Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

D cng on thi KTDG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.96 KB, 11 trang )

7 nguyên tắc đánh giá kết quả học tập ở tiểu học:
1/ Nguyên tắc khách quan là những quy tắc cần được thực hiện trong khi kiểm tra và
đánh giá để đảm bảo cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác
với mục tiêu và nội dung cần đánh giá. Sau dây là một số quy tắc thực hiện nguyên tắc
khách quan:
- Kết hợp kiểm tra diện tính với kiểm tra định lượng.
- Kết hợp nhiều kĩ thuật đánh giá khác nhau ( kĩ thuật đánh gia truyền thống với kĩ thuật
đánh giá hiện đại) nhằm hạn chế tối đa các nhược điểm của một loại hình đánh giá.
- Bảo đảm môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập
đánh giá của học sinh.
- Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có
thể ảnh hưởng đến kết quả làm bài hay thực hiện hoạt động của các em.
- Những phán đoán giá trị và quyết định về việc học của học sinh phải được xây dựng
trên ba cơ sở:
(1): Kết quả học tập thu thập được một cách hệ thống trong quá trình dạy học;
(2): Các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được một cách rõ ràng;
(3): Sự kết hợp và cân bằng giữa hai loại đánh giá: thường xuyên và tổng kết, hay nói
cách khác là đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm học tập.
2/ Nguyên tắc công bằng là hệ thống các quy tắc cần được thực hiện trong đánh giá kết
quả học tập nhằm bảo đảm rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với
cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những đánh
giá kết quả như nhau.
- Mọi học sinh được làm việc đều đặn trên các nhiệm vụ hay bài tập có tính thách thức
để giúp mỗi em có thể tích cực vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.
- Đề bài kiểm tra phải cho mọi học sinh cơ hội chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến
thức, kĩ năng mà các em đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề.
- Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập những thông tin để đánh giá xếp loại học
sinh, giáo viên cần phải bảo đảm rằng hình thức bài kiểm tra là quen thuộc với mọi học
sinh



- Đối với các bài kiểm tra kiể thực hành hay tự luận, thang điểm hay thang đánh giá cần
được xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi nhận xét kết
quả phản ánh đúng khả nhăng làm bài của người học.
3/ Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện là hệ thống các quy tắc cần được thực hiện
trong quá trình đánh giá thành quả học tập của học sinh tiểu học nhằm bảo đảm kết quả
học sinh đạt được qua kiểm tra phản ánh được các mặt đức - trí - thể - mĩ của các em
cũng như nhiều mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập của họ. Sau đây là
một số quy tắc nhằm bảo đảm tính toàn diện trong đánh giá thành quả học tập của học
sinh:
- Nội dung kiểm tra cần bao quát được các trọng tâm của phần học,phần chương trình
hay bài học mà ta muốn đánh giá.
- Công cụ đánh giá cần đa dạng.
- Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức từ
đơn giản đến phức tạp: nhớ/ nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích - tổng hợp - đánh giá.
- Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng môn học mà
còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như kĩ năng xã hội.
4/ Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống trong quá trình đánh giá kết quả học tập đòi hỏi:
a/ Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên
cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá.
- Không bao giờ được thực hiện đánh giá khi chưa xác định nội dung và mục đích đánh
giá, vì giá trị của các kết quả đạt được không chỉ phụ thuộc vào mặt kĩ thuật của việc
thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá, mà trước hết là vào việc xác định rõ cần phải
đánh giá cái gì và tại sao.
- Chuẩn đánh giá phải phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của chương trình dạy học trong
từng thời đoạn cụ thể.
- Chuẩn đánh giá phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh ( mặc dù con đường đạt
chuẩn của từng đối tượng có thể có những đặc diểm khác nhau).
- Chuẩn đánh giá phải phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể của số đông các trường bình
thường.
b/ Kĩ thuật đánh giá phải được lựa chọn dựa trên mục đích đánh giá.



Rất nhiều khi một kĩ thuật đánh giá được lựa chọn chỉ vì nó thuận tiên, dễ sử dụng, hoặc
quen thuộc với người đánh giá, tất cả các điều này đều quan trọng, nhưng điều quan
trọng nhất trong việc lựa chọn một kĩ thuật đánh giá phù hợp là xem xét kĩ thuật áy có
đo lường được một cách hiệu quả nhất những gì mà ta cần đánh giá hay không. Bởi vì,
một công cụ hày kĩ thuật đánh giá chỉ thích hợp nhất cho một vài mục đích cụ thể.
c/ Đánh giá phải phản ánh đúng giá trị của người học, về việc học.
Tiến trình đi từ việc thu thập tư liệu, thông tin đến việc đưa ra những kết luận về việc
học của học sinh cần phải được tường minh.
d/ Đánh giá là phần hữu cơ tronh quá trinh dạy học và giáo dục. Mục tiêu và phương
pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy. Chẵng hạn, để
người học có thể thành công trong các bài kiểm tra hay các hoạt động đánh giá đòi hỏi
phải biết áp dụng kiến thức hoặc biết tự xây dựng các giải pháp riêng cho minh khi giải
quyết vấn đề, thì trong lcu1 học, người học phải được khuyến khích, được tạo điều kiện
tìm tòi, xây dựng và phát hiện ý nghĩa của các khái niệm, của các kiến thức.
đ/ Kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra tổng kết.
e/ Độ khó của các bài tập hay hoạt động đánh giá phải ngày càng cao theo sự phát triển
cấp lớp.
5/ Nguyên tắc đảm bảo tính công khai:
- Đánh giá là một tiến trình công khai. Theo yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm tính công
khai, các tiêu chuẩn và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần được công
bố đến học sinh trước khi họ thực hiện.
- Các yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc được thông
báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài. Học sinh cũng cần biết cách tiến
hành các nhiệm vụ để đạt được tốt các tiêu chuẩn và yêu cầu đã định.
- Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá các hoạt động hoặc bài tập tạo điều
kiện cho người học nhận ra rõ ràng hướng phấn đấu để đạt thành công trong khi thực
hiện các nhiệm vụ học tập. Mặt khác, việc công khai các tiêu chí đánh giá tạo điều kiện
cho người học có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của

giáo viên, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân.
- Nhờ vậy, viêc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra đánh
giá trong nhà trường khách quan và công bằng hơn.


Ví dụ: khi GV chấm điểm “vở sạch, chữ đẹp” cho HS, GV sẽ nêu các yêu cầu và tiêu chí
để được xếp loại A thì HS cần phải giữ vở sao cho sạch, mép vở không cong và không
bôi xóa nhiều trong bài, chữ phải đẹp đúng quy cách và trình bày đẹp mắt… Qua đó, HS
sẽ phấn đấu để đạt được loại A.
6/ Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục:
- Đánh giá nhất thiết phải góp phần nâng cao viêc học tập và khả năng tư học, tư giáo
dục của học sinh.
- Học sinh có thể học từ những đánh giá của giáo viên. Và từ những điều học được ấy,
học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân. Ví dụ: nếu
trọng tâm của đánh giá là cách diễn đạt ý tưởng mạch lạc., là cách dùng các từ nối một
cách hợp lí.... thì người học sẽ học được cái gì đó về cách diễn đạt ý tưởng mạch lạc và
sử dùng các từ nối thích hợp sau khi các em nhận được bài tập làm văn có lời nhận xét
của giáo viên liên quan đến trọng tâm ấy.
- Muốn vậy giáo viên cần phải làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm điểm trở nên có
ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú về:
• Hoạt động.
• Ngày tháng.
• Những gì người học đã làm được
• Những gì người học có thể làm được.
• Những gì học sinh cần hỗ trợ thêm.
• Những gì học sinh cần học thme6.
Nhờ vậy, nhìn vào bài làm của minh, học sinh nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân.,
những gì cần cố gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy sự khẳng định của giáo
viên về khả năng của họ. Điều nàu có một tác dụng động viên người học rất lớn, góp
phần quan trọng vào viêc thực hiện chức nhăng giáo dục và phát triển của đánh giá giáo

dục.
7/ Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển:
- Giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển các tiềm năng của
mình để trở thành người hữu dụng.


- Trong dạy học, để cho việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triển các năng lực
của người học một cách bền vững, cần thực hiên các điều sau:
+ Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh khai thác vận dụng các kiến thức, kĩ năng
liên môn và xuyên môn.
Ví dụ: khi ra đề kiểm tra môn tập làm văn, GV có thể kết hợp môn tập đọc, luyện từ và
câu, tập làm văn để có thể biết được HS có vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã
học không.
- Phương pháp và công cụ đánh giá góp phần kích thích lối dạy phát huy tình thần tự
lực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, chú trọng thực hành, rèn luyện và
phát triển kĩ năng.
Ví dụ: trong dạy học, GV nên kết hợp nhiều PPDH khác nhau nhằm phát huy tính chủ
động và sáng tạo của HS trong việc tiếp thu kiến thức ( như PP làm việc nhóm, PP hoạt
đông cá nhân, PP quan sát …) GV nên dùng nhiều hình thức để kiểm tra đánh giá hS để
có thể nắm được khả năng tiếp thu của HS. Các môn thiên về thực hành như: toán, thủ
công tập làm văn, vẽ… nên cho HS thực hành nhiều để rèn luyện và phát triển kỹ năng
hơn là học lý thuyết quá nhiều.
- Đánh gia hướng tới việc duy trì sự phấn đấu và tiên bộ của người học cũng như góp
phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học.
Ví dụ: khi nhận xét 1 HS, GV nên nhận xét theo hướng tích cực để động viên, thúc đẩy
HS tiến bộ hơn là dùng những lời lẽ mang tính tiêu cực. Khi đó, GV có thể giúp hs tự
nhận thấy những điều thiếu sót, những điểm sai để HS sửa chữa, tự phấn đấu nhằm
hoàn thiện hơn, cũng như cảm thấy những cố gắng của mình có mang lại kết quả tuy
chưa nhiều nhưng cũng đủ để hình thành và phát triển động cơ học tập đúng đắn của
HS.

- Qua những phán đoàn, nhận xét về việc học của học sinh, người giáo viên nhất thiết
phải giúp cho các me nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận
ra những tiềm năng của mình.
Ví dụ: mọi lời khen hay chê của GV đều có ý nghĩa quan trọng đối với HS, vì vậy những
lời khen hay chê đều phải đúng, chính xác với sự vật, sự việc, phải có thiện chí, tình
thương, chân thành, phài có nghệ thuật trong khen chê. Ngoài ra GV nên giúp HS định
hướng được tương lai sao cho phù hợp với năng lực của mỗi HS như: những HS có


thiên phú về các môn năng khiếu như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục GV nên khuyên các em
chọn những ngành nghề thuộc về các lĩnh vực này hơn là chạy theo các bạn, trào lưu để
tránh sau này các em gặp nhiều áp lực, khó khăn vì học, làm việc ở một ngành nghề
không phù hợp với bản thân. Và khi các em học tập, làm việc với công việc mà mình yêu
thích, phù hợp với năng lực của mình, các em sẽ thấy tự tin hơn, có ý chí phấn đấu và
hình thành được năng lực tự đánh giá bản thân để tự hoàn thiện mình hơn.
3 chức năng đánh giá kết quả học tập:
1. Chức năng quản lí
Chức năng quản lí đánh giá thể hiện qua hai phương diện:
- Xếp loại hoặc tuyển chọn người học: phân loại HS với nhiều mục đích: xét lên lớp,
khen thưởng, xét tham gia đội tuyển của nhà trường, học bồi dưỡng, phụ đạo…
- Duy trì và phát triển chuẩn chất lượng: HS có đạt được yêu cầu tối thiểu các mục tiêu
dạy học đã được xác định hay không.
2. Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học:
Dạy học rồi kiểm tra, đánh giá nhằm kiểm soát việc dạy học, sau đó ra quyết định điều
chỉnh, cải tiến việc dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học.
- Đối với HS thông tin đánh giá nhận được (điểm số, nhận xét) từ GV và từ đánh giá bản
thân -> giúp người học kiểm soát, điều chỉnh việc học của mình.
- Đối với GV luôn có nhu cầu đánh giá tài liệu giảng dạy, hoặc tự phát hoặc tự giác.
Tóm lại, đối với nhà trường và GV, chu trình: dạy học rồi kiểm tra, đánh giá nhằm kiểm
soát việc dạy học, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo

cho việc phát triển chất lượng dạy học.
3. Chức năng giáo dục và phát triển người học
Giáo dục động cơ học tập cho người học và phát triển nhân cách của người học
Động viên người học: GV hãy giúp HS có thể hiểu rõ hơn về bản thân họ: năng lực và
những phẩm chất học tập hiện tại, khả năng phát triển trong tương lai. Nhờ vậy, các em
dần dần tự tin hơn vào bản thân, tham gia vào việc học với mục đích rõ hơn, tự trọng
hơn và phát triển động cơ học tập (lòng mong muốn học tập cho sự phát triển bản thân).
Muốn như vậy, hoạt động kiểm tra phải thường xuyên và thông tin làm căn cứ cho đánh
giá phải đa dạng, khách quan.


1/ Khái niệm bài tự luận?
Bài tự luận còn được gọi là trắc nghiệm luận đề. Hình thức trắc nghiệm này được dùng
để đo lường những kết quả học tập mà các hình thức trắc nghiệm khách quan không thể
đo được.
2/ Những kết quả học tập thích hợp?
Dưới đây là những kết quả học tập thích hợp với kiểu bài tự luận:
- Trình bày phương thức sự kiện; nêu khái niệm, định nghĩa; giải thích nguyên tắc; mô tả
phương pháp tiến trình.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức, phân tích, tổng hợp và đánh giá những thông tin mới dưới
ánh sáng của hiểu biết. Cần tránh dùng bài tự luận khi mục đích kiểm tra duy nhất là cho
học sinh nhắc lại một kiến thức đã học.
- Kĩ năng lựa chọn, tổ chức, phối hợp, liên kết và đánh giá những ý tưởng.
- Kĩ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
Trên thực tế không phải bất cứ trắc nghiệm kiểu luận đề nào cũng được dùng để đo
lường những kết quả học tập phức hợp như giải quyết vấn đề, những kĩ năng trí tuệ cao.
Vẫn có những bài tự luận chỉ đòi hỏi học sinh nhắc lại, tái hiện đơn thuần những điều đã
được học. Không may thay, cách sử dụng này dường như lại là một trong những công
dụng chính trong trắc nghiệm tự luận ở lớp học.
3/ Các hình thức bài tự luận?

a/ Bài tự luận dạng trả lời hạn chế:
- Trong bài tự luận dạng trả lời hạn chế, câu trả lời thường giới hạn về cả nội dung và
hình thức.
+ Về nội dung, phạm vi đề tài cần bàn bạc được hạn chế.
+ Về hình thức độ dài hay số lượng dòng, số lượng từ của câu trà lời được hạn
chế.
Do đòi hỏi trả lời có giới hạn và được cấu trúc chặt chẽ nên câu hỏi tự luận kiểu trả lời
hạn chế hầu như có ích cho việc đo lường các kết quả học tập, đòi hỏi sự lí giải và ứng
dụng dữ kiện vào một lĩnh vực chuyên biệt.
b/ Bài tự luận dạng trả lời mở rộng:


Bài tự luận dạng trả lời mở rộng cho phép học sinh chọn lựa bất kì thông tin dữ kiện nào
mà họ nghĩ là thích hợp để tổ chức câu trả lời phù hợp với phán đoán tốt nhất của họ. Sự
tự do này làm cho người làm bài thể hiện được khả năng chọn lựa, tổ chức, phối hợp và
đánh giá các ý tưởng. Mặt khác, sự tự do này cũng làm cho bài tự luận dạng trả lời câu
hỏi mở rộng không đạt hiệu qủa trong việc đánh giá những kế quả học tập chuyên biệt,
và đặc biệt làm nảy sinh nhiều khó khăn trong chấm điểm.
Bài tự luận dạng trả lời hạn chế
- Đo lường kết quả học tập chuyên biệt

Bài tự luận dạng trả lời mở rộng
- Hạn chế việc đo lường kết quả học tập
chuyên biệt

- HS ít thể hiện được khả năng lý giải, - Phát huy khả năng chọn lựa, tổ chức ý
sáng tạo.

tưởng.


4/ Một số đề nghị về việc biên soạn một đề bài tự luận?
- Xem xét những yêu cầu cơ bản của kiến thức và kĩ năng cần đánh giá trước khi viết đề.
- Đề bài tự luận đòi hỏi học sinh dùng kiến thức đã lĩnh hội được để giải quyết một tình
huống cụ thể. Vì vậy, đề bài cần trình bày một tình huống cụ thể hoặc một vấn đề nằm
trong vòng kinh nghiệm, hiểu biết của người học, một tình huống mà từ đó, người học
có thể tìm thấy những mối liên hệ giữa kiến thức, kĩ năng đã học với nội dung của tình
huống.
- Nội dung câu hỏi nhất thiết phải có yếu tố mới và không quen thuộc với học sinh.
- Mối quan hệ giữa kiến thức được học với giải pháp cần sử dụng cho vấn đề đặt ra có
thể gần nhưng không dễ dàng nhận ra được. Khả năng ứng dụng sẽ gia tăng khi mối liên
hệ giữa nhiệm vụ của đề bài tự luận với điều đã học được thể hiện rõ ràng. Nói cách
khác, giáo viên có thể gia tăng khả năng ứng dụng bằng cách gia tăng tính hiện thực của
mỗi quan hệ giữa kiến thức đã học với nhiệm vụ mà bài tự luận đặt ra.
- Mối quan hệ giữa kiến thức đạt được với giải pháp cho bài tự luận có thể trở nên rõ
ràng và hiện thực hơn khi lời phát biểu về tình huống chứa đựng những từ nghữ khơi gợi
những kiến thức đã học một cách tinh tế.
- Đề bài tự luận được trình bày đầy đủ với hai phần chính: Phần phát biểu về tình huống
và phần phát biểu về vấn đề hay sự chọn lựa sao cho mỗi học sinh có thể làm viêc trong
một ngữ cảnh bình thường và dễ hiểu. Chi tiết càng ít, sự lí giải càng đơn giản thì tình


huống càng có khả năng tạo ra một phạm vi rộng lớn cho nhiều câu trả lời khác nhau. Va
điều này cũng làm cho việc chấm điểm càng khó khăn.
- Bên cạnh phần tình huống và phần phát biểu về vấn đề hay chọn lựa còn có một phần
khác được gọi là hướng dẫn trả lợi. Phần này trình bày những mức độ cụ thể của câu trả
lời: độ dài của bài, những điểm chuyên biệt hay những hành vi cần thể hiện như giải
thích, miêu tả, chứng minh,.....
- Hình thức đề bài tự luận có thể là câu hỏi hay một lời đề nghị, yêu cầu.
5/ Khái niệm bài thực hành?
Bài thực hành là một kĩ thuật đánh giá trong đó các hành vi học tập của người học sẽ

được xem xét trong những tình huống cụ thể. Bài thực hành đòi hỏi người học thể hiện
các kĩ năng bằng hành động thực tế.
6/ Các kết quả học tập được đánh giá qua bài thực hành?
Bài thực hành được dùng để đo những thành quả học tập không đo lường được bằng bài
trắc nghiệm, thích hợp cho mục đích đánh giá khả năng ứng dụng, với những vấn đề ma
cấu trúc ít chặt chẽ. Trong đó khả năng nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, tổ chức, tích
hợp, đánh giá thông tin và sáng tạo được nhấn mạnh. Đặc biệt, bài thực hành thích hợp
với các thành quả học tập liên quan đến việc tạo ra sản phẩm như tranh, bài đánh máy,
động tác thể dục, cách trình bày miệng, cách sử dụng dụng cụ khoa học, cách sửa máy
và cách làm thí nghiệm trong các môn khoa học.
7/ Các kiểu bài thực hành?
1/ Bài tập thực hành hạn chế
Bài tập thực hành hạn chế thường bắt đầu bằng những chỉ dẫn hay động lệnh, trong đó
nội dung và yêu cầu thực hiện được giới hạn trong một vài bài học hoặc trong một nộ
dung chuyên biệt.
Ví dụ:
- Kết hợp 5 mảng plastic thẳng theo nhiều cách khác nhau sao cho có thể tạo ra được
càng nhiều hình tam giác càng tốt.
2/ Bài tập thực hành mở rộng
Đòi hỏi người học phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau vượt ra ngoài
phạm vi những thông tin đã được cung cấp trong chính bài tập ấy hay vượt ra ngoài nội
dung của một vài bài đang học.


8/ Hai đặc điểm cơ bản của bài thực hành?
Tạo điều kiện cho Hs sử dụng kiến thức trên những tình huống thực tế và Hs phải sử
dụng những hành động thực tế thuộc về kỹ năng thể chất trong khi làm bài thực hành.
Chẳng hạn: thu thập vật liệu, sử dụng máy tính, …
9/ Ưu điểm và hạn chế của bài thực hành?
Ưu điểm:

- Giúp Hs đạt được những mục tiêu giảng dạy liên quan đến các hoạt động học tập phức
hợp cả trong phạm vi trong và ngoài nhà trường. Bản thân bài tập thực hành còn là một
hoạt động học tập tốt.
- Có thể đo lường những thành quả học tập phức tạp mà các kĩ thuật đánh giá khác
không thể đo được. Bài thực hành giúp nhà giáo dục biết được các khả năng thực hành
của học sinh thay vì là hiểu biết lý thuyết.
- Cung cấp một công cụ đánh giá vừa là quá trình vừa là sản phẩm thông qua việc học
sinh thực hiện nhiệm vụ thực hành.
- Thực hiện được một phương pháp dạy học mà lý thuyết học tập hiện đại đã đề ra. Đó là
quan điểm xem học sinh là người học tích cực và chủ động trong quá trình tạo lập kiến
thức cho bản thân mình.
Hạn chế:
- Việc cho điểm cũng như cho nhận ét đánh giá có thể không đáng tin cậy.
- Mất nhiều thời gian tiến hành, đặc biệt đối với bài thực hành mở rộng.
- Tính khái quát của việc đánh giá quá trình hoạt động trong các bài tập thực hành thấp.
10/ Cách khắc phục hạn chế của một bài thực hành?
Có 3 cách:
- Thay cho lối quan sát trực tiếp một cách cảm tính, giáo viên xây dựng bảng hướng
dẫn quan sát, bảng kiểm hoặc thang đo cẩn thận trước khi quan sát học sinh làm
bài thực hành.
- Chuẩn bị kỹ lưỡng cách tiến hành bài thực hành để tránh mất nhiều thời gian khi
cho học sinh thực hiện.


- Để làm cho việc đánh giá có giá trị khái quát cao, giáo viên cần tích lũy thông tin
về kết quả làm việc của học sinh từ nhiều bài thực hành khác nhau xuyên suốt
năm học.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×