Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

quản lý nhà nước về thương mại với mặt hàng xăng dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.97 KB, 31 trang )

Danh Sách Thành Viên Nhóm 1
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên

Mã sinh viên

Hà Kiều Anh
Lê Trung Anh
Nguyễn Thị Vân Anh
Lê THị Ngọc Ánh
Lý Ngọc Ánh
Bùi Thị Phương Châm
Đinh Quốc Cường
Nguyễn Trần Cường
Bùi Ngọc Điệp
Đỗ Thị Huyền Diệu

16D160271
16D160093


16D160362
16D160182
16D160446
16D160447
16D160368
16D160449
16D160101
16D160450

1

Tự đánh giá

Đánh giá
chung


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ổn định, an
ninh, quốc phòng ngày càng đảm bảo, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao rõ rệt.
Niềm tin của nhân dân về Đảng và Nhà nước ngày càng tăng lên. Để nâng cao hơn
nữa hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta càng ra sức phấn đấu hơn nữa vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh theo cơ chế hợp lý:
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Do vậy quản lý nhà nước
trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, quản lý nền
kinh tế nhiều thành phần là vấn đề đặt ra. Quản lý nhà nước tốt và toàn diện trên các
lĩnh vực: Kinh tế, thương mại, văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội là tiền đề để công bằng, tiến bộ xã
hội và đi đến văn minh. Trong các thành phần kinh tế, quản lý nhà nước về hoạt

động thương mại là một trong những vấn đề còn nhiều bức xúc hiện nay. Trong đó
quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu là một lĩnh vực hết sức khó khăn và phức
tạp. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc
loại mặt hàng do nhà nước quản lý chặc chẽ. Trong những năm qua, tình hình kinh tế
thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp; giá dầu thô, giá xăng dầu thành phẩm và giá
nguyên vật liệu cơ bản đầu vào được điều chỉnh liên tục theo giá thị trường. Các cơ
quan chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đã triển khai quyết liệt nhiều giải
pháp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm nhiều vụ việc vi
phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Ý
thức chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
được nâng lên. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc hoạt động kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh vẫn còn còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều hành vi vi
phạm, tiêu chuẩn không đảm bảo, gian lận thương mại tinh vi, khó lường, các vụ
kiểm tra, xử lý chưa phản
ánh hết thực trạng, tình hình. Vẫn còn hiện tượng các cơ sở sản xuất kinh doanh
lợi dụng việc biến động giá cả trên thị trường nên đã tìm mọi cách “móc túi” khách
hàng, không thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh, thậm chí còn một số cơ sở
kinh doanh xăng dầu đã gian lận bằng cách lập trình can thiệp vào thiết bị điện tử
của phương tiện đo để làm sai lệch kết quả đo, gây bức xúc, thiệt hại cho người tiêu
dùng. Xuất phát từ thực tế trên, để hạn chế những gian lận thương mại trong
kinh doanh xăng dầu, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chi cục Quản lý
thị trường tỉnh Gia Lai đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm soát kinh doanh xăng dầu, kịp thời ngăn chặn các hành vi gian lận
tinh vi bằng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, xử lý vi phạm
2


theo quy định của pháp luật mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.Từ thực tiễn công
tác, cùng với những kiến thức đã được học tập tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước
về mặt hàng xăng dầu”.


3


Chương I. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thương mại
1.1 Khái niệm và một số đặc điểm của quản lý nhà nước về thương mại
1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước về thương mại
Quản lý nhà nước về thương mại là sự tác động có định hướng, có tổ chức
của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống
bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục
tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định.
Các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại là người ra quyết
định, người tổ chức, người điều hành và tác động đến doanh nghiệp. các tổ chức cá
nhân tiến hành các hoạt động thương mại trong phạm vi thị trường cả nước, thị
trường từng địa phương cũng như thị trường ngoài nước theo phạm vi phân công,
phân cấp quản lý.
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về thương mại
Quản lý nhà nước về thương mại mang những điểm chung của quản lý nhà
nước về kinh tế. Mọi loại hình quản lý về kinh tế bao gồm hai hệ thống là các cơ
quan quản lý và đối tượng quản lý. Con người là trung tâm của quản lý nằm ở hai
hệ thống, do vậy mọi quản lý suy cho cùng là quản lý con người, vì con người,
Quản lý bao giờ cũng có sự trao đổi thông tin và liên hệ ngược, nếu không có
thông tin quản lý sẽ không thể thực hiện hiệu quả. Quản lý kinh tế luôn hướng vào
mục tiêu xác định và phải có giải pháp thực hiện mục tiêu đã vạch ra.
Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mại
Mục tiêu của quản lý nhà nước về thương mại gắn liền với quá trình kinh tế
xã hội, các lợi ích cần đạt được từ thương mại trong từng thời kỳ cụ thể . Mục tiêu
quản lý nhà nước về thương mại bị chi phối bởi mục tiêu quản lý kinh tế xã hội mà
Đảng, Nhà nước đã vạch ra. Mục tiêu bao trùm của quản lý nhà nước về thương
mại là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và đảm bảo sự tiến bộ và

công bằng xã hội.
Để đạt được mục tiêu, quản lý nhà nước về thương mại cần phải có quá
trình tổ chức công nghệ và kỹ thuật để vận hành, phải sử dụng các công cụ,
phương hướng mục tiêu, phù hơp với lợi ích mong muốn trong mỗi thời kỳ.
Quản lý nhà nước về thương mại bao gồm quản lý các chủ thể thương nhân,
các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong và ngoài nước cũng như hoạt động trao
đổi của họ cùng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật thương mại . Quản lý nhà nước về
thương mại còn bao gồm việc kiểm tra sự chấp hành chính sách, pháp luật và các
đinh chế khác có liên quan đến lĩnh vực thương mại. Nó liên quan tới nhiều cấp,
nhiều ngành và đòi hỏi phải có sự phối hợp trong nước và quốc tế.
1.2. Chức năng quản lý nhà nước về thương mại
1.2.1. Chức năng kế hoạch hóa về thương mại
4


Kế hoạch hóa thương mại là toàn bộ quá trình hoạch định và triển khai thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển thương mại
của quốc gia bao gồm phạm vi cả nước, của từng địa phương, từng vùng và theo
từng ngành hàng, ngành dịch vụ phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Nhà nước thực hiện chức năng kế hoạch hóa cuẩ mình để định hướng,
hướng dẫn hoạt động thương mại, và đầu tư của chủ thể tham gia thị trường trong
nước cũng như thị trường quốc tế. Giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn và quyết
đinh đúng đắn chiến lược, chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng
giai đoạn phát triển.
Các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tiếp cận
thông tin từ các văn bản kế hoạch hóa như các chiến lược và dự báo phát triển kinh
tế, thương mại và thị trường.
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại cần phải
đổi mới nhận thức về kế hoạch hóa, cải tiến nội dung, phương pháp và hoàn thiện

bộ máy kế hoạch hóa thương mại, tăng cường các phương tiện kỹ thuật và hệ thống
công nghệ thông tin quản lý, nhân cao trình độ nguồn nhân lực công tác chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại, nhất là trong bối cảnh cạnh
tranh quốc tế ngày nay.
1.2.2. Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại
Nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng bộ
máy quản lý này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch các chính sách, các văn
bản pháp quy khác về quản lý thương mại. Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ
máy tổ chức để triển khai thực hiện những công việc thuộc chức năng quản lý của
nhà nước, nhằm đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn kinh doanh của doanh
nghiệp, biến chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại thành hiện
thực.
1.2.3. Chức năng lãnh đạo, điều khiển các hoạt động thương mại
Nhà nước là người đại diện quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể tham gia
thị trường, đảm bảo thực thi quyền kinh doanh của các doanh nghiệp, khuyến
khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền.
Một mặt, nhà nước hướng dẫn, kích thích doanh nghiệp hoạt động theo định
hướng đã vạch ra. Mặt khác, nhà nước phải điều tiết thị trường, can thiệp khi cần
thiết để ổn định nền kinh tế vĩ mô, duy trì sức mạnh nền tảng tài chính quốc gia,
giữ vững sức mua của tiền tệ, đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu
dùng. Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để điều tiết thị trường và
quan hệ thương mại, xử lý mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi đó.
1.2.4. Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương
mại
5


Nhà nước kiểm soát tất cả các quan hệ trao đổi buôn bán trên thị trường
giữa các bên thông qua bộ máy tổ chức bằng việc sử dụng các phương pháp ,công
cụ khác nhau .Nhà nước kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh đối với

các doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực ,tài sản
quốc gia cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Phát hiện những lệch lạc nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và
các quy định chính sách của nhà nước như buôn bán hàng cấm ,kinh doanh các
dịch vụ không được cấp phép ,gian lận thương mại buôn lậu ,làm hàng giả …Từ đó
đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà
nước về thương mại.Ngoài ra nhà nước cũng phải kiểm tra đánh giá sức mạnh của
hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thương mại của nhà nước các cấp cũng như năng
lực của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại trong từng giai đoạn để có biện pháp đổi mới và tăng cường cho phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về thương mại
1.3.1. Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi
Nhà nước định hướng, hướng dẫn các doanh nghiệp trong các hoạt động
đầu tư cả kinh doanh trên thị trường nội địa và quốc tế, nhằm khai thác có hiệu quả
tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cho sự phát triển
thương mại. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân
cư và nâng cao phúc lợi xã hội.
1.3.2. Tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh
Môi trường thương mại và cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào chính sách
luật pháp và thủ tục hành chính. Các thông tin về kế hoạch hóa thương mại nếu bị
thiên lệnh trong quá trình phổ biến cho các doanh nghiệp, các quy định chính sách
nếu phân biệt đối xử sẽ bóp méo cạnh tranh, thủ tục hành chính rườm rà, khuân
khổ pháp lý nếu không đầy đủ đồng bộ, nhất quán, minh bạch sẽ gây trở ngại cho
thương mại trên nhiều mặt, dẫn đến cả tổn thất về vật chất, tinh thần. Do vậy, nhà
nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập, cải thiện môi trường kinh doanh,
nhất là trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn có sự vận động, biến đổi không
ngừng.
1.3.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các mâu thuẫn,tranh chấp
thương mại

Nhà nước là người tiếp cận, can thiệp và giải quyết các mâu thuẫn trên thị
trường. Nhà nước mới có khả năng và cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn giữa
các chủ thể kinh doanh với nhau trong mua và bán, trong nhập khẩu và xuất khẩu,
mâu thuẫn giữa kinh doanh đúng đắn, trung thực và kinh doanh bất hợp pháp, giữa
kinh doanh hàng thật và hàng giả…
6


Nhà nước dựa vào các chuẩn mực về pháp luật, các định chế cần thiết để
thực hiện và cướng chế việc thi hành luật, giả quyết tranh chấp thương mại thông
qua hệ thống luật pháp và hệ thống hành pháp.
1.3.4.Điều tiết quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại
Các quan hệ thị trường, các hoạt động trao đổi tự nó không phải bao giờ
cũng cân đối và hiệu quả. Theo quy luật thị trường, các chủ thể kinh doanh luôn
quan tâm tới việc bố trí nguồn lực đến nơi có điều kiện sản xuất và thương mại
thuận lợi, bán được giá cao, tìm kiếm lợi nhận dẫn tới việc phân bổ nguồn lực mất
cân đối giữa các vùng miền. Do vậy, nhà nước phải điều tiết các quan hệ trao đổi,
các hoạt động thương mại để hạn chế nhược điểm trên nhằm đảm bảo tính cân đối
và để mọi người dân đều được hưởng thành tựu kinh tế xã hội, để nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân.
Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết
thị trường và thương mại xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi.
Những biện pháp khuyến khích hay hạn chế thương mại thường được sử dụng là
thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Để điều tiết thị trường trong nhiều
trường hợp nhà nước phải sử dụng thực lực kinh tế nhà nước để điều hòa cung cầu,
ổn định giá cả thị trường, nâng cao sức mua của xã hội .
1.3.5. Giám sát, kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại
Quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng hướng tới mục tiêu cụ thể
phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng
thời kỳ. Do vậy, thông qua thực hiện các chức năng của quản lý nhà nước sẽ giám

sát, kiểm tra và phát hiện những biểu hiện sai lệch, những mâu thuẫn bất hợp lý
trong quá trình thực hiện mục tiêu để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh sự phát
triển cho phù hợp. Các mục tiêu của thương mại mang tính bền vững bao gồm mục
tiêu về kinh tế xã hội, về môi trường văn hóa, trong đó mục tiêu kinh tế không chỉ
là số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng của tăng trưởng thương mại. Việc kiểm
soát và điều chỉnh thực hiện mục tiêu phát triển thương mại đòi hỏi phải có sự phối
hợp giữa các cấp và ngành, giữa trung ương và địa phương, giữa trong nước và
quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ, trong các
vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại mặt
hàng xăng dầu ở Việt Nam.
2.1 Chức năng và vai trò quản lí nhà nước về mặt hàng xăng dầu
Quản lý nhà nước là sự tác động có đinh hướng, có tổ chức của hệ thống cơ quan
quản lý các cấp lên đối tượng quản lý, thông quan việc sử dụng các công cụ, chính
7


sách, cơ chế quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường ổn đinh.
Quan lý nhà nước được thực hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh - quốc phòng…
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà
nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế
trong và ngoài nước các cơ hội có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế
mà đất nước đặt ra .
Để thực hiện việc quản lý, Nhà nước sử dụng các công cụ của mình để tác động lên
mọi chủ thể của nền kinh tế. Các công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của nhà nước bao
gồm: pháp luật, kế họach, cơ chế, chính sách, tài sản quốc gia .
Từ quan niệm về quản lý nhà nước, có thể thấy quản lý hà nước về xăng dầu là một
trong những họat động của quản lý nhà nước về thương mại, kinh tế. Đây là quá

trình thực hiện và phối hợp của các chức năng quản lý nhà nước, của toàn bộ hệ
thống cơ quan quản lý nhà nước tới toàn bộ các lĩnh vực xăng dầu từ khai thác, chế
biến, xuất khẩu (đối với các quốc gia có trữ lượng, khai thác xăng dầu), nhập khẩu,
kinh doanh, dự trữ xăng dầu.
Sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh xăng dầu thể hiện qua các chức
năng sau:
Nhà nước họach định chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chiến lược phát triển
ngành xăng dầu của Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu có thể xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu riêng cho doanh
nghiệp của mình.
Nhà nước tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ luật pháp, môi trường chính trị xã
hội và công nghệ ổn định và thuận lợi cho họat động kinh doanh và sự phát triển của
các doanh nghiệp xăng dầu. Cụ thể, nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp lýnhăfm thúc
đẩy và duy trì sự canh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Các chức năng trên của quản lý nhà nước cần phải được thực hiện một cách đồng bộ
nhằm can thiệp hiệu quả vào hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.
Vai trò của quản lý nhà nước về mặt hàng xăng dầu qua việc Điều tiết và bình ổn giá
xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường
Xăng dầu là mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược, có vai trò hết sức quan trọng
đối với nền kinh tế. Nó tác động đến rất nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh và
đời sống người dân. Đặc biệt với Việt Nam, chúng ta phải nhập khẩu trên 70% xăng
dầu cho nhu cầu tiêu thụ trong nước cho nên giá xăng dầu nội địa phụ thuộc rất lớn
vào thị trường xăng dầu thế giới. Bên cạnh đó, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào
8


kinh tế thế giới khiến sự hòa đồng giữa thị trường trong nước và thế giới là điều tất
yếu. Đặc biệt, xăng dầu là mặt hàng hết sức nhạy cảm, yếu tố chính trị có tác động
rất lớn đến sự tăng giảm.

Trong khi đó tình hình chính trị trên thế giới thời gian qua có những diễn biến phức
tạp, nhất là tại các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nên đã tác động đến nguồn cung
dầu, đẩy giá xăng dầu thế giới tăng lên. Bởi vậy, sự biến động theo chiều hướng tăng
của giá xăng trong nước hoàn toàn theo quy luật thị trường.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam.

2.2.1. Quản lý của nhà nước về giá của mặt hàng xăng dầu.: Sự biến động
của giá xăng dầu năm 2018 và sự điều chỉnh giá
Trước khi giảm hơn 500 đồng/lít vào ngày đầu tiên của năm mới 2019, giá xăng dầu
trong nước đã trải qua 24 kỳ chỉnh giá trong năm 2018. Tính chung cả năm, giá xăng
giảm hơn 1.000 đồng/lít, trong khi giá dầu lại tăng tương ứng.
Nhìn lại diễn biến giá trong năm 2018, có thể thấy: Quý I, giá xăng dầu trong nước
phần lớn đi ngang và giảm nhẹ. Sang quý II và III, giá xăng dầu bắt đầu tăng.
Đến tháng 10, giá xăng dầu lần lượt đạt đỉnh năm, cụ thể vào ngày 6/10, ở mức
22.347 đồng/lít xăng RON 95 và 20.906 đồng/lít xăng E5. Sau đó, giá xăng dầu
trong nước đã "quay đầu" đi xuống liên tục trong 5 kỳ điều hành sau đó đến hết năm
vào các ngày: 22/10, 6/11, 21/11, 6/12 và 21/12.

9


Trên thị trường toàn cầu, giá dầu thô tính đến ngày 21/12 (kỳ điều hành giá cuối
cùng) đã giảm hơn 19% so với đầu năm. Tính chung cả năm 2018, giá xăng trong
nước giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít, trong khi đó giá dầu tăng 800 - 1.600 đồng/lít, kg
tùy loại.
Cụ thể như sau: Giá xăng RON 95 có 9 lần tăng, 8 lần giảm, còn lại giữ nguyên.
Tổng cộng cả năm, giá xăng RON 95 giảm 1.139 đồng (5,9%). Giá xăng E5 RON 92
có 6 lần tăng, 7 lần giảm, 11 lần giữ ổn định. Tổng mức giảm 1.456 đồng/lít (8%).
Giá dầu diesel có 11 lần tăng, 7 lần giảm, tổng mức tăng 832 đồng/lít; dầu hỏa 11 lần
tăng, 6 lần giảm, tổng tăng 1.386 đồng/lít; dầu mazut 11 lần tăng, 5 lần giảm, tổng

tăng 1.626 đồng/kg.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2018 đã giảm
0,25% so với tháng trước. CPI bình quân năm 2018 so với năm 2017 tăng 3,54%.
Một trong các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 12 năm 2018 là tính đến ngày
24/12/2018, giá dầu Brent thế giới bình quân tháng 12 giảm 9,83%, giá xăng RON
10


92 tại thị trường Singapore giảm 12,41% so với tháng 11/2018. Theo đó, trong nước
giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 6/12/2018 và ngày 21/12/2018, tổng
cộng giá xăng A95 giảm 1.830 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 1.840 đồng/lít, giá dầu
diezen giảm 1.630 đồng/lít nên bình quân tháng 12/2018 giá xăng dầu giảm 10,77%
so với tháng trước, đóng góp giảm CPI chung 0,45%.
Tuy nhiên, từ 0 giờ ngày 1/1/2019, giá xăng dầu trên cả nước sẽ áp dụng thêm mức
phí bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. Cụ thể, thuế bảo
vệ môi trường với mặt hàng xăng tăng từ mức hiện hành là 3.000 đồng/lít lên 4.000
đồng/lít (tăng 1.000 đồng/lít), với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít
(tăng 500 đồng/lít); dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít
(tăng 1.100 đồng/lít); dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít (tăng 700
đồng/lít).
Để giữ bình ổn thị trường, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã chi Quỹ bình ổn giá
xăng dầu. Theo đó, giá xăng E5RON92: giảm 515 đồng/lít; xăng RON95-III: giảm
538 đồng/lít; dầu diesel 0.05S: giảm 1.092 đồng/lít; dầu hỏa: giảm 818 đồng/lít; dầu
mazut 180CST 3.5S: giảm 733 đồng/kg.
Cục quản lý Giá, Bộ Tài chính cho biết, số dư Quỹ bình ổn giá vào cuối năm 2018 là
3.504 tỷ đồng, giảm hơn 1.600 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Trong năm 2018, quý
III là giai đoạn phải sử dụng nhiều Quỹ bình ổn nhất (khoảng hơn 773 tỷ đồng).
Riêng quý cuối năm 2018, Quỹ này tăng được gần 500 tỷ.


11


Trong năm 2018, đã có 22 lần điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó 6 lần tăng giá xăng,
5 lần giảm.
Từ 1/1/2019 thuế môi trường với xăng sẽ tăng từ 3.000 đồng mỗi lít lên 4.000 đồng,
sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo
vệ môi trường với xăng dầu. Theo tính toán của Chính phủ trong tờ trình xây dựng
dự thảo, tăng thuế môi trường với xăng, dầu có thể khiến CPI năm 2019 tăng 0,07 –
0,09%.
Giá thành phẩm xăng dầu thế giới thời gian gần đây có xu hướng tăng. Bình quân
giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 07 tháng 4 năm 2018 là:
76,963 USD/thùng xăng RON92 là xăng nền để pha chế xăng E5 RON92 (tăng
3,710 USD/thùng, tương đương +5,06%); 81,174 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng
4,108 USD/thùng, tương đương +5,33%); 81,906 USD/thùng dầu hỏa (tăng 4,267
USD/thùng, tương đương +5,50%); 380,909 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng
12,554 USD/tấn, tương đương +3,41%) (Chi tiết tại bảng thống kê giá thành phẩm
xăng dầu thế giới 15 ngày gần đây).
Theo Công văn số 3993/BTC-QLG ngày 05 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính,
thuế nhập khẩu bình quân gia quyền áp dụng trong công thức tính giá cơ sở các mặt
hàng xăng dầu Quý II năm 2018 như sau: xăng 10%; dầu diesel 0,96%; dầu hỏa
0,11%; dầu mazut 3,12% (Quý I năm 2018, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền là:
xăng 10%; dầu diesel 1,03%; dầu hỏa 0,11%; dầu mazut 3,26%). Tỷ trọng xăng từ
nguồn nhập khẩu và nguồn sản xuất trong nước (Nhà máy lọc dầu Dung Quất) để
tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá cơ sở trong Quý II năm 2018 là: 53,04% từ
nguồn nhập khẩu và 46,96% từ nguồn sản xuất trong nước (Quý I năm 2018, tỷ
trọng là: 51,36% từ nguồn nhập khẩu và 48,64% từ nguồn sản xuất trong nước).
Giá etanol E100 đưa vào tính giá cơ sở mặt hàng xăng E5 RON92 theo Công văn số
365/BTC-QLG ngày 05 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính về điều hành kinh
doanh xăng dầu là 14.488,33 đồng/lít (chưa có thuế GTGT).

Thực hiện quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số
39/2014/TTLT-BCT-BTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT; Công văn
số 4098/VPCP-KTTH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về
điều hành giá xăng dầu; căn cứ Công văn số 1072/BTC-QLG ngày 18 tháng 11 năm
2016 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu, Công văn số 439/VPCPKTTH ngày 11 tháng 01 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về quản lý, điều hành
giá xăng dầu, Công văn số 3993/BTC-QLG ngày 05 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài
chính về thuế nhập khẩu bình quân trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu, Công
văn số 365/BTC-QLG ngày 05 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính về điều hành
kinh doanh xăng dầu.
12


 Nhằm mục đích điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, góp phần giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân, Liên Bộ Công Thương Tài chính quyết định:
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
o Trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu
như hiện hành.
o Chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu
+ Xăng E5 RON92: 790 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 669 đồng/lít);
+ Dầu diesel: 200 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 177 đồng/lít);
+ Dầu hỏa: 200 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 34 đồng/lít);
+ Dầu mazut: 0 đồng/kg (kỳ trước chi sử dụng 96 đồng/kg).
 Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá
các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường điều chỉnh như sau:
- Xăng E5 RON92: tăng 592 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: tăng 638 đồng/lít;
- Dầu hỏa: tăng 521 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 425 đồng/kg.

Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không
cao hơn mức giá:
- Xăng E5 RON92: không cao hơn 18.932 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.354 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 15.081 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 12.953 đồng/kg.
 Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại công văn số 439/VPCP-KTTH ngày 11
tháng 01 năm 2018 về việc theo dõi tình hình tiêu thụ xăng RON95… trong
Quý I/2018 để công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu phù hợp với thị
trường và quy định của pháp luật. Qua theo dõi, giám sát, giá xăng RON95
trên thị trường thế giới bình quân kỳ điều hành là 79,950 USD/thùng (tăng
13


3,767 USD/thùng, tương đương +4,94% so với kỳ trước). Liên Bộ Công
Thương - Tài chính đề nghị các thương nhân chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá
xăng dầu ở mức 300 đồng/lít xăng RON95 và khuyến nghị các thương nhân
tăng giá bán xăng RON95 tối đa 526 đồng/lít so với giá bán hiện hành.
- Trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu:
Áp dụng từ 15 giờ 00 ngày 07 tháng 4 năm 2018.
- Điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu: Do thương nhân đầu mối kinh doanh
xăng dầu quy định nhưng không sớm hơn 15 giờ 00 ngày 07 tháng 4 năm 2018 đối
với các mặt hàng xăng dầu.
- Kể từ 15 giờ 00 ngày 07 tháng 4 năm 2018, là thời điểm Liên Bộ Công Thương Tài chính công bố giá cơ sở kỳ công bố cho đến trước ngày Liên Bộ Công Thương Tài chính công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng
dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quyết định phù hợp với các quy
định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư Liên tịch số 39/2014/TTLT-BCTBTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT.

2.2.2 Quản lí số lượng, chất lượng xăng dầu
* Thực trạng về chất lượng xăng dầu
Do lợi nhuận, một số doanh nghiệp (DN) đã không tuân thủ các quy định về

chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, dẫn đến tình trạng mẫu xăng dầu không đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. Xăng dầu kém chất
lượng khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến máy móc thiết bị,
gây nguy hiểm cho chính người sử dụng và có thể ảnh hưởng tới người khác khi xảy
ra cháy nổ. Việc quản lý chất lượng đối với xăng dầu nhằm duy trì chất lượng ổn
định, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Trong năm qua, đã có nhiều trường hợp xăng dầu lưu thông trên thị trường trong
nước có pha trộn dung môi, bột tạo màu… làm giảm chất lượng. Trên địa bàn tỉnh,
một số DN lấy hàng hóa từ nguồn bên ngoài không rõ nguồn gốc, kém chất lượng để
cung cấp cho người tiêu dùng nhằm tăng lợi nhuận. Điển hình, ngày 20-9-2017, Chi
cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã tổ chức kiểm tra, lấy mẫu thử nghiệm tại DN
tư nhân Ngô Trung Đọt và phát hiện trường hợp mẫu xăng RON 92-II có trị số
Octan (RON) thấp hơn nhiều so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, kết quả thử
nghiệm trị số Octan là 76,5, thay vì 92 như đã công bố.
25% DN áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
* Chính sách quản lí của nhà nước
Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm
14


Trong năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra, kiểm tra chất
lượng xăng dầu lưu thông trên địa bàn tỉnh tại 50 DN, thử nghiệm 47 mẫu gồm xăng
RON 92, RON 95 và dầu Diesel, phát hiện và xử lý 8 trường hợp vi phạm về chất
lượng. Các mẫu xăng không đạt chất lượng chủ yếu ở chỉ tiêu trị số Octan (RON)
thấp hơn so với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Cơ quan có thẩm
quyền đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm với tổng
số tiền xử phạt trên 485 triệu đồng.
Từ những vụ việc vi phạm trong năm 2017, trong quý I-2018, Thanh tra Sở Khoa
học và Công nghệ và Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã tiếp tục tăng cường
lấy mẫu thử nghiệm chất lượng, các đoàn thanh tra, kiểm tra tiến hành lấy mẫu với

20 mẫu xăng, gồm xăng RON 95, xăng sinh học E5 và dầu Diesel. Kết quả có 1 mẫu
dầu Diesel và 1 mẫu xăng RON 95 không đạt chất lượng so với quy chuẩn kỹ thuật
và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Mặc dù công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật được chú trọng thực hiện nhưng
tình hình vi phạm về chất lượng đối với mặt hàng xăng dầu lưu thông trên thị trường
vẫn còn phổ biến. Hướng tới, bên cạnh việc tiếp tục công tác tuyên truyền, hướng
dẫn DN thực hiện đúng theo luật định, cơ quan chức năng cần tăng cường các hoạt
động thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người tiêu dùng và góp phần tạo sự công bằng cho các DN.
Đưa ra 1 số quy định về chất lương xăng dầu ở các đại lí và cửa hàng bán lẻ
(1) Xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc gia TCVN ISO 9001 : 2008 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành
dầu khí theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001 : 2010.
(2) Thông báo công khai ở vị trí dễ nhận biết cho người tiêu dùng các thông
tin về loại xăng dầu kinh doanh.
a) Đối với xăng không chì (trị số ốctan và mức tiêu chuẩn nhiên liệu phù hợp
với mức tiêu chuẩn khí thải). Ví dụ: RON90-II, RON92-II, RON95-II; RON92-III,
RON95-III, RON98-III; RON92-IV, RON95-IV, RON98-IV.
b) Đối với xăng sinh học(trị số ốctan, tỷ lệ etanol nhiên liệu được phối trộn
và mức tiêu chuẩn nhiên liệu phù hợp với mức tiêu chuẩn khí thải). Ví dụ: E5
RON92-II, E5 RON95-II;E5 RON92-III, E5 RON95-III, E5 RON98-III; E10
RON92-IV, E10 RON95-IV, E10 RON98-IV.
c) Đối với nhiên liệu điêzen(ký hiệu nhiên liệu điêzen, hàm lượng lưu huỳnh).
Ví dụ: DO 0,05S; DO 0,035S; DO 0,005S.
d) Đối với nhiên liệu điêzen B5(ký hiệu nhiên liệu điêzen, ký hiệu B5 và hàm
lượng lưu huỳnh). Ví dụ: DO B5 0,05S; DO B5 0,035S; DO B5 0,005S.

15



Ngoài ra, để giúp người tiêu dùng không nhầm lẫn giữa các loại nhiên liệu,
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể ghi thêm các thông tin khác (ví dụ: Có thể
ghi “xăng RON 92-II”, “xăng RON 95-II”, “nhiên liệu điêzen DO 0,05S”...).
đ) Ghi ký hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng của thương nhân đầu mối hoặc
tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối. Ví dụ: TCCS 01:2015/PLX.
(3) Lưu hồ sơ chất lượngtheo quy định đối với từng loại xăng dầu khi nhập
vào, bao gồm:
a) Hóa đơn hoặc bản sao hóa đơn mua hàng (chỉ áp dụng đối với đại lý,
thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu);
b) Hồ sơ kiểm soát hệ thống bể chứa xăng dầu (Thực hiện quy trình kiểm soát
hệ thống bể chứa xăng dầu để duy trì chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bảo đảm hệ thống bể chứa xăng dầu không bị rò
rỉ, không chứa đựng lẫn các loại xăng dầu và thực hiện kiểm tra).
c) Bản sao tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với từng loại xăng dầu kinh
doanh (dothương nhân đầu mối hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối).
d) Biên bản lấy mẫu, niêm phong, bàn giao mẫu và cam kết chất lượng xăng
dầu (do bên giao xăng dầu thực hiện) (theo Mẫu 1. BBLM-NP-CKCL).
đ) Biên bản lấy mẫu, bàn giao mẫu và kiểm tra niêm phong (do bên giao xăng
dầu thực hiện) (theo Mẫu 2. BBLM-BGM-KTNP). Kiểm tra niêm phong của xitec,
hầm hàng, ngăn chứa và các van xuất nhập trêncác phương tiện chứa xăng dầu trước
khi nhập hàng và kiểm tra niêm phong của bình chứa mẫu được lấy tại kho của
thương nhân đầu mối hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối.
e) Hồ sơ khác có liên quan đến chất lượng xăng dầu (nếu có).
Ban hành nghị định về kinh doanh xăng dầu
. Ngày 3⁄9⁄2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83⁄2014⁄NĐ-CP về kinh
doanh xăng dầu thay thế Nghị định 84⁄2009⁄NĐ-CP ban hành ngày 15⁄10⁄2009. Theo
đó, một trong những điểm nổi bật của Nghị định mới ban hành là giá bán xăng dầu
được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Thương nhân
đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Nghị định sẽ có hiệu lực từ 1⁄11⁄2014.
 Thực hiện theo cơ chế thị trường

Nghị định 83/2014/NĐ-CP (Nghị định 83) quy định thương nhân phân phối
xăng dầu được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối theo Hợp đồng mua bán
xăng dầu. Thương nhân được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên giao đại lý
cho đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý
cho các đại lý đó. Đồng thời, được kinh doanh xăng dầu theo phương thức nhượng
quyền thương mại cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định của
16


pháp luật. Thương nhân phân phối xăng dầu chịu trách nhiệm về chất lượng, số
lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định.
Thương nhân có trách nhiệm thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu
sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Về nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu, Nghị định 83 nêu rõ, giá bán xăng
dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Thương
nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương
nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình
tự quy định. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy
định của pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý khi
tham gia bình ổn giá.
Thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với
trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá. Trường hợp
Chính phủ không thực hiện bình ổn giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền Văn bản kê khai giá và quyết định điều chỉnh giá theo
quy định. Trường hợp Chính phủ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 17 và
18 Luật Giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền Văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào văn bản kê khai giá hoặc văn
bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối gửi, có trách
nhiệm kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối

thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 Không hạn chế mức giảm và số lần giảm giá
Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở
liền kề trước đó, trong thời hạn tối đa 15 ngày, thương nhân đầu mối phải giảm giá
bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng
thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mức giá được điều chỉnh; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian
giữa hai 2 lần giảm và số lần giảm giá.
Đối với việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu, trường hợp các yếu tố cấu
thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% so với giá cơ sở liền kề
trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời
điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều
chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài
chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh.
17


Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt 3% đến 7% so
với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến
mức điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công
Thương - Tài chính). Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản kê
khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh
mức giá, sử dụng Quỹ bình ổn giá (nếu có).
Quá thời hạn 3 ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
không có văn bản trả lời, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ tối
đa tương ứng với mức giá cơ sở tại thời điểm điều chỉnh nhưng không được vượt
quá 07% so với giá cơ sở liền kề trước đó. Trường hợp các yếu tố cấu thành biến
động làm cho giá cơ sở tăng trên 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng

giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, liên Bộ Công
Thương - Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về biện pháp
điều hành cụ thể.
Căn cứ giá bán buôn xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân
phối xăng dầu quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của
mình, không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố. Khi
điều chỉnh giá bán lẻ, thương nhân phân phối xăng dầu phải đồng thời gửi quyết
định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám
sát đúng quy định.
 Công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu
Nghị định 83 quy định rõ, thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ
bình ổn giá để tham gia bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật. Về
nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu, quỹ bình ổn giá
được thương nhân đầu mối hạch toán riêng bằng một tài khoản mở tại ngân hàng nơi
thương nhân đầu mối có giao dịch và chỉ sử dụng vào mục đích ổn định thị trường,
bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật. Quỹ bình ổn giá được trích lập
bằng một khoản tiền cụ thể tính trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác
định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá bán của thương nhân đầu mối.
Việc trích lập vào Quỹ bình ổn giá được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Trong trường hợp cần thiết, liên Bộ Công Thương - Tài chính xem xét điều chỉnh
mức trích lập cho phù hợp với biến động của thị trường. Việc sử dụng Quỹ bình ổn
được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân theo quy định tại Khoản 3
Điều 38 Nghị định này. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng

18


dẫn thủ tục, việc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá theo quy định của
pháp luật.

Đồng thời, Nghị định 83 quy định, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài
chính thực hiện điều hành giá công khai, minh bạch. Bộ Công Thương có trách
nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Giá thế giới, giá cơ sở, giá
bán lẻ xăng dầu hiện hành; thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ
bình ổn giá xăng dầu hàng quý; các biện pháp điều hành khác. Bộ Tài chính có trách
nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu; giám sát việc trích lập, mức sử dụng
Quỹ bình ổn giá của thương nhân đầu mối.
Thương nhân đầu mối có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của
thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ hiện hành; số
trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng tháng và trước mỗi lần
điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước; điều chỉnh mức trích, mức sử dụng Quỹ
bình ổn giá; công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính khi đã được kiểm toán.
2.3. Môt số hạn chế trong hoạt động quản lý của nhà nước về mặt hàng xăng
dầu
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, cơ chế kinh tế ở nước ta đã được đổi mới
với mô hình tổng quát là: áp dụng cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Tuân thủ mô hình kinh tế đó, cơ chế quản lý kinh doanh xăng, dầu ở nước ta
cũng đã và đang thực hiện lộ trình để hướng đến đích là thị trường.

Từ chỗ quy định chỉ có doanh nghiệp (DN) Nhà nước có đăng ký kinh doanh xăng,
dầu mới được Bộ Thương mại cấp phép kinh doanh xăng, dầu; về giá thì "áp dụng
nguyên tắc giá bán xăng, dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước"
(Nghị định số 55/2007/NÐ - CP ngày 6-4-2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng,
dầu) tiến đến một quy định áp dụng hiện hành tiến bộ hơn tại Nghị định số
84/2009/NÐ-CP ngày 15-10-2009: DN thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập
theo quy định của pháp luật, trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký
kinh doanh xăng, dầu được kinh doanh xăng, dầu; về giá đã khẳng định là: Giá bán
xăng, dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; cách
tính giá áp dụng thống nhất theo một công thức tính giá chung do Nhà nước quy
định...

Các mối quan hệ "hữu cơ" trong cơ chế nêu trên là: Cơ chế thị trường đòi hỏi các
thành phần kinh tế được hoạt động trong môi trường tự do kinh doanh, tự do cạnh
tranh (tự do trong khuôn khổ của pháp luật); để điều tiết nền sản xuất xã hội, tạo
động lực cho các DN hoạt động có hiệu quả. Trong thời gian qua, cơ chế quản lý,
điều hành kinh doanh xăng, dầu theo Nghị định số 84/2009/NÐ-CP đã có những tác
19


dụng tích cực, đáp ứng yêu cầu về điều hành kinh doanh, nhưng đến nay nó đã xuất
hiện những bất cập, đang tạo ra những lực cản trong việc thực hiện các nguyên tắc
của thị trường:
Thứ nhất, môi trường pháp lý để DN thực hiện tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh bị
hạn chế. Thị trường xăng, dầu hiện nay còn có những DN chiếm vị trí thống lĩnh thị
trường (do lịch sử để lại), luôn tiềm ẩn những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, hạn chế tính cạnh tranh. Trong chừng mực nào đó Nghị định 84/2009/NÐ CP đã tạo ra những rào cản, hạn chế các thành phần kinh tế gia nhập thị trường kinh
doanh xăng, dầu. Ðáng chú ý là việc quy định: Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng
làm tổng đại lý cho một thương nhân đầu mối, đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại
lý bán lẻ xăng, dầu cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân đầu mối và chỉ được
mua bán xăng, dầu với các thương nhân trong hệ thống phân phối của mình để bán
cho người tiêu dùng đã "triệt tiêu" quyền của các tổng đại lý, đại lý được tự do lựa
chọn các thương nhân đầu mối có điều kiện cung ứng hàng tốt nhất và có giá cả hợp
lý nhất. Quy định đó không những chỉ hạn chế cạnh tranh mà còn tạo ra những "đặc
quyền" cho DN đầu mối, kẽ hở cho việc đầu cơ, găm hàng, ép buộc nhau trong mua
bán, trong việc trả hoa hồng..., tạo ra những bất ổn của thị trường trong toàn hệ
thống.
Thứ hai, "Ðộ mở" cho phép áp dụng các phương thức kinh doanh hạn chế, nên các
phương thức kinh doanh vẫn mang nặng phương thức kinh doanh truyền thống: mua
hàng theo chuyến, mua ngay bán ngay. Trong các quy định của nghị định chưa quy
định cơ chế tạo cho DN kinh doanh xăng, dầu tiếp cận với các phương thức kinh
doanh hiện tại, như: mua bán theo hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, "mua trước,

bán trước" và các biện pháp phòng, chống rủi ro về giá cả; chủ động và linh hoạt
trong xác định giá, đặt giá với nhà cung ứng nước ngoài và kiểm soát giá cả trong
tương lai, hạn chế rủi ro biến động giá, giúp ổn định lợi nhuận của DN.
Thứ ba, quy định giá bán xăng, dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, nhưng
quy định về công thức tính giá trong điều hành lại chưa phải là giá cả cạnh tranh.
Mặt hàng xăng dầu, Nhà nước không còn trực tiếp quy định giá, nó được xác định là
mặt hàng thuộc danh mục bình ổn và giá do DN quyết định. Tuy nhiên với hướng
dẫn về giá cơ sở để hình thành giá bán lẻ xăng, dầu thì về chất vẫn là giá do Nhà
nước khống chế. Ngoài những yếu tố cấu thành giá khách quan hoặc là từ giá thế
giới hoặc là từ quy định của Nhà nước không phụ thuộc vào DN (như giá CIF, tỷ giá
ngoại tệ, các loại thuế, phí...) có hai yếu tố phải thuộc về quyết định của DN trên cơ
sở tín hiệu thị trường thì Nhà nước cũng quy định là: Chi phí kinh doanh và lợi
nhuận trong kinh doanh xăng, dầu. Suy cho cùng DN không được quyền quyết định,
do đó quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN không tồn tại trên thực tế.

20


Thứ tư, trách nhiệm của các thành tố tham gia thị trường chưa được quy định mạch
lạc, chỉ thấy trách nhiệm của DN, còn trách nhiệm Nhà nước lo những gì cho DN khi
yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá, khi không cho DN điều
chỉnh giá bằng giá cơ sở... cũng chưa thật rõ; có khi điều hành bằng mệnh lệnh hành
chính.
Thứ năm, trách nhiệm trong việc công khai, minh bạch các thông tin về kinh doanh
xăng, dầu chưa được quy định rõ ràng, chưa đưa ra yêu cầu bắt buộc phải thực hiện
để tạo ra sự đồng thuận chung trong xã hội mỗi khi điều chỉnh tăng giảm giá xăng,
dầu.
2.4 Ảnh hưởng mặt hàng xăng dầu tới nền kinh tế việt nam
2.4.1 Ảnh hưởng từ giá
+ Giá xăng dầu tăng

Giá xăng dầu tăng không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta mà còn ảnh
hưởng đến kinh tế toàn cầu, nhất là các quốc gia sử dụng nhiều dầu mỏ, phải nhập
khẩu nhiều xăng dầu. Việt Nam phải nhập khẩu 100% nhu cầu xăng dầu đã qua chế
biến cho tiêu thụ trong nước, do đó mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn.Giá bán lẻ xăng
dầu tăng làm cho chi phí nhiều mặt hàng của sản xuất nông ngư nghiệp tăng lên
Tại thời điểm tăng giá bán lẻ xăng dầu đầu tháng 7/2005, Chính phủ không cho phép
tăng giá nhiều mặt hàng do tác động của giá xăng dầu, thì nay sức ép càng lớn hơn,
nên có thể phải cho phép tăng giá và tăng cước phí. Nếu không các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh đó bị thua lỗ lớn. Bên cạnh đó, giá nhập khẩu một số mặt hàng có liên
quan trực tiếp từ dầu mỏ, như: khí đốt, gas, nhựa đường, nguyên liệu nhựa, hoá chất,
thuốc nhuộm, sợi nhân tạo, phân urê, ... cũng phải tăng giá, gián tiếp làm cho giá
thành sản xuất các mặt hàng tương ứng trong nước tăng lên.Chi phí xăng dầu tăng,
làm cho chi phí dự án, chi phí vốn đầu tư tăng lên, nhu cầu vốn vay tăng lên. Trong
khi đó, người dân và các doanh nghiệp, các tổ chức phải chi tiêu nhiều hơn do giá
xăng dầu tăng, nên hạn chế nguồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng. Bởi vậy, việc
huy động vốn đã khó khăn rồi lại càng khó khăn hơn

21


Nguồn: tổng cục thống kê
+ Gía xăng dầu giảm
Chi phí nhập khẩu xăng dầu các loại giảm đem lại lợi ích nhiều nhất cho các DN
kinh doanh trong lĩnh vực vận tải vì đây là lĩnh vực tiêu thụ nhiều xăng dầu nhất.
Các lĩnh vực khác như sản xuất phân bón, nhựa, khai thác tài nguyên, đánh bắt thủy
sản, luyện kim, xây dựng công trình giao thông… cũng được hưởng lợi khi xăng dầu
chiếm tới 20-30% chi phí đầu vào của những ngành này. Giá cước vận tải giảm cũng
làm giảm chi phí đầu vào của hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Đặc biệt, giá xăng dầu giảm cũng giúp hộ gia đình giảm chi tiêu cho việc đi lại hằng
ngày và được hưởng lợi kép khi giá cả hàng hóa tiêu dùng giảm.

Như vậy, đối với nền kinh tế, chi tiêu và đầu tư của Chính phủ giảm được bù đắp
bằng chi tiêu, đầu tư tăng lên của khu vực tư nhân và người dân.
a. Tác động tích cực.
Thứ nhất, giá dầu giảm tác động tích cực đối với tiêu dùng của người dân và hoạt
động của doanh nghiệp.
Nhờ giá dầu giảm, người dân tiết kiệm được chi phí cho giao thông, từ đó tăng tiêu
dùng cho nền kinh tế. Nhờ đó, chi tiêu tiêu dùng trong nền kinh tế được cải thiện,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ròng năm 2015 tăng 8,4%.
22


Năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.527,4
nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2015, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong
6 tháng đầu năm 2017 tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 449.914
tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2016. Về phía DN, giá dầu giảm giúp giảm chi phí
đầu vào, tăng lợi nhuận từ đó giúp tăng khả năng chi tiêu, tái đầu tư của DN.
Thứ hai, hiệu quả của DN được cải thiện góp phần thu nội địa từ thuế tăng mạnh
đóng góp tích cực cho NSNN.
Năm 2015, thu NSNN đã vượt kế hoạch đề ra nhờ nguồn thu nội địa tăng mạnh.
Trong đó, thu NSNN từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 119,7 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,3% so với năm trước; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 128
nghìn tỷ đồng, tăng 9%; thu từ khu vực DN Nhà nước đạt 204,2 nghìn tỷ đồng, tăng
10,5%.
Cùng với đó, thuế thu nhập cá nhân năm 2015 cũng đạt ~53,2 nghìn tỷ đồng, bằng
103,7% dự toán. Những kết quả tích cực này đã góp phần bù đắp giảm thu từ dầu
thô, giúp tổng thu NSNN năm 2015 đạt ~ 989,69 nghìn tỷ đồng, bằng 108,6% dự
toán, tăng 14,6% so năm 2014.
Tổng thu cân đối NSNN năm 2016 đạt 1.094 nghìn tỷ đồng, vượt 79,6 nghìn tỷ đồng
(+7,8%) so dự toán. Tổng thu NSNN từ đầu năm 2017 đến thời điểm 15/7/2017 ước
tính đạt 584,6 nghìn tỷ đồng, bằng 48,2% Việc giảm giá xăng dầu tác động gián tiếp

tới nhóm nhóm lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình (nhóm có quyền số
lớn nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (39,93%), góp phần ổn định biến động của
nhóm này. Chỉ số CPI bình quân năm 2015 chỉ tăng 0,63% so với cùng kỳ năm
2014, mức thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Những tác động tương tự của giá dầu
thấp đến CPI cũng tương tự trong năm 2016 và 8 tháng đầu năm 2017. Tức là một
trong những nguyên nhân quan trọng làm cho CPI ở mức thấp trong 3 năm gần đây
là do giá dầu giảm và dao động quan mức thấp.
Cùng với chi phí lao động thấp, triển vọng thị trường nội địa sáng sủa, và tăng
cường ký kết FTA, giá dầu giảm làm tăng tính hấp dẫn của Việt Nam trên bản đồ đầu
tư thế giới. Đây là cơ hội cho Việt Nam trong trung và dài hạn trong việc thu hút
vốn, công nghệ của nước ngoài, đồng thời đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh tế.
Ổn định lãi suất và tỷ giá.
Giá dầu giảm và dao động quanh mức thấp, tác động đến các chủ thể nói trên của
nền kinh tế, CPI ở mức thấp, tạo tiền đề cho ổn định và giảm nhẹ lãi suất. Bên cạnh
đó, USD giảm giá, góp phần ổn định tỷ giá VND/USD. Diễn biến đó tạo tâm lý
người dân an tâm gửi nội tệ vào ngân hàng và các DN, hộ gia đình an tâm vay vốn
đầu tư, tiêu dùng.
23


b. Tác động tiêu cực.
Thứ nhất, làm giảm nguồn thu NSNN từ dầu thô.
Tổng thu từ dầu thô năm 2014 là 107.000 tỷ đồng đã giảm còn 66.000 tỷ đồng trong
2015, chỉ bằng khoảng 67% so với dự toán; chỉ bằng 54,3% năm 2013 (115 nghìn tỷ
đồng) và 55% năm 2012 (113 nghìn tỷ đồng). Tỷ trọng trung bình thu từ dầu thô
trong tổng thu NSNN mặc dù giảm từ mức 25% giai đoạn 2000-2008 xuống còn
~12% giai đoạn 2009-2015 song thu từ dầu thô vẫn đóng vai trò quan trọng trong
NSNN. Khoản thu từ dầu thô được thể hiện từ hai khoản thuế thu từ khu vực DN
FDI là thuế thu nhập DN và thuế tài nguyên.

Năm 2014, khu vực FDI đóng góp 27,5% tổng thu NSNN thì trong đó riêng thu từ
dầu thô chiếm 46% tổng thu từ khu vực này. Trong 107.000 tỷ đồng thu từ dầu thô,
thuế TNDN chiếm 72,2% còn thuế tài nguyên chiếm 27,8%. Thuế TNDN là sắc thuế
quan trọng nhất với tỷ trọng khoảng 26% tổng thu NSNN, thuế TNDN từ dầu thô
chiếm 35% tổng số thu thuế TNDN và 55,9% tổng số thu thuế TNDN từ khu vực
FDI.
Thu ngân sách từ dầu thô đã giảm từ mức bình quân 5,2% GDP giai đoạn 2006-2010
xuống còn dưới 1% hiện nay, dự toán 2016 là 0,9% GDP. Do biến động của giá xăng
dầu (giá dầu thô giảm từ 60 đôla/thùng khi xây dựng dự toán năm 2016 xuống mức
bình quân đạt 41 đôla/thùng) đã làm giảm thu của Tổng cục Hải quan từ dầu thô xuất
khẩu khoảng 1.800 tỷ đồng.
Năm 2017, tổng số thu của cả 7 tháng đầu năm tăng 11,6% so với cùng kỳ năm
2016. Cụ thể, tổng số thu NSNN 7 tháng ước đạt 666,68 nghìn tỷ đồng, bằng 55%
dự toán. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt trên 27 nghìn tỷ đồng, đạt gần 80% dự
toán, tăng trên 16% so với cùng kỳ.
Thứ hai, tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua ảnh
hưởng của nhóm cổ phiếu DN ngành dầu khí.
Doanh thu của hầu hết các DN dầu khí niêm yết trong năm 2015 đều giảm mạnh;
tổng doanh thu các DN này giảm 16,5% và lợi nhuận sau thuế giảm 15,4% so với
cùng kỳ và đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá của nhóm cổ phiếu dầu khí. Tác động trực
tiếp, trong năm 2015 nhóm cổ phiếu dầu khí (GAS, PVD) giảm bình quân 50% trên
HSX và giảm 36% trên HNX (PVS, PVI, …) đã tác động giảm 40 điểm với VNIndex, và giảm 1,8 điểm, tương đương 62% mức điểm giảm chung của HNX-Index.
Năm 2017, giá dầu vẫn ở mức thấp, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của các công ty thượng nguồn của ngành liên quan đến khoan và dịch vụ khoan dầu
khí, mà còn có cả một số DN trong ngành dầu khí, giá cổ phiếu vẫn ở mức thấp.

24


Thứ ba, hoạt động thu hút đầu tư bị ảnh hưởng (nhất là ngành dầu khí và các ngành

liên quan), nhiều dự án đầu tư đã và đang giãn tiến độ, dừng triển khai do giá dầu
xuống thấp.
Tính đến hết năm 2015, ngoài dự án lọc hóa dầu tại Cần Thơ triển khai đúng tiến độ,
5 dự án còn lại là dự án lọc dầu tại Nghi Sơn; dự án tại Vũng Rô (Phú Yên); dự án
Nam Vân Phong (Khánh Hòa); và dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) triển khai
chậm cũng như phải hoãn, giản tiến độ. Điển hình, đối với dự án Nhơn Hội, do giá
dầu giảm mạnh, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đã đề nghị lãnh đạo tỉnh cho
phép nhà đầu tư Thái Lan trong vòng 6 tháng đánh giá lại toàn bộ dự án này theo xu
hướng mới. Bên cạnh đó, ngày 11/01/2016, Công ty dầu khí Gazprom Neft của Nga
đã chính thức thông báo sẽ không mua 49% cổ phần trong Công ty Lọc hoá dầu
Bình sơn (BSR), và không đầu tư vào dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu
Dung Quất như dự kiến, nhưng sẽ nghiên cứu cơ hội tham gia mua cổ phần của Nhà
máy Lọc Hoá dầu Bình Sơn trong tương lai.
Thứ tư, thúc đẩy hoạt động buôn lậu xăng dầu.
Giá xăng dầu trên thị trường thế giới thường xuyên biến động tăng hay giảm, giá bán
lẻ xăng dầu thị trường trong nước không điều chỉnh kịp thời, có những lúc cao hơn
hay thấp hơn giá thị trường thế giới, kích thích các hoạt động buôn lậu xăng dầu trên
biển, qua biên giới. Khi giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá các nước láng giếng,
các phương tiện của các nước láng giềng quá cảnh mua xăng dầu tại Việt Nam hay
các hoạt động xuất lậu xăng dầu qua nhiều con đường khác nhau.
Thứ năm, tác động đến lượng khách du lịch đến từ các quốc gia xuất khẩu lớn dầu
mỏ và khí đốt.
Trường hợp này thấy rõ nhất là đối với Nga và các quốc gia khác thuộc Liên bang
Xô Viết trước đây. Những năm giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao, nền kinh tế phát
triển, thu nhập của người dân tăng, khách du lịch từ các nước đó đến Việt Nam tăng
cao, đặc biệt là khu vực Mũi Né, tỉnh Bình Thuận, Đà Nẵng,… kéo theo nhiều dự án
phát triển du lịch, khách sạn, nhà hàng, resort,…dịch vụ hàng không cũng phát triển,
nhiều chuyến bay thuê bao đưa thẳng khách đến Việt Nam. Nhưng đến giá dầu mỏ
và khí đốt giảm, nền kinh tế bị cô lập nhiều thứ, đông Rúp mất giá, lượng khách du
lịch giảm, các dự án khách sạn, khu resort,… bị đình trệ, bị bỏ hoang, gây ra nợ xấu

đối với các NHTM và ảnh hưởng thu hút khách du lịch nước ngoài đến lĩnh vực này
của khu vực này.
Gần đây giá dầu mỏ và khí đốt được phục hồi nhẹ, lạm phát dừng lại, khách du lịch
từ Nga và các nước nói trên dần được phục hồi, nhưng chưa như kỳ vọng và nếu giá
dầu tăng lên mức trên 60 USD/thùng thì tình hình lượng khách du lịch của các nước
đó đến Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng còn tăng cao hơn.
25


×