Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN vốn của NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.34 KB, 77 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN NGUỒN VỐN CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI


- Ngân hàng Chính sách Xã hội trong hệ thống ngân hàng
- Lịch sử hình thành Ngân hàng Chính sách xã hội
Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, vùng nghèo đã
được thực hiện ở nước ta ngay từ ngày thành lập Ngân hàng Quốc
gia Việt Nam (năm 1951) và đã trở thành công cụ xóa đói giảm
nghèo cơ bản và bền vững. Tuy nhiên, phải đến ngày 31/08/1995,
Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg
về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(NHNo&PTNT Việt Nam). Tới thời điểm này thì có một Ngân
hàng chính sách thực hiện chương trình tín dụng cho hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác.
Về mặt pháp lý, Ngân hàng Phục vụ người nghèo với
NHNo&PTNT Việt Nam là hai pháp nhân nhưng thực chất do bộ
máy tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam điều hành. Sai về tính pháp
lý của tổ chức tín dụng đã gây khó khăn trong chỉ đạo điều hành
tại các chi nhánh ngân hàng cơ sở.
Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng
Phục vụ người nghèo và NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì
thực tế còn có nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc


Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với một học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Công thương
thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản


xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các
xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…
Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải
rác ở nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây
nhiều trở ngại cho quá trình kiểm soát của Nhà nước, không tách
bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.
Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện
chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ
6 Quốc hội khóa X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại;
đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Qũy
tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách;
ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐCP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐTTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng
Phục vụ người nghèo, tách khỏi NHNo&PTNT Việt Nam.


NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng
ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo
quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của
Chính phủ. NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức, cá
nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để cho người nghèo và các
đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh
doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã
hội.
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được
Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc

bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền
gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho
vay, thanh toán ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu
đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã
hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương.


Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương
thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội
theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.
Sau 14 năm hoạt động, từ 03 chương trình tín dụng nhận bàn
giao tại thời điểm mới thành lập đến nay NHCSXH đã thực hiện
gần 20 chương trình tín dụng chính sách. Nhu cầu về nguồn vốn
để đáp ứng được yêu cầu về các chương trình an sinh xã hội ngày
càng lớn trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp đòi hỏi
NHCSXH phải chủ động trong việc phát triển nguồn vốn. Tuy
nhiên một số quy định về cơ chế huy động vốn của NHCSXH như
quy định về lãi suất không được vượt quá lãi suất huy động của
các Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn… không còn
phù hợp gây cản trở lớn cho NHCSXH trong việc chủ động huy
động vốn từ thị trường. Do đó nhiều chương trình tín dụng chính
sách đã được công bố rộng rãi nhưng vẫn chưa có vốn để giải
ngân ví dụ như chương trình cho vay nhà ở xã hội. Trong tương
lai nếu không có những thay đổi phù hợp để NHCSXH có thể tiếp
cận được với những nguồn vốn có từ thị trường thì NHCSXH khó
có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình.
- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội



NHCSXH được tổ chức theo 3 cấp: hội sở chính ở Trung
ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phòng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi
cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp


-B
Mô hình
chứcquản
của Ngân
hàng Chính
sách Xã
hội
Bộtổmáy
trị gồm:
Hội đồng
quản

trị và bộ máy giúp việc

ở trung ương; ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

huyện.
Hội đồng quản trị NHCSXH có 12 thành viên, gồm 09

BAN CHUYÊN GIA TƯ VẤN

TỔNG GIÁM ĐỐC


thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành
viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viện còn lại là Thứ
trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của các Bộ ngành
BAN CMNV TẠI HỘI SỞ CHÍNH

BAN CMNV TẠI HỘI SỞ CHÍNH

trong Chính phủ. 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ
chức Phó Chủ tịch thường trực; 01 Ủy viên giữ chức Tổng giám
đốc, 01 Ủy viên giữ chức Trưởng Ban kiểm soát. Thành viên hội

SỞ GIAO DỊCH, TT CNTT, TT ĐÀO TẠO
CHI NHÁNH CẤP TỈNHBAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP TỈNH

đồng quản trị được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm
với nhiệm kỳ là 5 năm. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ tham mưu

PHÒNG GIAO DỊCH CẤP HUYỆN
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN

hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và chỉ đạo,
giám sát việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước.
CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Tại địa phương, hình thành Ban đại diện Hội đồng quản trị
do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm

Trưởng ban. Thành phần và số lượng Ban đại diện Hội đồng quản
Chỉ đạo kiểm tra giám sát

trị giống Hội đồng
quản
trịhợp
ở trung ương nhưng không có cơ cấu
Quan
hệ phối
Phó Ban thường trực và các thành viên chuyên trách. Tại các tỉnh,
huyện, từ tình hình thực tế ở từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban


nhân dân cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần, nhân sự và
quyết định thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị.
Bộ máy điều hành tác nghiệp thống nhất từ trung ương đến
địa phương bao gồm: Hội sở chính; Sở giao dịch, Trung tâm đào
tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin; 63 Chi nhánh cấp tỉnh; 618
Phòng giao dịch cấp huyện. Bộ máy điều hành tác nghiệp làm
nhiệm vụ thường trực, tổ chức điều hành quản lý vốn và triển khai
các chương trình tín dụng thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.


Tại Hội sở chính cơ cấu bao gồm các ban chuyên môn quản
lí về nguồn vốn, tín dụng, quản lí tài chính, tổ chức nhân sự …
Các ban này có vai trò quan trọng trong việc ban hành các chương
trình quản lí nguồn vốn và tín dụng trong cả nước. Đây là cơ quan
quản lí giám sát của toàn hệ thống.
Tại chi nhánh các tỉnh cơ cấu gồm 5 phòng chuyên môn
nghiệp vụ: phòng Nghiệp vụ tín dụng, phòng Kế toán, phòng

Kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng Hành chính tổ chức, phòng tin
học và các phòng giao dịch trực thuộc ở các huyện.


- Mô hình tổ chức chi nhánh cấp tỉnh
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT TỈNH

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNHPHÒNG
CHÍNHKẾ
TỔHOẠCH
CHỨC
PHÒNG
NV TÍN
KẾDỤNG
TOÁN
PHÒNG
NGÂN
KIỂM
QUỸTRA KSPHÒNG
NỘI BỘTIN HỌC

PHÒNG GIAO DỊCH CẤP HUYỆN
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN

CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN


Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
Quan hệ phối hợp


Điểm nổi bật trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách
xã hội ở cấp 3 là NHCSXH hình thành mạng lưới các điểm giao
dịch tại xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước. Tại các điểm
giao dịch xã, chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay
vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH được niêm yết công
khai; người vay có thể đến các điểm giao dịch vào một ngày cố
định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay, trả nợ và giao
dịch với ngân hàng trước sự chứng kiến của Hội đoàn thể, tổ
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN

trưởng tổ TK&VV và chính quyền xã.
- Mô hình tổ chức của phòng giao dịch cấp huyện
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

TỔ TÍN DỤNG

CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Chỉ đạo, kiểm tra giám sát
Quan hệ phối hợp



- Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Sau hơn 10 năm hoạt động, được sự quan tâm chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành, cấp ủy, chính
quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã
hội cùng với sự nỗ lực của tập thể, cán bộ viên chức, NHCSXH đã
đạt được những kết quả quan trọng, thực hiện tốt chức năng là
công cụ tài chính của Nhà nước trong việc cung cấp tín dụng
chính sách, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững và đảm bảo an sinh xã hội.
-Tập trung được nguồn lực tài chính để cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác.


Đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn đạt 147.131 tỷ đồng, tăng
140.048 tỷ đồng (gấp 20,7 lần) so với khi mới thành lập, tốc độ
tăng trường bình quân hàng năm đạt 15.3%.
Tổng doanh số cho vay trong 13 năm đạt 334.586 tỷ đồng,
bình quân 26.430 tỷ đồng/năm. Tổng doanh số thu nợ đạt 199.792
tỷ đồng, bình quân 15.579 tỷ đồng/năm. Hệ số sử dụng vốn bình
quân hàng năm đạt trên 97%.
Tổng dư nợ đến 31/12/2015 đạt 142.528 tỷ đồng, tăng
135.506 tỷ đồng (tăng gấp 20.3 lần) so với khi mới thành lập, bình
quân hàng năm tăng trưởng 15,6%. Hiện có 8,3 triệu khách hàng
còn dự nợ, tăng 5,3 triệu khách hàng so với thời điểm nhận bàn
giao.
Dư nợ tập trung chủ yếu vào 07 chương trình tín dụng lớn
(chiếm 95% tổng dư nợ):
-

Cho vay hộ nghèo: 36.345 tỷ đồng chiếm 25,5% tổng dư nợ,


tăng thêm so với khi mới thành lập là 32.591 tỷ đồng
- Cho vay hộ cận nghèo: 27.508 tỷ đồng chiếm 19,3% tổng dư
nợ, tăng thêm so với khi mới thành lập là 24.493 tỷ đồng
- Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: 24.514
tỷ đồng chiếm 17,2% tổng dư nợ, tăng thêm so với khi mới
thành lập 253 tỷ đồng


-

Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn:
15.536 tỷ đồng chiếm 10,9% tổng dư nợ, tăng so với khi mới

thành lập 15.536 tỷ động
- Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn 20.096 tỷ đồng chiếm 14.1% tổng dư nợ, tăng so với
khi mới thành lập 20.096 tỷ đồng
- Cho vay chương vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 6.841 tỷ
đồng chiếm 4,8% tổng dư nợ, tăng so với khi mới thành lập
6.841 tỷ đồng
- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: 3.706 tỷ đồng chiếm
2,6% tổng dư nợ, tăng so với khi mới thành lập 3.769 tỷ
đồng
Từ 3 chương trình tín dụng khi nhận bàn giao (năm 2003),
đến nay NHCSXH đã triển khai 14 chương trình sử dụng vốn
trong nước, 04 chương trình nhận vốn ủy thác nước ngoài. Ngoài
ra, còn nhiều chương trình nhận vốn ủy thác đầu tư của ngân sách
các địa phương. Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực
hiện kịp thời và đúng chính sách, chế độ, tiền vốn được giao trực

tiếp cho người thụ hưởng, ngay tại xã, không qua cầu cấp trung
gian, trước sư chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, của
chính quyền và nhân dân, đảm bảo nguyên tắc quản lý công khai
và dân chủ.


Đến 31/12/2015 đã có trên 30,4 triệu lượt hộ nghèo, đối
tượng chính sách được tiếp cận vốn tín dụng, với mức dư nợ bình
quân 13 triệu đồng/hộ, góp phần giúp gần 2,9 triệu hộ vượt qua
ngưỡng nghèo, thu hút 2,6 triệu người lao động có việc làm trong
đó trên 98.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,
giúp gần 03 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được
vay vốn học tập, xây dựng trên 4,2 triệu công trình cung cấp nước
sạch, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nông thôn, 88 nghìn căn
nhà cho hộ gia định vượt lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, gần
484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo..
Chất lượng tín dụng không ngừng được cải thiện. tỷ lệ nợ
quá hạn giảm dần từ 13,7% khi nhận bàn giao (đầu năm 2003) còn
0,78% tổng dư nợ (cuối năm 2015).
-Hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng
chính sách
Thực

hiện

Quyết

định

số


131/2002/QĐ-TTg

ngày

04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH đã xây dựng
được mô hình tổ chức và phương thức quản lý phù hợp với điều
kiên đặc điểm của Việt nam và các cam kết quốc tế đáp ứng yêu
cầu tập trung nguồn lực, tăng sử dụng vốn và tách tín dụng chính


sách ra khỏi tín dụng thương mại, góp phần ngăn chặn tệ cho vay
nặng lãi ở nông thôn.
Đặc điểm của tín dụng chính sách là vừa có tính chuyên môn
cao (quản lý tiền tệ), vừa mang tính xã hội rộng rãi. Vì thế, bên
cạnh bộ máy tác nghiệp trên 9.000 cán bộ, NHCSXH đã tổ chức
bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng
quản trị các cấp. Đồng thời, thực hiện phương thức ủy thác tín
dụng thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Hiện có trên 6.000
cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước và hàng vạn cán bộ
các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động kiêm nhiệm, góp
phần quan trọng trong việc thực hiện có tín dụng chính sách.
Trong thời gian qua, Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng
quản trị các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tham
mưu hoạch định các chính sách về nguồn vốn và đầu tư tín dụng;
đồng thời chỉ đạo, giám sát việc thực thi chính sách tại các địa
phương trong cả nước. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác
đã thực hiện tốt nhiệm vụ thành lập và chỉ đạo hoạt động của các
Tổ TK&VV, tổ chức hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay và
cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn.

Đến 31/12/2015, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản
lý 140.859 tỷ đồng dư nợ tín dụng, chiếm 99% trong tổng dư nợ


của NHCSXH. Bên cạnh đó, NHCSXH đã phối hợp cùng các tổ
chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương thành lập được
trên 192.599 ngàn Tổ TK&VV, tổ chức được 10.681 điểm giao
dịch tại xã. Tại các điểm giao dịch, tín dụng chính sách của Nhà
nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của
NHCSXH được niêm yết công khai, người vay giao dịch trực tiếp
với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm,
vay và trả nợ trước cự chứng kiến của Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ
TK&VV và chính quyền xã nhờ đó đã hạn chế được việc thất
thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của
nhân dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với
hoạt động cảu NHCSXH.
-Tổ chức bộ máy tinh gọn
Quán triệt chủ trương tiết kiệm chi tiêu ngân sách, NHCSXH
đã hạn chế tăng biên chế cán bộ chuyên trách, thực hiện chế độ
mỗi cán bộ chuyên sâu một công việc và biết nhiều việc để thay
thế, kiêm nhiệm khi cần thiết, như: cán bộ tín dụng kiêm lái xe,
cán bộ tín dụng có thể làm được kế toán, thủ quỹ và ngược lại…
Tổ chức thực hiện cơ chế khoán tài chính đến cơ sở tạo điều kiện
giảm chi phí quản lý so với chi phí quản lý khi thực hiện cơ chế
ủy thác cho các tổ chức tín dụng trước đây và thấp hơn định mức


của Nhà nước. Với định mức được Thủ tướng Chính phủ cho phép
là 0,6%/tháng tính trên dự nợ bình quân có thu được lãi,
NHCSXH đã thực hiện năm 2003 là 0,56%; năm 2004 là 0,58%;

năm 2005 là 0,54%; năm 2006 là 0,49%; năm 2007 là 0,48%; năm
2008 là 0,50%; năm 2009 là 0,41%; năm 2010 là 0,41%; năm
2011-2015 là 0,35%, mỗi năm tiết kiệm cho Nhà nước hàng trăm
tỷ đồng.
Kết quả thanh tra, kiểm tra và kiểm toán hàng năm của các
cơ quan chức năng (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm
toán Nhà nước và các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của địa
phương) đã xác nhận những cố gắng của NHCSXH trong quản lý
tài chính, chi tiêu đúng chế độ, chính sách và tiết kiệm.
Sau hơn một thập kỷ hoạt động, NHCSXH đã thực hiện tốt 5
mục tiêu đề ra ban đầu là: (1) Tập trung nguồn vốn tín dụng chính
sách xã hội của Nhà nước vào một đầu mối thống nhất, tạo bước
đột phá trong công tác giảm nghèo, nâng cao nguồn nhận lực và
đảm bảo an sinh xã hội; (2) Tăng trưởng đầu tư vốn tín dụng
chính sách của Nhà nước thông qua việc nâng cao chất lượng tín
dụng, rèn luyện ý thức tiết kiệm, tổ chức sản xuất kinh doanh để
trả nợ đến hạn của người nghèo; (3) Tách tín dụng chính sách ra
khỏi tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng


thương mại hoạt động theo đúng cơ chế thị trường; (4) Huy động
được lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo; (5) góp phần hạn chế tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn.
- Phát triển nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội
Theo quy định, tại Thông tư số 62/2016/TT-BTC ngày
15/04/2016 nguồn vốn hoạt động của NHCSXH bao gồm: Vốn
chủ sở hữu và các quỹ, vốn huy động, vốn nhận ủy thác của các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước, vốn khác.
a, Vốn chủ sở hữu và các quỹ
Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp khi thành lập và

được bổ sung trong quá trình hoạt động. Ngân hàng Chính sách xã
hội được bổ sung vốn điều lệ hàng năm tương ứng với tỷ lệ tăng
trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao.
Các quỹ được hình thành trong quá trình hoạt động của Ngân
hàng Chính sách xã hội bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ dự
phòng rủi ro tín dụng, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ
thưởng viên chức quản lý.
Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương,
ngân sách địa phương) để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc


làm và thực hiện chính sách xã hội khác theo quy định của Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ
(nếu có).
Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
Vốn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
b, Vốn huy động
Hình thức huy động vốn
Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng
năm được duyệt; tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước; tiết kiệm của người nghèo và các đối
tượng chính sách khác
Vốn ODA được Chính phủ giao
Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá
khác theo quy định của pháp luật
Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam



Vay vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước
Nguyên tắc huy động vốn
Hàng năm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội
căn cứ kế hoạch tín dụng, kế hoạch hóa các nguồn vốn huy động
trình Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phê
duyệt.
Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho
vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách phải đảm bảo nguyên
tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải
trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn của
Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn, lãi suất phát
hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn
dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá
khác (không bao gồm việc phát hành trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh); nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước; huy
động tiết kiệm của người nghèo; vay vốn của các tổ chức tài


chính, tổ chức tín dụng trong nước, lãi suất huy động vốn không
được vượt quá mức lãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng
thời điểm của bốn ngân hàng. gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công

thương Việt Nam trên cùng địa bàn.
Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội nhận tiền gửi của
các tổ chức tín dụng, lãi suất huy động vốn không vượt quá mức
lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại
tệ, lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội vay vốn của các tổ
chức tín dụng, tổ chức tài chính ở nước ngoài phải thực hiện theo
đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp
luật hiện hành. Lãi suất huy động vốn phải gửi Bộ Tài chính xem
xét, cho ý kiến trước khi thực hiện.
c, Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước


Vốn nhận ủy thác của các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội
người mù, Đoàn thanh niên …
Khi mới thành lập và đi vào hoạt động (năm 2002), tổng
nguồn vốn của NHCSXH là 7.083 tỷ đồng trên cơ sở nhận bàn
giao nguồn vốn từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo, trong đó: vốn
do ngân sách Nhà nước cấp: 1.215 tỷ đồng; vốn vay NHNN:
1.182 tỷ đồng, vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trên thị
trường: 4.146 tỷ đồng.
Đến 30/06/2016, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 156.678
tỷ đồng, tăng 149.595 tỷ đồng (gấp 22 lần) so với khi mới thành
lập, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16%.
-


Nguồn vốn ngân sách Trung ương cấp (bao gồm vốn điều lệ
và vốn cấp cho các chương trình tín dụng): 27.727 tỷ đồng,
chiếm 17,7% tổng nguồn vốn, tăng 26.512 tỷ đồng (gấp 22,8

lần) so với khi thành lập.
- Nguồn vốn vay: 25.755 tỷ đồng, chiếm 16,4% tổng nguồn
vốn, tăng 24.573 tỷ đồng, trong đó chủ yếu vay Ngân hàng
Nhà nước (vay tái cấp vốn, vay Quỹ dự trữ ngoại hối…),
Kho bạc Nhà nước.
- Nguồn vốn huy động: 77.448 tỷ đồng, chiếm 52,6% tổng
nguồn vốn, tăng 73.238 tỷ đồng so với khi mới thành lập.
Trong đó: Vốn huy động dưới hình thức nhận tiền gửi của


các tổ chức tài chính tín dụng: 35.608 tỷ đồng, chiếm 24,2%
tổng nguồn vốn. Vốn thông qua phát hành Trái phiếu
NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh: 33.848 tỷ đồng, chiếm
23% tổng nguồn vốn, chiếm 43,7% nguồn vốn huy
động.Vốn huy động của tổ chức, cá nhân: 7.993 tỷ đồng,
chiếm 5,4% tổng nguồn vốn. Trong tổng nguồn vốn huy
động dân cư có 4.259 tỷ đồng huy động từ thành viên các Tổ
TK&VV, chiếm 53,28%.
- Vốn nhận ủy thác đầu tư của ngân sách địa phương: 4.895 tỷ
đồng, chiếm 3,3% tổng nguồn vốn, tăng 4.397 tỷ đồng so với
khi mới thành lập
- Các quỹ và vốn khác: 11.279 tỷ đồng, chiếm 7,7% tổng
nguồn vốn.
- Quy mô nguồn vốn
Quy mô vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của
Ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mô

vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan
trọng. Không thể nói đến chất lượng nguồn vốn tốt nếu nguồn vốn
không đáp ứng được nhu cầu về khối lượng vốn cho các hoạt
động chung của ngân hàng. Khối lượng nguồn vốn phải đạt tới qui
mô nhất định theo kế hoạch huy động của Ngân hàng.


Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập năm 2002, khi
đó tổng nguồn tổng nguồn vốn của NHCSXH là 7.083 tỷ đồng
trên cơ sở nhận bàn giao nguồn vốn từ Ngân hàng Phục vụ người
nghèo. Trong quá trình hoạt động nguồn vốn của NHCSXH không
ngừng tăng, tính đến 31/06/2016 tổng nguồn vốn của NHCSXH là
156.678 tỷ đồng, tăng lên so với khi thành lập là 149.595 tỷ đồng
tương đương mức tăng 21,1 lần.
Có thể nhìn thấy rõ mức tăng quy mô nguồn vốn của ngân
hàng thông qua bảng số liệu.
- Quy mô nguồn vốn qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng, %

STT

Năm

Tổng

Tăng so với

Tỷ lệ tăng

nguồn vốn


năm trước

(%)

1

2007

36.052

-

-

2

2008

54.691

18.639

51,70

3

2009

74.467


19.776

36,16

4

2010

91.897

17.430

23,41

5

2011

105.492

13.595

14,79


×