Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái conogethes punctiferalis guenée (lepidoptera: pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp trên cây ổi và sầu riêng tại thành phố cần thơ và tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 62 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





HUỲNH PHƯƠNG THANH





ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ SÂU ĐỤC TRÁI
CONOGETHES PUNCTIFERALIS GUENÉE
(LEPIDOPTERA: PYRALIDAE) BẰNG BẪY
PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP
TRÊN CÂY ỔI VÀ SẦU RIÊNG TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
TỈNH VĨNH LONG




Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT








Cần Thơ, 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ SÂU ĐỤC TRÁI
CONOGETHES PUNCTIFERALIS GUENÉE
(LEPIDOPTERA: PYRALIDAE) BẰNG BẪY
PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP
TRÊN CÂY ỔI VÀ SẦU RIÊNG
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
VÀ TỈNH VĨNH LONG







Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Lê Văn Vàng
KS. Châu Nguyễn Quốc Khánh Huỳnh Phương Thanh
MSSV: 3103675
LỚP: Bảo Vệ Thực Vật K.36
(TT 1073A1)
Cần Thơ, 2013
i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
  

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp đính
kèm với tên đề tài:
“Đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái Conogethes punctiferalis Guenée
(Lepidoptera: Pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp
trên cây ổi và sầu riêng tại Thành phố Cần Thơ và
tỉnh Vĩnh Long”

Do sinh viên Huỳnh Phương Thanh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày …… tháng …….năm 2013.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức……….
Ý kiến hội đồng:







DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NÔNG NGHIỆP & SHƯD
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
  


Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với tên đề tài:
“Đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái Conogethes punctiferalis Guenée
(Lepidoptera: Pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp
trên cây ổi và sầu riêng tại Thành phố Cần Thơ và
tỉnh Vĩnh Long”

Do sinh viên Huỳnh Phương Thanh thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.




Cần Thơ, ngày….tháng ….năm 2013
Cán bộ hướng dẫn



TS. LÊ VĂN VÀNG


KS. CHÂU NGUYỄN QUỐC KHÁNH
iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Huỳnh Phương Thanh
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Ngày, tháng, năm sinh: 01 - 07 - 1992
Con ông Huỳnh Văn Phường và bà Nguyễn Thị Hồng Kỳ
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2010, tại trường Trung Học Phổ Thông
Phạm Hùng, khóm 6, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Thi đậu vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2010, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa
36, thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
iv


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu luận văn trước đây.





Tác giả luận văn


HUỲNH PHƯƠNG THANH
v


LỜI CẢM TẠ


Kính dâng!
Cha, mẹ đã hy sinh tất cả vì con, để con có được như ngày hôm nay.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tất cả các thầy, cô và những cán bộ khác trong Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã truyền
dạy những kiến thức hữu ích trong quá trình em học tập tại trường.
Anh Nguyễn Tiến Anh, đã hết lòng chỉ dạy những kinh nghiệm quý báo trong quá
trình thực hiện đề tài.
Các chú, các bác chủ vườn đã giúp đỡ em thực hiện đề tài.
Cùng các bạn Lê Nhựt Thanh, Đinh Hùng Thắng, Phạm Thúy Hằng, Lâm Thị Xuân
Mai, Thạch Thị Anh Thảo, Hồ Thị Xuân, Lê Thị Thùy, Ngô Thị Phi và các thành
viên khác của lớp Bảo Vệ Thực Vật K36 đã có nhiều giúp đỡ trong suốt thời gian
em học tập và thực hiện đề tài.
Trân trọng!




HUỲNH PHƯƠNG THANH
vi

Huỳnh Phương Thanh, 2013. Đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái
Conogethes punctiferalis Guenée (Lepidoptera: Pyralidae) bằng bẫy
pheromone giới tính tổng hợp trên cây ổi và sầu riêng tại Thành phố Cần Thơ
và tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái Conogethes punctiferalis
Guenée (Lepidoptera: Pyralidae) bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp trên
các vườn ổi và sầu riêng tại Thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long” Được thực
hiện từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012 đã đạt được những kết quả như
sau:
Trên các vườn ổi tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, đặt bẫy
pheromone giới tính tổng hợp (16 bẫy/1.000 m
2
, 1 mg/tuýp) đã cho hiệu quả phòng
trị Sâu đục trái Conogethes punctiferalis tương đương với biện pháp xử lý thuốc
theo nông dân ở các thời điểm từ 1 đến 2 tháng sau khi đậu trái ở Đợt phòng trị đầu
tiên. Đặt tuýp quấy rối bắt cặp E10-15:Ald (16 tuýp/1.000 m
2
, 5 mg/tuýp) cho hiệu
quả phòng trị thấp hơn so với đặt bẫy pheromone và xử lý thuốc theo nông dân ở tất
cả các thời điểm ghi nhận. Ở Đợt phòng trị thứ 2, đặt bẫy pheromone giới tính tổng
hợp (16 bẫy/1.000 m
2

, 1 mg/tuýp) cho hiệu quả phòng trị tương đương với biện
pháp xử lý thuốc theo nông dân ở tất cả các thời điểm ghi nhận. Trong khi đặt tuýp
quấy rối bắt cặp E10-15:Ald (16 tuýp/1.000 m
2
, 5 mg/tuýp) cho hiệu quả phòng trị
tương đương với biện pháp xử lý thuốc theo nông dân và đặt bẫy pheromone tại các
giai đoạn 1,5 tháng và 2 tháng sau khi đậu trái.
Trên sầu riêng, phòng trị Sâu đục trái Conogethes punctiferalis bằng biện
pháp đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp (15 bẫy/1.000 m
2
, 1 mg/tuýp) cho hiệu
quả tương đương với biện pháp xử lý thuốc theo nông dân giai đoạn từ 2 tháng đến
3,5 tháng sau khi đậu trái đối với giống Cơm Vàng Hạt Lép và giai đoạn từ 2,5
tháng đến 3 tháng sau khi đậu trái đối với giống Khổ Qua Xanh.

vii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1.1 SÂU ĐỤC TRÁI Conogethes punctiferalis GUENÉE 3
1.1.1 Phân loại 3
1.1.2 Phân bố và ký chủ 3
1.1.3 Đặc điểm hình thái 4

1.1.4 Đặc điểm sinh học 5
1.1.5 Gây hại 5
1.1.6 Thiên địch 6
1.1.7 Biện pháp phòng trị 6
1.1.7.1 Biện pháp vật lý 6
1.1.7.2 Biện pháp sinh học 7
1.1.7.3 Biện pháp hóa học 7
1.2 SƠ LƯỢC VỀ PHEROMONE 7
1.2.1 Pheromone 7
1.2.1.1 Khái niệm 7
1.2.1.2 Tính chất của các hợp chất pheromone 8
1.2.2 Pheromone giới tính 8
1.2.2.1 Khái niệm 8
1.2.2.2 Sự đa dạng pheromone giới tính của Bộ cánh vảy (Lepidoptera) 8
1.2.2.3 Ứng dụng của pheromone giới tính trong sản xuất Nông nghiệp 10
1.2.2.4 Tình hình nghiên cứu pheromone giới tính ở Việt Nam 12
1.2.3 Pheromone giới tính của sâu đục trái Conogethes punctiferalis Gueneé 14
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 16
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 16
2.1.1 Vật liệu thí nghiệm 16
2.1.2 Hóa chất thí nghiệm 16
2.1.3 Bẫy pheromone, tuýp quấy rối bắt cặp và cách treo bẫy 16
2.1.3.1 Mồi pheromone giới tính tổng hợp 16
2.1.3.2 Tuýp quấy rối bắt cặp 17
2.1.3.3 Cách đặt bẫy 17
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 18
viii

2.2.1 Đánh giá hiệu quả phòng trị của bẫy pheromone giới tính tập hợp và hợp chất quấy
rối (E)-10-pentadecenal đối với SĐT Conogethes punctiferalis trên các vườn ổi tại huyện

Phong Điền, Tp. Cần Thơ 18
2.2.1.1 Đợt 1 ( từ ngày 13/11/2011 đến 13/01/2012) 18
2.2.1.2 Đợt 2 (từ ngày 01/09/2012 đến 30/10/2012) 20
2.2.2 Đánh giá hiệu quả phòng trị của bẫy pheromone giới tính bằng bẫy tập hợp đối với
bướm SĐT Conogethes punctiferalis trên vườn sầu riêng tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh
Long 22
2.2.3 Xử lý số liệu 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ SĐT Conogethes punctiferalis BẰNG PHEROMONE GIỚI
TÍNH TỔNG HỢP VÀ CHẤT QUẤY RỐI E10-15:Ald TRÊN CÁC VƯỜN ỔI TẠI
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP. CẦN THƠ 25
3.1.1 Diễn biến mật số bướm Conogethes punctiferalis trên các vườn ổi thí nghiệm tại xã
Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ 25
3.1.1.1 Đợt 1 (từ 13/11/2011 đến 13/01/2011) 25
3.1.1.2 Đợt 2 (từ 01/09/2012 đến 30/10/2012) 27
3.1.2 Tỉ lệ gây hại của SĐT Conogethes punctiferalis trên các vườn ổi thí nghiệm tại xã
Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ 28
3.1.2.1 Đợt 1 (từ 13/11/2011 đến 13/01/2011) 28
3.1.2.2 Đợt 2 (từ 01/09/2012 đến 30/10/2012) 29
3.2 HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ SĐT Conogethes punctiferalis BẰNG PHEROMONE GIỚI
TÍNH TỔNG HỢP TRÊN CÁC VƯỜN SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN LONG HỒ, TỈNH
VĨNH LONG 31
3.2.1 Trên giống sầu riêng Khổ Qua Xanh 31
3.1.1.1 Diễn biến mật số bướm Conogethes punctiferalis trên các vườn sầu riêng Khổ Qua
Xanh 31
3.2.1.2 Tỉ lệ gây hại của SĐT Conogethes punctiferalis trên các vườn sầu riêng Khổ Qua
Xanh 32
3.2.2 Trên giống sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép 33
3.2.2.1 Diễn biến mật số bướm Conogethes punctiferalis trên các vườn sầu riêng Cơm
Vàng Hạt Lép 33

3.2.2.2 Tỉ lệ gây hại của SĐT Conogethes punctiferalis trên các vườn sầu riêng Cơm Vàng
Hạt Lép 34
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
4.1 KẾT LUẬN 36
4.2 ĐỀ NGHỊ 36



ix

DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tựa bảng
Trang
2.1
Các nghiệm thức của thí nghiệm phòng trị trên các vườn ổi tại xã Nhơn
Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ ở Đợt 1
19
2.2
Các nghiệm thức của thí nghiệm phòng trị trên các vườn ổi tại xã Nhơn
Nghĩa, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ ở Đợt 2
21
2.3
Các nghiệm thức của thí nghiệm phòng trị trên các vườn sầu riêng tại
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
23
3.1
Số lượng trung bình bướm C. punctiferalis đực vào bẫy trên các vườn
ổi ở Đợt 1

25
3.2
Số lượng trung bình bướm C. punctiferalis đực vào bẫy trên các vườn
ổi ở Đợt 2
27
3.3
Tỉ lệ gây hại (%) do SĐT C. punctiferalis trên các vườn ổi ở Đợt 1
28
3.4
Tỉ lệ gây hại (%) do SĐT C. punctiferalis trên các vườn ổi ở Đợt 2
29
3.5
Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis trên các vườn sầu riêng Khổ
Qua Xanh
31
3.6
Tỉ lệ trái bị hại (%) trên các vườn sầu riêng Khổ Qua Xanh tại huyện
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
32
3.7
Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis trên các vườn sầu riêng Cơm
Vàng Hạt Lép
33
3.8
Tỉ lệ trái bị hại (%) trên các vườn sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép
34
x

DANH SÁCH HÌNH


Hình
Tên hình
Trang
1.1
Sự phân bố của C. punctiferalis trên thế giới
3
1.2
Thành trùng và nhộng của SĐT C. punctiferalis
4
1.3
Triệu chứng gây hại của SĐT C. punctiferalis trên trái ổi
5
1.4
Triệu chứng gây hại của SĐT C. punctiferalis trên trái sầu riêng
6
1.5
Công thức hóa học của 2 thành phần phần pheromone giới tính SĐT
C. punctiferalis
14
2.1
Các thành phần của bẫy pheromone giới tính tổng hợp
16
2.2
Tuýp quấy rối bắt cặp
17
2.3
Cách treo bẫy pheromone và tuýp quấy rối trên các vườn thí nghiệm
18
2.4
Cách đánh dấu tổng số trái quan sát trên các vườn ổi thí nghiệm

20
3.1
Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis vào bẫy trên các vườn ổi ở
Đợt 1
26
3.2
Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis vào bẫy trên các vườn ổi ở
Đợt 2
28
3.3
Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis vào bẫy trên các vườn sầu
riêng Khổ Qua Xanh
32
3.4
Diễn biến mật số bướm C. punctiferalis vào bẫy trên các vườn sầu
riêng Cơm Vàng Hạt Lép
34

xi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
CPC: Crop Protection Compendium
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
E10-16:Ald: (E)-10-Hexadecenal
E10-15:Ald: (E)-10-pentadecenal
GC-EAD: Gas Chromatographic-Electroantennogram Detector
(Sắc ký khí – Điện râu)

GC-MS: Gas Chromatography combined with Mass Spectrometry
(Sắc ký khí – Khối phổ)
IPM: Integrated Pest Management (phòng trừ dịch hại tổng hợp)
NT: Nghiệm thức
SĐT: Sâu đục trái
Tp.: Thành phố
Z10-16:Ald: (Z)-10-Hexadecenal
SHƯD: Sinh Học Ứng Dụng
SKĐB: Sau khi đặt bẫy








1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời với
nhiều vùng nông nghiệp phát triển. Trong đó, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
là vùng nông nghiệp trọng điểm, rộng lớn và quan trọng nhất. Ngoài chuyên canh
sản xuất lúa nước, ĐBSCL còn là vựa trái cây của cả nước, diện tích các vườn cây
ăn trái gia tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2010, tổng diện tích trồng
cây ăn trái ở ĐBSCL là 290.000 ha với các loại cây như cam, quýt, bưởi, nhãn, sầu
riêng, chôm chôm, ổi, mận…hàng năm cung cấp khoảng 2,5 triệu tấn trái (Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2010). Bên cạnh những thuận lợi như đất đai
màu mỡ, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều giúp các loại cây ăn trái sinh trưởng và phát
triển tốt thì sâu bệnh hại là một trở ngại lớn đối với việc canh tác cây ăn trái ở đây.

Trong các loại sâu hại quan trọng thì Sâu đục trái cây, Conogethes punctiferalis
Guenée (Lepidoptera: Pyralidae) là một đối tượng dịch hại nguy hiểm. Sâu đục trái
C. punctiferalis là loài đa ký chủ, gây hại phổ biến trên nhiều loại cây ăn trái như:
chôm chôm, sầu riêng, ổi, nhãn, mãng cầu xiêm, và một số cây ăn trái khác ở vùng
ĐBSCL (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Sâu tấn công từ lúc trái còn
nhỏ, từ 1 tháng tuổi trở đi, cho đến khi trái sắp thu hoạch. Trên nhiều vườn, sâu có
thể tấn công 100% số cây và có thể là thiệt hại năng suất 100% (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2006). Do giai đoạn ấu trùng C. punctiferalis hầu như phát triển và trú ẩn bên
trong trái, vì thế việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trị loài dịch hại này cho hiệu
quả không cao, tốn kém nhiều chi phí và đặc biệt là ảnh hưởng đến người nông dân
trực tiếp canh tác và môi trường. Như vậy, tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả đối với
sâu đục trái C. punctiferalis nhưng ít gây ảnh hưởng đến con người và môi trường
sinh thái là rất cần thiết.
Pheromone giới tính sâu đục trái C. punctiferalis được xác định đầu tiên bởi
Konno et al. (1982) gồm 2 thành phần chính là (E)-10-Hexadecenal (E10-16:Ald)
và đồng phân hình học (Z)-10-Hexadecenal (Z10-16:Ald). Ứng dụng pheromone
giới tính C. punctiferalis tổng hợp bằng phương pháp đặt bẫy ngoài đồng để phòng
trừ với kiểu mồi E10-16:Ald và Z10-16:Ald ở tỉ lệ 9:1 được đề nghị trong quản lý
quần thể bướm C. punctiferalis tại Nhật Bản (Konno et al., 1982). Đinh Thị Chi
(2010) đã xác định pheromone giới tính của loài bướm C. punctiferalis ở ĐBSCL
gồm 2 thành phần với thành phần chính là hợp chất E10-16:Ald, đồng thời đề nghị
đưa hỗn hợp E10-16:Ald và Z10-16:Ald ở tỉ lệ 9:1 và 8:2 vào ứng dụng trong khảo
sát mật số quần thể và bẫy tập hợp đối với C. punctiferalis. Bên cạnh đó, hiệu quả
trong việc quấy rối tín hiệu hấp dẫn của bẫy pheromone giới tính tổng hợp đối với

2
bướm C. punctiferalis đực của hợp chất (E)-10-pentadecenal (E10-15:Ald) trong
điều kiện ngoài đồng cũng đã được ghi nhận (Lâm Minh Đăng, 2012).
Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả phòng trị sâu đục trái
Conogethes punctiferalis Guenée (Lepidoptera: Pyralidae) bằng bẫy

pheromone giới tính tổng hợp trên các vườn ổi và sầu riêng tại Thành phố Cần
Thơ và tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Đánh giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu
đục trái C. punctiferalis trên sầu riêng tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và trên ổi
tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.
- Đánh giá hiệu quả quấy rối của hợp chất E10-15:Ald đối với sâu đục trái C.
punctiferalis trên các vườn ổi tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

3
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 SÂU ĐỤC TRÁI Conogethes punctiferalis GUENÉE
1.1.1 Phân loại
Sâu có tên khoa học là Conogethes punctiferalis Guenée thuộc họ Ngài sáng
(Pyralidae), bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Ngoài ra, sâu còn có tên khác là
Dichocrocis punctiferalis Guenée (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006; Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2011; CPC, 2007).
1.1.2 Phân bố và ký chủ
Theo CPC (2007), sâu đục trái (SĐT) C. punctiferalis được ghi nhận là loài
đa ký chủ gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như đu đủ (Carica papaya),
dẻ Queensland (Macadamia ternifolia), dâu tầm (Morus alba), đào (Prunus
persica), ổi (Psidium guajava), bông vải (Gossypium spp.), bắp (Zea mays), khế
(Averrhoa carambola), chôm chôm (Nephelium lappaceum), hướng dương
(Helianthus annuus), lúa miến (Sorghum bicolor), và trên 15 ký chủ phụ khác. Tại
ĐBSCL, C. punctiferalis được ghi nhận gây hại trên nhãn, ổi, mãng cầu xiêm, chôm
chôm, và sầu riêng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006). Theo điều tra của Nguyễn Thị
Thuận (2009), C. punctiferalis là một trong số 4 loài gây hại phổ biến nhất trên cây
ca cao ở tỉnh Đồng Nai và quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Conogethes punctiferalis có phạm vi phân bố rộng gồm các quốc gia như:

Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar,
Philippine, Sri LanKa, Thái Lan, Việt Nam, Úc, Papua New Guinea (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2006). Ngoài ra, C. punctiferalis còn được ghi nhận hiện diện ở
Cambodia, Triều Tiên và Đài Loan (CPC, 2007).

Hình 1.1 Sự phân bố của C. punctiferalis trên thế giới
(Nguồn: CPC, 2007)

4
1.1.3 Đặc điểm hình thái
Cả thành trùng đực và thành trùng cái đều có màu vàng, trên cánh và thân có
nhiều chấm đen, sải cánh của bướm dài khoảng 2,5 – 3,0 cm, thân dài khoảng 12
cm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006). Kích
thước thành trùng, ấu trùng, nhộng và số lượng chấm đen cũng như cách phân bố
của chấm đen trên cánh thành trùng tùy thuộc vào nguồn thức ăn và cây ký chủ
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006). Trứng sâu hình bầu dục, dài khoảng 2 mm, khi mới
đẻ trứng có màu trắng sữa, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt (Christine, 2009;
Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006). Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa, đầu nâu, sau
chuyển sang màu hồng nhạt, trên mỗi đốt phía lưng có 4 đốm nâu nhạt 2 đốm dưới
dài và hẹp. Trên mỗi đốt thân của ấu trùng có lông cứng nhỏ và 2 đốm nhỏ màu nâu
đậm cạnh lỗ thở ở 2 bên hông. Phần bụng của ấu trùng cũng có những đốm nâu nhạt
với lông nhỏ. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 1,7 – 2,0 cm. Kích thước sâu thường khác
nhau khi chúng tấn công trên các loại cây ký chủ khác nhau. SĐT C. punctiferalis
có kích thước lớn nhất khi gây hại trên ổi và nhỏ nhất khi gây hại trên mãng cầu
xiêm. Nhộng có màu vàng hơi nâu khi mới hình thành, sau đó chuyển sang màu nâu
đen khi sắp vũ hóa, chiều dài khoảng 13 mm, chiều ngang khoảng 4 mm (Nguyễn
Thị Thu Cúc, 2006).


Hình 1.2 Thành trùng và nhộng của SĐT C. punctiferalis

A: Thành trùng đực B: Thành trùng cái C: nhộng
(Nguồn: Đinh Thị Chi, 2010)
A


B
C

5
1.1.4 Đặc điểm sinh học
Bướm hoạt động vào ban đêm, trong khoảng từ 20 – 22 giờ cho đến 5 giờ
sáng, ban ngày bướm ẩn trong tán lá dày. Cả bướm đực và bướm cái sinh sống bằng
mật hoa của cây ký chủ và những cây khác trong vườn. Sau khi vũ hóa, con cái tiết
pheromone để hấp dẫn con đực. Bướm cái bắt đầu đẻ trứng sau khi bắt cặp 2 – 3
ngày. Trứng thường được đẻ từng cái trên bề mặt trái, thỉnh thoảng trên cuống trái.
Mỗi bướm cái đẻ khoảng 20 – 30 trứng. Trứng nở vào lúc sáng sớm, thời gian ủ
trứng từ 4 – 6 ngày. Sau khi nở vài giờ, ấu trùng bắt đầu đục vào trong trái. Giai
đoạn ấu trùng của sâu gồm 5 tuổi, kéo dài khoảng 14 – 16 ngày, giai đoạn nhộng
khoảng 7 ngày, thời gian sống của bướm biến động từ 10 – 18 ngày (Christine,
2009; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006). Sâu tuổi cuối nhả tơ kết thành một lớp kén
mỏng rồi hóa nhộng trong kén (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006).
1.1.5 Gây hại
Theo Josephrajkumar et al. (2007), SĐT C. punctiferalis là loài gây hại
nghiêm trọng đến trái. Hơn nữa, vào giai đoạn phát triển mạnh, sâu đục vào sâu bên
trong trái nên thuốc trừ sâu không vào được. Nhiều vườn bị nhiễm nặng bị giảm 70-
80% năng suất.
Trên ổi bướm thường đẻ trứng vào chóp trái, nơi còn dính các lá đài. Sâu nở
ra thường ẩn ở phần chóp của trái, sau đó tấn công vào phần thịt trái. Sâu có thể đục
trái từ khi trái còn nhỏ đến lúc gần thu hoạch, nhưng gây hại nhiều nhất vào lúc trái
có đường kính từ 1 – 2 cm. Trái non bị sâu đục thường bị biến dạng, khô và rụng,

trái lớn bị sâu đục có thể bị thối do nấm tấn công (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2011).

Hình 1.3 Triệu chứng gây hại của SĐT C. punctiferalis trên trái ổi
(Nguồn: Lâm Minh Đăng, 2012)

6
Trên sầu riêng sâu tấn công khi trái từ khoảng một tháng tuổi trở đi, từ trái
bằng cỡ ngón chân cái hoặc cườm tay, đến khi trái gần thu hoạch (Hình 1.4). Bướm
đẻ trứng vào ban đêm, thường đẻ từng cái vào giữa các gai trên mặt trái ở gần cuống
trái. Ấu trùng nở ra cạp ăn ở bên ngoài vỏ trái, nhả tơ kết hợp phân của sâu thải ra
với bề mặt trái tạo thành đường hầm và ẩn bên trong. Khoảng 5 ngày sau khi nở,
sâu đủ lớn đục vào sâu bên trong trái. Khi đủ lớn sâu chui ra ngoài để làm nhộng ở
nơi lân cận. Nhộng có một bao bằng tơ rất chắc bao phủ (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2011).

Hình 1.4 Triệu chứng gây hại của SĐT C. punctiferalis trên trái sầu riêng
(Nguồn: Châu Nguyễn Quốc Khánh, 2012)
1.1.6 Thiên địch
Trong tự nhiên trứng của C. punctiferalis thường bị tấn công bởi ong ký sinh
họ Trichogrammatidae và bị kiến ăn. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), tại Trung
Quốc đã có ghi nhận loài tuyến trùng Steinernema glaseri ký sinh ấu trùng của C.
punctiferalis và giữ vai trò quan trọng trong việc khống chế quần thể của loài sâu
hại này trong điều kiện tự nhiên.
1.1.7 Biện pháp phòng trị
1.1.7.1 Biện pháp vật lý
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), để phòng trị loài sâu đục trái nên áp dụng
các biện pháp như sau:

7

- Thu gom những trái bị nhiễm sâu, chôn sâu dưới đất để diệt sâu còn hiện
diện trong trái.
- Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành cho vườn thông thoáng để dễ phát hiện
bướm trong vườn nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bao trái là biện pháp phòng ngừa các loài côn trùng đục trái rất có hiệu quả.
- Đặt bẫy ánh sáng (ánh sáng đèn 60W) và bẫy đường – giấm (một hỗn hợp
gồm đường, nước giấm và thuốc trừ sâu) trong vườn có thể hỗ trợ cho việc kiểm
soát bướm C. punctiferalis (CPC, 2007).
- Đây là loài đa ký chủ nên chú ý trong hệ thống canh tác để tránh trùng hợp
cây ký chủ của chúng như nhãn, ổi, sầu riêng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2011).
- Ngoài ra, sử dụng pheromone giới tính để hấp dẫn bướm đực đã được
nghiên cứu và ứng dụng ở Nhật Bản và Trung Quốc (CPC, 2007).
1.1.7.2 Biện pháp sinh học
Biện pháp sinh học là biện pháp thân thiện với môi trường và an toàn cho
người nông dân. Có thể bảo tồn và sử dụng các loài thiên địch của C. punctiferalis
để khống chế số lượng của chúng trên đồng ruộng.
1.1.7.3 Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc hóa học khi 1,0% trái trong vườn bị tấn công. Ở những vùng
thường xuyên bị nhiễm nặng, xử lý thuốc trừ sâu (gốc cúc và gốc lân tổng hợp) khi
trái vừa mới tượng. Nếu sau lần áp dụng thứ nhất, mật số sâu vẫn còn thì tiến hành
phun lần thứ hai khoảng 7 – 10 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
Tuy nhiên, khi sâu đục vào bên trong trái thì việc kiểm soát bằng thuốc hóa học
không phải là dễ dàng và có thể làm tăng nguy cơ làm ô nhiễm môi trường (CPC,
2007).
1.2 SƠ LƯỢC VỀ PHEROMONE
1.2.1 Pheromone
1.2.1.1 Khái niệm
Pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể
cùng loài, những chất này được tiết ra ngoài cơ thể côn trùng và có thể gây ra những

phản ứng chuyên biệt cho những cá thể khác cùng loài. Đôi khi chất này còn được
gọi là hormone xã hội hay được xem như là một hệ thống thông tin hóa học, có loài
chỉ sản xuất một số ít pheromone, một số loài khác lại có khả năng sản xuất nhiều
hơn (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).


8
1.2.1.2 Tính chất của các hợp chất pheromone
Pheromone là một chất lỏng, dễ bay hơi trong điều kiện tự nhiên, tốc độ bay
hơi và khuếch tán phụ thuộc vào tốc độ gió, sự vận động của dòng khí hay dòng
nước, nhiệt độ và ẩm độ. Trong môi trường tự nhiên, pheromone chỉ tồn tại ở một
giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhìn chung, nhiệt độ càng cao thì tốc độ khuếch tán và
phân huỷ của pheromone càng nhanh (Bùi Công Hiển, 2002).
1.2.2 Pheromone giới tính
1.2.2.1 Khái niệm
Pheromone giới tính là một chất hóa học hay hỗn hợp của những chất hóa
học được cá thể tiết ra môi trường để hấp dẫn sự bắp cặp của những cá thể khác giới
trong cùng một loài. Do hoạt động như những hóa chất sinh học với tính chọn lọc
cao và ở những nồng độ rất thấp, pheromone giới tính không gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường sinh thái. Bên cạnh việc làm đối tượng nghiên cứu cho các lĩnh vực
như hóa học, hóa chất sinh thái học và côn trùng học ứng dụng (Ando et al., 2004),
pheromone giới tính còn là một sự thay thế hiệu quả cho nông dược trong công tác
quản lý côn trùng gây hại (Gibb et al., 2005).
1.2.2.2 Sự đa dạng pheromone giới tính của Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Bộ cánh vảy là bộ lớn thứ hai trong lớp côn trùng bao gồm khoảng 150.000
loài đã được mô tả. Từ pheromone giới tính đầu tiên, hợp chất bombykol, được
công bố vào năm 1959 (Butenandt, 1959), đến nay pheromone giới tính của hơn
640 loài bướm đã được xác định, trong đó có nhiều loài côn trùng có hại trong nông
nghiệp (Ando, 2013).
Trong các loài thuộc Bộ cánh vảy, sự phóng thích pheromone giới tính xảy

ra tại một thời gian cụ thể trong ngày tùy thuộc vào loài. Khi phóng thích, thành
trùng cái thường nâng cao vùng bụng và đưa tuyến pheromone kết hợp với cơ quan
đẻ trứng ở cuối bụng ra ngoài để phóng thích pheromone với tốc độ vài chục
picogram trong mỗi giây. Thành trùng đực được đồng bộ với hoạt động của thành
trùng cái trong hoạt động hàng ngày của loài và đáp ứng với pheromone của con cái
phát ra. Chúng có khả năng đáp ứng lại với pheromone bằng cách bay đến nơi đầu
hướng gió từ hàng chục, thậm chí hàng trăm mét để xác định vị trí (Baker, 2011).
Dựa vào cấu trúc của chuỗi mạch carbon và con đường sinh tổng hợp của nó
mà pheromone giới tính Bộ cánh vảy có thể chia thành 3 kiểu: kiểu I, kiểu II và kiểu
khác (Ando et al., 2004).



9
a) Pheromone kiểu I
Các hợp chất pheromone kiểu I chiếm ưu thế nhất ở nhóm côn trùng. Khoảng
75% số lượng pheromone đã được xác định thuộc kiểu I bao gồm nhóm bướm đêm
được biết đến và phát hiện pheromone. Ví dụ, các loài bướm tằm (silk moth) (Họ
Bombycidae), các loài ngài cuốn lá (smaller tea tortix) (Họ Tortricidae) và bướm
sâu vẽ bùa cam quýt (citrus leafminer) (Họ Gracillariidae). Trong kiểu này, bao
gồm những pheromone được sinh tổng hợp từ những hợp chất hữu cơ mạch thẳng,
bão hòa và mang một trong các nhóm chức acetate (-COOCH
3
), hydroxyl (-OH),
formyl (-CHO) ở đầu mạch.
Kiểu I được đặc trưng bởi các chuỗi có chiều dài 10-18 carbon và có từ 0-3
liên kết đôi. Chuỗi dài với số lượng carbon chẵn chiếm ưu thế hơn vì các hợp chất
này có nguồn gốc từ các acid béo bão hòa như acid palmitic (C
16
H

32
O
2
) và acid
stearic (C
18
H
36
O
2
). Tuy nhiên, vẫn tồn tại các hợp chất pheromone với độ dài chuỗi
là số carbon lẻ được tìm thấy từ 6 loài: Phthorimaea operculella, Keiferia
lycopersicella, Scrobipalpa heliopa, Chilo auricilius, Acrobasis vaccinii và
Mamestra brassicae (Ando et al., 2004).
Có khả năng là mỗi loài tạo nên một cấu trúc pheromone riêng cho chính loài
đó bằng cách thay đổi số lượng carbon trên một mạch, loại nhóm chức, hoặc số
lượng, vị trí và cấu hình của một liên kết đôi và một nhóm methyl. Tuy nhiên, sự
thay đổi của cấu trúc hóa học bị giới hạn. Sự đa dạng của pheromone giới tính được
tạo ra bằng cách kết hợp một số thành phần với nhau. Rất nhiều hỗn hợp pheromone
là do sự kết hợp của các thành phần khác nhau và tỷ lệ phối trộn của các thành phần
đó (Ando and Yamakawa, 2011).
b) Pheromone kiểu II
Đã xác định được 65 loài thuộc các họ Geometridae (30 loài), Noctuidae (12
loài), Lymantriidae (7 loài) và Arctiidae (16 loài) có pheromone giới tính thuộc kiểu
II, chiếm khoảng 15% các pheromone giới tính Bộ cánh vảy đã được xác định
(Ando et al., 2004).
Các pheromone thuộc kiểu này có các hợp chất là một chuỗi mạch thẳng, từ
17-23 carbon, không có nhóm chức ở đầu mạch. Các hợp chất với số lượng carbon
lẻ chiếm ưu thế nhưng vẫn tồn tại các hợp chất pheromone có 18, 20 hoặc 22
carbon. Đa số các hợp chất pheromone kiểu II có hai hoặc ba liên kết đôi được sinh

tổng hợp từ linoleic acid và linolenic acid với dẫn xuất monoepoxy (dẫn xuất dạng
vòng có một nguyên tử oxy liên kết với 2 nguyên tử carbon). Qua khảo sát thì các
pheromone thuộc kiểu II được tạo thành với ba liên kết đôi và một dẫn xuất epoxy
nhiều hơn các pheromone được tạo thành từ hai liên kết đôi và một dẫn xuất epoxy.
Các liên kết đôi và dẫn xuất epoxy thường được cố định ở các vị trí thứ 3, 6, 9

10
(Ando et al., 2004). Ví dụ: như pheromone của loài bướm sâu đo lớn gây hại trên lá
trà Nhật Bản (Japanese giant looper), Ascotis selenaria cretacea Bulter được cấu
thành từ hỗn hợp của (Z,Z,Z)-3,6,9-nonadecatriene (Z3,Z6,Z9-19:H) và (Z,Z)-6,9-
epoxy-3-nonadecadiene (Z6,Z9,epo3-19:H) với tỷ lệ 1:100.
c) Pheromone kiểu khác
Các pheromone không thuộc kiểu I và kiểu II được xếp vào kiểu này. Ví dụ:
pheromone giới tính của thành trùng Eriocrania cicatricella gồm 3 thành phần
heptane-2-ol (7:2-OH) và (Z)-4-hepten-2-ol (Z4-7:2-OH) trong đó Z4-7:2-OH là
thành phần chủ yếu.
Nhiều loài thành trùng đực của Bộ cánh vảy (Lepidoptera) cũng tiết
pheromone giới tính tại các vị trí: bụng, ngực, chân và cánh. Cấu trúc hóa học của
các pheromone này khá khác nhau và sự đặc trưng của loài thấp. Pheromone của
thành trùng đực cũng kích thích hành vi tìm kiếm của thành trùng cái nhưng sự hấp
dẫn ở tầm xa kém hơn so với pheromone của thành trùng cái. Thành trùng cái bị thu
hút bởi thành trùng đực ở khoảng cách xa nhờ vào tín hiệu thị giác (visual cues) và
nhờ vào mùi hương tiết ra từ con đực khi chúng ở gần nhau (Ando et al., 2004).
1.2.2.3 Ứng dụng của pheromone giới tính trong sản xuất Nông nghiệp
a) Ghi nhận sự hiện diện và phát hiện vùng nhiễm côn trùng
Do có đặc tính chuyên biệt, chỉ hấp dẫn các cá thể trong cùng một loài, và
hiệu lực hấp dẫn rất cao, pheromone giới tính được xem là một trong những công cụ
hữu hiệu nhất để xác định sự hiện diện và vùng xâm nhiễm của côn trùng. Khi biết
được pheromone của một loài côn trùng gây hại nào đó, thì việc phát hiện sự hiện
diện hoặc xác định vùng nhiễm cũng như cảnh báo sớm sự xuất hiện của loài côn

trùng đó sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng với độ chính xác rất cao. Ứng dụng
pheromone trong kiểm dịch thực vật trước khi nhập nội một loại cây trồng mới là
đều cần thiết và phù hợp với tình hình diễn biến dịch hại phức tạp hiện nay. Đây là
biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập các loại côn trùng gây hại từ nước ngoài vào
trong nước, và là công cụ quan trọng của bất cứ một quốc gia nào (Nguyễn Công
Thuật, 1996).
b) Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động quần thể dịch hại
Pheromone giới tính là một công cụ hữu hiệu để thay thế cho bẫy đèn và bẫy
màu vàng trong khảo sát sự biến động mật số quần thể của côn trùng gây hại
(Wakamura et al., 2004). Ứng dụng này đã được phát triển trong chiến lược phòng
trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Thông thường, một lượng từ 0,1 – 1 mg pheromone
giới tính tổng hợp được nhồi vào một tuýp cao su (8 mm OD) cho hiệu quả hấp dẫn
bướm đực ít nhất là một tháng và có thể kéo dài đến 2 tháng (Ando et al., 2004). Để

11
khảo sát sự biến động quần thể, bẫy pheromone được đặt trên một khu vực cụ thể
rồi đếm mật số bướm vào bẫy định kỳ (thường là 2 tuần/lần) trong suốt chu kỳ một
năm. Biết được thông tin về mật số côn trùng gây hại cây trồng trong vùng canh tác
và trên một đơn vị thời gian cho phép ta dự tính, dự báo sớm sự gây hại của côn
trùng đó để có thể áp dụng những biện pháp quản lý thích hợp.
c) Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp
Bẫy tập hợp (mass trapping) là biện pháp sử dụng một số lượng lớn bẫy
pheromone để thu hút và giết hết bướm đực trên một vùng không gian cụ thể, để
ngăn chặn sự bắt cặp giữa bướm đực và bướm cái, dẫn đến giảm mức độ thiệt hại
do sâu gây ra xuống dưới ngưỡng kinh tế. Biện pháp này, đặc biệt hiệu quả đối với
việc quản lý côn trùng trong kho vựa (thuộc Bộ Coleoptera). Tuy nhiên, bẫy tập hợp
thường không thành công trong việc làm giảm mật số của các loài bướm có tính di
động cao và mức độ quần thể lớn (Wakamura et al., 2004). Nghiên cứu và ứng dụng
pheromone giới tính dưới hình thức bẫy tập hợp đã được tiến hành trên 98 loài côn
trùng gây hại, trong đó có 45 loài thuộc Bộ cánh vảy, 39 loài thuộc Bộ cánh cứng và

4 loài thuộc các bộ côn trùng khác (El Sayed, 2008).
d) Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp quấy rối sự bắt cặp
Hoạt động tìm bắt cặp ở côn trùng Bộ cánh vảy chủ yếu dựa vào tín hiệu
(mùi) của pheromone giới tính do con cái tiết ra. Khi tín hiệu mùi của pheromone bị
quấy rối thì các cá thể đực sẽ không tìm được các cá thể cái và ngược lại, như vậy
chúng không thể bắt cặp và sinh sản. Phương pháp quấy rối bắt cặp (Mating
disruption) là làm tràn ngập vùng không gian của cây trồng với mùi pheromone của
loài bướm gây hại để quấy rối tín hiệu pheromone do bướm cái tiết ra nhằm ngăn
chặn sự tiếp xúc giữa bướm đực và bướm cái làm cho chúng không thể bắt cặp và
sinh sản trên vùng không gian của cây trồng. So với việc sử dụng thuốc trừ sâu,
phương pháp quấy rối bắt cặp có tính chọn lọc cao và bảo đảm cho sự tồn tại của
thiên địch. Mặt khác, pheromone giới tính đã được chỉ rõ là không gây độc đối với
động vật hữu nhũ và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đây là biện pháp
đang được áp dụng rất rộng rãi ở những nước phát triển. Hầu hết, pheromone tổng
hợp được nhồi vào một tuýp nhựa tổng hợp dài 20 cm (50 – 100 mg pheromone
tổng hợp/tuýp) và sẽ tiếp tục phóng thích pheromone hơn 2 – 3 tháng (Ando et al.,
2004). Cho đến nay, pheromone giới tính đã được nghiên cứu và ứng dụng dưới
hình thức quấy rối bắt cặp trên 140 loài côn trùng gây hại gồm 121 loài thuộc Bộ
cánh vảy, 9 loài thuộc Bộ cánh cứng và 10 loài thuộc các bộ côn trùng khác (El
Sayed, 2009).



12
1.2.2.4 Tình hình nghiên cứu pheromone giới tính ở Việt Nam
Từ khi Butenandt et al. (1959) tìm ra hợp chất pheromone đầu tiên là chất
bombykol [(10E,12Z)-10,12-hexadecadien-1-ol] của bướm tằm (Bombyx mori L)
thì việc nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính đã được phát triển mạnh mẽ ở
nhiều quốc gia trên thế giới (Ando et al., 2004). Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực khá
mới mẻ đối với Việt Nam, nên điều kiện và số lượng đề tài nghiên cứu còn nhiều

hạn chế.
Năm 2003, bẫy pheromone đã được áp dụng trên tổng diện tích 656,8 ha tại
9 tỉnh trong cả nước để phòng trừ 6 loại sâu hại trên 7 loại cây trồng là rau hoa thập
tự, hành tây, cà chua, lạc, dưa hấu, nho và vải thiều. Trong đó, cây trồng áp dụng
lớn nhất là rau hoa thập tự với tổng diện tích 245 ha (Lê Văn Trịnh và ctv, 2005).
Bẫy pheromone giới tính đang là một công cụ phòng trị côn trùng gây hại hiệu quả
ở nước ta. Kết quả thí nghiệm về khả năng hấp dẫn của pheromone đối với một số
đối tượng sâu hại trên rau họ thập tự, cà chua, nho, hành tây, hành ta, dưa hấu, lạc
và vải thiều đã ghi nhận được số lượng trưởng thành sâu tơ (Plutella xylostella), sâu
ăn tạp (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera) và sâu xanh da láng
(Spodoptera exigua) vào bẫy khá lớn (125,8 - 139,2 con/bẫy/ngày), riêng sâu đục
cuống quả vải (Camellia sinensis) thì rất ít (7,6 con/bẫy/ngày) (Lê Văn Trịnh và
ctv., 2005).
Một số nghiên cứu về khảo sát sự biến động quần thể côn trùng gây hại. Đỗ
Đức Cương (2006) đã thực hiện thí nghiệm theo dõi sự biến động số lượng thành
trùng Prays sp. vào bẫy pheromone (1 mg Z7-14:Ald/tuýp) tại 3 vườn bưởi thuộc
tỉnh Vĩnh Long trong suốt thời gian từ ngày 9/8/2005 - 7/2/2006. Thí nghiệm đã ghi
nhận được Prays sp. hiện diện liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm và mật số
biến động cao hay thấp phụ thuộc vào mùa và tương ứng với các giai đoạn sinh lý
của cây. Mức độ vào bẫy của thành trùng loài sâu đục vỏ trái ở các tháng cuối mùa
mưa tương ứng với giai đoạn cây bưởi chưa ra hoa là thấp và tăng đỉnh điểm là vào
các tháng của mùa nắng tương ứng với giai đoạn cây ra hoa và tượng trái non.
Vang et al. (2008), qua quá trình nghiên cứu tổng hợp và đánh giá ngoài
đồng ở Việt Nam và Nhật Bản đối với 7,11,13-Hexadecatrienal – thành phần
pheromone giới tính mới được xác định từ bướm sâu vẽ bùa cái (Phyllocnistis
citrella) đã chỉ ra rằng bướm sâu vẽ bùa đực tại Thành phố Cần Thơ, Việt Nam chỉ
bị hấp dẫn mạnh khi phối hợp 7,11-Hexadecadienal và 7,11,13-Hexadecatrienal với
tỉ lệ 1:3 mà không hề bị thu hút khi chỉ có một thành phần 7,11-Hexadecadienal,
trong khi ở Nhật Bản thì hiệu quả thu hút bướm đực vào bẫy sẽ giảm khi pha thêm
thành phần 7,11,13-Hexadecatrienal vào mồi pheromone. Cho đến nay, pheromone

giới tính của 4 loài bướm thuộc giống Prays đã được xác định và tất cả đều là hợp

×