Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp HaNoi Tourist

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.28 KB, 19 trang )

Đề tài: Hãy phân tích và lấy ví dụ minh họa thực tế về :"Phẩm chất tâm lý
của người lãnh đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
HaNoi Tourist"

Chương I: Lý luận về phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo
1.1.Khái niệm lãnh đạo và người lãnh đạo
1.1.1

Lãnh đạo là gì?

-

Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học
về tổ chức – nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã
hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới
nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và
dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu
của tổ chức. Môn nhân sự hiện đại đề cao vai trò của lãnh đạo nên đối
tượng này càng được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

-

Lãnh đạo được miêu tả là 'một quá trình ảnh hưởng xã hội cái mà một
người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người khác nhằm
đạt được thành công cho một mục tiêu chung". Tất nhiên cũng xuất hiện
nhiều cách lý giải khác sâu hơn.

1.1.2

Người lãnh đạo
Trong thực tế có nhiều khái niệm khác nhau về người lãnh đạo


Theo Paul E.Spector, người lãnh đạo là người chỉ huy hoặc là ông chủ
của những người khác .Người lãnh đạo là người có ảnh hưởng đến người
khác ở mức độ rất lớn.
Napoleon Bonapera cho rằng người lãnh đạo phải khắc sâu vào tâm hồn
mọi người cái ý chí dù muốn hay không cũng phải hợp tác vì sự thành
công của tập thể và tính chất trọng đại của công việc, biết sử dụng ở
mức độ cao nhất nghệ thuật khi biết phối hợp những khả năng thích hợp
vào những vị trí phù hợp với khả năng của họ Theo từ điển tâm lý học
người lãnh đạo là: 1,người dẫn dắt người định hướng và điều khiển hành
vi của người khác 2, người có những đặc điểm nổi bật về nhân cách và
những phẩm chất khác đảm bảo cho sự lãnh đạo.
Nói chung khi nói đến khái niệm người lãnh đạo, về mặt tổ chức và pháp
luật cần nhấn mạnh đến các khía cạnh sau:

1


-

-

Người lãnh đạo được bổ nhiệm một cách chính thức người lãnh đạo
được trao cho những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định tùy theo chức vụ
mà người đó đảm nhiệm.
Người lãnh đạo có một hệ thống quyền lực được thiết lập một cách
chính thức để tác động đến những người dưới quyền.
Người lãnh đạo là người đại diện cho tập thể của mình trong quan hệ
chính thức với các tổ chức khác để giải quyết những vấn đề có liên quan.
Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình thực
hiện nhiệm vụ của tập thể

Người lãnh đạo tập thể trong sản xuất kinh doanh muốn đạt được mục
tiêu đề ra cần phải có những phẩm chất tâm lý nhất định đồng thời phải
nắm được đặc điểm tâm lý của những đối tượng tham gia vào hoạt động
của tập thể để có biện pháp tác động tích hợp trong quá trình lãnh đạo
quản lý vì vậy Khi nói tới khái niệm người lãnh đạo người ta không nên
quá nhấn mạnh đến khía cạnh quyền lực mà phải quan tâm đến nghệ
thuật lãnh đạo của họ trong việc tạo ảnh hưởng kích thích lôi cuốn và
thúc đẩy cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

1.2: Đặc điểm tâm lí của người lãnh đạo
1.2.1: Uy tín lãnh đạo
Người lãnh đạo có vị trí vai trò rất quan trọng trong tập thể lao động, vị trí của
người lãnh đạo trong hệ thống quản lý được xác định bởi uy tín của họ. Uy tín
của người lãnh đạo là sự kết hợp giữa quyền lực và ảnh hưởng của người đó
trong tập thể tín nhiệm, tôn trọng và thán phục
Uy tín là khả năng tác động của người lãnh đạo đến những người khác (cá
nhân hay tập thể) nhằm làm cho họ tin tưởng, phục tùng mệnh lệnh một cách
tự giác. Sự ảnh hưởng, thừa nhận ở đây được thể hiện thông qua sự tiếp nhận,
tín nhiệm bằng nhận thức, trí tuệ tạo thành niềm tin và sức mạnh của ý chí. Đó
được gọi là uy tín đích thực, thuần khiết, uy tín thực chất, không pha sự miễn
cưỡng và giả tạo của chủ thể có uy tín
Người lãnh đạo là người có tính nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lời nói
và việc làm, luôn hành động theo lương tâm và trách nhiệm, bình đẳng trong
quan hệ, hành động, đánh giá mọi công việc một cách khách quan, khen chê
đúng mực. Có sự công tâm, giữ uy tín chức vụ và uy tín cá nhân, đó chính là
tiền đề để tạo ra sự thắng lợi của hoạt động quản lý
+) Cấu trúc tâm lý uy tín của người lãnh đạo
Uy quyền: Muốn có uy tín, trước hết người lãnh đạo phải có quyền lực của
chức vụ được giao, quyền lực có tính chất pháp quy do được bổ nhiểm hay qua
2



bầu cử. Yếu tố quyền lực hay được gọi là uy tín chức vụ quy định vị trí của
mỗi cá nhân trong một tổ chức. Bất cứ ai được đặt vào vị trí đó đều có quyền
lực như vậy. Việc phục tùng quyền lực của mọi người chính là phục tùng tổ
chức, phục tùng quyền lực của nhà nước và các tổ chức khác
Thông thường vị trí càng cao, chức vụ càng lớn thì càng có nhiều quyền lực và
có điều kiện thuận lợi để mọi người phải phục tùng quyết định của mình
Sự tín nhiệm: Muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm, phục tùng tự
nguyện, tự giác của mọi cấp dưới. Người lãnh đạo có uy tín không chỉ có sự tín
nhiệm của người dưới quyền mà còn được cả những người đồng cấp, cấp trên
tín nhiệm. Sự tín nhiệm này được gọi là uy tín cá nhân của người lãnh đạo. Uy
tín cá nhân (mặt chủ quan) khác với uy tín chức vụ (mặt khách quan) của
người lãnh đạo. Cơ sở căn bản để có uy tín cá nhân chính là phẩm chất nhân
cách của người đó được mọi người thừa nhận là phù hợp, xứng đáng với chức
vụ được giao
Sự ám thị: Khi người lãnh đạo có uy tín thực sự, trong uy tín đó còn sức mạnh
ám thị với mọi người, nó được coi như là chuẩn mực được mọi người noi theo.
Mọi người tin tưởng rằng, tất cả các vấn đề đã được giải quyết trên cơ sở am
hiểu sâu sắc, nhạy bén và quyết định đúng đắn của thủ trưởng nên “cứ vậy mà
làm”
1.2.2: Năng lực lãnh đạo
+) Năng lực tổ chức là một trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng
đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động quản lý. Cấu trúc
của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như trí tuệ, ý
chí, tính sáng tạo, sự linh hoạt, tự tin và sự đam mê, yêu thích công việc
Đặc điểm:
-

Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự phản ứng nhanh chóng,

chính xác, đầy đủ đối với các đặc điểm tâm lý của mọi người, xác định đúng
những diễn biến tâm lý của họ trong những tình huống nhất định và xác định
được vị trí của họ trong guồng máy tổ chức hoạt động của doanh nghiệp
-Một nhà tổ chức có tài trong ý thức luôn có sẵn năng lực để dự đoán chính xác
tâm lý của người khác qua những biểu hiện về hình thức bên ngoài, qua hành
vi ứng xử trong giao tiếp. Ngoài ra người có năng lực tổ chức còn kết hợp
nhuần nhuyễn khả năng tư duy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm
của tính cách như sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định, ý thức tự chủ,.. để
thực hiện thắng lợi những ý đồ của nhà tổ chức
+) Năng lực sự phạm là hệ thống các đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo ảnh
hưởng giáo dục có hiệu quả đối với mọi thành viên cũng như đối với tập thể.
3


Mục đích giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân
những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xã hội
Đặc điểm:
-Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là quan sát đặc biệt tinh tế, từ đó nhà
sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó
khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi người
nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu
chung của tập thể
Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ
sung và hỗ trợ cho nhau. Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng
giáo dục nếu không biết cách tổ chức, quản lý mọi thành viên, cũng như nhà
quản lý không thể tiến hành công tác tổ chức có hiệu quả nếu không có năng
lực sư phạm để giáo dục, động viên quần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể
1.3. Những phẩm chất tâm lý của người lãnh đạo
1.3.1. Những phẩm chất của người lãnh đạo:
-


Phẩm chất chính trị - tư tưởng:
Nét nổi bật nhất trong những tiêu chuẩn về phẩm chất của người lãnh đạo,
quản lý là phẩm chất chính trị - tư tưởng. Đây là phẩm chất hàng đầu, cơ bản
nhất của người lãnh đạo. Bởi vì, thiếu phẩm chất đó thì đừng nói tới việc định
hướng về lý tưởng, về khả năng nhận thức đúng đắn và phấn đấu có hiệu quả
nhằm thực hiện thắng lợi những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, cũng như việc nghiên cứu, xem xét những đường lối, chủ trương và
chính sách đó với tính cách là điểm xuất phát, bao trùm và quán xuyến toàn bộ
những hoạt động của mình. Vì thế, phẩm chất chính trị - tư tưởng của người
lãnh đạo chính là niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, là khả
năng nhận thức và phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng một cách
tốt nhất và triệt để nhất. Đây là tiền đề kích thích người lãnh đạo, quản lý nhận
thức và dự đoán trước những khuynh hướng mới nhất trong các phạm vi hoạt
động tương ứng của đời sống xã hội. Đồng thời, nó cũng là tiền đề giáo dục và
kích thích tinh thần cách mạng. Phẩm chất này hoàn toàn phải được bảo đảm
và giữ vững bởi tính nguyên tắc của Đảng, bởi tính không khoan nhượng với
4


bất kỳ một khuyết điểm nào, dù là nhỏ nhất trong công tác; bởi tính đối lập
triệt để với tất cả những gì trái với nó là sự mơ hồ về quan điểm giai cấp, lập
trường cách mạng, quan điểm quần chúng, sự sa sút ý chí chiến đấu và nhiệt
tình cách mạng. Cuối cùng, phẩm chất đó phải được thể hiện bằng hành động
thực tế và được đánh giá bằng kết quả cụ thể của những hành động đó.
Phẩm chất nhân cách:
Bên cạnh phẩm chất chính trị - tư tưởng, một tiêu chuẩn không kém phần quan
trọng trong phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý là nhân cách. Nhân cách
của người lãnh đạo, quản lý phải được thể hiện trước hết trên phương diện tiềm
năng trí lực và văn hoá. Đó là những hiểu biết đầy đủ về chủ nghĩa Mác Lênin, là trình độ giác ngộ chính trị - tư tưởng cao, là niềm tin vững bền vào

chủ nghĩa cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Chúng ta phải học tập tinh
thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương
pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương
pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế, trong công tác cách mạng
của chúng ta[2]. Đó là trình độ văn hóa tổng hợp rộng lớn đủ để nắm vững và
làm chủ sự phát triển phức tạp, đa dạng của xã hội. Đó cũng là trình độ chuyên
môn của công tác lãnh đạo, của khoa học quản lý, trong đó tiêu chuẩn hàng
đầu là năng lực khám phá, hiểu biết về con người và tâm lý con người, về các
phương pháp làm việc phù hợp với mọi người, từ đó, xây dựng một tập thể
hoạt động có mục tiêu rõ ràng và tiềm lực sáng tạo cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng dạy: "Phải biết đoàn kết với những người ngoài Đảng, phải biết dựa
vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng lao động".
Và sau nữa là phong cách lêninnít. Ở đây, phong cách lêninnít bao hàm: tính
nguyên tắc, sự tinh tế nhạy bén; sự chú ý đến mọi người, quan tâm tới những
yêu cầu cần thiết hằng ngày của tập thể và từng cán bộ, bảo đảm sức khoẻ và
khả năng làm việc của họ; tính khiêm tốn và thái độ nghiêm khắc đối với tất cả
những thiếu sót của bản thân mình, song cũng phải rất độ lượng với những
khuyết điểm của cấp dưới và quần chúng, v.v..
5


Uy tín là một điều kiện có tính chất tiêu chuẩn của người lãnh đạo, quản lý.
Bởi vì, không có uy tín thì người lãnh đạo không thể lãnh đạo tốt. Tất cả những
điều kiện về mặt kinh tế - xã hội là điều kiện khách quan để bảo đảm uy tín
thật sự của người lãnh đạo. Nhưng uy tín cao hay thấp, ngoài điều kiện khách
quan nói trên, rõ ràng còn hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng phấn đấu, tu
dưỡng của mỗi người lãnh đạo. Có người lầm tưởng người lãnh đạo giữ chức
vụ càng cao, quyền hành càng lớn thì uy tín cũng lớn. Theo ý nghĩa nào đó, có
thể hiểu mối quan hệ giữa chức vụ và uy tín thực chất là mối quan hệ giữa hình
thức và nội dung. Thực tế cho thấy, uy tín của người lãnh đạo phải được hình

thành trên cơ sở của chính phẩm chất và tài năng của người đó. Đương nhiên,
để có được uy tín cao, người lãnh đạo phải trải qua quá trình phấn đấu, tu
dưỡng bền bỉ, thường xuyên trên nhiều mặt trong một thời gian cần thiết. Có
thể nói gọn lại là uy tín của người lãnh đạo là kết quả tổng hợp của các mặt sau
đây: sự gương mẫu toàn diện, có lối sống trong sạch, tận tụy hy sinh vì tập thể,
có tầm hiểu biết rộng lớn, bao gồm nhãn quan chính trị, trình độ nhận thức và
vốn sống; có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, thể hiện ở chỗ hoàn
thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, liên hệ chặt chẽ với quần
chúng và cấp dưới..
-

Phẩm chất tâm lí – đạo đức:
V.I. Lênin từng nói, đối với người lãnh đạo, sự kiên tâm, tính bền bỉ, nhã nhặn,
tránh bực tức và nóng nảy là những đặc tính hết sức cần thiết. Hơn lúc nào hết,
đối với người lãnh đạo lúc này cần phải nhấn mạnh thêm tính chín chắn và
thận trọng, tự chủ và bình tĩnh, giản dị và khiêm tốn... dù trong bất cứ tình
huống nào. Người lãnh đạo còn phải có trách nhiệm tự phê bình và phê bình
đúng lúc và đúng mức, lắng nghe ý kiến người khác với thái độ trân trọng, theo
dõi và quan tâm tới mọi người, luôn luôn tập hợp xung quanh mình những
người giúp việc giỏi, luôn luôn niềm nở và lịch thiệp đối với họ, tự hào về họ

6


và dĩ nhiên không tự đề cao mình. Sau cùng, phải dũng cảm thừa nhận sai lầm,
khuyết điểm và nhược điểm của mình.
1.3.2. Tính nguyên tắc của người lãnh đạo:
Nguyên tắc là những điều cơ bản đi tổ chức đặt ra dựa trên những quan
điểm tư tưởng nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo.
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các

quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo
thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, người lãnh đạo
phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của
mình.
Là người đứng đầu, người lãnh đạo được trông chờ trong việc đưa ra những
quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa
nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa họ và những người xung quanh mình thì họ cũng
phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn người lãnh
đạo đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy”
trong vị thế là người lãnh đạo của họ. Đôi khi họ cũng cần nhẫn tâm một chút
trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của người nhân viên đó
gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
1.3.3. Tính nhạy cảm của người lãnh đạo:
Người có tính nhạy cảm là người có khả năng nhận biết nhanh và tinh bằng
các giác quan, bằng cảm tính của mình.
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta
dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp
những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng
của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng
đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức
thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói
7


luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ
thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh

nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế
hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải
pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì,
anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt
đầu nghĩ về nó.
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì
nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và
phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải
luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự
phát triển trong công việc của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi
hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức
và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có
của người lãnh đạo.
1.3.4. Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền .
Phẩm chất này thể hiện tính kiên quyết, tự tin và trách nhiệm của người lãnh
đạo, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng , tin tưởng cấp dưới để kích thích,
động viên họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ . Khi nhận thấy những chỉ thị,
mệnh lệnh, các quyết định của mình có lợi cho doanh nghiệp, cho xã hội thì
người lãnh đạo phải yêu cầu người dưới quyền mình thưc hiện một cách triệt
để, hoặc ngược lại, kiên quyết không thực hiện nếu nhận thấy quyết định đó
có ảnh hưởng xấu đến lợi ích của tập thể và xã hội.
Sự đòi hỏi đối với cấp dưới cao tới mức nào còn phải xuất phát từ thực tế
khách quan như năng lực, điều kiện thực hiện của họ, tránh chủ quan, duy ý
chí. Thực tế cho thấy, nếu nhà quản trị hạ thấp yêu cầu đòi hỏi, sẽ đồng nghĩa
với việc hạ thấp tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Ngược lại nếu đòi
hỏi quá cao sẽ tạo ra sự lo lắng, căng thẳng cho cấp dưới ảnh hưởng không tốt
đến chất lượng công việc của họ.

8



Khi đưa ra những yêu cầu đối với cấp dưới, người lãnh đạo phải tính toán kỹ,
phải kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ để tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành
nhiệm vụ hoặc động viên , khen thưởng kịp thời đối với cá nhân hoặc tập thể
để hoàn thành tốt, có chất lượng. Tránh hiện tượng “ đánh trống bỏ dùi”, “
đầu voi đuôi chuột” sẽ tạo ra tâm lý coi thường hoặc thiếu tin tưởng vào
người lãnh đạo .
Khi người lãnh đạo thể hiện sự đòi hỏi quá cao đối với người dưới quyền thì
cũng phải đòi hỏi ở bản thân mình như vậy hoặc cao hơn. Có như vậy người
lãnh đạo mới được mọi người tin yêu, kính trọng, uy tín lãnh đạo của họ sẽ
ngày càng được nâng cao, người dưới quyền sẽ đặt trọn niềm tin vào người
lãnh đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao .
1.3.5. Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa:
Người lãnh đạo đúng mực là người biết tự kiềm chế sự bột phát tình cảm của
bản thân, là người bình đẳng trong quan hệ, giao tiếp với mọi người. Họ biết
lắng nghe ý kiến của người khác, tập trung chú ý để phân tích, đánh giá những
thông tin. Phải biết phát biểu đúng lúc, đúng chỗ và chịu trách nhiệm về lời
nói của mình, biết im lặng và tránh những kích động không cần thiết .
Tính tự chủ của người lãnh đạo là được thể hiện trong quá trình giao tiếp hàng
ngày. Lãnh đạo ở vị trí càng cao càng phải thận trọng trong mọi hành vi và lời
nói. Vì chỉ một lời nói sai, lập lờ của người lãnh đạo cũng có thể gây ra những
hiểu lầm, có hại cho tập thể.
Ngườilãnh đạo có văn hóa là người biết tự chủ, đúng mực từ lời nói, cách ăn
mặc, đi đứng đến cái bắt tay. Trong giao tiếp hàng ngày phải hòa nhã, khiêm
tốn, tôn trọng mọi người. Đối với cấp dưới phải chân thật, không dùng quyền
uy một cách vô nguyên tắc. Trong quan hệ với cấp trên phải lịch sự tôn trọng
tránh coi thường hoặc sợ sệt, nịnh hót . Người lãnh đạo có văn hóa còn phải
biết nêu cao tính gương mẫu, có cuộc sống cá nhân chân thật, giản dị, hợp với
thời đại và truyền thống dân tộc. Người lãnh đạo thường có mức sống vật chất

cao hơn những người dưới quyền, nên cần phải biết hòa mình với quần chúng,
tìm mọi cách giúp đỡ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ, thể hiện
tính nhân đạo cao cả, lòng từ bi, bác ái ,vị tha với mọi người .
Người lãnh đạo cũng cần có tính công tâm, góp phần tạo ra sự công bằng cho
xã hội, đảm bảo trật tự, kỷ cương trong tập thể, đồng thời ngăn ngừa sự đố kỵ ,
ghen ghét nhau dẫn đến mất đoàn kết
Tính quảng giao giúp cho người lãnh đạo dễ dàng hòa nhập với quần chúng,
nắm bắt kịp thời mọi tâm tư nguyện vọng của họ, từ đó tạo nên bầu không khí
thân mật, gần gũi, tin yêu, quý mến lẫn nhau trong tập thể.
9


Sự bình tĩnh, lạc quan cũng giúp cho người lãnh đạo sáng suốt trong tư duy,
tránh được sai lầm trong ứng xử hàng ngày. Lạc quan giúp cho con người luôn
vui tươi, yêu đời, có tác dụng động viên mọi người xung quanh hăng say làm
việc hướng tới tương lai.

Chương II: Phẩm chất tâm lỹ của người lãnh đạo tại
HaNoi Tourist
* Giới thiệu chung về Hanoitourist
Công ty Lữ hành Hanoitourist nhiều năm liền đạt danh hiệu “Top ten Lữ hành
quốc tế” của Tổng cục Du lịch và hạng A1 “Top five” trong số ít các công ty lữ
hành có số lượng khách Việt Nam đi nước ngoài đông nhất của hãng Hàng
không Quốc gia Việt Nam (Vietnamairlines).
Đồng thời, tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) đã trở thành một Tổng
công ty lớn mạnh, có 44 Công ty thành viên, Công ty liên doanh liên kết với
nước ngoài và trong nước, Công ty cổ phần và Đơn vị trực thuộc. Các lĩnh vực
hoạt động chủ yếu của Tổng công ty bao gồm: Lữ hành, Khách sạn, Văn phòng
cho thuê, Thương mại và Vui chơi giải trí.
Lữ hành: 3 công ty lữ hành có uy tín và thương hiệu hàng đầu thủ đô đều thuộc

Tổng công ty Du lịch Hà Nội, gồm có Công ty Hanoitourist lữ hành, Công ty
HanoiToserco, và Công ty Thăng Long GTC.
Khách sạn: Trong tổng số hơn 10 Khách sạn 5 sao của Hà Nội, Hanoitourist
nắm giữ cổ phần chi phối của 5 khách sạn 5 sao nổi tiếng nhất thủ đô như:
Sofitel Legend Metropole Hanoi, InterContinental Hanoi Westlake, Hilton
Hanoi Opera và Hotel De L’Opera.
Văn phòng cho thuê: Tòa nhà văn phòng Hanoitourist tọa lạc ở vị trí vàng – 18
Lý Thường Kiệt, cách Hồ Hoàn Kiếm 300m, nằm trong chuỗi khu thương mại
10


sầm uất của Trung tâm Thành phố, mang phong cách kiến trúc hiện đại, văn
phòng tiêu chuẩn hạng A.
Thương mại: Siêu thị Big C Thăng Long là một trong những ví dụ điển hình về
sự thành công trong lĩnh vực Thương mại của Tổng công ty. Đây là liên doanh
giữa Tổng công ty du lịch Hà Nội và Tập đoàn Bourbon (Pháp).
Vui chơi giải trí (Công viên Hồ Tây): Công viên Nước bao gồm 14 khu trò
chơi dưới nước hiện đại; toàn bộ trang thiết bị của Công viên Nước Hồ Tây
được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha, tất cả đều đáp ứng đầy đủ những
tiêu chuẩn mà hiệp hội Công viên Nước thế giới quy định. Khu vui chơi trên
cạn (Công viên Mặt Trời Mới), nằm cạnh Công viên Nước, với 13 thể loại trò
chơi hiện đại dành cho mọi lứa tuổi.
Trong nhiều năm, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội luôn được đánh giá là một
trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách
sạn. Là thành viên của nhiều hiệp hội và tổ chức du lịch trong nước cũng như
quốc tế: PATA, VITA, ASTA, JATA, USTOA...cùng mạng lưới hàng trăm đối
tác trong và ngoài nước. Tổng công ty đã liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu kế hoạch kinh doanh chủ yếu về doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận,
với sự tăng trưởng mỗi năm từ 12% đến 25%. Vị thế, uy tín, chất lượng, hiệu
quả và thương hiệu Hanoitourist ngày càng được khẳng định tại thị trường

trong nước và quốc tế.
Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong 50 năm xây dựng và phát
triển, Công ty Du lịch Hà Nội - Công ty mẹ Tổng công ty đã được tặng thưởng
nhiều Huân chương và danh hiệu cao quý:
- Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1980).
- Huân chương Lao động hạng Hai (năm 1985).
11


- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2002).
- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2010).
Với tiềm lực vững mạnh, cùng các mục tiêu dài hạn mang tầm chiến lược,
Tổng Công ty Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cấp
cơ sở vật chất, phát triển nhiều mô hình sản phẩm mới, mở rộng thị trường,
tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, và tiếp thị, góp phần đưa du lịch
Việt Nam phát triển bền vững và ngang tầm khu vực, thỏa mãn nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.

2.1 Thực trang phẩm chất tâm lí của người lãnh đạo Hanoi tourist
2.1.1. Về tư tưởng ,chính trị, đạo đức, tác phong
-Về tư tưởng chính trị
Theo quan điểm của ông Nguyễn Minh Chung hiện đang là chủ tịch HĐTV
TCT của Hanoi tourist thì dù sống và hoạt động trên bất kỳ vùng miền nào,làm
việc trong mọi công ty về lĩnh vực nào đi chăng nữa thì, thì đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý đều phải chứa đựng trong đời sống tâm lý đạo đức của mình
lòng yêu nước nồng nàn, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, trung thành với đường lối chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng
Cộng sản và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung thành với sự
nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn, tôn trong nguyên tắc của
Đảng, hết lòng vì dân vì nước, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên lợi

ích của cá nhân mình. Hoạt đọng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch thì phải
luôn đặt luật pháp lên hàng đầu, phải tuân thủ luật pháp trong nước cũng như
quốc tế bởi du lịch không chỉ là làm việc trong phạm vi trong nước mà còn
ngoài nước.
-Về đạo đức của nhà lãnh đạo công ty du lịch thì trước hết phải đặt mình vào vị
trí của người khác để hiểu được họ, Đối với nhân viên nếu muốn họ trung
thành, làm việc theo đúng ý mình thì phải có cách cư xử khéo léo, trân trọng
họ. Không nên cạy có chức có quyền có cấp trên mà có thể ra lệnh cho họ làm
bất cứ việc gì có như vậy mới có thể tạo được không khí thoải mái cho nhân
viên, giúp năng xuất công việc tăng cao hơn. Ngoài ra thì đạo đức còn thể hiện
ở các hoạt động xã hội của công ty như ủng hộ đồng bào miền Trung mùa lũ,
tổ chức các chương trình từ thiện.
Để làm một nhà lãnh đạo tốt thì tác phong là một thứ không thể thiếu. Mỗi nhà
lãnh đạo trong công ty sẽ chọn cho mình một phong cách lãnh đạo riêng .
12


phong cách lãnh đạo độc quyền hoặc dân chủ thig sẽ đều mang tính chất hai
mặt của nó. Tuỳ vào tính cách, hoàn cảnh xã hội họ sẽ chọn cho mình phong
cach lãnh đạo riêng.
2.1.2. Nguyên tắc cuả người lãnh đạo
Theo ông Trần Tiến Hùng từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên
Tổng Công ty theo ông nguyên tắc của người lãnh đạo cần là:
-Hướng dẫn, chỉ dẫn từ thực tế
Là một người lãnh đạo đừng nói không, hãy làm. Nếu muốn nhân viên của
mình đúng giờ, trước hết bản thân nhà lãnh đạo không bao giờ được đến trễ.
- Một chút khiêm nhường để đi đường dài
Có một sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và một ông chủ. Mặc dù cả hai cùng
nhận vị trí là dẫn dắt mọi người, nhưng nhà lãnh đạo là một người sẽ chia sẻ
thành quả, sự chú ý, thăng hoa với mọi người hơn là một ông chủ đón nhận

vinh quang một mình. Bằng cách khiêm nhường như thế, nhân viên cũng như
khách hàng sẽ cực kì tôn trọng bạn.
-Giao tiếp, truyền đạt một cách hiệu quả
Giao tiếp hiệu quả là một tôn chỉ trong cả công việc và cuộc sống. Nhà lãnh
đạo cần phải đảm bảo mọi người luôn lắng nghe và hiểu những điều mình
truyền tải. Bên cạnh đó họ cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc lắng nghe
người khác.
-Đảm bảo các cuộc họp luôn đạt hiệu quả
Để không lãng phí thời gian, nhà lãnh đạo phải biết tận dụng chính xác và tin
tưởng vào khả năng làm việc của nhân viên và tập thể của mình. Làm chủ được
thời gian và tiến độ công việc cũng gần như làm chủ được sự thành công của
công việc đó.
-Biết rõ những giới hạn của mình
Hãy đề ra những nguyên tắc của cá nhân, và luôn tuân thủ theo chúng. Hãy
đảm bảo để mọi người biết những điều sẽ không thể nào được khoan nhượng
hoặc đặc cách, hãy có những ranh giới rõ ràng để không xảy ra những tình
huống khó xử trong công việc.
-Hãy có một người để cố vấn
Ai cũng sẽ có những lúc sai lầm, hoặc khó khăn trong quyết định để đưa ra
những hướng đi tốt nhất. Khi đó hãy tìm cho mình một người đáng tin cậy cả
về trình độ lẫn tầm nhìn, tính cách,...họ sẽ hỗ trợ bạn tìm ra con đường cần đi.
-Nhận thức một cách tình cảm
Trong khi một số người đưa ra nhận định hãy tách biệt hoàn toàn tình cảm với
công việc. Tuy nhiên, là một nhà lãnh đạo, để giữ các mối quan hệ lâu dài, bạn
cần phải cảm xúc “một cách thông minh”. Nhạy cảm với những quan điểm và
những sự việc khác nhau, cũng như với những người mà mình tương tác. Khi
sử dụng trí óc để làm những gì tốt nhất cho công việc, đừng quên cần có một
trái tim.
-Tránh những sai lầm phổ biến của người lãnh đạo
Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng một số trong số đó là có thể tránh được.

13


Nhận thức được sai lầm phổ biến, hoặc nếu đã mắc phải thì đảm bảo đó chỉ lần
đầu và duy nhất.
-Học từ quá khứ
Hãy suy nghĩ về những gì những người bạn ngưỡng mộ và xem xét những
người kết thúc sự nghiệp của họ bị sa lầy trong vụ bê bối vì đã đi sai đường.
Các bài học có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi.
-Đừng cao giờ ngừng nỗ lực, trau dồi bản thân
Một nhà lãnh đạo tuyệt vời thực chất chỉ là một người bình thường không
ngừng cố gắng và nổ lực hoàn thiện bản thân hằng ngày để vươn tới thành
công.
2.1.3 Tính nhạy cảm của người lãnh đạo
Chắc chắn phải là một người có độ nhạy cảm cao thì mới có thể đưa Hanoi
tourist đến một tầm phát triển lớn như ngày nay. Ông Phạm Quang Thanh hiện
là tổng giám đốc của công ty cũng cho hay về tính nhạy cảm của người lãnh
đạo theo ông để là một người lãnh đạo tốt thì phải có những biểu hiện sau
Đó phải là người quan sát chặt chẽ các mối quan hệ giữa các cá thể với
nhau
Những người nhạy cảm có cảm xúc rất mạnh mẽ và có thể dễ dàng xác định ai
quen lâu dài và ai không. Đây là kỹ năng quan trọng trong cả việc học lẫn sự
nghiệp sau này. Một ví dụ dễ hiểu là bài tập nhóm được giao cho 2 cậu học
sinh vẫn hay đấu đá nhau hoặc khi một nhà lãnh đạo nhạy cảm tìm ra được
nguyên nhân vì sao họ thất bại và biết kết nối những cái đầu với óc sáng tạo lại
với nhau để tạo nên sự khác biệt
Là người có thể khiến cấp dưới trút hết tâm sự
Để là một nhà lãnh đạo tốt thì việc thấu hiểu đời sống tinh thần của nhân viên
cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởn trực tiếp đến năng suất lao đông. Với ông
Phạm Quang Thanh thì ông sẽ lắng nghe , giải đáp những khúc mắc của nhân

viên không chỉ về công việc mà rộng hơn nữa là về tình cảm bởi với kinh
nghiệm của người từng trải ông sẽ đưa ra cho nhân vien của mình những lời
khuyên hữu ích
Họ trân trọng việc đem đến sự cổ vũ
Những người nhạy cảm có xu hướng quan tâm tới những gì người khác nghĩ về
họ, và vì lý do này mà họ nhận ra rằng tất cả chúng ta cần phải chú tâm đến
những lời nói tốt đẹp. Dù chỉ là một cái vỗ vai nhẹ hay những câu khen ngợi
lớn lao thì họ cũng đã tiếp thêm động lực cho những người đã tin tưởng họ.
Ngay cả một ngày tệ hại khi chúng ta không hoàn thành công việc thì một
người lãnh đạo nhạy cảm vẫn sẵn lòng cổ vũ chúng ta tiếp tục công việc ấy.. Ở
trong công ty Hanoi tourist thì việc khuyến khích nhân viên được xem trọng
như khi đạt được một thành tích nào đó, hay đạt doanh số bán hàng của tháng
thì nhân viên sẽ được thưởng trực tiếp những tour du lịch của công ty hay tiền
thưởng…Hay trong dịp sinh nhật của nhân viên thì chiếc bánh kem hay tấm
thiệ sinh nhật dù ít nhưng nó chan chưa tình cảm đông nghiệp, bạn bè.
14


Họ hiểu giá trị của những lời nói giảm
Là một cấp trên thì mỗi lời nói cất lên phải được suy nghĩ kĩ càng sao cho phản
ảnh một cách rõ ràng nhưng cũng không làm mất lòng cấp dưới.. Ví dụ như khi
nhân viên báo cáo một dự án nào đó với ông Thanh nếu cảm thấy chưa đạt yêu
cầu thì thay vì nói :” dự án của cậu rất tệ, sửa lại mọi thứ cho tôi’’ thì ông sẽ
nói: “ Bản báo cáo này ổn nhưng chưa đạyttới mức độ mà chúng ta cần. tôi
nghic cậu nên bổ sung nó để dự án này có thể thành công hơn nữa”
2.2: Tích cực, hạn chế của thực trạng
* Tích cực:
- Ông Nguyễn Minh Chung – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hanoitourist, đã luôn
nỗ lực hết mình, nêu cao tinh thần đoàn kết, sự nhiệt huyết, sáng tạo trong
công việc của các lãnh đạo và các cán bộ nhân viên của tổng công ty giúp

công ty ngày càng lớn mạnh, và trở thành một thương hiệu mạnh không chỉ ở
trong nước mà còn ở ngoài thị trường quốc tế.
- Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, định hướng rõ ràng, vững chắc của ban giám đốc
mà công ty du lịch Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đáng kể và đã được
tặng thưởng rất nhiều Huân chương, danh hiệu cao quý qua các năm:
+ Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1980).
+ Huân chương Lao động hạng Hai (năm 1985).
+ Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2002).
+ Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2010).
+ 2 Cờ Luân lưu của Chính phủ.
+ 1 Cờ thi đua của Bộ Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch (năm 1990)
+ 6 Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội.
+ 4 Cờ thi đua của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
- Năm 2017, Nhà lãnh đạo Hanoitourist sau khi phát hiện Hà Nội là nơi có
tiềm năng du lịch rất lớn đã đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và tập trung xây
dựng các sản phẩm đặc thù, chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du
lịch Thủ đô. Ngày 10/10, Hanoitourist đã tổ chức lễ ra mắt “Tuyến du lịch
vàng Hà Nội” kết nối từ một số khách sạn với các điểm du lịch tiêu biểu như:
Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Khu Quảng trường Ba Đình, Hoàng thành Thăng
Long, Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam, khu vực Hồ Gươm...Và đã thu hút được rất nhiều du khách trong
nước lẫn ngoài nước, đặc biệt là khách lẻ, khách đi theo nhóm.
- Năm 2017, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Hanoitourist đã chủ động, tích
cực tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch như: Đẩy mạnh quảng bá, phát
triển thương hiệu của Hanoitourist và sản phẩm, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng
trọng điểm tới một số thị trường ổn định, có tiềm năng như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ, ASEAN…, tham gia hiệu quả các hội chợ: VITM
15



Hanoi 2017, ITB Berlin 2017( Đức), Hongkong ITE 2017, Top Resa (Pháp)…
Và cũng trong năm 2017 Hanoitourist đã đạt tổng doanh thu khoảng 1.250 tỷ
đồng, bao gồm công ty mẹ, các đơn vị thành viên, công ty cổ phần, công ty
liên doanh, liên kết. Trong đó, doanh thu ước thực hiện từ mảng du lịch đạt
khoảng hơn 200 tỷ đồng.
- Hạn chế:
+ Trên thị trường Hà Nội hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành đang diễn ra
hết sức sôi nổi, quyết liệt và mạnh mẽ với sự hiện diện của hàng trăm công ty
lữ hành, đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty ngày càng phải có sự ứng xử khéo
léo, có định hướng nhất định để ứng phó với các đối thủ cạnh tranh. Đây cũng
là một trong những hạn chế mắc phải của các nhà lãnh đạo.
+ Sự đòi hỏi của nhà lãnh đạo của Hanoitourist đối với cấp dưới cũng phải tùy
vào năng lực của mỗi nhân viên. Bởi: Nếu nhà lãnh đạo đòi hỏi quá cao sẽ tạo
ra sự lo lắng, áp lực, căng thẳng cho cấp dưới, ảnh hưởng xấu đến chất lượng
công việc. Còn nếu hạ thấp yêu cầu đòi hỏi sẽ đồng nghĩa hạ thấp tính tích cực,
sáng tạo của nhân viên. Ngoài ra còn có hiện tượng “ đánh trống bỏ dùi”. “ đầu
voi đuôi chuột” tạo ra tâm lý coi thường hoặc thiếu tin tưởng vào người lãnh
đạo.
+ Một số nhà lãnh đạo cậy mình có quyền hay có biểu hiện coi thường nhân
viên gây ác cảm cho nhân viên, tạo lên không khí căng thẳng mệt mỏi trong
công việc.
2.3. Giải pháp:
Từ việc hiểu rõ tầm quan trọng của phẩm chất tâm lí trong hoạt động sản
xuất của một doanh nghiệp, đồng thời nắm rõ những mặt hạn chế của những
phẩm chất tâm lí, sau đây chúng ta có một số giải pháp nhằm phát huy tối ưu
nhất năng lực của nhà lãnh đạo, cũng như góp phần tích cực vào sự thành
công doanh nghiệp.
1. Không ngừng cao uy tín, trình độ, đạo đức, tác phong và nghệ thuật điều

hành.

Muốn lãnh đạo được người khác thì bản thân bạn phải hơn người và lãnh
đạo được chính mình. Nhà lãnh đạo thật sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng,
phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng và lôi cuối mọi người đi theo con
đường của họ. Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh
của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người chứ không phải từ cái gì bên ngoài
họ. Chính vì vậy, không ngừng nâng cao uy tín, trình độ, đạo đức, tác phong và
nghệ thuật điều hành là điều cần thiết trên hết. Thế giới xung quanh luôn
chuyển động, để có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba cần luôn luôn học hỏi, có
học hỏi và hoàn thiện bản thân mới có thể nhìn nhận sự thay đổi của thời cuộc .
16


Điều này đặc biệt khắt khe hơn nữa với một công ty du lịch như Ha Noi
Tourist, khi thị trường ngành du lịch hiện nay đang cạnh tranh hết sức gay gắt,
xã hội thay đổi từng ngày, du lịch lại là một ngành dịch vụ, để làm hài lòng
người khác trong tình hình chất lượng cuộc sống cao như ngày nay thì bản thân
người lãnh đạo của công ty Ha Noi Tourist cần tự hoàn thiện bản thân, ví dụ có
thể thường xuyên tham gia các hội thảo nâng cao kĩ năng, nhìn nhận và cập
nhật về ngành du lịch, tham khảo thêm cách lãnh đạo của các doanh nghiệp
khác để học hỏi cũng nhưu rút kinh nghiệm cho bản thân.
2. Hiểu rõ nhân sự, biết kiềm chế tình cảm của bản thân và có cái nhìn

khách quan:
Dù người lãnh đạo đã có câu trả lời cho mọi vấn đề, thì việc lắng nghe và
thu thập nhiều ý kiến đa dạng sẽ giúp họ có khả năng sáng tạo hơn và tránh
được những suy nghĩ bó hẹp. Theo Katherine Phillips: bây giờ bạn đang suy
nghĩ về tính đa dạng và tác động của nó đến tổ chức của bạn phải không? Bạn
cần phải nhận thức được rằng giá trị thực tiễn có tính lâu bền nhất của Sự đa
dạng là việc nó thách thức mọi thành viên trong tổ chức. Từ đó, chúng ta suy
nghĩ cân nhắc hơn, và có thể nhận ra cũng như tận dụng hiệu quả hơn các

thông tin một cách linh hoạt. Đây chính là giá trị thực sự mà tính đa dạng mang
lại.
Để khắc phục sự vị kỷ trong tính nhạy cảm của nhà lãnh đạo, các nhà điều
hành doanh nghiệp cần biết tự kiềm chế bản thân. Giải pháp cụ thể cho vấn đề
này là trao đổi thẳng thắn với cấp dưới, lắng nghe những khúc mắc của họ để
hiểu và đặt mình vào vị trí của họ giúp có cái nhìn khách quan
3. Sống có tập thể, tránh cá nhân

Một doanh nghiệp là cả một cộng đồng những con người, có sự tác động,
giao tiếp và ứng xử với nhau để tạo nên lợi ích chung cho doanh nghiệp, vì vậy
bản thân nhà lãnh đạo cần làm gương, sống vì lợi ích tập thể cho từng nhân
viên cấp dưới noi theo. Có người đã từng nói: “ Người đứng đầu ra sao thì cấp
dưới sẽ như vậy”.
4. Tính toán kĩ khi đưa ra nhiệm vụ cho người khác

Mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu riêng, nhà lãnh đạo cần nắm bắt được
điều này để phân công công việc phù hợp, phát huy tối ưu điểm mạnh của mỗi
cá nhân, nếu phân công nhiệm vụ không phù hợp, dẫn đến nhiệm vụ không
được hoàn thành tốt mà lại gây chán nán trong công việc cho nhân viên. Nhà
lãnh đạo cần lưu ý trước khi đưa ra quyết định phân công nhiệm vụ, cần hiểu
về lứa tuổi, trình độ, sở thích, người giỏi, người kém .
17


5. Có động viên và khen thưởng cũng như phê bình rút kinh nghiệm

Được khen thưởng ai cũng sẽ thích, cần có cách phê bình chỉ ra yếu kém
thật tế nhị, kết hợp động viên, dành lời khen cho nhân viên, tránh lỗi sai luôn
phê bình mà không có sự động viên nào, nhân viên rất dễ nản. Cần lưu ý:
“Việc gì được giao, sẽ hoàn thành. Việc gì đã được ghi nhận, sẽ làm tốt hơn.

Việc gì được KHEN THƯỞNG, sẽ làm tốt nhất”
Cụ thể, để có thể khen ngợi tốt nhất mà không tốn kém và thực dụng như
tiền, nhà lãnh đạo của doanh nghiệp có thể:
- Khen ngợi; Nhận xét tích cực về công việc; Mỉm cười; Cảm ơn;
- Cho nghỉ ngơi; Cho đi học; Cho gặp một lãnh đạo cấp cao; Cho nghỉ
bù; Cho làm những việc cá nhân; Cho sử dụng những thiết bị đặc biệt;
- Mời đi ăn; Mời uống trà hoặc cà phê;
- Gửi thiệp chúc mừng; Tặng phần thưởng; Tặng một huy hiệu/ cài áo/
cà vạt; Tặng sách; Tặng vé xem phim/kịch
- Xin lời khuyên; Ghi nhận trước đông đảo nhân viên công ty;
- Trao công việc với trách nhiệm cao hơn; Được trình bày báo cáo điển
hình
- Cho tham gia hội thảo/hội nghị quan trọng; Cho tham gia một dự án
hay; Khen ngợi đúng lúc đôi khi sẽ mang đến hiệu quả hơn cả phần
thưởng vật chất .
Nguyên tắc khen ngợi: Dùng lời khen và động viên một cách thường
xuyên. Khen thưởng cá nhân tuỳ vào hiệu quả công việc. Khen thưởng càng
sớm càng tốt ngay sau thành công của nhân viên. Phần thưởng và lời khen phải
được đưa với thái độ thân ái, chắc chắn và lặp đi lặp lại. Khuyến khích các
thành viên khác của nhóm và đồng nghiệp đưa ra lời khen.
Đặc biệt chú ý về cách phê bình: tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi phê bình,
nếu cần phải có cả bằng chứng chứng minh cụ thể, phê bình cần tế nhị và xem
xét đến những công lao nhằm bù trừ cho những lỗi không quá nghiêm trọng.
Trên đây là những giải pháp cụ thể dành cho các nhà lãnh đạo của doanh
nghiệp Ha Noi Tourist, ngoài ra ứng dụng được cho hàu như cả những nhà lãnh
đạo khác. Hy vọng với những góp ý và giải pháp mới mẻ này có thể giúp các
nhà lãnh đạo hoàn thiện, xứng đáng làm người dẫn dắt và đứng đầu, “chèo lái”
con thuyền doanh nghiệp đi đến thành công.

18



19



×