Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng hạ đường huyết của thân rễ chuối hột ( musa seminifera lour musaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.3 MB, 97 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC




B ộ Y TẾ

Dược HÀ


NỘ I


HÀ THỊ XUÂN THU

NGHIÊN CỨU THÀNH PHầ N HÓA HỌC VÀ
TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYế T CỦA
THÂN Rễ CHUố I HỘT
(MUSA SEMINIFERA Lour. - MUSACEAE)

L U Ậ• N V Ă N T H Ạ• C SỸ

Dược
H Ọ• C


CHUYÊN NGÀNH : Dược liệu - Dược học cổ truyền
MÃ S Ố : 62.73.10.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. N guyễn Thị H oài



TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI

T H Ư V ỈỆ N
Ngày

H À N Ột_________
I 2010 _
_________

tháng

năm 2 0 J.í..


s%ờt

đ/1

Đẻ hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, các
thầy cô giáo, các kỹ thuật viên ở bộ môn Dược liệu, Bộ
môn Thực vật, Bộ môn Dược học cổ truyền trường Đại học
Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập.
- Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo, các kỹ thuật
viên, các em sinh viên ở khoa Dược trường Đại học Y
Dược Huế, đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.

- Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Dược, đồng
ghiệp trường Cao đẳng Y tế Huế đã tạo điều kiện cho tôi
thực hiện luận văn.
- P G S.TS. Phan Văn Kiệm - Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, TS. Trần Văn ơn - Bộ môn Thực vật
Dược, TS. Phùng Thanh Hương - Bộ môn Hóa sinh Trường Đại học Dược Hà Nội đã cho những ý kiến đóng
góp quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
- Xin được cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoài, giảng viên
bộ môn Dược liệu khoa Dược trường Đại học Y Dược Huế
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
- Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn ở bên động viên về tinh thần và vật
chất để luận văn này được hoàn thành một cách tốt nhát.
H ù N ội, thảng 10 năm 2010

Hà Thị Xuân Thu

•ề L '


MỤC LỤC
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN Đ Ê ........................................................................................................... 1
Chưong 1. TỎNG QUAN......................................................................................2
1.1. Đại cuong về bệnh đái tháo đường (Đ TĐ )................................................ 2
1.1.1. Định nghĩa Đ T Đ ............................................................................................ 2
Ỉ A . 2. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và ở Việt N am .................................... 2
1.1.2.1. Trên thế g iớ i......................................................................................... 2
1.1.2.2. Ở Việt N a m .......................................................................................... 3

1.1.3. Phân loại Đ T Đ ................................................................................................3
1.1.3.1. ĐTĐtype 1........................................................................................... 3
1.1.3.2. ĐTĐ type 2 .......................................................................................... 4
1.1.3.3. Các thể ĐTĐ đặc biệt k h á c ................................................................ 4
1.1.4. Chẩn đoán ĐTĐ............................................................................................. 4
1.1.5. Biến chứng của bệnh Đ T Đ ........................................................................... 5
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính..............................................................................5
1.1.5.2. Biến chứng mạn tín h ........................................................................... 5
1.1.6. Điều trị ĐTĐ................................................................................................... 5
1.1.6.1. Nguyên tắc:.......................................................................................... 5
1.1.6.2. Phương pháp điều trị Đ TĐ ................................................................. 6
1.2. Chuối hột {Musa seminifera Lour. - Musaceae)..................................... 9
1.2.1. v ề thực vật...................................................................................................... 9
1.2.1.1. Vị trí phân loại chi Musa L................................................................. 9
1.2.1.2. Đặc điểm thực vật họ Chuối.............................................................. 9


1.2.1.3. Đặc điểm thực vật và sự phân bố của chi Musa L......................... 10
1.2.1.4. Đặc điếm thực vật loài Musa seminifera Lour............................... 10
1.2.1.5. Một số loài khác trong chi Musa L................................................... 11
1.2.2. v ề thành phần hóa h ọ c ................................................................................13
1.2.3. v ề tác dụng và công d ụ n g .......................................................................... 17
1.2.3.1. Tác dụng dược lý ................................................................................17
1.2.3.2. Công d ụ n g.......................................................................................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ...............20
2.1. Nguyên liệu, đối tưọng và phưong tiện nghiên cú n .................................... 20
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu.............................................................................. 20
2.1.2. Động vật thí nghiệm :................................................................................... 21
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ, máy m ó c...................................................................... 21
2.2. Phưong pháp nghiên cứ u ..........................................................................22

2.2.1. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết........................................................22
2.2.1.1. Điều chế dạng thuốc nghiên cú n ..................................................... 22
2.2.1.2. Phương pháp định lượng glucose huyết..........................................23
2.2.1.3. Nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm............................................ 23
2.2.1.4. Xử lý số liệ u .......................................................................................24
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóá h ọ c ................................................................ 24
2.2.2.1. Định tính các nhóm chức.................................................................. 24
2.2.2.2. Chiết xuất và phân lập thành phần chính....................................... 24
2.2.2.3. Xác định cấu trúc phân lập được......................................................25
2.2.2.4. Xác định các nguyên tố vô c ơ .......................................................... 25
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u ............................................................. 26
3.1. Kết quả nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết.................................. 26
3.1.1. Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết của chuột
bình thường..............................................................................................................26


3.1.2. Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết của chuột
tiêm S T Z .................................................................................................................. 28
3.2. Ket quả nghiên cứu về thành phần hóa học........................................... 30
3.2.1. Định tính các nhóm chất..............................................................................30
3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất.........................................................31
3.2.3. Nhận dạng các chất phân lập được.............................................................35
3.2.3.1. Nhận dạng M S I.................................................................................. 35
3.2.3.2. Nhận dạng S H 1 .................................................................................. 37
3.2.3.3. Nhận dạng S H 4.1...............................................................................39
3.2.3.4. Nhận dạng S H 5 .................................................................................. 43
3.2.4. Xác định các nguyên tố vô c ơ .................................................................... 46
Chưong 4. BÀN L U Ậ N ........................................................................................48
4.1. v ề tác dụng hạ đưòng huyết....................................................................... 48
4.2. v ề thành phần hóa học..................................................................................51

KẾT LUẬN VÀ ĐÈ N G H Ị................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


KÝ HIỆU VÀ CHŨ VIẾT TẮT
br

Rộng (broad)

l3C-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (Carbon-13 Nuclear
Magnetic Resonance Spectroscopy)

d

Doublet

dd

Doublet of doublet

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer

ĐTĐ

Đái tháo đường


1D-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

một chiều

2D-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

hai chiều

ESI-MS

Phổ khối lượng phun mù điện tử (Electron Spray Ionization
Mass Spectrometry)

'H-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic
Resonance Spectroscopy)

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Coherence

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherence


m

Multiplet

m/z

Tỷ lệ số khối/điện tích ion

q

Quartet

s

Singlet

SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STZ

Streptozocin

t


Triplet

ttc

Thể trọng chuột

v/v

Thể tích/thể tích

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần hóa học chi Musa L.

13

Bảng 3.1: Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết
của chuột bình thường

26

Bảng 3.2: Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết
của chuột tiêm STZ


28

Bảng 3.3: Kết quả định tính các nhóm chất trong thân rễ Chuối hột

30

Bảng 3.4: Các dữ liệu phổ NMR của hợp chất MS 1

35

Bảng 3.5: Các dữ liệu phổ NMR của hợp chất SH1

38

Bảng 3.6: Các dữ liệu phổ NMR của hợp chất SH4.1

41

Bảng 3.7: Các dữ liệu phổ NMR của họp chất SH5

44

Bảng 3.8: Hàm lượng các nguyên tố vô cơ trong thân rễ Chuối hột

46


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Đặc điểm thực vật của cây Chuối hột


12

Hình 2.1: Cây Chuối hột

20

Hình 2.2: Thân rễ Chuối hột

20

Hình 2.3: Sơ đồ điều chế dạng thuốc nghiên cứu

22

Hình 3.1: Mức thay đổi glucose huyết trên chuột bình thường

27

Hình 3.2: Mức giảm glucose huyết trên chuột bị gây ĐTĐ bằng STZ 29
Hình 3.3: Sơ đồ phân lập chất từ thân rễ Chuối hột

34

Hình 3.4: Các tương tác HMBC (->) và COSY (— ) chính của
hợp chất MSI

36



ĐẶT VẤN ĐÈ
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều dược liệu đã được
nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt việc nghiên cứu tìm kiếm các thuốc
mới từ dược liệu có tác dụng điều trị một số bệnh mãn tính và có chiều hướng
phổ biến trong xã hội như ung thư, đái tháo đường... đang là vấn đề thu hút sự
quan tâm không chỉ của các nhà dược học mà của nhiều nhà khoa học trên thế
giới. Cây Chuối hột {Musa semirtifera Lour. - Musaceae) được sử dụng trong
dân gian để điều trị nhiều bệnh như: quả sắc uống để trị tan sỏi đường tiết
niệu, vỏ chuối khô chữa đau bụng kinh hoặc sắc uống trị kiết lỵ, củ chuối giã
nát vắt lấy nước uống chữa sốt cao mê sảng, đặc biệt là nước tiết ra từ thân rễ
có tác dụng chữa đái đường [10], [35]. Đái tháo đường là bệnh mãn tính đang
có chiều hướng gia tăng và ngày càng phổ biến. Việc điều trị bệnh kéo dài
suốt đời và rất tốn kém. Người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm
như tim mạch, đột quỵ, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư... Các thuốc tân
dược trị đái tháo đường ít nhiều vẫn có tác dụng phụ và có khoảng 40% bệnh
nhân dùng thuốc không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết [14], [27].
Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm các thuốc mới từ dược liệu có tác dụng hạ
đường huyết hiệu quả hơn, an toàn hơn, giá thành rẻ hơn đang là vấn đề được
đặt ra cấp thiết.
Với mong muốn làm sáng tỏ kinh nghiệm dân gian về việc sử dụng
thân rễ Chuối hột điều trị đái tháo đường và nghiên cứu phát triển thuốc có tác
dụng chữa đái tháo đường từ nguồn dược liệu rất phong phú ở Việt Nam, đề
tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng hạ đưòng huyết của
thân rễ Chuối hột” được thực hiện với mục tiêu chính:
- Đánh giá tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết thân rễ Chuối hột.
- Nghiên cứu thành phần hóa học của phân đoạn có tác dụng.

1



Chu o ng 1. T Ỏ N G Q U A N

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ)
1.1.1. Định nghĩa ĐTĐ
Theo WHO (2002): “ĐTĐ là một bệnh mạn tính do thiếu sản xuất
Insulin của tụy hoặc do tác dụng Insulin không hiệu quả gây ra bởi nguyên
nhân mắc phải và /hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng
glucose máu gây tốn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu
và thần kinh” [6 ].
Theo ADA (Hội ĐTĐ Hoa Kỳ) 2008: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý
chuyến hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết Insulin,
khiếm khuyết hoạt động Insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính
trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là
mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [7].
1.1.2. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới
- ĐTĐ là một bệnh khá phổ biến trên thế giới, bệnh phát triển tăng dần
theo thời gian và theo tốc độ phát triển của xã hội.
- Theo một thông báo của IDF (Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế): Năm
1994: cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, năm 1995: 135 triệu
người, năm 2000: 151 triệu người, năm 2006: 246 triệu người và dự báo đến
năm 2025: thế giới sẽ có khoảng 300-330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, chiếm
tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu [2].
- Quốc gia được dự đoán có số người mắc bệnh ĐTĐ nhiều nhất vào
năm 2025 là Ấn Độ: 57 triệu (tỷ lệ tăng nhanh nhất 195%), Trung Quốc: 38
triệu và Hoa Kỳ: 22 triệu [7].

2



- Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ. Bệnh có liên quan
đến các yếu tố giống nòi, dân tộc và khu vực địa lý: Tỷ lệ ĐTĐ type 2 cao
nhất ở người châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương, tiếp theo là người Mỹ
gốc Mêhico, người Mỹ gốc Ấn, người Đông Nam Á, rồi người Mỹ gốc Phi.
Bệnh có tỷ lệ cao ở dân thành thị, người di cư tới thành thị và thấp hơn ở
nông thôn [2 ].
1.1.2.2. Ở Việt Nam
- Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê ở một sổ các bệnh viện lớn cho thấy
ĐTĐ là bệnh thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội
tiết [29],
- Theo số liệu của WHO, năm 2000 Việt Nam có khoảng 8 trăm ngàn
người mắc bệnh ĐTĐ và sẽ tăng lên 2,3 triệu người vào năm 2030 (tức là tăng
296%) [26].
- Điều tra toàn quốc năm 2002, tỷ lệ ĐTĐ là 2,7%. Trong đó ở thành
phố và khu công nghiệp là 4,4%, đồng bằng 2,7%, trung du 2,2% và miền núi
2,1%. Tỷ lệ ĐTĐ ở 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, Hồ Chí
Minh trên đối tượng 30-64 tuổi là 4,0% [2].
1.1.3. Phân loại ĐTĐ
Có nhiều cách phân loại bệnh ĐTĐ, trong đó cách phân loại dựa theo
nguyên nhân gây bệnh của WHO hiện đang được sử dụng rộng rãi [2]:
1.1.3.1. ĐTĐ type 1
ĐTĐ type 1 được cho là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào p của
đảo tụy. Do đó điều trị cần phải sử dụng Insulin ngoại lai để duy trì chuyển
hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong.
ĐTĐ type 1 được phân thành 2 nhóm:
-

ĐTĐ qua trung gian miên dịch: Trước đây còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc

Insulin, ĐTĐ type 1, ĐTĐ tuổi vị thành niên... Người ta thường gặp các bệnh



tự miễn khác kết hợp như bệnh Basedow, viêm tuyến giáp tự miễn dịch mạn
tính Hashimoto, bệnh Addison. Tỉ lệ tế bào p bị phá hủy ở nhóm này rất khác
nhau, có thể mức độ phá hủy rất nhanh và rất cao ở trẻ nhỏ nhưng lại rất chậm
ở người trưởng thành thể LADA (Latent Autoimmuno Diabetes in Adult).
- ĐTĐ type 1 không rõ nguyên nhân: Thê này thường gặp ở châu Phi và
châu Á.
1.1.3.2. ĐTĐ type 2
ĐTĐ type 2 là tình trạng kháng Insulin kết họp với suy giảm khả năng
bài tiết Insulin của tế bào p của đảo tụy.
- ĐTĐ type 2 thể béo: Chiếm tới 85% các trường họp ĐTĐ type 2. Đa
số những trường họfp này có kháng Insulin ở tế bào đích. Nguyên nhân thường
do khiếm khuyết ở hậu thụ thể Insulin.
- ĐTĐ type 2 thể không béo: Chiếm 15% còn lại. Thường đáp ứng tốt
với chế độ ăn và thuốc uống. Đa số ở những người bệnh này hoạt động của
Insulin có vấn đề ở mức hậu thụ thể.
1.1.3.3. Các thểĐ TĐ đăc biêt khác
- Khiếm khuyết chức năng tế bào Ị3 do gen.
- Giảm hoạt tính của Insulin do khiếm khuyết gen.
- Các thế ít gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch...
1.1.4. Chẩn đoán ĐTĐ
Hiện nay người ta chủ yếu dùng tiêu chuẩn của WHO và IDF năm 2006
để chẩn đoán ĐTĐ [6 ].
Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1 trong 2 tiêu chuẩn dưới đây và phải
có ít nhất 2 lần xét nghiệm ở 2 thời điểm khác nhau (cách nhau ít nhất 1 ngày):
- Nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói Go > 7 mmol/1 (126
mg/dl), (đói có nghĩa là không ăn trong vòng 8 giờ).

4



- Nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch hai giờ sau khi làm nghiệm
pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT) G2 > 11,1 mmol/1 (200
mg/dl).
(OGTT: uống 75 g glucose pha trong 250 ml nước, uống trong 5 phút).
1.1.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ
1.1.5.1. Biển chứng cấp tính [4]
- Hạ đường huyết.
- Hôn mê do nhiễm toan ceton.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
- Hôn mê do nhiễm toan acid lactic.
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng ngoài da, viêm âm đạo-âm hộ, viêm mô tế
bào, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai...
1.1.5.2. Biến chứng mạn tính [4], [29]
- Bệnh lý mắt ĐTĐ: Bệnh lý võng mạc ĐTĐ, đục thủy tinh thể,
glaucom (tăng nhãn áp).
- Bệnh thận ĐTĐ: Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến
chứng mạn tính hay gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ.
- Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ: Viêm đa dây thần kinh do ĐTĐ (bệnh lý
thần kinh xa gốc đối xứng), bệnh lý thần kinh tự động do ĐTĐ.
- Bệnh lý bàn chân ĐTĐ: Nhiễm trùng làm trầm trọng thêm vết loét,
đây là yếu tố nguy cơ cao cho cắt cụt chi dưới và thậm chí tử vong do nhiễm
trùng huyết.
1.1.6. Điều trị ĐTĐ
1.1.6.1. Nguyên tắc:
- Đẻ điều trị ĐTĐ có kết quả phải luôn kết hợp giữa bộ ba liệu pháp:
chế độ ăn uống, chế độ luyện tập và chế độ dùng thuốc [9].

5



- Đối với ĐTĐ type 2, dùng thuốc có thể đơn hoặc phổi hợp, trừ trường
họp đặc biệt phải tôn trọng nguyên tắc “bậc thang” (tăng dần về liều lượng và
thể loại phối họp) [ 1].
- Ngoài chỉ tiêu về glucose máu còn phải chú ý điều chỉnh các rối loạn
lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, chống các rối loạn đông máu, phát hiện
sớm các biến chứng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời [33].
1.1.6.2. Phương pháp điều trị ĐTĐ
♦> Giáo dục bệnh nhân: Nhằm cung cấp kiến thức cho bệnh nhân để họ
có thế tự phòng ngừa, theo dõi, kiểm soát đường huyết và các biến chúng [17].
♦♦♦ Chế độ ăn
Mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng, lối sống và bệnh ĐTĐ từ lâu đã
được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận. Dinh dưỡng không hợp lý
dẫn đến thừa cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa là một trong những cơ chế
quan trọng trong sinh bệnh học của rối loạn dung nạp glucose và bệnh ĐTĐ.
Chính vì vậy, chế độ ăn thích họp trong ĐTĐ là một biện pháp điều trị [3].
Không có một chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh ĐTĐ mà chế độ
ăn tùy thuộc vào tuổi tác, đặc điểm nghề nghiệp, sở thích cá nhân, đặc điểm
hấp thu thức ăn của cá nhân đó ... [9].
Tuy nhiên có một số nguyên tắc chung sau [1]:
- Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường, trong những trường
họp đặc biệt (lao động nặng nhọc, luyện tập thể thao ...) cần bổ sung một
lượng calo thích hợp.
- Tỷ lệ các thành phần của khẩu phần ăn cân đối (protid 15%, glucid
50%, lipid 35%), hạn chế các loại đường hấp thu nhanh và chất béo bão hòa.
- Đủ các vitamin và khoáng chất.
- Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp, không làm glucose máu tăng đột ngột,
giờ ăn phải đều nhau, tối thiểu phải có một bữa phụ giữa các bữa ăn chính và



chế độ ăn trước khi đi ngủ.
♦♦♦ Chế độ luyện tập [2]
- Phải coi luyện tập là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm
túc theo trình tự được hướng dẫn.
- Luyện tập phải phù họp lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân.
- Nên tập những môn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ hơn là những môn
cần sử dụng nhiều thể lực.
- Cần lưu ý ở người cao tuổi bị mắc ĐTĐ type 2 khi luyện tập vì người
cao tuổi thường có nhiều bệnh tiềm ẩn đi kèm. Do vậy phải thăm khám kĩ để
thiết lập chế độ luyện tập phù hợp. Thường những người cao tuổi có tăng
glucose máu nhẹ, chỉ cần điều chỉnh bằng chế độ ăn và luyện tập là đủ để đưa
nồng độ glucose máu trở về bình thường.
♦♦♦ Điều trị bằng thuốc
• Thuốc tân dược
Điều trị ĐTĐ type 1: Hầu như chỉ dùng Insulin trong điều trị ĐTĐ type 1.
Phân theo tác dụng, có các loại Insulin sau [4]:
- Insulin nhanh: Tác dụng sau khi tiêm 25-60 phút, tác dụng tối đa
trong 2-4 giờ, kéo dài 5-8 giờ.
- Insulin bán chậm (Insulin NPH: Neutral Protamine Hagedom): Tác
dụng sau khi tiêm 1 - 2 giờ, tác dụng tối đa trong 4 - 1 0 giờ, kéo dài 12-24 giờ.
- Insulin chậm (PZI: protamine zinc Insulin): Tác dụng sau 3 - 4 giờ,
tác dụng tối đa 14 - 20 giờ, kéo dài 12 - 24 giờ.
- Insulin hồn hợp.
Điều trị ĐTĐ type 2
* Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 dùng đường uống được chia làm 3
nhóm chính [4]:

7



+ Nhóm kích thích bài tiết Insulin như: sulfonylurea (Tolbutamid,
Gliclazid), meglitinid (Repaglinid)...
+ Nhóm làm tăng tác dụng của Insulin tại cơ quan đích: biguanid
(Metformin,

Buformin,

Phenformin),

thiazolidinedion

(Pioglitazon,

Rosiglitazon)...
+ Nhóm ức chế hấp thu glucose tại ruột: acarbose...
* Insulin: Insulin cũng dùng trong điều trị ĐTĐ type 2 khi đã thay đổi
chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị ĐTĐ tổng hợp mà không có
hiệu quả [4],
Các thuốc điều trị ĐTĐ hiện nay còn tiềm ẩn nhiều tác dụng không
mong muốn. Tất cả các thuốc điều trị ĐTĐ đều có nguy cơ làm hạ đường
huyết (giảm đường huyết quá mức bình thường), nếu không kịp thời điều
chỉnh mức đường huyết tăng trở lại thì hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến
mất ý thức và hôn mê. Dị ứng thuốc cũng thường gặp với các biểu hiện như:
nổi mẩn ngứa, sưng nề mắt và mặt. Khi đã dị ứng một thuốc nào thì ngừng
thuốc và không nên sử dụng lại thuốc đó nữa. Một số thuốc có thể gây rối
loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy bụng và tiêu chảy) như Metformin, Acarbose...
Các tác dụng không mong muốn này là một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây ra tình trạng kém tuân thủ trị liệu ở bệnh nhân ĐTĐ khi mà điều trị
ĐTĐ phải lâu dài. Ngoài những tác dụng phụ thường gặp trên, thuốc điều trị

ĐTĐ thuộc nhóm sulfonylurea còn gây một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn
trên gan thận. Một số thuốc gây giữ nước và có tác dụng xấu trên bệnh nhân
ĐTĐ có kèm bệnh tim mạch [25].
• Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu
Ỏ Việt Nam nói riêng và một số nước trên thế giới, đã từ lâu người dân
sử dụng dược liệu để làm thuốc điều trị ĐTĐ dựa trên kinh nghiệm dân gian
và y học cổ truyền. Đỗ Tất Lợi đã thống kê một số dược liệu chữa bệnh ĐTĐ


như: Hoài sơn (Dỉoscorea persimilỉs), Sinh địa (Rehmannia glutinosa),
Thương truật (Atractyloỉdes ỉanceà)... [22]. Ngoài ra, một số cây thuốc khác
dùng trong dân gian được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu như: Thổ phục linh
(Smiỉax glabra) [39], Dừa cạn (Catharanthus roseus) [34], Mướp đắng
(.Momordicar charantỉa) [32], Chuối hột {Musa balbisiana) [38], c ỏ ngọt
(Stevia rebaudỉana), Cúc kinh tiền (Calendula officinalis), Dâu tằm {Morus
alba) [21]... Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu do tính an toàn cao, giá thành
hạ phù hợp với việc điều trị lâu dài của bệnh ĐTĐ, do đó hiện nay xu hướng
tìm kiếm các thuốc chữa ĐTĐ có nguồn gốc từ dược liệu ngày càng được các
nhà khoa học quan tâm.
1.2. CHUỐI HỘT (Musa seminifera Lour. - Musaceae)
1.2.1.

về thưc vât




1.2.1.1. Vị trí phân loại chi Musa L. [8]
Chi Musa L. trong hệ thống phân loại thực vật thuộc Họ Chuối
Musaceae - Bộ Gừng Zingiberales - Phân lóp Hành Lỉlidae - Lớp Hành

Liỉiopsida - Ngành Ngọc lan Magnolỉophyta.
1.2.1.2. Đặc điểm thực vật họ Chuối [12]
Họ Chuối (Musaceae Juss.) thường ở dạng cây thảo lớn có rễ sống lâu
năm. Lá mọc xoắn ốc, gồm bẹ lớn ôm lấy nhau làm thành thân giả và phiến lá
rất lớn. Mạch thường thủng lỗ đơn nằm ngang hay thủng lỗ hình thang xiên,
xiên ít hoặc nhiều ở cuối. Cụm hoa là những bông hình thành ở ngọn của thân
khi sinh. Lá bắc rất lớn, mang trong bụng 1 - 3 hàng hoa. Những hoa ở phần
gốc của cụm hoa là hoa cái, những hoa ở phần giữa là hoa lưỡng tính và những
hoa ở phần trên là hoa đực. Bao hoa hai vòng 3, nhưng dính liền lại với nhau
làm thành hai hay một mảnh: mảnh ngoài có mép bao phủ lấy mảnh trong và
do 3 đài và 2 cánh làm thành, trong khi đó mảnh trong thường ngắn. Nhị 5, ít
khi 6 ; chỉ nhị mảnh rời, bao phấn hình dải. Màng hạt phấn không có khe, có vỏ
9


ngoài mỏng và vỏ trong dày. Bộ nhụy hợp lá noãn; bầu dưới, chứa nhiều noãn.
Nội nhũ nhân. Quả dạng quả mọng, nạc, dày, có nhiều hạt, ở các loại trồng thì
hạt thui đi rất sớm (không thụ tinh). Hạt có ngoại nhũ và nội nhũ bột.
1.2.1.3. Đặc điểm thực vật và sự phân bố của chi Musa L.
Các loài trong chi Musa L. được nhận biết dễ dàng với những đặc điểm
sau: thường có thân rễ to, từ đó mọc ra những lá rất to, dài tới 2 m, có các bẹ lá
úp vào nhau tạo thành một thân giả hình trụ cao tới 3 - 4m hay hơn, từ đó mọc
ra những lá rất to, dài tới 2m. Khi cây chuối còn non, phần nõn chuối chính là
nõn thân giả còn thân thật là phần nằm dưới đất hay gọi là củ chuối. Khi
chuối ra buồng mới thấy một cán hoa từ củ chuối mọc lên xuyên qua phần
thân giả lồi ra phía ngọn. Cụm hoa chuối là một bông gồm nhiều lá bắc màu
đỏ úp lên nhau tạo thành bắp chuối, hình nõn dài; ở kẽ mỗi lá bắc có khoảng
20 hoa xếp thành một nải chuối hai tầng; hoa ở giữa thường là hoa lưỡng tính,

ở phía ngọn là hoa đực, ở phía gốc lá hoa cái. Quả mọng, còn mang dấu vết

của vòi nhụy [ 10 ].
Họ Chuối (Musaceae Juss.) có 2 chi {Musa L. và Ensete Horan) với
khoảng hơn 70 loài. Chi Musa L. phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới [12]. Ở
Đông Nam Á, Chuối hột phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Lào và Campuchia
[35]. Ớ Việt Nam, các loài trong chi Musa L. phân bổ trong cả nước từ Bắc
tới Nam, thường mọc hoang hay được trồng làm cảnh hoặc để thu hái các bộ
phận của cây [ 10 ].
1.2.1.4. Đặc điểm thực vật loài Musa seminifera Lour. [10], [18], [35]
Tên khoa học: Musa seminifera Lour., ngoài ra còn có các tên gọi khác
như Musa balbỉsỉana Colla., M. brachycarps Barck., họ Chuối Musaceae.
Tên Việt Nam: Chuối hột, Chuối chát.
Cây có thân giả cao 2 - 4m, to, màu xanh. Lá dài 1 - l,5m, có cuống mập
hình máng, gân giữa to, lồi lên ở mặt dưới, gân phụ song song. Cụm hoa mọc
10


từ thân rễ trên 1 thân thật xuyên qua thân giả thành bông dài gồm nhiều lá bắc
màu đỏ tía, mỗi lá bắc mang nhiều hoa xếp đều đặn thành nải chuối khi quả
chín và lá bắc rụng đi, bao hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa và 5 nhị; bầu hạ. Quả
có cạnh, đầy hột; hột hình cầu, to 4 - 5mm.
1.2.1.5. M ột số loài khác trong chi Musa L.
Phạm Hoàng Hộ [18] và Võ Văn Chi [10], [11] đã mô tả một số loài
thuộc chi Musa L., bao gồm:
- Musa paradisiacal L. - Chuối
- Musa nana Lour. - Chuối-già lùn (Chuối dui)
- Musa cornỉcuỉata Lour. - Chuối bôi
- Musa chỉliocarpa Back. - Chuối trăm-nải
- Musa textỉlỉs Née. - Chuối sợi
- Musa balbỉsiana Colla. - Chuối hột
- Musa acuminate Colla. - Chuối hoang nhọn

- Musa coccinea Andr. - Chuối sen
- Musa rosacea Jacq. - Chuối kiểng, Chuối hường
- Musa ornate Roxb. - Chuối-kiểng đỏ
- Musa sanguined Hook. f. - Chuối kiểng đỏ
- Musa bakeri Hook. f.
- Musa basjoo Sieb.

11


Hình 1.1: Đặc điểm thực vật của cây Chuối hột (Musa balbỉsiana Colla.)
Chú thích:
a. Cây Chuối hột

b. Bẹ lá

c. Thân giả

e. Lá

f. Cụm hoa

g. Hoa cái và lá bắc h. Nhị hoa

i. Mặt cắt ngang quả

j. Mặt cắt dọc quả k. Buồng

12


d. Cuống lá

1. Hạt.


1.2.2.

về thành phần hóa học
Căn cứ các tài liệu đã công bố, thành phàn hóa

họcchủ yếu của

chi

Musa L. có flavonid, diterpenoid, phytosterol và một sốdẫn chất khác.Thành
phần hóa học của chi Musa L. được tóm tắt ở bảng 1.1.
Bảng 1.1 : Thành phần hóa học chi Musa L.
Nhóm chất

Flavonoid

Tên chất

Có trong loài

Myricetin-3 -O-rutinoside

M.
M.
M.

M.

Myricetin glycoside

M. baỉbisìana

balbisiana
acuminata
ỉtỉnerans
laterỉta

Kaempferol-3-O-rutinoside
Quercetin-3 -O-rutinoside

TL
TK

[62]
M. acuminata

Naringenin glycoside I
Naringenin glycoside I

M. acuminata
M. laterỉta

Genistein glycoside II

M. acuminata


Delphinidin-3-rutinoside

M.
M.
M.
M.

acuminata
baỉbỉsiana
velutina
later ita

Cyanidin-3 -rutinoside

M.
M.
M.
M.
M.

acuminata
coccinea
balbisỉana
velutỉna
laterỉta

Petunidin-3 -rutinoside

M. acuminata


Pelargonidin-3-iutinoside

M. coccinea

Malvidin-3 -rutinoside

M. acuminata
13

[56]


Peonidin-3-rutinoside
Epiafzelechin

M. balbisiana

[60]

Propelargonidin

M. balbisiana

[23]

M. balbisiana

[40]

M. balbisiana


[23]

Musa balbisiane A
Diterpenoid Musa balbisiane B
Musa balbisiane c
Sitosterol
Stigmasterol
Phytosterol

Stigmast-5,22-dien-3b-ol
M. balbisiana

Ị3-sitosterol-3-0-ị3-Dglucopyranosid

[37]

Cyclomusalenon
2-(4'-Hydroxyphenyl)-1,8 naphthalic anhydrid
2-Hy droxy-4-(4 ’methoxyphenyl)phenalen - 1-one *
(+)-cis-2,3 -Dihydro-2,3 dihydroxy-4-(4’Phytoalexin
hydroxyphenyl)phenalen - 1-one

M. balbisiana
M. acuminata

[53]

(+)-cis-2,3-Dihydro-2,3dihydroxy-4-(4’methoxyphenyl)phenalen - 1-one
(-)-trans-2,3-Dihydro-2,3dihydroxy-9-phenylphenalen-1 -one


Các
nhóm
khác

Dopamine

M. acuminata
M. itinerans
M. laterita

N-acetylserotonin

M. acuminata
M. laterita

Cafeoylquinic

M. balbisiana

14

[62]


Dưới đây là cấu trúc một số hợp chất đã được phân lập từ loài Musa
seminifera (tên đồng nghĩa: Musa baỉbisiana) [23], [37], [40], [56], [60], [62].

HO


T
ỎH

h 3c

0.

T

f

°

H.C

/O

HO
OH

R-l
Myricetin-3-O-rutinoside
Rị = R2= R 3 = OH

Delphinidin-3-rutinoside

R-2

R-3


OH OH OH

Cyanidin-3-rutinoside

OH OH H

OH

Epiafzelechin

OH

R ,0

Ri

r2

r3

R4

M. balbisiane A

H

c o 2h

CHO


CHO

M. balbisiane B

H

CHO

c o 2h

c h 2o h

M. balbisiane c

Ang

c h 2o h

c h 2o h

C 0 2H

15

c h 2o h


27

26


Sitosterol

26

CHs

Cyclomusalenon

16


1.2.3. v ề tác dụng và công dụng
1.2.3.1. Tác dụng dược lỷ
♦> Tác dụng trên đưò'ng tiêu hóa
Vào năm 2008, Kalita D. và Bora L. [55] đã phối hợp Trỉchosanthes
cordata Roxb. (Cucurbitaceae) và Musa balbisỉana Colla. (Musaceae) để trị
viêm dạ dày trên các bệnh nhân cho thấy hiệu quả điều trị tốt.
Setyo S.R. và cs (2007) [63] đã tiến hành thí nghiệm so sánh khả năng
cải thiện tình trạng loét dạ dày của dịch chiết quả Chuối hột với thuốc kháng
acid trên chuột bị gây viêm dạ dày bằng Aspirin. Chuột cho nhịn đói trước 48
giờ và gây viêm dạ dày với Aspirin liều 120 mg/200 g ttc. Kết quả cho thấy lô
chuột dùng dịch chiết Musa balbỉsiana với liều 3 ml/200 g ttc (tương đương
378 mg bột dược liệu) cải thiện vết loét tốt hơn so với lô dùng thuốc kháng
acid liều 10,8 mg /200 g ttc.
Nghiên cứu Widyasari D.F. (2009) [68 ] đã cho thấy cả dịch chiết etanol
và dịch chiết ether của hạt Musa baỉbisỉana có tác dụng giảm tiết acid dạ dày
chuột trong đó dịch chiết etanol cho kết quả tốt hơn. Sholikhah E.N. và cs
(2006) [67] đã chứng minh dịch chiết etanol của hạt Musa baỉbỉsiana làm giảm
tiết acid dạ dày chuột bằng cách ức chế histamine và gastrin trong các tế bào.

♦> Tác dụng trên đường huyết
Một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã chứng minh
một số loài thuộc chi Musa L. có tác dụng hạ đường huyết. Điển hình là các
nghiên cứu của Gomathy R. [51], Pari L. [59] hay Ojewole J.A. [57] cho thấy
dịch chiết thân, hoa, quả của Musa paradỉsiaca (tên đồng nghĩa Musa
sapientum) đều có tác dụng hạ đường huyết.
Đỗ Quốc Việt (2006) [37], [38] đã phân lập được Cyclomusalenon từ
quả Chuối hột và chứng minh Cyclomusalenon là hoạt chất chính có tác dụng
hạ đường huyết. Tác giả đã tiến hành thử tác dụng hạ đường huyết của cao
TRƯỜNG ă n DƯỢC H â NỌĨ

17

THƠ \ỈIẼM
Ngày
SỐDKCB

tháng 0 .....'n ă m 2 0 .
........ .


×