Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà Nước về thương mại với mặt hàng rau an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.44 KB, 18 trang )

Quản lý Nhà Nước về Thương mại
Đề tài thảo luận:Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà Nước về thương mại
với mặt hàng rau an toàn
Giáo viên: Đặng Hoàng Anh
Nhóm thực hiện: 05
1: Hoàng Thị Thùy Linh
2: Hoàng Thị Lan
3: Dương Thị Lam
4: Ngô Thị Quỳnh Liên
5: Vũ Thị Liên
6: Mai Chí Linh
7: Trần Thị Luận
8: Mai Thị Luyến
9: Trương Thị Mận
10: Lê Hữu Mạnh
11: Tăng Quang Minh
12: Nguyễn Thanh Nam
Đề tài thảo luận: Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về thương mại với
mặt hang rau an toàn.
Đề cương bài thảo luận:
I, Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta.
1: Khái niệm quản lý Nhà nước về Thương mại.
2: Chức năng và vai trò của quản lý Nhà nước về Thương mại.
3: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về Thương mại.
4: Nội dung của quản lý Nhà nước về Thương mại.
5: Phối hợp tổ chức và chính sách, pháp luật trong quản lý Nhà nước về
Thương mại.
II, Thực trạng việc quản lý Nhà nước trên thị trường rau an toàn trên địa bàn
Hà Nội hiện nay.
1: Thực trạng thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
a> Nguồn cung rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.


b> Tình hình cung về rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
c> Tình hình cầu về rau an toàn trên thị trường Hà Nội hiện nay.
d> Tình hình giá cả rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
e> Tình hình cạnh tranh trên thị trường ra an toàn tại Hà Nội.
2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà
Nội.
a> Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch
liên quan đến thị trường rau an toàn.
b> Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động
sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
c> Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng rau an toàn cung cấp trên thị
trường Hà Nội.
d> Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm
tra.
III, Giải pháp quản lý Nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
hiện nay.
1: Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường rau an toàn của ngành nông
nghiệp;
2: Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
hiện nay.
a> Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội.
b> Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh rau an toàn trên địa bàn
Hà Nội.
c> Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất rau an toàn.
d> Giải pháp đối với nhà khoa học.
e> Giải pháp đối với người tiêu dùng.
Nội dung chi tiết:
I, Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về thương mại ở nước ta.
1: Khái niệm quản lý Nhà nước về Thương mại.
- Quản lý Nhà nước về kinh tế là quá trình tác động có ý thức và liên tục, phù

hợp với quy luật của các cơ quan quản lý Nhà nước trên tầm vĩ mô đến hoạt động
kinh tế, các quá trình kinh tế nhằm tạo ra kết quả theo mục tiêu xác định trong điều
kiện môi trường luôn biến động.
- Quản lý Nhà nước về Thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý
Nhà nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ
quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến gệ thống bị quản lý thong
qua việc sự dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra
trong điều kiện môi trường xác định.
2: Chức năng và vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại.
a>Chức năng quản lý Nhà nước về thương mại.
- Chức năng kế hoạch hóa thương mại
- Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại.
- Chức năng lãnh đạo, điều khiển các hoạt động thương mại.
- Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại.
b>Vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại.
- Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi.
- Tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thương
mại.
- Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại.
- Giám sát, kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại.
3: Các nguyên tắc cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại.
+ Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, kinh doanh.
+ Tập trung và dân chủ.
+ Kết hợp quản lý thương mại theo ngành và lãnh thổ.
+ Kết hợp hợp lý bảo vệ, phát triển thị trường nội địa với mở rộng thị trường
và hội nhập quốc tế.
+ Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý.
4: Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về thương mại.
a> Quản lý, kiểm soát hàng hóa lưu thông và hoạt động cung cấp dịch vụ

trên thị trường.
+ Khuyến khích lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện thuận
lợi để đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, dịch vụ cung ứng trên thị trường.
+ Khuyến khích hàng hóa sản xuất trong nước, thay thế hàng hóa nhập khẩu.
+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành những mặt hàng chủ
lực, mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh.
+ Cấm lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ gây phương hại đến quốc
phòng,an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần
phong mỹ tục Việt Nam.
+ Quản lý chặt lượng hàng hóa lưu thông và dịch vụ cung ứng trên thị trường
trong nước và xuất nhập khẩu.
b> Quản lý hệ thống thương nhân và các giao dịch thương mại.
+ Quy định các thủ tục đăng ký, điều kiện kinh doanh và phạm vi hoạt động
của thương nhân.
+ Đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại.
+ Nhà nước đàu tu về tài chính, cơ sở vật chất – kĩ thuật, nhân lực để phát
triển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh những mặt hàng và dịch vụ thiết yếu
nhằm đảm bảo giũ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại.
+ Định hướng, tạo khuôn khổ và hành lang cho các hoạt động thương mại
của các thương nhân.
+ Thực hiệ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy
hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và chấp hành luật về thương mại.
c> Quản lý cơ sơ hạ tầng và mạng lưới thương mại.
+ Nhà nước phải trực tiếp lập quy hoạch và kế hoạch, đầu tư và khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát
triển thương mại.
d> Quản lý chấp hành chế độ quy hoạch và pháp luật trong thương mại.
+ Kiểm tra đăng ký kinh doanh.
+ Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định và pháp luật về thương mại

trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương maih quyền
sở hữu trí tuệ.
+ Phát hiện và ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xử lý vi vi phạm chế độ quy định và pháp luật về thương mại.
e> Các nội dung quản lý khác.
+ Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
+ Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại.
+ Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại.
+ Ký kết hoặc tahm gia các điều ước quốc tế về thương mại.
5: Phối hợp tổ chức và chính sách, pháp luật trong quản lý Nhà nước về
Thương mại.
+ Phân công, phân cấp và phối hợp về tổ chức quản lý Nhà nước đối với
thương mại.
+ Phối hợp về mặt chính sách quản lý giữa ngành thương mại với các ngành
kinh tế và địa phương.
+ Hợp tác với các đối tác thương mại( quốc tế) trong quản lý Nhà nước về
thương mại.
II, Thực trạng việc quản lý Nhà nước trên thị trường rau an toàn trên
địa bàn Hà Nội hiện nay.
Liệu các sản phẩm rau trên thị trường có "an toàn"? Đây là câu hỏi của rất
nhiều người tiêu dùng tại Hà Nội cũng như các địa phương khác vì đây là một mặt
hàng được sử dụng hàng ngày và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đã đến lúc
phải đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường rau an toàn trong thời gian tới một
cách thực sự hiệu quả.
1: Thực trạng thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
a> Nguồn cung rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Đến nay, đại bộ phận người tiêu dùng Thủ đô đã biết đến rau an toàn. Để có
rau an toàn đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, thành phố Hà Nội
đã quy hoạch các vùng trồng rau an toàn tập trung ở các huyện ngoại thành: Đông
Anh, Gia Lâm, Từ Liêm... với tổng diện tích gần 3.000 ha gieo trồng, đồng thời

xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn có chất lượng cao.
Tính đến ngày 25/3/2009, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 20 cơ sở, HTX
được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn. 20 cơ sở
này đều nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn của thành phố với đầy đủ
các điều kiện về đất, nước tưới và vị trí. Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực
vật Hà Nội, các hộ sản xuất rau an toàn trong khu vực được cấp giấy chứng nhận
bước đầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sản xuất rau theo quy trình đảm bảo vệ
sin han toàn thực phẩm tương đối tốt. Các đợt lấy mẫu phân tích hàm lượng dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật đều dưới ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, mỗi ngày có khoảng 400 tấn rau, củ, quả nhập khẩu từ Trung Quốc
vào Việt Nam qua các cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh),
Hà Khẩu (Lào Cai)… Tuy nhiên, chất lượng các loại rau quả nhập khẩu, đặc biệt là
về dư lượng các thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản lại chưa được các cơ
quan chức năng kiểm định. Trên thực tế các cơ quan chức năng đang buông lỏng
quản lý, “đá bóng” trách nhiệm cho nhau, tạo kẽ hở để rau củ không an toàn tràn
vào nội địa. Hầu hết lượng rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc không phải là rau an
toàn.
b> Tình hình cung về rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Hiện nay rau an toàn được cung cấp trên thị trường Hà Nội chủ yếu là do các
HTX sản xuất rau an toàn ở các vùng ngoại thành như: HTX tổng hợp Văn Đức,
Gia Lâm, Hà Nội; HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Dư; HTX dịch vụ Đồng Tâm,
phường Giang Biên; HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai…còn
lại được nhập từ các địa phương khác trong cả nước. Tính đến năm 2009 Hà Nội
đã có khoảng 12.000 ha rau trong đó có khoảng 2.105 ha diện tích sản xuất rau an
toàn, chiếm khoảng 18% trên tổng diện tích trồng rau của toàn thành phố. Sản
lượng rau an toàn làm ra mỗi năm mới chỉ đáp ứng được 18% nhu cầu, nhưng việc
tiêu thụ loại rau này lại rất chật vật. Tại nhiều vùng trồng rau an toàn, người trồng
rau luôn khốn đốn tìm đầu ra.
Tình hình cung một số loại rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Tên rau Lượng rau ( tấn/ ngày) Tôc độ tăng năm

sau so với năm trước (%)
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Rau muống 18 20 21 11,1 5
Cải ngọt 16 18 20 12,5 11,1
Bắp cải 15 16 17 6,7 6.25
Súp lơ
xanh
12 16 19 16,8 18,8
Cải thảo 17 21 22 23,4 4,8
Nguồn: rauhoaquavietnam.vn
Trong quá trình sản xuất, người nông dân tích cực áp dụng khoa học công
nghệ và trồng nhiều giống mới cho năng suất cao hơn. Đó cũng là nguyên nhân mà
lượng rau an toàn được cung cấp cho thị trường ngày càng tăng.
c> Tình hình cầu về rau an toàn trên thị trường Hà Nội hiện nay.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện
tích 3324,92 km2, gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện ; dân số 6,233 triệu dân; thu
nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 960 USD/người. Dân số của Hà Nội đã
tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, Hà Nội còn thường xuyên tiếp nhận một lượng
khách vãng lai lớn bao gồm cả khách du lịch trong và ngoài nước. Trên địa bàn Hà
Nội cũng tập trung một lượng lớn các khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các
trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Vì vậy nhu cầu tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ nói chung, nông sản phẩm nói riêng của Hà Nội là rất lớn, đặc biệt là
các sản phẩm có chất lượng cao. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, nền kinh
tế ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội ngày càng
được nâng cao, do vậy, một bộ phận người dân đã chuyển sang sử dụng các sản
phẩm rau an toàn thay vì các sản phẩm rau đại trà.
Lượng rau an toàn tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong bảng dưới đây:
Tình hình tiêu thụ một số loại rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Tên rau Lượng rau tiêu thụ
(tấn/ ngày)

Tốc độ tăng năm
sau so với năm trước (%)
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Rau muống 22 25 27 13,6 8%
Cải ngọt 20 22 25 10 13,6
Bắp cải 17 18 20 5,9 11
Súp lơ
xanh
15 17 21 13,3 3,5
Cải thảo 18 21 23 16,7 9,5
Rau ngót 14 17 20 21,4 17,6
… … … … … …
Tổng lượng
rau tiêu thụ/
ngày
214 245 295 14,5 20
Nguồn: rauhoaquavietnam.vn
Do trên thực tế chất lượng rau an toàn vẫn là ẩn số và người tiêu dùng khó có
thể kiểm định được chất lượng rau. Thêm vào đó nhiều cửa hàng kinh doanh rau an
toàn dù có giấy phép kinh doanh rau an toàn vẫn vi phạm, họ mua rau đại trà về
bán lẫn đã làm cho lòng tin của người tiêu dùng bị giảm sút. Điều này khiến cho
nhiều người tiêu dùng mặc dù có nhu cầu mua rau an toàn nhưng lại không mua
rau an toàn. Đây là một số lý do khiến cho lượng rau an toàn tiêu thụ thực tế thấp
hơn so với nhu cầu rau an toàn của người dân.
d> Tình hình giá cả rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
Cũng như nhiều mặt hàng khác, rau an toàn cũng chịu sự ảnh hưởng của các
quy luật trên thị trường, đặc biệt là quy luật cung- cầu. Khi cung lớn hơn cầu thì
giá thấp, ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cao. Giá rau an toàn trên thị
trường không ngừng biến động theo mùa vụ và theo từng năm. Hơn nữa, việc sản

×