Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ứng dụng các phương pháp phân tích để đánh giá sinh khả dụng của ketonarol trong viên nén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.5 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRUỒNG ĐẠI HỌC DUỢC HÀ NỘI

DS. Trần Túc Mã

ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHâ N TÍCH Đ Ể ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG
CỦA KETOCONAZOL TRONG VIÊN NÉN
(LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC s ĩ Dược HỌC,
CHUYÊN NGÀNH

: KIEM n g h iệ m - ĐỘC CHAT

MÃ SỐ

: 30205

NGƯỜI HUỚNG DẪN

: PGS. PHẠM GIA HUỆ
Th.s. NGUYỄN THỊ KIÊU ANH

HÀ NỘI 1999


L Ờ I C Ả M ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “ứng dụng các phương pháp


phân tích để đánh giá sinh khả dụng Ketoconazol trong viên nén“
Chứnơ tôi đã nhận được sự giúp đỡ quí báu của các thầy cô giáo
và cán bộ bộ môn hoá phân tích, bộ môn dược lý, phòng đào tạo
sau đại học - Trường Đại học dược Hà nội, Ban lãnh đạo và phòng
kiểm tra chất lượng Công ty dược Traphaco.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư
Phạm Gia Huệ, Thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh, những người đã hết
lòng giúp đõ' và hướng dẫn tôi hoàn thành công trình này. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn DSCK II Nguyễn Thị Tuyết - Giám
đốc công ty, DSCK I Vũ Thị Thuận - Phó giám đốc công ty dược
Traphaco đã tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho tôi hoàn
thành đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo và cán
bộ các bộ môn, các phòng ban nhà trường đã giảng dạy và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Hà nội,ngày 15 tháng 12 năm 1999

DS. Trần Túc Mã


MỤC LỤC
Trang
Phân I

: Đặt vấn đ ề ...............................................................................

2

Phân 2


: Tống q u a n ................................................................................

4

2.1. T ổng quan về k e to c o n a z o l...........................................

4

Phán 3 :

Phan 4

2.2. Tổng quan về sinh khả dụng và phương pháp đánh giá

10

2.3. Tổng quan về sắc ký lỏng hiệu nâng cao

21

Máy móc. dụng cụ,hoá chất và phương pháp nghiên cứu

25

3.1.

Máy móc - dụng c ụ ............................................................ 25

3.2.


Hoá chất

.............................................................. 26

3.3.

Súc vật thí n g h i ệ m ..............................................................26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

: Thực nghiệm và kết quá

................................................26
................................................29

4.1.

Thử độ hoà tan

............................................................ 29

4.2.

Xây dựng phươngpháp định lượng Ketoconazol
trong huyết tư ơ n g ..............................................................41

4.?.
4.4.

4.5
Phán 5 :

Thử sinh khá dụng inv iv o ................................................ 45
So sánh sinh khá dụng ketoconazol trong hai loại viên

54

Bàn l u ậ n ........................................ ................................. 55

Két luận và đề nghị

..............................................................

Tài liệu tham kháo

..............................................................

57
59


N H Ũ N G TỪ V IẾ T T Ắ T

AUC: Diện tích dưới đường cong (Area Under Curve )

Cmax: Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương

HPLC: Sắc ký lỏng hiệu năng cao


k: Hằng số tốc độ thải trừ

S: Độ lệch chuẩn

RSD: Độ lệch chuẩn tương đối

SKD: Sinh khả dụng

Tmax: Thời gian cân thiết để thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương

Tl/2: Thời gian bán thải của thuốc

TĐSH: Tương đương sinh học

1


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỂ

Chất lưọng và tác dụng của thuốc là vấn đề mà từ trước tới nay các nhà
quán lý, nhà sản xuất kinh doanh dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh và
người sử dụng hết sức quan tâm.Đặc biêt là trong điều kiện hiện nay, khi mà
các mặt hàng thuốc ngoại tràn lan trên thị trường(chiếm tới gần 40% tổng số
mặt hàng thuốc được phép lưu hành, phục vụ 80% nhu cầu dược phẩm trong
nước). Các sán phẩm thuốc nội đang bị thu hẹp thị phần một cách đáng lo
ngại, chì đáp ứng được 20% nhu cầu xã hội[7].
Để củng cố lòng tin của nhân dân vào các thuốc sản xuất trong nước,
cùng với việc nâng cao chất lượng thuốc, công tác đánh giá chất lượng của
thuốc cũng cần phải được chú trọng hơn nữa.

Những năm trước đây, việc đánh giá chất lượng thuốc chỉ dựa trên một
sô tiêu chí về lý hoá và vi sinh vật. Cụ thể là với viên nén(Dạng bào chế được
sử dụng nhiều nhất hiện nay) Dược điển Việt nam chỉ có các qui định về định
tính, định lượng, độ đổng đều khối lượng và độ rã.
Nếu chi dựa những tiêu chí này thì chưa đủ để đánh giá chất lượng và
tác dung của thuốc. Thuốc đạt tiêu chuẩn về kiểm nghiệm có thể không đạt
hiệu quá điều trị mong muốn, bởi vì thuốc có thể không được hấp thu tốt vào
máu và đi đến đích để phát huy tác dụng.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều thuốc có hàm lượng như
nhau, có tương đương về bào chế nhưng tác dụng lại không giống nhau. Một
yêu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc là sinh khả dụng
của thuốc. Việc đánh giá sinh khả dụng của thuốc sản xuất trong nước là vấn
đề thời sự nóng bỏng hiện nay. Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu


đề tài 'ứng (lụng các phương pháp phân tích đê đánh giá sinh khả dụng
của Ketoconaxol trong viên nén” nhằm mục đích góp phần đánh giá đúng
chất lượng và tác dụng của một loại thuốc sản xuất trong nước để góp phần
đưa dược phẩm trong nước thay thế dần các sản phẩm ngoại nhập đúng như
định hướng phát triển của ngành dược Việt nam
Nội dung của để tài gồm 4 phần:
- Thử độ hoà tan bằng cách xác định mức độ và tốc độ giải phóng hoạt
chất trên maý thử độ hoà tan. Định lượng hàm lượng hoạt chất giải phóng
băng phương pháp hấp thụ tử ngoại.
- Xây dụng phương pháp định lượng nồng độ Ketoconazol trong huyết
tương súc vật thí nghiệm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Đánh giá sinh khả dụng của Ketoconazol in vivo bằng cách định
lượng nồng độ thuốc hấp thu vào máu thỏ theo thời gian.
- So sánh sinh khả dụng của Ketoconazol trong viên nén Ketoconazol
do Công ty dược Traphaco sán xuất và viên nén Nizoral của hãng Janssen là

sán phẩm ngoại nhập nổi tiếng trên thị trường.

3


Phán 2 :

TỔNG QUAN

2.1. l ổng qman vé Ketoconazol
2.1.1. 'lín h chất:
Theo các tài liệu [37],[23].[19] thì Ketoconazol có công thức:

Công thức phân tứ C ,6H^C1,N_04
Tên khoa học: Piperazine, ỉ-acetvỉ-4-[4[2-(2,4-dicỉorophenyỉ)-2-(ỉHiniidazol-1 -v/'methylì-1,3-dioxolan-4-ỵlI methoxy]phenyl]-,cis.
Tính chất:[20].[19]:
Ketoconazol là bột kết tinh trắng, thực tế không tan trong nước, tan
trong 54 phán ethanol, tan trong 2 phần cloroform, tan trong 9 phần
methanol, rất ít tan tronơ ether.
Hấp thụ tứ nsoại trong môi trường acid ở 269nm (A 1! = 26 )
trong môi trường kiềm ở 287nm (A 1ị = 29 )
trong môi trường methanol ở 244nm

4


Góc quay cực của dung dịch 4% trong methanol ở 20°c từ -1° đến +1°.
Điếm chảy 148 - 152°c.
2.1.2. Hấp thu, phân bố, thải trừ [15],[16],[25]:
Sự hấp thu theo đường uống thay đổi theo từng cơ thể. Môi trường acid

là cần thiết cho sự hòa tan của Ketoconazol. Sinh khả dụng giảm rõ rệt đối
với bệnh nhân dùng thuốc kháng thụ thể H2- Histamin như Cimetidine,
Ranitidine hoặc Famotidine. Đồng thời thức ăn cũng làm giảm hấp thu, tuy
nhiên thức ăn không ảnh hưởng tới nồng độ tối đa trong huyết tương. Sau khi
dùng liều 200, 400, 800mg, nồng độ tối đa xấp xỉ 4, 8 và 20 ug/ml. Thời gian
bán thái phụ thuộc vào liều. Vói liều 800mg thời gian bán thải có thể kéo dài
tới 7-8 g iờ .
Trong máu 99% Ketoconazol liên kết với protein, chủ yếu là albumin,
1% ở dạng tự do.
ở những người chức năng gan hơi giảm thì không ảnh hưởng tới nồng
độ Ketoconazol trong máu.
Nồng độ thuốc trong âm đạo xấp xỉ nồng độ thuốc trong huyết tương.
Nồng độ Ketoconazol trong dịch não tuỷ của bệnh nhân viêm màng
não do nấm gây ra thấp hơn 1% so với nồng độ trong huyết tương.
Ketoconazol bị thải trừ qua phân và nước tiểu chủ yếu dưới dạng
không còn hoạt tính chí một phần rất nhỏ trong nước tiểu còn ở dạng chưa
chuyên hoá.
2.1.3. Tưong tác thuốc [25],[16]:
Các chất gây cảm ứng enzym ở microsom gan như Rifampicin,
phenytoin làm tăng thải trừ Ketoconazol làm nồng độ Ketoconazol trong máu
giám xuống chỉ còn lại dưới 50%.

5


Dùng đồng thời Ketoconazol với cyclosporin A sẽ làm tăng nồng độ
cyclosporin A trong huyết tương vì cả hai thuốc này đều chuyển hoá bởi
enzym microsom P450-CYP 3A4.
Ketoconazol làm tăng nồng độ của Terfenadin và Astemizole do làm
giảm chuyển hoá ở gan, gây ra sự giám dẫn truyền tim làm tăng nguy cơ rối

loạn nhịp tâm thất, trường hợp nặng có thể gây chết người.
Cũng có một số tài liệu cho rằng, Ketoconazol làm tăng tác dụng của
thuốc chông đông như: Warfarin nhưng chưa có đủ cơ sở khoa học để kết
luận.
2.1.4. Tác dụng không mong m*ốn[15],[16],[25]:
Tác dụng thường gặp nhất của Ketoconazol phụ thuộc vào liều lượng
thường gặp như buồn nôn, chán ăn, nôn mửa. Tác dụng này có thể gặp ở 20%
số bệnh nhân dùng liều 400mg/ngày. Đế giảm tác dụng không mong muốn
này thì nên dùng thuốc giữa bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ hay chia nhỏ liều.
Phản ứng dị ứng như phát ban xảy ra ở khoảng 4% và ngứa không phát
ban xảy ra ơ 2% số bệnh nhân dùng Ketoconazol. Cũng có trường họp rụng
tóc nhưng số lượng ít hơn.
Do ức chế hệ thống enzym cvtochrome P450, Ketoconazol có thể gây
rối loạn nội tiết, có khoảng 10% phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, một số phụ
nữ bị viêm phần phụ.
ớ liều 400mg/ngày, có thể gây to vú có hồi phục ở nam giới, giảm tinh
trùng và giảm khả năng sinh lý.
0

liều 200 - 400mg/ngày, có thể xuất hiện tình trạng giảm testosterone

thoáng qua. Mức testosterone sẽ trở lại bình thường trong vòng 24 giờ sau
khi uống. Trong liệu trình điều trị dài ngày, ở liều 200mg/ngày, mức
testosterone thường khác không đáng kể khi so sánh với nhóm chứng.

6


ơ liều tương tự có thể gây giảm thoáng qua ACTH, dẫn đến tăng phán
úng của cortisone trong huyết tương và gây ức chế sản xuất androgen ở phụ

nữ có hội chứng “polycistic”.
0

liều 800 - 1200mg/ngày, Ketoconazol có thể dùns để làm giảm

nồng độ coitison ở bệnh nhân bị chứng cushing, cũng liều như vậy có thể
làm nặng thêm đối với bệnh nhân bị carcinoma.
Tăng huyết áp và ứ dịch kèm theo sự tăng nồng độ deoxy
corticosteron, corticosteron và 11 deoxy cortison cũng đã được một số tác
giả báo cáo.
Ketoconazol làm tăng nhẹ hoạt tính của aminotrasferaze trong huyết
tương, hiện tưọng này xảy ra ở 5 - 10% bệnh nhân vì thế nên tránh dùng liều
cao ớ nhũng bệnh nhân bỏng nặng và những bệnh nhânlcãng thẳng.
Thuốc có thể gây viêm gan nhưng rất ít khi gặp, nếu gặp thường rất
nặng, có thể gây chết người. Viêm gan có thể xảy ra sau vài ngày điều trị
hoặc kéo dài sau nhiều tháng. Những triệu chúng đầu tiên là chán ăn, mệt
mỏi. buồn nôn, nôn mửa, có thể kèm theo hoặc không kèm theo đau bụng.
Cũng có thể gặp viêm gan A, viêm gan do ứ mật hoặc cả hai. Vì thế cần
thường xuyên kiểm tra chức nărig gan.
*

Ketoconazol có thể gây tật dính ngón ở chuột thí nghiệm vì thế không
được dùng cho phụ nữ có thai.
2.1.5. Chỉ định và Hề* dùng [3],[25],[15] :
Ketoconazol được dùng trong các trường họp nấm ờ da, tóc, móng,
niêm mạc, âm đạo hoặc các chứng lang ben đường tiêu hoá và nấm toàn thân
do

các


chủng:

Candida,

coccidiodes,

blastomyces,

histoplasma,

cloromomyces. Ngoài ra còn dùng để phòng các bệnh nấm ở bệnh nhân suy
giám miễn dịch và nấm ký sinh. Thường được dùng dưới dạng viên 200mg
hoặc kem bôi ngoài da 2%.

7


Liều thường dùng với người lớn:
- Nhiểm vi nấm ngoài da: 200mg, ngày một lần . Nếu không thấy đáp
ứng hoàn toàn có thể tăng lên 400mg, ngày một lần, uống trong bữa ăn.
- Nhiễm Candida âm đạo: 400mg, một lần trong một ngày, uống vào
trong bữa ăn.
- Điều trị phòng ngừa ờ bệnh nhân suy giảm miễn dịch: 200mg, ngày
một lần, uống vào trong bữa ăn.
Liều thường dùng với trẻ em:
- Trẻ em cân nặng từ 15 - 30 kg dùng lOOmg một ngày vào trong bữa
ăn.
- Trẻ em cân nặng trên 30 kg dùng liều như người lớn.
Nói chung liều dùng thuốc nói trên được liên tục không gián đoạn cho đến
khi ít nhất một tuần sau khi tất cả các triệu chứng đã hết hoặc khi nuôi cấy

âm tính.
Thời gian điểu trị thông thường là:
- Nhiểm Candida âm đạo: 5 ngày
- Nhiễm các vi nấm ngoài da dùng khoảng 4 tuần
- Lang ben: 10 ngày
- Nhiễm Candida ở miệng hoặc ở da: 2 -3 tuần

- Nhiễm nấm ở tóc: 1 - 2 tháng
- Nhiễm vi nấm ở móng: 6 - 1 2 tháng. Thời gian dùng thuốc được xác
định bởi tốc độ phát triển của móng, đòi hỏi phái đảm bảo sự phát triển ra
ngoài một cách đầy đủ của móng bị nhiễm.
- Nhiễm vi nấm Candida nội tạng dùng ] -2 tháng
- Nhiếm vi nấm Paracoccidioides, histoplasma, coccidiodes: Thời gian
điều trị ít nhất là 1 tháng.

8


2.1.6. Các phương pháp định lượng Ketocona/ol:
2 ./ 6 .1. Địnìì lượng Ketoconazol trong nguyên liệu:
Theo các tài liệu [19],[37] hàm lượng Ketoconazol được xác định bằng
phương pháp chuẩn độ đo thế trong môi trường khan:
Hoà tan chính xác khoảng 200mg Ketoconazol vào trong 40ml acid
acetic băng. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1N trong acid acetic.
Xác định điểm tương đương bằng bước nhảy thế.
Song sons tiến hành mẫu trắng, lml dung dịch acid percloric 0,1N tương
đương với 26,57mg Ketoconazol (C26 H 28 C 12N4 0 2 ).
Hàm lượng Ketoconazol trong chế phẩm không được ít hơn 98% và
không được nhiều hơn 102% tính theo chế phẩm khô.
2 ./ 6 2 . Định lượng ketoconazol trong viên nén Ketoconazol

Theo [14] [37] người ta định lượng ketoconazol trong viên nén bằng
cách:
Cân 20 viên,tính khối lượng trung bình viên, tán thành bột mịn, cân
chính xác một lượng bột viên tương ứng với 200mg ketoconazol. Chiết với
cloroform 3 lần, lần đầu 40ml và hai lần sau mỗi lần 20ml . Gộp dịch chiết
cloroform lại. Làm bay hơi trên cách thuỷ đến khô. Hoà tan cắn với 40 ml
Acid Acetic băng. Thêm hai giọt chỉ thị tím tinh thể. Chuẩn độ bằng Dung
dịch Acid Percloric 0 ,IN .
Song song tiến hành mẫu trắng
lml Acid percloric 0.1N tương ứng với 0.02657g C26 H 28 CI2N 4 O 2
2 ./ 6 3 . Định lượng Ketoconazol trong kem Ketoconazol 2%:
Theo tài liệu [13], người ta tiến hành định lượng Ketoconazol trong
kem Ketoconazol bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao:
Điều kiện sắc ký:
- Pha động: MeOH - Amoni acetat 1% (9:1)

9


-

Pha

tình:

Cột Lichrosorb RP18 10|am (4mm

X

25cm )


- Tốc độ dòng: lml/phút
- Detector: quang phổ tử ngoại ỏ' bước sóng 244nm
- Thể tích tiêm: 20|il
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 30 mg Ketoconazol chuẩn,
thêm pha động đến vừa đủ 50mỉ. Hút lm l pha thành 20ml.
Dung dịch thử: Cân một lượng chế phẩm tương đương với 30mg
Ketoconazol, thêm 20 ml cyclohexan, lắc kỹ. Thêm 50 ml methanol, lắc kỹ
và lọc vào bình định mức 100ml. Thêm methanol vừa đủ đến vạch. Hút 2 ml
dung dịch trên pha với pha động thành 20ml, ta được dung dịch thử để tiêm.
Tiêm riêng biệt 20fil của mỗi dung dich. Tiến hành sắc ký. Đo diện
tích pic của dung dịch thử và dung dịch chuẩn.
Tính kết quả theo công thức:

St. Me. c. 100
P(g/100g) =

----------------------Sc.a

Trong đó:
P: Là số gam Ketoconazo] trong lOOg chế phẩm
St, Sc: Là diện tích pic của thử và chuẩn.
Mc: Lượng cân chất chuẩn.
C: Hàm lượng của chất chuẩn (%),
a: Là lượng chế phẩm đem thử.
Hàm lượng Ketoconazol trong chế phẩm phải từ 90 - 110% hàm lượng
ghi trên nhãn.

2.2. Tổng quan về sinh khả dụng và cách đánh giá.



2.2.1 Các khái niệm cơ bán
+ Sinh khả dụng là mức độ và tốc độ hấp thu của dược chất từ dạng bào
chế vào vòng tuần hoàn chung. Nó được phán ánh bằng diện tích dưới đường
cong (AUC) của dạng hoạt tính của thuốc trong huyết tương biến đổi theo
thời gian.
Có 2 cách đánh giá sinh khả dụng:
+ Sinh khả dụng tuyệt đối: Được tính bằng tỷ số giữa tổng lượng hoạt
chất được hấp thu vào đại tuần hoàn từ dạng bào chế của nó (ở một liều nhất
định) và tổng lượng hoạt chất vào đại tuần hoàn từ dạng tiêm động mạch
hoặc tinh mạch [ 1], [10],[35]

SKD tuyệt đối =

AUC hấp thu

X 100%

AUC tĩnh mạch
Với những thuốc không dùng được đường tiêm tĩnh mạch ta dùng khái niệm
SKD tương đối.
+ Sinh khả dụng tương đối của một chế phẩm (thử ) so với một chế
phẩm khác lấy làm chuẩn (dạng bào chế được coi là có khả năng hấp thu tốt
hoặc chế phẩm đã được công nhận về hiệu lực tác dựng ) là tỷ lệ dạng hoạt
tính của chế phẩm thử vào đại tuần hoàn so với chế phẩm chuẩn vào đại tuần
hoàn. [ 1], [10],[35] .

SKD tương đối =

AUC thử


X 100%

AUC chuẩn
Để so sánh sinh khả dụng của 2 dạng thuốc hoặc 2 biệt dược cần dùng,
khái niệm SKD tương đối. Nhưng SKD tương đối chỉ cho phép so sánh mức
độ hấp thu mà chưa xét tới tốc độ hấp thu của chúng. Vì thế cần đưa khái
niệm tương đương sinh học (TĐSH)


+ Hai chế phẩm được coi là tương đương sinh học nếu mức độ và tốc
độ hấp thu vào tuần hoàn chung cuả các dạng thuốc là gần bằng nhau.
Đế đánh giá TĐSH ngoài AUC còn phải đánh giá các đại lượng Cmax,
Tmax.
Hai thuốc A và B là TĐSH nếu:[35],[31].
120

> AUC (A)

X

100

>

80

X

100


>

80

100

>

80

AƯC (B)

120

> Cmax(A)
Cmax (B)

120

> Tmax (A)

X

Tmax (B)

2.2.2 Sinh khả dụng các thiốc dùng theo đường nống:
Trong tất cả các đường dùng thuốc, đường uống được sử dụng phổ
biến nhất (80% các thuốc được dùng theo đường này, [7]) do có nhiều ưu
điểm vượt trội. Trong đó viên nén chiếm một tỷ lệ lớn 60% - 70% số các mặt

'hàng có trên thị trường, [7]). Tuy vậy các thuốc này lại có nhược điểm là khó
kiếm soát chất lượng của thuốc do rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới sinh
khử dụng cua thuốc ngay từ nguồn nguyên liệu, qui trình sản xuất và quá
trình báo quản, lưu hành thuốc cho tới cách sử dụng thuốc của người bệnh.
Các dạng thuốc này khi vào cơ thể đều phải trải qua các giai đoạn: giải
phóng, hoà tan và hấp thu.

12


Hòa tan
(Thứ yếu)

Hoạt chất dưới dạng dung dịch
(in vivo hay in vitro)
Hấp thu
(in vivo)

Hoạt chất trong máu, trong các
chất lưu khác và các mô

So' đồ giải phóng hoạt chất của viên nén theo John G. Wagner [18]

13


2.2.3. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng.
Sinh khả dụng của hoạt chất trong dạng bào chế rắn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Trong đó có độ rã của thuốc thành các tiểu phân hoạt chất, độ
hoà tan của hoạt chất và độ hấp thu thuốc qua màng sinh học. Trong 3 giai

đoạn này(Rã, hoà tan, hấp thu), giai đoạn nào xảy ra chậm nhất sẽ được coi
là yếu tố quyết định tốc độ của toàn bộ quá trình thuốc đi từ dạng bào chế
vào đến vòng tuần hoàn.
2 2 3.1. Độ rã (Mức độ và tốc độ rã) của thuốc có thể được đánh giá bằng
phép thử độ rã với một thiết bị đặc biệt được mô tả trong các dược điển.
Đánh giá độ rã đã được đưa vào tiêu chuẩn dược điển Việt nam và là một
phần trong qui trình kiểm tra chất lượng viên nén. Nhưng vì thuốc thường
được thiết kế có độ rã tương đối tốt (Trừ trường họp đặc biệt của các thuốc
tác dụng kéo dài hay các thuốc giải phóng tại đích...) nên tốc độ rã nhanh
hay chậm của thuốc thường không phải là yếu tố quyết định tốc độ và mức
độ hoạt chất vào được đại tuần hoàn.
2 2 3 2 . Độ htìà tan
a.Cơ sở lý thuyết về độ hoà tan: [27],[31] ,[8] .
Thuyết mô hình lóp khuếch tán:
Từ năm 1897 hai ông Noyes và Whitney đã nghiên cứu tốc độ hoà tan
của acid benzoic và chì clorid ( Hai chất này là hoá chất thực tế không tan
trong nước). Bằng cách quay tròn những ống trụ có chứa chất thử trong nước
với tốc độ không đổi và sau mỗi khoảng thời gian nhất định thì lấy mẫu ra
phân tích kết quá hai ông đã đưa ra phương trình (Dựa trên định luật thứ 2
của Fick) để mô tả hiện tượng hoà tan như sau:
dc
____

= K (Cs -C t)

dt

14

(1)



Tron tì. đó : dc/dt là tốc độ hoà tan của thuốc
K là hằng sô' tỷ lệ
Cs là nồng độ bão hoà
Ct là nồng độ ở thời điểm t
Trong thực nghiệm của mình hai ông đã giữ không đổi diện tích bề mặt của
chất thử bằng cách dùng những thỏi chất thử được nén lại nhưng vì điều kiện
đó không phải luôn luôn xảy ra trong thực tế nên Bruner và Tolloszko đã đưa
thêm yếu tố diện tích bề mặt chất thử như một biến số để thay phương trình
(1) thành:
dc
-------= kjS (Cs - C t )

(2)

dt
Đế giải thích cơ chế của. sự hoà tan, năm 1904 Nemst đưa ra thuyết
mô hình lớp phim mỏng. Dưới ảnh hưởng của các lực có bản chất hoá học
hoặc không có bản chất hoá học, một tiểu phân chất rắn nhúng trong một
chất lỏng chịu 2 tác động liên tiếp: Tác động thứ nhất là ở mặt phân cách
chất rắn bị hoà tan tạo ra một lớp mỏng dung dịch như một phim mỏng bao
quanh tiểu phân. Tác dụng thứ 2 là ở vùng biên của lớp mỏng này, chất tan
khuếch tán dần vào khối chất lỏng. Bước thứ nhất: Hoà tan - xảy ra gần như
tức thòi. Bước thứ 2: Khuếch tán - xảy ra chậm hơn. Bruner còn khảo sát các
yếu tố khác ngoài yếu tố diện tích bề mặt có ảnh hưởng đến quá trình hoà tan
đế tìm ra những yếu tố cơ bản của hằng số tỷ lệ K trong phương trình (1).
Bằng cách áp dụng định luật thứ nhất về khuếch tán của Fick và thuyết phim
mỏng của Nemst, Bruner đã mở rộng phương trình (2) với việc đưa thêm hệ
sô' khuếch tán D, chiều dày của lớp khuếch tán h và thể tích của môi trường

hoà tan V:

15


dc
____
dt

DS
= k2 .

-------- (Cs -Ct)

(3)

Vh

k2 : Là hằng số tốc độ hoà tan nội sinh và đặc trưng cho mỗi hợp chất hoá
học.
b. Quan điểm lý thuyết về sự giải phóng hoạt chất từ các dạng phân
liều[27],[l 1] .
Phép thử độ hoà tan là phép đo khả năng của thuốc đi vào dung dịch
dưới những điều kiện chuẩn hoá của phép thử in vitro trong một khoảng thời
gian hợp lý. Người ta thấy rằng: có nhiều quá trình ngoài những quá trình
hoá lý ờ trên có ảnh hưởng đến độ hoà tan, đó là tính thấm ướt của dạng
thuốc rắn, khá năng thâm nhập của môi trường hoà tan vào thuốc, quá trình
phồng nở, sự tan rã và quá trình phân tán các hoạt chất. Sơ đồ mô tả quá trình
hoà tan và sự tan rã thuốc được tóm tắt như sau:


16


Quá trình phân rã và hoà tan thuốc đối với viên nén và viên nang

Tốc độ thấm ướt phụ thuộc vào sức căng bề mặt phân cách và góc tiếp xúc 0
giữa bề mặt rắn và chất lỏng. Sự phối hợp một chất diện hoạt trong công thức
bào chế hay trong môi trường hoà tan có tác dụng làm nhỏ góc tiếp xúc 0, do
đó làm tăng tính thấm của thuốc và như vậy sẽ làm tăng độ hoà tan của
thuốc. Nhưng ngược lại sự có mặt của không khí trong môi trường hoà tan lại
gây nên những bọt khí có thể bị giữ lại ở khe kẽ trong viên và có tác dụng
như một rào chắn ở mặt phân cách. Đối với viên nang vỏ gelatin, do vỏ
gelatin rất ưa nước nên nó tạo điều kiện cho sự thấm ướt của cả viên thuốc.


Sau khi các dạng phân liều rắn được tan 1‘ã thành tiểu phân nhò, khả năng
thâm nhập của dung môi có ảnh hưởng nhiều đến quá trình phân tán. Các tá
dược trơn sơ nước như bột talc, magnesi stearat làm chậm tốc độ thâm nhập
do đó làm quá trình phân tán chậm đi, thuốc sẽ bị tan chậm.
Sơ đồ trên cho ta thấy rằng giữa độ tan rã và độ hoà tan là hai quá trình
hoàn toàn khác nhau, một thuốc mới tan rã hoàn toàn chưa hẳn là độ hoà tan
đã hoàn toàn tốt, muốn biết được điều này chúng ta cần phải kiểm tra. Do
vậy phép thử độ hoà tan phải trở thành một phép thử quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng thuốc hiện nay.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hoà tan của các dạng thuốc viên:[27],[l 1] .
+. Tính chất lý học và hoá học của hoạt chất thuốc:
- Khá năng tan của dược chất có vai trò quan trọng nhất đối với độ hoà
tan của các dạng bào chế. Hoạt chất càng dễ tan thì dạng bào chế sẽ có khả
năng tác dụng sinh học càng tốt.
- Một số tính chất vật lý như cỡ tiểu phân, trạng thái kết tinh, các dạng

thù hình, trạng thái ngậm nước đều có ảnh hưởng trực tiếp đến độ hoà tan.
Diện tích tiếp xúc giữa bề mặt của hoạt chất với dung môi mà lớn, ví dụ dạng
thuốc là bột mịn thì khả năng hoà tan của nó cũng sẽ lớn hơn và làm cho
chúng có thể thu được những chế phẩm có độ hoà tan tốt hơn.
4- Côns thức của dạng bào chế:
- Độ hoà tan cúa dược chất có thế bị biến đổi rất nhiều khi phối họp
chúng với các tá dược khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu đã chímg
minh là công thức thuốc quá đơn giản làm giảm rõ rệt sinh khả dụng của chế
phẩm.
- Các tá dược trơn và tá dược rã như tinh bột các loại sẽ làm cải thiện
độ hoà tan. Tăng hàm lượng tinh bột từ 5% lên 20% làm cho độ hoà tan của
một số chế phẩm tăng lên đến 3 lần. Finholt cho rằng những tinh thể dược

18


chất sơ nước khi phối hợp với tinh bột sẽ nhận được một lớp bề mặt là những
tiểu phân tinh bột mịn có tính thấm nước giúp cho sự hoà tan được thuận lợi
hơn.
- Tá dược dính để tạo ra hạt như dung dịch galatin làm tăng độ hoà tan
vì nó mang lại tính ưa nước cho dược chất. Trái lại natri carboxymethyl
cellulose hay polyethylenglycol 6000 lại làm giảm độ hoà tan.
- Các tá dược trơn sơ nước như magnesi stearat, nhôm stearat, acid
stearic, bột talc làm giảm độ hoà tan. Trong khi đó tá dược trơn như natri
lauryl sulfat lại làm tăng khả năng thấm ướt và thâm nhập của dung môi vào
viên nén do làm giảm sức căng bề mặt ở bề mặt tiếp giáp của dung môi và
chất rắn, vì vậy độ hoà tan của chế phẩm tăng.
+. Các yếu tố thuộc công nghệ bào chế:
- Phương pháp tạo hạt ướt với các tá dược độn như tinh bột, lactoze,
cellulose vi tinh thể có xu hướng làm tăng độ hoà tan của chế phẩm nếu so

với phương pháp dập khô hay dập kép.
- Lực nén áp dụng khi dập viên cũng có ảnh hưởng đến độ hoà tan, tuỳ
tùng trường hợp cụ thể có thể làm tăng hoặc giảm độ hoà tan khi lực nén tăng
hoặc giảm.
2 2 3 3 . Độ hấp thu của thuốc:
Từ ống tiêu hoá thuốc được hấp thu vào máu. Quá trình hấp thu phụ
thuốc vào lất nhiều yếu tố ( Như diện tích bề mặt, ống tiêu hoá, tốc độ tháo
rỗng của dạ dày, lưu lượng máu đến vị trí hấp thu...)- Tốc độ hấp thu của
thuốc có thê được biểu diễn bằng một phương trình bậc 0 hay bậc 1, tuỳ
thuộc vào cơ chế hấp thu của thuốc là vận chuyến thụ động, vận chuyến tích
cực hay trợ giúp vận chuyển. Trong thực tế cơ chế phổ biến nhất là vận
chuyển theo gradient nồng độ và tuân theo định luật Fick. Tốc độ hấp thu có
thể được tính theo công thức [18],[31], [32] .

19


I
dC
--------

D.S.K
=

----------

dt

(Co - Ct)


a

Trong đó: dC/dt là tốc độ hấp thu
S:

Diện tích bề mặt màng

a:

Bề dày màng

D:

Hằng số tốc độ khuếch tán

K:

Hệ số phân bố dầu- nước

Co - Ct: Sự chênh lệch nồng độ trong và ngoài màng
Đánh giá sự hấp thu của thuốc để từ đó đánh giá sinh khả dụng của
thuốc, người ta phải sử dụng các phương pháp in vivo (Trên cơ thể sống).
Thuốc cần đánh giá được đưa vào cơ thể sống (Người hay súc vật thí nghiệm)
theo những đường khác nhau ( Để đánh giá sinh khả dụng tiiyệt (đối phải đưa
thuốc theo đường dùng của chế phấm thử và đường tiêm tĩnh mạch) Sau
những khoảng thời gian nhất định người ta lấy mẫu (máu hoặc nước tiểu)
đem chiết lấy hoạt chất và xác định hàm lượng thuốc (Có thể là dạng chuyển
hoá hoặc chưa chuyển hoá). Có nhiều phương pháp để xác định nồng độ
thuốc trong dịch sinh học, nhưng hay sử dụng nhất là sắc ký lỏng hiệu năng
cao (HPLC) vì nó có khả năng tách, định tính và định lượng đồng thời hoạt

chất ỏ' những nồng độ rất nhỏ.
Việc đánh giá sinh khả dụng của một thuốc có thể được tiến hành trên
súc vật trước khi tiến hành thử nghiệm trên người được gọi là đánh giá sinh
khả dụng trên súc vật. Nhưng để đánh giá tương đương sinh học của nhiều
thuốc, người ta phải xãy dựng phép thử trên người và phải thử ít nhất trên 12
người tình nguyện và thử chéo. (Thử cả 2 chế phẩm trên cùng một cơ thể
sống) thì mới có thể đưa ra kết luận về tương đương sinh học. Thường thì

20


người ta cho thử trên 2 nhóm người tình nguyện, mỗi nhóm 12 nơười sau đó
đổi lại[35],[39].
ơ Nhiều nước một sản phẩm trước khi được đưa ra thị trường đều phải có
hồ sơ về tương đương sinh học của nó so với một thuốc khác đã được công
nhận về hiệu lực tác dụng và tương đương sinh học giữa các lô mẻ khác nhau
của thuốc đó, công việc này khá tốn kém. Trong khi đó với nhiều

thuốc,

nsười ta đã nghiên cứu và nhận thấy có một mối tương quan giữa độ hoà tan
in vitro và độ hấp thu in vivo của thuốc, nhất là những thuốc hoà tan kém
nhưng hấp thu tốt. Để tránh phải thử nghiệm nhiều trên người, đã có nhiều
công trình nghiên cứu nhằm xác định mối liên hệ phức tạp này. Có những
thuốc đã được xác đinh là độ hoà tan và độ hấp thu có quan hệ tuyến tính với
nhau. Nhưng với nhiều thuốc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể
đưa ra một kết luận nào về mối quan hệ này vì đây thực sự là một công việc
khó khăn phức tạp, ngay cả với các nước phát triển. Nếu mối liên hệ giữa độ
hoà tan in vitro và độ hấp thu in vivo được xác định thì với kết quả thử
nghiệm in vitro ta cũng có thể dự đoán được phần nào tương đương sinh học

của thuốc mà không cần phải thực hiện đầy đủ các thử nghiệm in vivo.

2.3 Tổng q*an về sắc ký lỏng hiện năng cao .
Sắc ký lỏng hiệu năng cao hay còn được gọi là sắc ký lỏng cao áp hay sắc
ký lỏng hiện đại được ra đời vào cuối những năm 60 .Tuỳ thuộc vào tính chất
cùa các pha mà ta có những phưong pháp sắc ký lỏng khác nhau[12]
2.3.1 Sắc kv phân bỏ hiệ« năng cao .
Gồm hai loại là sắc ký lỏng - lỏng và sắc ký pha liên kết
- Sắc ký lỏng - lỏng :pha tĩnh là chất lỏng được bao trên bề mặt của hạt chất
mang tức là đựơc hấp phụ trên bề mặt chất mang . Pha tĩnh thường bị dung

21


mòi hoà tan và mất dần. Hiện tượng này làm cột mất dần hiệu lực (cột chảy
máu) . Ngày nay phương pháp này ít được dùng.
-Sác ký pha liên kết: ở đây pha tĩnh được gắn hoá học với chất mang tạo nên
họp chất cơ - siloxan

CH?
- Si-OH

CH?
+

CH?

C l-S i-R

CH?

---------- >

CH?

CH?

-S i-O -S i-R
CH?

CH?

Nêu R là nhóm ít phân cực như Octyl ( G ) Octadecyl ( C i8) hay Phenyl
và dung môi phân cực như Metanol, Acetonitril thì có sắc ký pha đảo.
Nếu

R là nhóm khá phân cực như Alkylamin

- (CH2 )n - NH2 hay

Alkylnitril - (CH2 )n - CN và dung môi ít phân cực như Hexan thì ta có sắc
ký pha thuận.

Hiện nay sắc ký pha đảo được dùng rất rộng rãi vì nó cho kết quả tách tốt
với rất nhiều đối tượng tách . Thườn 2; chọn pha ũiih có tính ít phân cực giống
các chất cần tách và khác với pha động .
Thứ tự rửa giải :Trong sắc ký pha thuận các chất ít phân cực ra trước .Trong
sác ký pha đáo các chất phân cực ra trước rồi đến các chất ít phân cực và
không phân cực ra sau.
2.3.2 Sắc ký hấp phụ hiện năng cao.
Phương pháp này là phương pháp phát triển sớm nhất và được dùng khá

phổ biến.
Trong phương pháp này chất ít tan bị giữ trên bề mặt pha tĩnh tức là chất
hấp phụ bị dung môi đẩy ra (phản hấp phụ ) .
Pha tình thường là bột mịn Silicagel hay nhôm oxid nhưng Silicagel
được ưa chuộng hơn.

11


×