Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu THỰC TIỄN về NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH cấp TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.79 KB, 82 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU THỰC TIỄN VỀ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CẤP TỈNH


Cạnh tranh cấp tỉnh
Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh được tồn tại từ cấp độ vi mô đến vĩ mô, bao
trùm mọi lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội. Ở mức độ khái
quát, cạnh tranh được hiểu là quá trình đổi mới và sáng tạo
vận động liên tục và không có điểm kết thúc. Kế thừa những
quan điểm đã có. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể
thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt
được mục tiêu xác định với hiệu quả cao và bền vững.
Cạnh tranh cấp tỉnh
Theo cấp độ có thể phân loại cạnh tranh như cấp quốc
gia, cấp tỉnh (vùng), cấp DN, cấp sản phẩm (ngành). Các cấp
độ cạnh tranh liên quan chặt chẽ với nhau.
Cạnh tranh cấp tỉnh là đặc thù của Việt Nam bởi sự phân
cấp cho chính quyền tỉnh đã tạo ra cho cấp tỉnh quyền hạn
được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao, giữa các tỉnh có
sự ganh đua nhau để thu hút đầu tư phục vụ các mục tiêu phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong luận văn, tác giả đưa ra
khái niệm cạnh tranh cấp tỉnh. Cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt


Nam là sự ganh đua giữa các chính quyền cấp tỉnh thơng qua
q trình đổi mới và sáng tạo liên tục để tạo ra môi trường
đầu tư và kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản


xuất kinh doanh hiệu quả nhất nhằm mục tiêu phát triển bền
vững trên cơ sở các chính sách pháp luật của TW và khai thác
các yếu tố khác một cách hợp lý.
Cạnh tranh cấp tỉnh được hiểu là kiểu cạnh tranh “ganh
đua” cùng thắng khác với kiểu cạnh tranh DN thắng- thua.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Xếp hạng NLCT cấp tỉnh là quá trình tổ chức, sử dụng
các phương pháp, tiêu chí, chỉ tiêu, thang đo xác định để tính
tốn, đánh giá, phân loại NLCT các tỉnh. Việc xếp hạng
NLCT cấp tỉnh nhằm đánh giá môi trường kinh doanh (mức
độ thuận lợi của mơi trường kinh doanh) nhằm thúc đẩy chính
quyền tỉnh đổi mới quản lý, tạo dựng lòng tin và làm hài lịng
nhà đầu tư và DN. Mục đích của việc cải thiện xếp hạng
NLCT cấp tỉnh được khái quát như sau.
- Thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương


Vấn đề đặt ra cho chính quyền cấp tỉnh là thu hút được
các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Do đó, cần tạo được mơi trường đầu tư hấp
dẫn (trong khn khổ chính sách, luật pháp thống nhất). Việc
này đặt ra yêu cầu phải đổi mới quản lý (đồng hành cùng các
nhà đầu tư) và tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động
đầu tư (như hạ tầng, nhân lực,...). Vì thế, xếp hạng NLCT
thực chất là so sánh mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư ở
các tỉnh với mục tiêu thúc đẩy sự ganh đua.
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi trường đầu
tư có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một tỉnh có mơi
trường đầu tư và kinh doanh tốt thì sẽ có năng lực cạnh tranh

cao hơn, ngược lại để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
địi hỏi phải khơng ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Môi
trường đầu tư và kinh doanh được xem là điều kiện quyết
định đến năng lực cạnh tranh của một địa phương.
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được nâng cao, tức là môi
trường kinh doanh của tỉnh được cải thiện, sẽ hấp dẫn hơn với
các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh trong việc tiến hành hoạt
động đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Khi đã thu
hút nhiều các dự án đầu tư có chất lượng và sản xuất kinh


doanh phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, tăng nhanh giá trị
tăng thêm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và
nâng cao thu nhập cho người lao động và người dân địa
phương.
- Khai thác thế mạnh mối quan hệ liên vùng, liên địa
phương
Phát triển kinh tế vùng bao gồm các hoạt động xây dựng
lợi thế cạnh tranh của vùng và của các DN trong vùng nhằm
tạo thu nhập và việc làm. Đó là các hoạt động được thực hiện
bởi chính quyền địa phương, các hiệp hội DN, các DN và các
đối tượng khác nhằm xoá bỏ những cản trở và giảm chi phí
cho các DN, đẩy mạnh tính cạnh tranh của các DN và tạo ra
lợi thế hơn hẳn cho từng địa phương và các DN thuộc vùng
đó.

Thực chất mục tiêu này chính là khai thác và phát huy
lợi thế so sánh của mỗi tỉnh trong vùng. Nâng cao NLCT một
tỉnh không tách rời mục tiêu phát triển chung của vùng và của
cả nước. Bởi thực tiễn cho thấy, có những tỉnh chủ yếu cung

cấp nguồn lực cho các tỉnh khác, nhưng xét trên tổng thể quốc


gia hay vùng thì lại thu được nhiều lợi ích. Mặt khác, các tỉnh
cũng không thể đua nhau cùng xây dựng những cơng trình hạ
tầng lớn (như bến cảng, sân bay,...) tại địa phương mình bởi
chi phí đầu tư cao, nếu xét trên phạm vi cả nước rất lãng phí
hoặc phân tán nguồn lực, lúc đó mỗi tỉnh dường như trở thành
một nền kinh tế độc lập tương đối, dẫn đến suy giảm NLCT
của nền kinh tế quốc gia.
Do đó, để thực hiện mục tiêu này, quá trình cạnh tranh
giữa các tỉnh trong vùng phải trên dựa trên cơ sở hợp tác
nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương. Với hàm
nghĩa ấy, nâng cao NLCT cấp tỉnh cũng nhằm khai thác thế
mạnh mối quan hệ liên vùng, liên ngành, liên địa phương
trong phạm vi cả nước.
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
NLCT cấp tỉnh là một khái niệm có nội hàm rộng và
phức tạp, động và mở. Đánh giá xếp hạng NLCT cấp tỉnh cần
sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau. Hệ thống các tiêu chí này
khi lượng hố trong tính tốn định lượng NLCT cấp tỉnh được
gọi là các chỉ số thành phần. Trong mỗi chỉ số thành phần lại
bao gồm hệ thống các chỉ tiêu cấu thành.


Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, viết tắt là PCI
(Provincial Competitiveness Index), là chỉ số định lượng để
đo lường NLCT cấp tỉnh, được xác định từ hệ thống chỉ số
thành phần theo những nguyên tắc, phương pháp riêng bảo
đảm tính khoa học, tính khả thi, tính hướng đích, tính hiệu

quả, tính so sánh.
Có nhiều cách phân loại yếu tố ảnh hưởng đến môi
trường đầu tư cấp tỉnh, trong đó có cách phân loại theo nhóm
yếu tố truyền thống (như điều kiện địa lý - tự nhiên, xã hội; hệ
thống cơ sở hạ tầng; quy mô thị trường,…) và nhóm yếu tố
nguồn lực mềm bao gồm những khía cạnh quan trọng khác
nhau của môi trường kinh doanh cấp tỉnh, những khía cạnh
này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của chính
quyền cấp tỉnh. Nhóm yếu tố truyền thống là những nhân tố
căn bản, quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng
rất khó hoặc thậm chí khơng đạt được trong thời gian ngắn.
Nhóm yếu tố nguồn lực mềm là nhân tố quyết định đến sự hấp
dẫn đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy,
NLCT cấp tỉnh được xác định theo các tiêu chí xác định khả
năng của nguồn lực mềm và chỉ số NLCT cấp tỉnh hiện nay
được cấu thành từ hệ thống các chỉ số thành phần sau:


- Chi phí gia nhập thị trường
Là chỉ số thành phần xác định về thời gian hoàn thành
các thủ tục và giấy tờ cần thiết để DN chính thức đi vào hoạt
động (gia nhập thị trường). Gồm các chỉ tiêu đo lường về:
Thời gian DN phải chờ để ĐKKD và xin cấp đất; thời gian
chờ nhận đủ các loại giấy tờ cần thiết để tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh; số giấy phép, giấy đăng ký, quyết định
chấp thuận cần thiết để chính thức hoạt động; mức độ khó
khăn theo đánh giá của DN để có đủ giấy đăng ký, giấy phép
và quyết định chấp thuận. Mục đích của việc xây dựng chỉ số
thành phần này là đánh giá sự khác biệt giữa các tỉnh về chi
phí gia nhập thị trường của các DN mới ở tỉnh. Theo Luật

Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, trình tự,
thủ tục ĐKKD thống nhất ở các tỉnh nhưng thực tế vẫn có sự
khác biệt.
- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
Là chỉ số thành phần xác định khả năng tiếp cận đất đai
và mức độ ổn định trong sử dụng đất. Gồm các chỉ tiêu đo
lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà DN phải đối
mặt: Mức độ khó khăn tiếp cận đất đai DN; mức độ ổn định


khi đã có được mặt bằng kinh doanh. Chỉ số thành phần này
xây dựng xuất phát từ đất đai hay mặt bằng sản xuất kinh
doanh là một trong những yếu tố sản xuất cơ bản đối với các
DN. Các chính sách liên quan đến đất đai cịn có sự khơng
đồng đều giữa các tỉnh.
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Là chỉ số thành phần xác định khả năng tiếp cận các văn
bản pháp lý và mức độ tham gia của DN vào các chính sách,
quy định mới. Gồm các chỉ tiêu đo lường khả năng tiếp cận
các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho sự
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; Các chính sách và
quy định mới có được tham khảo ý kiến của DN và khả năng
tiên liệu trong triển khai thực hiện các chính sách, quy định
đó; Mức độ tiện dụng trang Web tỉnh đối với DN.
Chỉ số thành phần này được xây dựng do tính minh bạch
là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt môi
trường kinh doanh nào thuận lợi cho sự phát triển của DN.
Chỉ số về tính minh bạch phải hội tụ đủ các thuộc tính: tính
sẵn có của thơng tin; tính cơng bằng; tính dự đốn trước được;
và tính cởi mở.



- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà
nước
Là chỉ số thành phần xác định thời gian DN bỏ ra để
thực hiện các thủ tục hành chính. Gồm các chỉ tiêu đo lường
thời gian DN bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính; mức
độ thường xuyên mà DN phải tạm dừng kinh doanh để các cơ
quan Nhà nước địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.
Xuất phát từ nghiên cứu chi phí giao dịch trên cơ sở thời
gian bỏ ra là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu về
các nền kinh tế đang chuyển đổi. Các nhà quản lý DN thường
phải bỏ dở công việc kinh doanh để giải quyết các vấn đề sự
vụ giấy tờ liên quan đến quản lý hành chính của các cơ quan
quản lý nhà nước - thời gian mà lẽ ra đã có thể dành cho hoạt
động quản lý kinh doanh.
- Chi phí khơng chính thức
Là chỉ số thành phần xác định chi phí khơng chính thức
DN phải trả. Gồm các chỉ tiêu đo lường các khoản chi phí
khơng chính thức DN phải trả và các trở ngại do các chi phí
khơng chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh
của DN, việc trả những chi phí khơng chính thức có đem lại


kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà
nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi
không.
Chỉ số này xây dựng nhằm đánh giá số tiền mà DN phải
bỏ ra để chi trả các khoản chi phí khơng chính thức, các
khoản chi phí bất thường khác trong điều kiện hoạt động kinh

doanh bình thường.
- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Là chỉ số thành phần đánh giá sự năng động, tiên phong
của lãnh đạo tỉnh trong quản lý, điều hành nền kinh tế tỉnh.
Gồm các chỉ tiêu đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh
đạo tỉnh trong thực thi chính sách TW cũng như trong việc
đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển kinh tế địa
phương; khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách chưa
rõ ràng của TW theo hướng có lợi cho DN.
Chỉ số này được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống quy
định pháp luật liên quan hoạt động kinh doanh và đầu tư cịn
chưa hồn chỉnh và thiếu rõ ràng trong khi vận dụng vào điều
kiện hoàn cảnh cụ thể của tỉnh. Trong điều kiện đó, chính
quyền các tỉnh có những cách thức xử lý khác nhau và mang


lại những kết quả khác nhau. Kết quả ấy có thể tạo cơ hội, hỗ
trợ hoặc trở thành rào cản sự phát triển cho DN trên địa bàn
tỉnh.
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Là chỉ số thành phần đánh giá các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh. Gồm các chỉ tiêu đo lường sự sẵn có của các dịch vụ
hỗ trợ kinh doanh như xúc tiến thương mại, cung cấp thông
tin kinh doanh, tư vấn pháp luật cho DN, dịch vụ hỗ trợ tìm
kiếm đối tác kinh doanh, các dịch vụ công nghệ; số lượng các
nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và chất lượng của các dịch vụ
này.
Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là sản phẩm của các
ngành hỗ trợ và liên quan trên địa bàn tỉnh. Đối tượng cung
cấp các dịch vụ này có thể do khu vực tư nhân hoặc nhà nước

cung cấp. Tuy nhiên, theo sự phát triển nền kinh tế thị trường,
cơ hội tiếp cận với các dịch vụ của khu vực tư nhân ngày càng
lớn nên việc tập trung vào các dịch vụ do nhà nước cung cấp
khơng có nhiều ý nghĩa bằng. Nhà nước chủ yếu đóng vai trị
định hướng phát triển cho các ngành hỗ trợ và liên quan trên
địa bàn tỉnh cả về số lượng và chất lượng nhằm tạo điều kiện


các DN tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ do tư nhân cung cấp.
- Chất lượng đào tạo lao động
Là chỉ số thành phần đánh giá đào tạo nghề và phát triển
kỹ năng người lao động. Gồm các chỉ tiêu đo lường các nỗ
lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển
kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa
phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.
Cùng với đất đai, lao động là một yếu tố sản xuất quan
trọng. Hàng năm các tỉnh đều phải đương đầu với áp lực giải
quyết việc làm cho người dân có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Tuy nhiên, thực tế những năm qua các DN luôn phàn nàn về
năng lực yếu kém của lực lượng lao động. Các DN gặp rất
nhiều khó khăn tìm kiếm và tuyển dụng lao động đã qua đào
tạo chuyên nghiệp hoặc bán chun nghiệp. Vì vậy, chính
quyền địa phương tập trung vào việc nâng cao chất lượng lực
lượng lao động địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với môi
trường kinh doanh trên địa bàn.
- Thiết chế pháp lý
Là chỉ số thành phần đánh giá thiết chế pháp lý ở địa


phương. Gồm các chỉ tiêu đo lường lòng tin của DN đối với

hệ thống toà án, tư pháp của tỉnh; mức độ hiệu quả của thiết
chế pháp lý này trong giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại
của DN với các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền ở
địa phương.
Chỉ số này được xây dựng trên cơ sở cho rằng phát triển
pháp luật và giải quyết tranh chấp một cách chính quy ln là
một mắt xích yếu trong q trình cải cách, chuyển đổi ở Việt
Nam. Đồng thời, hầu hết các cá nhân và DN vẫn lựa chọn giải
quyết tranh chấp thơng qua các cơ chế khơng chính thức.
- Cạnh tranh bình đẳng
Là chỉ số thành phần mới, phản ánh đánh giá và yêu cầu
của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước về mơi
trường kinh doanh bình đẳng. Có nhiều cách nhìn nhận khác
nhau nhưng đây có thể là tham khảo cần thiết khi điều hành
kinh tế tại địa phương. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh
theo pháp luật.
Đối với một tỉnh, để nâng cao chỉ số NLCT thì khơng


chỉ một chỉ số thành phần nào mà cần đảm bảo đồng bộ các
chỉ tiêu cấu thành các chỉ số thành phần ấy. Do bản thân các
chỉ tiêu mang tính động và mở nên các chỉ số thành phần cũng
động và mở theo thời gian. Điều quan trọng là khi xây dựng
hệ thống chỉ tiêu đánh giá cần phải xác định được những nhân
tố ảnh hưởng (phản ánh qua trọng số) tới NLCT một tỉnh theo
thời gian để phản ánh kịp thời. Trọng số được áp dụng cho tất
cả các chỉ số thành phần. Đóng góp của từng chỉ số thành
phần lên những yếu tố đo lường sự phát triển DN (như số DN

đang thực sự hoạt động; quy mô vốn đầu tư hoặc đầu tư trên
đầu người của DN; lợi nhuận bình qn) là trọng số được tính
trong đánh giá NLCT cấp tỉnh. Cơ sở xác định trọng số là
thơng qua phương pháp hồi quy để tính tốn và phân chia
trọng số thành các nhóm khác nhau, thơng thường theo 3
mức: Cao, Trung bình và Thấp. Khi nền kinh tế Việt Nam tiếp
tục phát triển cùng công cuộc cải cách đang diễn ra trong cả
nước, lĩnh vực kinh doanh và đầu tư ngày càng đa dạng, một
số chỉ số thành phần sẽ trở nên kém quan trọng nhưng một số
khác lại trở thành thiết yếu. Lúc ấy trọng số của các chỉ số
thành phần phải tính tốn lại để phản ánh mơi trường chính
sách mới.


Việc xác định rõ ràng nội dung chỉ số NLCT cấp tỉnh có
ý nghĩa quan trọng để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải
pháp nâng cao chỉ số NLCT các tỉnh ở Việt Nam.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây về
nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Từ năm 2005 tới nay đều có các báo cáo về Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam. Ngồi những cơng trình
nghiên cứu này, đã có rất nhiều bài viết trên các sách, báo, ấn
phẩm hội thảo cấp tỉnh, vùng, ngành liên quan đến cạnh tranh
cấp tỉnh và xếp hạng PCI.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã hệ thống đầy đủ một
số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực
cạnh tranh (NLCT). Từ đó nghiên cứu, phân tích thực trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của quốc gia, của ngành,
của Doanh nghiệp. Riêng nghiên cứu NLCT cấp tỉnh ở Việt
Nam đã được VCCI lượng hóa thơng qua CPI để so sánh, xếp

hạng.
Đặc biệt là các cơng trình, báo cáo nghiên cứu về chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam qua từng năm
được thực hiện bởi phịng thương mại và cơng nghiệp Việt


Nam (VCCI) cùng với sự hỗ trợ của cơ quan phát triển quốc
tế Hoa Kỳ (USAID). Những cơng trình nghiên cứu này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng giúp chính quyền địa phương nhìn
nhận rõ hơn các vấn đề điều hành hoạt động kinh tế của mình
và định hướng điều chỉnh để cải thiện năng lực điều hành,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, giúp
nhà nước nhìn nhận được những mặt được và chưa được trong
chính sách quản lý, thi hành và đưa ra những giải pháp thích
hợp để đưa nền kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát
triển.
Một số nghiên cứu tiêu biểu về chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh trong những năm gần đây.
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt
Nam năm 2014
Báo cáo PCI năm 2014 đánh dấu chặng đường 10 năm
xây dựng và phát triển chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI). Người trực tiếp viết báo cáo này là Tiến sĩ Edmund
Malesky, chuyên gia tư vấn của dự án VNCI. Ngoài ra dự án
nghiên cứu này cũng có đóng góp quan trọng của nhóm
nghiên cứu gồm các chuyên gia tư vấn và cán bộ Dự án nâng


cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (do USAID tài trợ) và
phịng thương mại và cơng nghệ Việt Nam. Đây là một dự án

phát triển kinh tế do cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ tài trợ.
Dự án do công ty Development Alternatives Inc (DAI) điều
hành. PCI trở thành tiếng nói đại diện cho nhu cầu, hy vọng
và mong mỏi của hàng chục ngàn nhà đầu tư tại Việt Nam,
truyền tải trực tiếp và mạnh mẽ tiếng nói này tới các nhà
hoạch định chính sách ở cả cấp trung ương và địa phương.
Báo cáo PCI năm 2014 tập hợp tiếng nói của 9859 doanh
nghiệp dân doanh đang hoạt động trên khắp 63 tỉnh, thành
phố Việt Nam. Báo cáo phản ánh ý kiến của 1491 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam.
Dù bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp
tục có những diễn biến phức tạp, năm 2014 đã ghi nhận
những chuyển biến đáng khích lệ của nền kinh tế Việt Nam;
kinh tế vĩ mơ ổn định vững chắc hơn, trong đó nổi bật là tăng
trưởng GDP đạt 5,98%, lạm phát 1,84% thấp nhất trong nhiều
năm trở lại đây.
Báo cáo cho thấy dấu hiệu khởi sắc về môi trường kinh
doanh. Tỉ lệ doanh nghiệp trong nước tăng quy mô đầu tư vốn


đã tăng trở lại (10,8%) sau hai năm giảm xuống mức thấp
nhất. Lần đầu tiên trong vòng 9 năm, quy mơ vốn trung bình
của doanh nghiệp đã tăng đến mức cao nhất, trung bình là
15,1 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với mức chạm đáy năm 2012
và 2013.
Điểm trung vị PCI năm 2014 tăng 0,77 điểm so với năm
2013 (57,81 điểm) lên 58,58 điểm, khoảng cách điểm số giữa
các tỉnh tiếp tục được thu hẹp. Năm 2014, Đà Nẵng tiếp tục
dẫn đầu bảng với 66,87 điểm, tiếp đến là Đồng Tháp (65,28
điểm) và Lào Cai (64,67 điểm).

Khảo sát PCI 2014 ghi nhận những cải thiện rõ rệt nhất
ở lĩnh vực Gia nhập thị trường, tiếp đến là tính minh bạch,
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và chi phí thời
gian. Tuy nhiên một số lĩnh vực lại có sự sụt giảm đáng lo
ngại như lĩnh vực chi phí khơng chính thức, tính năng động và
tiếp cận đất đai.
Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2014
cung cấp thông tin và đưa ra các khuyến nghị hữu ích để các
nhà hoạch định chính sách cũng như lãnh đạo các tỉnh,
thành phố cân nhắc và hành động, thúc đẩy đầu tư, tạo việc


làm và mang lại sự thịnh vượng cho mọi người dân Việt
Nam. Qua đó ta thấy rõ hơn được sự tăng trưởng PCI của
Tỉnh Bắc Giang và các tỉnh, thành phố trong cả nước, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm, thực tiễn tốt từ địa phương khác
để áp dụng cho Tỉnh Bắc Giang.
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2015PCI 2015
Đây là cuốn Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam lần thứ 11. Báo cáo này
đánh dấu năm thứ ba Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt
Nam (VCCI) độc lập xây dựng và thực hiện Chỉ số PCI với sự
hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Có
thể coi đây là biểu tượng cho sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát
triển thành cơng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt
Nam và nâng cao năng lực của đối tác trong nước.
Báo cáo cũng đưa ra chi tiết về chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh năm 2015:
Điểm trung vị PCI 2015 tương đối ổn định: Năm nay,
điểm tỉnh trung vị PCI đạt 58,47 điểm, tương đương mức

điểm năm 2014 nhưng cải thiện đáng kể và có ý nghĩa so với


năm 2013. Lần đầu tiên sau 4 năm, khoảng cách giữa nhóm
đầu bảng và cuối bảng đã bắt đầu được nới rộng. Đây có thể
là tín hiệu cho thấy các tỉnh “ngôi sao” đang nỗ lực cải cách
mạnh mẽ hơn trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu bước vào giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mới. Cụ thể, điểm số PCI của
Đà Nẵng hiện đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2012, gần 1,5
điểm. Trong khi đó, PCI của tỉnh thấp nhất đã giảm hơn 1
điểm, quay về mốc điểm xuất phát năm 2013 (48,9 điểm).
Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng: Năm 2015 là
năm thứ 3 liên tiếp Đà Nẵng trụ vững tại ngôi đầu bảng với
68,34 điểm, ghi nhận lần thứ 6 thành phố này dẫn đầu cả nước
kể từ khi chỉ số PCI được cơng bố. Trung tâm hành chính tập
trung của thành phố đi vào hoạt động từ tháng 9/2014 đã phát
huy hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiều thời gian, công sức,
tiền bạc cho cả người dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công
chức.
Các tỉnh xuất sắc khác: Sau Đà Nẵng là Đồng Tháp
(66,39 điểm) và Quảng Ninh (65,75 điểm), những tỉnh đứng
đầu của bảng xếp hạng với nhiều sáng kiến cải cách trong cải
cách hành chính như tinh gọn bộ máy, công khai, minh bạch
trong đánh giá và lựa chọn cán bộ. Hai địa phương tiếp theo


nằm trong nhóm có chất lượng điều hành rất tốt của PCI 2015
lần lượt là Vĩnh Phúc (62,56 điểm) và Lào Cai (62,32 điểm).
Ngoài bảng xếp hạng PCI truyền thống, báo cáo còn
cung cấp những kết quả nghiên cứu phù hợp để hỗ trợ đưa ra

những cải cách kinh tế mới nhất. Ngồi ra báo cáo trình bày
các phân tích chi tiết về cách thức cải thiện môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực
chiếm 98% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và là động lực
quan trọng để phát triển kinh tế và tạo việc làm trong thời
gian tới.
Nghiên cứu cho thấy các thay đổi trong điều hành kinh
tế cấp tính theo thời gian, những lĩnh vực cải thiện cụ thể:
Khảo sát PCI năm nay ghi nhận những cải thiện ở lĩnh vực ra
nhập thị trường, Tính minh bạch, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
và chi phí thời gian. Trong những chỉ số trên thì Tỉnh Bắc
Giang chỉ cải thiện điểm ở chỉ số “chi phí thời gian”, những
chỉ số cịn lại đều giảm nhẹ. Tuy nhiên Tỉnh Bắc Giang lại
tăng điểm đáng kể ở hai chỉ số là chi phí khơng chính thức và
chỉ cố Cạnh tranh bình đẳng - đây là hai chỉ số có xu hướng
giảm ở các tỉnh thành trong cả nước.


Báo cáo cũng trình bày nghiên cứu về cách thức tăng
cường hiệu ứng lan tỏa của công nghệ và năng suất lao động
từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
cho các doanh nghiệp dân doanh trong nước, cung cấp thông
tin cho việc xây dựng các chương trình cải cách nhằm thu hút
đầu tư nước ngồi sắp tới. Nếu trước đây nhiều nỗ lực cải
cách tập trung vào việc thu hút đầu tư, thì thời gian tới, cần
hướng tới giảm thiểu các rủi ro của môi trường kinh doanh
sau khi nhà đầu tư đã lựa chọn Việt Nam.
Trong đó, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tới việc tăng
cường tính minh bạch, giúp các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng
hơn những tài liệu kế hoạch của các địa phương , tiếp tục

phản ánh mức độ hiểu biết và kỳ vọng của các doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi về
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, với hy vọng sẽ
cung cấp những thơng tin hữu ích cho các thay đổi chính sách,
pháp luật cần thiết để thực hiện Hiệp định toàn diện này.
Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2015 tổng
quan khá đầy đủ về chỉ số CPI của các tỉnh thành trong cả
nước trong năm 2015, qua đó giúp ta xác định được những
kinh nghiệm, bài học thực tiễn rút ra cho Bắc Giang, khắc


phục những lĩnh vực còn yếu kém so với các tỉnh bạn, cải
thiện chỉ số PCI của Tỉnh Bắc Giang trong những năm tiếp
theo.
Bắc Giang nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI)- Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm- Báo đại biểu
nhân dân (ngày 12/09/2016)
“Song song với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,
tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng phương án bảo vệ, hạn chế tối
đa hệ lụy cho môi trường. UBND tỉnh yêu cầu đơn vị chức
năng thường xuyên đánh giá tác động môi trường đối với các
DN, nhà máy, đơn vị sản xuất. Tới đây, tỉnh sẽ hỗ trợ sở TNMT xây dựng hệ thống quan trắc nối trực tiếp với các nhà
máy, xí nghiệp trọng tâm, trọng điểm để theo dõi hoạt động
24/24, bảo đảm nước thải phải được xử lý trước khi thải ra
mơi trường”. Đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc
Giang Nguyễn Văn Linh với Phóng viên báo Đại Biểu Nhân
dân về việc nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,
nhằm nâng cao PCI của địa phương trong thời gian tới.
Qua bài báo, ông Nguyễn Văn Linh đã đưa ra những
đánh giá về những biến động của PCI kể từ “cú sốc” tụt hạng



năm 2013 (đứng thứ 49/63 tỉnh, thành phố), giảm 18 bậc so
với năm 2012 và giảm 26 bậc so với năm 2011. Nhờ những
chủ trương đúng đắn, các sở, ngành đưa ra các phương án
khắc phục kịp thời nên chỉ số PCI của những năm tiếp theo đã
có cải thiện đáng kể. Năm 2015, chỉ số PCI của Bắc Giang đã
tăng lên 9 bậc, đạt 57,61 điểm. Đó là tín hiệu đáng mừng, cho
thấy nỗ lực của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh; đồng thời, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải
cách hành chính của tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện,
TP từng bước phát huy hiệu quả rõ nét.
PCI của Bắc Giang ngày càng được cải thiện, là minh
chứng cho những nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua. Để giữ
mạch, nâng bậc PCI cho những năm tiếp theo thì Tỉnh ủy,
UBND Tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các ngành, địa phương nỗ
lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh
nghiệp. Thúc đẩy tính tiên phong của lãnh đạo từ tỉnh, đến
huyện, xã, nhận thức về thu hút đầu tư tạo môi trường để DN
sản xuất kinh doanh; cải thiện thông thống về hành chính và
tạo điều kiện tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp.
Ngồi ra, tỉnh ủy có chỉ thị về nâng cao tinh thần, trách
nhiệm, thái độ của cán bộ, công chức trong việc giải quyết


×