
Vũng tàu
Tiểu kết:
Chương III: Những kinh nghiệm rút ra và những đề xuất nhằm phát triển các khu công
nghiệp
1.
Kinh nghiệm
2.
Đề xuất.
Kết luận

5


Chương 1: Thực trạng phát triển khu công nghiệp của Bà
Rịa – Vũng Tàu trước năm 1991.
1.1 Những tiềm năng, lợi thế phát triển các khu công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu
1.1.1 Đặc điểm lịch sử, địa lý tự nhiên
Năm 1698, mảnh đất Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức được khai sinh, khi mà
chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Lê Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh
lý vùng Đồng Nai- Gia Định, lập ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và
Tân Bình. Huyện Phước Long được chia làm 4 tổng trong đó có Phước An là phần
đất ngày nay của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
Năm 1808, Gia Long đổi trấn Gia Định làm Gia Định thành, vùng đất Bà
Rịa- Vũng Tàu được gọi là huyện Phước An, thuộc trấn Biên Hòa, thành Gia Định.
Năm 1832, cơ cấu hành chính được thay đổi, bỏ cấp Gia Định thành , Bà
Rịa- Vũng Tàu lúc này thuộc huyện Phước An của tỉnh Biên Hòa.
Năm 1850, phủ Phước Tuy được nhà Nguyễn đặt lại gồm 2 huyện Long
Thành và Phước An.

Ngày 05 tháng 06 năm 1862, Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết gồm 12
khoản, trong đó có 3 khoản ghi: nhường trọn chủ quyền cho Pháp 3 tỉnh là Biên
Hòa (trong đó có vùng đất Bà Rịa- Vũng Tàu), Gia Định, Định Tường và đảo Côn
Lôn.
Tháng 4 năm 1865, Phủ Phước Tuy được đổi thành Sở tham biện Bà Rịa.
Năm 1876, Phủ Phước Tuy trở thành tỉnh Bà Rịa mới.
Năm 1887, thực dân Pháp chia tỉnh Bà Rịa thành Bà Rịa và Cap Saint
Jacques (Vũng Tàu).

6


Ngày 01 tháng 5 năm 1895, thực dân Pháp thành lập thành phố Cap Saint
Jacques (Vũng Tàu).
Năm 1899, thực dân Pháp lập lại tỉnh Bà Rịa bao gồm cả thành phố Vũng
Tàu.
Năm 1929, thành phố Vũng Tàu được tách ra khỏi Bà Rịa để thành lập một
tỉnh mới có tên là Cap Saint Jacques.
Tháng 5 năm 1951, Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết
định hợp nhất 2 tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn thành Tỉnh Bà- Chợ.
Năm 1955, tỉnh Bà -Chợ được tách ra làm hai tỉnh: Bà Rịa và Chợ Lớn. Tỉnh
Bà Rịa lúc này gồm các huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Châu Thành, Thị
xã Vũng Tàu và Cần Giờ.
Tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn cải tổ địa giới hành chính các tỉnh
Nam Bộ, sát nhập Vũng Tàu vào Bà Rịa, đổi tên thành tỉnh Phước Tuy.
Tháng 3 năm 1963, theo chủ trương của Khu ủy miền Đông, 2 tỉnh Biên Hòa
và Bà Rịa sát nhập thành tỉnh Bà Biên.
Tháng 12 năm 1963, tỉnh Bà Biên bị giải thể chia thành hai tỉnh Bà Rịa và
Biên Hòa.
Tháng 8 năm 1966, Trung ương Cục quyết định thành lập tỉnh Long Bà Biên

trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh Long Khánh, Bà Rịa, Biên Hòa.
Tháng 10 năm 1967, Trung ương Cục bố trị lại chiến trường, giải thể Khu ủy
miền Đông Nam Bộ, thành lập 5 phân khu. Hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch
thuộc tỉnh Long Bà Biên sát nhập vào huyện Thủ Đức và quận I (Sài Gòn) để
thành lập Phân khu 4, phần còn lại thành lập tỉnh Bà Rịa - Long Khánh.
Tháng 8 năm 1972, Trung ương Cục quyết định thành lập lại Khu ủy miền
Đông Nam Bộ, thành lập lại tỉnh Bà Rịa - Long Khánh gồm các huyện Định Quán,

7


Xuân Lộc, Long Khánh, Cao Su, Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc, thị xã Cấp và
thị xã Bà Rịa.
Ngày 30 tháng 5 năm 1979, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam quyết định thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Ngày 12 tháng 9 năm 1991, Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 9 quyết định
thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên cơ sở Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và 3
huyện Long Đất, Châu Thành, Xuyên Mộc tách từ tỉnh Đồng Nai.
Tháng 12 năm 2001, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tổ
chức kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngày 09/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2003/NĐ - CP
về việc thành lập xã, phường thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành, chia
huyện Long Đất thành huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vị trí địa lý của tỉnh Bà rịa - Vũng tàu có nhiều lợi thế để phát triển các
KCN. Là một tỉnh thuộc Vùng miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, phía bắc giáp
tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Bình
Thuận, phía nam giáp biển đông (xem hình 1.1). Tổng chiều dài địa giới trên đất
liền là 162 km, trên bờ biển là 305 km, diện tích tự nhiên khoảng 1.989,6 km², dân
số 994.837 người (Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009), mật độ 502
người/ km². Có 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh gồm: thành phố Vũng Tàu, thị

xã Bà Rịa và 6 huyện: Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc,
Côn Đảo.
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
của đại dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C; sự thay đổi nhiệt độ của các
tháng trong năm không lớn. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 –
2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm
thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm; và 10%
8


tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Nằm trong
vùng ít có bão. Khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du
lịch, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao
su, cà phê) và cho phát triển một nền lâm nghiệp đa dạng.

Hình 1.1 Bản đồ quy tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2015

Bà Rịa- Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân
bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Các đường quốc lộ 51,55,56
cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan
hệ toàn diện của Bà Rịa- Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát
chạy vòng theo bờ biển. Phần đất liền chiếm 96% diện tích của tỉnh, quần đảo Côn
Đảo chiếm 4% diện tích của tỉnh gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn có
diện tích lớn nhất rộng 57,5 km2, cách Vũng Tàu 180 km.

9



Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi
cao 100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo.
Nguồn nước của Bà Rịa- Vũng Tàu chủ yếu do ba con sông lớn cung cấp, đó
là sông Thị Vải, đoạn chảy qua tỉnh dài 25 km; sông Dinh đoạn chảy qua tỉnh dài
30 km; sông Ray dài 120 km. trên các con sông này có 3 hồ chứa nước lớn là hồ
Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha.
Tài nguyên khoáng sản Bà Rịa- Vũng Tàu rất phong phú và đa dạng, đáng
kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Tổng trữ
lượng tiềm năng dầu khí theo xác minh năm 2000 vào khoảng 2.500- 3.500 triệu
m3. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm: đá xây dựng, đá ốp lát, cát thủy tinh,
cao lanh, cát xây dựng…Hiện nay, tỉnh đã xây dựng 19 mỏ với tổng trữ lượng 32
tỷ tấn, phân bố hầu khắp các huyện trong tỉnh.
Vị trí địa lý của tỉnh Bà rịa-Vũng tàu rất đặc biệt: là cửa ngõ hướng ra biển
đông của Vùng đông nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, quanh năm
nắng ấm, ít gió bão, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các
ngành kinh tế biển như: công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng cảng
và vận tải đường biển, du lịch tắm biển, nghỉ ngơi vui chơi giải trí, khai thác và chế
biến hải sản. Vị trí của tỉnh dễ trở thành đầu mối giao thông của khu vực, nơi trung
chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế bao gồm cả đường biển, đường
sông, đường bộ, đường sắt và đường ống.
Tóm lại qua việc phân tích đặc điểm lịch sử, địa lý tự nhiên, rút ra những cơ
hội đối với sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bà rịa-Vũng tàu như sau:
- Tỉnh Bà rịa- Vũng tàu nằm trong vùng năng động nhất về phát triển kinh tế
của cả nước, khu vực và thế giới.
- Điều kiện giao thông đường bộ, đường thủy (đặc biệt là cảng nước sâu),
đường sắt, đường không rất thuận lợi. Khí hậu mát mẻ, ít bị thiên tai bão lụt gây
thiệt hại, tỉnh có quỹ đất phi nông nghiệp rộng chi phí đền bù thấp, có nguồn khí
đốt để phát triển các KCN.
10



1.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội
Bà Rịa- Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh
tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trữ lượng, tài nguyên dầu khí
đã đưa Bà Rịa- Vũng Tàu trở thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí
lớn nhất Việt Nam. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỷ lệ các mũi khoan thăm dò,
tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương
mại lớn như: Bạch Hổ (175- 300 triệu thùng), Mỏ Rồng (100-150 triệu thùng), Đại
Hùng (300- 600 triệu thùng), Thanh Long (250- 500 triệu thùng). Sản lượng khai
thác dầu thô của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt khoảng 15 triệu tấn/ năm, đưa Việt
Nam trở thành quốc gia thứ 4 ở Đông Nam Á và 44 trên thế giới về khai thác dầu
thô và xuất khẩu dầu, đóng góp một phần quan trọng trong GDP của tỉnh.
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa -Vũng Tàu còn là một trong những
trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung
tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng
của cả nước ( 4000MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước).

Tỉnh hiện có

14 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 8.801.58 ha. Trong đó 06
KCN đã đi vào hoạt động gồm: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân
A2, Mỹ Xuân B1 – Conac và Cái Mép; 08 KCN còn lại hiện đang thực hiện công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm: Phú Mỹ II, Phú Mỹ III, Mỹ Xuân B1 –
Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1 – Đại Dương, KCN Dầu khí Long Sơn (thành lập tháng
7/2008), KCN Châu Đức (thành lập tháng 10/2008), KCn Đất Đỏ (thành lập tháng
9/2009), KCN Phú Mỹ III (thành lập tháng 10/2009), KCN Long Hương (thành lập
tháng 12/2009). Tính đến thời điểm ngày 20/6/2010 có 213 dự án đầu tư còn hiệu
lực, trong đó có 142 dự án đã đi vào hoạt động, 71 dự án đang trong giai đoạn đầu
tư xây dựng hoặc mới được cấp phép đầu tư, 108/213 dự án đầu tư trong nước, 105
dự án đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đăng ký đầu tư là 13.916 triệu USD. Tổng diện

tích đất thuê là 2.069,57 ha. Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000

11


tấn/năm), sản xuất polyethylene (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất
thép…
Về lĩnh vực cảng biển, kể từ khi Chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại
nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển
chính của khu vực Đông Nam Bộ. Hệ thống các cảng biển, cảng sông, kho bãi
được hình thành bao gồm các cụm cảng phục vụ dầu khí, khu công nghiệp, xuất
nhập khẩu, thủy sản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. Các cảng lớn
tập trung chủ yếu ở Vũng Tàu, Thị Vải, nơi có độ sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng
trên 50.000 tấn cập cảng.
Bà Rịa- Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và nhiều bãi cát
đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng. Biển Bà Rịa - Vũng
Tàu có vùng nước sâu, tiếp cận hải lưu và cửa sông lớn giàu phù sa thu hút nhiều
sinh vật biển, nhiều loại thức ăn thực vật tạo nên một vùng có môi trường sinh
trưởng tốt cho cá. Nước biển ấm quanh năm, đáy biển bằng phẳng, có diện tích
lớn với nhiều cửa sông, cửa rạch chảy vào nên rất phong phú về chủng loại hải
sản.Theo tài liệu điều tra, biển Bà Rịa- Vũng Tàu có trên 661 loài cá, 35 loài tôm,
23 loài mực, khả năng cho phép khai thác các loại hải sản khoảng 200.000 tấn/
năm. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 4.600 tàu đánh cá với công suất 408.200CV, trong
đó tàu có công suất khai thác vùng ngoài khơi hơn 2000 chiếc.
Mặc dù công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh, nhưng nông nghiệp cũng có những thế mạnh nhất định. Diện tích đất nông
nghiệp toàn tỉnh là 126.973 ha, trong đó diện tích đất gieo trồng cây hàng năm là
68.500 ha, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả là 58.473 ha. Quỹ đất của tỉnh
rất đa dạng, phong phú, có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, trong đó có
nhóm đất đỏ bazan thuộc loại rất tốt, có diện tích gần 64.000 ha thích hợp để phát

triển cây công nghiệp dài ngày và cây màu như cao su, cà phê, điều, tiêu, cây ăn
trái…
Hiện nay, kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa với cơ cấu “công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp”.
12


Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính:
Thành phố Vũng Tàu, là đô thị loại II, có diện tích tự nhiên 177,6 km2 ; dân
số khoảng 220.000 người (?), hiện là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
Thành phố Vũng Tàu là một bán đảo gồm 17 phường và một xã đảo Long Sơn.
Vũng Tàu đã có tuổi đời hơn một trăm năm kể từ khi cái tên Cap Saint Jacques (tên
Vũng Tàu xưa) ra đời vào năm 1895. Vũng Tàu có vị trí đặc biệt quan trọng, ba
mặt giáp biển, là cửa ngỏ phía Nam của Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát triển
quan hệ giao lưu quốc tế. Theo quy hoạch xây dựng tổng thể thành phố Vũng Tàu
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nơi đây sẽ là thành phố du lịch, cảng biển,
dầu khí, và là trung tâm tài chính thương mại. Trong chiến lược phát triển kinh tế
của cả nước và vùng Đông Nam Bộ, Vũng Tàu có vị trí đặc biệt quan trọng cùng
với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương hình thành một vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước.
Thị xã Bà Rịa, có diện tích tự nhiên khoảng 90 km 2 , dân số trên 80.000
người. Bà Rịa được nâng cấp thành thị xã vào năm 1995 gồm có 7 phường và 2 xã.
Thị xã Bà Rịa được xe như là đô thị thứ hai sau thành phố Vũng Tàu.Tương lai Bà
Rịa sẽ trở thành đô thị loại II và là trung tâm hành chính, đào tạo, khoa học kỹ
thuật, công nghiệp và văn hóa của tỉnh.
Huyện Long Điền, diện tích tự nhiên là 7.699.36 ha; dân số khoảng 110.485
người; có 7 đơn vị hành chính gồm 5 xã và 2 thị trấn. Huyện Long Điền được tách
ra từ huyện Long Đất và đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2004. Huyện Long
Điền có 15 km bờ biển với nhiều bãi tắm lý tưởng, có thương hiệu “Du lịch Long
Hải”. Hiện nay, huyện đang hình thành các điểm du lịch sinh thái rừng- biển ở khu

vực Cửa Lấp- Phước Tỉnh- Phước Hưng, Long Hải, Đèo Nước Ngọt, chân núi
Minh Đạm.
Huyện Đất Đỏ, là huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu được chia tách
từ huyện Long Đất vào cuối năm 2003. Diện tích tự nhiên 18.957.63 ha; dân số
62.683 người; có 8 đơn vị hành chính. Huyện Đất Đỏ có rất nhiều các di tích lịch
13


sử thu hút du khách đến tham quan, trong đó có ngôi nhà tưởng niệm nữ anh hùng
Võ Thị Sáu.
Huyện Xuyên Mộc, là một huyện nông nghiệp, có diện tích tự nhiên là
64.219 ha, dân số trên130.000 người. Đến Xuyên Mộc, du khách có thể tham quan,
nghỉ dưỡng ở khu du lịch sinh thái Bình Châu- Phước Bửu, tắm suối nước nóng
Bình Châu.
Huyện Tân Thành, là một huyện cửa ngõ của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Tổng
diện tích đất tự nhiên là 341, 52 km dân số hơn 92.000 người, đơn vị hành chính có
8 xã và 1 thị trấn. Trong tương lai, các khu công nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng
thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển. Với ưu thế về địa lý, thế mạnh về công
nghiệp – dịch vụ, thương mại, huyện Tân Thành đã trở thành một trong ba địa
phương có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất của tỉnh.
Huyện Châu Đức, có diện tích tự nhiên khoảng 422,598 km 2 , dân số
143,997 người, đơn vị hành chính có 13 xã và một thị trấn. Châu Đức là một huyện
có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, với ưu thế có một vùng đất đỏ bazan,
huyện đã xác định phát triển kinh tế theo cơ cấu “nông nghiệp-dịch vụ-công
nghiệp”, trong đó nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu. Trong 13 năm qua ,
kể từ khi thành lập(2-6-1994), nông nghiệp luôn là ngành kinh tế mũi nhọn và là
niềm tự hào trong phát triển kinh tế của huyện. Đến Châu Đức, du khách có thể
tham gia lễ hội Cồng Chiêng của bà con dân tộc Châu Ro.
Huyện Côn Đảo, có diện tích tự nhiên là 76 km 2 , dân số trên 4000 người,
đơn vị hành chính có 09 khu tự quản. Côn Đảo, mảnh đất thiêng của Tổ quốc, nơi

mà 113 năm được mệnh danh là “địa ngục của trần gian” qua hai cuộc chiến tranh
Pháp và Mỹ đã chứng kiến bao tấm gương anh dũng hy sinh của các chiến sỹ cách
mạng. Giờ đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Côn Đảo trở thành địa
phương có nền kinh tế phát triển ổn định. Trung ương và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
đang xác định chiến lược xây dựng Côn Đảo thành một hòn đảo giàu và đẹp.

14


Các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Dân tộc kinh chiếm đa
số khoảng 97,25%, dân tộc Hoa chiếm khoảng 1,73%, dân tộc Tày chiếm khoảng
0,07%, dân tộc Khơ Me chiếm khoảng 0,15%, dân tộc Châu Ro chiếm khoảng
0,06%, còn lại các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Qua việc phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội, rút ra những cơ hội đối với sự
phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bà rịa-Vũng tàu như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập GDP bình quân đầu người liên tục
tăng sẽ phát sinh những nhu cầu mới cho việc sản xuất của các nhà máy trong
KCN, tạo điều điều kiện thu hút nhiều dự án vào KCN.
- Thu hút các nguồn vốn đầu tư và xuất khẩu tăng sẽ có thêm nguồn lực cho
việc phát triển các KCN.
- Tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng tiền Việt Nam
tương đối ổn định, các chỉ số về dư nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài nằm trong
giới hạn an toàn cho phép, cơ cấu kinh tế hướng mạnh về công nghiệp đã tạo lòng
tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN.
- Cả nước cũng như tỉnh Bà rịa-Vũng tàu có nguồn lao động trẻ dồi dào,
hàng năm đều được bổ sung thêm một số lượng lớn. Chi phí nhân công tương đối
rẻ so với khu vực và thế giới, đang là những điều kiện thuận lợi cho các KCN lựa
chọn tuyển dụng công nhân.
1.1.3 Các lợi thế của Bà Rịa – Vũng Tàu để phát triển các KCN
Với vị trí địa lý và tình hình kinh tế xã hội như trên, Bà Rịa – Vũng Tàu có

nhiều lợi thế để phát triển các KCN như sau:
1.1.3.1 Tỉnh có quỹ đất đế phát triển các khu công nghiệp
Theo tài liệu điều tra kiểm kê đất năm 2000 của Sở Địa chính tỉnh Bà rịaVũng tàu, đất đai trên địa bàn tỉnh chia làm 9 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất tốt
(đất phù sa, đất xám, đất đen và đất đỏ vàng) có thể sử dụng để phát triển sản xuất
15


nông nghiệp với diện tích 126.214 ha, chiếm tỷ trọng 64% tổng quỹ đất; còn lại
36% đất không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với diện tích 71.300 ha bao
gồm 5 nhóm (đất cát, đất nhiễm phèn, đất mặn, đất xói mòn trơ xỏi đá và đất khác).
Các nhóm đất này phù hợp cho việc phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp,
đặc biệt là phát triển các KCN tập trung. Việc dành đất để phát triển các KCN tập
trung không làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích
sản xuất lúa của nông dân.
Chính vì vậy, để sử đất đất đai hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội của tỉnh, trong tổng quỹ đất tự nhiên 197.514 ha, tỉnh đã quy hoạch
dành 5000-6000 ha đất để phát triển các KCN tập trung.
1.1.3.2 Các KCN trên địa bàn tỉnh rất thuận lợi về giao thông vận tải
Vị trí các KCN tập trung của tỉnh rất thuận lợi về giao thông vận tải, nằm
cạnh quốc lộ 51 nối Vũng tàu - thành phố Hồ Chí Minh, nằm cạnh tuyến đường sắt
sẽ được xây dựng nối ga Biên Hòa với thị xã Bà Rịa. Đặc biệt các KCN còn nằm
dọc theo sông Thị Vải dài khoảng 25km rộng 600-800 m với độ sâu từ 15-20m,
trên sông này sẽ hình thành lên hệ thống cảng nước nước sâu lớn nhất cả nước, tàu
50.000- 100.000 tấn ra vào cập bến dễ dàng thuận lợi. Như vậy việc vận tải đường
bộ, đường thủy, đường sắt hiện tại và tương lai cho các KCN của tỉnh đang là một
thế mạnh để thu hút các dự án có vốn lớn, cần cảng nước sâu để vận chuyển nhiều
nguyên liệu và thành phẩm đầu tư vào các KCN.
1.1.3.3 Các KCN trên địa bàn tỉnh có khí đốt để cấp cho sản xuất kinh
doanh
Đây là lợi thế riêng có của tỉnh Bà rịa-Vũng tàu hiện nay chưa tỉnh nào có

được. Có 2 nguồn cung cấp khí đốt cho các KCN, đó là nguồn khí do Xí nghiệp
liên doanh Dầu khí Việt-Xô khai thác tại mỏ Bạch hổ (trữ lượng khoảng 25 tỷ m 3,
sản lượng khoảng 1,5 tỷ m3/năm) và nguồn khí do Công ty BP của Anh khai thác
tại mỏ Nam Côn Sơn (trữ lượng khoảng 57 tỷ m 3, sản lượng khoảng 4,0 tỷ

16


m3/năm). Nhờ có khí đốt nên nhiều dự án lớn sản xuất điện, đạm, thép, hóa chất,
vật liệu xây dựng đã và đang đầu tư vào các KCN của tỉnh.
1.1.3.4 Các KCN trên địa bàn tỉnh nằm trong vùng kinh tế phát triển
nhanh nhất của cả nước
Nằm trong vùng năng động nhất Việt Nam về phát triển kinh tế, thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà rịa- Vũng Tàu có điều kiện
liên kết, trao đổi, giao lưu hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, lao động và vốn đầu tư để
cùng phát triển kinh tế với tốc cao, trong đó có việc phát triển các KCN. Rất nhiều
đoàn đầu tư của nước ngoài đã đến tìm hiểu và đầu tư vào các tỉnh trọng điểm phía
nam, trong đó có tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu.
1.2 Thực trạng phát triển KCN của Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ trước năm 1991
Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu
và khí. Ngày 30/5/1979, Bộ Chính Trị, Trung ương Đảng và Quốc hội đã
quyết định thành lập Đặc khu VT – CĐ. Nghị quyết của Ban Bí thư TW và
Hội đồng chính phủ quyết định thành lập Đảng bộ Đặc khu và quy định Đặc
khu VT – CĐ là đơn vị hành chính thứ 40, hoạt động như một thành phố trực
thuộc TW với 4 nhiệm vụ chính:
1. Bảo đảm tổ chức thực hiện nhiệm vụ trung tâm về công tác dịch vụ
phục vụ cho kế hoạch tìm kiếm, thăm dò và chuẩn bị khai thác dầu khí phía
Nam nước ta
2. Phát triển công nghiệp hải sản, tận dụng điều kiện tự nhiên của địa
phương tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đánh bắt, chế biến, nuôi trồng các

loại hải sản để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
3. Bảo đảm các hoạt động kinh doanh phục vụ và phát triển công tác
du lịch nghỉ mát, tắm biển cho khách nước ngoài và nhân dân trong nước.

17


4. Bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ về công tác chính trị, quốc phòng,
ngoại vụ, kinh tế, văn hóa, xã hội khác…của đặc khu theo sự phân công của
nhà nước.
Đảng bộ Đặc khu đã tập trung lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ trung
tâm phục vụ cho công cuộc tìm kiếm, thăm dò và chuẩn bị khai thác dầu –
khí. Đảng bộ đã tham gia vào việc thành lập Xí nghiệp liên doanh dầu – khí
Việt – Xô, thành lập các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh (phía Việt Nam) và chi hội Việt – Xô trong xí nghiệp.
Trong điều kiện khả năng của địa phương, Đặc khu đã tập trung sức
phát huy thế mạnh của kinh tế biển, lấy xí nghiệp quốc doanh đánh cá Côn
Đảo làm lực lượng chủ lực, đồng thời tiến hành cải tạo nghề cá của ngư dân
Sản xuất công – nông – lâm nghiệp được phát triển. Công nghiệp
quốc doanh bắt đầu được sắp xếp lại, tập trung tăng cường các xí nghiệp
then chốt như: xí nghiệp đóng tàu, cơ khí, sửa chữa ô tô, mộc, vật liệu xây
dựng, tiểu thủ công nghiệp từng bước được cải tạo. Đối với các cơ sở công
nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp: chuyển và mở rộng xí nghiệp cơ
khí sửa chữa và đóng mới tàu thuyền trên khu vực Cảng cá Cát Lở, đóng
mới tàu thuyền cho toàn ngành hải sản Đặc khu; phát huy hết năng lực các
cơ sở cơ khí để sửa chữa các loại xe du lịch, xe vận tải và sản xuất một số
loại phụ tùng, một số dụng cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngư
nghiệp và thủ công nghiệp. Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp 1982 đã đạt trên 8 triệu đồng gấp 1.5 lần so với năm 1980. Sản
xuất nông, lâm bước đầu có một số tiến bộ. Xây dựng được 2 tập đoàn và 20

tổ đoàn kết sản xuất, nông trường Côn Đảo được củng cố và xây dựng mới
nông trường ở Phước Thắng.
Đại hội Đảng bộ Đặc khu lần thứ 2 họp từ ngày 14/10/1986 đến
16/10/1986 đã tổng kết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Đặc
khu nhất là việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làm cơ sở để
hình thành phát triển các KCN của tỉnh sau này, cụ thể là:
18


Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều có tiến bộ và có bước phát
triển mới. Một số cơ sở công nghiệp đã vươn lên khắc phục khó khăn đẩy
mạnh sản xuất.
Ngành điện đã cố gắng sửa chữa thiết bị cũ, đồng thời khẩn trương
xây dựng đường điện cao thế Vũng Tàu – Biên Hòa, phục vụ tốt hơn cho sản
xuất và sinh hoạt.
Xí nghiệp cấp nước đã tăng cường sửa chữa, quản lý đường ống, bảo
đảm được việc cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng khá hơn trước.
Xí nghiệp sửa chữa ô tô, sửa chữa tàu được đầu tư thêm thiết bị, bước
đầu tổ chức lại sản xuất, thực hiện khoán sản phẩm, lao động tăng, hoàn
thành kế hoạch nhà nước giao.
Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã sản xuất thêm được một số
mặt hàng mới, phục vụ cho các công trình xây dựng ở Đặc khu.
Ngành tiểu, thủ công nghiệp đã có nhiều cố gắng chạy nguồn vật tư,
nguyên liệu, nơi tiêu thụ sản phẩm
Một số cơ sở như chế biến hải sản, sản xuất gia công, hàng xuất khẩu
vẫn duy trì phát triển.
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 114,5% so với kế hoạch.
Từ khi thành lập Đặc khu VT – CĐ (1979) đã trải qua 2 kỳ đại hội.
Đại hội đã đánh giá rất sâu sắc về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, Đặc khu ủy
và sự triển khai thực hiện của UBND Đặc khu VT – CĐ trong các nhiệm kỳ.

Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra
trong các kỳ Đại hội. Tuy nhiên, trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội,
phát triển công nghiệp còn khuyết điểm:
Trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội có khuynh hướng dàn
đều, nặng về số lượng, chưa chú ý đầu tư theo chiều sâu, chưa tác động
19


mạnh khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý chưa
quan tâm đúng mức đến một số cơ sở công nghiệp địa phương, tiểu thủ công
nghiệp và kinh tế gia đình. Sản xuất kinh doanh đạt năng xuất chất lượng và
hiệu quả thấp.
Công tác tổ chức và cán bộ còn yếu kém, chưa đáp ứng kịp thời nhiệm
vụ chính trị trong giai đoạn mới, bộ máy các cơ quan xí nghiệp còn cồng
kềnh, hiệu lực quản lý thấp, việc sử dụng và bố trí cán bộ còn nhiều lúng
túng, chấp hành nguyên tắc và kỷ luật của đảng chưa nghiêm, luật pháp của
nhà nước chưa được tôn trọng triệt để. Công tác kiểm tra của Đảng và thanh
tra của Nhà nước tiến hành thiếu chặt chẽ, chưa thành nề nếp thường xuyên.
Từ thực trạng trước năm 1991, Đặc khu VT- CĐ mới hình thành được
các cơ sở sản xuất công nghiệp nêu trên. Đây là cơ sở tiền đề để phát triển
công nghiệp và các khu công nghiệp trong những năm tiếp theo. Việc thành
lập các KCN trước năm 1991 còn là ý tưởng mong muốn của Đảng bộ và
nhân dân Đặc khu VT – CĐ.
Căn cứ vào điều kiện địa lý tự nhiên, thế mạnh Đảng bộ Đặc khu đã
lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội trong giai đoạn
1979.- 1990. trên cơ sở đó, Bộ chính trị, TW Đảng đã quyết định thành lập
tỉnh BR – VT (1991) để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
nhà, tập trung thăm dò, khai thác dầu khí, hình thành các cụm – khu công
nghiệp của TW và địa phương trên địa bàn tỉnh.


20


Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (1991 – 2010)
2.1 Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển
các KCN
Nhận thấy tầm quan trọng to lớn của các khu công nghiệp, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa VI tháng 3 năm 1989 đã đề ra chủ trương
phát triển các KCN như sau: “khẩn trương nghiên cứu phương án, tập trung làm
thử ở một vài nơi để rút kinh nghiệm và tạo điều kiện mở rộng việc xây dựng các
khu chế xuất, đặc khu kinh tế”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa VII tháng 12 năm
1991 đã xác định cụ thể thêm: “triển khai thực hiện Khu chế xuất ở thành phố Hồ
chí Minh, phát triển thêm ở một số nơi như Hải Phòng, Vũng Tàu, Quảng Ninh và
một số tỉnh thành phố khác”.
Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII tháng 1 năm 1994 nhấn mạnh:
“quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu
kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung”.
Căn cứ vào chủ trương phát triển các KCN của Đảng và để có hành lang
pháp lý cho các Khu công nghiệp hình thành và hoạt động, ngày 28 tháng 12 năm
1994 Chính phủ đã có Nghị định 192/CP ban hành Quy chế khu công nghiệp.
Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành, xây dựng,
21


phát triển và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Ngày 24
tháng 4 năm 1997 Chính phủ có Nghị định 36/CP ban hành Quy chế khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thay thế cho Quy chế khu công nghiệp
đã ban hành trước đây. Một số định nghĩa, khái niệm và các quy định về khu công

nghiệp theo Nghị định số 36/CP như sau:
• Khu công nghiệp: Là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp
chế xuất.
Việc phát triển các KCN phải tuân theo quy hoạch tổng thể đã được Chính
phủ phê duyệt. Trưòng hợp muốn hình thành KCN đã có trong quy hoạch tổng thể
thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên
cứu khả thi thành lập KCN và trình duyệt theo quy định hiện hành. Trường hợp
muốn hình thành KCN chưa có trong quy hoạch tổng thể thì Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan
(nếu cần) trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét quyết định chủ trương hình thành KCN đó.
• Doanh nghiệp KCN: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong
KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
- “Doanh nghiệp sản xuất KCN” là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp
được thành lập và hoạt động trong KCN.
- “Doanh nghiệp dịch vụ KCN” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ
sản xuất công nghiệp.
- Doanh nghiệp KCN có đủ cơ sở pháp lý hoạt động trong KCN sau khi
được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận đầu tư
hoặc cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với doanh
22


nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì giấy phép đầu tư có giá trị là giấy đăng ký
kinh doanh theo quy định tại điều 60 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với
các nhà đầu tư trong nước trước khi đầu tư vào KCN phải có quyết định thành lập

doanh nghiệp theo quy định hiện hành đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp KCN không quá 50 năm và không
vượt quá thời gian hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng KCN, đuợc tính từ
ngày doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận đầu tư hoặc
cấp giấy phép đầu tư vào KCN.Trường hợp đặc biệt thời gian hoạt động của doanh
nghiệp KCN có thể vượt quá thời gian hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng
KCN, nhưng phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở đề nghị của
UBND cấp tỉnh và cơ quan ra quyết định chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy phép
đầu tư.
• Công ty phát triển hạ tầng KCN: là doanh nghiệp đầu tư, xây dựng và
kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN, được thành lập và hoạt động theo
quy định riêng của pháp luật. Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để
doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài
dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, xây dựng và kinh
doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN. Tùy theo quy mô và tính chất, một
KCN có thể có một hoặc nhiều Công ty phát triển hạ tầng KCN.
• Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh: Là cơ quan quản lý trực tiếp
các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp trên địa bàn
liên tỉnh hoặc Ban quản lý một khu công nghiệp (trường hợp cá biệt) do Thủ tướng
chính phủ quyết định thành lập:
Về chức năng và quyền hạn của Ban Quản lý KCN: Nghị định 36/CP của
Chính phủ đã quy định rõ chức năng, quyền hạn của Ban QL các Khu công nghiệp
và các công ty kinh doanh hạ tầng; các khó khăn mà Ban QL các Khu công nghiệp
nêu trong đề án về cơ cấu tổ chức, điều hành đều có thể giải quyết được và có đủ
cơ sở để giải quyết theo đúng thẩm quyền. quan hệ giữa công ty hạ tầng và nhà đầu
23


tư trong KCN được ràng buộc bởi hợp đồng kinh tế, việc giải quyết các vướng mắc

của các bên được thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng.
Việc xúc tiến, chào mới các nhà đầu tư vào KCN là trách nhiệm chung của
Ban QL các Khu công nghiệp và Công ty hạ tầng, nhưng Ban QL các Khu công
nghiệp vẫn là chủ yếu và phải thật sự tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính
cho nhà đầu tư.
Đổi mới tiếp nhận và cấp giấy phép đầu tư: Nghị định 36/CP của Chính phủ
đã thể hiện rõ QL các Khu công nghiệp là một đầu mối duy nhất để tiếp nhận và
cấp giấy phép đầu tư (trong phạm vi được ủy quyền), không cần sự phối hợp gì với
các sở ngành trong việc lập các thủ tục trước khi cấp giấp phép, và ngược lại các
sở ngành cũng không có quyền can thiệp gì vào quá trình này. Ở mỗi Khu CN đều
có chức năng riêng, QL các Khu công nghiệp có đủ cơ sở để giới thiệu nhà đầu tư
với công ty kinh doanh hạ tầng và quyết định cấp giấp phép đầu tư, các trường hợp
ngoại lệ thì phải có ý kiến của UBND tỉnh, hoặc các Bộ quản lý ngành.
Đối với công tác quản lý dự án sau giấy phép cũng đã thể hiện rõ, Ban QL
các Khu công nghiệp là cơ quan thuộc tỉnh nên phải thực hiện nhiệm vụ báo cáo
theo yêu cầu quản lý của địa phương và cung cấp đủ thông tin cho các sở ngành
làm tham mưu cho UBND tỉnh, hạn chế và không để nhiều cơ quan khác trực tiếp
lấy thông tin phiền hà doanh nghiệp.
Về quy chế phối hợp: chức năng quản lý nhà nước của Ban QL các Khu công
nghiệp rất cụ thể theo Nghị định 36/CP. Chức năng xúc tiến đầu tư là một trong
những nhiệm vụ chủ yếu về quản lý nhà nước của Ban QL các Khu công nghiệp,
do vậy Ban QL các Khu công nghiệp cần phải có bộ phận chuyên trách thực hiện
nhiệm vụ này, để phối hợp đồng bộ với các công ty kinh doanh hạ tầng, phối hợp
với phòng ĐTNN thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện tốt nhiệm vụ xúc tiến
đầu tư và tham mưu cho Sở, Ban ngành và UBND tỉnh kế hoạch chương trình xúc
tiến đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.

24



Về đầu tư các công trình ngoài hàng rào các KCN: không giao trách nhiệm
cho Ban QL các Khu công nghiệp làm chủ đầu tư các dự án bên ngoài hàng rào các
KCN, các dự án thuộc lĩnh vực nào thì giao cho ngành chuyên môn đó làm chủ đầu
tư. Ban QL các Khu công nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn cho công tác quản lý
nhà nước của mình.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng tháng 4 năm 2001 về chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội 10 năm 2001-2010 tiếp tục khẳng định: “Quy hoạch phân bố hợp lý
công nghiệp trên cả nước, phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế
xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và
khu kinh tế mở”.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18/ 4 – 25/4/2006) về Báo cáo
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 nhấn
mạnh: “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả
nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất
với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Chuyển các cơ sở
công nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu
chuẩn môi trường vào các khu công nghiệp tập trung hoặc các vùng ít dân cư”.
Báo cáo vạch ra định hướng nhằm nâng cao đời sống vật chất của lao động
trong các khu công nghiệp: “Huy động các nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp,
nhân dân, cộng đồng) để xoá nhà ở dột nát, nhà ở tạm bợ cho người nghèo; phát
triển nhanh quỹ nhà để đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho công chức, viên chức,
người lao động, sinh viên, học sinh, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu
chế xuất”.
Báo cáo tập trung giải quyết vấn đề môi trường ở các đô thị, các khu công
nghiệp: “Rà soát, bổ sung và nâng cao chất lượng quy hoạch, tiếp tục tổ chức thực
hiện các định hướng phát triển đô thị đến năm 2020, hình thành hệ thống đô thị
phù hợp trên địa bàn cả nước; đặc biệt chú trọng phát triển các đô thị vừa và nhỏ,
hạn chế tập trung dân cư vào một số ít thành phố lớn; xây dựng đồng bộ và từng
25



×