Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

04 lưu ý khi doanh nghiệp soạn thảo nội quy lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.96 KB, 3 trang )

04 lưu ý khi doanh nghiệp soạn thảo nội quy lao động
10:54 01/04/19

Theo quy định, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động (NQLĐ). Đây cũng là căn cứ và là cơ sở để thực hiện các công
việc kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp một số vướng mắc khi soạn thảo NQLĐ dẫn đến những điều khoản trong nội
quy trái với quy định hiện hành. Cụ thể là một số vấn đề được liệt kê ở bài viết dưới đây:

1. Quy định về hợp đồng thử việc
Trong NQLĐ của một số doanh nghiệp, thường quy định người lao động (NLĐ) phải báo trước trước khi chấm dứt hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, điều này là trái với quy định pháp luật về lao động, bởi vì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không
phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: 09 câu hỏi thường gặp khi giao kết Hợp đồng thử việc.
2. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất là một trong những nội dung chủ yếu của NQLĐ.


Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2012, các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa
thải.
Mặc dù vậy, khi soạn thảo NQLĐ, nhiều doanh nghiệp lại quy định người lao động khi vi phạm nội quy sẽ bị xử lý kỷ luật bằng cách “chuyển làm công việc khác có mức lương
thấp hơn”.
Đối với vấn đề điều chuyển lao động, doanh nghiệp chỉ được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều
31 Bộ luật lao động 2012. Và được tạm thời điều chuyển NLĐ làm công việc khác đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm hoặc một thời hạn lâu hơn nếu có sự đồng ý
của NLĐ bằng văn bản.
Nếu doanh nghiệp điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động thì sẽ bị
phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Những lưu ý khi doanh nghiệp điều chuyển lao động.
3. Quy định về làm thêm giờ
Tùy vào tính chất, khối lượng công việc hay nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tổ chức làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp khi quy định vấn đề này trong NQLĐ
thường chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà quên mất quyền lợi của NLĐ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn huy động NLĐ làm thêm giờ cần phải có sự đồng ý của NLĐ và đảm bảo đủ các điều kiện về số giờ làm thêm theo quy định tại Khoản 2 Điều
106 Bộ Luật Lao động 2012.


Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: 06 lỗi thường gặp khi doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ.
4. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động
Khi quy định về việc đào tạo trong NQLĐ, một số doanh nghiệp thường quy định NLĐ phải hoàn trả hoặc bồi thường chi phí đào tạo nếu nghỉ việc trước thời hạn kết thúc hợp
đồng. Nhưng, quy định như vậy liệu có đúng với quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 thì NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động
2012 nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật thì pháp luật hiện hành không có quy định về việc chấm dứt hợp đồng thì có phải bồi thường hay không. Do vậy, cơ
sở để yêu cầu NLĐ bồi thường chi phí đào tạo là cam kết mà các bên đã thỏa thuận về các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo.
Do đó, để tránh xảy ra tranh chấp trong quan hệ lao động, doanh nghiệp và NLĐ nên thỏa thuận rõ ràng các điều khoản khi ký kết hợp đồng đào tạo.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Bồi thường chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động.


Ngoài 04 vấn đề thường gặp ở trên, nhiều doanh nghiệp còn gặp một số lỗi khác khi quy định các nội dung về chấm dứt hợp đồng lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động
ở nơi làm việc, hiệu lực nội quy lao động …trong NQLĐ.
Hiện tại, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đang triển triển khai tiện ích Review Hợp đồng nhằm kiểm tra, rà soát sơ bộ khía cạnh pháp lý của Hợp đồng lao động, Nội quy lao động,
Thỏa ước lao động tập thể… giúp Quý thành viên có những định hướng để hoàn thiện nội dung hợp đồng.
Quý thành viên có thể truy cập vào trang Review Hợp đồng Online TẠI ĐÂY để gửi những hợp đồng cần review cho hệ thống xử lý và được hỗ trợ review theo yêu cầu.
Ngoài ra, quý thành viên có thể tham khảo mẫu Nội quy lao động của Doanh nghiệp và nội dung công việc Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động .
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP.



×