Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bộ câu hỏi phỏng vấn cán bộ y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.9 KB, 6 trang )

-

Phụ lục…: Bộ câu hỏi phỏng vấn CBYT của TYT xã Hồng Kỳ
1.
Mục tiêu:
Tìm hiểu các thông tin, các nhận định của trạm trưởng về tình hình chung của xã Hồng
Kỳ.
Tìm hiểu hoạt động CSSK tại TYT xã Hồng Kỳ.
Tìm hiểu vấn đề sức khỏe trong chương trình y tế mà CBYT phụ trách.
2.
Nội dung phỏng vấn:
Chào hỏi, giới thiệu bản thân, xin phép ghi âm cuộc phỏng vấn
Tuổi:……………………………………………………………………...
Giới: Nam
Nữ
Chức vụ:……………………………………………………………….....
2.1. Câu hỏi chung
2.1.1. Thông tin chung về xã
- Cô/chú có thể mô tả tình hình chung về xã được không ? (vị trí địa lý, tình hình
giáo dục, dân số, kinh tế, các làng nghề chủ yếu, các bệnh viện/phòng khám tư
nhân trên địa bàn, công tác truyền thông,…)
- Theo nhận định của cô/chú, với đặc điểm kể trên thì có ảnh hưởng như thế nào đến
công tác CSSK trên địa bàn?
2.1.2. Thông tin về TYT:
- Ví trí địa lý  thuận lợi khó khăn cho việc di chuyển của người dân đến khám và
sự tiếp cận người dân của cán bộ y tế?
- Cơ sở vật chất: số lượng và chất lượng phòng ban, trang thiết bị, thuốc  Có đáp
ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân không? Thiếu và cần bổ sung
những gì?
- Cơ cấu tổ chức nhân sự: số lượng cán bộ và chức năng nhiệm vụ  Có đáp ứng đủ
yêu cầu công việc không? Nếu cần thì cần bổ sung thêm bao nhiêu nhân lực và ở


vị trí nào?
2.1.3. Công tác KCB
- Đánh giá của cô/chú về hoạt động KCB của trạm? (số lượt khám? Đặc điểm đối
tượng đến khám? bác sĩ gia đình, hoạt động cấp phát thuốc,…)
- Ngoài TYT, người dân hay đi khám bệnh ở đâu? Vì sao?
- Các chương trình khám sức khỏe cho học sinh, khám tuyển nghĩa vụ quân sự,
khám sức khỏe ban đầu diễn ra như thế nào? Có gặp khó khăn/thuận lợi nào
không? Những ai phụ trách?
- Dịch vụ bảo hiểm y tế của trạm diễn ra ra sao? Mức độ ủng hộ và tham gia của
người dân ra sao?
- Thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác ở trạm?
2.2. Các vấn đề sức khỏe cần ưu tiên can thiệp
- Trong những năm gần đây, tình hình sức khỏe của xã có những biến chuyển như
thế nào?
- Theo cô/chú, 2-3 chương trình về sức khoẻ nổi bật đang được triển khai tại TYT
xã ta?


Theo cô/chú, 2-3 vấn đề sức khỏe đang nổi cộm và cần được ưu tiên can thiệp tại
xã là gì?
- Thông tin cần thu thập trong từng vấn đề:
• Thông tin bệnh tật:
o Tỷ lệ mắc bệnh trong những năm gần đây (2013, 2014, 2015) (hỏi thêm tỷ lệ tử
vong, tỷ lệ kiến thức của người dân, tỷ lệ bệnh được điều trị…nếu có)
o Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh? (tuổi, giới, nghề nghiệp…)
o Khu vực nào trong xã có số ca mắc bệnh cao?
• Thông tin về phòng chống:
o TYT đã thực hiện các biện pháp gì để giải quyết vấn đề đó?
o Nguồn kinh phí là bao nhiêu và lấy từ đâu? Nhân lực trong công tác giải quyết
vấn đề đó? Nguồn lực như vậy theo cô/chú đã đủ để giải quyết vấn đề chưa?

o Các bên liên quan tham gia giải quyết vấn đề là những ai? Sự ủng hộ của các
bên liên quan đó? (UBND xã, TTYT huyện, người dân…)
o Phương pháp đó có được bao phủ trên toàn xã không? Hiệu quả của các
phương pháp đó như thế nào?
-

Phụ lục: Bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho Ủy ban Nhân dân.
1. Trong những năm gần đây, tình hình sức khỏe của xã có những biến chuyển như thế
nào?
2. Có những chương trình sức khỏe nào đang thực hiện tại xã? Các ban ngành trong xã
có sự phối hợp như thế nào trong việc triển khai các chương trình đó?
- Tuyên truyền
- Hỗ trợ địa điểm
- Hỗ trợ nhân lực, cộng tác viên
- Chính sách
3. Theo cô/chú, hiện tại, tại xã đang có những vấn đề sức khỏe nổi cộm gì?
4. Sự tác động qua lại giữa các vấn đề sức khỏe đó đối với kinh tế, văn hóa, xã hội tại
xã là như thế nào?
5. Sự hỗ trợ của xã với trạm y tế về nhân lực, kinh phí, trong việc giải quyết các vấn đề
ưu tiên đó là như thế nào? Cô/chú đánh giá như thế nào về hoạt động của các giải
pháp can thiệp?
6. Hiện nay kế hoạch bao phủ BHYT của UBND xã (tỷ lệ % tham gia chương trình
BHYT) cụ thể là như thế nào?


Phụ lục: Phỏng vấn bổ sung cán bộ TYT xã về hoạt động của chương trình phòng
chống tăng huyết áp
I.
Mục tiêu:
Bổ sung các thông tin về tình hình các hoạt động trong chương trình phòng chống

THA của TYT xã.
II.
Nội dung
1. Tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế là bao nhiêu? Việc có hay không có bảo hiểm y
tế có ảnh hưởng như thế nào đến việc tiếp cận dịch vụ y tế tại trạm khám chữa
bệnh của người dân? Cụ thể trong các chương trình y tế?
2. Công tác truyền thông của trạm như thế nào? Có kết hợp với các bên liên quan
như thế nào? Hệ thống loa tại xã có vị trí như thế nào và hoạt động như thế nào?
3. Hoạt động của y tế thôn bản như thế nào? Cụ thể qua các chương trình?
4. Hỏi thêm thông tin về tình hình THA: tỷ lệ qua các năm, số bệnh nhân đc quản lý
qua các năm, xu hướng, nguyên nhân chính của tình trạng THA tại địa phương.
5. Tại tram y hiện nay có những hoạt động/chương trình gì về phòng chống THA? ns
(sàng lọc và lấy thuốc định kì có cùng 1 chương trình k?)
6. Đối tượng hướng đến của các chương trình đó là những ai? (toàn bộ người dân,
người có bảo hiểm hay đối tượng có nguy cơ cao có bảo hiểm hoặc k, đối tượng có
hồ sơ quản lý tại trạm…) Tại sao lại chọn đối tượng đó?
7. Cán bộ phụ trách chính là ai? Các cán bộ hỗ trợ là ai? Nhiệm vụ cụ thể của từng
người trong chương trình?
8. Các bên liên quan là ai và tác động của họ đến chương trình như thế nào? (hỏi cả
về bên liên quan có lợi như hội người cao tuổi và có tác động k tốt như nhà thuốc
tư nhân?)
9. Các chương trình diễn ra bao lâu 1 lần? Các hoạt động trong chương trình đó là
gì?
10. Chi phí người dân phải chi trả như thế nào? (đối với người có bảo hiểm và không
có bảo hiểm)
11. Thuốc được phát cho người dân là thuốc gì? Sử dụng như thế nào? Có cần phải
uống thuốc đó thường xuyên ngay cả khi HA đã ổn định không? Có loại thuốc nào
có thể thây thế thuốc đó không? Người dân có dễ dàng mua các loại thuốc đó bên
ngoài không?
12. Thông báo về chương trình và thông tin về các hoạt động của chương trình được

đưa đến người dân thông qua những hình thức gì? Hiệu quả của những hình thức
đó như thế nào? Nếu không hiệu quả thì tại sao và tại sao không thay đổi sang
hình thức khác?
13. Khám sàng lọc là khám phát hiện bệnh hay khám phát hiện nguy cơ? Cụ thể như
thế nào? (ví dụ như HA bao nhiêu thì đc gọi là có nguy cơ?...) Sau khi khám sàng
lọc, đối tượng được hưởng những dịch vụ gì? (tư vấn, lưu trữ hồ sơ…)
14. Công tác tư vấn trong các chương trình như thế nào? Nội dung tư vấn là gì?
15. Kết quả của các chương trình qua các năm? Sự hưởng ứng của người dân như thế
nào? Lý do?


Phụ lục: Bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn cộng đồng về các vấn đề sức khỏe đáng
lưu tâm tại xã
I. Mục tiêu.
1. Tìm hiểu về tình hình sức khỏe của người dân trong xã.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là các vấn đề sức khỏe
quan tâm.
II. Nội dung.
Chào anh/chị, chúng em là nhóm sinh viên Đại học YTCC hiện đang đi thực tập tại xã
Hồng Kỳ.
Thông tin chung:
Chào hỏi: Tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ (thôn),…
1. Anh/chị có thể cho biết các thành viên trong gia đình của anh/chị thường hay gặp các
vấn đề sức khỏe nào? Trong thời gian gần đây, có thành viên nào trong gia đình bị
ốm/nhập viện? Vì sao?
2. Khi bị bệnh, anh/chị hay tìm tới đâu? Vì sao?
Thông tin về tình hình sức khỏe:
• Thông tin về bệnh tăng huyết áp (THA) ở người cao tuổi tại xã:
1. Trong gia đình bác có những ai bị THA?
2. Bác biết mình THA từ bao giờ?

3. Theo bác, có những nguy cơ nào dẫn tới THA?
4. Bác có thể cho cháu biết 1 số biện pháp phòng ngừa THA mà bác biết?
5. Bác có nhận biết được khi nào mình sẽ bị THA không? Các dấu hiệu khi bác bị THA
là gì? Bác và người nhà sẽ phản ứng như thế nào?
6. Bác thấy tình hình THA ở xã mình trong những năm qua có diễn biến như thế nào
(nếu đối tượng trả lời tăng/giảm thì hỏi tại sao)? So với các xã khác trong huyện Sóc
Sơn thì sao ạ?
7. Theo bác, những biện pháp thường được sử dụng để phòng chống THA là gì? Những
biện pháp nào thường được người dân/ cán bộ TYT của xã sử dụng?
8. Khi bị THA, bác kiêng một số đồ ăn nào? Tại sao bác lại cho rằng kiêng ăn đồ ăn đó
có thể làm giảm tình trạng THA của mình?
9. Bác thường theo dõi tình trạng THA của mình như thế nào? (Bao lâu một lần và ở
đâu)
10. Bác biết những thông tin về THA từ đâu? Đó là những thông tin nào?
11. Cháu có được biết là TYT xã mình đang triển khai chương trình THA. Bác có thể cho
cháu biết về tính hiệu quả của chương trình được không ạ? Những thách thức/ điểm
yếu nào của chương trình cần khắc phục
12. Bác có biết tới chương trình bác sĩ gia đình (BSGĐ) không? Chương trình này khám
và theo dõi tình trạng THA của bác như thế nào?
13. Bác nhận thấy những kết quả nào đã mang lại từ chương trình BSGĐ
14. Những mong muốn của anh/chị trong làm giảm tỷ lệ THA là gì? Những ý kiến của
anh/chị nhằm cải thiện hiệu quả của can thiệp là gì?


• Thông tin về vấn đề nước sinh hoạt tại xã:
1. Anh/chị thường dùng những nguồn nước nào cho sinh hoạt?
2. Theo anh/chị, nguồn nước nhà mình đang sử dụng có sạch không? Đặc điểm nguồn

3.
4.

5.

6.

7.

1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.

nước mà nhà anh/chị sử dụng như thế nào? (màu, mùi…). Nếu có bất thường thì hỏi
Đối tượng phỏng vấn tại sao nguồn nước lại có những bất thường đó?
Những yếu tố nào tác động đến an toàn nguồn nước ở xã là gì?
Theo anh/chị, ở xã mình thường có các căn bệnh nào liên quan tới nguồn nước?
Những ai và khu vực nào trong xã chịu ảnh hưởng của căn bệnh đó?
Những biện pháp làm cải thiện chất lượng nguồn nước mà gia đình sử dụng là gì? (Bể
lọc/máy lọc nước…) Hiệu quả của các biện pháp đó như thế nào? Có điểm gì thuận
lợi và khó khăn khi thực hiện biện pháp đó?
Anh/chị biết các chương trình can thiệp liên quan đến việc cải thiện chất lượng nước?
Ai là người thực hiện chương trình? Tần suất thực hiện của các chương trình? Các
hoạt động của chương trình đó? Hiệu quả của các chương trình đó như thế nào?
Những mong muốn của anh/chị trong việc cải thiện chất lượng nguồn nước là gì?
Những ý kiến của anh/chị nhằm cải thiện hiệu quả của can thiệp là gì?

Thông tin về vấn đề sinh con thứ 3:
Anh/chị có biết thông tin khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con không?
Lý do sinh con thứ 3 của gia đình là gì?
Sinh con thứ 3 có ảnh hưởng gì đến kinh tế của gia đình không? Nếu có thì ảnh hưởng
như thế nào?
Khi sinh con thứ 3, gia đình có bị phạt hành chính hay nhắc nhở gì không? Nếu có thì
từ cơ quan nào?
Khi đã có 2 con, gia đình có được trạm y tế giới thiệu về các biện pháp tránh thai và
kế hoạch hóa gia đình không? Nếu có thì những thông tin gì?
Anh/chị biết các chương trình can thiệp liên quan đến việc giảm tỷ lệ sinh con thứ 3
tại xã? Ai là người thực hiện chương trình? Tần suất thực hiện của các chương trình?
Các hoạt động của chương trình đó? Hiệu quả của các chương trình đó như thế nào?
Sau khi sinh con thứ 3, gia đình có được trạm y tế tư vấn, tuyên truyền không? Nếu có
thì đó những thông tin gì?
Hiện tại anh/chị đang sử dụng những biện pháp kế hoạch hóa gia đình nào?
Những mong muốn của anh/chị trong việc cải thiện việc sinh con thứ ba là gì? Những
ý kiến của anh/chị nhằm cải thiện hiệu quả của can thiệp là gì?


Phụ lục: Bộ câu hỏi phỏng vấn bổ sung Hội NCT xã Hồng Kỳ về chương trình phòng chống
tăng huyết áp
1. Mục tiêu:
Tìm hiểu sự phối kếp hợp các hoạt động của Hội NCT với TYT xã Hồng Kỳ trong chương
trình phòng chống THA cho NCT.
2. Nội dung:
• Thông tin chung:
- Bác có thể cho biết, Hội NCT gồm bao nhiêu Hội viên? Cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Trong những năm qua, Hội có những hoạt động gì nổi bật?
- Các hoạt động định kỳ của Hội diễn ra như thế nào? Tần suất là bao nhiêu?
- Tỷ lệ Hội viên tham gia chương trình BHYT là bao nhiêu ?

• Truyền thông :
- Hội NCT tham gia vào chương trình phòng chống THA như thế nào ? Hoạt động cụ thể là
gì ? Hiệu quả ra sao ? Phối kết hợp với TYT xã trong chương trình này như thế nào ?



×