25 BỆNH, TRIỆU CHỨNG BỆNH MỚI, THƯỜNG GẶP
I- SỐT: Được gọi là sốt khi nhiệt độ cơ thể cặp ở nách từ 37,5 trở lên. Khi sốt
cần xem có các triệu chứng khác kèm theo để xác định được bệnh điều trị kịp
thời và cho đúng hướng. Nếu trường hợp cho phép điều trị tại nhà, sau điều trị
trên 2 ngày không đỡ cần được khám ở cơ sở y tế.
Để giúp cho có hướng chẩn đoán bệnh và điều trị, khi sốt cần chú ý các
dấu hiệu kèm theo:
1.1- Sốt kèm theo ho ngay cả khi nghỉ ngơi, có khạc ra đờm mầu nâu:
Cần đến bác sĩ khám, vì có thể bị viêm phổi, viêm phế quản.
1.1.1- Viêm phổi do nhiễm khuẩn (do vi khuẩn, vi rút, nấm): Là bệnh
thường xuyên gập ở mọi lứa tuổi, ở người cao tuổi do có sức đề kháng yếu nên
dễ nhiễm bệnh hơn so với tuổi thanh niên. Nguyên nhân hầu hết do vi khuẩn và
vi rút, thỉnh thoảng mới gặp do nấm. Bệnh viêm phổi có thể gặp ở các mùa trong
năm.
- Triệu chứng của viêm phổi cấp: Bệnh thường xuất hiện đột ngột với đau
ở ngực có vùng đau rõ rệt, đau liên quan đến nhịp thở, người bệnh khi thở có
cảm giác muốn giữ vào vùng đau, kèm theo sốt cao, gai rét và rét run, ho ra đờm
vàng, xanh hoặc có máu. Viêm phổi do virut ban đầu thường biểu hiện sốt cao,
đau mỏi toàn thân, ho khan giống như cảm cúm. Viêm phổi do virut thường sau
một mhiễm khuẩn nặng, dùng nhiều thuốc kháng sinh.
- Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (theo chỉ dẫn của
thầy thuốc tuỳ theo mức độ của bệnh dùng loại kháng sinh cho phù hợp như
nhóm Beta lactam (Amoxicillin, Bristopen, Clamoxyl...), Macrolides
(Erythromycin, Azythromycin, Rovamycine, Zymycin...), Cephalosporin
(Zinacef, Axepim, Cephalexin, Tridacef, Zinnat...), Quinolones (Cifran, Ciplox,
Opecipro, Peflacine…), kháng nấm (Mycosyst, sporal, Nystatine…)v.v... Thuốc
chống viêm phù nề đường hô hấp (Danzen 5mg/v, Alfa chymotrypsin v.v...).
Thuốc long đờm và làm đờm loãng ra, không gây bít phế nang (Viên bổ phế, An
hoà khí, nhóm thuốc Mucosan 200mg, Mucothiol 200mg...). Thuốc hạ nhiệt (các
loại Paracethamol) và các Vitamin.
1.1.2. Viêm phế quản: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn.
- Viêm phế quản cấp: Là một bệnh thường gập, bệnh do nhiều nguyên
nhân gây ra có thể do vi khuẩn, virut đường hô hấp, nhiễm lạnh và ở những
1
người hút thuốc lá và có bệnh phổi mãn (hen, xuyễn...) cũng dễ bị những đợt
viêm phế quản cấp.
+ Triệu chứng của viêm phế quản cấp: Khò khè, ban đầu thường ho khan
làm người bệnh cảm giác khó chịu, sau đó ho kéo dài và có đờm có thể xanh
hoặc vàng, đau sau xương ức, tức ngực khi ho. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc
sốt cao.
Viêm phế quản cấp có thể lành tính và thể ác tính. Thể lành tính do viêm
các phế quản lớn (phế quản gốc, phế quản thuỳ và phân thuỳ). Thể ác tính do
viêm phế quản nhỏ, tắc nghẽn khi thở ra và dễ gây suy thở.
+ Điều trị: Nếu viêm phế quản cấp điều trị các thuốc kháng sinh, chống
phù nề đường hô hấp, long đờm (như trong điều trị bệnh viêm phổi), kèm theo
dùng các loại chống dị ứng (như Clopheniramin 4mg/v, Péritol 5mg/v, Thelaren
5mg/v...), nếu có điều kiện thì làm khí dung hàng ngày.
- Viêm phế quản mãn: Bệnh thường kéo dài 2 - 3 tháng và lặp đi lặp lại
nhiều lần trong năm, hay gập ở những người có bệnh hen, ở những người cao
tuổi, những người nghiện thuốc lá, thuốc lào... nếu bệnh bệnh kéo dài và thường
xuyên tái phát, không được theo dõi và điều trị tốt có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn
phế quản, khí phế thũng.
+ Triệu chứng: Bệnh nhân thường ho khan, ho kéo dài, khó thở khi ho,
đôi khi có ho ra máu nếu có giãn phế quản.
+ Điều trị: Trước mắt nên ngừng hút thuốc lá, dùng các thuốc giảm ho,
long đờm, chống phù nề đường hô hấp và chống tắc nghẽn phế quản. Nếu có
viêm nhiễm cần dùng thuốc kháng sinh. Đến cơ sở y tế khám để được điều trị
theo nguyên nhân.
1.2. Sốt kèm theo đau đầu, mỏi chân tay, ngạt tắc mũi, sổ mũi, đau
họng nhất là xung quanh có nhiều người cũng có các triệu chứng như trên:
Khi đó thường nghĩ đến bị bệnh cúm.
Về điều trị: - Uống các thuốc hạ sốt và giảm đau như Paracethamol, Cảm
xuyên hương.
- Uống nhiều nước, hoa quả v.v... Trong nước uống nên có thêm muối,
đường hoặc thuốc có chứa chất điện giải (gói Orêzol, viên Hydrit).
- Nhỏ mũi, ngậm thuốc chống viêm họng (Xạ can, Lisopaine10mg/v
ngậm dưới lưỡi 4-6viên /ngày, Oropivalone ngậm 4-10viên/ngày, Mybacin
ngậm ngày 8-10viên v.v...).
2
- Nếu có sốt kéo dài vài ngày, ho ra đờm đặc, đau rát họng và ho nhiều có
thể dùng thuốc kháng sinh.
1.3. Sốt kèm theo nhức đầu dữ dội, đau đầu khi gập cổ, buồn nôn,
nôn, sợ ánh sáng, có thể có trạng thái lơ mơ: Khi đó cần đưa ngay đi cấp cứu
ở bệnh viện có thể nghĩ đến bệnh não - màng não:
- Nguyên nhân: Thường do vi khuẩn và virut gây nên. Đặc biệt viêm
màng não mủ do vi khuẩn gây ra (Menigococcus - Não mô cầu), bệnh thường
diễn biến nặng và phức tạp, lây qua đường hô hấp nên dễ thành dịch. Ngoài ra
còn có thể gặp viêm màng não do virut, do vi khuẩn lao v.v...
- Triệu chứng chủ yếu: Sốt cao, nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn vọt, cổ
cứng, sợ ánh sáng. Các triệu chứng xuất hiện rất nhanh và rầm rộ. Bệnh nhân
thường có ban xuất huyết ở da, có khi đi vào trạng thái lơ mơ khi bị viêm màng
não do não mô cầu.
- Điều trị: Khi thấy có triệu chứng trên dứt khoát phải đưa đến bệnh viện
để được làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán xác định và điều trị sớm và để
phòng trở thành dịch bệnh.
+ Khi bị bệnh viêm màng não mủ bệnh nhân phải được cách ly. Đối với
những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, uống thuốc
kháng sinh phòng bệnh. Theo hướng dẫn của Trung tâm y tế dự phòng thực hiện
tiêm chủng, uống thuốc kháng sinh phòng bệnh khi có chỉ định đối với cộng
đồng dân cư trong khu vực.
1.4. Sốt kèm theo đau họng đơn thuần: Nghĩ đến viêm họng, viêm
Amidan. Bệnh thường do liên cầu khuẩn Streptococcus gây nên.
- Triệu chứng: Cảm giác thô ráp phía sau họng gây nuốt đau và khó. Sốt,
mệt mỏi và có thể có hạch sưng ở vùng dưới hàm.
- Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (ví dụ như
Amoxicilin, Rovamycin, Erythromycin...); chống viêm và phù nề tại họng (như
Danzen 5mg/v, Alpha Chymotripsin), các thuốc ngậm tại họng (như Lisopaine
ngày 4-6 viên, Mybacin 8-10viên, Oropivalone 4-10 viên, xạ can, súc miệng
nước muối); Vitamin và thuốc hạ nhiệt (Paracethamol).
1.5. Sốt kèm theo các triệu chứng đau thắt lưng, tiểu tiện bất thường,
nước tiểu đục, hoặc hồng, đái buốt, đái rắt. Nghĩ đến viêm bàng quang nếu có
đau tức vùng hạ vị và vùng bàng quang, đái buốt, đái rắt nước tiểu có mầu hồng
và mùi hôi, vẩn đục. Nghĩ đến sỏi tiết niệu khi có cơn đau quặn vùng thắt lưng
hoặc bụng, thường đau khu trú một bên, đau từng cơn đôi khi vã mồ hôi,
3
choáng, đái ra máu, có thể có sốt. Viêm thận, viêm bể thận, viêm cầu thận
thường có sốt, đái ra máu và có thể có mủ, phù. Cần đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế
để được chẩn đoán xác định và điều trị sớm.
- Điều trị: Đối với viêm bàng quang:
+ Thuốc kháng sinh: tuỳ trường hợp có thể sử dụng thuốc kháng sinh như
Bisepton, Amoxicilin, Nitrofurantoin, Noroxin 400mg, nhóm Cephalosporins,
nhóm Quinolones, nhóm macrolides v.v...
+ Thuốc lợi tiểu: râu ngô, bông mã đề v.v...
+ Chống phù nề niêm mạc bàng quang: Danzen 5mg/viên…
- Sốt, đau tức hai bên thắt lưng, nước tiểu đỏ hoặc thẫm màu, phù. Nghĩ
đến viêm cầu thận, viêm bể thận. Nhất thiết phải đến bệnh viện hay cơ sở y tế để
được khám và điều trị có hệ thống, tránh dẫn đến viêm thận mãn tính.
1.6. Sốt vừa ở vùng có dịch: Nghĩ đến các bệnh truyền nhiễm như sốt rét,
sốt thương hàn, sốt xuất huyết.
- Sốt rét: Khởi đầu thường gai rét rồi rét run, sau đó sốt cao, cuối cơn ra
mồ hôi, da sạm, sốt thường có cơn rõ rệt, ngày một hoặc một vài cơn, có khi
cách nhật mới có cơn tuỳ thuộc vào loại ký sinh trùng sốt rét, tuỳ thể bệnh, ở
vùng sốt rét hoặc mới ra khỏi vùng sốt rét. Bệnh lây qua muỗi đốt.
- Thương hàn: Khởi đầu có thể sốt cao liên tục và rét run, cũng có thể sốt
từ từ, mạch chậm; đi ngoài có rối loạn tiêu hoá (táo bón hoặc lỏng không liên
quan đến ăn uống, buồn nôn); rối loạn thần kinh (nhức đầu, mỏi toàn thân, mất
ngủ); có ban hồng ở vùng bụng, lưỡi trắng bự viền đỏ, bụng chướng. Bệnh
thường xẩy ra vào mùa hè thường có nhiều người cùng sốt và rối loạn tiêu hoá,
bệnh dễ thành dịch và lây qua đường tiêu hoá.
- Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột và sốt liên tục, đau cơ, đau khớp, nổi
hạch, những ngày sau thấy nền da giãn mạch đỏ, có ban và có chấm ban xuất
huyết. Bệnh hay vào mùa hè, lây theo đường do muỗi đốt nên dễ thành dịch.
Khi đó cần đến cơ sở y tế để được khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp
thời. Trước mắt khi thấy sốt cao cần uống nước đủ (nước có muối, đường hoặc
bột điện giải, viên Hydrit) đề phòng rối loạn nước điện giải, thuốc hạ nhiệt giảm
đau nhóm Paracethamol.
II- ĐAU NGỰC:
Đau ngực có thể đau mơ hồ, đau nhói như dao đâm, có khi đau rát như
bỏng, có thể đau co thắt như xé vùng ngực, có thể có cảm giác nặng ở vùng
4
ngực v.v... Không bao giờ được coi nhẹ cơn đau vùng ngực, nhiều khi chủ quan
gây những hậu quả đáng tiếc đến tính mạng người bệnh.
Đau ngực do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy khi đau ngực phải
được theo dõi tỷ mỉ các dấu hiệu:
2.1. Đau ngực ở vùng xương ức, vùng trước tim: Đau có tính chất co
thắt, đau nhói, có cảm giác nghẹn thở, có khi ngừng vận động và ngừng thở.
Cũng có khi chỉ có cảm giác đè nặng ở vùng ngực trái. Đau có thể lan xuống
cánh tay trái, ngón cái, đau lan 2 cánh tay, lên vai và cổ, hàm dưới, vã mồ hôi.
Nghĩ đến: Các bệnh tim mạch.
2.1.1. Nếu cơn đau xẩy ra đột ngột như dao đâm hoặc như xé lồng ngực;
đau khắp lồng ngực, cũng có thể đau nhẹ kèm theo khó thở ngột thở. Cơn đau
kéo dài trên 15-20' phút, có khi kéo dài vài giờ, vã mồ hôi, khó thở, mạch nhanh,
buồn nôn. Ngậm Nitroglycerin mà không thấy triệu chúng đau giảm. Nghĩ đến
Nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim là một hoại tử vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ. Nhồi
máu cơ tim cấp là tai biến kịch phát của bệnh tim thiếu máu cục bộ đòi hỏi sự
cấp cứu - hồi sức nội khoa. Nhồi máu cơ tim xẩy ra do nghẽn tắc một động
mạch vành hoặc một nhánh. Nguyên nhân thường do mảng xơ vữa làm hẹp lòng
động mạch, cục máu đông do ngưng kết tiểu cầu kết chặt làm ngừng hoàn toàn
tuần hoàn trong vùng đó, co thắt nặng động mạch vành kéo dài. Nhồi máu cơ
tim cấp cũng có thể xẩy ra do tăng cầu ở cơ tim vì gắng sức thể lực quá mức,
stress tâm lí, cơn nhịp nhanh, cơn tăng huyết áp, các tình trạng tăng chuyển hoá.
Tại vùng bị nhồi máu cơ tim sẽ giải phóng ra nhiều chất, trong đó có các chất
làm cho gây cơn đau ngực dữ dội, các men đặc hiệu của tế bào cơ tim cả khu
vực mất hoạt động điện và mất khả năng tham gia co bóp tống máu.
Khám lâm sàng: Nhịp tim nhanh, cũng có thể chậm 40-50 lần/1 phút, nhịp
tim không đều, tiếng tim mờ, có thể có tiếng ngựa phi.
Huyết áp thấp, giờ đầu có thể không đo được huyết áp, gây truỵ tim mạch
(vã mồ hôi, da lạnh, xanh xám, buồn nôn, muốn ngất xỉu), rất nguy hiểm, đe doạ
tử vong. Những giờ đầu không sốt.
Nếu có điều kiện cần kiểm tra:
+ Điện tim: Sóng T (T vành: âm, cân, nhọn) phản ánh thiếu máu cục bộ
cơ tim. Đoạn ST chênh lên, lồi lên phản ánh tổn thương cơ tim. Sóng Q sâu
phản ánh hoại tử. Vậy hoại tử là dấu chứng quyết định chẩn đoán.
5
+ Xét nghiệm: Men CPK hoặc CK (Creatin-photphokinaza) với men đồng
vị MBCK đặc hiệu cho cơ tim. Men SGOT (Transaminaza cơ tim) đều tăng cao.
Men LDH (Lacticdehydrogennaza) với men đồng vị LDH1 đặc hiệu cho cơ tim
thường xuất hiện chậm vào ngày thứ 4.
Nhồi máu cơ tim trong giờ đầu, ngày đầu diễn biến rất phức tạp. Nhiều
biến chứng đe doạ đến tính mạng bệnh nhân như suy tim cấp, đứt cơ cột giữa
các van tim gây hở van tim, thủng vách liên thất, vỡ tim, rối loạn nhịp tim, rung
thất dễ dẫn đến tử vong v.v...
Gặp trường hợp trên:
- Ngay tức khắc tại nhà: Khi có cơn đau ngực trái cho ngậm viên
Nitroglycérin dưới lưỡi, nằm yên tại giường. Sau 20 phút vẫn không cắt được
cơn đau, các triệu chứng trên càng nặng nề thêm, nằm tại giường không được
vận động dù nhỏ cũng làm tim tăng hoạt động, tăng co bóp tim, dễ làm vỡ tim
và xuất hiện các biến chứng.
- Báo ngay cấp cứu 115, nếu không có điều kiện nhất thiết phải mời y
bác sĩ đến để khám, chẩn đoán xác định và có chỉ định càng sớm càng tốt việc
dùng thuốc chống đau ngực, chống truỵ tim mạch, thở ôxy, chống rối loạn nhịp
tim, thuốc làm tiêu huyết khối và quyết định việc điều trị tại chỗ hay đưa đến
bệnh viện bằng phương tiện đảm bảo an toàn nhất.
2.1.2. Nếu có cơn đau ngực vùng ức, trước tim, cơn đau mất đi khi
ngừng vận động, đau lại khi gắng sức v.v... Nghĩ đến thiếu máu cơ tim, cơn đau
thắt ngực do thiểu năng vành.
- Cơn đau thắt ngực là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng những
cơn đau hoặc cảm giác thắt chặt ở sau xương ức hay vùng trước tim, đôi khi
xuyên ra sau lưng và thường lan lên cổ, vai trái, cánh tay. Cơn đau thắt ngực xẩy
ra do mảng vữa xơ làm hẹp lòng động mạch, hạn chế lưu lượng máu đến nuôi
dưỡng một khu vực của cơ tim, làm mất cân bằng khả năng cung cấp máu của
động mạch vành và nhu cầu về máu lẫn ôxy của cơ tim. Khi đó tim phải đập
nhiều hơn, nhanh hơn để cung cấp thêm máu cho các cơ bắp. Để đáp ứng được
nhu cầu đó, các động mạch vành tim phải giãn ra để tăng chứa máu và ôxy vào
thêm cho các tế bào cơ tim. Trong khi đó mạch vành bị xơ vữa, khả năng giãn
mạch vành bị hạn chế, nên khi gắng sức sẽ mất cân bằng, máu và ôxy đến không
đủ, làm cho cả một khu vực của cơ tim bị thiếu máu, tế bào kém nuôi dưỡng nên
bị tổn thương.
6
- Dấu hiệu lâm sàng: Đau vùng ức hoặc ngực trái, đau co thắt ngực hoặc
đau nhói, khi đau ngừng vận động tháy đỡ đau. Cũng có khi chỉ thấy cảm giác
đè nặng ở ngực, có khi đau lan lên bả vai tới cánh tay theo mặt trong cẳng tay tới
ngón tay út, tới cổ, hàm dưới, tới thượng vị, có cảm giác lo lắng. Cơn đau ngắn
từ 30 giây hoặc kéo dài tới vài chục phút, nằm nghỉ đỡ đau.
- Nếu có điều kiện làm điện tâm đồ trong cơn đau có thể thấy hình ảnh
ST chênh xuống phản ảnh thiếu máu cơ tim cục bộ, ngoài cơn đau điện tim
thường trở về bình thường.
- Điều trị: Tốt nhất được chỉ dẫn của thầy thuốc, tạm thời xử trí bước
đầu:
+ Khi có cơn đau phải ngừng ngay hoạt động, nghỉ tại chỗ và ngậm 1 viên
Nitroglycérin dưới lưỡi. Có thể dùng 4-5 lần trong một ngày nếu lại xuất hiện
cơn đau và chịu được thuốc (không được dùng Nitroglycérin khi huyết áp tối đa
xuống dưới 100 mmHg).
+ Dùng các thuốc dán hoặc thuốc mỡ (loại dạng thuốc của Nitroglycérin)
để dán hoặc bôi vào vùng ngực trái, hoặc dùng thuốc uống có tác dụng kéo dài
như Lemitral.
+ Ngoài cơn đau: Dùng các thuốc thuộc nhóm Nitroglycérin nhưng loại
thuốc kéo dài (Peritrat, Nitropenton v.v...), Vastarel, các thuốc chẹn Beta, ức chế
Canxi.
+ Đến bệnh viện khám để được làm các xét nghiệm chẩn đoán, có hướng
điều trị và dự phòng lâu dài. Nếu có chỉ định cần được điều trị cơ bản như nong
động mạch vành hoặc làm cầu nối chủ - vành (Paj-Pass).
2.1.3. Phòng bệnh ở bệnh nhân hay có cơn đau vùng ngực trái, nhồi
máu cơ tim:
- Phải thực hiện tốt hướng dẫn của thầy thuốc sau cơn đau thắt ngực
cũng như sau điều trị nhồi máu cơ tim: Dùng thuốc lâu dài và luyện tập phục hồi
chức năng.
- Tránh các điều kiện thuận lợi cho cơn đau xuất hiện, kiểm soát các yếu
tố làm bệnh nặng, làm khởi phát bệnh, làm tăng ngưỡng gây đau(hút thuốc, cơn
tăng huyết áp, nhanh, béo phì v.v...). Không làm việc gắng sức, tránh căng thẳng
thần kinh, tránh xúc động mạnh (Streess), không để nhiễm lạnh.
- Định kỳ đến kiểm tra tại cơ sở y tế.
7
2.2. Đau ngực đơn thuần kèm theo thở nhanh, sốt nếu phải nằm lâu
sau phẫu thuật: Nghĩ đến có thể bị viêm phổi, ứ tắc huyết phổi do nằm lâu:
nên đến bệnh viện để khám và chụp phổi.
2.3. Đau ngực đột ngột tăng lên khivà khi gập người lại: Nghĩ đến một
số trường hợp sau: Thoát vị cơ hoành, co thắt thực quản. Khi đó cần đến bệnh
viện để được chẩn đoán, vì mỗi bệnh có thái độ điều trị khác nhau.
- Thoát vị cơ hoành: Cần được theo dõi và cần phẫu thuật.
- Đau do co thắt thực quản: Dùng thuốc giảm co thắt như Spasmaverin
40mg hoặc No-spa 40 mg, ngày 2-4 viên và thuốc giảm đau: Nhóm
Paracethamol 500 mg (Efférangan Codein, Panadon 500 v.v...). Sau đó đến ngay
bệnh viện để được khám và điều trị.
2.4. Đau ngực cảm giác ở vùng thượng vị, xiên lên ngực kèm theo khó
tiêu, đau xiên ra sau lưng, liên quan đến ăn uống: Nghĩ đến đau thuộc hệ tiêu
hoá: viêm, loét dạ dầy hành tá tràng (xem phần về đau dạ dầy - đại tràng).
2.5. Đau ngực một bên, sờ vào cảm giác đau rát: Có hai khả năng:
- Đau ngực một vùng, đau theo nhịp thở nghĩ đến: đau dây chằng và đau
sụn sườn do va đập hoặc do thần kinh, do viêm: dùng thuốc giảm đau
(Paracéthamol 500 mg, ngày4viên, nếu đau nhiều có thể dùng thêm Alaxan,
Mobic 7, 5mg/viên v.v...).
+ Chống viêm phù nề tại chỗ bằng các thuốc chống viêm, dầu xoa, dán
băng dính thuốc.
Cần đến bệnh viện khám, chụp XQ để loại trừ tổn thương thực thể và điều
trị.
- Đau một bên, kèm theo trên da dọc xương sườn có những nốt phỏng
rất rát, sau đó những mụn vỡ ra và lan nhanh theo một bên thân thể theo đường
dây thần kinh, nghĩ đến viêm dây thần kinh do virut (zona), bệnh thường diễn
biến ít nhất 2 tuần: Cần đến khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị. Nếu
không có điều kiện khám bệnh, tạm điều trị bằng các thuốc giảm đau, an thần;
tại chỗ giữ sạch, không để mụn vỡ lan ra, cần phải chấm khô khi có những mụn
vỡ; thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn thông thườngvà thuốc chống phù nề
tại chỗ, thuốc giảm đau. Nếu có điều kiện uống kháng sinh chống virut như
Acyclovir 200mg/1 viên hoặc Zovirax 200mg/1 v ngày 4 viên trong 5 ngày đầu,
bôi mỡ Acyclovir trực tiếp vào các nốt mụn hoặc chấm Xanh Methylene.
8
- Có thể dùng thuốc y học dân tộc như: Giã 1 nắm gạo trộn với nước vo
đắp vào vết giời leo. Đậu xanh một nắm giẫ nhỏ trộn với nước bọt cơm đắp lên.
Lá xoan leo một nắm rửa sạch giã nhỏ đắp lên.
III- CHÓNG MẶT:
Chóng mặt là một triệu chứng chủ quan của người bệnh. Người bệnh cảm
thấy mọi vật chung quanh quay hoặc bản thân bị quay như đứng giữa một cơn
lốc, đôi khi có cảm giác bồng bềnh như đứng trên thuyền, hoặc bị hẫng hụt, đi
lại không vững hoặc khi đi như bị kéo lệch về một phía. Có lúc cảm thấy nhà
cửa đu đưa, giường chao đảo, mặt đất bập bềnh. Một số cơn chóng mặt kèm theo
nôn, buồn nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp sợ hãi. Cơn thường xẩy ra đột
ngột, có thể diễn biến nhanh hoặc kéo dài. Nguyên nhân của chóng mặt rất phức
tạp, cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và tiến hành một số xét nghiệm
cần thiết. Khi thấy có dấu hiệu chóng mặt có thể nghĩ đến:
3.1. Chóng mặt kèm theo yếu chân tay hoặc có cảm giác như kiến bò,
nói khó, mờ mắt:
3.1.1. Nếu những dấu hiệu trên không thường xuyên: Nghĩ đến bệnh do
hẹp mạch máu não.
Hẹp mạch máu não gây cơn thiếu máu thoảng qua, xẩy ra khi sự cung cấp
máu động mạch đến não bị tắc tạm thời do có cục máu đông trong mạch máu,
hoặc do co thắt mạch máu, do hẹp động mạch vì xơ vữa gây ra. Cục máu đông
có thể xuất phát từ mạch máu của van tim. Nếu là do co thắt mạch máu não triệu
chứng sẽ không thường xuyên, mỗi cơn chỉ vài phút đến vài giờ. Nếu do cục
máu đông : bít không hoàn toàn triệu chứng sẽ không thường xuyên, nếu bít tắc
hoàn toàn triệu chứng thường xuyên.
- Triệu chứng của bệnh hẹp mạch máu não: Cơn thường xẩy ra đột ngột,
tuỳ thuộc vào vị trí và thời gian bị tắc nghẽn của dòng máu đến não. Cơn có thể
kéo dài vài phút đến vài giờ. Nếu kéo dài trên 24 giờ phải nghĩ đến đột quỵ (cơn
thiếu máu thoảng qua có thể là dấu hiệu báo trước của đột quỵ). Bệnh nhân thấy
xuất hiện triệu chứng yếu hoặc tê bại một tay hoặc một chân, nói khó, chóng
mặt, nhìn mờ. Sau mỗi cơn có thể bình phục trở lại hoàn toàn.
Khi thấy những dấu hiệu trên: cần nằm nghỉ tại chỗ, đo huyết áp và theo
dõi diễn biến của các triệu chứng, dùng thuốc hạ huyết áp nếu có huyết áp cao,
thuốc dãn mạch. Nếu có huyết áp thay đổi diễn biến kéo dài hoặc nặng hơn cần
được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán để
xác định bệnh và điều trị.
9
3.1.2. Nếu những dấu hiệu trên xẩy ra thường xuyên: Nghĩ đến tắc mạch
máu não hoặc vỡ mạch máu nhỏ: Cần được bác sĩ khám ngay.
3.2. Chóng mặt - ngất xỉu: do nhiều nguyên nhân như:
- Do hệ thần kinh phó giao cảm tăng cường hoạt động quá mức làm
chậm nhịp tim, giảm huyết áp gây hậu quả giảm lượng tuần hoàn máu lên não.
Ngất xỉu thường có triệu chứng báo trước như vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn,
chóng mặt, ù tai, sa sầm mặt mày... Thường xẩy ra sau cơn Stress, sợ hãi, sốc,
hoặc do thở không khí thiếu oxy.
- Do hạ huyết áp tư thế: Hay gặp ở người đứng yên quá lâu, đứng dậy
đột ngột, uống thuốc hạ huyết áp, dùng các thuốc giãn mạch.
Xử trí: Khi thấy các dấu hiệu nói trên nên ngồi kẹp đầu giữa hai gối, hoặc
nằm kê chân cao, nằm nghỉ 10-15 phút sẽ đỡ. Nếu đang ở ngoài trời nắng, đưa
vào ngay chỗ mát và cho nằm nghỉ.
3.3. Chóng mặt kèm theo luôn cảm thấy có tiếng ồn trong tai hoặc
cảm thấy nghễnh ngãng, nhức đầu: Nghĩ đến hội chứng mê đạo (tai trong)
trong đó bệnh thường gập là hội chứng rối loạn tiền đình (Meniere). Mê đạo là
khoang chứa dịch thuộc tai giữa, có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, vì vậy
khi bị tổn thương sẽ có triệu chứng chóng mặt.
- Nguyên nhân: Là bệnh của tai trong, thường chỉ bị một tai. Bệnh do
sũng dịch trong mê đạo (do rối loạn vận mạch, do rối loạn sản xuất và tiêu hao
dịch trong tai, do dị ứng). Hội chứng này có xu hướng tự khỏi do tai trong được
lành bệnh hay bị huỷ diệt, tuy chóng mặt có thể hết song người bệnh vẫn còn ù
tai kéo dài và nghe kém.
- Triệu chứng: Dấu hiệu chủ yếu là cơn chóng mặt xuất hiện đột ngột, có
thể nặng đến mức làm bệnh nhân ngã quỵ. Chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn,
có thể có rung giật nhãn cầu. Bên tai bị bệnh có cảm giác nặng, ù tai, đau trong
tai, khi mở mắt ra nhìn lên trần thấy quay cuồng. Một cơn kéo dài vài phút đến
vài giờ; giữa các cơn vẫn ù tai và nghênh ngãng.
Thường người bệnh lo lắng, sợ hãi nhiều hơn là thực thể có tổn thương.
- Điều trị : Khi gặp trường hợp này, người bệnh có thể điều trị qua 3 giai
đoạn.
- Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng chóng mặt từ 2-3 ngày, giảm và loại
trừ các biểu hiện khó chịu:
10
+ Nằm yên, không cử động nhất là đầu. Nằm nghiêng về phía không gây
chóng mặt, nằm nơi yên tĩnh, ít ánh sáng.
+ Dùng thuốc chống nôn: Một trong các loại thuốc: Tanganil
500mg/1viên, Nautamin 90 mg/1 viên, Primperam 10 mg/1 viên, Sec 8 mg/1
viên, Degalon v.v... ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên chia đều trong ngày.
+ An thần: Diazepam (Seduxen 5 mg, Valium 5 mg/viên/ngày).
- Giai đoạn 2: Nâng đỡ cơ thể thường từ 10-15 ngày.
+ Hoạt động nhẹ nhàng.
+ Tiếp tục uống thuốc chống nôn.
- Giai đoạn 3: Luyện tập.
Mục đích của luyện tập là: làm cho tiền đình (bộ phận trong tai có chức
năng cơ bản giữ thăng bằng) chịu đựng các thay đổi tư thế, dần dần hồi phục
chức năng bình thường.
Cách làm: Ngồi trên mép giường, nhắm mắt thư giãn, nghiêng đầu về một
phía cho đến khi đầu nằm song song theo giường. Giữ tư thế 30 giây, trả đầu từ
từ lại tư thế cũ, nhằm mắt, giữ trong 30 giây, sau lại làm về phía đối diện. Lần
đầu chỉ làm 3 lần động tác trên sau đó tăng dần lên trong mỗi buổi tập. Những
ngày sau tăng dần, ngày làm 2 lần (sáng, tối) kéo dài trong 4 - 5 tuần.
- Sau khi đỡ chóng mặt nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn
đoán xác định bằng khám tai, mũi, họng, chụp X quang xem có bị tổn thương ở
đâu để có thể điều trị một cách cơ bản.
- Khi xuất hiện chóng mặt đột ngột, trước mắt:
* Nằm nghỉ ngay, nhắm mắt lại, hạn chế cử động đầu cũng như toàn thân.
* Dùng các thuốc chống nôn một trong các loại thuốc sau: Tanganil 500
mg/1 viên, Primperam 10 mg/1 viên, Nautamin 90 mg/1 viên, Dégalon, Sec 8
mg/1 viên, ngày uống 2 đến 3 lần mỗi lần 1 viên, chia đều trong ngày.
* UốngVitamin nhóm B.
- Viêm mê đạo còn do vi khuẩn hoặc virut gây ra, gặp khi mắc bệnh cúm,
sởi, quai bị, khi viêm tai giữa được điều trị không tốt, nhất là khi bị viêm tai
xương chũm có Cholesteatom.
+ Điều trị:
- Nếu do virut thường tự khỏi, dùng một trong các thuốc chống nôn sau
(Nautamin 90 mg, Primperam 10 mg, Tanganil 500 mg, Dégalon, Ser 8 mg
11
v.v...), có thể dùng thêm các thuốc kháng histamin (Péritol 5 mg, Clopheniramin
4 mg, Siro Phenergan).
- Nếu do vi khuẩn: Ngoài thuốc chống nôn, cần phải dùng ngay thuốc
kháng sinh.
Nếu bị lâu ngày, chụp X quang xương chũm nếu đã có Cholesteatom thì
phải can thiệp ngoại khoa mổ lấy Cholesteatom và lấy mủ.
3.4. Chóng mặt khi quay đầu ở người cao tuổi: Nghĩ đến tổn thương
đốt sống cổ.
Bệnh hư xương sụn cột sống cổ hay còn gọi là thoái hoá cột sống cổ,
thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi.
- Triệu chứng chính: đau và cử động cổ có cảm giác cứng cổ, do áp lực đè
lên các dây thần kinh qua giữa các đốt sống cổ, người bệnh thường đau tay, đau
vai, tê, đau nhức ở bàn tay và nắm lại không chặt. Các triệu chứng trên có thể
tăng lên, song có khi chỉ cảm thấy hơi khó chịu. Khi xoay đầu bị choáng váng,
đứng không vững, nhìn đôi, nhức đầu do mạch máu lên não qua các đốt sống bị
chèn ép.
- Điều trị: Để có chẩn đoán chính xác cần được đến bệnh viện làm các xét
nghiệm. Trước mắt tạm thời điều trị:
+ Nghỉ ngơi ngay khi chóng mặt.
+ Dùng thuốc giảm đau Paracethamol, Alaxan, Viên số 2 v.v... và các
thuốc giãn cơ: Coltramyl 4 mg, ngày 2 viên, Myonal 50 mg, ngày 2 viên. Tập
thể dục và vật lý trị liệu. Các thuốc giảm đau thường ảnh hưởng đến dạ dầy nên
cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
3.5. Chóng mặt nhức đầu thường xuyên vào buổi sáng, buồn nôn và
nôn kèm theo triệu chứng thần kinh khhu trú hoặc có liệt: Nghĩ đến u não,
xuất huyết dưới màng cứng, cơn cao huyết áp v.v... Cần đến bệnh viện khám
bệnh càng sớm càng tốt.
U não là sự tăng khối lượng bất thường trong não. Tất cả các khối u ở não
dù lành tính hay ác tính đều nguy hiểm, vì khối u phát triển dần sẽ làm tăng áp
suất trong não và chèn ép các vùng não kế cận.
U não có thể nguyên phát, có nguồn gốc từ các mô trong hộp sọ hoặc u di
căn (thứ phát của một bệnh ung thư ở cơ quan khác).
U nguyên phát thường không rõ nguyên nhân, khoảng 60% là u tế bào
thần kinh đệm (không ác tính), xuất phát từ nhu mô não. Các u nguyên phát
thường là u màng não, u thần kinh thính giác, u tuyến yên v.v... thường lành
tính.
12
U thứ phát hay là u di căn, thường ác tính và gặp u ở nhiều cơ quan.
3.6. Chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, choáng váng, có thể bại hoặc liệt nhẹ
một bên trên những người cao huyết áp, có tiền sử bị sang chấn vùng đầu
(ngã, bị vật rơi vào đầu v.v... )v.v...: Nghĩ đến tụ máu não hoặc xuất huyết dưới
màng cứng, xuất huyết ngoài màng cứng.
Đó là hiện tượng chảy máu não ở khoảng giữa màng cứng (lớp màng
cứng ngoài của vỏ não) và màng nhện (lớp màng não giữa). Máu thoát ra tạo
thành một khối máu tụ lại trong sọ.
Nguyên nhân là do máu chảy chậm hàng tuần, hàng tháng, đến khi tạo
thành cục máu tụ lớn, đủ để gây tăng áp lực sọ não và chèn ép mô não.
Xử trí: Đến ngay bác sĩ để khám bệnh và chẩn đoán. Tuỳ theo tổn thương
có thể: Tiếp tục theo dõi tại bệnh viện. Nếu cần có thể phải mổ như: Khoan sọ
dẫn lưu máu tụ, khâu mạch máu bị rách...
IV- BAN SẨN NGỨA:
4.1. Ban sẩn ngứa ở người có tuổi: Sẩn ngứa ở người có tuổi rất đa
dạng. Ngứa có khi chỉ đơn thuần không có những tổn thương và triệu chứng
khác kèm theo, có khi lại do một bệnh của toàn thân.
Da của người có tuổi thường khô do tuyến bã, tuyến mồ hôi giảm bài tiết,
các sợi tạo keo và sợi chun đã bắt đầu thoái hoá làm cho da mỏng, nhăn nheo,
khô ráp. Sức đề kháng của da giảm do chức năng thải độc kém, trong khi đó
gan, thận nếu bị suy sẽ không lọc được các chất độc. Khi đó các chất độc vào
máu và ra ngoài da gây ngứa. Do đó khi bị sẩn ngứa cần đi khám bệnh để tìm
nguyên nhân điều trị cho kết quả.
- Triệu chứng lâm sàng: Một số đám da xẫm mầu, nền hơi cộm, có khi có
những vết xước do ngứa gãi gây nên. Có khi lại là những nốt sần bằng hạt kê,
hạt đậu nhỏ tập trung thành mảng, da dày cộm và hằn cổ trâu. Ngứa thường kéo
dài hàng tháng, hàng năm. Ngứa nhiều về đêm làm cho người bệnh cảm thấy
mệt mỏi. Ngứa có thể khu trú một vùng, cũng có thể toàn thân nhất là hay gập ở
vùng da mỏng.
- Điều trị: Để điều trị khỏi phải tìm nguyên nhân, nên đến cơ sở y tế để
kiểm tra gan, thận, bệnh đái đường, nhiễm ký sinh trùng v.v...). Trước mắt tạm
xử trí:
+ Tránh chà sát, tránh gãi.
13
+ Chống táo bón: Ăn rau các loại, hoa quả, chuối, khoai v.v... và không ăn
những chất kích thích (ớt, tiêu, gừng, rượu, bia, cà phê và thuốc lá...).
+ Tắm rửa: hạn chế dùng nước nóng (chỉ dùng nước ấm) vì nước nóng
làm khô da và sà phòng loại có nhiều chất sút. Tắm bằng nước các lá cây (hương
nhu, dầu sả, bưởi v.v...).
+ Khi da nứt khô, ngứa: Dùng thuốc mỡ chống nẻ (Vaselin v.v...) mỡ
Acid salicylic 1-2% ngày bôi 1 - 2 lần.
+ Các thuốc Vitamin C - A - B.
+ Chống ngứa: các thuốc chống dị ứng như Clopheniramin 4mg/v, Péritol
5mg/v.
Đơn thuốc Đông y: “Thanh lương giải độc”: Kim ngân hoa - 10g, Ké đầu
ngựa - 10g, Sài đất - 5g, Bồ công anh - 15 g, Sắc 3 bát lấy 1 bát uống.
4. 2- Ban sẩn ngứa đối xứng và hay ở những nơi như khuỷu tay, đầu
gối, gáy, hai bên cổ, mu bàn tay v.v... thường nghĩ tới viêm da thần kinh:
- Nguyên nhân của viêm da thần kinh rất phức tạp. Bệnh có liên quan
nhiều đến rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn về chuyển hoá và liên quan đến
các bệnh đường tiêu hoá như bệnh dạ dầy tá tràng, giun sán, nhiễm độc.
Có hai loại viêm da thần kinh: Viêm da thần kinh khu trú, viêm da thần
kinh lan toả.
- Triệu chứng của viêm da thần kinh: Ngứa là dấu hiệu đặc biệt của viêm
da thần kinh. Do gãi làm cho thâm nhiễm, cộm, xám màu, trên mặt tổn thương
có nhiều sẩn dẹt. Đám thâm nhiễm thành hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ rệt.
Vùng trung tâm dày cộm, xẫm màu, nhiều sẩn dẹt bóng. Vùng giữa có nhiều sẩn
nhỏ đứng sát nhau, da xẫm màu và cộm. Vùng ngoài da nhạt hơn, độ cộm ít hơn.
Thường đối xứng, tiến triển mãn tính. Tiến triển của viêm da thần kinh thường
dai dẳng, có khi gắn với người bệnh suốt cả cuộc đời.
- Điều trị: Vì là bệnh khó điều trị nên đến cơ sở y tế để khám, nếu tìm
được nguyên nhân sẽ điều trị hiệu quả tốt nhất.
+ Trước tiên cần điều trị toàn diện: tránh lo âu, không thức khuya, thể dục
hàng ngày. Hạn chế tắm nước nóng và xà phòng, tránh kỳ cọ chà sát.
+ Ăn nhiều rau và quả tươi, không dùng các chất dễ bị kích thích như
rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ớt, hạt tiêu. Uống chè nhân trần, khổ qua, thanh
lương.
14
+ Dùng thuốc an thần, chống ngứa: Diazepam, Tranxen, Clopheniramin
4mg/v, Péritol 5mg/v ngày 2 lần, Diazepam và các Vitamin: Vitamin E, B, C.
+ Nếu có điều kiện đến bệnh viện điều trị: Dùng tia Laser, tia cực tím, áp
nitơ lỏng.
+ Thuốc bôi tại chỗ cần rất thận trọng vì nếu không có thể làm cho bệnh
nặng hơn.
4.3. Sẩn ngứa có mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, các kẽ ngón tay,
chân: Nghĩ đến bệnh Tổ đỉa (Dyshidrose).
Bệnh tổ đỉa thực sự là một bệnh Eczema khu trú. Nguyên nhân có thể do
đụng chạm, tiếp xúc với một số loại hoá chất, do các bệnh nội khoa (bệnh dạ dày
tá tràng, gan mật, nhiễm khuẩn sâu hay do nấm kẽ v.v...).
- Triệu chứng: Thường bệnh tổ đỉa rất ngứa. Biểu hiện bằng những mụn
nước nhỏ bằng đầu ghim hay bằng hạt đậu xanh nằm sâu ở lớp dưới thượng bì
lòng bàn tay, bàn chân. Mụn có thể vỡ thành vết trợt, tự khô để lại vẩy da màu
vàng đục. Sau khi vẩy bong để lại một lớp da mỏng màu hồng, nhìn kỹ tổn
thương có thể thấy một số mụn lấm tấm. Lúc đầu mụn chứa dịch trong, do ngứa
gãi nên để nhiễm trùng thành những mụn mủ. Bàn tay và chân bị viêm nhiễm
gây sưng tấy, chảy nước và có thể có hạch đau ở lân cận. Đau mỏi toàn thân,
mệt, sốt và bệnh hay tái phát nhiều đợt.
Ngoài ra còn có thể tổ đỉa khô: Lòng bàn tay, chân có điểm hoặc đám
bong lớp sừng thành từng đám vằn vèo, chỗ da bong để lại màu đỏ, mỏng như
giấy bóng.
- Điều trị: Bệnh tổ đỉa thường rất dai dẳng. Bệnh có thể chữa được khi tìm
được nguyên nhân gây bệnh. Còn chữa triệu chứng nếu khỏi chỉ là tạm thời và
dễ tái phát.
+Tại chỗ: Ngâm rửa dung dịch thuốc tím loãng hoặc nước sắc có nhiều
Tanin (nước lá vối, lá ổi, chè v.v...). Bôi kem có Corticoit.
+ Thuốc chống dị ứng: Péritol, Clopheniramin…
+ Các Vitamin E, B, C.
+Khi bị nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh Eythromycin 500mgx2v/ngày,
Cephalexin500mg x 2v/ngày v.v...
Sau 4-5 ngày không đỡ cần đến bác sĩ khám.
15
4.4. Ban sẩn ngứa, ban đỏ, ranh giới rõ xẩy ra đột ngột sau khi ăn
thức ăn lạ, uống thuốc, thời tiết thay đổi, ra gió, dùng các nước sà phòng lạ
v.v...: Nghĩ đến ban dị ứng.
Dị ứng do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó phải tìm nguyên nhân để
điều trị và loại bỏ những nguyên nhân gây ra. Bị dị ứng là do phóng thích
Histamin, làm thoát dịch từ các mao mạch nhỏ và mô da... gây nổi ban và ngứa.
- Triệu chứng: Ban sẩn ngứa thường thành mảng nổi gờ lên mặt da, màu
trắng hoặc vàng bao quanh là viền đỏ. Sẩn có thể có kích thước khác nhau, có
thể hợp lại thành các mảng lớn mỡ cao, bờ méo mó. Sẩn ngứa mọc bất cứ chỗ
nào trên cơ thể. Thường mất đi sau vài giờ, có thể kéo dài. Nếu bị nặng có thể có
phù toàn thân, khó thở kèm theo nhiều khi phải cấp cứu.
- Điều trị: Nếu những triệu chứng diễn biến nhanh và nặng cần đến cơ sở
y tế để được cấp cứu. Nếu chỉ là ban ngứa ngoài da khi đó sẽ:
+ Tránh xa và ngừng sử dụng những nguyên nhân đã gây ra dị ứng.
+ Xoa trên da dung dịch kháng Histamin, bột Tall.
+ Uống thuốc chống dị ứng: Clopheniramin 4mg/1v, Péritol 5mg/1v,
Clarityne v.v... Uống nước râu ngô với đường, nước cam chanh.
4.5. Sẩn ngứa khắp người, đặc biệt ở kẽ ngón tay chân, hay ngứa về
đêm: Nghĩ đến ghẻ.
Ghẻ là bệnh do ký sinh trùng gây ra. Bệnh dễ lây qua tiếp xúc nên ở tập
thể dễ thành dịch nhỏ.
- Triệu chứng: Thấy những hang do cái ghẻ đào giữa các kẽ ngón tay, cổ
tay, cơ quan sinh dục, nách, bàn chân v.v... Ngứa về đêm, gãi để lại xây sát.
- Điều trị: + Tắm rửa sạch, tránh gãi làm lây lan.
+ Nếu trong nhà có người bị ghẻ, phải điều trị cả gia đình và
luộc quần áo, chăn màn.
+ Bôi Lindan, không bôi lên đầu.
4.6. Ban ngứa có các nốt đỏ rải rác hoặc những nốt nhỏ tập trung
thành vùng nhỏ: Nghĩ đến do côn trùng đốt.
Một số ít côn trùng (Ruồi, ong, kiến, muỗi v.v...) có khả năng chích nọc
độc của chúng có chứa chất gây viêm làm đau tại chỗ, đỏ, sưng trong 48 giờ.
Có người bị dị ứng với nọc độc côn trùng, sau lần đốt đầu tiên, hệ thống
miễn dịch được mẫn cảm, lần sau bị đốt sẽ gây sốc phản vệ: Nổi ban, ngứa,
16
choáng váng, sưng họng và mặt. Nếu nặng thì rét, buồn nôn, khó thở, truỵ tim
mạch và hậu quả gây suy thận v.v...
- Điều trị: trước mắt điều trị ngay.
+ Rửa vết đỏ bằng xà phòng, đắp gạc lạnh để giảm đau.
+ Nếu có triệu chứng sốc phản vệ: Cần đưa cấp cứu ngay, trước khi đưa đi
nếu có khó thở tiêm Ephêdrin, tiêm hoặc uống thuốc chống dị ứng.
4.7. Ban ngứa, có vòng đỏ, có vẩy: Nghĩ tới nhiễm nấm.
- Triệu chứng: Ban ngứa có vẩy có hình tròn, thường ở bàn chân, da đầu,
gáy, thân mình, háng.
- Điều trị: + Bôi tại chỗ thuốc diệt nấm (ASA, BSI v.v...).
+ Uống thuốc diệt nấm Griseofulvin 500mg/v, Nisoral 200mg/v, Nystatin
500. 000-1. 000. 000 đơn vị/viên.
V- PHÁT BAN KÈM THEO SỐT: Da nổi ban, mụn nước, kèm theo sốt (sốt ≥ 38
o
)
5. 1- Ban chấm đỏ, hơi gồ rải rác khắp người chủ yếu ở mặt ngực
bụng lưng, ngứa rồi biến thành mụn nước kèm theo sốt hay gập ở trẻ em và
người lớn ở vùng cao về vùng: Nghĩ đến thuỷ đậu.
Thuỷ đậu là do virus Varicella zoster (thuộc họ Herpes zoster) gây ra. Ban
thường xuất hiện trên mặt sau lan ra toàn thân. Khi bị mắc bệnh thường để lại
miễn dịch lâu dài, không mắc lần hai. Lây qua đường hô hấp, lây mạnh vào ngày
thứ 2 trước khi phát ban cho đến khi nốt mụn đậu bay hết vì vậy dễ thành dịch.
- Triệu chứng bệnh: Ban đầu có thể có sốt hoặc không sốt, các nốt ban nổi
ở sau tai, đầu, nách, thân mình, cánh tay, chân và cả trong miệng. Sau 12-48 giờ
ban nổi lên tạo thành từng đám vết nhỏ, ngứa và vài giờ sau thành mụn nước có
kích thước 2-3 mm. Sau đó mụn nước khô và bong vẩy. Nếu gãi dễ nhiễm khuẩn
sẽ tạo thành mụn mủ.
Đặc điểm của ban thuỷ đậu: Mụn mọc không theo thứ tự, trên cùng một
vùng các mụn có thể có tuổi khác nhau (mụn mới mọc: nốt đỏ; mụn nước; mụn
mủ; mụn khô vẩy; mụn đã bong vẩy). Sau khi bong vẩy không để lại sẹo.
- Điều trị:
+ Cách ly tại nhà.
+ Bảo vệ mụn không để vỡ, không gãi để tránh gây nhiễm khuẩn. Chấm
các mụn nước bằng thuốc Xanh Methylen, Milian.
17
+ Thuốc điều trị triệu chứng: chống ngứa (Clopheniramin 4 mg, Peritol 5
mg, Histalong 5 mg, Siro Phénergan, Theralène 5mg). Nếu sốt cho uống thuốc
hạ nhiệt. Khi sốt cao kèm theo viêm họng, nhiễm khuẩn vết mủ có thể dùng
kháng sinh để chống bội nhiễm.
Hiện nay đã có vacxin để phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở
rộng.
5.2. Da có nốt chấm hồng kèm theo sưng hạch sau tai, hai bên cổ, sốt:
Nghĩ đến bệnh Rubella.
Bệnh Rubella là một bệnh nhiễm virut, lây bệnh nhẹ hơn, lây qua đường
hô hấp.
- Triệu chứng lâm sàng: Ban xuất hiện ở mặt, trên thân mình và chỉ kéo
dài vài ngày sau đó mất, không để lại dấu vết gì. Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao,
đau đầu. Hạch nổi sau gáy, tai. Viêm và đau mỏi các khớp.
- Điều trị: Chủ yếu là chữa triệu chứng.
+ Nếu hạch viêm xưng đau nhiều: Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm
trùng.
+ Hạ sốt, giảm đau: Dùng các thuốc có Paracétamol 500 mg ngày2-3 lần.
+ Chống dị ứng: Dùng một trong các thuốc kháng histamin như
Clopheniramin 4 mg, Péritol 5mg ngày 2-3 lần v.v...
+ Bổ sung nước, điện giải do sốt cao: uống Hydrit, Oresol pha với nước
đun sôi để nguội...
5.3. Da nổi các chấm hoặc mảng tím kèm theo nôn, nhức đầu, sốt cao,
sợ ánh sáng và cổ gập hơi khó: Nghĩ đến viêm màng não mủ (xem trong
chương sốt) cần đưa ngay đến bệnh viện để được làm các xét nghiệm chẩn đoán
xác định, điều trị sớm để giảm tử vong và hạn chế di chứng, cách ly để không
lây ra xung quanh.
5.4. Da nổi chấm tím hoặc thành mảng tím một cách tự nhiên như va
đập kèm theo sốt, chảy máu cam, chảy máu chân răng và lâu cầm máu, cơ
thể gầy yếu, thiếu máu cấp: Nghĩ đến bệnh về máu. Cần đến bệnh viện khám
ngay để có chẩn đoán và điều trị kịp thời vì dễ gây tử vong.
VI- TÁO BÓN ĐƠN THUẦN HOẶC TÁO BÓN VÀ ĐI LỎNG CÓ NHẦY HOẶC CÓ
MÁU XEN KẼ NHAU:
Táo bón và ỉa chẩy rối loạn tiêu hoá do nhiều nguyên nhân gây ra, có khi
nguyên nhân từ đại tràng gây nên, cũng có thể nguyên nhân không từ đại tràng
18
hoặc từ nguyên nhân khách quan gây ra. Vì vậy cần tìm nguyên nhân để điều trị
theo nguyên nhân gây bệnh sẽ có kết quả.
6.1. Táo bón không do nguyên nhân từ đại tràng.
- Táo bón do ăn uống: Ăn quá thiếu chất xơ và uống ít nước.
Để khỏi táo bón cần ăn tăng chất xơ (khoai lang, các loại rau v.v...) và
uống nhiều nước.
- Táo bón do thói quen sinh hoạt: Không luyện tập đi ngoài hàng ngày,
làm việc ngồi lâu hoặc đi công tác nhiều v.v...
Chỉ cần sinh hoạt điều độ là trở lại bình thường.
- Táo bón do dùng một số thuốc dễ gây táo kéo dài (thuốc phiện, an thần,
thuốc ngủ, thuốc có chất sắt, tanin v.v...)
Chỉ cần ngừng thuốc là khỏi.
- Táo bón do bị suy tuyến giáp, tăng canxi máu, hạ kali máu v.v...
Khi đó cần tìm nguyên nhân để điều trị.
- Táo bón do bị sốt cao: Khi sốt cao thường dẫn đến mất nước nên gây táo
do đó cần uống nước và ăn hoa quả.
6.2. Táo bón có nguyên nhân từ đại tràng:
6.2.1. Táo bón kèm theo đau rát hậu môn khi đi ngoài, có thể có ít máu
tươi bọc ngoài phân hoặc cuối bãi, người bệnh có cảm giác sợ mỗi khi muốn đi
ngoài: Nghĩ đến nứt hậu môn.
- Điều trị: Đặt đạn vào hậu môn (vì đạn hậu môn có kháng sinh và có chất
làm mềm, chống viêm loét), uống đủ nước, ăn thêm rau và hoa quả.
6.2.2. Táo bón kèm theo rối loạn tiêu hoá, đau hai bên bụng và vùng
dưới hố chậu hai bên hay xẩy ra vào buổi sáng: nghĩ đến Hội chứng đại tràng
kích thích hay còn gọi là bệnh đại tràng chức năng.
Bệnh đại tràng kích thích là bệnh hoàn toàn thuộc về chức năng như co
bóp, tiết dịch của thành đại tràng. Bệnh có những rối loạn giống như viêm đại
tràng nhưng không có viêm loét tại đại tràng. Hội chứng đại tràng kích thích hay
xẩy ra ở những người bị mổ cũ về bụng(viêm phúc mạc sau viêm ruột thừa,
viêm tử cung và phần phụ, mổ đẻ, viêm túi mật, khâu ruột...); ở những người dễ
cảm xúc, có tình trạng thần kinh dễ nhậy cảm và hay có rối loạn thần kinh thực
vật (ra mồ hôi chân tay, nhức đầu cơn).
19
- Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng chức năng đóng vai trò chủ yếu với
hai biểu hiện chính là rối loạn đại tiện và đau bụng. Đau bụng từ mức độ nhẹ
đến nặng: ậm ạch, đầy hơi, tức bụng, có khi đau quặn, có khi khu trú ở vùng
manh tràng giống như một viêm ruột thừa hoặc có tiếng óc ách khi sờ nắn. Nội
soi đại tràng và trực tràng thấy niêm mạc có thể bình thường, tiết nhiều dịch
nhưng không thấy chẩy máu hoặc loét, xước. Chụp đại tràng có baryt có thể
bình thường hoặc đại tràng hình ống hoặc có nhiều rãnh ngang ruột kết được mô
tả bằng thuật ngữ chồng đĩa. Chỉ được coi là rối loạn chức năng đại tràng sau khi
đã loại trừ các bệnh viêm đại tràng do vi khuẩn, virut, kí sinh trùng v.v...; loại
trừ các bệnh thực tổn ở đại trực tràng như ung thư, polip, bệnh Crohn, lao hồi
manh tràng...
Hội chứng đại tràng kích thích có hai thể: thể táo bón và thể đi lỏng.
- Thể táo bón: Đau lâm râm hai bên bụng dưới ở vùng hố chậu trái, hố
chậu phải và hai bên mạn sườn. Thỉnh thoảng ruột cuộn nổi cục ở bụng một lúc
rồi tản đi hoặc chuyển chỗ khác dọc theo khung đại tràng.
+ Vài ngày đi ngoài một lần, phân khô cứng. Trước khi đi ngoài bụng rất
đau nhất là ở vùng bụng dưới bên trái do co thắt đại tràng xích ma và đoạn đại
tràng lên ở bên phải, đại tiện xong thường hết đau.
- Thể đi lỏng: Thường đau vào sáng ngủ dậy và đi ngoài phân lỏng
nhiều khi có nhày hoặc toàn nhầy. Ngày đi có thể vài lần, song thường tập trung
vào buổi sáng đến trưa. Đi lỏng kéo dài có thể hàng năm làm người bệnh khó
chịu nhưng cơ thể không bị suy sụp.
+ Bệnh thường xẩy ra khi ăn các thức ăn hơi khác (cá, mỡ, ăn thức ăn
nguội hơi ôi v.v...) sau vài giờ đi lỏng có khi đi lỏng hàng chục lần và đau bụng,
cũng có khi đi lỏng do bị lạnh, cũng có khi do ăn sữâ. Có thể đi nhiều lần trong
ngày hoặc vài ngày rồi tự khỏi.
- Thể vừa đi lỏng vừa đi táo xen kẽ: Hết đợt đi lỏng lại một đợt đi táo.
- Điều trị: Vì cơ chế bệnh sinh chưa rõ, yếu tố tâm lí- thần kinh đóng vai
trò quan trọng nên chỉ dùng thuốc điều trị triệu chứng. Ăn uống theo chế độ
thích hợp nhưng cố gắng trở về dần chế độ bình thường để đảm bảo dinh dưỡng.
Không lạm dụng thuốc kháng sinh đường ruột và các thuốc nhuận tràng để tránh
biến một bệnh chức năng thành một bệnh thực thể.
+ Thể táo bón: Ăn nhiều chất xơ, có thể thỉnh thoảng dùng Paraffin, dầu
lạc, ôliu...
20
+ Thể đi lỏng: Khi đi lỏng nhiều có thể dùng các thuốc cầm ỉa như
(Ercefuryl 200mg ngày 2-4 viên, Smecta 3g ngày 2-3 gói, Imodium 2 mg ngày
4-6 viên. Nếu chỉ đi lỏng thông thường không cần thuốc cầm đi lỏng.
Các thuốc giảm co thắt dùng một trong các loại sau: Spamaverin 40 mg,
No-spa 40 mg, Spasfon Lyon, Visceralgin, Débridat 100 mg, ngày 2-4 viên, mỗi
lần 1 viên.
Nếu ỉa có mất nước: uống Hydrit hoặc Orêzol pha vào nước đun sôi để
nguội.
Với hội chứng đại tràng kích thích phần nhiều khả năng do thể tạng,
không dẫn tới viêm, loét, ung thư nhưng không chữa khỏi hoàn toàn, chủ yếu là
chữa triệu chứng.
6.2.3. Rối loạn tiêu hoá: khi táo khi đi lỏng, khi có nhầy máu do ăn thức
ăn lạ hoặc ôi thiu v.v... nghĩ đến viêm đại tràng. Viêm đại tràng có thể cấp và thể
mạn tính, ở phần này chỉ nói về viêm đại tràng mạn tính.
Viêm đại tràng mạn tính có khi do nhiễm kí sinh trùng, nhiễm khuẩn hoặc
do mẫn cảm, tự miễn và có bệnh hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân.
- Triệu chứng của viêm đại tràng chủ yếu biểu hiện của một viêm ruột:
đau bụng, ỉa chẩy rối loạn tiêu hoá hoặc như một hội chứng lị. Bệnh do nhiều
nguyên nhân nên mỗi nguyên nhân sẽ có những triệu chứng đặc trưng do đó cần
đến bệnh viện khám để tìm nguyên nhân điều trị sẽ có kết quả.
6.3. Táo bón kéo dài xen kẽ với ỉa chảy, phân khuôn nhỏ, dây máu,
mót rặn, đau bụng, có lúc đi ra máu, toàn thân gầy sút nhanh: Khi đó nghĩ
đến ung thư đại tràng và ung thư trực tràng cần đi khám để được chẩn đoán và
xử trí sớm.
VII- KHÀN TIẾNG:
7.1. Đột nhiên xuất hiện khàn tiếng trong vòng 3 ngày:
7.1.1. Khàn tiếng kèm theo sốt, viêm họng: Thường nghĩ tới viêm thanh
quản kèm theo viêm giây thanh âm.
Viêm thanh quản thường do virut hoặc do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cấp
tính đường hô hấp hoặc do bị cảm lạnh, do dị ứng thuốc và do phấn hoa gây nên.
- Triệu chứng của viêm thanh quản cấp: Khản tiếng là triệu chứng nổi bật,
có thể mất tiếng hoàn toàn. Ngoài ra gây đau và khó chịu trong họng nhất là khi
nuốt, ho khan. Nếu nguyên nhân do virut hoặc vi khuẩn thường kèm theo sốt,
mỏi toàn thân.
21
- Điều trị:
+ Nghỉ ngơi, tạm nghỉ nói hoàn toàn hoặc hạn chế nói to.
+ Tránh xa các tác nhân gây khàn tiếng như do dị ứng như thuốc, phấn
hoa, cảm lạnh v.v...
+ Giữ cho cổ họng ấm, không bị khô (súc miệng nước muối, xông họng
v.v...)
+ Giảm phù nề thanh quản: có thể dùng một trong các thuốc như: α
Chymotrypsin, Danzen 5mg, Xạ can v.v...
+ Nếu có sốt: Hạ sốt bằng các thuốc nhóm Paracethamol (Efferalgan C,
Efferalgan codein, Panadol v.v...).
+ Nếu có nhiễm khuẩn: Dùng kháng sinh chủ yếu là kháng sinh đường hô
hấp như Rovamycin 3MUI, ngày 2-3 viên, Erythromycin 250 mg, ngày 4 viên
v.v...
+ Nếu do dị ứng: Dùng các thuốc chống di ứng như: Péritol 4 mg,
Cloféniramin 4 mg, Histalong v.v...
Nếu điều trị sau 3-4 ngày không đỡ, đến bác sĩ khám.
7.1.2. Khàn tiếng sau khi nói và la hét nhiều: Nghĩ đến viêm thanh quản
do nói nhiều. Khi đó chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế nói, ngậm chanh, súc miệng
nước muối.
Uống thuốc chống phù nề: Alpha Chymotrypsin, Danzen 5mg v.v...
7.1.3. Khàn tiếng sau một stress (căng thẳng, lo âu đột ngột):
Khàn tiếng này thường xẩy ra do yếu tố thần kinh bị tác động đột ngột.
Xử trí: - Nghỉ ngơi, tránh lo âu, có thể uống thuốc an thần.
- Dùng các Vitamin nhóm B, C.
- Sinh hoạt bình thường dần dần sẽ trở lại bình thường, không nên
để mất tiếng lâu, cần tập nói sớm.
7. 2- Khàn tiếng ở người trên 40 tuổi:
Khàn tiếng kèm theo tóc khô, luôn cảm giác gai lạnh, táo bón, ăn ít song
vẫn tăng cân, bị mệt không có lý do: Nghĩ đến nguyên nhân từ tuyến giáp do
nhược tuyến giáp hoặc do nhược giáp do sau mổ cắt tuyến giáp.
- Nguyên nhân nhược tuyến giáp:
22
+ Đa số suy giáp là do cơ thể tạo kháng thể chống lại chính tuyến giáp,
làm giảm sản xuất nội tiết tố tuyến giáp.
+ Một số do cắt bỏ một phần tuyến giáp hoặc dùng Iode đồng vị phóng xạ
để điều trị tuyến giáp.
- Triệu chứng nhược tuyến giáp: Bệnh suy tuyến giáp hay gặp ở phụ nữ:
+ Người bệnh thường xuyên mệt không rõ nguyên nhân.
+ Ngủ nhiều, yếu cơ, tim đập chậm.
+ Da khô, tróc vẩy, rụng tóc, béo lên nhanh.
+ Giọng nói dần dần khàn.
Có thể có phù niêm mạc, da mô cơ hơi dày lên, đôi khi có phình tuyến
giáp.
- Chẩn đoán: Định lượng nội tiết tố tuyến giáp trong máu T4 (Thyroxin)
T3 (Triodothyoxin), calcitonin.
- Điều trị: Đến bác sĩ khám để xác định bệnh chính xác rồi dùng thuốc
theo hướng dẫn của thầy thuốc, có khi phải dùng Thyroxin suốt đời.
7.3- Khàn tiếng ở người hút thuốc lá, uống rượu, những người làm
nghề phải sử dụng dây thanh âm nhiều như ca hát, giáo viên v.v...
- Triệu chứng: Khàn tiếng đơn thuần, khi cần phải nói sẽ rất mệt và cảm
giác khó phát âm.
- Điều trị: Cắt nguyên nhân gây ra khàn tiếng và những yếu tố thuận lợi
như không uống rượu, không hút thuốc lá, giảm nói.
+ Nếu ho: dùng thuốc ho, thuốc long đờm.
+ Chống phù nề: Dùng α Chymotripsin, Danzen 5mg, ngậm chanh muối
7.4. Khàn tiếng xuất hiện từng đợt tái đi tái lại vài ba lần trong 6
tháng: Nghĩ đến u thanh quản.
- U thanh quản thường là u ác tính của thanh quản. U thanh quản chiếm
2% các loại ung thư. Thường xẩy ra ở người nghiện thuốc lá nặng hoặc nghiện
rượu, ở người trên 60 tuổi.
- Triệu chứng của u thanh quản:
+ Khàn tiếng là một triệu chứng nổi bật nếu u nằm ngay trên dây thanh
âm. U mọc ở các nơi khác trong thanh quản thường không gây triệu chứng nên
khi được phát hiện u đã tiến triển nặng, khó thở, khó nuốt và ho ra máu.
23
- Chẩn đoán: Dựa vào soi thanh quản và sinh thiết xác định tính chất của u
lành hay u ác tính.
- Điều trị: Khi thấy triệu chứng khàn tiếng như trên cần đến bệnh viên
ngay để được chẩn đoán xác định và có phương pháp điều trị cơ bản sớm. Điều
trị theo chỉ định của bác sĩ.
+ Nếu u còn bé ở dây thanh âm có thể khỏi tới 95% sau điều trị tia xạ
hoặc Laser.
+ Nếu khối u lớn có thể phải phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần hoặc
bán phần.
+ Nếu u đã lan ra ngoài thanh quản: Điều trị tạm bằng tia xạ hoặc hoá trị
liệu để giảm triệu chứng và chậm tiến triển của u.
VIII- CẢM GIÁC TÊ VÀ KIM CHÂM:
8.1. Tê hoặc như kim châm sau khi ngồi lâu hoặc khi ngủ dậy:
Nguyên nhân do dây thần kinh bị chèn ép do ở lâu một tư thế gây thiếu
máu nuôi dưỡng dây thần kinh. Thường trở lại bình thường sau vài phút.
Do đó khi đứng dậy nên vận động nhẹ nhàng một lúc rồi hãy đi lại.
8.2. Tê ở hai tay kèm theo cổ có cảm giác cử động không mềm mại:
Nghĩ đến do thoái hoá các khớp giữa các đốt sống cổ, còn gọi là bệnh hư xương
sụn cột sống vùng cổ.
Bệnh có thể gập từ tuổi trưởng thành, song thường gặp ở người già hoặc
người sau chấn thương vùng cổ.
- Triệu chứng: Đau và cứng cổ do áp lực đè lên dây thần kinh đi qua giữa
các đốt sống cổ có bị bệnh làm cho đau tay, đau vai và tê đau nhức bàn tay, nắm
tay không chặt. Các triệu chứng trên có khi chỉ rất nhẹ, cảm giác khó chịu, xoay
đầu choáng váng, đứng không vững, nhìn đôi, nhức đầu do mạch máu lên não bộ
bị chèn ép.
- Điều trị: Cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh. Nếu đau nhiều, trước
mắt uống tạm:
+ Uống thuốc giảm đau, giãn cơ như: Paracethamol, Alaxan, Contramyl 4
mg/1 viên, Myonal 50 mg/1 viên, ngày 2-4 viên...
+ Chống viêm: Vioxx 25 mg 1viên/ngày, Mobic 7, 5 mg 1-2 viên/ngày,
Profénid 50 mg 2 viên/ngày, Bosamin 3 viên/ngày.
24
Chú ý các thuốc giảm đau và chống viêm đều ảnh hưởng đến dạ dày nên
thận trọng với người có tiền sử dạ dầy và bao giờ cũng uống sau ăn.
+ Nếu có điều kiện điều trị vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt.
+ Nghỉ ngơi, thể dục vận động cột sống cổ.
+ Nếu có loãng xương uống kèm theo: Rocaltrol 2, 5microgam 1 viên/1
ngày, Calcinol 4-6v/ngày v.v...
8.3. Tê tay về đêm nhiều hơn, đau bàn tay, cử động cổ tay hạn chế
làm ảnh hưởng đến giấc ngủ: Nghĩ đến hội chứng ống cổ tay.
- Nguyên nhân: Dây thần kinh giữa có vai trò chi phối cảm giác cho ngón
cái và một số ngón khác, chi phối vận động cho các cơ bàn tay. Thần kinh bị
chèn ép khi đi qua ống cổ tay, gây ra rối loạn cảm giác tê, đau, đau nhói, cử
động tay yếu đi. Hay gặp ở phụ nữ bị viêm đa khớp dạng thấp. Các triệu chứng
không tự mất đi.
- Chẩn đoán: Do lượng xung động thần kinh dẫn truyền qua thần kinh
giữa đến các cơ bàn tay.
- Điều trị: Cần đến khám bác sĩ để chẩn đoán và chỉ định điều trị.
+ Nhiều khi phải đặt tay vào máng bột vào ban đêm để giảm đau.
+ Nếu đau nhiều: Theo chỉ định của bác sĩ có thể tiêm Corticoid vào dây
chằng cổ tay, song cần do các bác sĩ chuyên khoa tiêm trực tiếp để đảm bảo an
toàn và kết quả.
Nếu cần phải phẫu thuật cắt dây chằng để giải áp cho dây thần kinh giữa
làm giảm đau.
8.4. Tê và kim châm ở nửa người kèm theo mờ mắt, nói lú lẫn và đôi
khi bại nhẹ nửa người, chóng mặt sau cơn các triệu chứng mất hoàn toàn:
Nghĩ đến thiếu máu não.
- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não, ở đây nói về
cơn thiếu máu não thoảng qua. Cơn thiếu máu thoảng qua là do sự cung cấp máu
động mạch đến não bộ tắc tạm thời nguyên nhân là một phần nhỏ của cục máu
đông trong lòng máu hoặc do ép động mạch vì bị xơ vữa. Cục máu đông có thể
xuất phát từ mạch vành của tim hoặc từ tim.
Sự ngừng cung cấp máu tạm thời tới một phần của não, gây giảm sút tạm
thời thị giác, ngôn ngữ.
25