Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN THEO ĐỊNH HƯỚNG PTNLHS 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.59 KB, 6 trang )

Ý TƯỞNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ DẠY BÀI HỒI TRỐNG CÔ
THÀNH CỦA LA QUÁN TRUNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

1. Tên sáng kiến: Dạy bài “Hồi trống Cổ Thành” của La Quán Trung theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh.
2. Mục tiêu của sáng kiến: Phần lớn học sinh hiện nay đều chọn môn học
tự nhiên, các em không thiết tha, hứng thú gì với môn Văn, đặc biệt các em cũng
thích tự thể hiện khả năng mình trước tập thể, cho nên để đáp ứng nguyện vọng
cũng như thái độ học tập của các em, bản thân tôi xin đóng góp một phần nhỏ vào
việc đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh. Sáng kiến này nhằm đánh vào năng lực tự chủ, tự học tự sáng tạo và hợp tác
của các em.
3. Mô tả nội dung sáng kiến:
Điều kiện cần thiết để tạo bài dạy theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh đòi hỏi phải có sự hợp tác, sự chuẩn bị chu đáo của học sinh, đồng thời
giáo viên cũng có sự chuẩn bị kĩ càng để giải quyết tình huống (nếu có) và tiết học
này giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn.
Các bước vào bài dạy “Hồi trống Cổ Thành” của La Quán Trung (Ngữ Văn
10) theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Thứ nhất: Hoạt động khởi động, hoạt động này giáo viên giao nhiệm vu
cho một nhóm khoảng 3 học sinh chuẩn bị trước ở nhà, và 3 học sinh lớp 10/1
(năm học 2017 - 2018) mà tôi chọn thử nghiệm đã chọn trò chơi lật mảnh ghép,
cái hay của các em là tạo vòng quay có tên tất cả các bạn trong lớp, quay ngay bạn
nào thì bạn đó phải trả lời, phần mảnh ghép các em đặt 6 câu hỏi tương ứng với 6
mảnh ghép, bên trong là ảnh minh hoạ về nhân vật trong tam quốc diễn nghĩa, tư
ảnh minh hoạ các em dẫn dắt gợi ý bạn mình đi đến tư khoá “ Các cứ phân tranh”,
sau đó hướng các bạn đến đoạn trích.
Ảnh minh hoạ trò chơi khởi động của học sinh






- Thứ hai: Hoạt động tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoạt động này giáo viên ghi
sẵn trên bảng phu và bỏ ngỏ những ý chính:
+ Tác giả: Năm sinh, năm mất:…; Quê quán: …;Tính cách:…; Đóng góp
của ông cho văn học:…
+ Tác phẩm, đoạn trích: Nguồn gốc:…; Giá trị nội dung, nghệ thuật:…; Vị
trí đoạn trích: …
- Thứ ba: Hoạt động tìm hiểu văn bản.
+ Đầu tiên là tóm tắt đoạn trích theo sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị
sẵn. Một mặt vưa kiểm tra quá trình đọc văn bản ở nhà vưa kích thích sự hứng thú
của học sinh.
Sơ đồ tóm tắt đoạn trích
+ Khi vào phần đọc hiểu văn bản:
+ Phần tìm hiểu tính cách nhân vật Trương Phi, Quan Công, giáo viên tổ
chức 4 nhóm thảo luận (thời gian 7 phút), để tạo điều kiện để các nhóm tương tác
với nhau, giáo viên nên chọn hai nhóm thuyết trình, hai còn lại nhận xét, đặt câu
hỏi.
Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1,3: Hoàn cảnh của Trương Phi và Quan Công trước khi gặp gỡ như
thế nào? Hoàn cảnh đó cho phối như thế nào đến diễn biến cốt truyện?
Em hãy tìm những chi tiết miêu tả diện mạo, hành động, ngôn
ngữ của nhân vật Trương Phi? Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường có
câu thành ngữ nào liên quan đến tính cách nhân vật Trương Phi? Bản thân em có
nóng tính không? Bài học em rút ra sau khi tìm hiểu nhân vật?


Nhóm 2,4: Hoàn cảnh của Trương Phi và Quan Công trước khi gặp gỡ như
thế nào? Hoàn cảnh đó cho phối như thế nào đến diễn biến cốt truyện?

Em hãy tìm những chi tiết miêu tả diện mạo, hành động, ngôn
ngữ của nhân vật Quan Công? Nếu bị 1 bạn thân hoặc người anh em thân thiết
hiểu nhầm, nghi oan, bạn sẽ làm gì?
(Lưu ý: Đây là giờ văn GV phải có bình giảng, câu hỏi liên hệ có thể
đặt ra trong lúc bình giảng)
+ Ở phần nhan đề, giáo viên đặt câu hỏi phát vấn để học sinh tư duy độc lập.
+ Phần nghệ thuật, ý nghĩa văn bản giáo viên đặt câu hỏi trắc nghiệm.
4. Phạm vi áp dụng: Với việc dạy và học theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh giáo viên có thể áp dung bất kì bài học nào, môn học nào, với tôi
do điều kiện không cho phép nên tôi xin giới hạn trong phạm vi bài “Hồi trống Cổ
Thành” của La Quán Trung (Ngữ Văn 10 tập 2)
5. Thời gian áp dụng: Tư 2/2018 đến tháng 2/ 2019.
6. Hiệu quả của sáng kiến: Với việc dạy và học theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh, lớp học rất sôi nổi, sinh động, đa số các em đều hứng thú vì
được tự chủ, tự học, tự sáng tạo. Bên cạnh đó độ nhạy bén của các em cũng được
nâng lên các em không chỉ phát hiện những chi tiết hay trong văn bản mà còn đặt
ra những câu hỏi rất sâu sắc thú vị, và đều đặc biệt nữa là có em trả lời được câu
hỏi nâng cao kiến thức để bài học được khắc sâu hơn.



×