Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐỀ ÁN “KHOANH ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC, VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH, VÙNG CẤM, HẠN CHẾ KHAI THÁC VÀ CÁC KHU VỰC PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH QUẢNG NINH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 94 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ ÁN
“KHOANH ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC, VÙNG
BẢO HỘ VỆ SINH, VÙNG CẤM, HẠN CHẾ KHAI THÁC VÀ CÁC
KHU VỰC PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH QUẢNG NINH”
HỢP PHẦN 1: LẬP DANH MỤC NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH

BÁO CÁO
TỔNG HỢP THUYẾT MINH DANH MỤC
NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH

QUẢNG NINH, 2018


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ ÁN
“KHOANH ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC, VÙNG
BẢO HỘ VỆ SINH, VÙNG CẤM, HẠN CHẾ KHAI THÁC VÀ CÁC
KHU VỰC PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH QUẢNG NINH”

HỢP PHẦN 1: LẬP DANH MỤC NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH

BÁO CÁO
TỔNG HỢP THUYẾT MINH DANH MỤC
NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH



Đơn vị tư vấn
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA
TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA
TỔNG GIÁM ĐỐC

Đơn vị chủ trì
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Tống Ngọc Thanh

QUẢNG NINH, 2018


1

2

3
4

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG ...................................................................................... 1
1.1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN .......................................................................................... 1
1.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................ 1
1.1.2 Đặc điểm địa hình ................................................................................................. 1
1.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất ....................................................................................... 2
1.1.4 Đặc điểm khoáng sản ............................................................................................ 3

1.1.5 Đặc điểm du lịch ................................................................................................... 3
1.2
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................... 4
1.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 4
1.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................. 5
1.3
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC ...................................................................... 10
1.3.1 Tài nguyên nước mưa ......................................................................................... 10
1.3.2 Tài nguyên nước mặt .......................................................................................... 10
1.3.3 Tài nguyên nước dưới đất ................................................................................... 11
1.4
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC ................................................ 15
1.4.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt ............................................................. 15
1.4.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất...................................................... 20
Chương 2: XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH ......................................................... 25
2.1
XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC SÔNG, SUỐI ......................................................... 25
2.1.1 Xác định các đặc trưng của sông, suối ............................................................... 25
2.1.2 Kết quả xác định đặc trưng hệ thống sông, suối ................................................. 27
2.1.3 Lập Danh mục sông nội tỉnh .............................................................................. 55
2.1.4 Danh mục sông nội tỉnh ...................................................................................... 57
2.2
XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC CÁC HỒ CHỨA .................................................... 69
2.2.1 Xác định các đặc trưng của hồ............................................................................ 69
2.2.2 Kết quả xác định hệ thống hồ chứa .................................................................... 69
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 89
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 90


1


Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG


1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam với toạ độ địa lý: Từ 20040’ đến 21040’ vĩ độ Bắc; từ 106025’
đến 108025’ kinh độ Đông; phía bắc giáp với nước CHND Trung Hoa; phía Tây
Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc
Bộ, thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh với 250 km đường bờ biển, có hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3
số đảo cả nước (2077/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các
đảo là 619,913 km². Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và
quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có
những đảo chính như đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh,
đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Co Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao
Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo
Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai, đảo Hạ Mai
nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long.

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình Quảng Ninh được chia thành 6 kiểu vùng: vùng núi, đồi, thung
lũng giữa núi, đồng bằng, bờ bãi và vùng biển, hải đảo.

1



1. Vùng núi bao gồm 5 dãy:
Dãy núi cao (Yên Tử, Bảo Đài) thuộc cánh cung Đông Triều - Móng Cái:
địa hình dốc, phân cách mạnh.
Dãy núi thấp phía Bắc đường 18B, kéo dài từ Đá Trắng qua Đồng Mô theo
hướng Đông - Tây.
Dãy núi thấp Nội Đồng - Đồng Mô tạo thành một dải hẹp chạy theo hướng
Đông - Tây.
Dãy núi thấp chùa Lôi - Cửa Ông, chiếm phần trung tâm khu vực kéo dài
từ Làng Khách đến Cửa Ông.
Dãy núi thấp Quạt Mo - Cửa Ông, tạo thành một dải chạy sát ven biển.
2. Vùng đồi có 3 dải:
Dải đồi Bắc Hoành Bồ - thôn Một - đồng Rùa, chiếm diện tích không đáng kể.
Dải đồi Vạn Yên - Cao Xanh - Cửa Ông tạo thành một dải hẹp chạy theo
hướng Đông - Tây từ Cẩm Phả đến Cửa Ông.
Dải đồi Bắc Biểu Nghi - Hà Khẩu - Bãi Cháy - Hòn Gai.
3. Vùng thung lũng giữa núi bao gồm:
Thung lũng Đồng Nang - Mông Dương, đây là thung lũng lớn nhất trong
vùng, chiếm phần Đông Bắc khu vực.
Thung lũng Đồng Ho, có hình cánh cung quay phần lõm về phía Tây Bắc.
Thung lũng Yên Lập - Quang Hanh: khu vực Yên Lập thung lũng chạy
theo hướng Đông - Tây; khu vực Quang Hanh theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam.
Đặc điểm chung của các thung lũng là độ cao đáy từ 5 đến 75 ÷ 80 m; phát
triển các thành tạo sông lũ. Mặt thung lũng bằng phẳng, gợn sóng hoặc dạng đồi.
Độ phân cách yếu (15 ÷ 50 m/km2), phân cắt ngang trung bình (0,5÷2 km/km2).
4. Vùng đồng bằng bao gồm:
Đồng bằng Biểu Nghi - Cẩm Phả và đồng bằng ven bờ vịnh Cuốc Bê. Đây
là các bề mặt thềm tích tụ và bãi triều, là vùng tập trung dân cư và đất canh tác.
Độ phân cách rất yếu (15 m/km2), phân cách ngang trung bình.

Vùng bờ bãi bao gồm bờ bãi trũng Yên Lập, vùng Hùng Thắng, bờ bãi cửa
Vịnh Cuốc Bê, Hòn Gai - Khe Cá, Cẩm Phả - Cửa Ông. Vùng này có bề mặt
nghiêng ra biển. Độ phân cắt sâu rất yếu (< 15 m/km2), độ phân cắt ngang rất
lớn (> 2 km/km2).
5. Vùng biển và hải đảo:
Cũng là một nét đặc trưng của địa hình khu vực. Các đảo có diện tích khác
nhau và phát triển trên các đá lục nguyên, đá vôi.
1.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất
1.1.3.1 Các loại đất chính

2


Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 617.821 ha, trong đó 61.084 ha đất
nông nghiệp đang sử dụng, 372.830 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có
thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 9,9%, đất
có rừng chiếm 60,3%, diện tích chưa sử dụng chiếm 11,5% tập trung ở vùng
miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
1.1.3.2 Tình hình sử dụng đất
Theo quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 617.821 ha
được phân chia thành 14 đơn vị hành chính (huyện, thị xã, thành phố), huyện có
diện tích tự nhiên lớn nhất là Hoành Bồ 84.355 ha, chiếm 13,65% diện tích toàn
tỉnh; đơn vị có diện tích nhỏ nhất là huyện Cô Tô 5.005 ha, chiếm 0,81% diện
tích toàn tỉnh.
Bảng 1.

TT
1
2

3
4

Cơ cấu sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên
Diện tích đất nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp
Diện tích đất chưa sử dụng

Cơ cấu sử dụng đất

Diện tích (ha)

% diện tích

617.821
461.090
85.853
70.878

100,00
74,6
16,9
11,5

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017

1.1.4 Đặc điểm khoáng sản
Quảng Ninh có trữ lượng than tới 6,28 tỷ tấn, là nguồn cung cấp khoảng
90% lượng than khai thác của cả nước. Trong phạm vi Tỉnh, đã ghi nhận được

243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản thuộc các nhóm: Khoáng sản
cháy; Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Khoáng chất công
nghiệp; Khoáng sản vật liệu xây dựng; Nước nóng - nước khoáng
Than: than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng than
cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là antraxit với hàm
lượng các-bon cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 6,28 tỷ tấn, trải
dài trên diện tích khoảng 1.000 km2 từ Đông Triều đến Cẩm Phả (130 km
chiều dài và 6 -10 km chiều rộng).
Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có
nhiều đá vôi, đất sét và cao lanh. Các khoáng sản này là tài nguyên quan trọng
thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh.
Nước khoáng: các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lặc (Tiên
Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khoáng uống. Ngoài ra, còn
có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khoáng cao, có tác dụng trị
liệu và phục vụ du lịch.
Các khoáng sản khác: ngoài ra, Quảng Ninh còn có trữ lượng nhỏ inmenit ở Móng Cái; sắt ở Hoành Bồ và Vân Đồn; phốt-pho ở Hoành Bồ và
Đông Triều; vàng ở Tiên Yên và Hải Hà, antimon ở Cẩm Phả và Hải Hà...
1.1.5 Đặc điểm du lịch
3


Du lịch Quảng Ninh với ưu thế nổi trội là du lịch biển và du lịch lễ hội.
Quảng Ninh với bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, có Vịnh Hạ Long 2 lần
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là một trong bảy kỳ quan
thiên nhiên mới của thế giới. Quảng Ninh có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp,
có nhiều di tích lịch sử có giá trị, nhiều công trình văn hóa đặc sắc, nhiều lễ hội
phong tục tập quán hấp dẫn chứa đựng nhiều tiềm năng về các loại hình du lịch
như lễ hội du lịch biển Bãi Cháy, lễ hội chùa Yên Tử, du lịch thăm quan hang
động Vịnh Hạ Long, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển Trà Cổ…
1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


1.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1.1 Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2017 khoảng 1.258.100
người, lao động đang làm việc ước đạt 745 nghìn người.
Bảng 1.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Dân số năm 2017 tỉnh Quảng Ninh
Huyện, thành phố,
Dân số
Diện tích
thị xã
(nghìn người)
(nghìn ha)

Thành phố Hạ Long
240,8
27,558
Thành phố Móng Cái
100,6
51,959
Thành phố Cẩm Phả
190,5
38,652
Thành phố Uông Bí
116,7
25,546
Thị xã Đông Triều
169,5
39,658
Thị xã Quảng Yên
134,8
30,185
Huyện Hoành Bồ
52,6
84,355
Huyện Vân Đồn
45,7
58,183
Huyện Tiên Yên
50,3
65,208
Huyện Bình Liêu
31,0
47,013

Huyện Ba Chẽ
21,8
60,652
Huyện Đầm Hà
38,2
32,691
Huyện Hải Hà
59,4
51,156
Huyện Cô Tô
6,2
5,005
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2017

1.2.1.2 Thực trạng các ngành kinh tế chính
1.2.1.2.1 Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 Quảng Ninh ước đạt 32.845 tỷ
đồng. Trong đó: Khu vực công nghiệp Trung ương ước đạt 19.687 tỷ đồng, tăng
1,3%; công nghiệp địa phương 4.894 tỷ đồng, bằng 80,6%; công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 8.264 tỷ đồng, tăng 77,5%.
Sản xuất công nghiệp đã từng bước ổn định và tăng trưởng cao hơn năm
2013. Công nghiệp khai khoáng tăng trưởng thấp (tăng 1,5%); công nghiệp chế
biến chế tạo, điện nước tăng trưởng cao (tăng 7,1% và 33,9%); đặc biệt, khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh (tăng 77,5%), thể hiện sự chuyển
đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm công nghiệp khai khoáng, phát triển
công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến.
4


1.2.1.2.2 Sản xuất nông lâm nghiệp

Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây các loại đạt 68.799,7 ha; Lâm nghiệp:
trồng mới rừng tập trung đạt 13.285 ha trồng trên 344 nghìn cây phân tán các
loại, công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường; Thủy sản: Sản lượng đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 94 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác
ước đạt 55,9 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng ước đạt 38,1 nghìn tấn. Toàn tỉnh
hiện có 8.763 tàu cá lắp máy trong đó loại tàu có công suất từ 90 CV trở lên là
262 cái tăng 58 tàu.
1.2.1.2.3 Dịch vụ
Tình hình cung cầu hàng hóa được đảm bảo, giá cả cơ bản ổn định. Siêu thị
BigC, Trung tâm thương mại Vincom Center Hạ Long đi vào hoạt động đã góp
phần kích cầu tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước
đạt 47.335 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt
1.939 triệu USD.
1.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2.1 Định hướng phát triển các ngành kinh tế
1.2.2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công
nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế
của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng
kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường
bền vững. Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững
Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những khác biệt, đặc sắc
của vịnh Bái Tử Long; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc
phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.2.2.1.2 Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12% - 13%/năm,
trong đó giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14% - 15%/năm; giai đoạn 2020 - 2030 đạt

khoảng 6,7%/năm.
- Cơ cấu GDP đến năm 2020 dịch vụ chiếm 51% - 52%; công nghiệp và
xây dựng chiếm 45% - 46%; nông nghiệp chiếm 3% - 4%. Đến năm 2030, dịch
vụ chiếm khoảng 51%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 46%; nông
nghiệp chiếm khoảng 3%.
- GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 8.000 - 8.500 USD; năm 2030
đạt khoảng 20.000 USD.
b) Về dân số, tự nhiên:

5


Tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,96%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ hộ
nghèo giảm 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016 2020; tỷ lệ thất nghiệp thành thị duy trì ở mức dưới 4,3%.
c) Về bảo vệ môi trường:
- Đến năm 2020: trên 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý;
100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng xử lý chất thải
đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 100%/năm; tỷ
lệ che phủ rừng tăng lên 55%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh đạt trên 98%.
- Áp dụng hạn mức ô nhiễm không khí và nguồn nước đối với các khu du
lịch và dân cư theo các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn châu Âu).
d) Về xây dựng nông thôn mới
Đến năm 2017 trên địa bàn Tỉnh đã có 50/111 (45%) xã đạt tiêu chí về
nông thôn mới theo quy định; Phấn đấu đến năm 2020 có 80% số xã đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới; những xã còn lại sẽ đạt tiêu chuẩn nông thôn mới cho tiêu
chí phát triển cơ sở hạ tầng và tỷ lệ nghèo đói.
1.2.2.1.3 Tầm nhìn đến năm đến năm 2030
a) Quy mô và cơ cấu kinh tế

Quảng Ninh sẽ là kinh tế dịch vụ - công nghiệp hiện đại với dịch vụ tiên
tiến và sản xuất sạch, sản xuất công nghệ cao. GDP bình quân trên đầu người
ước đạt 20.000 USD với nền kinh tế đa dạng dựa trên 3 trụ cột chính trên cơ sở
của giai đoạn 2012-2020 để đảm bảo tăng trưởng vững mạnh trước bối cảnh
kinh tế không chắc chắn trong tương lai và sẽ duy trì vai trò là một trong 3 đầu
tàu kinh tế của miền Bắc.
b) Phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Phát triển kinh tế vững chắc, cung cấp các dịch vụ xã hội một cách hiệu
quả trong toàn tỉnh. Quảng Ninh sẽ được công nhận trên phạm vi toàn quốc như
là một hình mẫu về phát triển xanh và bền vững.
c) Đô thị hoá và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
- Đô thị hoá:
Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao tiếp tục
được triển khai gắn liền với việc phát triển mạng lưới đô thị và phân bố dân cư
cũng như phát triển dịch vụ, công nghiệp và kết cấu hạ tầng tạo ra bộ mặt mới
về tổ chức không gian kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
- Phát triển kết cấu hạ tầng:
+ Cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại trên toàn tỉnh,
đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các trung tâm phát triển của tỉnh và các vùng,

6


lãnh thổ các điểm dân cư trong tỉnh, đảm bảo kết nối dễ dàng với các vùng miền
trong cả nước và quốc tế.
+ Hạ tầng đô thị lớn trong tỉnh được đầu tư với các công trình ngầm hiện
đại; hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở tiêu chuẩn cao theo tiêu
chuẩn quốc tế, cấp điện đủ với chất lượng cao ổn định và hiệu quả.
- Định hướng phát triển công nghiệp
+ Tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh năng lượng,

phát triển bền vững, công nghệ cao đi đôi với bảo vệ môi trường.
+ Quy hoạch phát triển cơ sở công nghiệp lên phía Bắc, phía Tây góp phần
CNH - HĐH nông thôn và ra xa khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.
+ Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao phục vụ cho khai khoáng,
năng lượng, đóng tàu, vật liệu xây dựng và kinh tế biển.
+ Phát triển chuỗi ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao gắn với bảo vệ
môi trường: Công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, viễn
thông.
- Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản
+ Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất
nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh
(cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày).
+ Về chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, đưa
chăn nuôi trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp.
+ Về lâm nghiệp, chú trọng phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng
du lịch sinh thái, tăng cường diện tích cây xanh và tổ chức cải tạo cảnh quan
xung quanh và trong các khu đô thị và khu công nghiệp.
+ Về thủy sản: kết hợp chặt chẽ giữa nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ,
hải sản với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất
con giống.
- Ngành thương mại, dịch vụ, du lịch
+ Ngành thương mại, tài chính ngân hàng: Đa dạng hóa, mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các loại hình dịch vụ; Xây dựng
Quảng Ninh trở thành đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hàng hóa dịch vụ giữa các nước Đông Bắc Á với Đông Nam Á và hợp tác kinh tế ASEAN
- Trung Quốc.
+ Ngành du lịch: Tới năm 2020 và xa hơn, du lịch sẽ là một trong những
nguồn tăng trưởng kinh tế chính của tỉnh Quảng Ninh. Tạo điều kiện bảo tồn
các di sản môi trường và văn hóa của Quảng Ninh, thúc đẩy các hoạt động bảo
vệ môi trường, đặc biệt là tại Vịnh Hạ Long; bảo tồn các làng chài; bảo tồn di
tích tại Yên Tử…


7


- Phát triển các loại hình dịch vụ khác như: cảng biển và hậu cần cảng biển,
hàng không, viễn thông, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục...
1.2.2.2 Định hướng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Đến năm 2020 nâng cấp thành phố Móng Cái lên đô thị loại II, thị trấn Cái
Rồng lên đô thị loại III, các thị trấn huyện lỵ lên đô thị loại IV. Toàn tỉnh sẽ có 1
đô thị loại I (Hạ Long), 1 đô thị loại II (Móng Cái), 2 đô thị loại III (Uông Bí,
Cẩm Phả) và 10 đô thị loại IV là các thị trấn huyện lỵ còn lại.
Bên cạnh đó hình thành một số trung tâm cụm xã sau: cửa khẩu Hoành Mô
phát triển quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 5.000 - 6.000 người; xây dựng
Bắc Phong Sinh trở thành đô thị loại V, hình thành thị tứ và các trung tâm cụm
xã ở Biểu Nghi, Phong Cốc và Bến Giang (Quảng Yên), Đạp Thanh, Lương
Mông và Đồn Đạc (Ba Chẽ), Phong Dụ, Đông Ngũ (Tiên Yên), Tràng An (Đông
Triều), Bãi Dài - Hạ Long, Bình Dân, Quan Lạn, Minh Châu (Vân Đồn).
1.2.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở
1. Hệ thống giao thông vận tải
- Đường bộ: nghiên cứu xây dựng đường vận chuyển và cảng than độc lập
với đường và cảng dân sinh, tạo các vành đai cách ly vùng khai thác than với
khu dân cư, khu du lịch bằng thảm cây xanh gắn liền với đường bao, đường sắt
chuyên dùng và các cảng một cách hợp lý.
- Đường sắt: xây dựng đoạn nối ga Hạ Long vào cảng Cái Lân. Nghiên cứu
xây dựng mới tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại nối vào ga Cổ Thành trên
tuyến Kép - Cái Lân, hệ thống ga hành khách hợp lý trên dọc tuyến, xây dựng
tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái và tuyến nối với cửa khẩu Đồng Đăng Lạng Sơn. Xây dựng đường sắt chuyên dùng của ngành than khu vực Vàng
Danh - Uông Bí ra cảng Điền Công; khu vực Cẩm Phả, Cửa Ông cần có đường
bao cách ly với khu dân cư hoặc đường ngầm phía dưới đường dân sinh.
- Hệ thống cảng biển: tập trung nâng cấp cảng Cái Lân cho tàu 4 - 5 vạn

tấn, đạt công suất từ 7 - 8 triệu tấn/năm. Nâng cấp các cảng hiện có như cảng
Cửa Ông (Cẩm Phả), Mũi Chùa (Tiên Yên), Vạn Gia (Móng Cái), Hòn Nét, Con
Ong (vịnh Bái Tử Long). Nâng cấp cảng than Cẩm Phả, nghiên cứu xây dựng
những cảng than độc lập với cảng hàng hoá và cảng dịch vụ tách biệt với khu
dân cư, khu du lịch. Xây dựng cảng du lịch tại Hạ Long. Chú trọng phát triển
các cảng và bến thủy nội địa, mở rộng các bến tàu nhỏ như Dân Tiến, Thọ Xuân,
Đá Đỏ (Móng Cái), Gềnh Võ (Hải Hà), Vạn Hoa (Vân Đồn)... Nghiên cứu các
điều kiện để có thể xây dựng cảng tổng hợp tại khu Đầm Nhà Mạc, Quảng Yên.
- Hàng không: xây dựng sân bay tại Vân Đồn, dự kiến trước mắt sẽ đón
khoảng từ 1 - 1,5 triệu lượt khách/năm.
2. Hệ thống cấp điện
Mở rộng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (công suất 700MW), Quảng Ninh
(Hà Khánh, công suất 600 MW), (công suất 200MW), nhiệt điện Thăng Long
(công suất 600 MW), nhiệt điện Mông Dương 1 và 2 (2.000 MW).
8


Xây dựng đường dây 220 KV đến Hạ Long, đường dây 110 KV mạch 2
đường 500 KV đến Hoành Mô và Mông Dương ra Móng Cái, các tuyến 35 KV,
22 KV ra Bình Liêu, Hải Hà; mở rộng mạng lưới cấp điện cho Khu kinh tế Vân
Đồn; đưa điện lưới ra các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng. Cải tạo và
nâng cấp mạng lưới điện hiện có. Mở rộng mạng lưới cấp điện cho các KCN
mới hình thành, khu vực nông thôn và miền núi.
3. Hệ thống cấp nước
- Dự án cấp nước Đông Triều - Mạo Khê: tăng công suất nhà máy nước
Đông Triều từ 2.000 m3/ngày đêm lên 3.500 m3/ngày đêm, công suất nhà máy
xử lý nước ngầm khu vực thị trấn Mạo Khê đạt 4.000 m3/ngày đêm, xây dựng
nhà máy khai thác nước Miếu Hương (khai thác trên sông Trung Lương, hồ Bến
Châu) với công suất 18.000 m3/ngày đêm; xây dựng nhà máy nước Khe Chè…
- Dự án cấp nước ở phía Tây Hạ Long - Hoành Bồ - Uông Bí: tăng công

suất nhà máy nước Đồng Ho lên 40.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Hoành Bồ
lên 20.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước Yên Lập lên 300.000 m3/ngày đêm.
Xây dựng hệ thống đường dẫn phân phối nước đến các khu vực lân cận.
- Xây dựng nhà máy nước Điểm lộ 3 Vân Đồn.
- Dự án cấp nước ở Móng Cái: nâng cấp nhà máy nước Quất Đông khai
thác nước từ hồ Quất Đông với công suất 40.000 m3/ngày đêm; xây dựng nhà
máy nước Đoan Tĩnh thay thế nguồn nước sông Ka Long.
- Dự án cấp nước khu công nghiệp cảng biển Hải Hà: dự kiến xây dựng nhà
máy cấp nước cho KCN cảng biển Hải Hà với công suất 200.000 m3/ngày đêm.
4. Hệ thống xử lý chất thải rắn.
Đến năm 2020 thu gom được 95% lượng rác thải tại các trung tâm đô thị và
các khu dân cư tập trung ở vùng nông thôn bằng những công nghệ phù hợp và
xử lý được 95% lượng rác thải trên địa bàn tỉnh bằng công nghệ phù hợp.

9


1.3 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.3.1 Tài nguyên nước mưa
Lượng mưa trung bình năm tỉnh Quảng Ninh vào khoảng 1.920 mm/năm;
biến động lượng mưa giữa các trạm mưa trong địa bàn tỉnh tương đối lớn,
khoảng 1.185 mm. Vùng ít mưa nhất là Yên Lập (TX. Quảng Yên) lượng mưa
trung bình năm vùng này khoảng 1.401 mm; nơi có lượng mưa trung bình năm
cao nhất là Quảng Hà (2.590 mm).
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10, lượng mưa
mùa mưa chiếm tỷ trọng lớn so với lượng mưa cả năm (chiếm khoảng từ 85 88% tổng lượng mưa năm). Tháng mưa nhiều nhất thường là tháng 7,8.
- Mùa khô, lượng mưa trung bình các tháng mùa khô rất nhỏ (đa số dưới
100 mm/tháng). Tháng ít mưa nhất thường là tháng 12 hoặc tháng 1, lượng mưa
trung bình tháng này khoảng 13,5 - 37,1 mm/tháng. Có những nơi hầu như cả

tháng không có mưa. Lượng mưa trong cả mùa khô chỉ chiếm khoảng 12 - 15%
tổng lượng mưa năm.
Tổng lượng nước được sản sinh từ mưa trên địa bàn tỉnh là 12 tỷ m3/năm,
trong đó huyện Hoành Bồ có lượng mưa lớn nhất lên đến 1,5 tỷ m3/năm, huyện
Cô Tô có lượng mưa ít nhất chỉ 0,1 tỷ m3/năm.
1.3.2 Tài nguyên nước mặt
1.3.2.1 Các đặc trưng thủy văn, nguồn nước
1.3.2.1.1 Dòng chảy năm, phân phối dòng chảy năm
a) Đặc trưng dòng chảy năm
Theo như kết quả tính toán tổng lượng nước được sản sinh từ mưa hàng
năm cho thấy khả năng nguồn nước của Quảng Ninh là khá lớn nhưng phân bố
không đều theo không gian và thời gian. Sự biến động theo không gian của nước
mặt được thể hiện bởi giá trị mô đun dòng chảy. Từ kết quả tính toán các đặc
trưng chuẩn dòng chảy năm cho các trạm thủy văn trong vùng có thể chia vùng
quy hoạch thành 2 khu vực có đặc điểm phân bố tài nguyên nước khác nhau rõ
rệt. Khu vực miền Đông được đặc trưng bởi các trạm thủy văn Bình Liêu, Tài
Chi, Tín Coóng (Thín Coóng) có mô đun dòng chảy lớn hơn so với khu miền
Tây được đặc trưng bởi trạm thủy văn Bằng Cả và Dương Huy. Tài nguyên
nước cũng có sự khác biệt giữa khu vực ven biển và sâu trong đất liền. Khu vực
ven biển có mô đun lớn hơn hẳn. Vùng có mô đun dòng chảy năm lớn nhất là
trung tâm dãy Nam Châu Lĩnh (thượng nguồn sông Tài Chi) có M0 > 100
l/s.km2. Vùng có mô đun nhỏ là khu vực thượng sông Tiên Yên do vùng này bị
bao quanh bởi những dãy núi chắn gió Đông Nam từ biển thổi vào và gió Đông
Bắc từ Trung Quốc tràn về nên mô đun dòng chảy ở đây nhỏ hơn hơn so với các
vùng khác chỉ đạt 43.6 l/s.km2.
b) Phân phối dòng chảy năm
10


Phân phối dòng chảy trong năm được chia thành mùa lũ và mùa kiệt.

- Khu vực miền Đông (Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà,
Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Cô Tô) mùa lũ bắt đầu từ tháng 4 hoặc tháng 5 và
kết thúc vào tháng 10, mùa kiệt từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau.
- Khu vực miền Tây (Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hạ Long, Hoành
Bồ) mùa lũ bắt đầu muộn, từ tháng 5 hoặc tháng 6 và kết thúc vào tháng 10;
mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 hoặc 5 năm sau.
Mùa lũ kéo dài 4 đến 5 tháng, lượng dòng chảy chiếm tới 73 - 85% tổng
lượng dòng chảy năm.
1.3.2.1.2 Dòng chảy mùa lũ
- Lũ chính vụ: xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8, ở các sông nhỏ, dốc thời
gian lũ khoảng từ 20 đến 36 giờ. Trường hợp một số đỉnh mưa lớn kế tiếp nhau
trong một ngày sẽ tạo nên dạng lũ kép, lũ sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 23 ngày. Do phần lớn là sông nhỏ, thời gian tập trung nước chỉ vài giờ nên dạng
lũ kép kéo dài vài ngày hiếm khi xảy ra.
- Lũ sớm và lũ muộn: Lũ sớm xuất hiện vào tháng 4, 5 (do những trận mưa
đầu mùa đỉnh lũ thường nhỏ), biên độ lũ đạt khoảng 1m, lũ lớn hơn biên độ cao
trên 2 m. Lũ muộn vào các tháng 10, 11 (do các trận mưa cuối mùa, lượng mưa
nhỏ nên lũ nhỏ) và thường là lũ đơn, có dạng tương tự lũ đầu mùa nhưng có biên
độ lớn hơn thường là 1,5 - 2,5 m.
1.3.2.1.3 Dòng chảy mùa cạn
Mùa cạn vùng quy hoạch bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 còn tháng 5 và
tháng 10 là 2 tháng chuyển tiếp giữa mùa lũ và mùa kiệt. Tùy theo tình hình thời
tiết từng năm mà các tháng chuyển tiếp này có năm nhiều nước, có năm ít nước.
Lượng dòng chảy trong mùa cạn của các sông ngòi ở Quảng Ninh đều thấp (trừ
khu vực thượng lưu sông Hà Cối). Mô đun dòng chảy mùa cạn của các sông từ
13 - 17 l/s.km2 và mô đun dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất chỉ đạt 7 - 10
l/s.km2. Đặc biệt vào thời gian tháng 1 đến tháng 2 có lượng dòng chảy nhỏ nhất
trong năm mô đun dòng chảy tháng này thường chỉ đạt 5,5 - 9,0 l/s.km2 và lượng
dòng chảy tháng này chỉ chiếm từ 0,9 - 1,5% dòng chảy cả năm.
1.3.2.2 Tiềm năng nguồn nước mặt
Theo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030, tổng lượng tài nguyên nước mặt hàng năm từ các sông, suối trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 8,33 tỷ m3.
1.3.3 Tài nguyên nước dưới đất
1.3.3.1 Đặc điểm địa chất thủy văn
1.3.3.1.1 Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ (Q)
Tầng này phân bố chủ yếu ở Đông Triều, Mạo Khê và khu vực đồng bằng
ven biển phần đất liền của Tỉnh chiếm diện tích hơn 2.000 km2, bề dày tầng
chứa nước từ vài mét đến 70 m, càng ra phía biển chiều dày Đệ tứ giảm dần.
11


Thành phần đất đá là cuội, cát, sạn, sỏi, nằm dưới các trầm tích Holocen, kích
thước hạt tăng dần theo chiều sâu. Độ giàu nước của tầng cũng biến đổi lớn, tỷ
lưu lượng từ 0,76 l/s.m (vùng Mạo Khê - Tràng Bạch) đến trên 3 l/s.m, có nơi
đến gần 6 l/s.m nên có thể xếp tầng apQ12-3hn là tầng giàu nước. Tầng chứa
nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ có chất lượng nước tốt, độ tổng khoáng
hóa từ 0,013 g/l đến 0,11 g/l, nước thuộc loại nhạt đến siêu nhạt.
1.3.3.1.2 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Neogen (N)
Tầng chứa nước này bao gồm các trầm tích của hệ tầng Tiêu Giao (N2tg) và
hệ tầng Đồng Ho (N2đh), phân bố từ xã Bình Dương đến Mạo Khê, Tràng Bạch
(Đông Triều), Uông Bí, Giếng Đáy (Hạ Long) với diện tích khoảng 25 km2.
Thành phần đất đá gồm nhiều lớp chứa nước và lớp cách nước xen kẽ nhau,
chủ yếu là loại hạt mịn gắn kết yếu. Tầng chứa nước này được xếp vào tầng
chứa nước trung bình, độ tổng khoáng hóa vùng Mạo Khê - Tràng Bạch từ 0,080,3 g/l, vùng Hòn Gai từ 0,02 - 0,82 g/l, loại hình hoá học của nước chủ yếu là
bicarbonat, chất lượng đảm bảo cho ăn uống và sinh hoạt.
Tầng chứa nước này đã được đánh giá trữ lượng cấp A 473 m3/ngày đêm,
cấp B 1.542 m3/ngày đêm và cấp C1 2.118 m3/ngày đêm.
1.3.3.1.3 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Hà
Cối (J1-2)
Tầng chứa nước này bao gồm đất đá của hệ tầng Hà Cối phân hệ tầng dưới

(J1-2hc1) và phân hệ tầng trên (J1-2 hc2), lộ ra khá phổ biến ở phía Đông của tỉnh,
kéo dài từ Mông Dương tới Móng Cái, xã đảo Cái Chiên và một số ở các đồi
thấp khu vực Vũ Oai, Hoà Bình thuộc Hoành Bồ với diện tích khoảng 1.200
km2. Thành phần đất đá là cuội kết, cát kết dạng quarzit xen ít bột kết và đá
phiến sét màu nâu đỏ, ít thấu kính sét than và ổ than đá chưa có nhiều công trình
nghiên cứu, tạm xếp vào tầng chứa nước trung bình song khả năng chứa nước
không đồng đều.
1.3.3.1.4 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng,
Hòn Gai trên (T3n-rhg2)
Tầng chứa nước này bao gồm đất đá của hệ tầng Hòn Gai phân hệ tầng trên
(T3 n-rhg2), phân bố chủ yếu ở khu vực Cửa Ông-Cọc 6. Thành phần đất đá chứa
nước của tầng bao gồm: cát kết, cuội kết, bột kết, sét kết dạng quarzit.
Tầng chứa nước này được xếp vào loại nghèo nước. Mực nước tĩnh thay
đổi theo mùa, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước trên mặt và nước dưới
đất của các tầng chứa nước có quan hệ thuỷ lực.
1.3.3.1.5 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng,
hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-rhg1)
Tầng chứa nước t3 n-rhg1 bao gồm các thành tạo lục nguyên Trias thượng,
hệ tầng Hòn Gai phân hệ tầng dưới (T3n-rhg1). Tầng chứa nước này phân bố tập
trung ở khu vực Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông và phía Bắc thị xã Đông Triều và
thành phố Uông Bí. Thành phần đất đá chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết thạch
12


anh, có nhiều vỉa than công nghiệp. Đất đá của hệ tầng này bị phong hoá, nứt nẻ
không đều, giảm dần theo chiều sâu tạo ra khả năng chứa và lưu thông nước
cũng rất khác nhau.
Nước chủ yếu được trữ trong các tầng đất đá hạt thô, nứt nẻ. Các lớp có
thành phần hạt mịn như sét kết, bột kết, phiến sét than, khả năng chứa nước rất
nghèo hoặc không chứa nước.

1.3.3.1.6 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Mẫu
Sơn (T3ms)
Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng bao
gồm đất đá của hệ tầng Mẫu Sơn (T3 ms1). Tầng chứa nước này chỉ lộ ra ít ở phía
Tây- Tây Bắc của huyện Hoành Bồ như vùng Đông Sơn, Luồng Mong, Đập
Thành với diện tích khoảng 600 km2. Thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột
kết, sét vôi, cát kết dạng quarzit.
Tầng chứa nước này được xếp vào loại nghèo nước. Động thái nước dưới
đất của tầng này thay đổi theo mùa, mực nước tĩnh của tầng cách mặt đất thường
1,5 - 2,0 m, mùa khô dao động 2,5 - 5,0 m, nhiều nguồn lộ và các suối về mùa
khô cũng cạn kiệt. Nguồn cấp của tầng chủ yếu là nước mưa, nước mặt và có sự
bổ cập của các tầng chứa nước dưới đất có mối quan hệ thuỷ lực.
1.3.3.1.7 Tầng chứa nước khe nứt thuộc các trầm tích lục nguyên - phun trào,
Trias trung (T2)
Tầng chứa nước này bao gồm các hệ tầng T2 abl1-2; T2 nk chiếm diện tích
khá lớn phân bố tập trung thành dải kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ
phía Bắc Đông Triều đến Uông Bí, Hoành Bồ, Quảng Hà, với diện lộ khoảng
1700 km2.
Tầng chứa nước này được xếp vào loại nghèo nước. Động thái của nước
trong tầng này thay đổi theo mùa, tại một số giếng nước ăn của nhân dân mùa
mưa mực nước cách mặt đất 1,5 - 2,5 m, mùa khô 3 - 9 m. Nguồn cấp cho tầng
chủ yếu là nước mưa.
1.3.3.1.8 Tầng chứa nước khe nứt - khe nứt karst trong các trầm tích Carbonat,
Carbon - Permi (C-P)
Tầng chứa nước C-P bao gồm các thành tạo địa chất của hệ tầng Bắc Sơn
(C-Pbs), phân bố dọc theo quốc lộ 18A từ Bãi Cháy- Hòn Gai - Cẩm Phả và khu
vực Đá Trắng huyện Hoành Bồ, có diện lộ khoảng 350 km2. Thành phần đất đá
bao gồm: Đá vôi, đá vôi trứng cá, đá vôi silic màu xám sáng đến xám đen.
Nước vận động dưới dạng không áp, nguồn cung cấp nước cho tầng này
chủ yếu là nước mưa và nước dưới đất có mối quan hệ thuỷ lực với chúng. Nước

trong tầng này cũng có quan hệ thuỷ lực với thuỷ triều, điều này cho thấy khi
khai thác cần đặc biệt quan tâm đến khả năng xâm nhập của nước biển vào các
lỗ khoan khai thác.
1.3.3.1.9 Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích biến chất ordovic silur, hệ tầng Tấn Mài (O-S), hệ tầng Cô Tô (D1)
13


- Tầng chứa nước này bao gồm đất đá của hệ tầng Tấn Mài (O3-S1tm1) và lộ
ra theo dạng dải không liên tục từ Cẩm Phả- Hoành Bồ, khu vực Mông Dương,
Quảng Hà - Tiên Yên với diện tích khoảng 400 km2. Thành phần đất đá chủ yếu
bao gồm: Cát kết quarzit, cát kết tufogen, phiến thạch anh. Tầng có mức độ chứa
nước nghèo, đặc biệt phân bố chủ yếu trên địa hình núi cao, sườn dốc, giao
thông đi lại phức tạp, do vậy công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác nước dưới đất
của tầng này để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt bị hạn chế.
- Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích hệ tầng Tấn Mài (O3-S1tm1)
khu vực đảo Cái Chiên có thành phần đất đá là chủ yếu là cát kết, bột kết, đá
phiến sét sericit, xen các lớp cát kết tuf, đá phiến sét silic, đá phiến sericit, đá
phiến thạch anh - sericit và sạn kết có khả năng chứa nước không đồng đều, các
nơi thành phần đất đá hạt thô và chịu ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo có thể
chứa nước tốt và là đối tượng triển vọng để điều tra, khai thác nước dưới đất.
- Tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) tập trung chủ yếu trên địa
bàn huyện đảo Cô Tô, bao gồm cả đảo Trần, Quan Lạn, Bản Sen. Tầng chứa nước
chiếm hầu hết diện tích của đảo, lộ ra nhiều nơi từ sát mép nước biển đến những
nơi cao nhất của đảo. Thành phần gồm đá phiến sét phân lớp mỏng, đá phiến
sericit- clorit xen cát kết đa khoáng hạt nhỏ sáng màu, bột kết tufogen, cát kết dạng
quarzit. Đá có cấu tạo phân dải. Bề dày 50-180 m. Thành phần hóa học của nước
dưới đất: Nước trong tầng Cô Tô thuộc loại siêu nhạt. Có thành phần bicarbonat
calci hoặc clorur-bicarbonat calci. Nước dưới đất tầng (O-S) là tầng chứa nước chủ
yếu trên đảo Cô Tô, đảo Trần và là đối tượng điều tra và khoan các lỗ khoan cấp
nước sinh hoạt.

1.3.3.1.10 Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước
- Tích tụ hỗn hợp sông - lũ tích (apQ)
Các thành tạo này phân bố ở thung lũng Điền Xá, thung lũng Đông Lĩnh và
một dải hẹp thung lũng suối Đồng Gianh đến Bản Sen với tổng diện tích lộ gần
1 km2. Thành phần trầm tích bao gồm: cát sét, sét cát, cát sạn, màu xám vàng,
xám nâu gụ lẫn cuội tảng hỗn độn. Chiều dày từ 5 - 29 m.
- Tích tụ hỗn hợp lũ tích - sườn tích (pdQ)
Trầm tích proluvi - deluvi (pdQ) phân bố ở cửa các dòng chảy tạm thời
dưới dạng nón phóng vật hoặc vạt gấu núi với diện tích khoảng 1,5 km2. Thành
phần khoáng vật cho thấy phần dưới là cuội tảng, sạn cát hỗn độn, phần trên là
cát sét, sạn sỏi lẫn ít cuội đa khoáng; bề dày từ 5 - 10 m.
- Trầm tích biển (mQ23, mvQ22-3, mbQ22-3, hỗn hợp dpQ) chỉ phân bố ở
huyện đảo Cô Tô, đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn, Bản Sen, thành phần gồm cuội,
cát, sỏi, sạn, bột, sét lẫn vỏ sò hến chiếm diện tích lớn nhất trong các trầm tích
Đệ tứ tạo thành các bãi ở xung quanh đảo có nhiều khoảnh rộng một vài trăm
mét, kéo dài 500 - 700 m. Các khoảnh này nằm kề cận mực nước biển, chiều
dày 0,5-3 m. Ở phía bắc và trung tâm đảo hầu hết bị ảnh hưởng của thủy triều,
nước từ lợ đến mặn không có giá trị cấp nước tập trung và cấp nước sinh hoạt.

14


- Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Devon hạ hệ tầng Đồ Sơn (D1)
tập trung chủ yếu ở huyện đảo Cô Tô, đảo Trần, đảo Thắng Lợi. Diện phân bố
của tầng chứa nước nhỏ hẹp tạo thành 4 khoảnh ở rìa tây bắc và tây nam của
đảo, phần lớn hệ tầng bị chìm trong nước biển. Thành phần thạch học gồm cuội
kết, sạn kết, chuyển lên trên là cát kết xen bột kết. Chiều dày địa tầng từ 90 đến
100 m. Với diện tích phân bố nhỏ hẹp lại ở vào phần thấp của địa hình, tầng
chứa nước mới được nghiên cứu ở trên mặt. Do diện phân bố của hệ tầng ở ven
rìa đảo nên tại đảo Trần chưa phát hiện được điểm lộ nào của nước dưới đất.

Trên đảo Trần tầng này không có ý nghĩa cung cấp nước.
1.3.3.2 Đánh giá tiềm năng nguồn nước
1.3.3.2.1 Trữ lượng nước dưới đất đã được thăm dò, đánh giá
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các đề án, dự án tìm kiếm, thăm dò nước
dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổng trữ lượng nước dưới đất đã
được tìm kiếm thăm dò và xếp cấp trữ lượng như sau:
- Trữ lượng cấp A: 55.612 m3/ngày đêm;
- Trữ lượng cấp B: 130.670 m3/ngày đêm;
- Trữ lượng cấp C: 187.557,6 m3/ngày đêm.
1.3.3.2.2 Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất
Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Quảng Ninh là 1.690.796 m3/ngày
đêm. Trong đó: trữ lượng tĩnh tự nhiên là 6.621 m3/ngày đêm, trữ lượng động tự
nhiên là 1.684.175,41 m3/ngày đêm (tầng chứa nước lỗ hổng 620.113,78
m3/ngày đêm, tầng chứa nước khe nứt 1.064.061,63 m3/ngày đêm). Tuy nhiên,
do đặc điểm địa hình chia cắt, sự phân bố các tầng chứa nước khe nứt chủ yếu
trong các khe nứt, đới dập vỡ kiến tạo cho nên với tiềm năng nguồn nước dưới
đất tương đối giàu nhưng khả năng khai thác, sử dụng phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.
1.4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC

1.4.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt
1.4.1.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt
1.4.1.1.1 Khai thác, sử dụng nước cho đô thị
Hệ thống cấp nước sạch cho Đô thị và Khu công ngiệp trên địa bàn tỉnh
hiện này do Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh (QUAWACO) quản lý và
vận hành, hệ thống cấp nước của QUAWACO đã phủ đến 12/14 đơn vị hành
chính trực thuộc tỉnh (bao gồm: 04 thành phố Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả,
Móng Cái; 02 thị xã Đông Triều, Quảng Yên; và các đô thị của 06 huyện Hoành
Bồ, Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà).
Hệ thống cấp nước của QUAWACO, khai thác từ nguồn nước mặt bao

gồm: 17 Nhà máy nước với tổng lượng khai thác nước mặt là 162.700 m3/ngày
đêm, chiếm 86,06% tổng lượng khai thác của Công ty.

15


Tính đến 31/12/2015, QUAWACO đã cấp nước cho 195.828 khách hàng,
trong đó có 3.798 cơ quan và 192.030 hộ dân. Tỉ lệ cấp nước đô thị đạt 91,48%.
Tỉ lệ thất thoát nước sạch năm 2015 là 19,06%.
1.4.1.1.2 Khai thác sử dụng nước cho nông thôn
- Theo thống kê tổng số công trình cấp nước tập trung nông thôn tính đến
thời điểm hiện nay là: 150 công trình, gồm: (1) huyện Hoành Bồ: 23 công trình,
(2) huyện Đông Triều: 02 công trình, (3) thị xã Quảng Yên: 05 công trình, (4)
huyện Bình Liêu: 14 công trình, (5) thành phố Uông Bí: 02 công trình, (6) thành
phố Cẩm Phả: 03 công trình, (7) huyện Cô Tô: 02 công trình, (8) huyện Vân
Đồn: 06 công trình, (9) huyện Tiên Yên: 24 công trình, (10) huyện Ba Chẽ: 41
công trình, (11) huyện Đầm Hà: 10 công trình, (12) huyện Hải Hà: 09 công
trình, (13) thành phố Móng Cái: 09 công trình.
- Về loại hình công trình cấp nước: Cấp nước mặt có tổng cộng 137 công
trình; 13 công trình nước dưới đất với tổng công suất là 10.666 m3/ngày đêm.
1.4.1.1.3 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt tại các địa phương
1. Thị xã Đông Triều
Hiện nay hệ thống cấp nước của thị xã Đông Triều được cấp bởi 2 nguồn
nước là: nguồn nước dưới đất và nguồn nước mặt.
- Nhà máy nước Miếu Hương: Công suất thiết kế 6.500 m3/ngày đêm, nguồn
nước khai thác từ sông Trung Lương, hồ Bến Châu (qua hệ thống kênh thủy lợi).
Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, thị xã Đông Triều có
04 công trình là trạm cấp nước xã Hồng Thái Đông - Hồng Thái Tây với công
suất 2.320 m3/ngày đêm; trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Hoàng Quế với
công suất 1.200 m3/ngày đêm; trạm cấp nước xã Nguyễn Huệ, xã Bình Dương

với công suất 2.100 m3/ngày đêm; trạm cấp nước xã Thủy An với công suất 800
m3/ngày đêm.
2. Thành phố Uông Bí
Nguồn nước cấp cho các nhu cầu sử dụng tại Tp. Uông Bí hiện được cấp
nước bởi 2 nhà máy nước là Lán Tháp, Đồng Mây và nguồn nước ngầm khu vực
Vàng Danh. Nguồn nước cấp cho nhà máy nước Lán Tháp là từ sông Vàng
Danh, nguồn nước cấp cho nhà máy nước Đồng Mây là từ hồ Yên Lập.
- Nhà máy nước Đồng Mây: Tổng công suất là 30.000 m3/ngày đêm. Hiện
nay, 02 cụm xử lý này đang được vận hành luân phiên.
- Nhà máy nước Lán Tháp: Được xây dựng từ năm 1901, công suất thiết kế
5.000 m3/ngày đêm lấy nước từ sông Vàng Danh. Sau một thời gian dài khai thác,
nhà máy nước Vàng Danh đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1997 - 1999 nhà máy
được đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà máy để khai thác với công suất 5.000 m3/ngày
đêm. Đến nay các hạng mục công trình hầu hết đã xuống cấp, không đảm bảo
công suất thiết kế và hiệu quả xử lý. Đặc biệt tình trạng khai thác than phía
thượng nguồn sông Vàng Danh đang ảnh hưởng đến lưu lượng và chất lượng
16


nguồn nước dùng cho nhà máy nước. Nhà máy nước Lán Tháp tạm dừng hoạt
động, chỉ để cấp nước dự phòng khi nhà máy nước Đồng Mây gặp sự cố.
Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, thành phố Uông Bí
có 02 công trình là trạm cấp nước xã Điền Công với công suất 350 m3/ngày đêm
đêm, nguồn cấp từ bơm dẫn từ nhà máy nước Đồng Mây; trạm cấp nước sinh
hoạt nông thôn xã Thượng Yên Công với công suất 200 m3/ngày đêm, từ nguồn
nước mặt suối khu 3, Vàng Danh - Bến Ván, thuộc lưu vực sông Vàng Danh.
3. Thị xã Quảng Yên.
Nguồn nước cấp cho nhu cầu sử dụng tại thị xã Quảng Yên từ nguồn nước
mặt hồ Yên Lập.
- Nhà máy nước Quảng Yên: Được vận hành từ năm 1996 có công suất thiết

kế 4.400 m3/ngày đêm, công suất vận hành 4.400 m3/ngày đêm, hiện nhà máy cấp
nước sinh hoạt phục vụ cho phường Quảng Yên và các phường xã lân cận.
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn có 02 các trạm cấp
nước tập trung là trạm cấp nước tập trung xã Hiệp Hòa với công suất 1.800
m3/ngày đêm, trạm cấp nước tập trung xã Sông Khoai, công suất 870 m3/ngày
đêm.
4. Hệ thống cấp nước Tây Hạ Long và Hoành Bồ
a) Hệ thống cấp nước Tây Hạ Long:
- Nguồn nước cấp cho khu vực Tây Hạ Long là từ nguồn nước mặt sông Thác
Nhoòng và hồ Yên Lập; từ nguồn nước dưới đất các giếng khoan G3-Bãi Cháy.
- Nhà máy nước Đồng Ho lấy nước từ sông Thác Nhòong có công suất
thiết kế 20.000 m3/ngày đêm hiện đã vận hành hết công suất thiết kế. Nhà máy
nước Yên Lập lấy nước từ hồ Yên Lập giai đoạn 1 với công suất 10.000
m3/ngày đêm (công suất thiết kế là 80.000 m3/ngày đêm).
b) Khu vực Hoành Bồ:
- Nguồn nước cấp cho khu vực Hoành Bồ là từ sông Thác Nhòong và sông
Mằn phía thượng lưu đập Đá Trắng;
- Nhà máy nước Hoành Bồ giai đoạn I được đầu tư xây dựng với công suất
10.000 m3/ngày đêm cấp nước chủ yếu cho hai nhà máy xi măng Thăng Long,
Hạ Long và nhà máy nhiệt điện Thăng Long. Tuy nhiên cùng với sự phát triển
của khu công nghiệp Hoành Bồ dân số trên địa phận 2 xã Thống Nhất và Lê Lợi
cũng tăng. Hiện, NMN Hoành Bồ ngoài cấp nước KCN còn cấp cho một bộ
phận dân cư 2 xã này và phía Đông thành phố Hạ Long (phường Cao Xanh, Hà
Khánh, Yết Kiêu).
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, huyện Hoành Bồ có
23 công trình cấp nước tập trung. Nguồn nước khai thác là nước mặt khe suối
thuộc lưu vực sông Thác Nhòong, sông Đồng Quặng, sông Mằn (Man), sông
Diễn Vọng khu vực Hoành Bồ.
5. Khu vực Đông Hạ Long và Cẩm Phả
17



- Nguồn nước cấp cho khu vực đông Hạ Long và thành phố Cẩm Phả là từ
nguồn nước mặt sông Diễn Vọng (đập Đá Bạc) và hồ Cao Vân;
- Hiện nay khu vực Đông Hạ Long và Tp. Cẩm Phả đang được cấp nước
chung từ nhà máy nước Diễn Vọng công suất 60.000 m3/ngày đêm đồng thời tại
mỗi khu vực còn sử dụng một số trạm bơm giếng khai thác nước ngầm bơm trực
tiếp vào mạng lưới. Ngoài ra, hệ thống cấp nước Tây Hạ Long hiện nay đang
cung cấp nước cho khu vực Đông Hạ Long khoảng 5.000 m3/ngày đêm cấp cho
các phường Cao Xanh, Hà Khánh, Yết Kiêu.
6. Huyện Vân Đồn
- Nguồn nước cấp cho huyện Vân Đồn từ nước mặt hồ Mắt Rồng và nước
dưới đất mạch lộ 12.
- Nhà máy nước Vân Đồn đang khai thác nước từ hồ Mắt Rồng và mạch lộ
12 với tổng công suất là 2.000 m3/ngày đêm.
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, huyện có 06 công
trình cấp nước tập trung. 04 công trình khai thác nước mặt từ nước khe suối, 02
trạm cấp cấp nước tập trung từ nước ngầm (giếng khoan trung tâm xã Đài
Xuyên, và bản Đài Van, xã Đài Xuyên).
7. Huyện Ba Chẽ
- Nguồn nước cấp cho thị trấn Ba Chẽ được lấy từ sông Ba Chẽ thông qua
trạm bơm cấp I đưa nước về trạm xử lý đặt trên đồi bộ đội.
- Nhà máy nước Ba Chẽ lấy nước từ sông Ba Chẽ với công suất thiết kế
1.200 m3/ngày đêm, công suất vận hành là 700 m3/ngày đêm.
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, huyện Ba Chẽ có 41
công trình cấp nước tập trung. Nguồn nước khai thác là nước mặt khe suối thuộc
lưu vực sông Ba Chẽ.
8. Huyện Tiên Yên
- Hệ thống cấp nước thị trấn Tiên Yên lấy nước từ sông Tiên Yên qua trạm
bơm cấp I dẫn về nhà máy xử lý.

- Nhà máy nước Tiên Yên lấy nước từ sông Tiên Yên có công suất thiết kế là
2.500 m3/ngày đêm vận hành với công suất 1.500 m3/ngày đêm.
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, huyện Tiên Yên có
24 công trình cấp nước tập trung. Nguồn nước khai thác chủ yếu là nước mặt
khe suối thuộc lưu vực sông Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Hà Thanh. Trong đó
có một số công trình đang thực hiện cho thuê quản lý và khai thác thuộc chương
trình PFORR như trạm cấp nước tập trung xã Đông Ngũ, Đông Hải với công
suất 2.100 m3/ngày đêm, trạm cấp nước tập trung xã Hải Lạng với công suất 870
m3/ngày đêm.
9. Huyện Đầm Hà

18


- Hệ thống cấp nước huyện Đầm Hà lấy nước từ sông Đầm Hà.
- Nhà máy nước Đầm Hà lấy nước từ sông Đầm Hà có công suất thiết kế
1.250 m3/ngày đêm và vận hành với công suất 500 m3/ngày đêm.
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, huyện Đầm Hà có 9
công trình cấp nước tập trung, trong đó có 03 công trình lấy nước mặt từ bơm
dẫn và 06 công trình tự chảy. Nguồn nước khai thác là nước mặt khe suối thuộc
lưu vực sông Đầm Hà. Trong đó có một số công trình đang thực hiện cho thuê
quản lý và khai thác thuộc chương trình PFORR như trạm cấp nước tập trung xã
Tân Bình với công suất 700 m3/ngày đêm.
10. Huyện Bình Liêu
- Hệ thống cấp nước huyện Bình Liêu được khai thác từ suối Pắc Hooc.
- Nhà máy nước Bình Liêu lấy nước từ suối Pắc Hooc có công suất thiết kế
và vận hành là 2.000 m3/ngày đêm.
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, huyện Bình Liêu có 14
công trình cấp nước tập trung. Nguồn nước khai thác là nước mặt khe suối thuộc
lưu vực suối Pắc Hooc, lưu vực sông Tiên Yên thuộc địa bàn huyện Bình Liêu.

11. Huyện Hải Hà
- Hệ thống cấp nước cho huyện Hải Hà được khai thác từ nguồn nước mặt
lưu vực sông Hà Cối, sông Tài Chi, sông Quang Thành, hồ Chúc Bài Sơn.
Nguồn nước mặt trên đảo Cái Chiên được khai thác từ hồ chứa Khe Dầu, Khe
Đình.
- Nhà máy nước Hải Hà sử dụng nguồn nước thô từ sông Hà Cối, có công
suất thiết kế 3.000 m3/ngày đêm, vận hành với công suất 1.000 m3/ngày đêm.
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, huyện Hải Hà có 08
công trình cấp nước tập trung. Nguồn nước khai thác là nước mặt khe suối thuộc
lưu vực sông Hà Cối, sông Tài Chi, các suối nhỏ xã đảo Cái Chiên. Trong đó có
một số công trình đang thực hiện cho thuê quản lý và khai thác thuộc chương
trình PFORR như trạm cấp nước tập trung xã Quảng Minh với công suất 1.200
m3/ngày đêm.
12. Thành phố Móng Cái
- Nguồn nước cấp cho thành phố Móng Cái từ nguồn nước mặt sông Ka
Long, hồ Kim Tinh, hồ Vạn Gia; và nguồn nước dưới đất.
- Nhà máy nước Đoan Tĩnh lấy nước thô trực tiếp từ sông Ka Long công
suất 5.400 m3/ngày đêm. Tuy nhiên hiện nay nước sông Ka Long - sông biên
giới - đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông vận tải và NTSH làm gia
tăng hàm lượng các chất ô nhiễm gây suy giảm chất lượng nước. Nhà máy nước
Đoan Tĩnh đang phải tạm dừng vận hành, QUAWACO đang triển khai thay thế
nguồn nước sông Ka Long bằng nguồn nước hồ Đoan Tĩnh.

19


- Nhà máy nước Kim Tinh lấy nước từ hệ thống thủy lợi Tràng Vinh tại vị
trí hồ Kim Tinh có công suất 6.000 m3/ngày đêm cấp nước sạch cho Khu công
nghiệp Hải Yên và khu dân cư lân cận tại phường Hải Yên - TP Móng Cái.
- Đối với cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, thành phố Móng

Cái có 10 công trình cấp nước tập trung. 05 công trình từ nguồn nước dưới đất
các xã Vạn Ninh, Bắc Sơn, Quảng Nghĩa, Vĩnh Trung; 05 công trình khai thác
từ nguồn nước mặt khe suối, từ hệ thống thủy lợi Tràng Vinh. Trong đó có một
số công trình đang thực hiện cho thuê quản lý và khai thác thuộc chương trình
PFORR như trạm cấp nước tập trung xã Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông,
Móng Cái với công suất 2.300 m3/ngày đêm.
13. Huyện Cô Tô
Nguồn nước cấp cho huyện Cô Tô từ nguồn nước mặt hồ C4, hồ Trường
Xuân, hồ Chiến Thắng 1 với tổng công suất 2.196 m3/ngày đêm.
1.4.1.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp
Theo số liệu thống kê đến năm 2016, toàn tỉnh có 820 công trình thủy lợi,
trong đó:
- Hồ chứa: Tổng số có 179 hồ.
- Đập dâng: Tổng số có 301 công trình đập dâng, số đập dâng này chủ yếu
ở các huyện miền núi như Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên.
- Trạm bơm tưới: Tổng số có 97 trạm, chủ yếu là các trạm nhỏ do các hợp
tác xã quản lý, tập trung phần lớn ở TX. Đông Triều trong đó có 92 trạm bơm
tưới và 05 trạm bơm tiêu.
- Cống tiêu: 243 cống tiêu nước.
1.4.1.3 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho công nghiệp
Theo kết quả đánh giá của Quy hoạch cấp nước và hệ thống cấp nước
phòng cháy chữa cháy tập trung tại các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy:
- Tổng lượng nước được khai thác sử dụng bởi các cơ sở công nghiệp đạt
8.347.867 m3/ngày đêm, trong đó lượng nước ngọt được khai thác sử dụng đạt
128.737 m3/ngày đêm phần lớn được cung cấp từ nguồn nước mặt (chiếm tới
95,93% tổng lượng nước ngọt được khai thác sử dụng).
- Ngành sản xuất nhiệt điện chiếm tỉ lệ khai thác lớn nhất chiếm 99,07%
tổng lượng nước khai thác, trong đó lượng nước ngọt được khai thác bởi các nhà
máy nhiệt điện tới 56.400 m3/ngày đêm (chiếm 42,03% tổng lượng nước ngọt

được khai thác sử dụng). Ngành than, sản xuất vật liệu xây dựng, ngành chế biến
thực phẩm và sản xuất nước đóng chai chỉ khai thác sử dụng 57,97% tổng lượng
nước ngọt và 0,93% tổng lượng khai thác sử dụng của các ngành.
1.4.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất
1.4.2.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất toàn tỉnh

20


- Theo số liệu điều tra, thu thập về các công trình khai thác, sử dụng nước
dưới đất phục vụ cho cấp nước đô thị là có 216 giếng khoan với lưu lượng khai
thác 48.238 m3/ngày đêm. Trong đó, hệ thống cấp nước đô thị và công nghiệp
tập trung do QUAWACO quản lý và vận hành là 21 giếng khoan, điểm lộ với
lưu lượng khai thác 26.350 m3/ngày đêm.
- Hệ thống cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tập trung có 13
công trình.
1.4.2.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước của các địa phương
1.4.2.2.1 Thành Phố Hạ Long
- Các tầng chứa nước được khai thác là tầng khe nứt trong các trầm tích lục
nguyên Trias thượng, Hòn Gai trên (T3n-rhg3), tầng chứa nước khe nứt trong các
thành tạo đá vôi Cac bon - Pecmi (C-P) và tầng chứa nước khe nứt trong các
trầm tích lục nguyên Neogen (N).
- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở sản xuất phân tán trên
địa bàn thành phố hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 3.422 m3/ngày đêm, số
lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 27 giếng khoan.
- Khai thác nước dưới đất tập trung: Các công trình khai thác nước tập
trung này chủ yếu do QUAWACO quản lý, nước được khai thác, xử lý và được
đấu nối vào hệ thống đường ống cấp nước đô thị. Nước dưới đất được sử dụng
chủ yếu cho sinh hoạt, du lịch và sản xuất. Tổng lưu lượng nước dưới đất được
khai thác tập trung trên địa bàn thành phố là 9.100 m3/ngày đêm với 06 giếng

khoan tập trung tại các phường Hà Trung, Hồng Hà, Bãi Cháy và Hà Phong.
Khu vực tây Hạ Long, nước dưới đất được khai thác từ giếng khoan G3 với
công suất 800 m3/ngày đêm.
Khu vực đông Hạ Long và Cẩm Phả, nước dưới đất được khai thác từ các
giếng khoan: ATH10, LK 53, LK 277, LK 283, LK 282 (Đông Hạ Long), LK
262, LK 101, LK 259, LK15, LK 274, LK 275 (Cẩm Phả).
1.4.2.2.2 Thành phố Móng Cái
- Các tầng chứa nước được khai thác là tầng chứa nước khe nứt trong các
trầm tích lục nguyên hệ tầng Hà Cối (J1-2), tầng chứa nước trong các trầm tích
bở rời hệ Đệ tứ (Q).
- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở sản xuất phân tán trên
địa bàn Tp.Móng Cái hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 890 m3/ngày đêm,
số lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 16 giếng khoan.
Nước được khai thác chủ yếu phục vụ sinh hoạt tại các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, Bệnh viện đa khoa Móng Cái.
- Khai thác nước dưới đất tập trung: Trên địa bàn Tp. Móng Cái không có
các giếng khoan khai thác tập trung, hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố
chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt lấy từ hồ Kim Tinh và Sông Ka Long để cung
cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

21


1.4.2.2.3 Thành phố Cẩm Phả
- Các tầng chứa nước được khai thác chủ yếu là tầng chứa nước khe nứt
trong các trầm tích lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-rhg1),
hệ tầng Hòn Gai trên (T3n-rhg3), tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo đá
vôi Cac bon - Pecmi (C-P).
- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở sản xuất phân tán trên
địa bàn Tp.Cẩm Phả hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 1.289 m3/ngày đêm,

số lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 14 giếng khoan.
- Khai thác nước dưới đất tập trung: Các công trình khai thác nước tập
trung này chủ yếu do QUAWACO quản lý, nước được khai thác, xử lý và được
đấu nối vào hệ thống đường ống cấp nước đô thị. Tổng lưu lượng nước dưới đất
được khai thác tập trung trên địa bàn thành phố là 9.100 m3/ngày đêm với 6
giếng khoan tập trung tại các phường Cẩm Thành, Cẩm Thịnh và Cửa Ông.
1.4.2.2.4 Thành phố Uông Bí
- Các tầng chứa nước chủ yếu được khai thác là tầng khe nứt trong các trầm
tích lục nguyên Trias thượng, hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-rhg1), hệ tầng Hòn Gai
trên(T3n-rhg3), tầng chứa nước trong các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q).
- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở sản xuất phân tán trên
địa bàn thành phố hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 1.160 m3/ngày đêm, số
lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 19 giếng khoan.
- Khai thác nước dưới đất tập trung: Các công trình khai thác nước tập
trung này chủ yếu do QUAWACO quản lý, nước được khai thác, xử lý và được
đấu nối vào hệ thống đường ống cấp nước đô thị. Tổng lưu lượng nước dưới đất
được khai thác tập trung từ giếng khoan LK 462, 462A, 458 trên địa bàn thành
phố là 2.000 m3/ngày đêm với 3 giếng khoan phường Vàng Danh.
1.4.2.2.5 Thị xã Đông Triều
- Các tầng chứa nước được khai thác tại được khai thác là các tầng chứa
nước trầm tích bở rời hệ Đệ tứ (Q), tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo
đá vôi Cac bon - Pecmi (C-P).
- Khai thác nước tại các cơ sở phân tán: Các cơ sở sản xuất phân tán trên
địa bàn thị xã hiện đang khai thác với tổng lưu lượng 5.284 m3/ngày đêm, số
lượng các giếng khoan khai thác được đăng ký, cấp phép là 29 giếng khoan.
- Khai thác nước dưới đất tập trung: Các công trình khai thác nước tập
trung này chủ yếu do QUAWACO quản lý, nước được khai thác, xử lý và được
đấu nối vào hệ thống đường ống cấp nước đô thị. Nước dưới đất được sử dụng
chủ yếu cho sinh hoạt. Tổng lưu lượng nước dưới đất được khai thác tập trung
trên địa bàn thành phố là 6.500 m3/ngày đêm với 5 giếng khoan tập trung tại khu

vực Đông Triều, Mạo Khê.
- Nhà máy nước Đông Triều: Công suất thiết kế 6.000 m3/ngày đêm,; từ
nguồn nước dưới đất khu vực Đông Triều, Mạo Khê: LK12, 541A, 548, 548B, 248.

22


×