Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.82 KB, 81 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan bản luận văn này do chính tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Xuân Dũng.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
hề được công bố và sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Thắng


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn
nhận được sự quan tâm của nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô,
các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Đến nay bản luận văn tốt nghiệp hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy giáo TS. Bùi Xuân Dũng, người hướng dẫn khoa học và đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Đào tạo
sau đại học, khoa Quản lý tài nguyên rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp, đã tạo
điều kiện giúp đỡ cho tôi được tham gia và hoàn thành khoá đào tạo này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện
của Ban lãnh đạo, các anh, chị trong hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại
huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn. các nhà chuyên môn, bạn bè và người thân


trong gia đình đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu
ngoại nghiệp và xử lý nội nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các chuyên gia và bạn bè để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Hoàng Văn Thắng


3

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa


4

Viết tắt

Viết đầy đủ

AGB

Sinh khối trên mặt đất


BCR

Tỷ lệ thu nhập trên chi phí

BGB

Sinh khối dưới mặt đất

CP
CPTM

Độ che phủ
Che phủ thảm mục

D1,3

Đường kính tại vị trí 1,3m

DT

Đường kính tán

DW

Gỗ chết

Ect

Chỉ số canh tác


FAO

Tổ chức nông nghiệp và liên hiệp quốc

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HDC

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

IPCC

Ủy ban liên mình chính phủ về biến đổi khí hậu

IRR

Tỷ lệ thu hồi nội bộ

Lmm

Lượng đất mất đi qua thời gian

NĐ-CP
NN&PTNT


Nghị định chính phủ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NPV

Giá trị hiện tại thuần túy

NXB

Nhà xuất bản

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

PRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự


5

tham gia của người dân
TC
TK,TM

X%

Độ tàn che
Thảm khô, thảm mục
Độ xốp của đất


6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tran
TT
Tên bảng
2.1. Phương trình tính toán sinh khối của các loại cây
Tương quan sinh khối trên và dưới mặt đất tầng cây
2.2.
cao
Tương quan sinh khối tươi và khô của cây bụi,
2.3.
thảm tươi
2.4. Tỷ lệ hàm lượng Carbon trong thực vật
Lượng mưa trung bình tháng, năm của huyện Đình
3.1
Lập (mm)
Thực trạng diện tích rừng trồng của huyện Đình
4.1.
Lập năm 2015
Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm của các mô
4.2.

hình
Thu nhập và chi phí cho từng mô hình rừng trồng
4.3.
Keo tai tượng trồng ở huyện Đình Lập.
Các chỉ tiêu về kinh tế các OTC của mô hình trồng
4.4.
Keo tai tượng
Thu nhập và chi phí mô hình Thông mã vĩ tại huyện
4.5.
Đình Lập
Tính toán các chỉ tiêu về kinh tế các OTC của mô
4.6.
hình trồng Thông mã vĩ
Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô
4.7.
hình rừng trồng tại địa bàn huyện Đình Lập
Hiệu quả xã hội thông qua phương pháp phỏng vấn
4.8.
nhanh các chủ rừng người dân
4.9. Lượng đất xói mòn và các nhân tố ảnh hưởng
Khả năng hấp thụ Carbon của các mô hình tại
4.10
huyện Đình Lập

g

38


7


4.11.

Sinh khối và độ ẩm của cây bụi thảm tươi và vật rơi

rụng
4.12. Chỉ tiêu canh tác của các mô hình rừng trồng


8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TT
2.1.
2.1.
2.2.
4.1
4.2.
4.3.
4.4.

Tên hình vẽ, sơ đồ
Sơ đồ tác động của phương thức canh tác.
Vẽ phác họa bệ đỡ đất được giữ bởi đá
Phương pháp xác định bề dày lớp đất mất đi
Tổng diện tích rừng trồng của huyện Đình Lập năm 2015.
Tổng thu và tổng chi cho mô hình rừng trồng Keo tai tượng
Tổng thu và tổng chi cho mô hình rừng trồng Thông mã vĩ
Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng


trồng tại địa bàn huyện Đình Lập
4.5. Nâng cao hiểu biết và ý thức xã hội thông qua phỏng vấn
4.6 Lượng đất xói mòn của 2 mô hình
4.7. Khả năng hấp thụ Carbon của các mô hình tại huyện Đình Lập
Chỉ số canh tác Ect của 2 mô hình rừng trồng tại huyện Đình
4.8.
Lập.


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng có vai trò đặc biệt quan
trọng không gì thay thế được trong việc đáp ứng các nhu cầu của con người.
Rừng không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế thông qua việc cung cấp
gỗ và lâm sản ngoài gỗ, rừng còn có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất, điều tiết
nguồn nước, duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường sống. Nhưng
trong những năm qua do áp lực của sự gia tăng về dân số, kéo theo các hoạt
động kinh tế diễn ra mạnh mẽ, sự đô thị hóa nhanh chóng đã làm cho rừng bị
thu hẹp về diện tích, giảm sút chất lượng và môi trường bị suy thoái nghiêm
trọng, thiên tai, lũ lụt,… Sảy ra gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con
người.
Sản xuất lâm nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt quan trọng có đặc
thù là lấy rừng và đất rừng làm đối tượng và tư liệu sản xuất, hơn nữa nghề
rừng là một nghề mang tính xã hội hóa sâu sắc nên ngoài việc tổ chức sản
xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế xã hội, sản xuất lâm nghiệp còn mang
giá trị môi trường sinh thái cao. Nhưng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo
vệ môi trường sinh thái luôn tồn tại mâu thuẫn. Vì vậy, để giải quyết vấn đề
này trong sản xuất lâm nghiệp cần đưa ra được những phương thức canh tác
thích hợp nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường

sinh thái, đảm bảo phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững. Đặc biệt là
trong trồng rừng, hiện nay việc lựa chọn loài cây trồng, lựa chọn mô hình
rừng trồng không những thu được hiệu quả kinh tế - xã hội cao mà còn cải
thiện và bảo vệ môi trường sinh thái tốt đang là giải pháp có ý nghĩa chiến
lược và mang tính khả thi nhất. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã
hội - môi trường của các phương thức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có ý
nghĩa rất quan trọng. Song việc đánh giá hiệu quả của mô hình rừng trồng là
một vấn đề khá phức tạp, vì giữa ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái


10

có mối quan hệ khăng khít và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu như ta quá coi hiệu
quả mặt này sẽ dẫn đến xem nhẹ mặt khác, cho nên việc tìm ra điểm gặp gỡ
và hài hòa cho cả ba mặt trên là điều cần thiết, có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc phát triển
bền vững.
Đình Lập là một huyện nghèo biên giới của tỉnh Lạng Sơn, khu vực
này có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất canh tác nông nghiệp ở
khu vực này nhìn chung là ít và xấu ảnh hưởng lớn đến việc thâm canh tăng
năng suất cây trồng, thu nhập có được từ nông nghiệp không đủ đảm bảo cuộc
sống người dân. Vì vậy, cuộc sống người dân còn dựa vào rừng là chính.
Cùng với nhu cầu gỗ củi và các lâm sản khác từ rừng ngày càng tăng, kiểu
canh tác lạc hậu của đồng bào miền núi đã làm giảm nhanh diện tích và chất
lượng rừng, đồng thời ảnh hưởng xấu tới nguồn nước, tăng lượng xói mòn,
giảm độ phì làm suy thoái tài nguyên rừng. Xuất phát từ vấn đề này mà trong
những năm gần đây, công tác trồng rừng để phát triển sản xuất và bảo vệ môi
trường được các cấp tỉnh và huyện rất quan tâm, nhiều mô hình sản xuất đã
được áp dụng và phát huy hiệu quả cao. Chính vì những lý do trên mà tôi tiến
hành nghiên cứu luận văn: “Đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình

rừng trồng tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn”. Nhằm đưa ra được mô
hình mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái.


11

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả mối quan hệ giữa kinh
tế - xã hội - môi trường sinh thái đã được chú ý từ những năm 1960. Vấn đề
này được quan tâm nhằm đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời bảo vệ môi
trường sinh thái thông qua ngăn chặn nạn phá rừng. Nhiều phương thức canh
tác ra đời nhằm sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả như: Nông lâm kết hợp,
Phương thức canh tác trên đất dốc (SATL 1, SATL 2, …).
Vào những năm 1970 - 1980 ở những nước đang phát triển như Thái
lan, Singapore, Philippines và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng dành những
quan tâm thích đáng đến đánh giá tác động môi trường trong các hoạt động
sản xuất kinh doanh (dẫn theo Đoàn Thị Mai, 1997).
Năm 1974, Giáo sư John E. Gunter trường đại học tổng hợp thuộc bang
Michigan - Mỹ đã xuất bản giáo trình: “Những vấn đề cơ bản trong đánh giá
đầu tư lâm nghiệp”. Trong đó, chủ yếu tác giả đưa ra các cơ sở để đánh giá
hiệu quả rừng trồng như các công thức tính lãi, giá trị thu nhập trên chi phí, tỷ
lệ thu hồi vốn nội bộ,… Đây là một giáo trình tương đối hoàn chỉnh để giới
thiệu hệ thống chi tiêu và cơ sở để đánh giá hiệu quả từ đơn giản đến phức
tạp, các chỉ tiêu cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng về mặt
kinh tế - xã hội và môi trường, một số chỉ tiêu đơn giản đã và đang được vận
dụng trong đánh giá hiệu quả kinh doanh (dẫn theo Trần Hữu Đào, 2001).
Năm 1979, Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) đã xuất
bản giáo trình: “Phân tích các dự án lâm nghiệp”, do Hans - Maregersen và

Amoldo H. Contresal biên soạn. Tài liệu này được FAO dùng để giảng dạy tại
các nước có đầu tư dự án trồng rừng và phát triển lâm nghiệp. Giáo trình đã


12

đề cập đến các nội dung sau: Tiếp cận các phân tích dự án lâm nghiệp,
Phương pháp xác định chi phí đầu tư vào dự án, Phương pháp đánh giá hiệu
quả của dự án. Đây là một tài liệu tương đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện
đánh giá hiệu quả của dự án lâm nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Hiệu
quả của dự án thể hiện trên hai mặt: Phân tích tài chính là sự đánh giá, mô tả
tính sinh lời thương mại tự động của dự án. Phân tích kinh tế và phân tích xã
hội thu được từ vốn đầu tư các nguồn lực cho dự án. Ở đây hiệu quả kinh tế
được hiểu theo nghĩa bao hàm cả hiệu quả về mặt xã hội và môi trường (dẫn
theo Trần Hữu Đào, 2001).
Với quan điểm phát triển bền vững và ổn định rừng trồng kinh tế, giải
pháp đưa ra ngoài mục tiêu chủ yếu là hiệu quả về mặt kinh tế còn phải đáp
ứng được cả yêu cầu về mặt môi trường, xã hội. Chính vì vậy, bên cạnh việc
đánh giá hiệu quả kinh tế thì đánh giá hiệu quả về môi trường, xã hội là một
yêu cầu tất yếu khách quan vì sự phát triển bền vững, giúp con người nhận
thức đúng đắn tầm quan trọng của môi trường bên cạnh hiệu quả kinh tế mà
con người nhận được, cho phép con người xác định được ngưỡng tác động có
thể vào môi trường để vừa đảm bảo được nhu cầu cần thiết mà không ảnh
hưởng đến môi trường. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường
hay chính là tác động của con người đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường
đã hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Đến những năm 1980, khái niệm về phát triển bền vững đã được nêu ra
và đến nay khái niệm này đã trở nên phổ biến. Phát triển bền vững có thể hiểu
là một sự phát triển mà việc thỏa mãn những yêu cầu hiện không làm ảnh
hưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu của tương lai. Điều đó có nghĩa là sự

phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng nhu cầu của con người trong hiện tại
phải đảm bảo duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên và môi trường cho
các thế hệ mai sau. Mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt được hiệu quả


13

kinh tế cao nhất được người dân đồng tình và tham gia tích cực, hiệu quả
đồng thời các hoạt động này phải đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường
(dẫn theo Nông Phương Nhung, 2005).
Từ những khái niệm và quan điểm trên có thể hiểu về phát triển bền
vũng một các đơn giản là: “Phát triển bền vững sự phát triển toàn diện và tổng
hợp về các mặt kinh tế - xã hội và mô trường trong hiện tại và tương lai”.
Năm 1992, hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio - Dejanerio đã đi tới
tiếng nói chung: Phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững phạm vi quốc gia và trên thế
giới”. Cũng vào năm này, R.Rhoadr đã vận dụng phương pháp PRA để xây
dựng phương pháp “từ nông dân đến nông dân”, phương pháp này đã có
nhiều ưu điểm. Các thông tin được kiểm tra chéo nhiều lần qua đánh giá của
người dân. Vì vậy, hiệu quả trong đánh giá tương đối chính xác. Hiện nay
phương pháp này đang được sử dụng để điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1994, Walifrad Raqued Rola đã đưa ra mô phỏng về các phương
thức canh tác. Theo mô phỏng này hiệu quả được đánh giá theo quan điểm
tổng hợp. Các ảnh hưởng tác động trên các mặt của một phương thức canh tác
được tóm tắt theo sơ đồ sau:


14

Phương thức canh tác


Tác động về
kinh tế

Tác động về xã hôi

Tác động về sinh thái

- Chi phí

- Việc làm

- Xói mòn đất

- Thu nhập

- Nhận thức

- Độ phì của đất

- Sản xuất

- Tiếp thu kỹ

- Độ ẩm của đất

- Thị trường

- Nhu cầu cuộc
sống


- Độ tàn che

Tăng trưởng kinh tế

Phát triển xã hội

Cân bằng sinh thái

Ổn định và phát triển toàn diện kinh
tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh
thái
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tác động của phương thức canh tác.
(Mô phỏng theo sơ đồ của W.R.Rola)
Từ sơ đồ trên cho thấy: Hiệu quả của một phương thức canh tác được
nghiên cứu đánh giá trên cả ba mặt: Kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái.
Tất cả các ảnh hưởng, tác động đó đều nhằm mục tiêu cuối cùng là ổn định và
phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng về mặt phương pháp
luận, cho tới nay đã tương đối hoàn chỉnh và ngày càng được phổ cập rộng rãi


15

trên thế giới. Nhiều quốc gia đã và đang vận dụng các phương pháp kỹ thuật
trên đây trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng trồng như: Philippines
(1974) đã tiến hành đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng nguyên liệu giấy của
các hộ gia đình cho loài cây mọc nhanh Albizzia Balcataria, thuộc công ty
công nghiệp giấy Philippines. Hiệu quả của dự án được đánh giá theo hai mặt:
Hiệu quả của dự án được đánh giá theo hai mặt là hiệu quả tài chính và hiệu

quả kinh tế. Ở đây người ta mới chỉ quan tâm đánh giá hiệu quả kinh doanh
về mặt tài chính của các hộ gia đình, còn hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường sinh thái chưa được quan tâm đánh giá đầy đủ.
Như vậy trên thế giới việc đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng đã
được chú ý rất nhiều và phổ cập rộng rãi và nhiều quốc gia vận dụng.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc trồng rừng đã được bắt đầu từ thời pháp thuộc, trải
qua nhiều thập kỷ, chúng ta đã đi vào kinh doanh rừng trồng trên diện rộng và
phổ biến với nhiều phương thức, nhiêu loài cây trồng khác nhau. Tuy nhiên đã
nhiều năm chúng ta mới chỉ chú ý đến hiệu quả kinh tế mà chưa chú ý đến
hiệu quả xã hội và môi trường sinh thái. Do đó phương thức đánh giá hiệu quả
của các mô hình rừng trồng đến nay vẫn còn mới mẻ.
Trước những năm của thập kỷ 80, ở Việt Nam chỉ có những nghiên cứu
hẹp không tập trung và chưa toàn diện về xói mòn đất. Tuy nhiên đã có nhiều
nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức canh tác đến đất, nước nhưng còn
đơn giản chung chung. Từ sau những năm 80, khi kinh tế, khoa học kỹ thuật
có sự phát triển chúng ta mới thấy được ảnh hưởng của sản xuất tới môi
trường và mới chú ý đến việc đánh giá tác động môi trường sinh thái.


16

Năm 1983, Việt Nam mới bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu chính thức
chương trình về tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Năm 1985, trong quyết định về điều tra sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Hội đồng Bộ trưởng có nêu: Trong xét
duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội quan trọng mở ra một thời kỳ mới và cũng từ đây việc đánh giá tác động
môi trường đã trở thành một yêu cầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta. Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thức VI (1986), với việc

xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì nền
kinh tế đã có bước chuyển mình vào và đã có những thay đổi lớn. Mọi hình
thức sản xuất không phù hợp bị đào thải và thay vào đó là hoạt động sản xuất
tiến bộ hơn, phù hợp với thời đại. Cũng từ đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải
đánh giá hiệu quả của phương thức sản xuất kinh doanh với các chỉ tiêu và
phương pháp phù hợp thay thế những chỉ tiêu và phương pháp thiếu tin cậy cũ.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, những năm gần đây một số lớp đào tạo về
phương pháp và kỹ thuật đánh giá do nước ngoài tài trợ cùng với sự tham gia
giúp đỡ của các tổ chức nhằm tạo điều kiện cho chúng ta có phương pháp
đánh giá phù hợp cho các mô hình kinh doanh rừng trồng.
Năm 1990, P.H.Stahl, chuyên gia về lâm sinh cùng với nhà kinh tế học
Heine Kerekula đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh
doanh rừng trồng Bạch đàn làm nguyên liệu giấy tại khu công nghiệp giấy Bãi
bằng, trong công trình này các tác giải đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế như:
NPV, IRR. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, bước đầu tác giả
cũng đã gián tiếp đề cập đến các chỉ tiêu xã hội và môi trường nhưng chỉ là
những dự đón chung chung còn những ảnh hưởng của Bạch đàn đối với đất
chưa được tính toán cụ thể (Trần Công Quân, 1995).


17

Năm 1994, Hoàng Xuân Tý đã đưa ra tài liệu “Bảo vệ đất và đa dạng
sinh học trong các dự án trồng rừng và bảo vệ môi trường”. Trong năm này
Trung tâm nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp Phù ninh Kết hợp với trường
Đại học Lâm nghiệp đã nghiên cứu khả năng giữ nước và bảo vệ đất của các
phương thức canh tác trong các hộ gia đình ở huyện Hàm yên - Tuyên quang
(Phùng Ngọc Lan, Vương Văn Quỳnh, 1994).
Năm 1995, Trần Hữu Đào đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh
trên cả ba mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường sinh

thái của mô hình rừng trồng quế thâm canh thuần loài quy mô hộ gia đình
Văn yên - Yên bái. Tuy nhiên đề tài mới chỉ thiên về đánh giá hiệu quả kinh
tế, chưa chú trọng và đề cập sâu đến hiệu quả xã hội - hiệu quả môi trường.
Năm 1998, Cao Danh Thịnh, “Thử nghiên cứu ứng dụng một số
phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế - môi trường
của một số dự án Lâm nghiệp tại khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà”, đã
đề cập đến hiệu quả tổng hợp kinh tế - môi trường. Tác giả đã đề cập đến vấn
đề định lượng có trọng số các chỉ tiêu đánh giá và cho biết phương pháp tính
trọng số bằng tương quan đạt độ chính xác cao hơn cả.
Năm 1999, Trần Quang Bảo đã đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái
của rừng trồng Bạch đàn. Luận văn đã đề cập đến các giá trị kinh tế sinh thái
của mô hình trồng Bạch đàn, đi sâu vào phân tích và bước đầu lượng hóa
được giá trị sinh thái môi trường của mô hình này.
Hiện nay, công tác đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường sinh
tháu trong các hoạt động kinh doanh nói chung và trong các hoạt động sản xuất
lâm nghiệp nói riêng đã được chú ý đầu tư một các đáng kể. Các kết quả
nghiên cứu đã xác định được hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh


18

một các tổng hợp. Tuy nhiên, do công tác đánh giá hiệu quả môi trường trong
sản xuất kinh doanh còn khá mới mẻ lại hết sức phức tạp và khó khăn mặt khác
kèm theo đó là sự thiết hụt thông tin, phương pháp luận và kinh nghiệm thực
tiễn cũng như sự khác nhau về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Điều đó làm
cho các kết quả nghiên cứu còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất và phù hợp.
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về
sinh khối rừng, khả năng tích lũy Carbon ở các bể chứa của rừng tại nhiều
trạng thái rừng khác nhau.
Ngô Đình Quế (1971) xác định được sinh khối rừng Thông tại Lâm

Đồng, mật độ 2500 cây/ha, cấp đất II là 300 tấn/ha. Nguyễn Hoàng Trí (1986)
với công trình “Sinh khối và năng suất rừng Đước” đã áp dụng phương pháp
“cây mẫu” nghiên cứu năng suất sinh khối một số quần xã Đước đôi ngập
mặn ven biển Minh Hải. Kết quả nghiên cứu thu được sinh khối ở ba trạng
thái rừng già, rừng tự nhiên và rừng trồng 7 năm tuổi lần lượt là 119.35
tấn/ha; 33.159 tấn/ha và 34.853 tấn/ha.
Công trình “Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và năng suất
rừng Thông ba lá vùng Đà Lạt, Lâm Đồng” của Lê Hồng Phúc (1996) đã tìm
ra quy luật tăng trưởng sinh khối, cấu trúc thành phần tăng trưởng sinh khối
thân cây. Tỷ lệ sinh khối tươi, khô của các bộ phận thân, lá,cành, rễ, lượng rơi
rụng. Sau khi nghiên cứu tác giả đã lập được một số phương trình nói lên
tương quan giữa sinh khối và các bộ phận của rừng với đường kính D1.3.
Cùng với loài thông ba lá, còn có thêm công trình nghiên cứu về sinh
khối của tác giả Nguyễn Ngọc Lung và Ngô Đình Quế, trong đó các tác giả đã
trình bày một phần về động thái kết cấu sinh khối và tổng sinh khố của đối
tượng này.


19

Theo Nguyễn Tuấn Dũng (2005), rừng trồng thông mã vĩ thuần loài
trồng tại Hà Tây ở tuổi 20 có tổng sinh khối khô là 173.4 - 266.2 tấn/ha và
rừng trồng thuần loài Keo lá tràm 15 tuổi có tổng sinh khố khô là 132.2 223.4 tấn/ha. Lượng Carbon tích lũy của rừng Thông mã vĩ biến động từ 80.7
- 122 tấn/ha và của rừng Keo lá tràm là 62.5 - 103.1 tấn/ha.
Viên Ngọc Nam (2011) nghiên cứu tích lũy Carbon cây Đước đôi
(Rhizophora apiculata Blume) là 97.26 tấn/ha. Tỷ lệ Carbon tích lũy trong cây
của thân là cao nhất, và tăng theo khi đường kính tăng nhưng tỷ lệ Carbon
trong lá giảm dần, trong khi đó tỷ lệ Carbon trong lá và rễ biến động không
đáng kể.
Dương Ngọc Quang (2010), lượng Carbon lưu giữ trong đất giảm dần

từ tầng trên xuống tầng dưới của phẫu diện. Tích lũy Carbon trong cây gỗ bao
gồm cả rễ là lớn nhất (66%), tiếp theo là trong đất (33%), trong vật rơi rụng,
cây ngã đổ, thảm mục và thảm tươi là rất thấp dưới 0.5%.
Võ Đại Hải (2007), lượng Carbon hấp thụ trong cây Mỡ chủ yếu tập
trung vào thân cây (54 - 80%), rễ cây (14 - 30%), cành cây (3- 11%) và thấp
nhất là ở trong lá cây (1 - 6%).
Lê Tấn Lợi và cộng sự (2014), Nghiên cứu tại cồn Ông Trang huyện
Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau trên ba địa hình. Kết quả nghiên cứu: Tổng lượng
Carbon tích lũy trong 1 ha tại cồn Ông Trang cao nhất tại địa hình loài Đước
đôi đạt 448.7 tấn/ha, tiếp theo là Vẹt tách với 423.74 tấn/ha và tích lũy
Carbon tại địa hình Mắm Trắng chiếm ưu thế là thấp nhất với 387.65 tấn/ha.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác của Viên Ngọc
Nam, Nguyễn Dương Thụy (1991) Nghiên cứu sinh khối rừng Đước tại Cần
Giờ, Nguyễn Văn Bé (1999) Nghiên cứu sinh khối rừng Đước tại Bến Tre...


20

Chương 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển
bền vững các mô hình rừng trồng và nâng cao đời sống của người dân.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả tổng hợp của một số mô hình rừng trồng tại huyện
Đình lập.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các mô
hình rừng trồng cho địa phương.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là các mô hình trồng tại huyện
Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn như sau:
1- Mô hình trồng rừng Thông mã vĩ Pinus massoniana Lamb, 1803.
2- Mô hình trồng rừng Keo tai tượng Acacia mangium.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian Thực hiện đề tài từ tháng 5/2016 đến tháng 10 năm 2016.


21

2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá thực trạng các mô hình rừng trồng tại huyện Đình Lập
tỉnh Lạng Sơn.
3.2.2. Đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng tại huyện Đình Lập
tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả xã hội.
- Đánh giá hiệu quả môi trường sinh thái và khả năng hấp thụ Carbon
của từng mô hình rừng tại huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng trong huyện
Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp của các mô
hình rừng trồng tại huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Đánh giá thực trạng phát triển của các mô hình rừng trồng.
- Kế thừa số liệu về diện tích, phân bố của các mô hình rừng trồng tại
hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập.

- Phương pháp điều tra thực địa: Để đánh giá thực trang sinh trưởng
của các mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu. Đề tài đã tiến hành lựa
chọn 3 xã: Bính xá, xã Châu sơn và xã Đình Lập thuộc huyện Đình lập. Mỗi
xã tiến hành điều tra và lập 2 OTC/mỗi mô hình.


22

- Lập OTC: Sử dụng OTC điển hình (500m 2) để đo đếm sự sinh trưởng,
trữ lượng, khả năng tích lũy Carbon và chất lượng của các mô hình bằng các
tiêu chuẩn.
Trong mỗi OTC đo các chỉ tiêu sau:
+ Đo đường kính D 1.3 bằng thước kẹp kính chính xác đến cm theo hai
chiều Đông Tây - Nam Bắc và lấy giá trị trung bình.
+ Đo đường kính tán lá (D t) bằng thước dây theo hình chiếu của tán
cây, đo theo hai chiều Đông Tây - Nam Bắc và lấy giá trị trung bình.
+ Đo chiều cao vút ngọn (H vn), chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước
đo cao Blumleiss, kết hợp bằng sào có khắc vạch, độ chính xác 0,1m.
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hdc): Dùng thước đo cao Bume leiss, kết hợp
bằng sào có khắc vạch, độ chính xác 0,1m.
+ Xác định phẩm chất cây trồng thông qua phân cấp chất lượng:
Cây sinh trưởng tốt (A): là những cây sinh trưởng khỏe mạnh, thân
thẳng cân đối, không sâu bệnh, không cụt ngọn.
Cây sinh trưởng trung bình (B): là những cây sinh trưởng trung bình, có
hình thái trung gian.
Cây sinh trưởng kém (C): là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn,
có u bướu… Kết quả được ghi vào mẫu biểu điều tra tầng cây cao sau:


23


Biểu 01. Biểu điều tra tầng cây cao
Mô hình:…………………………...

OTC: ……………………………..

Vị trí:……………………………….

Tuổi cây: ………………………....

Người điều tra:……………………..

Ngày điều tra:………………….....

D1.3(cm)
STT

Đ-T

N-B

Dt (cm)
TB

Đ-T

N-B

Hdc


Hvn

Phẩm

(m)

(m)

chất

TB

Tính lượng tăng trưởng bình quân năm của các nhân tố điều tra:

∆t

=

ta
a

Trong đó: ta: là nhân tố điều tra tại năm a.
a: là tuổi của lâm phần.
Tính trữ lượng rừng bao gồm các bước sau:
Vi =

* Di 1.3 * Hi vn * f

Trong đó:
Di 1.3 : là đường kính ngang ngực 1.3m của cây thứ i.

Hi vn : là chiều cao vút ngọn của cây thứ i.
f : là hình số tự nhiên Hohenadl (f=0.5)
Tính trự lượng OTC (MOTC)

Ghi
chú


24

n

MOTC =

∑Vi
i =0

Trong đó:
Vi: là thể tích cây thứ I trong OTC
n : là tổng số cây trong OTC.
Tính trữ lượng lâm phần (M/ha)
M/ha = M OTC *
Trong đó: SOTC là diện tích OTC.
- Điều tra độ tàn che bằng phương pháp cho điểm: Xác định độ tàn che của
mỗi mô hình bằng phương pháp đi 100 điểm, trên các tuyến song song cách
đều, mỗi điểm cách nhau 2m, mỗi tuyến cách nhau 2.5m. Tại mỗi điểm ngắm
nhìn lên tán lá, nếu tán lá che kín thì cho 1 điểm, nếu tán che ½ cho 0,5 điểm
và trống cho 0 điểm. Kết quả ghi vào biểu điều tra độ tàn che sau:
Biểu 02. Biểu điều tra độ tàn che
Mô hình:…………………………...


OTC: …………………………..

Vị trí:……………………………….

Tuổi cây: ……………………….

Người điều tra:……………………..

Ngày điều tra:………………….

STT Điểm ngắm
1
2
3


Điểm


25

Tính độ tàn che theo công thức:

Tc =
Trong đó:

nng
N ng


nng: là tổng giá trị các điểm ngắm.
Nng: là tổng số điểm ngắm.

- Điều tra cây bụi thảm tươi: Được tiến hành trong các ô dạng bản
(ODB). Mỗi OTC lập 5 ODB có diện tích 1m 2 (1m x 1m), 4 ô ở 4 góc và 1 ô
ở giữa. Trong các ODB tiến hành điều tra: thành phần cây, chiều cao, độ che
phủ và sinh trưởng. Sau đó ghi vào mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi:
Biểu 03. Biểu điều tra cây bụi thảm tươi
Mô hình:…………………………...

Tuổi cây: ……………………….

Người điều tra:……………………..

Ngày điều tra:………………….

OTC ODB

Hvn

Độ che phủ

Sinh

Ghi

(m)

(%)


trưởng

chú

Thành phần loài cây

- Điều tra thảm khô: Tiến hành lập 5 ODB, mỗi ô 1m 2, 4 ô ở 4 góc và
một ô ở giữa, thu hết thảm khô của từng ODB cho vào túi bóng và đem về
phơi khô sau đó cân lên để xác định khối lượng thảm khô. Kết quả thu được
ghi vào biểu sau:


×