Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Em còn nhớ hay em đã quên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.24 KB, 4 trang )

Em còn nhớ
hay em đã quên.

Thái Bá Vân
Một buổi sáng Hà Nội, rất sớm, đầu tháng truwocs, trên gi-
ờng bệnh, Văn Cao vui vẻ trao cho tôi tập tình khúc Trịnh Công Sơn
Em còn nhớ hay em đã quên
vừa in ở nhà xuất bản trẻ thành phố
Hồ Chí Minh tháng 4. 1991, mà anh viết lời bạt (Lời thứ hai của
nhà văn Sơn Nam)
Lời bạt của văn Cao tôi đã đợc đọc từ năm ngoái, khi còn bản thảo,
còn bài hát
Em còn nhớ hay em đã quên
thì tôi còn giữ một kỉ niệm
10 năm.
Có lẽ đó là mùa hè năm 1983. Tôi đợc nghe chính Trịnh Công
Sơn hát tại một gia đình Sài Gòn, quanh nhiều khuôn mặt một thời
tăm tiếng. Ví dụ đó là bà thi nhân Mộng Tuyết, vợ cố thi sĩ Đông
Hồ, là nhà thơ già Bàng Bá Lân...Và bữa cơm là do đôi bàn tay
văn hiến Hà Nội của bà Vũ Hoàng Chơng điều khiển. Hôm ẫy có
một ngời phản ứng bài hát cuỉa Sơn khá mạnh ( ngời ấy trớc kia
chuyên ngâm thơ trên đài Sài Gòn cũ) nói sỗ sàng Sài Gòn đã sa
sút, không còn gì nh xa nữa, đừng nói dối những ngời di tản!
Trịnh Công Sơn vẫn hiền hậu mỉm cời, không đáp và bấm đàn
tiếp
Em ra đi nơi này vẫn thế, vẫn có em trong tim của mẹ. Thành
phố vẫn có những giấc mơ, vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên
đờng đi...Em còn nhớ hay em đã quên...
Một lần nữa tôi thấy ngọn nến lung linh xanh ngắt trong mọi
ca khúc của anh, dịu dàng hát lên khuôn mặt quê hơng thứ ánh sáng
ám ảnh huyền thoại, nh trên hội họa của một Georgesdela Tour


(1593- 1652), mà mãi đầu thế kỉ XX ngời ta mới nhận ra.
Tập Em còn nhớ hay em đã quên của Trịnh Công Sơn gồm 51
tình khúc trong sô 500 anh viết từ 1958 đến nay. Tôi có nhận xét rằng
hơi nhạc có ma lực xa xăm, sâu kín của anh trớc sau là một, cha bao
giờ nó có hạn hẹp, chia lìa, một hơi nhạc đằm thắm và siêu hình, nh
phấp phỏnh, hoang vắng về những nỗi đau con ngời trớc ý nghĩa của
cuộc đời và hi vọng. Nhng tài năng của anh lại làm ta an tâm, rằng
cái thế giới bàng hoàng thao thức kia không có cách nào khác để bày
tỏ, ngoài cách cuả nghệ thuật. Bởi thế, mà cả nghệ thuật lẫn chúng ta
đều có thể biết ơn anh.
Trịnh Công Sơn coi mình
chỉ là tên hát rong đi qua
miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ
đời h ảo
. Nhng, chỗ lớn lao và bất diệt của tên hát rong đó là cha
bao giừo hắn ý thức đợc sự có mặt của tâm thức mình, và truwocsd
những giấc mơ đời h ảo, hắn đã mềm mại nắm chắc sự sinh khởi hay
hủy diệt của tấm lòng, nh một ngời tu Thiền đạt đạo.
Trong bộ bách khoa Le Million viết về tất cả mọi đất nớc trên
trái đất này,ngời ta viết về Trịnh Công Sơn (Tập 8 trang 122 -
Genève 1973) nh sau:
Nhiều thi nhân Việt nam ngày nay đã tìm
hơi thở hùng ca của Tổ tiên ngày trớc để hát nỗi đau của minh. Trịnh
Công Sơn nổi bật giữa những tài năng trẻ đó. Bài hát của anh tràn
ngập thành phố và thôn quê. Trịnh Công Sơn cất cao tiếng hát thi
nhân mà đạn bom không bao giờ dập tắt đợc....
Có lẽ ngời viết đã nghĩ đến những bài ca phản chiến của anh ngày đó:
Ngày dài trên quê hơng, Đại bác ru đêm, Hãy nói giùm tôi, Đi tìm
quê hơng, Nối vòng tay lớn...
Quê hơng, với nhũng chữ Me, chữ Em, chữ Bạn Bè viết hoa

trên cái nền màu mỡ, bao la mà trên đó ơm nở những giai điệu nồng
nàn, những lời ca bất ngờ, thơm thảo của Trịnh Công Sơn. Anh nhìn
quê hơng với đôi mắt nợ nần và nghe quê hơng trong từng tiếng tri
âm. Cái mà ngày nào anh gọi tên là
Chiếc lá thu phai
, là
Cát bụi
, Là
Nắng thủy tinh
, là
Biển nhớ
... và bây giờ anh gọi nó là
Vẫn có em
bên đời
, là
Huyền thoại Mẹ
, là
Bốn mùa thay lá,

Tình khúc Ơ
bai
... thẩy là những vết sẹo âu yếm, giông bão trong lòng Việt Nam.
Mỗi cử chỉ âm nhạc của Trịnh Công Sơn là một lễ nghi.
Rồi con cháu chúng ta sẽ không thể hiểu đợc, có một phần
t thế kỉ XX đất nớc mình bị chia cắt làm đôi. Không một ai bên
này đợc biết một cái gì bên kia của giới tuyến. Bây giờ, các th viện ở
Hà Nội hình nh mãi sau Tết Mậu Thân 1968, mới có lác đác một
vài sách báo miền Nam. Và muốn đọc nó, phải là cán bộ hạng nào,
cùng với giấy giới thiệu đặc biệt hạng nào mới đợc đọc.
Bởi vậy, Hà Nội biết Trịnh Công Sơn có muộn.

Riêng tôi, mãi sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhờ những
chuyến dạy học ở Huế 1978 - 1981, tôi mới đợc gần Trinh Công Sơn
trên căn gác nhỏ đờng Nguyễn Trờng Tộ đầy kỉ niệm với bạn bè
trong đó.
Niềm an ủi ấy là của hàng triệu ngời đã khuất dành cho chúng
tôi, mà mỗi lần nhớ lại chíng tôi đều thầm rơi nớc mắt.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×