Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24 36 THÁNG T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.44 KB, 13 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, đứa trẻ hiền lành ngoan ngoãn, tốt hay xấu
không phải là do bản chất vốn có của trẻ mà phần nhiều là do sự giáo dục
của người lớn. Ngày nay giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng
đắn và đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục
trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của
thế giới văn minh.
Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển
nhân tố con người, nguồn lực con người phải tiến hành không ngừng, ngay
từ khi trẻ mới sinh. Trong quá trình phát triển của trẻ, nhất là trẻ ở độ tuổi
24-36 tháng ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng. Ngôn ngữ là quá trình
trao đổi thông tin, tình cảm, tư tưởng, thái độ nhận thức của con người với
nhau. Thông qua giao tiếp sẽ hình thành nên xã hội loài người. Ngôn ngữ
cũng là phương tiện để phát triển tư duy, nhận thức.
Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ phát triển toàn diện nhất. Sự
phát triển toàn diện bao gồm cả sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi
văn hoá. Điều gì tốt, điều gì xấu, cần phải ứng xứ như thế nào cho phù
hợp… Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải phát triển lời nói cho trẻ ngay
từ tuổi ấu thơ. Là một giáo viên chúng ta phải làm gì để tìm ra những biện
pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất. điều đó đã thôi
thúc tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu.
II. Thực trạng vấ đề nghiên cứu
1. Thực trạng:
1


1. Thuận lợi:


Được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng, chính quyền, các đoàn thể
và nhân dân địa phương, chúng tôi đã có khuôn viên trường lớp sạch sẽ, đồ
dùng trang thiết bị dạy học tương đối phong phú về chủng loại, màu sắc phù
hợp với trẻ.
Đặc biệt là sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường thường xuyên chỉ
đạo chuyên môn và phát động làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động
dạy học, tao môi trường để trẻ được khám phá thế giới xung quanh và phục
vụ tốt cho việc giáo dục, rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm
cao, luôn tích cực học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
2. Khó khăn:
- Là một vùng nông thôn đa số làm nghề nông nghiệp nên điều kiện kinh
tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một số phụ huynh về ngành học còn
hạn chế. Đặc biệt là trẻ còn nói nặng tiếng địa phương.
- Đồ dùng đồ chơi đa số là tự làm nên dễ hư hỏng,
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, qua quá trình giảng dạy tôi đã
nghiên cứu ở 30 cháu lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi. thời gian nghiên cứu 1
năm.
Để nắm được khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó có biện pháp
giáo dục trẻ tốt hơn, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm 100% số
trẻ trong lớp. Kết quả thực tế như sau:

2


Bảng khảo sát đầu năm:
TT

Nội dung


Tổng

Đạt
Tốt khá

Số
trẻ

Chưa đạt
Trung bình

Số trẻ

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

trẻ
13

%
43,3


trẻ
8

%
26,7

1

Chú ý nghe và hiểu

30

9

%
30

2

lời của người khác nói
Kỹ năng phát âm
30

7

23,3

12

40


11

36,7

chuẩn ngữ âm tiếng
3

việt
Diễn đạt rõ ràng. Sử

30

8

26,7

11

36,7

12

36,6

4

dụng từ phù hợp
Nhanh nhẹn, linh hoạt 30


9

30

10

36

11

34

trong các hoạt động
Qua kết quả khảo sát cho thấy chất lượng phát triển ngôn ngữ cuả trẻ còn
thấp, khả năng diễn đạt của trẻ còn kém nhiều trẻ đang còn nói lắp, chưa
phát âm đúng tiếng phổ thông.
Từ tình hình thực tế đó tôi đã tìm ra một số biện pháp luyện phát triển
ngôn ngữ cho trẻ như sau:
B. GIẢI QUẾT VẤN ĐỀ
I.Các giải pháp thực hiện
1. Rèn nề nếp thói quen:
2. Luyện phát triển tri giác nghe và luyện cơ quan phát âm cho trẻ.
3. Phát triển ngôn ngữ thông qua nhận biết tập nói:
4. Làm và sử dụng đồ dùng trực quan:
5. Rèn luyện phát triển ngôn ngữ qua giờ truyện – thơ.
6. Biện pháp bồi dưỡng trẻ yếu kém.

3



7. Rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
8. Công tác tham mưu tuyên truyền.
II.Các biện pháp tổ chức thực hiện
1. Rèn nề nếp thói quen:
Để quá trình giáo dục đạt kết quả tốt trước hết phải rèn nề nếp thói quen
cho trẻ. Ở độ tuổi này trẻ đến lớp chưa quen với cảm giác xa bố mẹ và người
thân nên còn khóc nhiều. cô gần gũi nói nựng, vui cười trò chuyện, kể những
mẫu chuyện ngắn, cho trẻ nhút nhát chơi đồ chơi cùng các bạn mạnh dạn
trong lớp để giúp trẻ quên đi cảm giác nhớ nhà. Cô giới thiệu cho trẻ biết nơi
để đồ dùng của bé, nơi để đồ dùng đồ chơi, nơi nào bé sẽ tham gia học tập
cùng các bạn…Cô giới thiệu trước sau đó hỏi trẻ trả lời, dần dần đưa trẻ vào
nề nếp thói quen. Đồ dùng của bé cô dùng các hình ảnh các con vật gần gũi,
những loại quả quen thuộc ngộ nghĩnh màu sắc hấp dẫn làm ký hiệu riêng
giúp trẻ ghi nhớ gọi tên ký hiệu của mình… Những điều tưởng như đơn giản
đó đã góp phần rất lớn vào việc phát triển vốn từ cho trẻ.
2. Luyện phát triển tri giác nghe và luyện cơ quan phát âm cho trẻ.
- Đầu tiên cho trẻ bắt chước các âm thanh đơn giản.
+ Các nguyên âm đơn: a,o,e, u…
+ Các phụ âm môi: m, p, b…
+ Phụ âm răng: x, v…
Tiếp theo cần đưa ra những âm tiết khó hơn: tr, ch, s, x…(phụ âm xát)
- Cho trẻ phát âm theo mẫu các âm tiết, các âm tiết đưa ra làm mẫu
thường có một âm vị trùng nhau để góp phần hình thành cho trẻ khả năng
kết hợp âm vị và phân biệt nghĩa từng âm vị.
Ví dụ: Bà bế bé. (âm vị b)
+ Khi cô phát âm mẫu phải cho trẻ quan sát kỹ cách phát âm của cô sau
đó phải cho trẻ phát âm lại nhiều lần để rèn kỹ năng kỹ xảo phát âm cho trẻ.
4



- Chú ý sửa lỗi kịp thời cho trẻ những âm khó (nguyên âm đôi như: ia, uô,
ươ phụ âm ch, tr, kh)
Ví dụ: Quả => Cả; Hoa => ha; Không => hông…
- Luyện phát âm cho trẻ phải được tổ chức trong những hoạt động giao
tiếp, đọc thơ, kể chuyện. Khi cô và trẻ đàm thoại, khi thực hiện các bài tập
thực hành ngôn ngữ…
3. Phát triển ngôn ngữ thông qua nhận biết tập nói:
Ở giai đoạn này thông qua các tiết học mang tính chuyên biệt để luyện
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cụ thể thông qua nhận biết tập nói:
Cô cần sử dụng nhiều loại đồ chơi để tăng cường khả năng phân biệt và khả
năng thao tác với đồ vật của trẻ.
Sử dụng nhiều bức tranh như một phương tiện hiệu quả để phát triển lời
nói.
+ Đầu tiên cô đưa ra các bức tranh về hoa quả, con vật, thời gian sau sẽ
cho trẻ tiếp xúc với các tranh có nhiều hình ảnh phương pháp thể hiện các
hoạt động như: “ Mẹ tắm cho bé; Cả nhà ăn dưa hấu; xem hoa…” Khi sử
dụng tranh giới thiệu tranh cô chỉ giải thích nội dung tranh - hỏi trẻ yêu cầu
trẻ chỉ vào bức tranh.
Ví dụ: Tranh quả cam, cô hỏi: Quả cam đâu? Cho trẻ nói quả cam.
+ Hoạt động tìm tranh:
Ví dụ: yêu cầu trẻ tìm tranh quả cam giữa nhiều bức tranh. Cô nêu câu
hỏi trẻ trả lời. Trẻ hỏi cô trả lời các câu hỏi của trẻ.
Chú ý: các câu hỏi và nội dung trả lời cần phải phức tạp dần lên cả về nội
dung và cấu trúc ngôn ngữ.
Ví dụ: Như thế nào? Để làm gì? Quả cam này ăn vào sẽ như thế nào? Ăn
cam để làm gì?

5



Trong khi trò chuyện cho trẻ nhận biết cô nên đưa ra câu hỏi với thái độ
khuyến khích, giọng nói nhẹ nhàng. Thu hút sự chú ý của trẻ trước khi nêu
câu hỏi, không chỉ tập trung vào một số trẻ mà nên chú ý đến trẻ nhút nhát,
rụt rè hoặc chậm chạp.
Khi trẻ trả lời nên hưởng ứng câu trả lời của trẻ bằng cử chỉ gật đầu, mỉm
cười hay khen trẻ, nếu trẻ gặp khó khăn thì cô gợi ý bằng câu hỏi hay lời gợi
ý gần với đối tượng. Khi dạy trẻ nhận biết tập nói, cần lưu ý đó là lắng nghe
trẻ nói, sữa lỗi sai cho trẻ bằng cách cô nói mẫu cho trẻ nói theo từ hoặc câu.
Tập cho nói trọn câu rõ ràng. Nên thể hiện sự thân thiện, gần gũi với trẻ
khi trò chuyện. Cô nói chậm trẻ nhắc lại khi trẻ chưa nghe rõ hay hiểu câu
hỏi.
4. Làm và sử dụng đồ dùng trực quan:
Để luôn làm mới tiết học, thay đổi thường xuyên đồ dùng trực quan để
hấp dẫn trẻ, gây cho trẻ sự mới lạ muốn được tìm tòi khám phá nhất là
không gây nhàm chán để trẻ chú ý có chủ định hơn và muốn được biết về
đối tượng, bởi trẻ nhà trẻ luôn bị hấp dẫn những trực quan hành động và
những gì nổi bật lôi cuốn trẻ bên ngoài.
Đối với đồ dùng trực quan, khi cho trẻ tìm hiểu thì phải đẹp giống thật(có
thể là vật thật thi càng tốt, nếu phù hợp) làm sao để gây được sự chú ý, tạo
sự hấp dẫn, kích thích được ham muốn lắng nghe và trò chuyện cùng cô về
đối tượng. Đối với trẻ nhà trẻ thì đồ dùng trực quan là phương tiện cần thiết
nhất.Đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn sinh động sẽ làm cho trẻ chú ý tập
trung nghiêm túc hơn không chóng chán, trẻ say mê, chủ động tích cực hơn
khi trò chuyện cùng cô.
Ngoài ra tôi còn tìm phế liệu, nguyên liệu sẵn có để làm nên những con
vật, đò dùng, cây cối, hoa là, rau quả cùng với mô hình vườn ao, đường phố

6



phù họp với bài dạy chủ đề chủ điểm và lứa tuổi sao cho hấp dẫn về màu
sắc, tính nghộ nghĩnh, giống thật và gần gũi trẻ.
Ví dụ:
+ Khi cho trẻ nhận biết về một số loại quả, để thay thế quả thật tôi có
thể lấy từ xốp, mút nệm gọt thành từng quả, sau đó cắt len vụn có màu sắc
giống quả thật bồi lên, xếp đĩa thật bắt mắt.
Luôn tạo tình huống thật bất ngờ, thú vị, để lôi cuốn sự tò mò, sự tích
cực chủ động tập trung vào cuộc trò chuyện về đối tượng cùng cô.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non, nhất là trẻ nhỏ từ 24 – 36 tháng tuổi. Sự tập
trung chú ý của trẻ là chú ý không chủ động, nếu như không tạo tình huống
gây sự hấp dẫn, bí ẩn, bất ngờ để lôi cuốn trẻ tham gia vào tiết học sẽ không
có kết quả. Nó làm cho trẻ nhút nhát, mệt mỏi, trẻ sẽ quay sang chú ý các
khác hấp dẫn hơn. Hay trẻ sự nghĩnh phá quay ngang, quạy ngửa không
nghiêm túc học làm cho đối tượng trở nên mờ nhạt đới với trẻ. Ví thế ngoài
đồ dùng trực quan hấp dẫn, đẹp phong phú còn phải biết cách vào bài,
chuyển tiếp các đối tượng cũng phải hợp lý đúng lúc, nhẹ nhàng để gây tò
mò cuốn trẻ mong muốn được nghe và nhận biết, hỏi rõ về đối tượng.
Ví dụ:
Khi cho trẻ nhận biết tập nói về phương tiện giao thông tôi làm mũ đoàn
tàu cho trẻ nối đuôi nhau làm đòan tàu vào các toa tàu vận động bài “Đoàn
tàu nhỏ xíu” hoặc tôi làm tranh về phương tiện giao thông có thể hoạt động
được bằng cách lấy tay đẩy trên bìa cứng các tranh nổi cho trẻ hứng thú hơn,
sinh động hơn.
Khi thực hiện các tình huống này tôi đã thực sự thu được kết quả rất tốt,
trẻ của tôi thích học và mong muốn được tìm hiểu về đối tượng, trẻ hiểu về
đối tượng, trẻ hiểu về đối tượng không biết chán, lúc đó giúp trẻ tăng nhanh
về vốn từ, trẻ phát âm tốt hơn
7



.5. Rèn luyện phát triển ngôn ngữ qua giờ truyện – thơ.
Để nâng cao chất lượng quá trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ,
trước hết ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động môn truyện –
thơ hàng tuần, hàng tháng theo từng chủ điểm, đề ra mục tiêu yêu cầu phù
hợp với trẻ. Từ đó tìm ra các biện pháp thực hiện một cách hiệu quả nhất.
- Gây hứng thú để trẻ tham gia vào hoạt động là vấn đề vô cùng quan trọng
và cần thiết.
Tôi sử dụng thủ thuật dùng lời nói biểu cảm, cho trẻ nghe và bắt chước âm
thanh, tiếng kêu của các con vật, giọng nói của nhân vật qua băng đĩa. Sử
dụng con giống con rối, tạo sân khấu để trẻ thích thú tham gia hoạt động.
Ví dụ: Khi kể chuyện “Đôi bạn tốt” tôi cho trẻ nghe băng ghi tiếng vịt con,
gà con kêu để gây chú ý cho trẻ, đố trẻ biết tiếng kêu của con gì? Yêu cầu trẻ
thể hiện lại cho các bạn nghe.
Cần kết hợp cử chỉ điệu bộ, nét mặt ánh mắt với giọng đọc kể của cô giúp
trẻ chú ý lắng nghe, ghi nhớ và thể hiện lại lời nói của các nhân vật, đọc lại
từng đoạn thơ…
Để tiết học không bị nhàm chán khô cứng tôi đã kết hợp giữa hoạt động
tĩnh với trò chơi động. Sau khi trẻ đọc thơ tôi cho trẻ chơi trò chơi vận động
bắt chước tạo dáng các nhân vật, tích hợp bài hát, điệu múa phù hợp nội
dung bài học, phù hợp chủ đề để tránh gò bó cho trẻ.
Ví dụ: Với bài “ Thỏ ngoan” tôi kết hợp cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng
- trời mưa” để trẻ vừa học vừa chơi khắc sâu kiến thức mà không nhàm
chán.
Dùng câu hỏi đàm thoại ngắn gọn dễ hiểu để trẻ phát triển ngôn ngữ diễn
đạt của mình.
Ví dụ: Con vừa nghe bài thơ gì? Bài thơ nói về ai? …

8



Sử dụng đồ dùng, tranh ảnh, mô hình sống động để trẻ được quan sát và
phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc. Trong quá trình hoạt động cô cần sửa lỗi
phát âm kịp thời, thường xuyen khen ngợi động viên trẻ…
6. Biện pháp bồi dưỡng trẻ yếu kém.
Để có biện pháp rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ được đồng đều, có
hiệu quả, tôi tiến hành theo dõi, đánh giá, phân nhóm trẻ theo mực độ kỹ
năng ngôn ngữ như. Trẻ khá, trẻ trung bình, nhóm trẻ yếu.
- Trẻ khá, trẻ lớn hơn, có thể tham gia vào cùng nhóm với trẻ yếu để trẻ
yếu bắt chước bạn. Động viên trẻ mạnh dạn rủ các trẻ nhút nhát cùng tham
gia, cô động viên khen trẻ kịp thời để trẻ tích cực hơn.
- Với trẻ còn yếu kém trong kỹ năng giao tiếp và nói lắp, nói ngọng… cô
chú ý luyện và sửa lỗi thường xuyên để trẻ nói rõ ràng nói rõ câu và dùng từ
phù hợp hoàn cảnh.
- Bố trí cho trẻ yếu ngồi gần cô để cô chú ý nhắc nhở bồi dưỡng thêm.
Đặc biệt trẻ nhà trẻ cần được ngồi gần cô hơn, tạo không khi gia đình cho trẻ
Chỗ ngồi không nhất thiết là ở giữa lớp mà có thể thay đôi thường xuyên
để trẻ hứng thú hơn như ở ngóc chủ điểm, góc thiên nhiên hay ngoài trời.
Tạo cho trẻ thoải mái trong khi làm quen với các đối tượng, không gò ép
cứng nhắc tạo hoạt động tĩnh trong giờ dạy.
7. Rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ trên giờ học mà chúng ta
nên tổ chức ở mọi nơi. Thông qua các hoạt động khác như hoạt động ngoài
trời, hoạt động chiều, đón trả trẻ, trong giờ ăn ngủ.
Cụ thể:
* Thông qua hoạt động ngoài trời.
- Cho trẻ quan sát về môi trường xung quanh
- Thăm quan, đi dạo vườn rau, vườn hoa quả, vườn cây ăn quả
9



- Quan sát đồ vật, sự vật, các hiện tượng thiên nhiên, cùng với quá trình
quan sát, trò chuyện để kích thích trẻ nói:
- Chơi trò chơi vận động: gieo hạt. dấu quả, hái quả, thông qua trò chơi trẻ
đọc thơ, đồng dao…..
* Thông qua hoạt động chiều: cho trẻ quan sát tranh về sự vật hiện tượng
hay trò chuyện cùng trẻ, múa hát, đọc thơ về các đối tượng.
* Thông qua hoạt động góc: trẻ tham gia chơi các trò chơi như bán hàng
rau quả… xâu vòng khi trẻ thể hiện vai chơi trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để
thể hiện các thao tác chơi và giao lưu cùng bạn.
* Thông qua giờ đón trả trẻ: trò chuyện, xem tranh, mở đài cho trẻ nghe
để trẻ hát, đọc thơ theo băng.
* Thông qua giờ ăn: cố nhắc trẻ trước khi ăn phải mời ai? Trong khi ăn
phải như thế nào?
-Thông qua việc lồng ghép các môn học khác: bởi tính tích cực của môn
này
không đơn thuần năm trong chính tiết dạy của nó mà nó còn giúp cho các
môn học khác thêm phần sinh động, hấp dẫn và dẫn dắt vào bài tốt hơn.
Ví dụ: khi cho trẻ làm quen văn học bài thơ “Cây bắp cải” cho trẻ quan sát
trò chuyện về cây bắp cải trước khi vào bài.
8. Công tác tham mưu tuyên truyền.
- Công tác phối kết hợp với các phụ huynh học sinh có vai trò quyết định rất
lớn đến kết quả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy tôi thường xuyên
trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình sức khoẻ, nề nếp, kết quả học
tập của trẻ ở trường cũng như ở nhà để tìm ra các biện pháp giáo dục phù
hợp và hiệu quả nhất.
- Tích cực vận động phụ huynh sưu tầm, mua sắm đồ dùng đồ chơi phục
vụ các hoạt động ở lớp.
10



- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với các ban ngành
đoàn thể địa phương quan tâm hơn đến việc vận động các phụ huynh đưa trẻ
đến trường, đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy…
C. KẾT LUẬN
1, Kết quả nghiên cứu
Qua 1 năm áp dụng các biện pháp trên vào quá trình dạy trẻ phát triển
ngôn ngữ theo chương trình Mầm non mới, đến nay chất lượng ngôn ngữ ở
trẻ đã tiến bộ rõ rệt. Trẻ đã chý ý nghe người khác nói, hiểu ý nghĩa và phát
âm chuẩn ngữ âm tiếng việt, biết nói câu đúng ngữ pháp, nói những câu
ngắn gọn, đơn giản.
Bảng khảo sát chất lượng cuối năm:
TT

Nội dung

Tổng

Đạt
Tốt khá
Trung bình

Số
trẻ
30

Số

Tỉ lệ

Số


Tỉ lệ

trẻ
18

%
60

trẻ
12

Chưa đạt
Số

Tỉ lệ

%
40

trẻ
0

%

1

Chú ý nghe và hiểu lời

2


nói của người khác nói
Kỹ năng phát âm chuẩn 30

17

56,7

13

43,3

0

3

ngữ âm tiếng việt
Diễn đạt rõ ràng. Sử

30

17

56,7

13

43,3

0


4

dụng từ phù hợp
Nhanh nhẹn, linh hoạt

30

19

63,3

11

36,7

0

trong các hoạt động
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng. Nhờ có ngôn ngữ
mà trí tuệ, nhân cách của trẻ được phát triển. Thông qua quá trình giao tiếp
trẻ lĩnh hội được những tri thức ban đầu của thế giới xung quanh, nhờ có

11


ngôn ngữ mà trẻ được giao lưu và từ đó tình cảm của trẻ cũng được phát
triển.
Thông qua các hoạt động ở trường, trên tiết học cũng như mọi lúc mọi
nơi, bằng những phương pháp, biện pháp kết hợp nhẹ nhàng giúp trẻ chủ

động tích cực tìm hiểu thế giới xung quanh và qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng
được dần phát triển. Vì vậy viêc giáo dục, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho
trẻ là rất cần thiết.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng những biện pháp trên vào quá
trình chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau:
- Giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu
và nắm chắc phương pháp giảng dạy, tích hợp các môn học khác vào tiết dạy
một cách linh hoạt nhẹ nhàng. Luôn lấy trẻ làm trung tâm và chủ thể tích
cực.
- Tích cực, sáng tạo sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi đẹp, khoa học, đảm bảo
thẩm mỹ, phù hợp lứa tuổi để phục vụ cho quá trình dạy trẻ.
- Lên kế hoạch giảng dạy chi tiết cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của
trẻ, phù hợp điều kiện từng địa phương.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và địa phương cùng quan
tâm đến giáo dục trẻ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình
giáo dục trẻ.

3.Ý kiến đè xuất kiến nghị

12


Đề nghị với ban giám hiệu và ngành học bổ sung thêm đồ chơi ngoài trời
và các trang thiết bị hỗ trợ cho công tác dạy và học ở các trường mầm non
để trẻ hoạt động đạt kết quả cao hơn .
Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân đã áp dụng trong quá trình giáo
dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, Mặc dù đã đạt được
kết quả song bản thân không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Rất mong

được sự đóng góp ý kiến của các nhà làm chuyên môn, các bạn đồng nghiệp,
ban giám hiệu nhà trường để bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá
trình chăm sóc giáo dục trẻ.

Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ tưởng đơn vị

Thanh Hóa ngày 14 tháng 04 năm

2014
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình không sao
chép lại nội dung của người khác
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Gái

13



×