Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Xung đột xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở việt nam phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41 MB, 167 trang )

N KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

GS. TS. VÕ KHÁNH VINH
(Chù biên)

XÃ Hội


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN ở VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI



XUNG ĐỘT XÃ HỘI:
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
ở VIỆT NAM


TẬP THỂ TÁC GIẢ
GS. TS. Võ Khánh Vinh, Chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khảng
Thiếu tướng, PGS.TS. Lê Văn Cương
PGS.TS. Phạm Văn Đức
GS.TS. Tô Duy Hdp
PGS.TS. Trần Đình Hảo
PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương
TS. Hồ Sỹ Sơn
TS. Chu Văn Tuấn
TS. Trần Quang Huy


TS. Nguyễn Hữu Chí
TS. Nguyễn Văn Phương


MỤC LỤC
Lời nói đ ầu

7

Chương I
LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN VỂ XUNG ĐỘT XÃ HỘI

1. Lịch sử vể xung đột xã hội
1.1. Các quan niệm thời cổ đại

9

9
9

1.2. Các quan niệm thời Cận đại

11

1.3. Quan niệm của chủ nghĩa Mác

18

1.4. Các quan niệm thòi Hiện đại


21

2. Lý luận về xung đột xả hội

31

2.1. Khái niệm

31

2.2. Chức năng

40

2.3. Phân loại

45

2.4. Diễn biến

48

2.5. Tính động cơ và nguyên nhân

61

2.6. Phương pháp giải quyết

73


2.7. Phương pháp phòng ngừa

94


6

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Chương II
THỰC TIỄN VỀ XƯNG ĐỘT XẢ HỘI
ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. T ìn h hình x u n g đ ộ t x ả hội

107
107

1.1. Khái quát chung

107

1.2. Những biểu hiện cơ bản

120

2. Nguyên nhân của xung đột x ã hội

150

2.1. Khái quát chung


250

2.2. Các nguyên nhân cơ bản

152

3. Thực tiển giải quyết và phòng ngừa xung đột xã hội

162

Chương III
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
VỂ PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT x u n g đ ộ t x ã hội
ở NƯỚC TA HIỆN NAY

168

1. Q uan điểm về phòng ngừa và giải quyết xung đột

xả hội
2. Giải pháp về phòng ngừa và giải quyết xung đột
xả hội

168

171


LỜI NÓI ĐẦU

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đem lại nhiều thành tựu
to lớn về phát triển kinh tê - xã hội, văn hóa, giáo dục. Tuy
nhiên, đến nay nưỏc ta chưa thoát khỏi ngưỡng của sự
nghèo khổ, tăng trưởng kinh tê chưa bền vững, tỷ lệ thất
nghiệp còn cao, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như phân
tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tham
nhũng ngày càng gia tăng, lối sống ích kỷ cùng với những
thói hư, tật xấu đang có nguy cơ lây lan mạnh. Trong khi
đó một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tê còn có
những bất cập, việc triển khai thực hiện còn nhiều vưống
mắc, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ...
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những
xung đột xã hội nói chung và từng cuộc xung đột xã hội cụ
thê ở nưốc ta hiện nay. Việc xác định rõ nguyên nhân và
mối quan hệ phức tạp giữa các nguyên nhân sinh ra xung
đột xã hội là vấn để có ý nghĩa quan trọng trong việc xây
dựng và sử dụng các giải pháp phòng ngừa và giải quyết
xung đột.
Ớ Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về
xung đột xã hội còn rất ít, thường được đề cập dưối các hình
thức khác nhau, như mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn


8

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

trong xã hội, hoặc liên quan đến một số lĩnh vực của đời sống
kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá... Có thể nói dưới góc độ

tiếp cận khác nhau, vấn đề lý luận về xung đột xã hội mối chỉ
được nghiên cứu riêng rẽ, từng mặt...
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống
về xung đột xã hội, đặc biệt là sự ra đời của cuốn sách Xung
đột xã hội: Một sô' vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam do
GS. TS. Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội
Việt Nam chủ biên là một công trình có ý nghĩa về lý luận,
thực tiễn và rất cần thiết đôi với sự phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương.
Chương 1: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội
Chương 2 : Thực tiễn về xung đột xã hội ở Việt Nam
hiện nay
Chương 3: Quan điểm và giải pháp về phòng ngừa, giải
quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay
Xung đột xã hội là vấn đề mối mẻ, do đó khó tránh khỏi
những khiếm khuyết rất mong nhận được ý kiến trao đổi và
góp ý của độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hà Nội, tháng 1 năm 2010
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI


Chương I

LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI
1. LỊCH SỬ VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI
1.1. C á c quan niệm thời c ổ đại
Trong thời kỳ c ổ đại, con người đã quan tâm nghiên cứu
xung đột xã hội và vai trò của nó đối với đòi sống xã hội.

Các nhà triết học Hy Lạp c ổ đại là những người đầu
tiên làm sáng tỏ một cách tương đối bản chất của các cuộc
xung đột xã hội. Heraclít đã lập luận về các cuộc chiến
tranh và xung đột xã hội dựa trên hệ thống các quan điểm
chung vể thê giới quan. Ông cho rằng chiến tranh và xung
đột xã hội là quy luật chung duy nhất thông trị trên hành
tinh và lập luận vê vai trò tích cực của các cuộc xung đột
đôi với quá trình phát triển xã hội. Xung đột xã hội, theo
Heraclít, hiện diện với tính cách là thuộc tính quan trọng
và t ấ t yôu củ a đòi Bống x ã hội. M ột m ặt ch ia sẻ vâi các

quan điểm của Heraclít, Epicơ cho rằng những hậu quả
tiêu cực của các cuộc xung đột xã hội buộc mọi người phải
sống trong trạng thái hòa bình và ổn định. Những ưốc mơ
vê một trạng thái xã hội không có xung đột xã hội bưốc
đầu được lập luận dựa vào những biện luận như vậy.


10

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam

Trong thời kỳ đầu phát triển của mình, triết học Cơ đốic
giáo cố gắng chứng minh tính ưu việt của hòa bình, của
đồng thuận và tình anh em giữa mọi người vối nhau. Một
số nhà triết học Cơ đốc giáo thê kỷ II và thê kỷ III đã lập
luận chống lại các cuộc xung đột vũ trang, nhưng vào lúc
đó, lập luận của các nhà triết học đó tác động không lốn
đến quá trình phát triển tất yếu của lịch sử. Đến đầu thế
kỷ IX với học thuyết “Khristos”, nguyên tắc về tính xung

đột đã bắt đầu bị nghi ngò.
Trong thời kỳ Phục Hưng, người ta đã nêu ra những
đánh giá khác nhau và phức tạp về các cuộc xung đột xã
hội. Những người theo chủ nghĩa nhân đạo thường xuyên
lên án các cuộc xung đột xã hội và các cuộc xung đột vũ
trang. Erazm Potterdamskij cho rằng, xung đột xã hội có
lôgic riêng, khi tất cả các tầng lốp dân cư của đất nước bị
cuốn hút vào quỹ đạo của xung đột xã hội thì xung đột xã
hội sẽ phản ứng theo phản ứng dây chuyền tương tự và
tính phức tạp của việc trung hòa các quan điểm của các
bên đối lập trong cuộc xung đột xã hội, thậm chí kể cả
trường hợp khi cả hai bên cùng dựa trên quan điểm tư
tưởng thống nhất. Nhà triết học người Anh Ph.Becơn lập
luận về bản chất của các cuộc xung đột xã hội, phân tích
các nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột xã hội trong
nội bộ đất nưóc, xem xét một cách cụ thể các điều kiện vật
chất, chính trị và tâm lý của các cuộc xung đột xã hội và
những phương thức khắc phục các cuộc xung đột đó. Ông
đặc biệt chú ý đến vai trò quyết định của các nguyên nhân
vật chất đối với sự hình thành các vụ mất trật tự xã hội,
các cuộc xung đột xã hội, một trong những nguyên nhân đó


Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội

11

là tình trạng nghèo đói về vật chất của nhân dân.
Ph.Becơn nhấn mạnh rằng, “trong quốc gia có bao nhiêu
người bị bần cùng hóa thì có bấy nhiêu người sẵn sàng trở

thành kẻ nổi loạn”1. Khi đưa ra các giải pháp ngăn ngừa
các cuộc xung đột xã hội, ông cho rằng “mỗi một căn bệnh”
đều có thứ thuốc của mình. Các giải pháp đó, theo Ph. Becơn,
xóa bỏ các nguyên nhân mang tính vật chất của các cuộc
xung đột xã hội, nghệ thuật sử dụng các mánh khóe chính
trị, có thủ lĩnh thích hợp có khả năng hợp nhất mọi người
lại với nhau và khả năng đàn áp các vụ lộn xộn và nổi loạn
của dân chúng.

1.2. C ác quan niệm thời Cận đại
Trong thời kỳ này, các nhà dân chủ nước Anh và các
nhà Khai sáng nước Pháp công khai phê phán các cuộc
xung đột vũ trang, sự xâm lược và dùng bạo lực. Họ coi
các cuộc xung đột vũ trang là những tàn tích của thòi kỳ
man rợ và cho rằng chỉ có việc xóa bỏ những nền tảng
phong kiến mới tiến đến được nền hòa bình vĩnh cửu.
Chính vì vậy trong các công trình nghiên cứu của thòi kỳ
này, các nhà dân chủ riước Anh và các nhà Khai sáng
nưóc Pháp đã chú ý nhiều đến việc tìm kiếm các hình
thức tổ chức hợp lý đời sống xã hội, loại trừ các nguyên
nhân dẫn đến các cuộc xung đột xã hội vốn bám sâu vào
các Nhà nước lỗi thời lúc đó.
Đến th ế kỷ thứ XVIII các nhà tư tưởng đã cố gắn nhận

1. Ph. Becơn. Tuyển tập: 02 tập, M.1979, T.2, tr.382 (tiếng Nga).


12

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam


thức lôgic thông nhất của sự phát triển thê giối, xem xét
đòi sống xã hội trong phạm vi lịch sử toàn thê giới. Tất cả
các khía cạnh của những vấn đê đó được thể hiện rõ nét
nhất trong triết lý của J.J.R u sso (1712-1778) về xã hội.
Quá trình lịch sử thê giới theo cách hiểu của J .J . Russo
thì dường như được chia thành ba thời điểm cấu thành:
trưốc hết, đó là sự tồn tại của “trạng thái tự nhiên” khi
con người có được sự tự do và bình đẳng, tiếp đến là sự
phát triển của nền văn minh làm cho con người bị m ất đi
trạng thái bình đẳng, tự do và hạnh phúc và cuối cùng,
bằng việc ký kết “Khế ước xã hội”, con người lại một lần
nữa tìm thấy sự hòa hợp vốn đã mất đi trong các quan hệ
xã hội, tìm thấy “thê giới vĩnh hằng”, tìm thấy sự đồng
thuận và sự thống nhất. Những vấn đề này tiếp tục làm
bùng nổ các cuộc tranh luận sôi nổi của thời kỳ Cận đại.
Nhà triết học Đức I.Kant cho rằng tình hình hòa bình
giữa những người hàng xóm láng giềng không phải là
trạng thái tự nhiên..., ngược lại, tình hình chiến tranh là
trạng thái tự nhiên, do vậy theo Kant hòa bình và đồng
thuận cần phải được thiết lập.
Trong thòi kỳ này, người ta cũng đã nêu ra những ý
kiến rất khác nhau về các nguyên nhân của các cuộc xung
đột xã hội và triển vọng khắc phục chúng. Tuy nhiên,
trong tất cả những ý kiến vốn vất đa dạng và khác nhau
đó, người ta cũng tìm thấy khá nhiều điểm giống nhau
chẳng hạn như đều thừa nhận vai trò quyết định của sự
đồng thuận giữa mọi người với nhau đối với sự phát triển
của xã hội; đều đánh giá tính chất tiêu cực của các cuộc nổi
loạn, mất trậ t tự xã hội và chiến tranh đã xảy ra ở thời kỳ



Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội

13

Trung đại, cũng như đều hy vọng tới một viễn cảnh “hòa
bình vĩnh cửu” trong tương lai. Vào đầu thê kỷ XIX
Heghen đã đánh giá các cuộc chiến tranh và các cuộc xung
đột xã hội theo một cách tiếp cận khác. Trước hết, ông bàn
luận nhiều hơn về vai trò tích cực của các cuộc chiên tranh
đối với sự phát triển xã hội.
Bản thân sự chuyển biến của quá trình lịch sử đặt ra
nhu cầu phải nhận thức sâu sắc hơn các quá trình phát
triển xã hội vốn rất phức tạp, do đó phải nhận thức sâu
sắc hơn vai trò của các cuộc xung đột xã hội đối vối đời
sông xã hội. Trong th ế kỷ XIX, các lý luận, học thuyết về
xã hội bắt đầu nhìn nhận rằng, đấu tranh, các cuộc xung
đột xã hội và các cuộc đụng độ không đơn giản là những
hiện tượng có thể mà là những hiện tượng tất yếu của
thực tiễn xã hội. Hơn thế nữa, xuất hiện những lý luận,
học thuyết muốn lập luận cho sự hiện diện dường như
vĩnh cửu của các nguyên nhân của các cuộc xung đột xã
hội và bằng cách đó lập luận cho tính không thể tránh
khỏi mang tính nguyên tắc của các cuộc xung đột trong
đòi sống xã hội.
Trong công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm về quy luật
dân số", nhà kinh tế học người Anh, linh mục Tomax Mal’tutx
(1766-1834) cho rằng sự đấu tranh của mọi người vì các
phương tiện tồn tại là hiện tượng tấ t yếu, còn các cuộc

xung đột xã hội có thể xảy ra là nhân tố vĩnh cửu của sự
phát triển xã hội.
Chủ nghĩa Darwin về xã hội cố gắng lý giải sự tiến
triển của đời sống xã hội bằng những quy luật sinh học của


14

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

sự lựa chọn tự nhiên và đấu tranh sinh tồn. Gerbert
Spenser (1820-1903) cho rằng quy luật xung đột là quy
luật chung và là quy luật cơ bản, giới hạn sự phát triển xã
hội mang tính ổn định trước, trong quá trĩnh phát triển xã
hội, quy luật này chỉ xuất hiện trên thực tê khi có sự mất
cân bằng đáng kể giữa các dân tộc và chủng tộc.
Lútvích Gumplovích (1838-1909) có cách tiếp cận mối
trong phân tích lý luận về xung đột xã hội. Ông không coi
các đặc điểm sinh học mà coi các đặc điểm của nền văn hóa
là bản chất của sự khác biệt về chủng tộc và khẳng định
rằng lịch sử toàn thê giới là lịch sử đấu tranh liên tục giữa
các chủng tộc vì sự tồn tại của mình. Cho nên, ông cho
rằng không chỉ đi tìm nguồn gốc của các cuộc xung đột xã
hội trong bản chất của con người mà còn phải đi tìm cả
trong những hiện tượng đặc biệt của các nền văn hóa mà
xét về kiểu chúng rất phong phú và đa dạng. Cũng theo
L. Gumplovích các cuộc xung đột xã hội không phải là
nhân tố duy nhất có vai trò quan trọng trong quá trình xã
hội. Quá trình liên kết thống nhất hóa xã hội mà trên cơ sở
đó Nhà nưốc và các cộng đồng xã hội rộng lớn hơn được

thiết lập cũng giữ vai trò chẳng kém phần quan trọng. Tuy
nhiên, ngay cả trong quá trình hình thành Nhà nưốc và
các cộng đồng xã hội đó xung đột xã hội vẫn gữ vai trò
quyôt định vì rằ n g sự liên k ết củ a các nhóm x ã hội VỐI1 là

kết quả của cuộc xung đột xã hội. Với tính cách là kết quả
của cuộc đấu tranh giữa các nhóm xã hội với nhau sự
thống nhất về một lề lốì mới là điều có thể xảy ra. Như
vậy, các quan điểm của L. Gumplovích về xung đột xã hội
chủ yếu tập trung vào ba luận điểm chính sau đây: 1, các


Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội

15

cuộc xung đột xã hội có tính chất khác nhau nhưng tất cả
chúng đêu là nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ của lịch sử; 2, sự
phân hóa xã hội thành những người thống trị và những
ngưòi bị trị là hiện tượng vĩnh cửu; xung đột xã hội cũng
xuất phát từ sự phân hóa đó; 3, các cuộc xung đột xã hội
thúc đẩy sự thống nhất xã hội, thúc đẩy sự hình thành
những mối liên kết rộng rãi hơn.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, xã hội học bắt
đầu có ảnh hưởng đáng kể đến việc nghiên cứu toàn bộ các
vấn đề xung đột xã hội. Các trường phái khác nhau trong
xã hội học đều nghiên cứu các vấn đề của xung đột xã hội
và đểu nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của các cuộc xung
đột trong đời sống xã hội và nhu cầu cần thiết phải phân
tích một cách sâu sắc khía cạnh lý luận của chúng.

Nhà xã hội học người Đức Heorg Zimmel (1858-1918)
đề nghị không nhận thức bản chất của quá trình lịch sử
mà nên phân tích “các hình thức thuần túy” của giao tiếp
xã hội và của sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong số
những hình thức tác động qua lại lẫn nhau tương đôi bền
vững chẳng hạn như uy tín, hợp đồng, phụ thuộc, hợp
tác... thì xung đột xã hội giữ một vị trí đặc biệt. Theo
H.Zimmel xung đột xã hội là hình thức bình thường và
đặc biệt quan trọng của đời sống xã hội. Xung đột xã hội
thúc đẩy sự liên kết xã hội, xác định tính chất của các cấu
thành xã hội mới, củng cố các nguyên tắc và các quy tắc
tổ chức chung.
Các nhà xã hội học nhìn nhận quá trình xã hội trên
bình diện biến dạng mối liên hệ mật thiết và tác động qua


16

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

lại lẫn nhau: tranh đua, xung đột, thích nghi, đồng hóa.
Các cuộc xung đột giữ vị trí trung tâm trong số các dạng
trên đây của sự tác động qua lại lẫn nhau trong xã hội, giữ
vai trò chuyển tiếp từ dạng tranh đua đến dạng thích nghi
và tiếp đó là dạng đồng hóa và như vậy, là khởi nguồn
quan trọng của những thay đổi xã hội. Mục đích thực tiễn
của xã hội học là góp phần biến các cuộc xung đột xã hội
thành sự hợp tác, làm hài hòa các mốì quan hệ giữa các
nhóm xã hội khác nhau.
Theo V. Papetô các cuộc xung đột xã hội vốn rất đa

dạng và không ít cuộc kéo theo các quá trình tiến bộ xã
hội, nhưng vai trò và ý nghĩa của chúng tùy thuộc vào giai
đoạn phát triển cụ thể của giới thượng lưu nắm quyền lực.
Các cuộc xung đột xã hội có thể làm ổn định hệ thống
chính trị, duy trì trạng thái cân bằng trong sự vận động
của xã hội, nhưng cũng có thể dẫn đến những biến đổi cơ
bản trong tính chất cách mạng và bằng cách đó đảm bảo
cho quá trình thay thế thế giỏi thượng lưu được “xoay vần”
một cách liên tục.
Luật gia người Italia Gaetano Moska (1858-1941) coi sự
phân chia xã hội thành giai cấp thống trị nắm quyền lực
chính trị, nắm giữ tất cả các chức năng của Nhà nước và
sử dụng những đặc quyền đặc lợi có được từ quyồn lực

chính trị và những chức năng đó và giai cấp thống trị vốn
đông đảo và không được tổ chức tốt là hiện tượng vĩnh cửu.
Theo G.Moska, cưỡng chê và các cuộc xung đột xã hội vẫn
giữ một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển biến và
ổn định xã hội. Sự tương hợp giữa bản chất của giai cấp


Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội

17

này hay của giai cấp khác vói những nhu cầu cụ thê của
thời đại là lối thoát cho cuộc đấu tranh đó.
Như vậy, các quan niệm về sự phát triển xã hội trong
buổi giao thời giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX nhìn từ góc
độ pháp luật và chính trị - xã hội cho thấy rõ nhu cầu

nghiên cứu lý luận của toàn bộ hệ thống các vấn đề vê
xung đột xã hội. Nhu cầu đó chủ yếu được phân tích dựa
trên nền tảng phương hướng có tính phương pháp luận
của chủ nghĩa Darwin vê xã hội, của xã hội học phương
Tây, của chính trị học và của luật học. Những ưu điểm
cũng như những nhược điểm tạo thành thực chất của
hiện tượng rấ t đỗi phức tạp như xung đột xã hội ở mức độ
đáng kể được xác định bởi những đặc điểm của phương
pháp luận của những phương hướng nghiên cứu đó. Và
chúng ta không nghi ngờ về sự ảnh hưởng nhất định của
các sự kiện chính trị và xã hội lúc bấy giò đối vối các kết
luận mang tính lý luận về những vấn đề chung của sự
phát triển xã hội cũng như về xung đột xã hội. Khi bàn
về những tư tưởng cơ bản vốn đã được thể hiện trong
những học thuyết vê' sự phát triển xã hội của thòi kỳ này,
hãy lựa chọn trong sô' đó những tư tưởng có tính phổ quát
và tính thời sự đối với các quan điểm hiện đại về xung
đột xã hội.
T h ứ nhất, đó là tư tưởng cho rằng, xu n g đột xã hội là
hiện tượng xã hội bình thường. Các yếu tố sinh học, tâm lý,
xã hội và những yếu tố khác nữa là những yếu tố vốn có
trong bản chất con người, nhất định làm nảy sinh rất
nhiều tình tmống..xung đột, vốn rấ t da dạng và phong phú.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TKUNG TẮM lĩõ c LIEU


18


Xung đột xã hội: Một số vấn đề lỷ luận và thực tiễn ở Việt Nam

T h ứ hai, tư tưởng cho rằng các cuộc xu n g đột xã hội g iữ
những vai trò tích cực đôi với quá trình phát triển xã hội.
Chúng đảm bảo đời sông xã hội vận động và phát triển
theo xu hưóng tiến bộ chung, góp phần duy trì sự thống
nhất giữa các bộ phận cấu thành xã hội, xác lập các quy
phạn và các giá trị xã hội có ý nghĩa chung.
T hứ ba, tư tưởng khẳng định có môì liên hệ và sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa trạng thái xung đột của sự phát triển xã
hội với kiểu cấu trúc xã hội sinh ra trạng thái xung đột đó,
tức tư tưởng xác định trạng thái xung đột về mặt cấu trúc.
T h ứ tư, đó là luận điểm cho rằng, sự mâu thuẫn giữa số
ít những người thống trị vỏi số đông những người bị thống
trị là hiện tượng tất nhiên và vĩnh cửu làm phát sinh các
vụ va chạm, xích mích và xung đột xã hội.
T hứ năm, tư tưởng thừa nhận mối liên hệ và sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa những thay đổi của đời sống xã hội trên
các mặt kinh tế, chính trị, tinh thần với những tình huống
xung đột vốn là kết quả của những thay đổi đó, tức tư tưởng
thừa nhận có sự xung đột về chức năng (hoạt động).
T h ứ sáu, tư tưởng khẳng định trong trạ n g thái cân
bằng trong sự vận động của quá trình phát triển xã hội,
khi các lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau vốn không
trù n g hdp n h au , có được sự cân bằng là nhờ cá c cuộc xung

đột nảy sinh và đã được giải quyết tạo ra sự cân bằng nhất
định về mặt xã hội.


1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác
Ngay vào cuối thế kỷ XIX và đầu th ế kỷ XX, các nhà


Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội

xung đột học đã quan tâm đến" lý luận xã hội học của
C.M ác. Điều đó không hoàn toàn ngẫu nhiên. Xã hội học
Mácxít đã thay đổi các quan điểm ngự trị lúc bấy giờ vê các
quá trình phát triển xã hội.
Theo C.Mác, con người sông trong xã hội không tùy
thuộc vào các mối quan hệ ý chí hay lý trí cá nhân, mà
buộc phải liên kết lại với nhau. Chính sự hiện diện của các
mối quan hệ đó tạo ra tính xã hội của chúng với tính cách
là vấn để xã hội đặc thù mà bằng khoa học có thể nhận
thức được một cách khách quan.
Có thê coi tháng Giêng năm 1859, được đê trong Lời tựa
của cuốn sách “Góp phần phê phán khoa kinh t ế chính trị”
của
Mác, là thời điểm lịch sử của sự nhận thức hoàn
chỉnh lịch sử xã hội. Theo quan điểm của Mác, cơ cấu xã
hội có bốn yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, kiến trúc thượng tầng và các hình thái ý thức xã hội.
Hệ thống các yếu tô này có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với
nhau. Đây chính là lý luận chung của xã hội học Mácxít.

c.

Đồng thời, lý luận xã hội học Mácxít không chỉ là bộ
phận chính của xã hội học nghiên cứu một cách có cơ sở

khoa học lý luận chung về xã hội học mà còn là hệ thống lý
thuyết tương đối hoàn chỉnh về xung đột xã hội.
Trên mọi mức độ nhận thức về các quá trình xã hội:
chuyên sâu vể bán chất, phô quát, lịch sứ cụ thế, xã hội
học và chính trị học, chủ nghĩa Mác đều thừa nhận các
cuộc xung đột xã hội, những vụ va chạm diễn ra trong xã
hội và những mâu thuẫn đối kháng. Các nhà sáng lập ra
chủ nghĩa Mác khẳng định đấu tranh giai cấp là những
hiện tượng tất yếu của đời sống xã hội.


20

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

c.

Cả
Mác lẫn Ph.Ảngghen đều tin tưởng rằng, mâu
thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản chỉ
giải quyết được trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
- cuộc cách mạng thủ tiêu chê độ sở hữu tư nhân đổi với tư
liệu sản xuất, xây dựng các điều kiện để xóa bỏ các quan hệ
đối kháng, xóa bỏ các giai cấp bóc lột vốn không muốn từ bỏ
sở hữu và địa vị thông trị của mình. Quan điểm của các ông
về những vấn đê này có quan hệ trực tiếp với hệ vấn đề vê
xung đột xã hội. Các vấn đề như động lực cách mạng và mối
quan hệ biện chứng của động lực cách mạng, nghệ thuật
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang và logic của việc lôi kéo
đồng minh đứng về phía giai cấp công nhân, ngăn chặn cuộc

phản cách mạng và tổ chức công tác trong điều kiện hòa
bình cũng như những vấn đề tương tự khác từ lập trường
Mácxít, tạo ra kinh nghiệm phân tích lịch sử cụ thể các tình
huống xung đột xã hội phong phú và đa dạng.
Chủ nghĩa Mác luôn coi trọng hành động cách mạng.
Quan điểm này thể hiện rõ nét nhất trong chương kết thúc
“Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước Pháp”, ở đây, c . Mác trực
tiếp kêu gọi những người công nhân và những người dân
chủ không ngả theo những ảo tưởng sửa đổi Hiến pháp,
không tuyệt đối hóa nền dân chủ tư sản và các phương
pháp cải lương, không thỏa hiệp vì nhân danh một thê giới
dân sự tưởng tượng ra. c . Mác cũng tin tưởng ràng, chỉ
thông qua con đường đấu tranh, các hành động ngoài nghị
trường với sự “áp lực từ bên ngoài” mới có thể sò được kết
quả mong muốn, mới có thể tạo ra được những thay đổi lốn
lao trong xã hội. Quan niệm đúng đắn đó của
Mác đã
được thực tiễn chứng minh.

c.


Chương I: Lịch sử và lỷ luận về xung đột xã hội

21

1.4. C á c quan niệm thời Hiện đại
Từ những năm ba mươi của th ế kỷ XX trở đi, việc
nghiên cứu lý luận những vấn đề về xung đột xã hội càng
ít được quan tâm hơn. Xu hưỏng này trước tiên xuất hiện ở

Mỹ và sau đó là ỏ Châu Âu. Việc ít quan tâm nghiên cứu
những vấn đề lý luận vê xung đột xã hội do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó có nhu cầu của người đặt hàng
không chú trọng vào nghiên cứu lĩnh vực đó, tính chính trị
của vấn đề. Về cơ bản, hệ vấn đề xung đột xã hội chủ yếu
được phân tích trên bình diện phương pháp giải quyết các
tình huống xung đột xã hội.
Trong thời kỳ này có sự thay đổi thái độ chung đối vối
xung đột xã hội tương thích với mô hình hoạt động phổ
biến của xã hội lúc bấy giò. Jolkott Parsons (1902-1979),
nhà lý luận xã hội học ngưòi Mỹ, đã phân tích rất sâu sắc
các hiện tượng xung đột xã hội nhưng từ vị trí của quá
trình liên kết với mục đích hướng đến sự đồng thuận xã
hội. Từ những vị trí đó, xung đột xã hội được J . Parsons lý
giải như là một sự dị thưòng của xã hội, một căn bệnh cần
phải chữa trị. J.Parsons nêu ra một loạt “các điều kiện
hoạt động” đảm bảo tính ổn định của xã hội, bảo vệ hệ
thống xã hội trong khuôn khổ các quy phạm và định hưống
giá trị đã được hình thành, tránh được xung đột xã hội và
chấn động xã hội.
Trường phái “đối xử nhân từ” cho rằng trạng thái xã
hội hợp lý và nhân đạo mà các nưóc tư bản chủ nghĩa cần
phải hướng đến là trạng thái tự nhiên. Những người theo
trường phái này khẳng định rằng xung đột xã hội là “căn


22

Xung đột xa hội: Một sõ vân đê lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam


bệnh xã hội” nguy hiểm phải được loại bỏ bằng mọi cách để
có được “sự cân bằng xã hội” và “trạng thái hợp tác” vốn là
dấu hiệu của “một xã hội khỏe mạnh”. Họ đưa ra những
kiến nghị nhằm khắc phục xung đột xã hội và tăng đồng
thuận xã hội là “đồng quản lý”, “nhân đạo hóa lao động”,
“quyết định tập thể”, “đạo đức công chức” v.v...
Trong những năm năm mươi của thế kỷ XX, do một loạt
các nguyên nhân mà người ta quay trở lại vối mô hình lý
luận vê xung đột xã hội. Do hoàn cảnh quôc tế, các cuộc
tiếp xúc về mặt khoa học ngày càng được tổ chức nhiều
hơn, thái độ của các nhà nghiên cứu trong các nước tư bản
chủ nghĩa đối vối chủ nghĩa Mác cũng ngày càng ít tính
định kiến hơn. Toàn bộ các vấn đề của xung đột xã hội
cũng được chuyển hướng nhận thức về mặt lý luận. Cũng
trong thòi kỳ này, nhất là trong các nưốc tư bản chủ nghĩa
cũng đã có những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực sản
xuất. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thúc đẩy một
cách nhanh chóng quá trình tự động hóa sản xuất và cùng
với quá trình đó là tăng cường vai trò của Nhà nưóc đối với
sự phát triển của nền kinh tế. Vai trò và ý nghĩa của các tổ
chức công đoàn với tư cách là những tổ chức đại diện chính
thức cho lợi ích của các nhóm lốn người lao động cũng được
tăng cường. Tất cả những điều đó đã góp phần làm thaỵ
đổi những quan điểm trưốc đây về xung đột xã hội.
Sự thay đổi định hướng lý luận được thực hiện theo hai
xu hướng. Ó xu hưống thứ nhất, người ta nhận thức lại có
phê phán chủ nghĩa chức năng, v ề mặt tư tưởng, sự phê
phán chủ nghĩa chức năng hướng tối việc chống lại xu
hưóng ổn định, cân bằng và trạng thái liên kết toàn bộ xã



Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội

23

hội, chống lại tính thiếu khả năng của việc mô tả và phân
tích các cuộc xung đột xã hội. Các công trình nghiên cứu
của nhà xã hội học người Mỹ Robert Merton, đặc biệt là
cuốn sách của ông xuất bản vào năm 1949 vối tên gọi “Lý
thuyết về xã hội và cấu trúc xã hội” cũng góp phần đáng kê
vào việc phê phán chủ nghĩa chức năng. Trong cuôn sách
này, Robert Merton phân tích một cách chi tiết các chức
năng xã hội hiện và ẩn cũng như tính phi chức năng của
những hiện tượng trái quy luật xã hội. Cũng trong chính
thời gian này xuất hiện các quan niệm hiện đại về xung
đột xã hội. Trong số những quan niệm đó, các quan niệm
của L.Kozer, R.Đarenđorph là nổi tiếng hơn cả.
Vào năm 1956, nhà nghiên cứu L ’vjuis Kozer cho xuất
bản cuốn sách “Các chức năng của xung đột xđ hội". Trong
cuốn sách này, L ’vjuis Kozer khẳng định một cách trực tiếp
rằng, không tồn tại các quan hệ xung đột thì không tồn tại
các nhóm xã hội và rằng, các cuộc xung đột xã hội có ý
nghĩa tích cực đối với việc hình thành và tổ chức hoạt động
của các nhóm xã hội và đối với việc thay đổi chúng. “Quan
niệm về xung đột chức năng tích cực” được L. Kozer xây
dựng theo hưống đối trọng hoặc là không lâu sau đó, bổ
sung các lý luận kinh điển về chức năng cấu trúc, nơi mà
các cuộc xung đột xã hội dưòng như đã được đưa ra ngoài
giói hạn phân tích xã hội học. Nếu nhxí các quan điểm về
chức năng cấu trúc nhìn thấy trong các cuộc xung đột dấu

hiệu “phá vỡ” xã hội, thì Kozer lại lập luận vai trò tích cực
của xung đột xã hội đối với việc bảo đảm trật tự xã hội và ổn
định hệ thông xã hội nhất định.
Tính ổn định của xã hội, theo Kozer, tùy thuộc vào sô"


24

Xung đột xã hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ỏ Việt Nam

lượng các mối quan hệ xung đột tồn tại trong xã hội và tùy
thuộc vào kiểu liên hệ giữa chúng với nhau. Trong xã hội,
càng có nhiều cuộc xung đột xã hội. khác rihau đan xen
nhaư, thì việc phân chia xã hội thành các nhóm càng phức
tạp; việc thành lập mặt trận thống nhất các thành viên
trong xã hội vốn được chia thành hai phe không có những
quy phạm và những giá trị chung càng khó. Điều đó có
nghĩa là, các cuộc xung đột xã hội càng độc lập với nhau
thì càng tốt cho việc thống nhất xã hội.
Sự quan tâm đến xung đột xã hội cũng được phục hồi ở
Châu Âu. Vào năm 1965, nhà nghiên cứu người Đức Ral’pm
Đarenđorph, người cộng sự và là người tuyên truyền mạnh
mẽ hợc thuyết “X ã hội hậu tư bản chủ nghĩa”, “Xã hội hậu
công nghiệp” đã công bô' tại nước Đức, công trình nghiên
cứu với tên gọi “Cơ cấu giai cấp và xung đột giai cấp”. Hai
năm sau, một công trình nghiên cứu của R.Đarenđorph có
tựa đề “Ngoài sự viễn tưởng” cũng đã được công bố tại nước
Mỹ. Trong công trình nghiên cứu ngày, R.Đarenđorph chỉ
ra xu hướng phân tích lý luận theo hướng xây dựng mô
hình mới về xã hội. Quan niệm “Mô hình xung đột xã hội”

của ông được xây bằng hình ảnh thế giới “chống viễn
tưởng” - thê giối của quyền lực, của xung đột và của quá
trình phát triển. Nếu như L. Kozer đã xây dựng xong lý
th u y ế t cân bằng x ã hội trư ớc khi th ừ a n h ận vai trò tích cực

của các cuộc xung đột xã hội đốỉ với việc củng cô" sự thông
nhất của xã hội thì R. Đarenđorph coi xung đột xã hội là
trạng thái vốn có của cơ chế xã hội. Theo R. Đarenđorph
thì “không phải là có sự xung đột mà là không có sự xung
đột mới là điều đáng ngạc nhiên và không bình thường”.


Chương I: Lịch sử và lý luận về xung đột xã hội

25

Có lý do để nghi ngờ khi không phát hiện được xung đột
trong xã hội hoặc là trong tổ chức. R. Đarenđorph cho
rằng, trong mọi xã hội đểu có sự chia rẽ và xung đột. Theo
ông ta, “toàn bộ đời sống xã hội chính là sự xung đột vì đòi
sống xã hội luôn thay đổi. Trong xã hội loài người không
tồn tại cái gì là không biến đổi vì rằng trong xã hội loài
người không có cái gì là cố định. Cho nên, người ta nhìn
thấy trong sự xung đột hạt nhân sáng tạo của các cộng
đồng xã hội và khả năng tự do cũng như sự cần thiết phải
làm chủ và kiểm tra các vấn đề xã hội”.
Nhà xã hội học và nhà kinh tế hiện đại người Mỹ Kennet
Boulding, tác giả của “Lý luận chung về xung đột” vì mong
muốn xây dựng học thuyết mang tính khoa học đầy đủ vể
xung đột xã hội đã mô tả trong phạm vi của học thuyết này

tất cả những hiện tượng của thế giới hữu cơ và vô cơ của đời
sống cá nhân và đời sống xã hội. Trong học thuyết này, thuật
ngữ “sự xung đột” được Kennet Boulding sử dụng một cách
rộng rãi khi ông phân tích các hiện tượng vật lý, sinh học và
xã hội. Viện vào “cuộc chiến tranh bất tận của thần mưa
chống lại thần hạn hán và của một số loài này chống lại một
số loài khác trong tự nhiên, K. Boulding, cho rằng, thậm chí là
ngay trong giới vô sinh cũng có .nhiều cuộc xung đột gay gắt.
Trong tác phẩm “Lý luận chung về sự xung đột và sự bảo vệ”
xuất bản vào năm 1963, K.Boulding, nhất mạnh rằng, “tất cả
các cuộc xung đột đều có những yếu tô và kiểu phát triển
chung và nhờ việc nghiên cứu những yếu tố chung đó, có thể
rút ra những hiện tượng xung đột trong mọi biểu hiện đặc thù
của chúng”. Luận điểm này của K. Boulding chủ yếu mang
tính phương pháp luận đối vối “Lý luận chung về xung đột”.


×