Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

1 số biện pháp pt ngôn ngư lương thị ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.79 KB, 19 trang )

I.

PHẦN MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài
Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một bộ phận quan trọng của giáo dục
học mầm non. Nó ra đời và phát triển ở nước ta vào những năm 70 của thế kỷ
trước. Với sự hình thành và phát triển của khoa học giáo dục mầm non nước ta
phương pháp phát triển lời nói trẻ em cũng gặt hái được những thành tựu ngày
càng tốt hơn.
Vì vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân
cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển
những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu
tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt
động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần
chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó
thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý
thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển
hơn.
Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định vốn từ là nền tảng quan trọng
để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định về mọi mặt sau này của
trẻ.
Ngôn ngữ chỉ có ở con người và cũng chính từ lao động con người tiến hóa
từ vượn thành người và phát triển. V.I.Lenin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con người’’.
Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và
là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai
trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách
có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ tuổi 24- 36 tháng. tại trường Mầm Non Đồn Đạc.”


2- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề ra biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng, nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Đồn Đạc – Ba Chẽ Quảng Ninh.
3. Thời gian địa điểm
a. Thời gian: Đề tài được tiến hành trong năm học (Từ tháng 9/2017 đến
tháng 5/2018)
b. Địa điểm: Tại nhóm lớp 24-36 tháng tuổi, cơ sở Làng Cổng. Trường
Mầm non Đồn Đạc - Huyện Ba Chẽ - Tỉnh Quảng Ninh
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
- Giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ vì nó có một vị trí
1


rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ góp phần vào việc phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
- Giúp cho công tác giảng dạy môn phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non
được thuận lợi, đặc biệt hơn bồi dưỡng được những kinh nghiệm trong việc giúp
giao tiếp hàng ngày.
- Áp dụng rõ nét hơn việc đưa các hình thức đổi mới vào giáo dục trẻ thông
qua bộ môn này.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận
Ngôn ngữ là một hiện tượng đặc biệt của xã hội, vì nó ra đời và tồn tại cùng
với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ dùng để phục vụ
mọi thành viên trong xã hội từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi, giải trí. Có
thể nói trong bất kỳ lĩnh vực nào con người cũng cần đến ngôn ngữ.
V.I.Lenin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người”.
Sống trong xã hội con người luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con người

phải sử dụng vốn từ để biểu đạt với những người xung quanh. Vốn từ của cá nhân
phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển, từ đó phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
mà xã hội loài người tồn tại và phát triển.
Ngôn ngữ giúp con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, bộc lộ những cảm
xúcvà xác lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã
hội. Ngôn ngữ có thể nói là thứ công cụ để tổ chức xã hội, để duy trì mối quan hệ
giữa người với người trong xã hội.
Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng đây là giai đoạn tiền ngôn ngữ và đặc điểm
phát triển ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh,
do đó mà trẻ được tắc động mạnh về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh thì
vùng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình:
Ông, bà, bố, mẹ…hay môi trường xã hội: Cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ nên vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế.
1.2 Cơ sở thực tiễn
* Đặc điểm của nhà trường
Trường mầm non Đồn Đạc là một trường nằm trên địa bàn xã Đồn Đạc.
Phòng học thoáng mát trang bị đồ dùng đồ chơi tương đối đảm bảo. đội ngũ giáo
viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trường được công nhận trường mầm non đạt
chuẩn , chất lượng giảng dạy được nâng cao, được phụ huynh học sinh tin tưởng,
số lượng học sinh ra lớp ngày một đông.
* Đặc điểm của lớp.
2


Năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công phụ trách nhóm 24-36
tháng tuổi tại cơ sở Làng Cổng với tổng số trẻ là 13 trẻ. Trẻ có không cùng độ tuổi
nên khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. cơ sở vật chất tương đối đảm
bảo, Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh có tinh thần trách nhiệm trong công
tác phối hợp cùng thực hiện nhiện vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

* Đối với giáo viên.
Giáo viên nhiệt tình, có ý thức tránh nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến
trẻ. Có trình độ chuyên môn, gần gũi thân thiện tạo được sự tin tưởng của các bậc
phụ huynh.
*Thuận lợi:
- Ban Giám Hiệu luôn quan tâm trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi để phục vụ công tác giảng dạy và các hoạt động hàng ngày cho trẻ.
- Lớp có diện tích tương đối đảm bảo, phòng học thoáng mát.
- Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi.
- Đa số trẻ đi học rất đều.
- Đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú
về mầu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
- Giáo viên nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2- Khó khăn:
*Về trẻ
- Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều
kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính
khác nhau.
- Khả năng ghi nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các
âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
- Hầu hết trẻ là con em lao động tự do, điều kiện chăm sóc quan tâm hỗ trợ trẻ
phát triển ngôn ngữ tại gia đình còn nhiều hạn chế.
*Về cơ sở vật chất.
- Diện tích các phòng học còn trật hẹp cho nên gây khó khăn phần nào cho
giáo viên tổ chức cho trẻ khi tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ cũng như các
hoạt động khác.

3



2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Thực trạng:
* Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
Đạt

Phân loại khả năng

Chưa đạt

Sl

%

Sl

%

Nghe hiểu lời nói

5/13

38,5%

8/13

61,5%

Nghe nhắc lại các âm, các
tiếng và các câu


4/13

30,8,%

9/13

69,2%

Sử dụng ngôn ngữ để giao
tiếp

3/13

23,1%

10/13

76,9%

* Đánh giá:
- Do cách tổ chức cho trẻ hoạt động còn chưa có sự sáng tạo không phát huy
được tính tích cực trong giờ học của trẻ. Đồ dùng học tập của trẻ chưa đáp ứng
được nhu cầu cho trẻ được hoạt động
- Khi nhận thấy kết quả chất lượng trên của trẻ chưa cao tôi dã tìm cách khắc
phục bằng cách đưa ra những sáng kiến, biện pháp, hình thức tổ chức để nâng cao
chất lượng tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Từ thực trạng nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến hết năm
học như sau:
* Bảng tiêu chí phấn đấu :

Đạt

Tiêu chí

Chưa đạt

Sl

%

Sl

%

Thực hiện đúng yêu cầu lời
nói

13/13

100%

0/9

0%

Nghe nhắc lại chính xác
các âm, các tiếng và các
câu

13/13


100%

0/9

0%

Sử dụng ngôn ngữ thành
thạo

13/13

100%

0/9

0%

4


2.2. Các giải pháp
* Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học:
- Thông qua giờ nhận biết tập nói:
Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp
vốn từ vựng cho trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn
chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết
dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên
cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả

lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.
Ví dụ 1: Trong bài nhận biết “Quả cam” cô muốn cung cấp từ “Múi cam” cho
trẻ cô phải chuẩn bị một quả cam thật và một quả cam bằng nhựa để cho trẻ quan
sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn…..nhằm phát huy tính tích cực của
tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích.
- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ
thống câu hỏi:
+ Đây là quả gì? (Quả cam ạ)
+ Các con biết bên trong quả cam có gì các con phải làm gì? (Bóc cam)
+ Các con nhìn xem bên trong quả cam có gì?
+ Đố các con biết quả cam có vị gì?
- Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được
cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói không đầy đủ câu , thiếu từ cô phải
sửa ngay cho trẻ.
Ví dụ 2: Bài nhận biết “ Xe đạp”
Khi vào bài tôi đặt câu đố:
“ Xe gì 2 bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ” (Xe đạp)
- Trẻ trả lời đó là xe đạp tôi đưa chiếc xe đạp cho trẻ xem và hỏi:
+ Đây là xe gì? (xe đạp ạ)
+ Xe đạp có màu gì? (Màu đỏ ạ)
+ Xe đạp đi ở đâu? (Xe đạp đi ở trên đường ạ)
+ Xe đạp dùng để làm gì? (Dùng để đi ạ)
+ Xe đạp kêu như thế nào? (Kính Coong..)
+ Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của xe đạp và yêu cầu trẻ trả lời)
5



Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm
kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệ thực tế
giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường.
- Thông qua giờ thơ, truyện:
Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn
ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn
làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được
học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì
đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo :
+ Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho
trẻ.
+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to
giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.
+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng,
giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.
Ví dụ 1: Trẻ nghe câu truyện “Xe lu và xe ca”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó
là từ “xe lu, xe ca”. Cô có thể cho trẻ xem tranh , ảnh về xe lu và xe ca. Các con ạ,
xe lu và xe ca là 2 phương tiện giao thông đường bộ. Sau khi giải thích tôi cũng
chuẩn bị một hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học:
+ Câu chuyện nói về xe gì? (Xe lu và xe ca)
+ Xe lu và xe ca đang đi ở đâu? (Đi trên đường)
+ Xe ca nói với xe lu như thế nào? (Xe lu ơi! Cậu đi chậm như rùa ấy. Hãy
xem tớ đây này.)
+ Khi đến đoạn đường hỏng xe ca làm gì? (Xe ca dừng lại)
+ Xe lu đã làm gì trên đoạn đường hỏng? (Xe lu lăn đi lăn lại giúp đoạn
đường trở nên bằng phẳng).
+ Xe ca đã cảm thấy như thế nào? (Xe ca rất hối hận).
+ Qua câu chuyện các con phải biết chơi với như thế nào?
(Đoàn kết, không được chêu ghẹo nhau)

- Cô kể 1-2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm và qua đó lấy
nhân vật để giáo dục trẻ phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn trong lúc gặp khó
khăn.
Ví dụ 2: Qua bài thơ “Yêu mẹ ” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “Thổi cơm”.
Tôi chuẩn bị một số hình ảnh mẹ đang nấu cơm để cho trẻ quan sát, nói lên nhận
xét của mình về bức tranh bằng các câu hỏi gợi mở (trong tranh có ai? Mẹ đang
làm gì?...)

6


- Tôi giải thích cho trẻ : Hàng ngày mẹ làm rất nhiều việc: Đi làm, giặt rũ,
nấu cơm, chăm sóc các con...vì vậy các con phải biết thương mẹ, vâng lời mẹ.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Yêu mẹ ạ)
+ Bài thơ nói về ai? (Nói về mẹ)
+ Mẹ đi làm từ lúc nào? ( Từ sáng sớm ạ)
+ Mẹ dạy làm gì? (Dạy thổi cơm)
Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ
mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.
Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp
cũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú
trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.
- Thông qua giờ âm nhạc:
Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thôi
thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu
quả với trẻ.
Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật (Trống, lắc, phách tre,
mõ, xắc xô… và nhiều chất liệu khác), trẻ được học những giai điệu vui tươi kết
hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy
đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn

ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm
nhạc.
Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có
mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp
của bài hát.
Ví dụ: Hát và vận động bài “ Một con vịt”
+ Câu đầu tiên: Một con vịt
( Trẻ đưa 2 tay lên trước miệng giả làm mỏ vịt)
+ Câu thứ hai: Xòe ra 2 cái cánh
( Hai tay đưa ra ngang, vẫy theo nhịp)
+ Câu 3: Nó kêu rằng quác quác quặc quặc
( Trẻ đưa 2 tay lên trước miệng giả làm mỏ vịt)
+ Câu 4: Gặp hồ nước nó bì bà bì bõm
(2 tay đưa ra trước vẫy theo nhịp)
+ Câu 5: Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô
(Chân bước lên, 2 tay đưa ra ngang vẫy tay theo nhịp + nhún chân)

7


- Thông qua giờ vận động:
Trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những khối gỗ để làm thành tàu
hoả cho trẻ chơi. Mỗi khối gỗ làm thành một toa tàu. Trong khi chơi trẻ có thể vừa
chơi vừa kết hợp âm nhạc hát:” Đoàn tàu tí hon”, “ Tàu vào ga”…vận dụng vào
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân
biệt màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ
của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn:
+ Vòng này có màu gì hả con? (Màu đỏ ạ)
+ Thế còn vòng này có màu gì đây? (Màu xanh ạ)

+ Vòng để làm gì con có biết không? (Để học , để chơi trò chơi ạ)
+ Con sẽ chơi gì với vòng ? (Con lái ô tô ạ)
* Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một
cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động
góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất , bởi giờ chơi có tác dụng rất
lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời gian
chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được
chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều
kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau.
Ví dụ 1: Trò chơi trong góc “Phân vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi
trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày.
+ Bác đang làm gì đấy? (Tôi đang cho em ăn)
+ Khi ăn bác phải làm gì? (Đeo yếm cho búp bê)
+ Bác đang cho em ăn món gì? (Em đang ăn bột)
+ Bột vẫn còn nóng lắm bác phải làm gì để bột nguội? (Bác thổi cho nguội)
- Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe,
hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương , gắn bó của
con người
Ví dụ 2: Trong góc “ Hoạt động với đồ vật” ở chủ điểm “Những người thân
yêu của bé” bằng đồ dùng đò dùng sẵn có: Hột hạt, hình hoa... cho trẻ lấy dây xâu
qua những lỗ đó để tạo thành những chiếc vòng tặng người thân. Trong quá trình
trẻ thực hiện cô hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì vậy? (Con đang xâu vòng ạ)
+ Con xâu màu gì? (Con xâu vòng màu đỏ ạ)
+ Con xâu vòng đê làm gì? (Con xâu vòng tặng mẹ)
+ Muốn tạo thành vòng con phải làm thế nào? (Con xâu các hạt này vào với nhau)
8



* Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:
- Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ
được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như :, bập bênh, xích đu, ống
chui….Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và
hỏi trẻ:
+ Cây hoa này có màu gì? (Trẻ trả lời màu đỏ)
+ Đây là cây gì?
+ Lá màu gì? (Lá màu xanh)
+ Thân cây này có to không? (Có ạ)
+ Các con có nhìn thấy con gì đang bay đến không? (Có ạ)
+ Con gì vậy? (Con chim)
+ Con chim kêu như thế nào? (Chích chích….)
=> Giáo dục:
+ Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các con không
được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! (Vâng ạ)
Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới
ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc , rõ ràng hơn.
Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những
câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói
mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại.
* Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi:
- Đối với trẻ, trò chơi luôn là một biện pháp hữu hiệu giúp trẻ lĩnh hội kiến
thức một cách nhanh và đầy hứng thứ, đối với ngôn ngữ cũng vậy. Trò chơi đã trở
thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết
đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng “số vốn từ ”đó một cách thành
thạo.
- Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát
hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi
xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một
cách nhẹ nhàng và thoải mái

- Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo , đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng
trò chơi này thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của
trẻ ngày càng phong phú.
+ Trò chơi 1: “ Cái gì? Dùng để làm gì?
- Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ nhận biết được một số đồ dùng
quen thuộc và biết tác dụng của những đồ chơi từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được
phát triển:
9


. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng để ăn uống (Bát , thìa, cốc , ca…)
+ Đồ dùng để mặc (Quần, áo, khăn, mũ…)
+ Mỗi trẻ một tranh lô tô đồ dùng khác nhau.
. Tiến hành:
Tôi cho trẻ ngồi chiếu xung quanh cô. Cô nhắc tên đồ dùng nào thì trẻ phải
nói nhanh đồ dùng đó dùng để làm gì?
Cô nói:
+ Cái bát dùng để làm gì? (Cái bát đựng cơm)
+ Cái cốc dùng để làm gì? (Dùng để uống nước)
+ Cái mũ để làm gì? (Cái mũ để đội)
+ Cái áo để làm gì? (Cái áo để mặc)
Sau khi hỏi trẻ xong tôi vận dụng trò chơi này để rèn sự nhanh nhẹn và tư
duy của trẻ. Tôi phát cho mỗi trẻ một lô tô đồ dùng khác nhau. Tôi yêu cầu trẻ gọi
tên đồ dùng và xác định nơi cất đồ dùng đó trong lớp. Sau đó tôi hô: 1,2,3 yêu cầu
trẻ chạy nhanh về đúng nơi đồ dùng.
+ Trò chơi 2: “Kéo cưa lừa xẻ ”
. Cách chơi:
Cho từng đôi trẻ ngồi đối diện nhau. Trẻ cầm tay nhau kéo đưa đi đua lại kết
đọc lời đồng dao “kéo cưa lừa xẻ”.

Tuỳ theo sự hứng thú của trẻ mà cho trẻ chơi 3- 4 lần. Khi trẻ chơi tôi nhận
thấy tất cả các trẻ đều tham gia đọc cùng cô, có trẻ đọc được cả câu, có trẻ bập bẹ
bớt một hai từ. Nhưng qua đó cũng giúp ngôn ngữ của trẻ dần dần được hình thành
trọn vẹn hơn.
* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
- Giờ đón trẻ
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô
phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Trò chuyện với trẻ là hình thức đơn
giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là
ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mớii có thể cung cấp, mở
rộng vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:
+ Sáng ai đưa con đi học?
+ Buổi sáng mẹ cho con ăn gì?
+ Mẹ đưa con đi học bằng xe gì?
+ Con có thích đi học không?
10


+ Đến lớp con được làm gì?
- Giờ ăn
Ví dụ: Cô đặt các câu hỏi
+ Đã đến giờ gì rồi các con? (Giờ ăn trưa ạ )
+ Trước khi ăn các con phải là gì? (Rửa tay rửa mặt ạ )
+ Khi ăn các con mời ai? (Mời cô giáo và các bạn ăn cơm ạ )
+ Hôm nay con ăn món gì? (Con ăn cháo tim )
- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ
của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.
- Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ
như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ

phép, biết vâng lời.
* Phối kết hợp với phụ huynh
Để trẻ phát triển ngôn ngữ hoàn chỉnh và đồng bộ cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa gia đình và trường. Vì vậy, tôi thường xuyên trao đổi vói phụ huynh về tình
hình hoạt động của trẻ ở lớp để trẻ nắm bắt được chương trình giáo dục hiện hành
và hiểu được ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để phối hợp cùng với
cô giáo trong việc phát triển vốn từ cho trẻ thì hàng ngày phụ huynh cần dành thời
gian trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ tiếp xúc với nhiều các sự vật, hiện tượng xung
quanh, lắng nghe vfa trả lời các câu hỏi của trẻ.
Đối với những cháu mới đi học vốn từ của trẻ còn hạn hẹp, hơn nữa trẻ rất
hay nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo
trong việc trò chuyện với trẻ là rất cần thiết. Phụ huynh phối hợp rèn trẻ tập nói
những từ khó tại gia đình để hỗ trợ và tăng cường vốn từ cho trẻ.
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện có
chữ, hình ảnh to, rõ nét, nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ làm quen
và để xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp.
2.3. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng Đề tài: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi” ở
trường mầm non Đồn Đạc. Tôi thấy trẻ có những chuyển biến rõ rệt, phần lớn số
trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá, các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng được
thể hiện như sau:
-Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp.
-Trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh.
-Trẻ không còn nói ngọng, nói lắp nữa.
Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào cuộc
sống hàng ngày.
11


Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển

ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi nhà trẻ trong năm học 2017- 2018 kết quả đạt được như
sau:
*Kết quả đạt được cuối năm như sau:
Đạt

Tiêu chí

Chưa đạt

Sl

%

Sl

%

Thực hiện đúng yêu cầu lời
nói

17/17

100%

0/17

0%

Nghe nhắc lại chính xác
các âm, các tiếng và các

câu

17/17

100%

0/17

0%

Sử dụng ngôn ngữ thành
thạo

17/17

100%

0/17

0%

Qua kết quả ban đầu của năm học 2017 – 2018 với hình thức tổ chức hoạt
động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng tuổi. Với sự thay đổi sáng
tạo vận dụng nhiều phương pháp dạy hay, lựa chọn kiến thức đưa vào tiết dạy phù
hợp, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tôi thấy các cháu hoạt động một
cách hứng thú và trẻ rất chủ động trong mọi tình huống cô đưa ra.
Và kết quả của lớp tôi đạt được là.
* Bảng so sánh kết quả đầu năm và cuối năm:
Khảo sát đầu năm
Phân loại khả

năng

Đạt

Khảo sát cuối năm
Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

Sl

%

Sl

%

Sl

%

Sl

%

Nghe hiểu lời
nói


5/13

38,5%

8/13

61,5
%

17/17

100
%

0/17

0%

Nhắc lại các
âm ,các tiếng
và các câu

4/13 30,8,%

9/13

69,2
%

17/17


100
%

0/17

0%

Sử dụng ngôn
ngữ để giao
tiếp

3/13

10/13

76,9
%

17/17

100
%

0/17

0%

23,1%


Vào tháng 3 năm 2018 số trẻ tiếp tục ra lớp. Do vậy kết quả khảo sát cuối
năm cũng tăng thêm 4 cháu so với kết quả khảo sát đầu năm.
12


Qua kết quả so sánh trên tôi thấy trẻ có những chuyển biến rõ rệt, phần lớn số
trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá, trẻ nói năng mạch lạc, rõ ràng được thể
hiện: Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Khi giao tiếp trẻ biết nói một câu hoàn
chỉnh. Trẻ không còn nói ngọng, nói lắp. Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn và
trẻ đã biết vận dụng tốt vốn từ vào cuộc sống hàng ngày.
2.4. Bài học kinh nghiệm
2.4.1. Bài học chung:
Để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất người giáo viên có năng lực
trình độ chuyên môn vững vàng, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải tận tụy, tỉ mỉ, phải coi
trẻ như con đẻ của mình, coi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi này là
nhiệm vụ hàng đầu, là việc làm thường xuyên, xuyên suốt quá trình chăm sóc, giáo
dục trẻ. Cô giáo phải là tấm gương để trẻ học tập và noi theo.
Ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt
động, từng tiết dạy, lồng ghép các hoạt động để trẻ phát triển tốt nhất ngôn ngữ của
mình.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan, khám phá môi trường xung
quanh trẻ, cho trẻ tiếp xúc với các câu chuyện, bài thơ trên các phương tiện truyền
thông, các tranh ảnh, mô hình để trẻ cảm nhận tác phẩm một cách nhẹ nhàng, tự trẻ
có thể đọc theo cô, kể theo cô các câu chuyện mà trẻ đã được nghe
2.4.2. Bài học riêng:
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất là một giáo viên, một tổ
trưởng chuyên môn bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch các hoạt động được lồng
ghép với các tiết dạy một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, đồng thời tôi luôn chú trọng
tới việc khai thác và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tham khảo các câu chuyện hay, các bài thơ nhẹ nhàng gần gũi với trẻ, cho

trẻ làm quen với các tác phẩm truyện, thơ một cách từ từ, dần dần, không gò ép, áp
đặt trẻ.
Bên cạnh đó tôi luôn học hỏi các tiết dạy hay, các tiết dạy mẫu để áp dụng
vào trẻ của lớp mình. Bản thân tôi cũng không ngừng học tập, tự bồi dưỡng về
chuyên môn, vận dụng nhiều phương pháp và hình thức thay đổi linh hoạt để lôi
cuốn, hấp dẫn trẻ.
2.4.3. Bài học thành công.
- Như chúng ta đã biết muốn ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách tốt
nhất thì giáo viên phải là người dẫn dắt trẻ bởi giáo viên là người trực tiếp truyền
thụ kiến thức đến với trẻ, nắm bắt được hay không phụ thuộc vào giáo viên, nếu
phương pháp truyền thụ của giáo viên đến với trẻ là vô cùng quan trọng. Là một

13


giáo viên đã công tác nhiều năm, qua quá trình chăm sóc, giáo dục các cháu tôi đã
rút ra được bài học thành công cho mình.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi nhà trẻ là vô cùng
quan trọng, phải được lồng ghép trong tất cả các hoạt động đặc biệt là trong giờ
đọc thơ, kể truyện.
2.4.4. Bài học chưa thành công:
- Khi tổ chức hoạt động học cho trẻ giáo viên quan tâm chú ý hơn đến những
trẻ có điều kiện khó khăn và những trẻ có khả năng phát âm kém. Từ đó giáo viên
cần lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ chơi đạt kết quả tốt hơn.
- Tích cực hơn nữa trong công tác chuyên môn và chuẩn bị đồ dùng dạy học.
III. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong nền giáo dục mầm non, giáo dục phát triển ngôn ngữ được coi như
một bộ phận vô cùng quan trọng. Ở đây, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng
nó là một phương tiện để tiến hành công tác giáo dục, phát triển con người.

Ngôn ngữ góp phần hình thành cảm xúc tâm hồn cũng như đặc điểm tư duy
của trẻ, nó tác động trực tiếp tới hành vi, thái độ của trẻ trước con người và thế giới
xung quanh.
Việc giáo dục phát triển ngôn ngữ tạo điều kiện phát triển ở trẻ khă năng
nhận thức, phát triển khả năng tư duy, đồng thời hình thành và bồi dưỡng cho trẻ
khẳ năng sáng tạo góp phần cải tạo thế giới xung quanh.
Với trẻ nhà trẻ “ Học mà chơi – chơi mà học”. Chính vì vậy, việc giáo dục
phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các trò chơi để trẻ hứng thú khi tham gia vào các
hoạt động phát triển ngôn ngữ.
2 .Kiến nghị
a. Đối với nhà trường:
Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp, các ngành, lãnh
đạo địa phương mua sắm trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Xây dựng
trường chuẩn quốc gia để các cháu có điều kiện học tập và vui chơi tốt hơn. Xây
dựng khuôn viên có vườn hoa cây cảnh, vườn cây ăn qủa và vườn cây của bé để
giúp trẻ hoạt động đạt được kết quả tốt hơn.
b. Đối với ngành giáo dục:
Đề nghị với các cấp, các ngành và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến vật chất
và tinh thần của cấp học mầm non nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để
chúng tôi những giáo viên mầm non thực sự yên tâm công tác và cống hiến nhiều
14


hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước ta, xứng đáng với phương châm: “Giáo
dục là quốc sách hàng đầu”.
Trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chán không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc, các thầy cô giáo, các
nhà quản lý giáo dục để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm
cho những lần sau và quá trình giảng dạy của bản thân sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồn Đạc, ngày 10 tháng 5 năm 2018
NGƯỜI VIẾT

Lương Thị Ương

15


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non.
3. Tâm Lí học trẻ em
4. Điều lệ trường Mầm non.
5. Tuyển chọn những trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố theo chủ đề.
6. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN trẻ 24-36 tháng.
7. Tạp chí GDMN.
8. Các trò chơi và hoạt động cho trẻ 24-36 tháng.

16


V. PHỤ LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………..…………………..1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….......1
3. Thời gian - Địa điểm……………………………………………...........…2
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn…………………………………...............2
II.PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………....…..…......2
1. Chương 1: Tổng quan…………………………………………...…......…2

1.1. Cơ sở lí luận………………………………………………….……...…2
1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………...….....……3
2. Chương 2: Nội dung và vấn đề nghiên cứu.................................................4
2.1. Thực trạng………………………………...……………...………......…4
2.2. Các biện pháp...........................................................................................6
Biện pháp 1: ……………………………………….………….……..…6
Biện pháp 2: ……………………………………. ………..................…7
Biện pháp 3: …………………………………………………............…7
Biện pháp 4: ………………………………………………………...…8
Biện pháp 5: …………………………………………………...………...8
2.3. Kết quả sau khi áp dụng đề tài…………………………...…………....10
2.3.1. Tiêu chí đánh giá.................................................................................10
2.3.2.Kết quả đánh
giá...................................................................................10
2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm....................................................................12
2.4.1. Bài học chung......................................................................................12
2.4.2. Bài học riêng.......................................................................................12
2.4.3. Bài học thành công..............................................................................12
2.4.4. Bài học chưa thành công……………………………………..…....13
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………..........….13
I. Kết luận :……………………………………………………...………….13
II. Kiến nghị…………………………………………………...……..…...13
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….....16
V. PHỤ LỤC…………………………………………………..………..……......17
VI. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM….....18
17


VI. Phiếu chấm
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo viên bậc học mầm non

Năm học 2017 - 2018
Tên đề tài:....................................................................................................................
Tác giả nghiện cứu .....................................................................................................
Đơn vị công tác:..........................................................................................................
Những ý kiến nhận xét
I. Tính chất của đề tài nghiên cứu: Là vấn đề đó được nghiên cứu nhiều hay ít, mới,
khó, hay cần.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
II. Nội dung:
Giải quyết vấn đề gì? Mức độ chính xác, sáng tạo. Ưu nhược điểm của yêu cầu vấn
đề đó giải quyết:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
III. Phương pháp:
- Nêu được vấn đề và tìm ra cách thức, con đường giải quyết(Mức độ hay độc đáo)
……………………………………………………………………………..…...…..
…………………. ………………………………………………………….……
Đã sử dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề đặt
ra.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
IV. Hiệu quả:
- Vấn đề đó được giải quyết đạt hiệu quả, tác dụng gì? Mức độ, phạm vi áp dụng
trong ngành:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
V. Hình thức: Bố cục bài viết, trình bày:

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
VI. Điểm chấm đề tài :(Bằng số )……….. …..(Bằng chữ)…………………….……
VII. Đề nghị của cặp chấm (chuyển lên thành đề tài NCKH hoặc cho phổ biến ở
đối tượng ,phạm vi nào)…………………………………………………………...…
Ba Chẽ ,ngày….tháng….năm……..
Người chấm vòng (1)
Người chấm vòng( 2)
18


19



×