Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nhan thuc va niem tin cua tin do phat giao TPHCM , TG Thich Khong Tu Thai Van Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.98 KB, 27 trang )

Nhận thức và niềm tin về đạo Phật của tín đồ Phật giáo Thành
phố Hồ Chí Minh
Tín đồ Phật giáo (PG) muốn tu học theo giáo lý đạo Phật, trước hết phải có niềm tin
vào Tam bảo. Đó là tin vào Đức Phật (Phật), tin vào những lời dạy của Ngài (Pháp) và tin
vào Tăng đoàn, những đệ tử thánh thiện của Ngài (Tăng). Niềm tin được xem là tín căn,
một trong năm căn lành để thực hành đường lối tu tập hướng đến mục tiêu giác ngộ gọi là
ngũ căn (niềm tin, tinh tấn, ghi nhớ, thiền định, trí tuệ) và là một trong “bảy tài sản” của bậc
Thánh: “Niềm tin, giới hạnh, hổ mình, thẹn với người, học rộng, bố thí, trí huệ, đó là bảy
thánh tài”1. Điều này cho thấy niềm tin có ý nghĩa quan trọng. Niềm tin sâu sắc, vững chắc
là cơ sở để tín đồ nỗ lực ý chí học hỏi, thực hành giáo lý hướng đến những gì tốt đẹp nhất
cho mục tiêu an lạc, hạnh phúc mà PG đã chủ trương.
Song, người ta không bao giờ tin tưởng vào điều mà người ta cho rằng không đúng
đắn. Niềm tin không phải là yếu tố ngẫu nhiên, tự phát mà là kết quả của quá trình nhận
thức. Mức độ và tính chất niềm tin của tín đồ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức của
họ về PG. Nhận thức về PG là một trong những khía cạnh tâm lý quan trọng của tín đồ, đặt
cơ sở cho việc hình thành niềm tin vào đạo Phật. Vì thế, cùng với tình cảm, hành vi tôn
giáo, nhận thức có ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của tín đồ PG.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, việc tìm hiểu và phân tích một cách thấu đáo thực trạng nhận
thức và niềm tin của tín đồ về Phật giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát hiện,
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ sự sùng tín. Đồng thời củng cố và phát triển niềm tin
chân chánh nơi tín đồ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn tín đồ Phật giáo Thành phố Hồ
Chí Minh (TPHCM) làm khách thể nghiên cứu điển hình.
Nghiên cứu tiến hành bằng phiếu khảo sát ý kiến và phỏng vấn. Phiếu khảo sát ý kiến
được xây dựng trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu Phật học cũng như phỏng vấn, lấy
ý kiến từ tu sĩ Phật giáo và Phật tử tại các đạo tràng trên địa bàn thành phố. Phiếu khảo sát
được thực hiện trên 502 tín đồ. Về địa bàn: có 276 người ở nội thành (Chùa Ấn Quang
Q.10, Chùa Bửu Đà Q.10, Chùa Hưng Phước Q.3, Chùa Từ Tân Q. Tân Bình), 226 người ở
ngoại thành (Chùa Linh Sơn H. Hóc Môn, Tu viện Tường Vân H. Bình Chánh, Thiền viện
1 Trung tâm Dịch thuật Hán nôm Huệ Quang (2013), Kinh Pháp cú thí dụ, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.46.



Thiên Phước H. Bình Chánh, Tịnh thất Liên Hải Q. Bình Tân); Về giới tính: có 183 nam và
319 nữ; Về độ tuổi: có 145 người ở tuổi thanh thiếu niên, 258 người tuổi trung niên và 99
người tuổi già; Về số năm quy y: có 65 người chưa quy y, 256 người đã quy y từ 1 đến 5
năm, 80 người đã quy y từ 6 đến 10 năm và 101 người đã quy y trên 11 năm.
Nội dung khảo sát chính là những biểu hiện nổi bật nhất về nhận thức và niềm tin của
tín đồ PG TPHCM thể hiện qua: nhận thức và niềm tin vào Đức Phật, nhận thức và niềm tin
vào giáo lý, nhận thức và niềm tin vào tăng đoàn, nhận thức và niềm tin vào bản thân. Tiếp
theo, chúng ta hãy lần lượt xem xét kết quả khảo sát từng khía cạnh này
ở tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh.
Phần 1. Nhận thức và niềm tin về Đức Phật của tín đồ PG
TPHCM
a. Nhận thức của tín đồ về Đức Phật
Mỗi con người trở thành tín đồ PG đều có những hoàn cảnh, lý do riêng. Do đó, trong
mỗi tín đồ có thể sự hiểu biết về Đức Phật không giống nhau. Dưới đây là kết quả khảo sát
nhận thức về Đức Phật ở tín đồ PG TPHCM.
Bảng 1. Thực trạng nhận thức của tín đồ về Đức Phật (tỉ lệ %)
ĐTB

Không Phân Đồng

đồng ý vân
1. Một Thái tử sau thời gian tu hành đã 2,88 1,6
9
2. Là người toàn thiện cả hai đức tính từ
2,93 0,2
6,4
bi và trí tuệ

ý
89,4

93,4

3. Người thầy chỉ dạy phương pháp tu tập 2,89

1,6

7,4

4. Nhân vật huyền thoại
1,62
5. Đấng siêu nhiên có quyền năng vô hạn 1,64
6. Một vị thần linh ban phước giáng họa 1,32

57,2
56,2
78,1

23,3 19,5
24,1 19,7
11,8 10,2

ở thế gian

91

So sánh
Nhóm 2: 1,53; 91,27% đồng ýNhóm 1: 2,90;

Biểu hiện nhận thức về Đức Phật



16,47% đồng

Ghi chú: Điểm trung bình (ĐTB) được tính trên thang 3 điểm (Không đồng ý: 1 điểm;
Phân vân: 2 điểm; Đồng ý: 3 điểm). ĐTB càng cao thì người trả lời càng nhất trí với nội
dung được hỏi.
Ở Bảng 1, có 6 biểu hiện nhận thức được đưa vào khảo sát, sau đó thực hiện phân tích
thành 2 nhóm nhân tố biểu hiện nhận thức. Nhóm 1: Nhận thức phù hợp về Đức Phật lịch sử
(ĐTB: 2,90; tỉ lệ tán thành: 91,27%); Nhóm 2: các biểu hiện thuộc về Đức Phật huyền sử
(ĐTB: 1,53; tỉ lệ tán thành: 16,47%). Như vậy, trong nhận thức của tín đồ yếu tố Đức Phật
lịch sử được đánh giá cao hơn nhiều so với yếu tố huyền sử. Qua đây cho thấy niềm tin đối
với Đức Phật của tín đồ xuất phát từ sự hiểu biết về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời Đức Phật
chứ không phải tin theo kiểu mê tín, mù mờ, áp đặt. Đại đức Thiện Chơn, Phó Ban hướng
dẫn Phật tử TPHCM đã nhận xét: “Hiện nay, đa phần tín đồ có nhận thức về Đức Phật lịch
sử thông qua việc học và nghe giảng, một số ít vẫn còn quan niệm về Đức Phật huyền sử vì
họ không có điều kiện học và nghe giảng giáo lý”. Hòa thượng Chơn Không, quyền Trưởng
Ban hướng dẫn Phật tử TPHCM quả quyết hơn: “Hơn 90% Phật tử hiểu được Đức Phật là
nhân vật lịch sử, nhưng siêu việt hơn người bình thường vì ngài đã từ bỏ ngôi báo và xuất
gia tìm đạo, thành đạo, hiệu Thích Ca Mâu Ni”.
Xem xét từng biểu hiện nhận thức, chúng ta thấy đa số tín đồ (93,4%) đều hiểu Đức
Phật là người toàn thiện cả hai đức tính từ bi và trí tuệ. Biểu hiện này xếp hạng ở vị trí thứ
nhất, với điểm trung bình rất cao 2,93. Đức Phật không chỉ là người đạt đến trí tuệ cao thâm,
Ngài còn có một trái tim rất mực từ bi. Ngài không giữ lấy con đường giác ngộ cho riêng
mình. Đọc lịch sử Đức Phật, chúng ta thấy với lòng từ bi cao cả Ngài đã hướng dẫn cho rất
nhiều người cũng được giác ngộ như Ngài mà không hề có sự phân biệt giai cấp địa vị, giàu
nghèo, nam nữ, màu da sắc áo. Chính hành động đó mà 91% tín đồ cho rằng Phật là người
thầy chỉ dạy phương pháp tu tập cho chúng sanh. Đức Phật là ai mà có khả năng trí tuệ và
lòng từ bi như vậy? 89,4% tín đồ được hỏi đã nhận thức được: Phật là một thái tử sau thời
gian tu hành đã giác ngộ thành Phật. Đây là các nhận thức đúng đắn.



Xét về khía cạnh huyền sử, số liệu ở Bảng 1 phản ánh có 16,47% tín đồ đồng ý với
quan điểm này. Tỉ lệ % đồng ý thấp chứng tỏ mức độ nhìn nhận của tín đồ về một Đức Phật
huyền sử không được đề cao. Các biểu hiện như: Đức Phật là nhân vật huyền thoại; một
đấng siêu nhiên có quyền năng vô hạn; một vị thần linh ban phước giáng họa ở thế gian. Ba
biểu hiện nhận thức này không phù hợp với bản chất đạo Phật. Song, trong tín đồ có nhiều
người thường ngày tuy có đi chùa, có thờ Phật nhưng không biết đến Phật, không nghe,
không hiểu lời Phật dạy. Họ xem đạo Phật gắn liền với sự thờ cúng, khấn vái và Đức Phật,
các Bồ tát là đấng siêu nhiên sẵn sàng ban phúc diệt họa cho họ mỗi khi họ cần. Ngoài ra, sự
ngộ nhận Đức Phật là thần linh, đấng siêu nhiên một phần vì xuất phát từ sự đánh giá hình
ảnh đạo Phật dựa trên các hoạt động tín ngưỡng dân gian. Điều này dễ hiểu vì trước khi Phật
giáo du nhập, ở Việt Nam đã có tín ngưỡng đa thần nên khi du nhập buộc phải uyển chuyển,
hài hòa với tín ngưỡng bản địa và chấp nhận một số thần linh bản địa trong sinh hoạt tôn
giáo của đạo Phật. Đó cũng là lý do đến nay nhiều tín đồ vẫn ngộ nhận Phật giáo là tôn giáo
đa thần hay nhất thần và xem Đức Phật là đấng quyền năng vô hạn.
Nguyên nhân nào giúp tín đồ hiểu biết về Đức Phật như vậy? Kết quả khảo sát thu
được như sau:
Bảng 2. Nguyên nhân tín đồ tin hiểu biết về Đức Phật
Các nguyên nhân
1. Do cá nhân tự tìm hiểu qua: tivi, sách, báo, băng
đĩa, mạng xã hội,…
2. Do trao đổi, học hỏi với các tín đồ (Phật tử) khác
3. Do tuyên truyền, giảng dạy của các tu sĩ Phật giáo
4. Do giáo dục gia đình (ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con cái,…)
5. Do tác động của bạn bè, đồng nghiệp
6. Do chiêm nghiệm từ thực tế cuộc sống
7. Do đọc kinh sách Phật giáo
Tổng số


Số người
Thứ
Tỉ lệ %
trả lời
hạng
135

26,9

2

67
175

13,3
34,9

3
1

20

4,0

6

8
45
52
502


1,6
9,0
10,4
100

7
5
4

Bảng 2 chỉ ra nguyên nhân được các tín đồ lựa chọn cao nhất là do tuyên truyền, giảng
dạy của các tu sĩ. Nguyên nhân thứ hai được tín đồ lựa chọn là do cá nhân tự tìm hiểu qua:
tivi, sách, báo, băng đĩa, mạng xã hội,…. Tiếp theo là nguyên nhân do trao đổi, học hỏi với
các tín đồ (Phật tử) khác. Một nguyên nhân đáng chú ý nữa là do đọc kinh sách Phật giáo


mà biết về Đức Phật. Ngoài ra, xuất phát từ sự chiêm nghiệm thực tế cuộc sống, hay tác
động của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng giúp tín đồ hiểu biết hơn về Đức Phật. Nhìn
chung, có nhiều nguyên nhân giúp tín đồ hiểu biết về Đức Phật, song, quan trọng nhất là do
tu sĩ giảng dạy, cùng với đó cá nhân tự tìm hiểu qua các phương tiện sách báo, truyền thông,
qua trao đổi, học hỏi với các tín đồ khác. Đại đức Tâm Hoa, thư ký Ban trị sự PG quận 10
cho biết: “Phật tử hiểu biết tốt là nhờ vào: người hướng dẫn đúng đắn; sách vở, băng đĩa,
kinh điển lưu truyền rộng rãi. Song, phần chính do họ tôn kính Đức Phật nên họ chịu học
hỏi, chiêm nghiệm về ngài và pháp của ngài”.
b. Niềm tin của tín đồ vào Đức Phật
Niềm tin đối với Đức Phật là một tiêu chí quan trọng để xác định nhân cách của tín đồ.
Một cá nhân được gọi là tín đồ khi họ có niềm tin vào vị giáo chủ tôn giáo. Bảng 3 bên dưới
thể hiện mức độ niềm tin của tín đồ vào Đức Phật.
Bảng 3. Mức độ niềm tin của tín đồ vào Đức Phật
Biểu hiện mức độ


Số người trả lời

Tỉ lệ %

Rất thấp
Bình thường
Sâu sắc
Rất sâu sắc
Tổng số

9
40
136
317
502

1,8
8,0
27,1
63,1
100

Bảng số liệu cho thấy có 90,2% tín đồ tin ở mức rất sâu sắc và sâu sắc, chỉ có một tỷ lệ
nhỏ 9,8% tin ở mức bình thường hoặc rất thấp. Điều này phản ánh mức độ niềm tin của tín
đồ PG TPHCM đối với Đức Phật rất cao. Với bất kỳ một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ
cũng là người lãnh đạo tinh thần, là tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước.
Tương tự ở đạo Phật, tín đồ luôn hướng về Đức Phật như người thầy soi đường, chỉ lối cho
họ trong trong cuộc đời, nên hầu hết họ có niềm tin sâu sắc vào Đức Phật là điều dễ hiểu. Bà
Nguyễn Thị L, 76 tuổi, ở Hóc Môn phát biểu: “Đức Phật là bậc toàn năng, toàn trí, toàn

giác. Ngài dạy chúng ta con đường diệt khổ để được an lạc, hạnh phúc. Nếu chúng ta không
tin Phật thì sẽ khổ mãi, không biết nhân quả, tội phước”. Bà Nguyễn Thị L, 79 tuổi, ở quận
3 chia sẻ thêm: “Tôi tin Đức Phật vì ngài khai sáng cho chúng sanh khỏi lạc vào đường mê,


ngài có một tấm lòng từ bi vô bờ bến cho chúng sanh nương tựa”. Bà Lâm Thị Q, 70 tuổi, ở
Bình Chánh quả quyết: “Tôi tin tuyệt đối vào Đức Phật”.
Ở trên đã tìm hiểu về thực trạng niềm tin vào Đức Phật, dưới đây chỉ ra các nguyên
nhân của niềm tin đó.
Bảng 4. Nguyên nhân tín đồ tin vào Đức Phật
Các nguyên nhân tín đồ tin vào Đức Phật
1. Do Đức Phật là nhân vật lịch sử
2. Do vai trò to lớn của Đức Phật đối với nhân loại
3. Do đức tin
4. Không tin sợ chết xuống địa ngục
5. Do chiêm nghiệm của bản thân
6. Do đọc kinh sách
7. Do nghe tu sĩ giảng đạo
Tổng số

Số người
trả lời
113
168
94
2
28
51
46
502


Tỷ lệ %
22,5
33,5
18,7
0,4
5,6
10,2
9,2
100

Thứ
hạng
2
1
3
7
6
4
5

Theo một số tôn giáo, tín ngưỡng, vị giáo chủ đại diện cho lực lượng siêu nhiên xuất
hiện để diệt kẻ ác, và che chở người lương thiện. Song, Đức Phật không xuất hiện trên thế
gian này để diệt kẻ ác mà để dạy họ con đường chân chính giải thoát khỏi vị kỷ, tham dục
hướng đến giác ngộ, giải thoát. Mặc dù hơn hai mươi lăm thế kỷ trôi qua từ khi Đức Phật
qua đời, thông điệp tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn hiện hữu, ảnh hưởng sâu xa đến vận
mệnh nhân loại. Ngày nay, Đức Phật không chỉ được tôn kính bởi các hàng tín đồ, đệ tử mà
Ngài còn nhận được sự quý trọng bởi các sử gia, các nhà duy-lý-luận, người theo chủ nghĩa
vô thần và các nhà trí thức trên toàn thế giới, tất cả đều công nhận Ngài là người giác ngộ,
bậc hiền triết trí tuệ và từ bi nhất. Do đó, nguyên nhân quan trọng nhất của niềm tin vào

Đức Phật ở tín đồ là do vai trò vĩ đại của Ngài đối với nhân loại (33,5%) và vì Phật là nhân
vật lịch sử (22,5%).
Lý do quan trọng thứ ba được tín đồ xác định là đức tin (18,7%). Đã là tín đồ, Phật tử
thì phải tin ở Đức Phật. Ngoài ra, có những nguyên nhân khác như: do đọc kinh sách
(10,2%), do nghe tu sĩ giảng đạo (9,2%) và do chiêm nghiệm của bản thân (5,6%). Đặc biệt,
nguyên nhân không tin Đức Phật sợ chết xuống địa ngục chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,4%). Điều
này cho thấy tín đồ đã nhận thức được trong đạo Phật việc tin hay không tin Đức Phật
không liên quan gì đến vận mệnh con người như được khen thưởng hay trừng phạt, được


cứu vớt hay bị đọa đày. Con người toàn quyền quyết định sử dụng niềm tin, sức mạnh của
mình để tư duy, nâng cao giá trị, nỗ lực trở thành những người lương thiện, cao quý.
Nhìn chung, những nguyên nhân quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đối với niềm
tin của tín đồ vào Đức Phật là do họ nhận định vai trò to lớn của Ngài đối với nhân loại
cũng như vì Ngài là một con người với nhân cách lịch sử chứ không phải huyền thoại. Bên
cạnh đó, đức tin cũng là một nguyên nhân quan trọng.
Tóm lại, qua những phân tích về kết quả nghiên cứu ở trên cho phép chúng ta rút ra kết
luận: Trong nhận thức tín đồ có sự tồn tại cả hai hình ảnh Đức Phật lịch sử và Đức Phật
huyền sử; tuy nhiên, đa số tín đồ đều hiểu biết rõ về Đức Phật lịch sử và điều này được đề
cao hơn trong nhận thức của họ. Từ nhận thức đó, tuyệt đại đa số tín đồ được hỏi đều có
niềm tin vào Đức Phật. Niềm tin này ở mức độ rất cao, thể hiện niềm tin sâu sắc của tín đồ
đối với vị giáo chủ của tôn giáo mình. Sở dĩ tín đồ tin tưởng vào Đức Phật như vậy là do vai
trò to lớn của Ngài đối với nhân loại và vì Ngài là nhân vật có thật trong lịch sử.
Phần 2. Nhận thức và niềm tin vào giáo lý của tín đồ PG TPHCM
a. Nhận thức về giáo lý
Lời dạy của Đức Phật được gọi là giáo pháp, tổng hợp lại thành Tam tạng kinh điển
chính là giáo lý đạo Phật. Đây là cơ sở, là định hướng dẫn dắt tình cảm, hành vi của tín đồ.
Tín đồ tìm hiểu, thực hành những chỉ dạy trong giáo lý ấy để chứng nghiệm chân lý giác
ngộ, là nói về phương diện khát khao chân lý. Còn về phương diện nhân sinh, giáo lý ấy
trình bày nguyên tắc tổ chức sinh hoạt xã hội; những phương pháp rèn luyện nên một nhân

cách siêu việt; những chỉ dẫn về nếp sống hướng thiện, an lạc. Những ai hiểu biết, sống và
thực hành theo giáo lý ấy mới xứng đáng Phật tử chân chính. Có nhiều ý kiến khác nhau về
trình độ nhận thức giáo lý của tín đồ PG TPHCM. Theo Sư cô Huệ Đức, Phó Ban văn hóa
PG TPHCM: “Tùy theo thành phần xã hội và nghề nghiệp mà có trình độ nhận thức khác
nhau về giáo lý. Giới tri thức có nghiên cứu giáo lý nên hiểu rất sâu nhưng ít thực tập; giới
doanh nhân thì hiểu giáo lý ở mức độ căn bản nhưng cũng ít thực tập, giới bình dân thì ít
quan tâm đến giáo lý nên hiểu sơ sài hoặc không hiểu”. Đại đức Hạnh Tuệ, Giảng viên Học
viện Phật giáo chia sẻ cụ thể hơn: “Theo tôi khoảng 10% hiểu, nắm vững giáo lý, 20% chỉ
hiểu sơ sài, còn 70% thì ít mặn mà với giáo lý mà chỉ nặng về tín ngưỡng”. Đó là ý kiến của
các tu sĩ nhưng trên thực tế nhận thức giáo lý của tín đồ như thế nào?


Bảng 1. Biểu hiện nhận thức của tín đồ về giáo lý đạo Phật (tỉ lệ %)

1,64
2,08
1,77
2,25
2,88

hạng đồng ý
9
57,8
7
31,3
8
47
6
25,3
5

2,6

vân
20,7
29,7
29,3
24,9
7

ý
21,5
39
23,7
49,8
90,4

2,91

2

1,6

6,2

92,2

2,94

1


1,2

3,2

95,6

2,89

4

1,2

8,6

90,2

2,91

2

3,2

2,6

94,2

So
sánh
Nhóm 1,
ĐTB:


1. Những giáo điều, mặc khải mà Đức
2. Những triết lý khoa học về lĩnh vực
3. Đề cập đến vấn đề siêu hình liên
4. Nghi thức, nghi lễ về cầu nguyện,
5. Những chỉ dạy thiết thực mang đến
6. Đề cập về khổ và phương pháp giải
thoát khổ đau cho con người
7. Những bài học đạo đức về cách thức
làm người, hoàn thiện nhân cách
8. Con đường thực hành chứng ngộ Niết
Bàn
9. Bao gồm 3 tạng kinh, luật, luận

Thứ Không Phân Đồng

Nhóm 2, ĐTB: 2,90;
1,93;

ĐTB

92,5% đồng ý

Biểu hiện nhận thức giáo lý

Ghi chú: Điểm trung bình (ĐTB) được tính trên thang 3 điểm (Không đồng ý: 1
điểm; Phân vân: 2 điểm; Đồng ý: 3 điểm). ĐTB càng cao thì người trả lời càng nhất trí với
nội dung được hỏi.
Có 9 biểu hiện nhận thức được khảo sát trên 502 tín đồ, sau đó thực hiện phân tích
nhân tố thành 2 nhóm. Nhóm 1: Các biểu hiện nhận thức chưa phù hợp với PG (ĐTB: 1,93;

tỉ lệ tán thành 33,5%) ở mức thấp. Nhóm 2: Các biểu hiện nhận thức phù hợp với PG (ĐTB:
2,90; tỉ lệ tán thành: 92,5%) ở mức cao. Như vậy, hầu hết tín đồ có nhận thức đúng đắn về
giáo lý, từ nhận thức này có thể nhận xét niềm tin của đa số tín đồ mang tính PG chính
thống hơn là PG dân gian.
Bảng số liệu phản ánh các quan niệm có thứ hạng từ 1 đến 5 đều thuộc về nhận thức
phù hợp (nhóm 2). Trong đó, biểu hiện giáo lý là những bài học đạo đức về cách thức làm
người, hoàn thiện nhân cách có thứ hạng cao nhất, điểm trung bình: 2,94, tỉ lệ tán thành:
95,6%. Điều này chứng tỏ hầu hết tín đồ hiểu giáo lý gần gũi và liên quan trực tiếp đến đạo
đức làm người, hoàn thiện nhân cách. Cho nên, việc tu học chắc chắn sẽ gắn liền với việc
rèn luyện đạo đức để trở nên ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn. Tiếp theo, tín đồ cho rằng:
Giáo lý bao gồm 3 tạng kinh, luật, luận; Đề cập về khổ và phương pháp giải thoát khổ đau


cho con người; Con đường thực hành chứng ngộ Niết Bàn; Những chỉ dạy thiết thực mang
đến niềm vui, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Các biểu hiện mang tính PG chính
thống nói lên ý nghĩa giáo lý bao hàm những gì thực tiễn nhất con người có thể vận dụng
một cách linh hoạt trong đời sống hàng ngày để không khổ đau, được an vui, hạnh phúc
trong hiện tại cũng như tương lai.
Nếu giáo lý PG chính thống được đánh giá cao thì những ngộ nhận sai lầm (nhóm 1)
chỉ có tỉ lệ thấp (33,5%) tín đồ tán thành, điểm trung bình là 1,93. Các biểu hiện này gồm:
giáo lý là những giáo điều, mặc khải, là triết lý khoa học về vật chất, là những trình bày về
lực lượng siêu nhiên, cách thức cầu nguyện, khấn vái, nghi lễ. Trong đó, biểu hiện giáo lý là
những giáo điều, mặc khải mà Đức Phật buộc tín đồ phải tuân theo có thứ hạng thấp nhất
(ĐTB: 1,64; 21,5% tín đồ tán thành). Sở dĩ tín đồ ít đồng ý giáo lý là giáo điều, mặc khải vì
đạo Phật khuyến khích tín đồ trước khi tin điều gì phải tự xét lại xem nó thiện hay ác rồi
mới tin (tinh thần tự do, dân chủ). Chính điều đó, khiến niềm tin của một Phật tử rất khác
với niềm tin một tín đồ tôn giáo khác trên hai phương diện cách thức tiếp cận tri thức nói
chung và phương pháp ứng xử với giáo lý nói riêng.
Tóm lại, hiểu biết của Phật tử vào giáo lý theo xu hướng thực tiễn, gần với PG chính
thống hơn. Điều này phản ánh trình độ nhận thức của tín đồ ngày càng trở nên đúng đắn với

tinh thần cốt lõi PG.
Để biết nhận thức của tín đồ về giáo lý có sâu sắc hay không, chúng tôi tiếp tục tìm
hiểu nhận thức của họ về nội dung căn bản trong các thành phần giáo lý như thế nào. Kết
quả phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2. Nhận thức của tín đồ về nội dung các thành phần trong giáo lý (tỉ lệ %)
Thực trạng nhận thức
Trả lời đúng
Trả lời sai
Không trả lời
Tổng số

Tạng Kinh
69,3
16,9
13,7
100,0

Tạng Luật
82,9
7,0
10,2
100,0

Tạng Luận
80,5
5,4
14,1
100,0

- Thứ nhất, nhận thức của tín đồ về nội dung tạng Kinh. Với câu hỏi nội dung tạng

kinh là gì? Có 3 lựa chọn đáp án, trong đó đáp án đúng là “Gồm các bài kinh nói về đời
sống tu tập phạm hạnh của các Tỳ kheo và sự thăng hoa đời sống tinh thần, vật chất của tín
đồ tại gia”. Bảng 2, phần tạng Kinh cho thấy có 69,3% tỷ lệ tín đồ trả lời đúng, 30,6% trả lời


sai và không trả lời. Như vậy, có thể nói trong 10 người được hỏi thì có khoảng 7 người hiểu
rõ nội dung tạng kinh, một tỷ lệ khá cao.
- Thứ hai, nhận thức của tín đồ về nội dung tạng Luật. Tương tự như câu hỏi tạng
Kinh, có ba đáp án để khảo sát hiểu biết tín đồ về nội dung tạng Luật. Đáp án đúng là “Chứa
đựng những giới điều và kỷ luật mà Phật đã dạy cho đệ tử thực hành theo”. Kết quả có
82,9% tín đồ được hỏi trả lời chính xác, còn lại 7% trả lời sai, 10,2% trả lời không được. Tỷ
lệ trả lời chính xác ở mức rất cao chứng tỏ đa số tín đồ đều hiểu biết rõ về nội dung tạng
Luật.
- Thứ ba, nhận thức của tín đồ về nội dung tạng Luận. Nội dung tạng Luận cũng được
khảo sát tương tự như tạng Kinh, tạng Luật. Đáp án đúng là “Triển khai những triết lý của
Đức Phật để thực hiện mục đích cứu cách, Niết Bàn”. Kết quả cho thấy đa số tín đồ được
hỏi đều trả lời đúng về nội dung tạng Luận (80,5%). Song, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ tín đồ
chưa hiểu đúng và không trả lời được (19,5%).
Nhìn chung, tín đồ có sự hiểu biết nhất định về giáo lý. Bà Nguyễn Thị K, 77 tuổi, ở
Bình Chánh phát biểu: “Giáo lý đạo Phật gồm có kinh, luật, luận gọi chung là Tam tạng
kinh điển. Kinh ghi lại những lời Phật dạy. Luật là những nguyên tắc đạo đức để các đệ tử
thực tập. Luận là lời bàn giải nghĩa lý trong Kinh”. Tuy nhiên, sự hiểu biết cao nhất ở nội
dung tạng Luật, sau đó là tạng Luận, cuối cùng tạng Kinh. Điều này cũng dễ hiểu vì trong 3
tạng giáo lý thì tạng Kinh đồ sộ nhất, ngay cả tu sĩ còn khó nắm bắt hết thì tín đồ sao có thể
hiểu thấu. Trong tạng Kinh lại chia làm hai hệ thống Nam truyền và Bắc truyền. Ngoài ra
phải kể đến ở Việt Nam hiện chưa có một Đại Tạng Kinh hoàn chỉnh bằng tiếng mẹ đẻ,
muốn tìm hiểu tận nguồn cội giáo nghĩa đều phải tra cứu trong tạng kinh tiếng Hán; đây
thực sự là khó khăn lớn cho đa số tín đồ và tu sĩ nếu không am tường về tiếng Hán.
Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về những nguyên nhân giúp tín đồ hiểu biết về giáo lý. Kết
quả khảo sát về vấn đề này thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3. Nguyên nhân tín đồ hiểu biết về giáo lý đạo Phật
Các nguyên nhân
1. Do cá nhân tự tìm hiểu qua: tivi, sách, báo, băng
đĩa, mạng xã hội,…
2. Do trao đổi, học hỏi với các tín đồ (Phật tử) khác

Số người
Thứ
Tỷ lệ %
trả lời
hạng
126

25,1

2

74

14,7

3


3. Do tuyên truyền, giảng dạy của các Tu sĩ Phật giáo
4. Do giáo dục gia đình (ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con cái,…)
5. Do tác động của bạn bè, đồng nghiệp
6. Do chiêm nghiệm từ thực tế cuộc sống
7. Do đọc kinh sách Phật giáo

Tổng số

176

35,1

1

28

5,6

6

8
41
49
502

1,6
8,2
9,8
100

7
5
4

Có ba nguyên nhân quan trọng nhất giúp tín đồ hiểu biết về giáo lý đạo Phật lần lượt
là: Do tuyên truyền, giảng dạy của các Tu sĩ Phật giáo; Do cá nhân tự tìm hiểu qua: tivi,

sách, báo, băng đĩa, mạng xã hội; Do trao đổi, học hỏi với các tín đồ (Phật tử) khác. Đây là
ba nguyên nhân căn bản nhất. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác, tuy nhiên tỉ lệ lựa
chọn thấp. Đặc biệt, sự tác động của bạn bè, đồng nghiệp được xem là thấp nhất; Điều này
cho thấy bạn bè, đồng nghiệp tuy có tác động đến sự hiểu biết về giáo lý của tín đồ, song, sự
tác động này không mạnh mẽ bằng các nguyên nhân khác.
b. Niềm tin vào giáo lý
Kết quả khảo sát niềm tin vào giáo lý đạo Phật phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 4. Thực trạng niềm tin của tín đồ vào giáo lý đạo Phật
Thực trạng niềm tin
Số người trả lời

Tin
485

Không tin
5

Khó trả lời
12

Tổng số
502

Tỉ lệ %
96,6
1,0
2,4
100
Giáo lý hay còn gọi Phật pháp, giáo pháp, đó là lời dạy của Đức Phật về cách thức,
phương pháp, con đường để đạt đến giác ngộ, Niết Bàn. Qua khảo sát cho thấy hầu hết các

tín đồ PG TPHCM đều tin vào giáo lý (96,6%). Chỉ có tỷ lệ rất nhỏ (1%) là không tin. Như
vậy, cũng như niềm tin vào Đức Phật, hầu hết tín đồ đều đặt niềm tin vào giáo lý.
Giáo lý đạo Phật rất đồ sộ, đa dạng, phong phú nên trong phạm vi nghiên cứu chúng
tôi chỉ tập trung làm rõ niềm tin của tín đồ về một số giáo lý căn bản có tính chất then chốt,
quyết định và ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tôn giáo của tín đồ như: Luân hồi, Địa
ngục, Niết bàn, Khổ, Nhân quả nghiệp báo. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 5 dưới đây:
Bảng 5. Mức độ niềm tin vào một số giáo lý căn bản trong đạo Phật (tỉ lệ %)
Mức độ niềm tin

Tin ít

Tin bình
Tin nhiều Rất tin
thường

Tổng số


Luân hồi
Niết bàn
Địa Ngục
Nhân quả nghiệp báo
Sự khổ

3,38
3,32
3,15
3,18
3,08


4,8
4,6
7,7
7,8
7,4

13,7
17,4
18,3
18,5
23,2

20,4
19,8
25,6
21,2
23,8

61,0
58,2
48,4
52,5
45,7

100
100
100
100
100


- Về mức độ niềm tin vào luân hồi. Kết quả Bảng 5 phản ánh điểm trung bình là 3,38;
trong đó, có một tỷ lệ rất lớn (81,4%) tín đồ được hỏi khẳng định tin nhiều và rất tin vào
luân hồi. Một số ít (18,5%) tín đồ tin ít và tin bình thường. Với mức độ niềm tin cao như
vậy có thể nói tầm ảnh hưởng của giáo lý luân hồi tác động rất lớn đến đời sống tôn giáo tín
đồ. Vì tin có kiếp sau nên họ nỗ lực tu tập, làm việc phước thiện, vun bồi phước đức để kiếp
sau có cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, những gia đình Phật tử khi
có người thân qua đời thay vì khóc lóc, than vãn họ biến đau thương thành sức mạnh cầu
nguyện, thành tâm niệm Phật và dốc hết tâm sức làm việc phước thiện để hồi hướng cho
người mất có thêm phước đức mà sinh về cảnh giới tốt đẹp. Đây được xem là việc làm thiết
thực, có ý nghĩa lớn đến sự tái sinh của người mất trong đạo Phật.
- Về mức độ niềm tin vào Niết bàn. Với điểm trung bình từ dữ liệu thu thập là 3,32. Tỉ
lệ tín đồ tin nhiều và rất tin vào Niết bàn chiếm 78,0% tổng số người được hỏi, một chỉ số ở
mức khá cao, trong khi đó tỷ lệ tin ít không đáng kể, chỉ có 4,6%.
- Về mức độ niềm tin vào Địa ngục. Chỉ số trung bình đạt được là 3,15. Trong đó, tỷ lệ
các tín đồ được hỏi cho biết tin nhiều và rất tin là 74%, một tỷ lệ khá cao trong tổng số. Có
26,0% số tín đồ tin ở mức bình thường và ít, tỷ lệ này ở mức thấp trong tổng số, song, đã
phản ánh thực trạng khoảng ¼ số tín đồ chỉ tin vào Địa ngục ở mức thấp và trung bình, còn
là ¾ số lượng tín đồ tin ở mức cao.
- Về mức độ niềm tin vào Nhân quả nghiệp báo. Bảng 5 cho thấy điểm số trung bình
niềm tin vào nhân quả nghiệp báo của tín đồ là 3,18. Trong đó, tỉ lệ tin nhiều và rất tin là
73,7%, một tỷ lệ khá cao trong tổng số; có 7,8% tín đồ tin ở mức rất thấp, còn lại 18,5% tin
ở mức trung bình.
- Về mức độ niềm tin vào sự khổ. Điểm số trung bình khảo sát được là 3,08, thể hiện
tín đồ có niềm tin ở mức độ cao vào sự khổ. Trong đó, 45,7% người được hỏi khẳng định rất
tin và 23,8% tin tương đối nhiều. Tỉ lệ tín đồ khẳng định mình tin ít chỉ chiếm 7,4%.


- So sánh mức độ niềm tin giữa các giáo lý. Dựa vào điểm trung bình đo được, Bảng 5
phần thứ hạng chỉ ra giáo lý Luân hồi có chỉ số mức độ niềm tin cao nhất, tiếp đến là Niết
bàn, Nhân quả nghiệp báo, Địa ngục, sự khổ. Mức độ biểu hiện niềm tin không đồng đều ở

các giáo lý. Luân hồi và Niết bàn ở mức rất cao, 3 giáo lý còn lại ở mức khá cao. Không có
giáo lý nào ở mức trung bình hay thấp. Đại đức Thị Vinh, tri sự chùa Bửu Đà, quận 10 nhận
xét: “Đa phần Phật tử có niềm tin đúng đắn, sâu sắc về các giáo lý đó. Tuy nhiên, về
phương diện thực hành thì chưa tích cực lắm”. Đại đức Thiện Lâm, giáo thọ lớp giáo lý
Thiên Phước cũng đồng quan điểm: “Phật tử có niềm tin về các giáo lý trên, nhưng nhận
thức thì theo hướng tín ngưỡng dân gian, còn sơ sài, đại khái, mang tính chung chung”.
Vấn đề nhận thức và hành vi thực hành giáo lý là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu chi
tiết hơn, có dịp chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn vấn đề này.
Khi tìm hiểu những nguyên nhân nào khiến tín đồ tin vào giáo lý đạo Phật, chúng tôi
thu được kết quả như sau:
Bảng 6. Nguyên nhân tín đồ tin vào giáo lý đạo Phật
Các nguyên nhân
1. Vì đó là những giảng dạy của Đức Phật
2. Vì đức tin
3. Vì giáo lý là chân lý đúng đắn
4. Không tin sợ chết xuống địa ngục
5. Do chiêm nghiệm của bản thân
6. Do đọc kinh sách
7. Do nghe tu sĩ giảng đạo
Tổng số

Số người trả lời Tỉ lệ % Thứ hạng
109
21,7
2
40
8,0
3
265
52,8

1
10
2,0
7
22
4,4
5
22
4,4
5
32
6,4
4
502
100

Như trên đã trình bày có 96,6% tín đồ khẳng định tin vào giáo lý và chỉ số mức độ
niềm tin ở mức rất cao. Vì sao tín đồ đặt niềm tin vào giáo lý ở mức độ cao như vậy? Bảng
6 phản ánh: Vì giáo lý là chân lý đúng đắn. Đó chính là lý do quan trọng nhất với 52,8% tỉ
lệ tín đồ lựa chọn. Theo bà Nguyễn Thị L, 76 tuổi, ở Hóc Môn: “Giáo lý của Đức Phật là
chân lý, nhờ học giáo lý chúng ta mới chuyển hóa thân tâm, làm việc thiện, bỏ việc ác để
trở thành ngời hoàn mỹ, có ích cho đời”. Sư cô Chơn Hiếu, trụ trì chùa An Lạc, quận Gò
Vấp cũng nhận định: “Đối với Phật tử, giáo lý là chân lý đúng đắn để tu tập đạt đến an lạc,
hạnh phúc”. Khi thừa nhận giáo lý là chân lý đúng đắn chúng ta thấy ở đây có sự xuất hiện
của lý trí và thực nghiệm chứ không đơn thuần là niềm tin. Khi và chỉ khi dùng lý trí và


thực nghiệm nhận thấy tính phù hợp, đúng đắn, chính xác mới gọi đó là chân lý. Lý do quan
trọng thứ hai để tín đồ tin tưởng vào giáo lý đó là những giảng dạy của Đức Phật chiếm
21,7%. Xuất phát từ niềm tin nơi Đức Phật, một người thầy đầy đủ từ bi, trí tuệ nên những

giảng dạy của Phật xem như khuôn vàng thước ngọc, là kim chỉ nam, là bản đồ để họ từng
bước gọt giũa thân tâm, hoàn thiện nhân cách nhằm hướng đến mục đích giác ngộ, giải
thoát. Ngoài ra, các nguyên nhân như: đức tin; tu sĩ giảng đạo; đọc kinh sách; chiêm nghiệm
từ thực tế; không tin sợ chết xuống địa ngục cũng góp phần hình thành niềm tin nơi tín đồ.
Song, các nguyên nhân này đều chiếm tỷ lệ lựa chọn thấp, dưới 10%; trong đó, không tin sợ
chết xuống địa ngục là thấp nhất, chỉ có 2%.
Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu về tỉ lệ và mức độ nhận thức, niềm tin vào giáo lý
cho phép chúng ta rút ra kết luận: Hầu hết tín đồ được khảo sát đều có nhận thức đúng đắn,
phù hợp về giáo lý như: giáo lý gắn liền với đạo đức làm người; giáo lý đề cập về khổ và
con đường diệt khổ để chứng ngộ Niết bàn hay đơn giản hơn giáo lý là những chỉ dạy thiết
thực mang đến niềm vui, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Tín đồ rất tin vào giáo lý vì
họ cho rằng giáo lý là chân lý đúng đắn do chính Đức Phật chỉ dạy. Đối với một số giáo lý
được khảo sát, tín đồ có mức độ niềm tin cao nhất vào luân hồi tức sự tồn tại của một kiếp
sống khác sau khi chết. Sau đó là Niết bàn, Địa ngục, sự khổ ở thế gian, nhân quả nghiệp
báo.
Phần 3. Nhận thức và niềm tin về Tăng đoàn của tín đồ PG TPHCM
a. Nhận thức về Tăng đoàn
Tăng đoàn là đoàn thể những người xuất gia, đệ tử của Đức Phật, là biểu tượng của
đạo đức, thanh tịnh, hòa hợp và giải thoát, là một trong ba bộ phận cấu thành Tam bảo.
Ngày nay, Tăng đoàn nắm giữ vai trò thay Phật trao truyền giáo lý, hướng dẫn con đường
giác ngộ đến tín đồ. Đại Đức Thiện Tài giáo thọ lớp giáo lý chùa Hưng Phước, quận 3 phát
biểu: “Tăng đoàn là đại diện thiết thực cho Tam bảo tại thế gian. Thông qua Tăng đoàn
Phật tử mới có cơ hội tiếp cận Phật pháp, quy y Tam bảo”. Do vậy, ngoài quy y Phật, quy y
pháp (giáo lý) tín đồ còn phải quy y Tăng. Theo ghi nhận của Đại đức Huệ Thông, trụ trì
chùa Giác Ngạn, huyện Hóc Môn: “Phật tử chưa có nhận thức chuẩn xác về Tăng đoàn. Họ
luôn nghĩ Tăng đoàn là các tu sĩ ở chùa. Nguyên nhân do họ chưa có điều kiện tiếp cận


giáo lý. Mặc dù vậy, họ vẫn kính mến và tôn trọng Tăng đoàn”. Để hiểu hơn chúng ta sẽ tìm
hiểu nhận thức của họ như thế nào?

Bảng 1. Nhận thức của tín đồ về Tăng đoàn đạo Phật (tỉ lệ %)

1. Là một trong “ba ngôi báu” Phật, Pháp, Tăng
2. Là những người xuất gia hướng đến mục đích

ĐTB

Không Phân Đồng

đồng ý vân
ý
2,83
4,2
8,3 87,5
2,66

9,7

14,8 75,4

truyền bá Phật pháp và đóng góp nhiều mặt thiết 2,82

3,8

10,4 85,8

trên thì cầu làm Phật, dưới cứu độ chúng sanh
3. Là những người xuất gia mang sứ mệnh
thực khác cho cộng đồng xã hội


4. Là những người trung gian thực hiện nghi lễ 2,01

5. Những người bi quan, yếm thế, muốn tìm
kiếm cuộc sống an nhàn nơi cửa Phật

1,44

39

69,9

21

39

16,3 13,8

So
sánh
26,4%: Đồng ý Nhóm 2: 1,73; 83%: Đồng ý Nhóm 1: 2,77;

Biểu hiện nhận thức

Có 5 biểu hiện, chia làm 2 nhóm được khảo sát trên tín đồ như Bảng 1. Nhóm 1: Các
quan điểm phù hợp với đạo Phật; Nhóm 2: Các quan điểm không phù hợp với đạo Phật. Kết
quả phân tích số liệu cho thấy 83% tín đồ tán thành các quan niệm ở nhóm 1 với điểm trung
bình ở mức cao (2,77). Như vậy, đa số tín đồ có nhận thức chính xác về Tăng đoàn. Đối với
họ, Tăng đoàn là một trong ba “ngôi báu” quý giá tạo thành Tam bảo. Đây là những người
vừa tu học vừa tham gia vào công việc hoằng dương Phật pháp, giảng dạy giáo lý, hướng
dẫn cho tín đồ biết cách tu học hướng thiện, sống tốt đạo đẹp đời theo con đường Phật pháp.

Họ tiếp nối và kế thừa con đường giáo dục PG của Đức Phật, hiến trọn đời mình cho mục
đích trên cầu thành Phật, dưới cứu độ tất cả chúng sanh. Bà Nguyễn Ngọc Ng, 53 tuổi, ở
quận 10 nói: “Chư Tăng là những người tu hành chân chính thay Phật hoằng truyền, thuyết
giảng giáo pháp và là tấm gương sáng cho Phật tử noi theo”.


Ở nhóm 2, có tỉ lệ thấp (26,4%) tín đồ đồng ý với quan niệm này. Như vậy, vẫn còn
một bộ phận nhỏ tín đồ chưa có nhận thức đúng về Tăng đoàn. Qua khảo sát có 39% tín đồ
quan niệm Tăng đoàn là những người trung gian thực hiện nghi lễ cho sự kết nối Phật, Bồ
tát với tín đồ (ĐTB: 2,01). Việc làm này không được xem là nhiệm vụ trọng tâm của tu sĩ
PG. Song, nếu kết hợp với các nghi thức, phong tục tập quán của dân gian như cầu an, cầu
siêu, ma chay, cưới hỏi,... thì người tu sĩ có một vai trò nhất định. Vì thế một bộ phận không
nhiều tín đồ đã hiểu về tu sĩ như vậy. Đại đức Quảng Hậu, phóng viên Báo Giác Ngộ nhận
xét: “Phật tử luôn nghĩ muốn sự cầu nguyện hiệu quả thì cần nhờ Chư Tăng”. Quan niệm
Tăng đoàn là những người bi quan, yếm thế, muốn tìm kiếm cuộc sống an nhàn nơi cửa Phật
(ĐTB:1,44; tỉ lệ tán thành: 13,8%) chứng tỏ rất ít tín đồ nhận thức như thế này.
Nhìn chung, hiểu biết của tín đồ về Tăng đoàn tương đối tốt, họ hiểu đúng đắn về mục
đích, vai trò, sứ mệnh, việc làm của tu sĩ trong đạo Phật.
b. Niềm tin vào Tăng đoàn
Theo nhận định của Đại đức Thiện Lâm, giáo thọ lớp giáo lý Thiên Phước: “Niềm tin
của Phật tử dành cho chư Tăng không nhất định, họ tôn kính những vị chân tu, làm lợi lạc
cho Phật pháp. Cho nên họ có khuynh hướng quy y, cúng dường một vị thầy hay một chùa
nào đó cố định”. Nhận định này có phù hợp thực tế hay không? Kết quả khảo sát đã được
phản ánh qua Bảng 2 như sau:
Bảng 2. Thực trạng niềm tin của tín đồ vào Tăng đoàn
Thực trạng niềm tin
Số người trả lời

Tin
442


Không tin
5

Khó trả lời
55

Tổng số
502

Tỷ lệ %

88,0

1,0

11,0

100,0

Qua tìm hiểu cho thấy tỷ lệ rất cao tín đồ được khảo sát khẳng định có niềm tin vào
Tăng đoàn (88,0%). Số người không tin chiếm tỉ lệ cực kỳ thấp (1%). Số người cảm thấy
khó trả lời chiếm 11%. Kết quả này có thể kết luận hầu hết tín đồ đều tin vào Tăng đoàn.
Chúng ta sẽ tìm hiểu mức độ niềm tin này như thế nào.
Bảng 3. Mức độ niềm tin của tín đồ vào Tăng đoàn (tỉ lệ %)
Biểu hiện mức độ

Số người trả lời

Tỉ lệ %


Tin ít
Bình thường
Tin nhiều

22
116
180

4,4
23,2
36,0


Rất tin
Tổng số

182
502

36,4
100

Bảng số liệu chỉ ra 72,4% tín đồ khẳng định tin nhiều và rất tin đối với Tăng đoàn (tỷ
lệ rất tin là 36,4%). Điều này chứng tỏ tín đồ tin tưởng khá cao vào Tăng đoàn, những
người thầy tinh thần của mình. Tuy nhiên, có một tỷ lệ thấp (27,6%) tin ở mức bình thường
và thấp. Trước tình trạng này, Sư cô Chánh N, chùa Triêm Phước, quận Gò Vấp lý giải:
“Hiện nay, Giáo hội quản lý Tăng Ni còn lỏng lẻo, một bộ phận sống giảm sút đạo đức,
phạm giới luật, sa vào vật chất,… Ngoài ra, còn có những thế lực chống phá, làm xấu hình
ảnh Tăng Ni trên mạng xã hội. Những hình ảnh không đẹp đó đã tác động đến Phật tử,

khiến niềm tin của họ không còn tuyệt đối nơi Tăng Ni. Họ chỉ tin tưởng, tôn kính những vị
chân tu, làm lợi lạc cho Phật pháp”.
Như chúng ta đã biết, từ sau khi Đức Phật nhập diệt, Tăng đoàn vừa tu học vừa tham
gia vào công việc hoằng dương Phật pháp, giảng dạy giáo lý, hướng dẫn cho tín đồ biết cách
hướng thiện, sống đẹp, sống có ích theo lời Phật dạy. Vì thế, họ luôn nhận được sự kính
trọng, tin tưởng của tín đồ. Hòa thượng Chơn Không, Quyền Trưởng Ban hướng dẫn Phật tử
TPHCM nhận xét: “Chư Tăng thay Phật truyền bá chánh pháp, luôn sống trong phạm hạnh
nên Phật tử rất kính trọng. Tuy nhiên, “mía sâu có đất, nhà dột có nơi” nên vẫn có một số ít
tu sĩ không được phạm hạnh như mong muốn”. Như vậy, có niềm tin nơi tu sĩ là rất cần
thiết, nhưng niềm tin đó phải được thiết lập một cách đúng đắn với những tiêu chuẩn nhất
định để không rơi vào sùng tín hay mê muội. Vậy, thực tế tín đồ thiết lập niềm tin vào Tăng
đoàn như thế nào? Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 4. Cách thức thiết lập niềm tin vào Tăng đoàn
Các cách thức thiết lập niềm tin
Số người trả lời Tỷ lệ % Thứ hạng
1. Tin tưởng bất kỳ tu sĩ nào của Phật giáo
50
10,0
3
2. Tìm hiểu, xem xét kỹ về phẩm hạnh của
264
52,6
1
vị Tu sĩ đó rồi mới đặt niềm tin
3. Vị tu sĩ có chùa to, có đạo tràng lớn thì
13
2,6
5
đặt niềm tin
4. Vị tu sĩ nào được nhiều người tri thức

20
4,0
4
khen ngợi thì đặt niềm tin
5. Vị tu sĩ nào có khả năng dạy bảo đưa đến
153
30,5
2
an vui, loại trừ khổ đau thì đặt niềm tin
6. Vị tu sĩ nào có chức vụ trong Giáo hội thì
2
0,4
6


đặt niềm tin
Tổng số

502

100,0

Có tổng cộng 6 cách thức thiết lập niềm tin được khảo sát trên tín đồ. Trong đó “Tìm
hiểu, xem xét kỹ về phẩm hạnh của vị Tu sĩ rồi mới đặt niềm tin” được lựa chọn nhiều nhất,
chiếm hơn phân nữa số lượng tín đồ (52,6%). Qua đây có thể nói phẩm hạnh là vấn đề cốt
yếu nhất mà tín đồ quan tâm khi đặt niềm tin vào tu sĩ. Vị trí thứ bậc tiếp theo chiếm 30,5%
là “Vị tu sĩ nào có khả năng dạy bảo đưa đến an vui, loại trừ khổ đau thì đặt niềm tin”. Kết
quả này cho thấy cùng với vấn đề phẩm hạnh thì năng lực hướng dẫn tín đồ là hai tiêu chuẩn
quan trọng nhất để tín đồ thiết lập niềm tin nơi tu sĩ.
Qua tra cứu trong các kinh sách, chúng tôi nhận thấy cách thức thiết lập niềm tin trên

cơ sở phạm hạnh và khả năng như trên đã được Đức Phật chỉ dạy trong kinh Trung Bộ:
“Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch, không có những tham pháp, sân pháp, si
pháp; thân hành của vị ấy như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người
không có lòng tham, sân, si. Còn vị ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng,
tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, được người trí chấp nhận, pháp ấy không thể
do một người có lòng tham, sân, si khéo giảng. Sau khi xem xét như vậy, sanh lòng tin đối
với vị ấy. Với lòng tin người này thân cận giao thiệp để nghe pháp, lãnh thọ pháp, hiểu
được ý nghĩa của pháp. Do hiểu được pháp, ước muốn sanh, từ đó vị này sẽ cố gắng tinh
cần thực tập để chứng ngộ chân lý tối thượng, và khi thể nhập chân lý ấy với trí tuệ, gọi đó
là sự giác ngộ chân lý. Nhờ vào sự luyện tập, tu tập và hành tập nhiều lần chân lý được
chứng đạt 2. Theo nội dung này, để thiết lập niềm tin vào một tu sĩ nào đó, người tín đồ phải
tự mình tìm hiểu, xem xét và cân nhắc kỹ về phẩm hạnh và những lời chỉ dạy của vị tu sĩ đó.
Nếu dễ dàng tin mà không xem xét kỹ lưỡng thì vô tình làm cho Tăng đoàn bị mất giá trị,
ảnh hưởng không tốt đến sự tu tập của bản thân cũng như nhiều người.
Ngoài hai cách thức thiết lập niềm tin như trên, tín đồ còn có các cách thức khác như:
Tin tưởng bất kỳ vị tu sĩ nào; Vị nào được nhiều người tri thức khen ngợi thì tin; Vị nào có
chùa to, đạo tràng lớn thì tin. Tuy nhiên, các cách thức này được lựa chọn ở tỷ lệ rất thấp
dưới 10%.

2 Thích Minh Châu (2012), Kinh trung bộ, tập 2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr.210-212.


Đặc biệt, cách thức đặt niềm tin dựa trên cơ sở chức vụ của tu sĩ trong Giáo hội chỉ
được tín đồ tán thành với tỷ lệ cực kỳ thấp (0,4%). Có thể nói, chức vụ trong Giáo hội
không liên hệ gì đến niềm tin của tín đồ vào tu sĩ, nói rộng hơn là Tăng đoàn. Vì sao các tín
đồ lại có niềm tin vào Tăng đoàn? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.
Bảng 5. Nguyên nhân tín đồ tin vào Tăng đoàn
Các nguyên nhân tin vào Tăng đoàn
1. Tăng đoàn là một trong ba ngôi báu của đạo Phật
2. Tăng đoàn thay Phật truyền trao giáo lý đến tín đồ

3. Do đức tin
4. Các tu sĩ là người mô phạm, đáng kính
5. Không tin sợ mang tội
6. Kinh điển dạy phải tin tưởng, kính trọng các tu sĩ
7. Muốn cho Phật pháp hưng thịnh, trường tồn
Tổng số

Số người
trả lời
128
204
57
47
3
23
40
502

Tỷ lệ % Thứ hạng
25,5
40,6
11,4
9,4
0,6
4,6
8,0
100,0

2
1

3
4
7
6
5

Trong 7 nguyên nhân để tín đồ tin vào Tăng đoàn, có hai nguyên nhân quan trọng nhất,
thu hút phần lớn tỷ lệ lựa chọn của người được khảo sát, đó là: “Tăng đoàn thay Phật truyền
trao giáo lý đến tín đồ” chiếm tỷ lệ 40,6% và “Tăng đoàn là một trong ba ngôi quý báu của
đạo Phật” chiếm tỷ lệ 25,5%. Như vậy, cứ 10 tín đồ thì có khoảng 7 người tin Tăng đoàn có
khả năng đem đạo lý giải thoát của Phật, giảng giải truyền bá cho chúng sanh; đồng thời
Tăng đoàn là ngôi báu thứ ba trong Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), là nền tảng của PG. Cho
nên, thiếu Tăng đoàn cũng như học sinh thiếu thầy cô giáo khó có thể lĩnh hội kiến thức, kỹ
năng bài học. Bà Nguyễn Ngọc Ng, 53 tuổi, ở quận 10 chia sẻ: “Tu sĩ đã tiếp cận, hiểu rõ
được ý nghĩa sâu sắc của giáo lý nên thay Phật truyền bá giáo lý đến mọi người”. Cũng
vậy, Bà Nguyễn Thị L, 40 tuổi, ở Hóc Môn xác nhận: “Tăng đoàn là những người đức
hạnh, giới luật nghiêm mật, tính tình nghiêm trang, nói năng hòa nhã, phong cách mô
phạm, lại hiểu biết giáo pháp nên xứng đáng để tin theo”.
Ngoài ra, đức tin; tu sĩ là người mô phạm, đáng kính; muốn Phật pháp được trường
tồn; kinh điển dạy phải tin; không tin sợ mang tội. Đây cũng là các nguyên nhân góp phần
hình thành niềm tin vào Tăng đoàn, song, các nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất thấp.
Tóm lại, qua khảo sát nhận thức và niềm tin vào Tăng đoàn, chúng ta nhận thấy tín đồ
Phật giáo TPHCM có hiểu biết về Tăng đoàn tương đối tốt, họ hiểu đúng đắn về mục đích,


vai trò, sứ mệnh, việc làm của tu sĩ trong đạo Phật. Phần lớn tín đồ có niềm tin tương đối
nhiều vào Tăng đoàn, vì một mặt Tăng đoàn là một trong ba ngôi quý báu kết thành Tam
bảo có vai trò thay Phật truyền trao giáo lý đến tín đồ, mặt khác vì đức tin. Song, không phải
bất kỳ tu sĩ nào cũng được tín đồ đặt niềm tin. Họ chỉ tin vị nào có phẩm hạnh và khả năng
hướng dẫn họ tu học.

Phần 4. Nhận thức và niềm tin về bản thân của tín đồ PG TPHCM
Trong PG, con người được đặt vào vị trí cao nhất với đầy đủ khả năng và quyền quyết
định số phận của mình. Chính con người là một kiến trúc sư vẽ nên kịch bản cuộc đời cho
bản thân; chính mình tạo ra thiên đàng và cũng chính mình tạo ra địa ngục. Nhận thức và
niềm tin vào bản thân thể hiện trên hai khía cạnh: 1) Nhận thức và niềm tin về khả năng tạo
ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tinh thần nhằm đem lại an lành, hạnh phúc, thịnh
vượng cho bản thân, gia đình và xã hội. 2) Nhận thức và niềm tin về khả năng giác ngộ tức
thay đổi hoặc chuyển hóa những hành động xấu ác trở thành những hành động thiện lành,
tốt đẹp, có lợi ích cho mình và mọi người trong hiện tại cũng như tương lai.
a. Nhận thức về bản thân
Tín đồ nhận thức như thế nào về địa vị và khả năng của con người theo quan điểm đạo
Phật? Chúng ta hãy tìm hiểu.
Bảng 1. Nhận thức của tín đồ về số phận, địa vị và khả năng con người (tỉ lệ %)
ĐTB

Không Phân Đồng

đồng ý vân
ý
1. Con người đặt ở vị trí trung tâm trong nhân 2,45
9,3
36 54,7
2.
Aiquan
cũngPhật
có thể
đạt được quả vị giác ngộ ngang
sinh
giáo
2,73

7,6
11,4 80,9
với Phật, Bồ tát
3. Con người tự mình tránh việc ác, làm việc
thiện và trở nên thiện không vì sợ sự trách phạt 2,74

6,1

13,6 80,3

6,1

13,8 80,1

63,1

18,6 18,2

hay ban thưởng của bất kỳ đấng thần linh nào
4. Con người có khả năng tạo dựng hạnh phúc
cho bản thân và gia đình mà không cần phải lạy 2,74
lục van xin
5. Con người luôn gắn liền với thân phận nhỏ bé

1,55

So
sánh
Nhóm 1: 2,67; 74%: Đồng ý


Biểu hiện nhận thức


1,30

78,6

12,9

8,5

13,4%: Đồng ý Nhóm 2: 1,43;

6. Con người là nô lệ của thần linh

Có 6 biểu hiện nhận thức được đưa vào khảo sát, sau đó thực hiện phân tích thành 2
nhóm nhân tố. Nhóm 1: các biểu hiện thuộc về nhận thức phù hợp với giáo lý đạo Phật, có
74% tín đồ đồng ý với các biểu hiện này; Nhóm 2: các biểu hiện chưa phù hợp với giáo lý
đạo Phật, có 13,4% tín đồ đồng ý với các biểu hiện này. Kết quả khảo sát thể hiện sự hiểu
biết rất tốt của tín đồ về địa vị và khả năng con người trong việc tu tập giải thoát cũng như
xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội theo quan điểm đạo Phật.
Trước hết, hai quan niệm được tín đồ đánh giá cao nhất, cùng có tỉ lệ hơn 80% tổng số
tín đồ đồng ý. Đó là: Con người tự mình tránh việc ác, làm việc thiện và trở nên thiện không
vì sợ sự trách phạt hay ban thưởng của bất kỳ đấng thần linh nào; Con người có khả năng
tạo dựng hạnh phúc cho bản thân và gia đình mà không cần phải lạy lục van xin. Hai quan
niệm này cùng nhấn mạnh đến tính chất độc lập giữa con người với các lực lượng siêu nhiên
bên ngoài. Một quan niệm đề cập đến việc tự thanh lọc hóa thân tâm để trở nên hiền thiện
và một quan niệm đề cập đến việc tự tạo dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội.
Theo đạo Phật, con người có thể làm tốt hai điều này mà không cần trông cậy vào bất kỳ lực
lượng siêu nhiên nào. Luật nhân quả đã xác thực có nhân thì có quả, con người tự làm tự

chịu. Không có một vị thần linh nào giữ quyền thưởng phạt cả. Nên, hư, thành, bại đều do ở
con người. Con người bằng chính ý nghĩ, hành động và ngôn ngữ của mình mới có thể xây
dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội.
Phủ nhận vai trò của thần linh cho nên quan niệm “Con người là nô lệ của thần linh”
chỉ có 8,5% tín đồ tán thành. Đồng nghĩa với việc hầu hết tín đồ đã bước ra khỏi quyền lực
thần linh và không còn nô lệ vào thần linh trong nhận thức của mình.


Các quan niệm trên nói về khả năng hoàn thiện nhân cách và xây dựng hạnh phúc ở
con người. Quan niệm tiếp theo có vị trí thứ ba trong bảng thứ hạng, với tỉ lệ 80,9 tín đồ
đồng ý. Đó là biểu hiện nhận thức về khả năng giác ngộ ở con người: “Ai cũng có thể đạt
được quả vị giác ngộ ngang với Phật, Bồ tát”. Đây là quan niệm đúng với giáo lý đạo Phật.
Phật giáo chủ trương quả vị giác ngộ không chỉ dành riêng cho Đức Phật mà khẳng định
người khác cũng có khả năng giác ngộ nếu tuân theo đường lối chỉ dạy của Đức Phật. Lịch
sử đã chứng minh, lần đầu tiên trong truyền thống tôn giáo Ấn Độ, Tăng đoàn đệ tử của
Phật có đầy đủ mọi giai cấp, trong đó có nhiều vị theo sự hướng dẫn của Phật đã đạt được
quả vị giác ngộ. Có thể nói đây là thông điệp giác ngộ mà Đức Phật gửi đến cho con người
và cuộc đời, một thông điệp đầy tính nhân văn, mở ra một con đường sáng để mọi người có
đủ niềm tin mà tu hành: “Tất cả mọi người đều có khả năng giác ngộ”.
Tiếp theo là quan niệm đề cập đến địa vị của con người: “Con người đặt ở vị trí trung
tâm trong nhân sinh quan Phật giáo”, có 54,5% tín đồ tán thành cho thấy tín đồ phần lớn tín
đồ nhận thức khá tốt quan niệm này. Ðứng về phương diện Phật tính, đạo Phật cho rằng tất
cả mọi loài đều bình đẳng, không có loài nào hơn, không có loài nào kém, vì tất cả mọi loài
đều có Phật tính. Tuy nhiên, đứng về phương diện nghiệp quả cùng với các đặc điểm tâm
sinh lý thì con người là tối thắng hơn hết. Con người có đủ điều kiện thuận lợi nhất để tiến
bước mau lẹ trên con đường giác ngộ. Việc xác định “địa vị” nhằm mục đích giúp con người
ý thức được khả năng của mình, giá trị của mình từ đó sử dụng chúng để vượt lên dục vọng
tiến đến Chân Thiện Mỹ bằng niềm tin, bằng hành động chính mình.
Cuối cùng, nhờ hiểu rõ về khả năng thành Phật và địa vị con người mà tín đồ không
đánh giá cao quan niệm “Con người luôn gắn liền với thân phận nhỏ bé”. Tuy nhiên, vẫn

còn một bộ phận nhỏ (18,2%) tín đồ đồng tình với quan niệm này và vì thế rất dễ rơi vào
tâm lý thiếu tự tin nơi bản thân.
Nhìn chung, phần lớn tín đồ đã có hiểu biết khá tốt về địa vị và khả năng con người
trong việc tu tập cũng như xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội mà không
bị lệ thuộc vào sức mạnh thần linh. Từ nhận thức này họ có niềm tin như thế nào vào bản
thân mình? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
b. Niềm tin vào bản thân
Bảng 2. Thực trạng niềm tin của tín đồ vào bản thân


Thực trạng niềm tin

Tin

Không tin

Khó trả lời

Tổng số

Số người trả lời

450

14

38

502


Tỷ lệ %

89,6

2,8

7,6

100

Hầu hết các tín đồ đươc khảo sát cho rằng họ có niềm tin vào chính bản thân mình
(89,6%). Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (2,8%) nói rằng họ không tin và 7,6% khó trả lời. Kết quả
này có thể đưa ra nhận định đã là một tín đồ PG thì phải có niềm tin vào bản thân mình. Bà
Lê Thị Minh T, 60 tuổi, ở Bình Tân chia sẻ: “Tôi tin bản thân mình, nếu mình tinh tấn làm
theo lời Phật dạy, giữ giới tốt, sống chan hòa trên dưới, một lòng thương yêu tất cả mọi
người, không tạo nghiệp ác, làm việc lành, không tham sân si thì tâm sẽ an lạc, hạnh phúc,
hết khổ được vui”. Sư cô Thánh Tâm, thư ký chùa Từ Nghiêm, quận 10 nhận xét: “Phật tử
TPHCM tin vào khả năng giác ngộ, tạo lập hạnh phúc bản thân. Điều này được thể hiện:
họ sắp xếp công việc để có thời gian tu tập, học giáo lý ở các chùa; trong đời sống họ sửa
đổi lời nói, hành động, suy nghĩ, tham gia các Phật sự hộ trì Tam bảo, các công tác thiện
nguyện ở xã hội; khuyên gia đình, bạn bè, hàng xóm cùng tu tập”. Chúng ta hãy xem mức
độ của niềm tin này qua số liệu sau:
Bảng 3. Mức độ niềm tin của tín đồ vào bản thân
Biểu hiện mức độ
Tin ít
Bình thường
Tin nhiều
Rất tin
Tổng số


Số người trả lời
28
102
133
230
493

Tỉ lệ %
5,7
20,7
27,0
46,7
100

Về mức độ niềm tin vào bản thân, có 73,7% tín đồ thừa nhận tin nhiều và rất tin vào
bản thân. Số người tin ở mức ít và bình thường là 26,4%. Có thể thấy phần lớn tín đồ đều tin
vào bản thân mình và niềm tin của họ ở mức khá cao. Niềm tin này là động lực giúp tín đồ
khắc phục trở ngại khó khăn, nỗ lực hành động, không ngừng cải thiện bản thân để vươn tới
thành công.
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân nào giúp tín đồ có niềm tin vào bản
thân. Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 4. Nguyên nhân tín đồ tin vào bản thân


Số người Tỷ lệ Thứ
trả lời
%
hạng
1. Đạo Phật dạy phải có niềm tin vào chính mình
195

39,0
1
2. Số phận do con người tự quyết định
65
13,0
3
3. Tin vào nhân quả nghiệp báo
180
36,0
2
4. Đức Phật phù hộ giúp thành công
13
2,6
6
5. Bản thân chăm chỉ biết tạo môi trường để thành công
27
5,4
4
6. Bản thân được có đầy đủ: nghị lực, sức khỏe, học vấn
20
4,0
5
Tổng số
502
100
39,0% tín đồ đánh giá nguyên nhân quan trọng nhất: “Đạo Phật dạy phải có niềm tin
Các nguyên nhân

vào chính mình”. Ngay trong kinh Pháp cú số 156, Đức Phật chỉ rõ: “Chính mình làm chỗ
nương tựa cho mình chứ người khác làm sao nương tựa được? Tự mình khéo tu tập mới đạt

đến chỗ nhiệm mầu (Niết Bàn)”3. Qua lời kinh trên có thể nói, xác lập niềm tin vào bản thân
là điểm đặc thù phải có của các Phật tử. Theo Sư cô Như Thủy, chùa Quan Âm, quận 11 :
“Tự mình thắp đuốc lên mà đi, đó là lời dạy của Đức Phật đối với người Phật tử, họ hiểu
rất rõ vấn đề này. Thiên đường hay địa ngục là do chính họ tự tạo, nên họ rất tin vào khả
năng của mình”. Dưới góc độ tâm lý chúng ta thấy điều này là chính xác, bởi nếu cá nhân
thiếu niềm tin vào chính bản thân mình thì không thể vượt qua được khó khăn trở ngại,
không thể thành tựu các mục tiêu đề ra và rất khó thành công trong cuộc sống.
Lý do quan trọng tiếp theo được 36% tín đồ lựa chọn là “Tin vào nhân quả nghiệp
báo”. Tin nhân quả nghiệp báo tức là tin rằng chính con người phải tự chịu trách nhiệm
trước hành động của mình. Nói cách khác là tin vào khả năng của mình trong việc sáng tạo
ra chính mình và quyết định vận mệnh của mình thông qua suy nghĩ, hành động của chính
mình.
Đặc biệt, một nguyên nhân ít được tín đồ lựa chọn nhất (2,6%) là “Đức Phật phù hộ
giúp thành công”. Khác với một số tôn giáo, sức mạnh giáo chủ thể hiện ở việc nắm giữa
mọi số mệnh tín đồ kể cả thành công hay thất bại. Ở Phật giáo nỗ lực con người được đề cao
hơn cả; Phật, Bồ tát chỉ giữ vai trò người thầy chỉ đạo.
Tuy hầu hết tín đồ đều có niềm tin vào bản thân, song, một số ít (2,8%) lại không tin
và có những trường hợp chưa khẳng định được tin hay không tin. Chúng ta hãy xem nguyên
nhân nào khiến tín đồ chưa tin vào bản thân mình?
3 Thích Thiện Siêu (2009), Lời vàng Phật dạy – Kinh Pháp cú, Nxb Phương Đông, TP.HCM.


Bảng 5. Nguyên nhân tín đồ không tin vào bản thân
Các nguyên nhân
1. Năng lực, ý chí là do Trời, Phật ban cho
2. Số phận con người đã được định sẵn
3. Cảm thấy tự ti về bản thân
4. Bản thân thiếu sức khỏe, trình độ,…
Tổng số


TS

Tỷ lệ %

Thứ hạng

25
81
84
61
251

10
32,3
33,5
24,3
100

4
2
1
3

Kết quả khảo sát ở Bảng 5 cho thấy nguyên nhân quan trọng nhất khiến các tín đồ
chưa tin vào bản thân mình là “Cảm thấy tự ti về bản thân”. Tự ti là biểu hiện tâm lý mặc
cảm về bản thân, luôn thấy mình kém cỏi trước người khác, thấy mình bất tài vô dụng,...
Nguyên nhân có thể do những khiếm khuyết, hạn chế từ bản thân. Chính sự tự ti đã ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần, đến thái độ, hoạt động sống và trở ngại cho việc phát
triển khả năng của tín đồ. Đây là một nhược điểm cần được khắc phục để trở nên tự tin hơn
với bản thân mình.

Hai nguyên nhân quan trọng tiếp theo là một số tín đồ vẫn cho rằng “Số phận con
người đã được định sẵn” và “Bản thân thiếu sức khỏe, trình độ, …”, do vậy dù có nỗ lực
bao nhiêu chăng nữa cũng vô dụng. Cuối cùng có 10% trong tổng số tín đồ chưa có niềm tin
vào bản thân nghĩ rằng “Năng lực, ý chí là do trời, Phật ban cho”, nên họ chưa có niềm tin
là do trời, Phật chưa ban hoặc không ban.
Tóm lại, qua khảo sát về nhận thức và niềm tin vào bản thân ở tín đồ PG TPHCM cho
thấy phần lớn tín đồ đã có hiểu biết khá tốt về địa vị và khả năng con người trong việc tu tập
cũng như xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội mà không bị lệ thuộc vào
sức mạnh thần linh. Hầu hết tín đồ đều có niềm tin nơi bản thân và mức độ niềm tin của họ
ở mức khá cao. Qua khảo sát chúng tôi biết được niềm tin này ảnh hưởng rất lớn bởi đạo
Phật vì đạo Phật dạy họ phải có niềm tin vào bản thân mình, đó là lý do quan trọng nhất.
Một lý do quan trọng khác là tín đồ tin vào nhân quả nghiệp báo, tức tin vào quyền tự quyết
định số phận của mình chứ không phải do một đấng tối cao hay thế lực siêu nhiên nào can
thiệp vào. Một số ít tín đồ chưa có niềm tin vào chính mình bởi họ còn tự ti bản thân và nghĩ
rằng số phận đã được định sẵn, một số khác thì thiếu sức khỏe, trình độ,…nên chưa có niềm
tin vào chính mình.
Nhận xét chung về nhận thức và niềm tin của tín đồ Phật giáo TP.HCM


×