Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đề tài Thử nghiệm trồng cây thiên ngân che bóng vườn cà phê trên địa bàn thành phố Bảo Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.84 KB, 54 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo Lộc là một trong những vùng trồng cà phê chủ lực của tỉnh Lâm
Đồng, với diện tích trồng cà phê năm 2014 là 8.350 ha và sản lượng đạt 22.200
tấn nhân, đứng vị trí thứ 5 về sản lượng và diện tích cà phê của tỉnh Lâm Đồng
[1]. Trong những tháng mùa khô tại Bảo Lộc, nhiệt độ không khí thường lên cao
trên 300C, kết hợp với gió mùa Tây Nam thổi mạnh, đồng thời nguồn nước tưới
từ suối Đại Bình, suối ĐamB’ri, sông Dar’Nga và hồ Nam Phương suy giảm nên
nhiều vườn cà phê không có đủ nước tưới đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
triển và giảm sản lượng của vườn cà phê. Đối với những vườn cà phê không
trồng cây chắn gió, che bóng hoặc cây phủ đất, sản lượng cà phê còn bị sụt giảm
nghiêm trọng ở vụ kế tiếp. Do đó, sản xuất cà phê tại Bảo Lộc cần có những giải
pháp canh tác bền vững nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó trồng cây
che bóng trên vườn cà phê là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết.
Theo tác giả Đoàn Triệu Nhạn (1999) [3], cây che bóng có tác dụng cải thiện
điều kiện khí hậu trên vườn cà phê, bảo vệ cây cà phê không bị ảnh hưởng của
gió hại, bảo vệ và nâng cao độ phì đất, điều tiết năng suất và nâng cao chất lượng
cà phê. Các loại cây che bóng đã được khuyến cáo trồng trên vườn cà phê là keo
dậu, Leucaena leucocephala và muồng đen, Cassia siamea. Trong những năm
gần đây, do chạy theo năng suất với mong muốn đạt được năng suất tối đa trên
một diện tích canh tác nên nhiều người dân tại Bảo Lộc đã đốn bỏ các loại cây
che bóng, chắn gió trong vườn cà phê. Đồng thời, với việc lạm dụng quá nhiều
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại, vườn cà phê đã cho
năng suất cao nhưng chỉ đạt được trong một vài năm, sau đó năng suất vườn cà
phê bắt đầu có dấu hiệu suy kiệt.


2


Thiên ngân, Neolamarckia cadamba là một đối tượng cây trồng mới tại
Bảo Lộc. Cây thiên ngân thuộc loại cây thân gỗ lớn, thẳng, có tốc độ phát triển
nhanh, thích hợp cho việc tái tạo rừng ở các lưu vực sông, các vùng đất bị xói
mòn, vùng đất trống và dùng cho việc chắn gió trong những hệ thống Nông Lâm
kết hợp. Cây có thể cao tới 30m đến 35 m, đường kính thân đạt trên 100 cm sau
25 năm. Cây thiên ngân thường gặp ở độ cao từ 450 m đến 650 m so với mực
nước biển và được trồng phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn độ,
Indonesia để cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, dược liệu, thức ăn gia
súc, mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều người dân ở các nước trên thế giới
[19]. Như vậy, thiên ngân là một trong những cây gỗ có nhiều tiềm năng và có
giá trị kinh tế, việc nghiên cứu sử dụng cây thiên ngân làm cây che bóng cho
vườn cà phê tại Bảo Lộc là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế sản xuất cà phê tại
Bảo Lộc, được sự nhất trí của Ủy ban Nhân dân thành phố Bảo Lộc và Trung
tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: Thử nghiệm trồng cây thiên ngân che bóng vườn cà phê trên
địa bàn thành phố Bảo Lộc.
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu chung
Xác định mật độ phù hợp của cây thiên ngân che bóng vườn cà phê trên
địa bàn thành phố Bảo Lộc.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng của loại hình canh tác (có cây che bóng và
không có cây che bóng) trong sản xuất cà phê tại thành phố Bảo Lộc.


3

- Đánh giá được ảnh hưởng của mật độ trồng cây thiên ngân che bóng đến
điều kiện sinh thái, năng suất, chất lượng, sâu bệnh hại, hiệu quả kinh tế của
vườn cà phê.

3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của cây thiên ngân trồng che bóng ở các mật
độ khác nhau đến các yếu tố khí hậu, sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng và hiệu
quả kinh tế trên vườn cà phê tại Bảo Lộc.


4

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc, phân loại cây thiên ngân
1.1.1. Nguồn gốc
Cây thiên ngân, tên gọi khác là gáo trắng hoặc cà tôm, phân bố trong tự nhiên
ở 21030’ đến 22030’ vĩ độ bắc và 990 đến 1080 kinh đông. Ở Việt Nam và một số
nước Đông Á thường gặp loài cây này ở độ cao từ 450 m đến 650 m, rất hiếm
thấy ở độ cao từ 850 m đến 1.000 m. Cây thiên ngân thích hợp với những vùng
có nhiệt độ không khí bình quân năm từ 20 đến 24 0C, lượng mưa bình quân từ
1.200 đến 2.000 mm [4].
1.1.2. Phân loại
Giới (regnum)

: Plantae

Bộ (ordo)

: Gentianales

Họ (familia)

: Rubiaceae


Chi (genus)

: Neolamarckia

Loài (species)

: Neolamarckia cadamba

Danh pháp đồng nghĩa:
Nauclea cadamba Roxb
Anthocephalus cadamba (Roxb.) Miq.
Anthocephalus indicus var. glabrescens H.L.Li
Samama cadamba (Roxb.) Kuntze
Anthocephalus morindifolius
Nauclea megaphylla S.Moore


5

Neonauclea megaphylla (S.Moore) S.Moore
Sarcocephalus cadamba (Roxb.) Kurz
a) Cây gáo vàng (Phay vi), Nauclea orientalis
Thân cao 20 m, cành ngang, lá bầu dục, đuôi lá hình tim, lá dài 20 cm và
rộng 8 cm. Lá kèm tròn hoặc bầu dục. Có 7-10 đôi gân bên. Hoa màu vàng ngà
hợp thành tự đầu. Quả kép mập, dài 2,5-3 cm. Phân bố ở các tỉnh từ Trung đến
Nam Bộ, mọc những nơi ẩm, gần nước. Gỗ màu vàng, mềm, dễ chế biến nhưng
không bền, dùng để đóng đồ hay xẻ ván.
b) Cây gáo trắng (Cây thiên ngân), Neolamarckia cadamba
Thân có thể cao tới 30 m, đường kính có thể đạt tới 90 cm, cành mọc đối.
Vỏ màu xám nâu đến xám đen, nứt dọc nông. Lá hình bầu dục, trái xoan hoặc

hình trứng ngược, đầu lá nhọn, gốc lá tròn hoặc thuôn dài, có từ 8-15 đôi gân
bên. Lá kèm hình ngọn giáo, dài 1,3 cm, rụng sớm. Hoa mọc thành từng cụm ở
đầu cành, màu vàng da cam. Quả nang to, đường kính 4,5 cm chứa nhiều quả
nhỏ, kích cỡ 0,5 cm, hạt màu đen nhạt, có cạnh. Câu thiên ngân phân bố ở các
nước Lào, Thái Lan, Ấn Độ, … Ở Việt Nam, cây thiên ngân có ở hầu hết ở các
tỉnh miền Trung Du và miền núi từ Bắc vào Nam. Cây thiên ngân ưa ánh sáng,
thích hợp với đất có tầng canh tác dày, sinh trưởng rất nhanh, tái sinh hạt rất tốt ở
nơi hoàn toàn sáng. Gỗ màu trắng hơi vàng, mềm, nhẹ, ùng để tiện, khắc, làm
diêm, văn phòng phẩm và đóng đồ thông thường.
c) Cây gáo lá tròn, Haldina cordifolia
Cây gỗ lớn hoặc trung bình, lá rụng trong mùa khô. Vỏ dày màu trắng, nứt
dọc hoặc bong mảng, thịt vỏ đỏ nhạt. Cành non vuông, thường có lông màu xám
tro. Lá hình tròn, đầu lá có mấu nhọn, gốc lá hình tim, dài 10-30 cm, rộng 8-25


6

cm, cuống lá lúc non màu đỏ, gân bên từ 2-3 đôi. Lá kèm tròn thuôn, cong hình
thìa, có lông. Hoa màu vàng, mọc ở nách lá gần ngọn, hợp thành hoa tự đầu. Quả
nang hợp thành quả kép, mỗi quả có từ 6-8 hạt có 2 cánh nhỏ ở 2 đầu. Phân bố ở
các nước Lào, Thái Lan, Ấn Độ, … Ở Việt Nam thường được phân bố trong các
kiểu rừng thứ sinh nửa rụng lá hoặc thường xanh ở hầu khắp các tỉnh từ Trung
đến Nam Bộ. Cây ưa sáng, mọc tương đối nhanh. Gỗ giác lõi phân biệt, thớ mịn,
khá cứng và nặng, tỷ trọng từ 0,74 đến 0,78, dễ gia công, dùng trong xây dựng
và xuất khẩu [4].
1.2. Tình hình sử dụng cây thiên ngân
Theo tác giả Haruni Krisnawati (2014) [12], cây thiên ngân được trồng
trên quy mô lớn tại Indonesia kể từ năm 1930 nhằm tái sinh rừng tự nhiên và
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ. Loài cây này ngày càng quan
trọng đối với ngành công nghiệp gỗ tại Indonesia đặc biệt khi nguồn cung cấp gỗ

làm ván ép từ gỗ rừng tự nhiên giảm. Nhiều đồn điền trồng cây thiên ngân ở các
tỉnh Sumatra, Riau và Kalimantan tại Indonesia trong những năm gần đây đã và
đang mở rộng diện tích trồng thiên ngân trên đất trồng gỗ Tếch đã thu hoạch.
Các thành phần chính của vỏ và rễ cây thiên ngân như: Triterpenes, glycosides
tripernoid, Alkaloid indol cadambine, 3α-dihydrocadambine, Isocadamine và
Sodihydrocadambin được dùng để sản xuất thuốc điều trị sốt, các bệnh về máu,
bệnh ngoài da và bệnh phong tại Ấn Độ. Lá của cây thiên ngân có kích thước
lớn, chứa nhiều chất dinh dưỡng, được dùng làm thức ăn chăn nuôi và khi rụng
xuống, phân hủy vào đất sẽ cải tạo tốt các tính chất của đất. Axit Cholorogenic
phân lập từ lá của cây thiên ngân dùng để sản xuất thuốc phòng trị ký sinh trùng
trên người và động vật. Hoa của thiên ngân đã được dùng trong công nghệ tinh
chiết các hoạt chất dùng làm nước hoa, quả có mùi vị thơm ngon và ăn được.


7

Với đặc tính thân cao, lá to, tán đứng cao vút, bề thế, thiên ngân còn là một loại
cây quý trong công viên, lâm viên. Ở Ấn Độ và các nước có tôn giáo theo đạo
Hin-đu thì thiên ngân được trồng như là một loài cây linh thiêng trong các ngôi
đền thờ [19].
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây thiên ngân
Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây thiên ngân
Kết quả nghiên cứu theo phương pháp gieo hạt tại Indonesia năm 2014
cho thấy, gieo 0,5 gam hạt thiên ngân trên đất sạch cho tỷ lệ nẩy mầm cao nhất
(100%), tiếp đến là gieo trên giá thể pha trộn cát và đất theo tỉ lệ 1:1 cho tỷ lệ
nẩy mầm là 90%. Giá thể phù hợp nhất cho giai đoạn cây con trong vườn ươm
bao gồm đất, phân bò và trấu hun theo tỷ lệ 3:1:1, kết quả này đang được áp
dụng rộng rãi tại các vùng trồng thiên ngân ở Indonesia (Dẫn theo Haruni
Krisnawati, 2014) [12].
Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng cây thiên ngân

Khoảng cách trồng cây nhiên ngân trong rừng tái sinh thường là khoảng 34×3-4 m, tuy nhiên khoảng cách hẹp hơp là 3×2 m cũng được sử dụng. Một
khoảng cách rộng hơn là 4-5×4-5 m đã được áp dụng phổ biến bởi các nông hộ
tại Kalimantan thuộc Indonesia; một số đồn điền tại Indonesia đã trồng xen cây
thiên ngân với cây ăn quả, cây lương thực, cây cao su và lúa nương (Dẫn theo
Haruni Krisnawati, 2014) [12]. Những kết quả nghiên cứu tại Indonesia đã
chứng tỏ thiên ngân có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác.
Kết quả nghiên cứu về sâu, bệnh hại trên cây thiên ngân
Không có bệnh nghiêm trọng trên cây thiên ngân được trồng ở Indonesia,
nấm Gloeosporium anthocephali có thể gây rụng lá một phần hoặc hoàn toàn


8

nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây. Có một số loài côn
trùng thuộc họ Bọ hung xuất hiện và gây hại trên cây thiên ngân trong các đồn
điền ở phía Đông Kalimantan, ấu trùng màu trắng của loài côn trùng này đã ăn
rễ, trưởng thành gây hại cây thiên ngân giai đoạn 1-2 năm tuổi tại Indonesia.
Mặc dù cây thiên ngân bị gây hại trên lá rất nặng nhưng chúng có khả năng hồi
phục tốt (Dẫn theo Haruni Krisnawati, 2014) [12].
Kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây thiên ngân
Áp dụng phân bón lót lúc trồng là cần thiết đối với sự sinh trưởng phát
triển của cây thiên ngân. Tuy nhiên, một số nông hộ tại phía Nam Kalimantan
thuộc Indonesia đã bón thúc từ 2-3 lần/năm cho cây thiên ngân giúp cây sinh
trưởng tốt hơn. Urê và Triple super phốt phát (TSP) là các loại phân bón được sử
dụng rộng rãi nhất tại Indonesia cho cây thiên ngân. Bón phân urê khoảng 15
gam cho mỗi cây thiên ngân và bón xung quanh gốc sẽ kích thích cây sinh
trưởng nhanh hơn trong giai đoạn 1 đến 2 năm tuổi (Dẫn theo Haruni Krisnawati,
2014) [12].
1.4. Tình hình nghiên cứu về cây che bóng cho vườn cà phê trên thế giới và
tại Việt Nam

1.4.1. Trên thế giới
Kết quả nghiên cứu về khí hậu trên vườn cà phê trồng cây che bóng
Một trong những tác động chính của cây che bóng là giảm được nhiệt độ
cao và nâng cao nhiệt độ thấp trong vườn cây, điều này đặc biệt quan trọng ở
những nơi có độ cao lớn. Tại Indonesia đã ghi nhận, nhiệt độ không khí ở vườn
cà phê có cây che bóng vào ban ngày giảm 7 0C và tăng 30C vào ban đêm so với
vườn cà phê không được che bóng (Lambot và Bouharmont, 2004) [13].


9

Một số vùng trồng cà phê của Brazil, cây che bóng trồng trên vườn cà phê
với mục đích nâng cao nhiệt độ trong vườn cây vào ban đêm để hạn chế tác hại
của sương muối hơn là giảm nhiệt độ cao vào ban ngày (Kumar và Tieszer,
1980) [11]. Theo tác giả Canell (1974) [6], trong điều kiện không che bóng với
nhiệt độ 200C thì cường độ quang hợp là 7 mMol CO 2/m2 lá/giây thấp hơn so với
điều kiện được che bóng là 14 đến 15 mMol CO 2/m2 lá/giây. Theo Kurma và
Tieszen (1980), điểm bão hòa ánh sáng trong quá trình quang hợp của cây cà phê
khá thấp, lá được chiếu sáng hoàn toàn có cường độ quang hợp từ 500 đến 600
mMol CO2/m2 lá/giây và đối với lá được che bóng là 300 mMol CO 2/m2 lá/giây.
Cường độ quang hợp bắt đầu giảm mạnh khi nhiệt độ bề mặt lá trên 20 đến 250C.
Kết quả nghiên cứu một số tính chất hóa học của đất trên vườn cà phê có
cây che bóng
Cây che bóng có tác dụng cải thiện được độ phì đất nhờ cây che bóng có
bộ rễ ăn sâu có thể khai thác dinh dưỡng ở các tầng đất sâu mà cây cà phê không
sử dụng được, lá của cây che bóng khi rụng sẽ cung cấp cho đất chất dinh dưỡng
và còn có tác dụng che phủ đất. Các cây che bóng thuộc họ đậu có khả năng tổng
hợp được đạm thông qua quá trình cố định N, số lượng này có thể lên đến 40 kg
N/ha (Muscher, 2001) [14]. Cây vông, Erythrina poeppiana có lượng cành rơi và
lá rụng để lại khoảng 270 kg N, 60 kg P và 150 kg K/ha/năm (Lambot và

Bouharmont, 2004) [13]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Khamyong (1989) [10]
về các hệ thống Nông Lâm kết hợp (cà phê chè + cây che bóng) ở vùng núi phía
Bắc Thái Lan cho thấy: Vườn cà phê chè không có cây che bóng, lượng đạm chỉ
tăng lên 9,39 kg N/ha/năm, còn ở các vườn cà phê chè có cây che bóng, lượng
đạm tăng lên từ 26,83 kg/ha/năm đến 38,71 kg N/ha/năm.


10

Kết quả nghiên cứu về năng suất của vườn cà phê có cây che bóng
Nghiên cứu của Muscher (2004) [15] cho thấy, trong điều kiện bón phân
đầy đủ với cây che bóng cho vườn cà phê là muồng giấy, Albizzia stipulate thì
khi che bóng nhẹ (20 cây/ha) năng suất giảm 9%, che bóng trung bình (50
cây/ha) năng suất giảm 25%, che bóng dày (105 cây/ha) giảm 34% so với vườn
cà phê không che bóng. Theo kết quả nghiên cứu của Bote và Paul (2011) [5], cà
phê trồng có che bóng cho năng suất thấp hơn so với cà phê trồng dưới ánh nắng
mặt trời trực tiếp, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên,
các tác giả cho rằng sản lượng vừa phải sẽ bền vững hơn so với một năng suất tối
đa và sự bền vững sẽ quan trọng hơn đối với nông dân sản xuất nhỏ truyền
thống. Hơn nữa, cây che bóng là một cách khác để có thu nhập thông qua các
chứng chỉ hấp thụ carbon, chất đốt, gỗ và trái cây. Vì vậy trồng cà phê trong một
hệ thống Nông Lâm kết hợp được xã hội chấp nhận hơn, kinh tế hơn và môi
trường bền vững hơn so với trồng cà phê dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Nghiên cứu của Elevitch (2009) [8], cây che bóng có thể không làm năng suất cà
phê cao hơn nhưng giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Ở mức độ che bóng vừa phải
(dưới 50%) không ảnh hưởng đến năng suất cà phê. Nghiên cứu này đề xuất nên
che bóng ở mức dưới 50% để không ảnh hưởng đến năng suất cà phê. Những
nghiên cứu của Soto Lorena (2000) [16] tại Mê-hi-cô cho thấy, mật độ cà phê có
ảnh hưởng rõ nét đến năng suất cà phê, tỷ lệ che bóng và loại cây che bóng cũng
ảnh hưởng đến năng suất cà phê: Năng suất cà phê có thể giữ nguyên với tỷ lệ

che bóng dưới 48% nhưng năng suất cà phê sẽ bị giảm khi tỷ lệ che bóng trên
50%. Mặt khác, năng suất có xu hướng giảm ở vườn cà phê có cây che bóng là
mắc ca, Macadamia do tán cây rất dày và không để ánh sáng xuyên qua như
những cây che bóng khác. Năng suất vẫn khá cao dưới tán cây quả khỉ, Samanea


11

saman với mức che bóng có thể lên tới 90% do cây này có tán mỏng cho phép
ánh sáng xuyên qua vào buổi sáng sớm và chiều muộn, đặc biệt nếu những cành
thấp được cắt tỉa. Như vậy, nếu xem xét những nhân tố môi trường khác nhau,
che bóng và không che bóng có làm ảnh hưởng năng suất hay không còn phụ
thuộc vào phạm vi các điều kiện môi trường đặc thù của từng địa phương. Trong
các nghiên cứu ở trên đã cho thấy trồng cây che bóng có xu hướng giảm năng
suất cà phê.
Kết quả nghiên cứu về chất lượng cà phê trên vườn có cây che bóng
+ Khối lượng quả và kích thước hạt cà phê: Khối lượng quả ở vườn cà
phê có cây che bóng tăng 11 đến 14% so với vườn cà phê không có cây che do
cây che bóng có tác dụng làm giảm nhiệt độ trên vườn cà phê và kéo dài thời
gian chín của quả (Muscher, 2001) [14]. Kết quả nghiên cứu của Bote và Paul
(2011) [5] cho thấy, hai giống Catimor và Catura có sự tăng đáng kể về kích cỡ
nhân khi tăng mức che bóng. Có che bóng tỷ lệ hạt to tăng 20% ở giống Caturra
và tăng tới 29% đối với giống Catimor so với không che bóng. Tương tự, hạt nhỏ
giảm 14% với giống Catimor và 9% ở Caturra.
+ Tỷ lệ tươi/nhân: Nghiên cứu của Muschler (2001) [15], tỷ lệ giữa quả
tươi và hạt còn vỏ thóc và nhân không có sự khác biệt giữa các mức che bóng
khác nhau.
+ Hình dạng hạt và thuộc tính về cảm quan: Che bóng và cao độ có ảnh
hưởng tích cực đến kích cỡ nhân và thành phần hóa học. Khi có che bóng, chất
lượng cà phê về các thành phần sinh hoá, bao gồm cả hàm lượng caffeine, chất

béo và acid chlorogenic được nâng cao. Dưới điều kiện che bóng, giống Catimor
có hương vị đặc trưng và cải thiện đáng kể hình dạng hạt nhân sống, nhân rang,
cả hai chỉ tiêu về thử nếm (thể chất và độ acid). Từ những cải thiện về hương vị


12

và hình dạng hạt dưới điều kiện che bóng có thể kết luận rằng chất lượng cà phê
về mặt cảm quan tăng đáng kể nhờ che bóng. Các thuộc tính về cảm quan được
cải thiện nhờ che bóng cũng được báo cáo từ những vùng cà phê Honduras và
đối với giống Catuai ở vùng Guatemala (Muscher, 2004) [15]. Cây che bóng làm
tăng độ acid và hàm lượng đường sucrose của giống Catuai, cả hai đều là thành
phần quan trọng trong đánh giá cảm quan. Lý do dẫn đến kết quả trên là do quá
trình chín chậm nhờ che bóng, cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (Jayarama, 2006)
[9]. Theo tác giả Descroix và Snoeck (2004) [7] đã tổng kết và đưa ra những
nhận định sau đối với cây che bóng trên vườn cà phê:
Ưu điểm: Giảm cường độ ánh sáng cao trong mùa nóng, tránh hiện tượng
sai cành, sai quả quá mức gây hiện tượng khô cành quả. Điều hòa nhiệt độ trong
vườn cà phê, hạn chế hiện tượng sương giá. Hạn chế tác hại của gió, cỏ dại và
thoát hơi nước trong mùa khô, cải thiện được độ phì của đất. Cây che bóng còn
cải thiện được phẩm chất của sản phẩm cà phê, làm chậm quá trình chín của quả
dẫn tới tăng kích thước hạt, độ axit và chất thơm. Nhược điểm: Trong điều kiện
khô hạn, cây che bóng cạnh tranh nước với cây cà phê chè. Khi rong tỉa cành lá
cây che bóng dễ gây hại cho cà phê. Cây che bóng ức chế sự phân hóa mầm hoa
khiến cây ra hoa ít, hạn chế năng suất. Trong các vườn có cây che bóng, phản
ứng của cây cà phê với phân bón giảm đi.
1.4.2. Tại Việt Nam
Theo tác giả Đoàn Triệu Nhạn (1999) [3], trên các lô cà phê có cây che
bóng là muồng đen và keo dậu tại Buôn Ma Thuột trong mùa khô cho thấy:
+ Các cây muồng đen và keo dậu làm giảm bức xạ mặt trời chiếu tới tán

cây cà phê tương ứng là 41% và 12% so với vùng đất trống.


13

+ Các hàng cây chắn gió quanh lô làm tốc độ gió trong vườn cà phê giảm
đi 41%. Nếu các lô vừa có đai rừng chắn gió, vừa có cây che bóng thì tốc độ gió
giảm mạnh, từ 74% đến 87%.
+ Trong các lô có cây che bóng là keo dậu và muồng đen, nhiệt độ không
khí tối cao ở gần mặt đất thấp hơn ở vùng đất trống tương ứng là 2,70C và 5,30C.
+ Cà phê trong các lô không có cây che bóng xấu hơn cà phê trong các lô
gần kề có cây che bóng cùng điều kiện chăm sóc và đất đai.
+ Khi điều tra các mô hình trồng xen trong vườn cà phê cũng nhận thấy
các cây che bóng có tác dụng cải thiện hóa tính của đất rõ rệt.
+ Sự bùng nổ các loại dịch bệnh trong những năm gần đây tại Đắk Lắk
như rệp sáp năm 1993, bệnh thối rễ năm 1996 đều liên quan đến việc loại bỏ cây
che bóng, mặt khác hiện tượng khô cành quả thường xuất hiện nhiều ở các vườn
có năng suất cao trên 4 tấn, lượng phân bón thấp và không có cây che bóng. Cây
che bóng hạn chế tác hại của sâu đục thân, bệnh khô cành quả nhưng làm tăng
mức độ gây hại của bệnh gỉ sắt.
Tóm lại, từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
chúng tôi nhận thấy: Trồng cây che bóng trên vườn cà phê có xu hướng làm
giảm năng suất cà phê nhưng cải thiện được chất lượng cà phê hạt, cải thiện tính
chất của đất trồng cà phê và hạn chế được mức độ gây hại của sâu đục thân, bệnh
khô cành quả, hạn chế tác hại của hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối,
khô hạn. Nghiên cứu trồng cây thiên ngân che bóng trên vườn cà phê là một
trong những nghiên cứu mới về cây che bóng cho vườn cà phê tại Bảo Lộc.


14


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Cây thiên ngân 6 tháng tuổi, chiều cao 15-20 cm, sinh trưởng và phát
triển tốt, bộ rễ khỏe mạnh, không biểu hiện bị sâu bệnh hại.
+ Vườn cà phê vối giai đoạn kinh doanh, sinh trưởng phát triển tốt, vườn
cây đồng đều.
2.2. Nội dung nghiên cứu
(1) Điều tra, phân tích loại hình có cây che bóng và không có cây che bóng
trong canh tác cà phê trên địa bàn thành phố Bảo Lộc.
(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ trồng cây thiên ngân đến điều
kiện sinh thái; năng suất; chất lượng; sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế của vườn
cà phê .
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra, phân tích loại hình có cây che bóng và không có cây che bóng
trong canh tác cà phê trên địa bàn thành phố Bảo Lộc
* Địa điểm và thời gian điều tra
- Địa điểm: Xã ĐamBri, xã Đại Lào và phường Lộc Phát là 3 xã/phường
có diện tích cà phê lớn nhất tại Bảo Lộc.
- Thời gian: 2 tháng (từ tháng 06 đến tháng 08 năm 2013).
* Phương pháp điều tra
- Áp dụng phương pháp điều tra theo vùng đại diện của thành phố Bảo
Lộc và áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA: Rapid Rural


15

Appraisal). Số liệu thứ cấp được thu thập qua kênh thông tin chủ lực (KIP: Key
Informant Panel).
- Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA: Participatory Rural

Appraisal).
- Áp dụng phương pháp điều tra theo phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên
nhằm mục đích xác định được các phân bố ngẫu nhiên về quy mô diện tích, hiện
trạng sử dụng cây che bóng cho vườn cà phê. Thu thập các thông tin về tình hình
sản xuất của nông hộ thông qua phiếu điều tra soạn trước, dạng câu hỏi và biểu
mẫu theo qui định chung đối với cây lâu năm cho quả. Kết hợp điều tra với
phỏng vấn trực tiếp nông hộ về tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm.
- Qui mô: 40 hộ/địa điểm điều tra, mỗi hộ được thể hiện bằng 1 phiếu điều
tra. Điều tra ở xã Đambri (40 hộ), xã Đại Lào (40 hộ), phường Lộc Phát (40 hộ).
Tổng số hộ điều tra là 120 hộ.
- Chỉ tiêu điều tra chủ yếu: Diện tích (ha), sản lượng (tấn nhân), loại hình
canh tác (có cây che bóng và không có cây che bóng), loại cây che bóng, mật độ
cây che bóng, chi phí sản xuất, thu nhập của nông hộ.
- Kết quả điều tra được xử lý, phân tích theo phần mềm Excel 2007.
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ trồng cây thiên ngân đến điều
kiện sinh thái; năng suất; chất lượng; sâu, bệnh hại và hiệu quả kinh tế của
vườn cà phê
* Địa điểm và thời gian thực hiện
- Thời gian: Từ tháng 09/2013 đến tháng 06/2016.
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại 3 vườn cà phê kinh doanh tại
Bảo Lộc như ở bảng 2.1.


16

Bảng 2.1. Thông tin chung về 3 vườn cà phê trồng cây thiên ngân che
bóng tại Bảo Lộc
Vườn

phê


Địa chỉ

Diện
tích (ha)

Năm
trồng

Năng suất
(tấn
nhân/ha)

Họ và Tên

1

Dương Xuân Thủy

Thôn 11, ĐamBri

1,8

2000

3,4

2

Trần Viết Châu


Thôn 7, Lộc Phát

2,2

2003

3,4

3

Phan Thanh Tùng

Thôn 11, Đại Lào

1,9

2004

3,5

Ghi chú: Mật độ trồng của các vườn cà phê là 1.111 cây/ha

* Phương pháp nghiên cứu
- Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với các
mật độ trồng cây thiên ngân như bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm và mật độ trồng cây thiên ngân
Công thức

Mật độ trồng cây thiên ngân (cây/ha)


ĐC (Đối chứng)

0

M1 (15x15 m)

45

M2 (12x12m)

70

M3 (9x9m)

124

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
trên diện rộng.


17

- Quy mô thí nghiệm: Số ô thí nghiệm là 12 ô (4 công thức x 3 địa điểm);
tổng diện tích thí nghiệm là 5,9 ha.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm về mật độ trồng cây thiên ngân

Vườn 1

Vườn 2


M3

M2

M1

ĐC

M3

ĐC

M2

M1

ĐC

M2

M3

M1

che bóng trên các vườn cà phê tại Bảo Lộc

Vườn 3

- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

+ Sinh trưởng và phát triển của cây thiên ngân trên vườn cà phê (theo dõi
30 cây thiên ngân/công thức thí nghiệm)
Tỷ lệ cây sống sau trồng 3 tháng (%) = số cây sống/tổng số cây trồng x 100
Chiều cao cây (m): Dùng thước dây 10 m, đo từ mặt đất đến vị trí cao nhất
trên thân cây thiên ngân.Đường kính tán (m): Dùng thước dây 10 m, đo từ đầu
cành này đến đầu cành đối diện qua thân chính của cây thiên ngân.
Đường kính thân cây (cm): Dùng thước kẹp Palmer, đo ở vị trí cách mặt đất
5 cm trên thân chính của cây thiên ngân.
Số cặp cành cấp 1 (cặp cành): Đếm số cặp cành cấp 1 trên thân chính của
cây thiên ngân.
+ Ảnh hưởng của các mật độ trồng cây thiên ngân che bóng đến mức độ
nhiễm sâu, bệnh hại trên vườn cà phê


18

Tiến hành điều tra mức độ của sâu, bệnh hại trên cây thiên ngân và cây cà
phê theo QCVN 01-38/2010/BNNPTNT. Phân cấp mức độ nhiễm sâu, bệnh hại
trên các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Phân cấp mức độ nhiễm, sâu bệnh hại
Mức độ nhiễm

Ký hiệu

Tỷ lệ cây bị nhiễm sâu, bệnh hại (%)

Không nhiễm

-


0

Nhẹ

+

<10

Trung bình

++

11-25

Nặng

+++

26-50

Rất nặng

++++

>50

+ Ảnh hưởng của các mật độ trồng cây thiên ngân che bóng đến một số
yếu tố khí hậu trên vườn cà phê
Cường độ ánh sáng (lux): Sử dụng máy đo cường độ ánh sáng Extech
EA30 (400.000 lux) với thông số kỹ thuật là dải đo Lux 40, 400, 40.000,

400.000 lux, 0,01 ± 3% rdg + 0,5% FS. Tiến hành, đo cường độ ánh sáng bên
ngoài tán cây cà phê, cách mặt đất 1m, đo 30 cây/công thức thí nghiệm.
Nhiệt độ (0C), ẩm độ không khí (%): Sử dụng máy đo nhiệt độ, độ ẩm
không khí Extech 445703 với thông số kỹ thuật là đo độ ẩm từ 10 đến 90%, cấp
chính xác ± 6%, nhiệt độ -10 0 đến 600C, cấp chính xác ±10C. Tiến hành đo 10
điểm theo 2 đường chéo góc cho mỗi công thức thí nghiệm.
Ẩm độ đất (%): Sử dụng máy đo độ ẩm đất PMS 714 với thông số kỹ thuật
là thang đo 0-50%, độ phân giải 0,1%. Tiến hành đo 10 điểm theo 2 đường chéo
góc cho mỗi công thức thí nghiệm.


19

Các chỉ tiêu về khí hậu được đo 3 lần vào mùa khô (tháng 1, tháng 2, tháng
3), 3 lần vào mùa mưa (tháng 8, tháng 9, tháng 10), thời điểm từ 11-13 giờ của
ngày theo dõi, khi cây thiên ngân đã thực hiện chức năng là cây che bóng.
Hóa tính đất: Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất trước và sau khi
trồng cây thiên ngân (pHKCl, Hàm lượng hữu cơ tổng số, N tổng số, P tổng số, K
tổng số, Ca 2+, Mg 2+). Mẫu đất của mỗi công thức thí nghiệm được lấy theo 5
đường chéo góc của công thức thí nghiệm, tại hố trồng cây thiên ngân, ở độ sâu
từ 0-30 cm. Sau đó trộn đều lại với nhau thành mẫu đất của mỗi công thức.
+ Ảnh hưởng của các mật độ trồng cây thiên ngân che bóng đến năng suất
và chất lượng của vườn cà phê
Năng suất thực thu (tấn nhân/ha): Theo dõi trong 3 năm vào thời điểm
thu hoạch, bằng cách cộng dồn sản lượng quả tươi của từng đợt thu hoạch để
tính ra năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm.
Chất lượng hạt cà phê: Số quả chín/1kg (quả), tỷ lệ quả tươi/nhân, khối
lượng 100 nhân (gam), tỷ lệ nhân trên sàng loại 1 (%).
+ Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế được thực hiện dựa vào số liệu thu thập tại các công thức

thí nghiệm qua 3 năm (2013, 2014, 2015): Chi phí đầu vào cho cây cà phê và
cây thiên ngân, sản lượng cà phê và sản phẩm từ cây thiên ngân, giá bán cà phê
nhân và cây thiên ngân.
Lãi ròng (triệu đồng/ha) = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Tổng thu nhập (triệu đồng/ha) = Số lượng sản phẩm x đơn giá


20

Tổng chi phí (triệu đồng/ha) = Chi phí trực tiếp + Chi khác (vận chuyển,
khấu hao thiết bị, …)
Hiệu quả kỹ thuật (%) = (Nt - Nc) x 100
Nc
Nt: Năng suất thực thu ở công thức trồng cây thiên ngân
Nc: Năng suất thực thu ở công thức đối chứng.
- Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh
học bằng phần mềm Statistix 9.0, vẽ biểu đồ bằng phần mềm MS Excel 2007.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


21

3.1. Kết quả điều tra, phân tích loại hình có cây che bóng và không có cây
che bóng trong canh tác cà phê trên địa bàn thành phố Bảo Lộc
3.1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực sản xuất cà phê tại các địa điểm điều tra
Kết quả điều tra đánh giá nguồn nhân lực của các hộ trồng cà phê tại 3
xã/phường điều tra trên địa bàn thành phố Bảo Lộc được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực tại các địa điểm điều tra
Địa điểm điều tra

Chỉ tiêu

Trung

Đơn vị
ĐamBri

1. Tuổi chủ hộ

Lộc

Đại

Phát

Lào

bình

Tuổi

47,7

56,9

53,2

52,6

2. Số nhân khẩu/hộ


Nhân khẩu

4,2

5,6

4,8

4,8

3. Số lao động/hộ

Lao động

2,3

2,2

2,5

2,3

- Không đi học

%

5,0

0,0


5,0

3,3

- Cấp 1

%

12,5

5,0

7,5

8,3

- Cấp 2

%

57,5

52,5

52,5

54,2

- Cấp 3


%

25,0

37,5

27,5

30,0

- Đại học, sau đại học

%

0,0

10,0

7,5

4,2

4. Trình độ học vấn

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:


22


Độ tuổi trung bình của các chủ hộ là 52,6 tuổi; đây là độ tuổi có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất cà phê. Các chủ hộ có trình độ học vấn từ cấp 2 đến
cấp 3 chiếm tỷ lệ cao, đây có thể xem là lợi thế lớn cho sản xuất cà phê tại Bảo
Lộc vì cà phê là cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao. Với trình
độ học vấn từ cấp 2 trở lên, các chủ hộ có khả năng tiếp cận được các tiến bộ
khoa học nói chung và kỹ thuật canh tác cây cà phê.
Bình quân số nhân khẩu của hộ trồng cà phê là 4,8 người/hộ; bình quân
mỗi hộ có 2,3 lao động/hộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng lao động
để chăm sóc vườn cà phê. Theo tác giả Phan Quốc Sủng (1999) [3], 01 ha cà phê
kinh doanh cần 2 lao động chính. Tuy nhiên, do nhu cầu lao động trong các vụ
thu hoạch cà phê vào thời điểm cuối năm thường rất cao nên các hộ trồng cà phê
thường phải thuê lao động ở các địa phương khác để tham gia thu hái cà phê.
3.1.2. Diện tích vườn cà phê tại các nông hộ điều tra
Diện tích vườn cà phê của các nông hộ điều tra được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Qui mô diện tích vườn cà phê của các nông hộ điều tra

Diện tích

Địa điểm điều tra

Đơn

Trung

vị

ĐamBri

< 10.000 m2/hộ


%

40,0

32,5

45,0

39,2

10.000–20.000 m2/hộ

%

35,0

35,0

30,0

33,3

> 20.000 m2/hộ

%

25,0

32,5


25,0

27,5

Lộc Phát Đại Lào

bình

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: Có 39,2% số hộ có diện tích trồng cà phê
<10.000 m2/hộ, trong khi đó chỉ có 27,5% số hộ có diện tích vườn cà phê >
20.000 m2/hộ và 33,3 % số hộ có diện tích vườn cà phê từ 10.000 m 2/hộ đến


23

20.000 m2/hộ. Như vậy, về qui mô diện tích trồng cà phê của các nông hộ tại các
địa điểm điều tra là không lớn, diện tích trồng cà phê của nông hộ dưới 10.000
m2/hộ chiếm tỷ lệ cao, thể hiện sản xuất cà phê tại Bảo Lộc đang ở hiện trạng
nhỏ lẻ về quy mô, đây cũng chính là trở ngại cho quá trình canh tác cũng như
ứng dụng các giải pháp kỹ thuật như trồng cây che bóng trên vườn cà phê.
3.1.3. Đặc điểm vườn cà phê tại các địa điểm điều tra
Kết quả điều tra về đặc điểm của vườn cà phê được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Đặc điểm của vườn cà phê tại các địa điểm điều tra
Đơn vị tính: % số hộ điều tra
Địa điểm điều tra
Chỉ tiêu
ĐamBri

Lộc Phát


Đại Lào

Trung
bình

1. Tuổi vườn cà phê
- Dưới 10 năm

25,0

32,5

30,0

29,2

- Từ 10 – 20 năm

72,5

65,0

70,0

69,2

2,5

2,5


0,0

1,6

- Cây thực sinh

80,0

77,5

82,5

80,0

- Cây ghép

20,0

22,5

17,5

20,0

- Trên 20 năm
2. Loại cây giống cà phê

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Phần lớn các vườn cà phê tại Bảo Lộc đang ở
độ tuổi kinh doanh ổn định từ 10 đến 20 năm trồng, chiếm tỷ lệ là 69,2%. Những



24

vườn cà phê có độ tuổi < 10 năm trồng chiếm tỷ lệ 29,2%. Các vườn cà phê có
độ tuổi > 20 năm trồng chiếm tỷ lệ thấp, 1,6%.
Đa số các vườn cà phê tại Bảo Lộc đều sử dụng cây cà phê thực sinh để
trồng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, chiếm tỷ lệ 80,0% số hộ điều tra, nguyên
nhân là trong khoảng 20 năm trước, kỹ thuật ghép cà phê chưa phổ biến, cây
ghép cà phê chưa được sản xuất và kinh doanh rộng rãi nên phần lớn các hộ dân
tại Bảo Lộc tự sản xuất cây thực sinh để trồng hoặc mua hạt giống, cây giống
thực sinh tại Cơ sở sản xuất cây giống cà phê Trường Sơn và Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Việc sử dụng cây cà phê ghép trong những
năm gần đây mới được phổ biến do có nhiều cơ sở sản xuất cây ghép hình thành
và được công nhận, những giống mới có năng suất cao như TR4, TR9, TR11,
TS1, TS2 và TS4 được Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng
khuyến cáo sử dụng tại những vùng chuyên canh cà phê. Tuy vậy, việc sử dụng
cây giống ghép của các hộ dân điều tra chỉ chiếm 20,0%, trồng cây giống cà phê
ghép có nhiều ưu điểm như: Có độ đồng đều cao của vườn cây, cây ghép nhanh
cho thu hoạch. Tuy nhiên, trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhất thiết phải có
cây che bóng để cây cà phê ghép sinh trưởng tốt hơn do cây cà phê ghép chống
chịu với điều kiện bất lợi kém hơn so với cây cà phê thực sinh.
3.1.4. Tình hình sử dụng cây che bóng trong canh tác cà phê tại Bảo Lộc
Vai trò của cây che bóng tạm thời trong vườn cà phê giai đoạn kiến thiết
cơ bản đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định. Tuy nhiên,
việc trồng cây che bóng lâu dài cho vườn cà phê đang là vấn đề tranh luận do có
liên quan đến mức độ thâm canh và năng suất thu hoạch. Kết quả điều tra việc sử
dụng cây che bóng cho vườn cà phê tại Bảo Lộc được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tỷ lệ vườn cà phê có cây che bóng tại Bảo Lộc



25

Chỉ tiêu

Đơn
vị

Địa điểm điều tra
ĐamBri

Lộc Phát

Trung

Đại Lào

bình

- Trồng thuần

%

80,0

85,0

87,5

84,2


- Có cây che bóng

%

7,5

5,0

5,0

5,8

- Xen cây ăn quả

%

12,5

10,0

7,5

10,0

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: Đa phần các hộ dân trồng thuần không có
cây che bóng cho vườn cà phê, chiếm tỷ lệ là 84,2% số hộ điều tra. Số hộ có cây
che bóng trên vườn cà phê (muồng đen, keo dậu) chiếm tỷ lệ thấp là 5,8 % số hộ
điều tra. Các hộ còn lại trồng các loại cây ăn quả trên vườn cà phê với mục đích
vừa che bóng vừa cho thêm thu nhập, chiếm tỷ lệ là 10,0% số hộ điều tra. Mặc
dù hình thức trồng xen cây ăn quả trên vườn cà phê đã đạt được cả 2 mục đích

vừa che bóng và cho thêm thu nhập trong những năm vừa qua nhưng không phải
ở vườn cà phê nào tại Bảo Lộc cũng có thể áp dụng dễ dàng. Nhiều hộ có vườn
cà phê xa nhà do không có điều kiện chăm sóc, bảo vệ vườn cà phê đầy đủ nên
không trồng thêm các loại cây ăn quả trên vườn cà phê. Trước đây, nhiều nông
hộ trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đã trồng cây che bóng cho vườn cà phê theo
quy trình hướng dẫn của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây
Nguyên nhưng sau đó đốn bỏ do quan niệm có cây che bóng thì năng suất thấp
hơn và trong điều kiện khí hậu tại Bảo Lộc thì không nhất thiết phải trồng cây
che bóng cho cà phê. Như vậy, hệ thống đai rừng chắn gió và cây che bóng đã
không tồn tại được trong canh tác cà phê tại Bảo Lộc trong thời gian vừa qua.
3.1.5. Đặc điểm của một số cây che bóng trên vườn cà phê tại Bảo Lộc
Sầu riêng, bơ và các loại cây che bóng truyền thống là muồng đen và keo
dậu đã được các nông hộ trồng che bóng trên vườn cà phê trong nhiều năm trước


×