Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu dược liệu mức hoa trắng thu hái ở chí linh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.48 MB, 155 trang )

BỘ G IÁ O D Ụ C VÀ Đ À O T Ạ O

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BỘ Y T Ế

Dược HÀ NỘI

PHÍ TÙNG LÂM

NGHIÊN CỨU

Dược LIỆU

MỨC HOA TRANG

THU HẢI Ở CHỈ LINH - HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC s ĩ DƯỢC HỌC

Chuyên ngành : Dược liệu - Dược cổ truyền
Mã s ố : 60.73.10

OVV2S

.UịLidíb

Người hướng dẫn khoa học :
GS.TS. PHẠM THANH KỲ

HÀ NỘI - 2005




L Ờ I CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị trong các bộ môn của trường. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Gs.Ts. Phạm
Thanh Kỳ đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới:
Pgs.Ts. Chu Đình Kính - Viện hoá học - TTKHTN và CNQG.
Pgs.Ts. Cao Văn Thu - Bộ môn Vi sinh -Sinh học Trường Đại học Dược Hà
Nội.
Ts. Phùng Hoà Bình - Phòng đào tạo sau đại học.
Đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ kỹ
thuật viên bộ môn Dược liệu, bộ môn Dược học cổ truyền, ,Viện hoá học, Ban
Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2005.
DS. Phí Tùng Lâm.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1


PHẦN 1. TỔNG QUAN

3

1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố.

3

1.1.1. Vị trí phân loại chi Holarrhena.

3

1.1.2. Đặc điểm chung các cây họ Trúc đào.

3

1.1.3. Số lượng và phân bố của chi Holarrhena.

4

1.1.4. Đặc điểm thực vật loài H. antidysenterica.

5

1.2. Những nghiên cứu về thành phần hoá học.

6

1.3. Tác dụng dược lý và công dụng.


7

PHẦN 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG

11

PHÁP NGHIÊN c ú u .
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu.

11

2.2. Phương tiện nghiên cứu.

11

2.2.1. Máy - thiết bị dùng trong nghiên cứu.

11

2.2.2. Hoá chất.

11

2.2.3. Chủng vi khuẩn kiểm định.

12

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

12


2.3.1. Nghiên cứu về thực vật.

12

2.3.2. Nghiên cứu hoá học.

12

2.3.3. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn.

12

PHẦN 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.

14

3.1. Nghiên cứu về thực vật.

14


3.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật và kiểm định tên khoa học.

14

3.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá.

16


3.1.3. Đặc điểm vi phẫu bột lá.

16

3.1.4. Đặc điểm vi phẫu vỏ thân.

16

3.1.5. Đặc điểm vi phẫu bột vỏ thân.

17

3.2. Nghiên cứu về thành phần hoá học của lá và vỏ thân.

21

3.2.1. Định tính bằng phản ứng hoá học trong lá và vỏ thân.

21

3.2.2. Định tính flavonoid và alcaloid trong lá và vỏ thân

29

bằng SKLM.
3.2.3. Chiết xuất flavonoid và alcaloid toàn phần trong dược ỉiệu.

32

3.2.4. Phân lập flavonoid và alcaloid bằng sắc ký cột


34

3.2.4.1. Phân lập flavonoid.

34

3.2A.2. Phân lập alcaloid.

36

3.2.5. Nhận dạng các chất VMị, M2, KLV, và KLV2.

41

3.2.5.1. Nhận dạng chất VM).

41

3.2.5.2. Nhận dạng chất M2.

43

3.2.5.3. Nhận dạng chất KLVị.

46

3.2.5.4. Nhận dạng chất KLV2.

50


3.3. Thử tác dụng kháng khuẩn:

54

3.3.1 Thử tác dụng kháng khuẩn của alcaloid toàn phần.

54

3.3.2 Thử tác dụng kháng khuẩn của Conessin.

57

PHẦN 4. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ.

59

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.


trắng.
Hình 3.7: Sơ đồ chiết suất flavonoid toàn phần trong lá Mức

33

hoa trắng.

Hình 3.8: Sơ đồ chiết suất alcaloid toàn phần trong vỏ thân

34

Mức hoa trắng.
Hình 3.9: Ảnh sắc ký đổ flavonoid toàn phần lá cây Mức hoa

39

trắng trong hệ dung môi III.
Hình 3.10: Ảnh sắc ký đổ của VMị trong 3 hệ dung môi khác

39

nhau.
Hình 3.11: Ảnh sắc ký đồ của M 2 trong 3 hệ dung môi.

39

Hình 3.12: Ảnh sắc ký đồ so sánh M 2 với Quercetin chuẩn.

39

Hình 3.13: Ảnh sắc ký đồ của KLVj trong 3 hệ dung môi

40

Hình 3.14: Ảnh sắc ký đồ của alcaloid toàn phần trong hệ

40


dung môi III.
Hình 3.15 :Ảnh sắc ký đồ của KLV 2 trong 3 hệ dung môi.

40

Hình 3.16. Hình cấu trúc của phân tử VMj.

42

Hình 3.17. Hình cấu trúc của phân tử M2.

45

Hình 3.18. Hình cấu trúc của phân tử KLV,.

49

Hình 3.19. Hình cấu trúc của phân tử KLV2.

53


C Á C C H Ữ V IẾ T T Ắ T V À K Ý H IỆ U
I3c - n m r

Carbon (13) Nuclear magnetic resonance

Cs


Cộng sự

DEPT

Distortionaless enhancement by polarization transfer

Dd

Dung dịch

'H-NMR

Proton nuclear magnetic resonance

HMBC

Heteronuclear multiple bom correlation

HMQC

Heteronuclear multiple quantum correlation

H.

Holarrhena

IR

Infrared


LD 50

Lethal dose 50%

MC

Mẫu chứng

MS

Mass spectrometry

M/z

Số khối

Nxb

Nhà xuất bản

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

SK

Sắc ký

SKĐ


Sắc ký đồ

TT

Thuốc thử

uv

Ultraviolet



Vừa đủ

VK

Vi khuẩn

vsv

Vi sinh vật


L Ờ I CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị trong các bộ môn của trường. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Gs.Ts. Phạm
Thanh Kỳ đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới:

Pgs.Ts. Chu Đình Kính - Viện hoá học - TTKHTN và CNQG.
Pgs.Ts. Cao Văn Thu - Bộ môn Vi sinh -Sinh học Trường Đại học Dược Hà
Nội.
Ts. Phùng Hoà Bình - Phòng đào tạo sau đại học.
Đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ kỹ
thuật viên bộ môn Dược liệu, bộ môn Dược học cổ truyền, ,Viện hoá học, Ban
Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2005.
DS. Phí Tùng Lâm.


ĐẶT VÂN ĐỂ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nguồn tài
nguyên thực vật vô cùng phong phú. Theo một số tài liệu nghiên cứu cho
thấy: nước ta có khoảng 12. 000 loài cây thuộc hơn 2500 chi và 300 họ. Trải
qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của loài người, ngoài việc sử dụng
vô vàn cây cỏ cho các nhu cầu khác nhau của cuộc sống, nhân dân Việt Nam
cũng như nhân dân nhiều nước khác trên thế giới đã tích luỹ, lưu truyền được
rất nhiều kinh nghiệm, tri thức quý báu về phòng và chữa bệnh bằng cây cỏ.
Tuy nhiên cho tới nay việc sử dụng phần lớn còn dựa vào kinh nghiệm dân
gian, mà chưa được nghiên cứu kỹ để có cơ sở khoa học trong việc sử dụng
chúng.
Trcn thế giới nói chung và Việt Nam nói ricng, xu hướng sử dụng thuốc
có nguồn gốc thảo mộc ngày càng tăng. Người ta đã thống kê rằng: ở các
nước có nền công nghiệp phát triển thì 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn
đều có chứa các hoạt chất từ thảo mộc. Hơn nữa, Việt Nam cũng như một số

nước Á Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. . .) có truyền thống
phòng và chữa bệnh theo Y học cổ truyền nên đòi hỏi cung cấp một số lượng
rất lớn dược liệu.
Cây Mức hoa trắng mọc hoang ven triền núi ở nhiều nơi trong nước la và
một số nước Nam Á. Từ lâu đã được nhân dân dùng hạt và vỏ thân chữa lỵ
amip. Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu này, chúng tôi thực
hiện đề tài: "Nghiên cứu dược liệu Mức hoa trắng thu hái ở Chí Linh - Hải
Dưong" với nội dung sau:
1 .Về

thực vật:
+ Mô tả hình thái thực vật và kiểm định tên khoa học.
+ Xác định đặc điểm vi phẫu lá, vi phẫu vỏ thân cây.


+ Xác định đặc điểm bột lá, bột vỏ thân cây.
2 .Về

thành phần hoá học:
+ Định tính các nhóm chất chính trong lá và vỏ ihân.
+ Chiết xuất và phân lập chất chính trong dược liệu.
+ Nhận dạng các chất phân lập được.

3. Về tác dụng sinh học:
+ Thử tác dụng kháng khuẩn.


P H Ầ N 1: T Ổ N G Q U A N
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN B ố
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Holarrhena [11],[19], [20]

Theo hệ thống phân loại Takhtajan 1987: Chi Holarrhena thuộc họ Trúc đào
(Apocynaceae), bộ Long đởm (Gentianales), liên bộ Long đởm (Gentiananae),
phân lớp Hoa môi (Lamiidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta), giới thực vật (Plantae).
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magroliopsida)
Phân lớp Hoa môi (Lamiidae)
Liên bộ Long đởm (Gentiananae)
Bộ Long đởm (Gentianales)
Họ Trúc đào (Apocynaceae)
Chi Holarrhena
1.1.2. Đặc điểm chung của các cây họ Trúc đào (Apocynaceae)[4], [7],
[10], [13], [14],[24], [29]
Họ Trúc đào có đặc điểm sau:
+ Cây gỗ, cây bụi hay dây leo thân gỗ, toàn thân có nhựa mủ, thường có hai
vòng libe (có một vòng libe quanh tuỷ).
+ Lá đơn, nguyên, thường mọc đối hoặc mọc vòng, ít khi mọc sole, không có
lá kèm.


+ Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành cụm hoa chùm hay xim ở nách lá hay tận
cùng. Hoa đều, lưỡng tính, thường mẫu 5: Đài (4-)5 dính liền; Tràng 5, dính
liền thành ống, thường có phần phụ ở bên trong (lông, vẩy), tiền khai hoa vặn,
Nhị (4) 5, dính vào ống tràng, chỉ nhị có lông, bao phấn hẹp, hạt phấn rời. Bộ
nhụy gồm

2

lá noãn, bầu rời, dính nhau ở vòi và núm nhụy, bầu trên.


+ Công thức hoa: * ? cT K(5NC(5)A5 ọ _ (2)
+ Quả đại (1-2 đại), quả nang, đôi khi quả hạch hay quả mọng.
+ Hạt thường có cánh hay một chùm lông mịn ở một hoặc hai đầu để dễ phát
lán.
Họ Trúc đào có khoảng 200 chi với 2000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới, một số ở vùng ôn đới, Việt Nam có khoảng 52 chi, 170 loài,
phần lớn mọc hoang, một số được trồng làm cảnh.
1.1.3. Sô lượng loài và phân bô của chi Holarrhena.
Holarrhena là một chi nhỏ, có 4 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu
Á. Ở Việt Nám, có 3 loài: [29], [31].
- H. antidysenterica Wall. (H. pubescens Wall. ; H. malaccensis W ight.).
- H. curtisii King et Gamble (H. crassifolia Pierre in spire).
- H. similis Craib.
Trong đó, H. curtisii và H. similỉs là những loài chưa được nghiên cứu.
Mức hoa trắng phân bố rải rác ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Malayxia, Nam
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và vùng nhiệt đới châu Phi.
ở Việt Nam, Mức hoa trắng mọc hoang phổ biến ở các tỉnh miền núi và trung
du như Bắc Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Gia Lai, Kon


Turn, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, . . . nhưng tập trung nhiều nhất ở Đắc
Lắc và Nghệ An [2]. [9], [18], [24], [29].
1.1.4. Đặc điểm thực vật loài H. antidysenterica. Wall [2], [4], [12], [17],
[24], [29]
+ Mức hoa trắng còn có lên khác là Mức lông, Thừng Mực lá to, Sừng trâu,
Hồ liên lá to, Mộc hoa trắng, Mộc vài (Tày), Xi chào (K ’ Ho).
Cây nhỡ hay cây to, cao 10-15 m, đường kính thân có thể đến 40 cm. Cành
non hơi dẹt, nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ, trên mặt lá có nhiều bì khổng
trắng, rõ, cành già tròn nhẵn, màu nâu nhạt, có nốt sần nhỏ màu trắng và

những sẹo lá còn sót lại thường nổi lên.
Lá mọc đối, có cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, không cólá kèm,
nguyên, hình bầu dục đầu tù hay nhọn, đáy lá tròn hoặc nhọn, dài 12-15 cm,
rộng 4-8 cm, mặt lá bóng, màu xanh lục nhạt, mặt dưới có lông nhỏ rất mịn và
gân nổi rõ.
Hoa màu trắng, rất thơm, mọc thành xim hình ngù ở kẽ lá hay đầu cành, dài
5-10 cm; đài 5 răng rất hẹp, có lông ở lưng; tràng 5 cánh tròn đầu, ống tràng
dài 1 cm, hơi thắt ở họng, nhị 5 đính gần phía gốc ống tràng, chỉ nhị có lông,
bao phấn hẹp, vòi nhuỵ hơi dày.
Quả đại, mọc từng đôi thành cung trông như sừng trâu. Mỗi đại màu nâu có
vân dọc, dài 15-30 cm, rộng 5-7 mm.
Hạt nhiều, dài 1-2 cm, rộng 0, 2- 0, 25 cm, màu nâu nhạt, đầu hơihẹp, lõm
một mặt, chùm lông của hạt màu hơi hung hung, dài 2- 4, 5 cm.
Lá mầm gấp nhiều lần, toàn cây có nhựa mủ trắng.
Mùa hoa nở: tháng 3-7, Mùa quả: tháng 6-12.


1.2. NHỮNG NGHIÊN c ứ u VỂ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC. [2], [24],
[29]
Vỏ Mức hoa trắng chứa alcaloid 0,4%, Gôm 9,56% , nhựa 0,2% , tanin
1,14%.
Hạt mức hoar trắng chứa alcaloid 0, 025%, dầu 36 - 40%, chất nhựa, tanin.
Lá mức hoa trắng có chất màu tương tự indigo.
Lá, vỏ quả, hạt, vỏ thân Mức hoa trắng đều chứa alcaloid. v ỏ chứa 2,823,217% alcaloid toàn phần, ]á chứa 0, 60% alcaloid toàn phần. [30]
1.2.1. Alcalổid.
Từ vỏ và hạt, người ta đã chiết xuất được các alcaloid chủ yếu sau: [2], [24],
[29]
- Conessin C24H40N2
- Norconessin C23H38N2
- Conessimin C23H38N2

- Isoconessimin C23H 38N 2
- Conessinidin
- Conkurchin
- Holarhenin C 24H 38ON 2 V.

V. . . .

Trong đó, alcaloid chủ yếu là Conessin. Bromhydrat conessin (C^H^NjHBr)
đã được đưa .vào Dược điển nhiều nước.
Chất conessin có tinh thể hình lăng trụ (Kết tinh trong aceton) điểm chảy
125°, Ịa]D=-l,9°(CH Cl3) hoặc +21°6 (CjHgOH). Muối chlohydrat, bromhydrat
và oxalat của conessin có tinh thể. [2]. [29].
1.2.2. Chất nhựa[2], [29].


Chất nhựa mủ trong cây (chứa nước và chất tan trong nước) 57,91%, cao su
1,5 - 9,7%, chất tủa keo có cao su 15-22, 8 %, nhựa 74,1- 82, 8 %, chấtkhông
tan 0,9 - 5,9 %.
Hai chất alcol nhựa (resinol) được tách từ nhựa mủ là:
+Lettoresinol A (C2gH50O5): độ chảy 227-28°C.
+Lettoresinol B (C28H560 2): độ chảy 136-37°c.
Ngoài ra, mức hoa trắng còn chứa triterpen alcol, lupeol và (3 -sitosterol.
1.2.3. Gôm[2], [24], [29]
Chất gôm màu nâu, vị đắng, có tỷ trọng 1,092; chỉ số acid 65,28; chỉ số ester
106; chỉ số xà phòng 171,42 và chỉ số acetyl 150,52.
1.2.4. Glycosid. [2], [29].
Gần đây, nhóm tác giả ở Pháp đã phân lập được từ vỏ 3 glycosid:
Normitiphyllin, holarosin A và B.
1.2.5. Các chất YÔ cơ.
Tro từ gỗ mức hoa trắng giàu chất Kali gồm 17, 5% chất tan có: K 2C 0 3

(10,82%), KC1 (4,2%), K 2S 0 4 (2,48%) và chất tro không tan 80,24%. [2],
[24], [29].
1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG.
1.3.1. Tác dụng dược lý
+ Alcaloid toàn phần:[2], [24], [29].
Alcaloiđ toàn phần của mức hoa trắng đã được Viện dược liệu chiết xuất và
chứng minh có tác dụng sau:
- Thí nghiệm trên ống nghiệm, thuốc có tác dụng diệt Entamoeba moskowskii.


- Thí nghiêm trên mèo, thuốc gây hạ huyết áp và ức chế tim, tác dụng này yếu
so với cmetin.
- Liều lượng lớn của thuốc tren súc vật thí nghiệm gây co giật trước khi chết.
- Cao cồn chiết từ quả mức hoa trắng có tác dụng chống ung thư và ức chế tế
bào Carcinom epidermoid từ họng hầu trên môi trường nuôi cấy.
- Cao chiết từ quả có tác dụng hạ đường huyết trên chuột cống trắng.
- Cao chiết bằng chloroform và methanol từ hạt có tác dụng kháng khuẩn đối
với

Bacillus

subtilis,

Escherichia

coli,

Pseudomonas

aeruginosa




Staphylococcus aureus.
+ Conessin:
Chất conessin rất ít độc. Với liều cao, tác dụng gần giống morphin, nó gây
liệt trung tâm hô hấp, giai đoạn đầu là kích thích, tiếp theo làm giảm hô hấp,
dùng với liềụ ngộ độc làm ngừng thở trước khi tim ngừng đập.
Nếu tiêm dưới da chuột lang, conessin gây tê tại chỗ (mạnh gấp 2 lần so
với cocain) nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư nên tác dụng này không
được sử dụng trên lâm sàng. Đối với ếch, tiêm dưới da, thuốc có tác dụng gây
mc.
Đối với hệ tim mạch, conessin dùng liều lớn có tác dụng giống quinin,
phong bế dẫn truyền nhĩ- thất, gây hạ huyết áp và giảm nhịp tim.
Conessin dùng đường uống có tác dụng ức chế hoạt động các men ptyalin,
pepsin và trypsin.
Conessin kích thích sự co bóp ruột và tử cung.
Ngoài ra, conessin còn có tác dụng diệt côn trùng bằng cách làm bất dục và
gây biếng ăn, conessin có tác dụng trừ giun đối với chuột bạch.


Conessin có tác dụng diệt amip, thí nghiêm ngoài cơ thể nồng độ có hiệu
quả đối với Entamoeba histolytica của conesssin là: 1:71000 - 1:45000, còn
của emetin là: 1: 200000 - 1: 300000, Trên lâm sàng, người ta dùng conessin
chlohydrat hay bromhydrat chữa lỵ amíp. Nó tác dụng cả đối với kén và amip,
còn emetin chỉ tác dụng đối với amip. Hiện tượng không chịu thuốc rất ít hoặc
không đáng kể. Kết quả cho thấy tác dụng diệt amíp của conessin kém hơn
emetin, conessin có tác dụng diệt cả Trichomonas vaginalis và Trichomonas
intestinalis. [2],[24], [29].
+ Kurchicin:

Chất kurchicin thí nghiệm trên động vật cũng có tác dụng ức chế tim,
đặc biệt là phong bế sự dẫn truyền bó Hiss, làm hạ huyết áp. Nó còn có tác
dụng kích thỉch cơ trơn, gây tăng co bóp đối với ruột và tử cung cô lập. [29].
1.3.2. Độc tính
Độc tính cấp của alcaloid toàn phần trên chuột nhắt trắng, bằng đường
uống, theo phương pháp Litchfield-Wilcoxon có LD50=625 mg/kg (588-700
mg/kg) và bằng đường tiêm phúc mạc có LD50=130 mg/kg. [2], [24], [29].
1.3.3. Công dụng
Vỏ thân và hạt được dùng làm thuốc chữa lỵ amip và tiêu chảy. Thường
dùng dưới dạng bột, cồn thuốc hoặc cao lỏng:[2], [8 ], [24],[28], [29].
Bột vỏ uống 10 g/ngày.
Bội hạt uống 3-6 g/ ngày.
Cao lỏng (1:1) uống 1-3 g/ ngày.
Cồn hạt (1: 5) uống 2-6 g/ ngày.


vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan và làm nguyên liệu chiết xuất
alcaloid. Ngoài ra, vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập
ngâm rượu cùng với vỏ rễ cây hoa Hoè bôi ngoài.
Dầu béo chiết từ hạt mức hoa trắng có tác dụng chữa giun sán.
Nhân dân Ân Độ dùng nước săc vỏ cây tươi hay giã vỏ tươi vắt lấy nước
uống. Cây cũng là một nguyên liệu quý để chiết lấy bán thành phẩm tổng hợp
các nội tiết tố như cortison.[25]
ớ Thái Lan, lá mức hoa trắng là thuốc trị ký sinh trùng đường ruột, hạt
chữa sốt kèm theo tiêu chảy, vỏ thân có tác dụng hạ sốt, chữa lỵ. [29],
Chế phẩm:
Viên Holanin 50 mg do Viện Dược liệu sản xuất là hỗn hợp nhiều
alcaloid chiết từ vỏ cây mức hoa trắng dùng chữa lỵ.[31].
Conessin bromhydrat viên 0. 1 g chữa lỵ.
Để chữa lỵ amip, dùng vỏ mức hoa trắng riêng hoặc phối hợp với rễ

Hoàng đằng, mỗi vị 10 g, sắc nước uống. [2], [10], [16], [24], [29],
Ngoài ra còn có viên Mộc hoa trắng lOOmg alcaloid toàn phần do công
ty cổ phần dược và thiết bị ytế Hải Dương sản xuất.


P H Ầ N 2: N G U Y Ê N L IỆ U , P H Ư Ơ N G T IỆ N V À P H Ư Ơ N G
P H Á P N G H IÊ N C Ứ U
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN c ứ u .
Mẫu nghiên cứu được thu hái tại xã Hoàng Hoa Thám, thị trấn Bến
Tắm, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương vào tháng 9, 10 năm 2004. Mãu làm thí
nghiệm lấy riêng lá và vỏ thân phơi khô rồi tán nhỏ tạo nguyên liệu nghiên
cứu, mẫu tiêu bản có hoa để kiểm định tên khoa học.

2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN c ú u .
2.2.1. Các máy và thiết bị dùng trong nghiên cứu.
- Đặc điểm vi học của dược liệu được chụp ảnh trực tiếp trên kính hiển vi
MBI - 15(Nga) tại bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Phổ lử ngoại đo trên máy UV-VIS Spectrophotometer carry (Australia) tại
phòng thí nghiệm Trung tâm, trường Đại học Dược Hà Nội.
- Phổ hồng ngoại đo trên máy FT - IR - IMPACT - 410 tại Viện hoá học TTKHTN và CNQG.
- Phổ khối đo trên máy 5989 - MS tại phòng cấu trúc - Viện hoá học TTKHTN và^CNQG.
- Phổ NMR đo trên máy NMR - Bruker - 500 MHZ tại phòng cấu trúc
Viện hoá học - TTKHTN và CNQG.
- Xác định độ ẩm trên máy Sartorius (Germany) tại bộ môn Dược liệu,
trường Đại học Dược Hà Nội.
2.2.2. Hoá chất.
-

Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích



2.2.3. Chủng vi khuẩn kiểm định.
- Do bộ môn Vi sinh- ký sinh trường đại học Dược cung cấp.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚXJ.
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật.
Mô tả đặc điểm hình thái thực vật, phân tích hoa, đối chiếu với các tài liệu:
[2], [9], [10], [13], [14], [18], [23], [24], [29], đối chiếu với các mẫu lưu tại
Bách thảo thực vật khoa sinh học trường đại học khoa học tự nhiên và nhờ
Giáo sư Vũ Văn Chuyên kiểm định tên khoa học.
* Vi phẫu:
Lá và vỏ thân Mức hoa trắng được cắt ngang, tẩy, nhuộm kép theo phương
pháp ghi trong các tài liệu:
-

Thực tập dược liệu ( phần vi học ) [1].

-

Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật [21 ].

-

Kỹ thuật kính hiển vi dùng trong nghiên cứu thực vật và dược liệu [22].
Bột lá và vỏ thân đã tán nhỏ, làm tiêu bản soi dưới kính hiển vi và xác

định các đặc điểm bột dược liệu. [26],
2.3.2. Nghiên cứu về hoá học.
* Định tính các thành phần hoá học chính trong dược liệu theo các tài liệu:
- Bài giảng dược liệu tập I, II [2].

- Thực tập dược liệu phần hoá học [3].
- Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc [15].
^ Định tính flavonoid và alcaloid trong dược liệu bằng sắc ký lớp mỏng, dùng
bản mỏng SiỊicagel GF 254 (Merck) đã tráng sẵn.


Phân lập bằng sắc ký cột, dùng gel lọc là Sephadex LH 20 đối với flavonoid
trong lá.
* Phân lập bằng sắc ký cột, đối với alcaloid trongvỏ thân Mức hoa trắng chất
hấp phụ là Silicagel có kích thước hạt 40 - 60 ịim (Merck).
% Nhận dạng các chất phân lập được dựa vào số liệu các phổ: phổ hổng ngoại
(IR), phổ tử ngoại (UV), phổ khối (MS) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân
(NMR).
2.3.3 Nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn:
* Thử tác dụng kháng khuẩn.
- Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của alcaloid toàn phần và Conessin bằng
phương pháp khuếch tán trên thạch có so sánh với kháng sinh chuẩn[5].
- Kết quả thử tác dụng kháng khuẩn được xử lý số liệu theo phương pháp
thống kê y sinh học [27].


P H Ầ N 3. T H ự C N G H IỆ M V À K Ế T q u ả .
3.1. Nghiên cứu về thực vật.
3.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật và kiểm định tên khoa học.
Quan sát trên thực tế tại nơi thu hái:
Cây nhỡ, cao 5-6 m, cành non hơi dẹt, cành già tròn nhẵn, màu nâu
nhạt, có những nốt sần nhỏ và sẹo lá còn sót lại. Toàn cây có nhựa mủ. Lá
mọc đối, cuống ngắn, không có lá kèm, nguyên, hình bầu dục, dài

10-


15 cm,

rộng 3- 10 cm, mặt lá bóng, màu xanh lục nhạt, mặt dưới có lông nhỏ rấl mịn.
Hoa màu trắng, rất thơm, mọc thành xim hình ngù ở đầu cành hoặc kẽ lá, mẫu
5, đầu tràng tròn, ống tràng hơi thắt ở họng, nhị đính gần phía ống tràng, chỉ
nhị có lông, bao phấn hẹp, vòi nhuỵ dày. Hoa nở vào tháng 5-6.(Hình 3.1 và
hình 3.2).
Sau khi quan sát, phân tích các đặc điểm hình thái của mẫu cây nghiên cứu,
đối chiếu các tài liệu tham khảo [2], [4], [9], [10], [18], [23], [24], [29]. Đối
chiếu với các mẫu tại Bách thảo thực vật, khoa sinh học trường đại học khoa
học tự nhiên, mẫu số HNV - 0153 thu hái tại phố Vi tỉnh Bắc Giang tháng 06
năm 1936 dò Petelot, mẫu HNV - 0152 thu hái tại Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc
tháng 10 năm 1936 do Petelot, các mẫu này đã được tiến sĩ David Middleton
giảng viên Harvard University Herbaria kiểm định lại (ảnh phụ lục), chúng tôi
thấy mẫu cây nghiên cứu cũng phù hợp với mẫu đối chiếu. Mặt khác chúng tôi
đã gửi mẫu thu hái được có hoa tới Giáo sư Vũ Văn Chuyên và cũng được
Giáo sư Vũ Văn Chuyên định tên khoa học mẫu cây chúng tôi nghiên cứu:
Holarrhena antidysenterica Wall. = Holarrhena pubescens (Buch. - Ham)
Wall, ex G. Don, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).


Hình 3.1. Ảnh cây Mức hoa trắng lúc ra hoa

Hình 3.2. Ảnh cành mang hoa của Mức hoa trắng


3.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá
Cắt vi phẫu lá, nhuộm kép. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi Ihấy các
đặc điểm (Hình 3.3): Phần gân lá: Phía trên lồi ít, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì

(1) trên và dưới gồm một lớp tế bào hình tròn, xếp đều đặn. Phía ngoài biểu bì
rải rác có lồng che chở(2) đơn bào hoặc đa bào (gồm 5-7 tế bào). Mô dày(3)
cấu tạo bởi các tế bào hình trứng thành dày, xếp lộn xộn. Mô mềm(4) cấu tạo
bởi các lế bào thành mỏng, hình tròn hoặc đa giác. Các bó libe- gỗ(5) xếp sál
nhau. Các mạch gỗ ( 6 ) xếp thành hàng, tập trung thành bó.
Phần phiến lá: Biểu bì trên và dưới(l) hình chữ nhật, tế bào biểu bì trên to
hơn tế bào biểu bì dưới, mang lông che chở(2) tương tự như gân lá. Mô
giậu(7) gồm 2 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xít nhau và thẳng góc với biểu bì
trôn. Mô khuyết( 8 ) là những tế bào to nhỏ không đều, thành mỏng. Trong
phiến lá có một vài bó libe- gỗ(9) nhỏ của gân phụ.
3.1.3. Đặc điểm bột lá
- Cảm quan:
Lá được phơi sấy khô, tán thành bột mịn. Bột có màu xanh lục, mùi đặc biệt,
vị hơi tê.
- Đặc điểm:
Tinh thể calci oxalat(l) hình cầu gai. Lông che chở (2) đơn bào hoặc đa bào.
Mảnh biểu bì (3) là những tế bào hình đa giác, đôi khi mang lỗ khí. Mảnh
phiến lá(4). Mảnh mạch (5). Bó Sợi dài (6 ), lỗ khí (7). (Hình 3.4)
3.1.4 Đặc điểm vi phẫu vỏ thân
-

Cắt vi phẫu vỏ thân, nhuộm kép. Quan sát từ ngoài vào trong có: Lớp

bần (1) bắt màu xanh, gồm 3-5 lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ (2) cấp
2, gồm các tế bào hình chữ nhật 4-5 lớp tế bào, xếp thành dãy hướng tâm. Tế


bào mô cứng (3) xếp thành nhiều tầng. Tia ruột (4) gồm 1-2 lớp tế bào, chạy
theo hướng xuyên tâm. Trong cùng là tầng sinh libe gỗ (5). (Hình 3.5).
3.1.5 Đặc điểm bột vỏ thân:

- Cảm quan: Bột có màu hồng sẫm, vị đắng chát.
- Đặc điểm quan sát dưới kính hiển vi thấy:
Mảnh mô mềm (1) gồm những tế bào hình đa giác thành mỏng. Mảnh
bần (2 ) màu nâu nhạt gồm những tế bào nhiều cạnh, thành dày, khoang hẹp.
Tế bào mô cứng(3) rời hay xếp thành từng đám có màu vàng nhạt, hình nhiều
cạnh, màng dày, khoang rộng. Sợi và bó sợi (4). Tinh thể calci oxalat (5) hình
khối chữ nhât. Mảnh mạch (6 ). Hạt tinh bột hình trứng dài (7) và có những
mảnh mô mềm chứa tinh bột ( 8 ). (Hình 3.6)


Hình 3.3 Ảnh vi phẫu lá Mức hoa trắng

Hình 3 4. Ảnh một sô'đặc điểm bột lá Mức hoa trắng
1. Tinh thể Calci oxalat
2. Lông che chở đơn bào và đa bào
3. Mảnh biểu bì
4. Mảnh phiến lá
5. Mảnh mạch
6. Bó sợi
7. Lố khí


×