Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giáo trình chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền động (NXB hà nội 2004) nhiều tác giả, 119 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 119 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

DỰ ÁN GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ DẠY NGHỀ (VTEP)

Logo

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT

HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG
MÃ SỐ: HAR 02 12
NGHỀ: SỬA CHỮA Ô TÔ
TRÌNH ĐỘ LÀNH NGHỀ

HÀ NỘI - 2004

1


(Mặt sau trang bìa)

Mã tàI liệu:……….
Mã quốc tế ISBN:……..

2


LỜI TỰA
(Vài nét giới thiệu xuất xứ của chương trình và tài liệu)


Tài liệu này là một trong các kết quả của Dự án GDKT-DN ..
(Tóm tắt nội dung của Dự án)

(Vài nét giới thiệu quá trình hình thành tài liệu và các thành phần tham gia)

(Lời cảm ơn các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia )

(Giới thiệu tài liệu và thực trạng)

TàI liệu này được thiết kế theo từng mô đun/ môn học thuộc hệ thống mô đun/môn học của
một chương trình, để đào tạo hoàn chỉnh
Nghề
Sửa chữa ô tô
ở cấp trình độ ..II
và được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các khoá đào tạo, cũng có thể được sử dụng cho
đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực
tham khảo.
Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ
thống dạy nghề.
Hà nội, ngày . tháng năm
Giám đốc Dự án quốc gia

3


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG


1. Lời tựa

3

2. Mục lục

4

3. Giới thiệu về mô đun

5

4. Sơ đồ quan hệ theo trình tự học nghề

6

5. Các hình thức học tập chính trong mô đun

7

6. Bài 1 - Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô

9

- Thực tập kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô
7. Bài 2 - Kiểm tra chẩn đoán hệ thống truyền lực và cầu chủ động
- Thực tập kiểm tra chẩn đoán hệ thống truyền lực và cầu chủ động
8. Bài 3

- Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống di chuyển


15
18
26
42

- Thực tập kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật
9. Bài 4 - Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống lái và cầu dẫn hướng

48
55

- Thực tập kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật
10. Bài 5 - Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh xe

61
72

- Thực tập kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật
11. Bài 6 - Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật các trang bị điện

14

83
97

- Thực tập kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật các trang bị điện

105


12. Đáp án các câu hỏi và bài tập

115

13. Các thuật ngữ chuyên môn

118

14. Tài liệu tham khảo

119

4


GIỚI THIÊU VỀ MÔ ĐUN
Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:
Hệ thống truyền động của ô tô là tập hợp tất cả các bộ phận bao gồm: ly hợp, hộp số, truyền
động các đăng, cầu chủ động, hệ thống lái, hệ thống phanh và hệ thống treo. Hệ thống truyền động
có nhiệm vụ: truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe, thay đổi hướng chuyển động, biến đổi
mô men và số vòng quay của động cơ phù hợp với lực kéo và đảm bảo an toàn cho ô tô khi vận
hành.
Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền động ô tô là công việc nâng cao độ tin cậy và an toàn của
các bộ phận ô tô. Nhờ phát hiện kịp thời và dự đoán trước được các hư hỏng có thể xảy ra, để sửa
chữa và bảo dưỡng kịp thời nhằm:
- Đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao năng suất vận chuyển của ô tô.
- Nâng cao độ bền và giảm các hao mòn chi tiết, giảm các chi phí thay thế không phải tháo rời
tổng thành ô tô.
- Giảm được tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn và giờ công lao động cho công tác bảo dưỡng và sửa
chữa.

Vì vậy công việc chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền động luôn được quan tâm cao nhất trong
công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, nhằm nâng cao độ tin cậy và an toàn cho ô tô khi vận hành.
Mục tiêu của mô đun:
Nhằm đào tạo cho học viên có đầy đủ kiến thức về nhiệm vụ, yêu cầu của công việc chẩn đoán
kỹ thuật hệ thống truyền động ô tô. Đồng thời có đủ kỹ năng phán đoán, phân tích, kiểm tra và
chẩn đoán được các hiện tượng hư hỏng của các hệ thống truyền động ô tô với việc sử dụng đúng
và hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ kiểm tra chẩn đoán đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật,
an toàn và chất lượng cao.
Mục tiêu thực hiện của mô đun:
1. Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ của công việc chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền động
ô tô.
2. Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng chung của các bộ phận
thuộc hệ thống truyền động ô tô.
3. Chẩn đoán phát hiện và kết lụân đúng chính xác các hư hỏng các bộ phận của hệ thống truyền
động ô tô
Nội dung chính của mô đun:
1. Yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại chẩn đoán hư hỏng.
2. Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán các hư hỏng các bộ phận của hệ

5


thống truyền động trên ô tô.
3. Kiểm tra, chẩn đoán chung tình trạng kỹ thuật ô tô.
4. Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị điện.
5. Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của hệ thống truyền lực và cầu chủ động.
6. Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của hệ thống treo.
7. Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái.
8. Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh.


Bài
Bài 1

Danh mục các bài học
Kiểm tra, chẩn đoán chung tình trạng kỹ



Thực

Các hoạt

thuyết

hành

động khác

5

20

5

20

5

20


5

20

5

20

5

20

30

120

thuật ô tô.
Bài 2

Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của
hệ thống truyền lực và cầu chủ động

Bài 3

Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của
hệ thống treo.

Bài 4

Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của

hệ thống lái.

Bài 5

Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của
hệ thống phanh.

Bài 6

Kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của
các trang thiết bị điện.
Cộng

6


SƠ ĐỒ QUAN HỆ THEO TRÌNH TỰ HỌC NGHỀ
HAR 01 01
Điện
kỹ thuật

HAR 01 18
Kỹ thuật về
động cơ đốt trong

H AR 01 08
Kỹ thuật
đIện tử

HAR 01 10

Vật liệu
cơ khí

HAR 01 09

kỹ thuật

HAR 01 19
SC-BD phần
cố định động cơ

HAR 01 24
SC-BD Hệ thống nhiên
liệu xăng

HAR 01 11
Dung sai
và lắp ghép

HAR 01 12
Vẽ
kỹ thuật

HAR 01 22
SC-BD Hệ thống
bôi trơn

HAR 01 23
SC-BD Hệ thống
làm mát


HAR 01 25
SC-BD Hệ thống nhiên
liệu diêden

HAR 01 26
SC-BD Hệ thống khởi
động

HAR 01 27
SC-BD Hệ thống đánh
lửa

HAR 01 28
SC-BD Trang thiết
bị điện ô tô

HAR 01 30 SC-BD
Cầu chủ động

HAR 02 07
Kỹ thuật tự động điều
khiển bằng điện tử

HAR 02 12
Chẩn đoán HT
truyền động ô


HAR 01 17

Nhập môn nghề
s/c ô tô

HAR 01 21
SC-BD Cơ cấu
phân phối khí

HAR 01 31
SC-BD Hệ thống
di chuyển

HAR 01 34
K.tra tình trạng kỹ thuật
đ/cơ và ô tô

HAR 02 11
Chẩn đoán động


HAR 01 14
Thực hành
nghề bổ trợ

HAR 01 20
SC- BD phần
c/động động cơ

HAR 01 29
SC-BD Hệ thống
truyền lực


HAR 02 06
Xác suất
& thống kê

HAR 01 13
An toàn

HAR 02 14
SC-BD bộ tăng
áp

HAR 02 08
Vẽ
Auto CAD

HAR 02 15
SC-BD Hệ
thống phun
xăng điện tử

HAR 02 09
Công nghệ khí nén và
thủy lực

HAR 02 16
SC-BD BCA điều
khiển bằng
điện tử


HAR 01 33
SC-BD Hệ
thống phanh

HAR 01 32
SC-BD Hệ
thống lái

HAR 01 36
nâng cao
hiệu quả công việc

HAR 01 35
SC Pan ô tô

HAR 02 10
Nhiệt
kỹ thuật

HAR 02 17
SC-BD HT
đ/khiển bằng
khí nén

CHỨNG
CHỈ
NGHỀ

HAR 02 13
Công nghệ phục hồi

chi tiết trong s/chữa

HAR 02 18
SC-BD Biến
mô men
thủy lực

HAR 02 19
Tổ chức quản
lý và sản xuất

BẰNG
CÔNG NHÂN
LÀNH NGHỀ

CHỨNG CHỈ
BẬC CAO

BẰNG
CÔNG NHÂN
BẬC CAO

6


CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CHÍNH TRONG MÔ ĐUN
1 . Học trên lớp:
- Các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại chẩn đoán hệ thống truyền động ô tô.
- Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán kỹ thuật các bộ phân: hệ thống truyền lực, cầu chủ động, hệ thống
treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và trang bị điện ô tô.

2 . Học tại phòng học chuyên môn hoá:
- Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ
phận: hệ thống truyền lực, cầu chủ động, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và trang bị
điện ô tô.
- Quy trình kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng các bộ phận: hệ thống truyền lực, cầu chủ động, hệ
thống treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và trang bị điện ô tô.
3 . Thực tập tại xưởng trường:
- Thực hành kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng các bộ phận: hệ thống truyền lực, cầu chủ động, hệ
thống treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và trang bị điện trong các xưởng sửa chữa ô tô.
4 . Tham quan thực tế:
- Công nghệ chẩn đoán các bộ phận: hệ thống truyền lực, cầu chủ động, hệ thống treo, hệ thống lái,
hệ trống phanh và trang bị điện trong cơ sở sửa chữa và các trạm đăng kiểm ô tô hiện đại.
5 . Tự nghiên cứu và làm bài tập:
- Các tài liệu tham khảo về công nghệ chẩn đoán kỹ thuật ô tô.
- Trình bày một số phương pháp chẩn đoán kỹ thuật về hư hỏng các bộ phận của: hệ thống truyền
lực, cầu chủ động, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và trang bị điện ô tô.

7


YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN

1. Kiến thức:
- Trình bày được đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu của công việc kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật các bộ
phận: hệ thống truyền lực, cầu chủ động, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và trang bị
điện ô tô.
- Giải thích đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư
hỏng các bộ phận: hệ thống truyền lực, cầu chủ động, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và
trang bị điện ô tô.
2. Kỹ năng:

- Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận: hệ thống truyền lực, cầu chủ động, hệ
thống treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và trang bị điện ô tô đúng quy trình, quy phạm và chính
xác.
- Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, chẩn đoán đảm bảo chính xác và an toàn.
- Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.
3. Thái độ:
- Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong công tác kiểm tra và
chẩn đoán kỹ thuật.
- Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
-

Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.

8


Bài 1
KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ
- MÃ BÀI: HAR.02 12 01
Giới thiệu:
Ô tô là bao gồm tập hợp của nhiều cơ cấu hệ thống lắp ghép với nhau, như: động cơ, hệ thống truyền
lực, cầu chủ động, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ trống phanh và các trang thiết bị điện.
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của ô tô dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư
hỏng và giảm độ tin cậy. Qúa trình thay đổi có thể kéo dài theo thời gian (Km vận hành) và phụ thuộc
vào nhiều nguyên nhân như: chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp ghép, điều kiện và môi
trường sử dụng, làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải được kiểm
tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng là công việc không tháo rời các bộ phận, vì vậy cần được tiến hành
thường xuyên nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật ô tô ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao
nhất.

Mục tiêu thực hiện:
1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại chẩn đoán kỹ thuật ô tô.
2. Giải thích đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng
các bộ phận của ô tô.
3. Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận ô tô đúng quy trình, quy phạm và chính xác.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại chẩn đoán kỹ thuật ô tô.
2. Các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận
của ô tô.
3. Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận ô tô.

10


HỌC TRÊN LỚP
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẤU TẠO Ô TÔ

Khung vỏ xe

Cơ cấu lái

Động cơ

Cơ cấu treo

Cầu chủ động

Các đăng

Hộp số


Ly hợp

Bánh xe

Hình 1-1: Sơ đồ cấu tạo chung ô tô

II. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI
1. Nhiệm vụ
Chẩn đoán kỹ thuật ô tô là công việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và những kinh nghiệm của
người cán bộ kỹ thuật, để tiến hành kiểm tra, phân tích và xác định hư hỏng để đánh giá tình trạng kỹ
thuật các bộ phận của ô tô mà không tháo rời.
2. Yêu cầu
- Chẩn đoán đúng quy trình, đúng phương pháp và chính xác.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình chẩn đoán.
3. Phân loại
- Chẩn đoán chung.
- Chẩn đoán hệ thống (cơ cấu).
- Chẩn đoán riêng (nhóm chi tiết).
III. HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

11


KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG CHUNG Ô TÔ
1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra chẩn đoán động cơ
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng động cơ

Nguyên nhân hư hỏng


- Công suất động cơ và tốc độ động cơ - Mòn xéc măng, pít tông và xi lanh.
giảm.
- Lượng tiêu hao nhiên liệu và dầu nhờn - Mòn xéc măng, pít tông và xi lanh.
tăng.
- Áp suất dầu nhờn giảm.

- Mòn cổ trục và bạc lót của trục khuỷu và trục
cam.

- Độ rung và tiếng gõ, tiếng ồn tăng.

- Mòn pít tông, xi lanh và mòn cổ trục, bạc lót của
trục khuỷu và trục cam.

- Khí xả nhiều khói đen và lượng khí độc
hại tăng.

- Mòn xéc măng, pít tông và xi lanh.

b) Phương pháp kiểm tra
- Dùng thiết bị kiểm tra và đo công suất động cơ.
- Kiểm tra áp suất dầu và đo lượng tiêu hao dầu nhờn.
- Nghe tiếng gõ các cụm chi tiết của động cơ khi vận hành.
- Quan sát và xác định lượng khí xả.

12


2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra chẩn đoán Hệ thống truyền động

a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân hư hỏng

- Công suất truyền mô men xoắn từ động cơ - Các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực mòn,
đến bánh xe chủ động giảm.

khe hở tự do lớn.

- Độ rung và tiếng gõ, tiếng ồn tăng.

- Mòn nhiều hoặc cong, gãy các chi tiết của hệ
thống truyền lực.

- Hệ thống điều khiển phanh và lái làm việc - Mòn hỏng các cụm chi tiết của hệ thống điều
kém hiệu quả.

khiển phanh và lái.

b) Phương pháp kiểm tra
- Dùng thiết bị kiểm tra và đo công suất và mô men xoắn của hệ thống truyền lực.
- Nghe tiếng gõ các cụm chi tiết của hệ thống truyền động khi vận hành ô tô.
- Kiểm tra áp lực phanh, quảng đường phanh.
- Kiểm tra lực xoay vành tay lái và các góc của hệ thống lái.
Bánh xe bị phanh
Đồng hồ đo lực

Đồng hồ tốc độ


Cảm biến tốc độ

Tang trống chủ động

Bộ truyền thuỷ động
Đường ống thuỷ lực

Rô to

Hình 1-2. Sơ đồ cấu tạo bệ thử phanh và công suất của ô tô

IV. NỘI DUNG KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ
1. Làm sạch bên ngoài ô tô.

13


2. Vận hành ô tô.
3. Kiểm tra hệ thống phanh và hệ thống lái khi vận hành ô tô.
4. Kiểm tra nghe tiếng ồn ở các cụm chi tiết khi vận hành ô tô.
5. Kiểm tra quan sát bên ngoài các cụm chi tiết sau vận hành.
6. Tổng hợp các số liệu.
7. Phân tích và xác định các hư hỏng.
V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nguyên nhân nào làm cho công suất động cơ và áp suất dầu nhờn giảm ?
2. Vì sao độ rung và tiếng gõ, tiếng ồn của hệ thống truyền động tăng ?

14



THỰC HÀNH KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG Ô TÔ
I. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC
1. Mục đích:
- Rèn luyện kỹ năng kiểm tra và chẩn đoán hệ thống truyền động ô tô.
- Nhận dạng các bộ phận của thiết bị kiểm tra, chẩn đoán.
2. Yêu cầu:
- Kiểm tra, chẩn đoán chính xác, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nhận dạng được các bộ phận thiết bị kiểm tra, chẩn đoán.
- Sử dụng dụng cụ thiết bị hợp lý, chính xác.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm tra, chẩn đoán.
- Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng.
3. Chuẩn bị:
a) Dụng cụ:
-

Dụng cụ tháo lắp và kiểm tra hệ thống truyền động ô tô.

-

Khay đựng dụng cụ, chi tiết.

-

Giá nâng cầu xe, kích nâng và gỗ chèn kê lốp xe.

-

Đồng hồ so, kính phóng đại.

-


Pan me, thước cặp, căn lá.

-

Đồng hồ đo áp suất nén, đo áp suất dầu bôi trơn, đo nhiệt độ.

-

Thiết bị kiểm tra công suất, kiểm tra hệ thống phanh và hệ thống lái.

b) Vật tư:
-

Giẻ sạch,giấy nhám.

-

Nhiên liệu vận hành, nhiên liệu rửa, dầu mỡ bôi trơn.

-

Chi tiết thay thế và các joăng đệm.

- Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hệ thống
truyền động ô tô.
- Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió.

II. THỰC HÀNH KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN


15


1. Làm sạch ô tô
- Kê chèn bánh xe và phanh xe an toàn.
- Dùng nước và khí nén làm sạch bên ngoài các cụm tổng thành ô tô.
2. Kiểm tra bên ngoài các cụm chi tiết
- Dùng kính phóng đại quan sát các vết nứt gãy và vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận và chi tiết.
3. Kiểm tra ô tô khi vận hành tại xưởng
- Vận hành động cơ và ô tô tại xưởng.
- Nghe tiếng gõ và quan sát bên ngoài các bộ phận.
- Đo mô men xoắn và công suất của hệ thống truyền động.
- Đo áp lực phanh và độ rơ tay lái.
4. Kiểm tra ô tô khi vận hành trên đường
- Vận hành ô tô trên đường.
- Nghe tiếng gõ từ các bộ phận và cụm chi tiết.
- Đo quảng đường phanh và kiểm tra bên ngoài các cụm tổng thành.
5. Tổng hợp số liệu và xác định hư hỏng
- Tổng hợp số liệu.
- Phân tích và xác định hư hỏng.

16


CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
I. Tên bài tập
- Xác định tình trạng kỹ thuật chung của hệ thống truyền động của một ô tô.
II. Yêu cầu
1- Lập được bản tổng hợp tình trạng kỹ thuật chung của hệ thống truyền động ô tô.
2- Xác định được hư hỏng cơ bản của cụm chi tiết trong hệ thống truyền động.

III. Thời gian
- Sau 1 tuần nộp đủ các bài tập.

17


Bài 2
KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC VÀ CẦU CHỦ ĐỘNG
- Mã bài: HAR.02 12 02
Giới thiệu:
Hệ thống truyền lực và cầu chủ động của ô tô là tập hợp tất cả các bộ phận nối chuyển động từ
động cơ đến cầu chủ động, bao gồm: ly hợp, hộp số, truyền động các đăng và cầu chủ động. Hệ thống
truyền lực có nhiệm vụ: truyền, cắt, thay đổi hướng chuyển động, biến đổi mômen và số vòng quay
của động cơ phù hợp với lực kéo của ô tô.
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ thống truyền lực dần thay đổi và bị mòn hỏng,
dẫn tới hư hỏng và giảm độ hiệu suất truyền lực. Qúa trình thay đổi có thể kéo dài theo thời gian (Km
vận hành) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: chất lượng vật liệu, công nghệ chế tạo và lắp
ghép, điều kiện và môi trường sử dụng, làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời
gian, cần phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời.
Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống truyền lực và cầu chủ động ô tô là công việc không tháo rời
các bộ phận, vì vậy cần được tiến hành thường xuyên nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống
truyền lực ô tô ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất.
Mục tiêu thực hiện:
1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền lực và cầu chủ động.
2. Giải thích đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng
các bộ phận của hệ thống truyền lực và cầu chủ động.
3. Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận ô tô đúng quy trình, quy phạm và chính xác.
Nội dung chính:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền lực và cầu chủ động.

2. Các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận
của hệ thống truyền lực và cầu chủ động.
3. Kiểm tra, chẩn đoán và kết luận hư hỏng các bộ phận hệ thống truyền lực và cầu chủ động.
HỌC TRÊN LỚP
I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC VÀ CẦU CHỦ ĐỘNG:

18


ÂĐộng cơ

Ly hợp

Truyền lực chính

Bán trục

Bánh xe chủ động
Hộp số

Các đăng

Hình 2-1. Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực và cầu chủ động là một bộ phận của cụm gầm ô tô (hình 1-1) gồm có: bộ ly
hợp, hộp số, hộp phân phối, truyền động các đăng và cầu chủ động. Hệ thống truyền lực dùng để
truyền lực (truyền mô men) và công suất từ động cơ đến cầu chủ động ô tô.
II. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI

1. Nhiệm vụ
Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống truyền lực và cầu chủ động ô tô là công việc sử dụng các trang thiết bị
kỹ thuật và những kinh nghiệm của người cán bộ kỹ thuật, để tiến hành kiểm tra, phân tích và xác định
hư hỏng để đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận của hệ thống truyền lực ô tô mà không tháo rời các
bộ phận.
2. Yêu cầu
- Chẩn đoán đúng quy trình, đúng phương pháp và chính xác.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình chẩn đoán.
3. Phân loại
- Chẩn đoán chung.
- Chẩn đoán riêng (nhóm chi tiết).

19


II. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC VÀ CẦU CHỦ ĐỘNG
1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra chẩn đoán ly hợp
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
ÂĐĩa ma sát

Vỏ ly hợp

Đòn mở
Bánh đà

Ổ bi tì

Đòn bẩy


Bàn đạp phanh

Trục sơ cấp

Bàn đạp ly hợp
Thanh kéo

Vỏ bao

Điã ép

Lò xo ép

Đòn lắp thanh kéo

Hình 2-2 Cấu tạo bộ ly hợp ma sát

Hiện tượng hư hỏng
- Ly hợp trượt

Nguyên nhân hư hỏng
- Đĩa ly hợp và đĩa ép mòn nhiều hoặc dính dầu mỡ.

Khi người lái thôi tác dụng lực vào bàn - Điều chỉnh sai (hoặc không có) khe hở các đầu đòn
đạp và tăng ga nhưng xe tăng tốc chậm, mở với ổ bi tỳ.
kéo tải yếu, hoặc xe không chuyển động.
-Ly hợp mở không dứt khoát (dính).

- Các lò xo ép mòn, giảm độ đàn hồi hoặc gãy.
- Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh, lỏng đinh tán.


Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp - Điều chỉnh sai hành trình tự do của bàn đạp, chiều
và giảm ga nhưng sang số khó có tiếng cao các đầu đòn mở không đều (khe hở ổ bi tỳ quá
khua và rung giật ở cụm ly hợp hoặc lớn).
không sang số được.

20


- Ly hợp hoạt động không êm, có tiếng - Các chi tiét mòn nhiều, thiếu dầu mỡ bôi trơn (các
ồn nhiều ở cụm ly hợp, xe vận hành bị chốt, ổ bi..).
rung giật.

- Các lò xo ép mòn, gãy.
- Động cơ và hộp số lắp không đồng tâm.

- Bàn đạp ly hợp nặng và bị rung giật.

- Bàn đạp bị cong hoặc kẹt khô dầu mỡ.

Khi người lái tác dụng lực vào bàn đạp - Các chốt, khớp trượt khô thiếu mỡ bôi trơn.
cảm thấy nặng và rung giật.

- Điều chỉnh các đầu đòn mở không đều.
- Đĩa ly hợp và đĩa ép bị vênh.

b) Phương pháp kiểm tra và các thông số kiểm tra ly hợp
Kiểm tra các thông số kỹ thuật của ly hợp:
- Hành trình tự do của bàn đạp.
- Ly hợp bị trượt ở tải lớn.

- Ly hợp bị trượt thường xuyên.
- Ly hợp dính khi mở, hoặc ồn.
- Nhiệt độ ly hợp gia tăng và có mùi khét.
2. Hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hộp số và hộp phân phối
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân hư hỏng

- Sang số khó khăn

- Càng sang số và trục trượt mòn, cong.

Khi người lái điều khiển cần số

- Bộ đồng tốc mòn, kẹt hoặc các vòng đệm, phanh hãm các

cảm thấy nặng hơn bình thường và bánh răng mòn, gãy.
có tiếng kêu.

- Các ổ bi mòn làm lệch tâm các trục của hộp số.
- Ly hợp mở không dứt khoát.

- Hộp số tự nhảy số

- Cơ cấu khoá hãm trục trượt mòn, lò xo hãm gãy yếu.

Khi ô tô vận hành, người lái

- Bộ đồng tốc mòn tấm hãm hoặc bi hãm.


không điều khiển cần sang số, nhưng

- Càng sang số gãy.

hộp số tự động nhảy về số khác.

21


- Hộp số hoạt động không êm, có
tiếng ồn khác thường
Nghe tiếng ồn, khua nhiều ở hộp
số khi xe vận hành.

- Các trục, bánh răng mòn và các đệm, phanh hãm cong,
mòn, gãy.
- Dầu bôi trơn thiếu.
- Các ổ bị mòn, vỡ.
- Các lò xo ép mòn, gãy.
- Động cơ và trục sơ cấp hộp số lắp không đồng tâm.

- Hộp số chảy, rỉ dầu bôi trơn
Bên ngoài hộp số rỉ, chảy dầu.

- Vỏ hộp số bị nứt.
- Bề mặt lắp ghép bị nứt, joăng đệm hỏng.
- Bulông hãm chờn hỏng.

b) Phương pháp kiểm tra và các thông số

Cần đi số

kiểm tra hộp số và hộp phân phối
Kiểm tra các thông số kỹ thuật của hộp
số theo phương pháp loại trừ dần các hiện
tượng:
- Nhảy số hoặc khó vào số.
- Có tiếng kêu ồn khi làm việc.

Thanh trượt

Nắp hộp số

Trục sơ cấp


Càng đi số
Trục thứ cấp

- Chảy rỉ dầu.
- Lượng hạt mài kim loại trong dầu bôi

Vỏ hộp số

trơn.
- Nhiệt độ hộp số gia tăng.
- Góc quay tự do trên trục ra (thứ cấp)
không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, khi khóa

Trục trung gian


Bánh răng

Trục số lùi

.

cơ cấu truyền lực với động cơ.
Hình 2-3. Cấu tạo hộp số cơ khí

22


3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra
chẩn đoán truyền động các đăng
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng
- Trục các đăng làm việc có tiếng ồn

Nguyên nhân hư hỏng
- Các trục cong, vênh, nứt gãy và mòn then hoa.

Khi ô tô hoạt động có tiếng kêu khác - Nạng bị nứt, mòn lỗ lắp bi và chờn hỏng lỗ ren.
thường ở cụm các đăng.

- Các ổ bi kim mòn, vỡ (các viên bi và rãnh của nạng các
đăng loại bi bị mòn).
- Trục chữ thập nứt, mòn.
- Thiếu mỡ bôi trơn, lỏng đứt bu lông.


- Trục các đăng bị nứt hoặc cong

- Trục và khớp các đăng bị nứt.

Khi ô tô vận hành có tiếng hú khác - Gãy, đứt các bu lông.
thường.

- Trục cong.

- Chảy, rỉ dầu mỡ

- Trục, bạc bị nứt, phớt chắn dầu hỏng.

Bên ngoài khớp, phần then hoa và chốt - Bulông hãm chờn hỏng.
chữ thập rỉ, chảy dầu.
b) Phương pháp kiểm tra và các thông số kiểm tra truyền động các đăng
- Kiểm tra bên ngoài.
Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài trục và các khớp nối của truyền động các
đăng.
- Kiểm tra khi xe vận hành.
Khi vận hành ô tô chú ý lắng nghe tiếng kêu ở cụm truyền động các đăng nếu có tiếng kêu khác
thường cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

a- Kiểm tra trục cong

b- Kiểm tra mòn chốt chữ thập và ổ bi

Hình 2 -4. Kiểm tra truyền động các đăng

23



4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra chẩn đoán cầu chủ động
a) Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân hư hỏng

- Cầu chủ động hoạt động có tiếng ồn lớn (hú).

- Bánh răng chủ động, bị động, bánh răng vi sai,

Khi ô tô hoạt động nghe tiếng hú ở cụm cầu chủ bán trục và các ổ bi: mòn, rỗ nhiều, thiếu dầu bôi
động và đi vào đường vòng, tốc độ càng lớn tiếng trơn.
hú càng tăng.

- Điều chỉnh sai (quá lớn) khe hở ăn khớp và vết
tiếp xúc của hai bánh răng.

- Vỏ cầu chảy rỉ dầu

- Vỏ bị nứt.

Bên ngoài vỏ cầu và moayơ luôn có vết bẩn,

- Vênh bề mặt lắp ghép (loại vỏ rời).

chảy rỉ dầu bôi trơn.

- Joăng đệm rách hỏng.


- Moayơ hoạt động quá nóng

- Điều chỉnh sai độ rơ tự do (không có).

Moayơ quá nóng.

- Phanh bó cứng.

b) Phương pháp kiểm tra và các thông số kiểm cụm cầu chủ động
Kiểm tra các thông số kỹ thuật của cụm cầu chủ động:
- Có tiếng kêu ồn khi ô tô hoạt động.
Dầm cầu

Vỏ truyền lực chính

Bánh răng bị động
Chốt chữ thập

Vỏ bộ vi sai

Bánh răng chủ động
Cân lực

a)

Bánh răng bị động

Bán trục


b)
Hình 2 -5. Cấu tạo cầu chủ động
a) Kiểm tra độ rơ của truyền lực chính ; b) Truyền lực chính và bộ vi sai

- Chảy rỉ dầu.

24


- Lượng hạt mài kim loại trong dầu bôi trơn.
- Nhiệt độ dầu bôi trơn và moayơ gia tăng.
- Góc quay tự do trên trục ra của bánh xe.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT
1. Làm sạch bên ngoài.
2. Kiểm tra và quan sát bên ngoài các cụm chi tiết.
3. Kiểm tra hoạt động của các cụm ly hợp, hộp số, các đăng và cầu chủ động khi vận hành ô tô tại
xưởng.
4. Kiểm tra nghe tiếng ồn ở các cụm chi tiết khi vận hành ô tô.
5. Kiểm tra quan sát bên ngoài các cụm chi tiết sau vận hành.
6. Tổng hợp các số liệu.
7. Phân tích và xác định các hư hỏng.
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Tại sao khi tác dụng lực lớn vào bàn đạp ly hợp, nhưng ly hợp mở (cắt) không dứt khoát ?
2. Khi ô tô vận hành, hộp số tự nhảy số là do nguyên nhân gì ?
3. Khi ô tô vận hành, cầu chủ động có tiếng kêu ồn và moayơ nóng lên, do nguyên nhân gì ?

25



×